Buổi cơm trưa đã đến, học trò không hẹn cùng đến ngồi vây quanh Nam, thấy Nam không mang theo phần cơm riêng, các cô vội mang một phần cơm của mình đến cho Nam, kẻ mang bánh, người thịt bò, trứng, trái cây ... Kết quả là trước mặt Nam thức ăn nhiều vô kể.
Dùng xong bữa trưa, học sinh đề nghị bày trò giải trí, lúc đầu chơi bóng chuyền, một lúc chán lại đổi trò chơi khác. Vân đề nghị chơi trò đố vui nghề nghiệp. Phân đội ra làm hai toán, mỗi toán có một người đại diện và mỗi toán sẽ cố gắng nghĩ ra một nghề nghiệp gì khó diễn tả bằng tay chân nhất, để đố toán kia, thí dụ toán A đố toán B, thì người đại diện cho toán B sẽ phải thực hiện bằng hành động, không được dùng lời nói cho các bạn cùng toán mình xem để đoán rạ Toán nào đoán nhanh nhất sẽ thắng.
Khởi đầu Tần, Dung và Nam ở toán A, còn An và Vân toán B, toán Nam được quyền đề nghị nghề nghiệp trước, sau một lúc thảo luận, Dung đề nghị nghề "thông dịch viên" đoạn viết giấy trao cho Vân. Vân xem xong há hốc miệng, vì nghề thông dịch làm sao diễn tả.
Vân bắt đầu biểu diễn, miệng lép nhép như đang bàn cãi, quơ tay quơ chân lên.
An đoán:
- Giáo sư đại học.
Toán A đáp: Saị
Vân lại biểu diễn lại, càng lúc càng rối loạn, nhưng toán B mãi đoán sai, nào là thuyết trình gia, thầy giảng. Đến một lúc vì mệt vì tức, Vân dùng tay vò đầu, các bạn cùng toán lại tưởng là Vân biểu diễn vội la "thợ hớt tóc" khiến cho các bạn cười ầm lên, sau cùng Yến mới đoán được là "thông dịch viên" thì đã tám phút hai mươi giâỵ Vân tức giận, bảo chúng bạn phải tìm nghề gì mà hóc búa nhất để trả đũa lạị
Vân và các bạn tụ lại xì xào bàn tán, một lúc lại cười ngặt nghẽo, Vân đưa đề mục cho Nam, mở ra coi thấy ba chữ "nữ du đãng" bất chợt ôm bụng cười, đường đường là một giáo sư như Nam, lại bắt phải diễn "nữ du đãng" thì còn ra cái thống chế gì nữả Chàng hiểu Vân muốn chơi khăm mình, nên chống đối:
- Không được, trò chơi là đố nghề nghiệp, còn cái này nào phải nghề nghiệp đâủ
Vân chống nạnh, đứng nghêng ngang cãi bướng:
- Tại sao không? Có người cũng coi nó như nghề nghiệp vậy!
Nam bối rối vô cùng chưa biết phải làm thế nào, hướng nhìn Vân, bỗng một ý nghĩ lóe lên, chàng đứng dạng chân ra, hai tay chống nạnh, đoạn dùng tay chỉ Vân. Các cô học trò còn đang ngạc nhiên, thì Dung đã cười đáp "Nữ du đãng". Bên toán B ngạc nhiên la lên:
- Thưa thầy, không được, thầy biểu diễn gì mà kỳ vậỷ Không kể!
- Sao lại không kể, miễn làm sao có người đoán đúng thôi chớ!
Vân thật sự không ngờ Dung lại đoán đúng nhanh như vậy, một lúc sau chợt nghĩ ra, thì ra thầy Nam đã dùng Vân để biểu thị "nữ du đãng" cho Dung đoán rạ Thật là tức chết đi! Vân lườm lườm nhìn Nam, rồi lại nhìn Dung:
- Chỉ có trời biết sao mầy đoán trúng nhanh thế, tao nghi chắc hai người có tình ý gì với nhau đây mới cảm thông nhau như vậy!
Câu nói vừa thốt ra, Vân chợt thấy mình lỡ lời, im bặt, trong khi Dung thẹn thùng quay sang nơi khác, và Nam đang chết đứng. Để lấp liếm lời nói lỡ của mình, Vân bảo:
- Thôi chúng ta tiếp tục cuộc vui chớ, bây giờ toán A ra đề mục đi, tôi cử Yến làm đại diện phe tôi đó.
