Dung ngồi thừ ra trước bài đại số hằng giờ mà vẫn không giải được, mấy con số rắc rối khó tính không chịu ngoan ngoãn nghe lời nàng. Bực tức Dung bỏ viết xuống, nhìn ra song cửa, một cánh chim non đang đậu trên lan can, giựt mình bay bổng lên khi Dung mở rộng cửạ Nàng thấy bực bội vô cùng, với tay lên kệ sách lôi ra một quyển xem. Đây là quyển Đường thi ba trăm bàị Lật ra đúng bài "Hạ Chung Nam Sơn qua Khoa Tư Sơn nhân túc trí tửu" (đến nhà người núi Khoa Tư ở cuối núi Nam chuốc rượu của Lý Bạch:
Đêm đã phủ núi xanh
Trăng núi theo người đến
Ngoảnh mặt vùng đã qua
Xanh xanh hàng lá nhỏ
Đón mừng anh nông phu
Trẻ thơ ra mở cổng
Trúc xanh hàng hàng che
Cải xanh mừng níu áo
Lời vui cùng cùng rộn rã
Rượu ngon cùng cạn ly
Tòng reo cơn gió thoảng
Khúc tận sông sao cạn
Tôi say anh cùng vui
Quên cả sầu con tạo
Gấp sách lại, nhấp miếng trà, Dung nghĩ đến đời sống con người ở núi Khoa Tư sao mà đơn giản đến thế, cả đến Lý Bạch cũng là con người biết sống. Dung bỗng có ý nghĩ