Lần này toán A chọn "người kịch sĩ" toán B đoán được rất nhanh, Toán B đề nghị lại "người thổi rắn", Dung chỉ tỏ một vài động tác là Nam ý thức ngay, nhưng âm thầm không dám nói, sau đó Tần cùng đoán ra được, cuộc vui cứ thế tiếp tục. Đến khi kiểm điểm kết quả, toán A thắng, các bạn toán B chế nhạo Vân, tại sao có hành động du đãng chi để cho Nam dựa vào đó nảy ý. Từ đó biệt danh riêng của Vân được các bạn gọi là "nữ du đãng", toán B vì thua toán A nên phải bày trò, Vân phải thực hiện vì các bạn cho rằng tại nàng mới thuạ
- Nhưng mà tôi biết làm trò gì bây giờ?
- Thì làm chó bò cũng được, vừa bò vừa sủa mới haỵ - Tần nóị
- Việc đó để dành cho mầy đị
Vân trợn mắt nhìn Tần đoạn xoay sang các bạn bảo:
- Thôi để tao diễn trò nói nhanh.
Vân nói thật nhanh nhưng không vấp, các bạn thấy thế vỗ tay khen hay, cuộc vui được chuyển sang trò khác, mọi người trách An sao không mang theo đàn guitar, nên bắt An phải hát, nhưng không cho ca loại nhạc tuyên truyền. An đành ca bài "Ngựa đã vượt qua lưng đồị.." Kế đến phần Dung kể chuyện, nàng lưỡng lự chưa biết kể chuyện chi, thì trông thấy con Hoa mập là đứa nổi tiếng tham ăn nhất trường, đang gặm cái đùi vịt. Chợt nảy ý kiến cười nói:
- Bây giờ tôi xin ngâm thơ, bài thơ này diễn tả một cô bé tham ăn mời khách.
Đoạn ngâm:
Tham ăn nổi tiếng cô Hoa
Khách kia chưa đến, đũa Hoa đã cầm
Cô cầm đôi đũa ba thanh
Ăn luôn một mách, hai bên lặng nhìn
Đống xương vụn ở trên bàn
Cạn luôn đáy chén lòng còn chưa no
Đợi khi tối đến khách về
Ngồi trên ghế tựa nhẹ nhàng xỉa răng
Ngâm xong, Dung đem bài thơ giải thích, mọi người nghe xong nhìn Hoa cười vang, Hoa tay cầm đùi vịt dở khóc dở cười trước cái nhìn của mọi ngườị Cũng từ đó Hoa được cái biệt danh là "vua xỉa răng". Nam nhìn Dung cười, con bé thật quá lắm.
Kế đến là Hà Kỳ và Mỹ Văn hoá trang đôi nam nữ, với vũ khúc đồng quê, vừa vũ vừa hát:
Nam: Này cô nàng xinh xinh, Anh muốn trao em tất cả. Hãy nhận đi, không anh buồn anh khóc cho xem.
Nữ: Lời của chàng sao ngọt như mật, làm sao tin cho được, Dầu chàng có khóc thật đi chăng, thì nước mắt cũng là giả dốị
Sau vũ khúc là phần nhại giọng địa phương để diễn trò, ai cũng đều vui cả. Vân phát giác ra Tần chưa làm trò chi cả, vội lôi Tần ra đến trước đám đông bắt phải diễn trò, Tần la to:
- Tao không biết diễn trò gì cả.
- Mầy làm chó bò cũng được. - Vân trả đũạ
- Tao cũng không biết làm mầy làm thử cho tao coị
Mặc cho Tần thối thác, đám đông la lối không chịu khiến Tần trốn lánh không được.
- Được, để tao kể chuyện tiếu lâm cho nghẹ
Vân nói:
- Nhưng nếu không ai cười thì không được à nghẹ
Tần yên lặng, đoạn tằng hắng lấy giọng kể:
- "Ngày xưa có một người ... có một người ... ơ mà ... một ngườị.."
Cứ một người, một người rồi không biết nói gì thêm, mọi người nhìn vẻ lúng túng của Tần tức cười không nhịn được cười to, Tần chạy vội về chỗ. Vân theo nắm lôi lạị
- Ủa, mầy chưa kể gì mà?
- Nhưng tụi nó cười rồi thôi chớ!
Vân đuối lý, buông Tần ra quay về, chợt nhìn thấy Nam, Vân reo lên:
- Ai cũng xong cả rồi, bây giờ đến phiên thầy chớ!
Cả bọn cùng vỗ tay, Nam cười nói:
- Thôi được, tôi sẽ ra một câu đố, em nào đoán được tôi sẽ thưởng
- Thưởng chi thầỷ - Vân hỏi
Tần cướp lời:
- Thì thưởng mười điểm chớ gì.
Nam cười nói:
- Điểm số không thể thưởng được, tôi sẽ cho một món quà nhỏ cho người đáp trúng kỳ saụ
Nói xong, Nam lấy giấy bút ra viết các câu đố:
1) Che mưa chở nắng cho người
Chứng bao nhiêu cảnh đưa người biệt ly
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
5) Lúc trẻ xinh tươi lão úa vàng
Thương tình nên được kết thành đôi
Đưa anh đi mãi không rời gót
Sao nỡ quên xưa, vứt bỏ lề
Nam đưa ra tất cả sáu câu đố, trong đó hai câu là vật dụng hai câu là chữ. Các cô học sinh tranh nhau giải đoán mãi không xong. Dung cũng chăm chú suy nghĩ, sau cũng đoán giải được ba, trong đó hai câu đố vật dụng là cây dù và đôi hài cỏ. Vân không đủ tính nhẫn nại nên đoán mãi không ra, thấy Dung đoán trúng được ba câu đố, vội la lên:
- Thôi thầy để cho Dung nó đoán hết đi, hôm nay ngày nghỉ, lâu lâu mới được một bữa thảnh thơi khỏi suy nghĩ, mà thầy lại bày chi cái trò này, nhức đầu quá. Thầy chơi khôn quá em không chịu đâụ
Các bạn nghe Vân nói hữu lý, cũng xôn xao lên phản đối, Nam thấy không khí bất lợi vội nói:
- Thôi để tôi kể chuyện cho vui nghe các em nhé!
- Nhưng thầy không được quyền bắt chước cái con Tần nghen.
Nam cười, chàng bắt đầu kể:
- Thuở xưa có một vị tú tài, trong lúc nhàn hạ, bách bộ quanh con khe nhỏ, nước khe trong vắt đàn cá lội thong dong trong nước, thấy cảnh hữu tình anh ta đọc: "Lưu lai lưu khứ" (nghĩa là trôi tới trôi lui). Bỗng anh giật mình vì mình quên mất chữ lưu phải viết làm saọ Anh đoán mò: chữ lưu phải có bộ thủy một bên, bộ khứ một bên, như vậy mới diễn tả được ý đi đi lại lại chớ. Trong lúc đó, có một ông thầy chùa đi ngang nghe vậy, vội nói: - Chữ gì khác thì tôi không biết, chớ bộ thủy một bên, bộ khứ một bên phải là chữ pháp vì mỗi ngày tôi phải làm pháp sự nên hiểu rõ như vậy, không phải là chữ lưu đâụ Anh tú tài nghe có người bắt lỗi mình, thì thẹn đỏ mặt, tức giận cãi: tôi học tới tú tài rồi mà chữ lưu tôi không biết ra sao à? Việc cãi này đưa đến quan huyện xét xử. Không ngờ quan huyện lại là người i tờ, cứ tưởng ông tú tài biết phải nói đúng hơn ông thầy chùa nên xử ông tú tài đúng và phạt ông thầy chùa ba mươi trượng. ông thầy chùa phần bị đánh đau, phần tức vì bị xử ép nên la lớn: - tôi vào chùa đã mười lăm năm nay, không hề bao giờ một lòng hai dạ, hôm nay ra trước lưu đường (đúng ra phải nói là pháp đường=tòa án), vương lưu lại nhất nhất không thạ Huyện quan nghe nói thế tức giận quát:- Vương pháp chớ sao lại vương lưu (vương pháp=luật vuặ ông thầy chùa nói: tại vì thằng lưu lớn qua được, không lẽ thằng nhỏ lưu qua không được saỏ
Mọi người nghe xong cười vang, Vân nhìn Dung bảo:
- ông Nam thâm thật, nói chuyện mai mỉa không ai bằng, sao tao thấy ổng giống mầy quá.
Dung nghĩ đến lời nói của Vân lúc nãy và bây giờ, bất giác đỏ mặt, len lén ngước nhìn Khang Nam đang đứng hướng nhìn về thác nước, đôi mắt thật xa xăm.
Mọi người ngồi nghỉ mệt trên những tảng đá lớn, một lúc sau Vân đề nghị đến xem các cô sơn nữ nhảy múa, ai ai cũng đều tán thành. Mọi người vội leo lên triền núi, len qua đám trúc rậm rạp, tiến đến chiếc sân rộng trên đó người Thượng có cất một cái chòi nhỏ, trên có sân khấu biểu diễn vũ điệu để xin tiền du khách. Phía trước chòi có đặt vài chiếc ghế. Một cô bé Thượng thấy khách đến vội vào báo tin. Chẳng mấy chốc, bảy tám cô sơn nữ chạy ra, trên mình đóng khố màu sắc sặc sỡ, tai mang khoen trên cổ, đầu lại kết hoa, vừa ra đến thì tiếng còng và khèn nổi lên, các cô sơn nữ mỉm cười chào khách và mời mọi người ngồị
Nam và các học sinh chen nhau ngồi xuống, chàng trao tiền trả xuất hát. Các cô sơn nữ tiến lên sân khấu bắt đầu nhảy múa, vừa nhảy vừa hát.
Chàng nghe không hiểu họ hát cái gì, chỉ nghe tiếng còng và khèn điếc cả tai, Nam thấy điệu vũ của họ tượng tợ điệu vũ của dân Mèo ở vùng Tương Tây, Nam đốt một điếu thuốc, bỏ ra khu rừng trúc.
Bên ngoài khu rừng, có hàng lan can vây quanh mảnh đất trống. Nam vừa ra đã thấy dáng Dung tựa mình vào lan can, mặt cúi nhìn xuống dòng thác trắng xóa đang chảy mạnh, dáng dấp thật tư lự, Nam tiến đến, Dung nghe bước chân người vội quay lại, thấy Nam, đôi mắt thật nhẹ nhàng không bối rốị Trước vẻ thản nhiên của Dung, Nam bỗng chùn chân, chàng thấy bối rối vô cùng, e ấp mãi chàng mới lên tiếng:
- Tôi đã xem xong quyển nhật ký của Dung.
Dung giật mình, dù việc đó nàng biết nó sẽ xảy đến, sự ngượng nghịu làm nàng quay về phía lan can:
- Không biết em đã viết gì trong ấy, thầy có cười em không?
- Tại sao tôi lại cườỉ
Dung không đáp, yên lặng. Nam hỏi tiếp:
- Lúc này em Nhược đã lành chưả
- Thưa thầy lành rồi, nhưng ở trán có vết thẹo nhỏ, tội nghiệp con bé, tối ngày cứ lấy kính ra soi rồi khóc.
Từ trong rừng trúc tiếng vỗ tay vang ra, Dung hoảng hốt quay đầu lại nhìn Nam, xong bỏ chạy vào trong. Nam nhìn theo chiếc bóng nhỏ nhắn khuất dần trong đám lá xanh. Quay lại, nhìn xuống dòng thác, những cột nước soi mòn theo năm tháng những tảng đá to bên dưới, bọt nước sủi trắng đưa đến nỗi bâng khuâng trong lòng chàng.
Đến năm giờ chiều, đoàn du ngoạn trở về, vẫn có rắc rối vì Vân lại điểm sai nhân số. Sau đó mới xong và lên xe về trường. Vân than:
- Ngày mai lại thi toán giải tích.
Tần nói:
- Bài tập đại số tao còn chưa làm một chữ nào cả.
Hồ Kỳ bảo:
- Phải chi mình được làm sơn nữ, khỏi phải học hành mệt xác.
Hoa vội nói theo:
- Tao cũng thích như thế.
Vân chọc Hoa:
- Tao sợ không có đủ thức ăn để nhét đầy bao tử mày chớ.
Mọi người nghe xong cười tọ Chiếc xe lặng lẽ trở về. Các nữ sinh sau một ngày mệt mỏi đã bắt đầu ngủ gật trên xe, một số khác lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Mặt trời đã bắt đầu xuống núi, những tia nắng yếu ớt cuối cùng chiếu rọi vào xe, ngày đầu vào đông ngắn thật, chẳng mấy chốc màn đêm đã che phủ mọi vật.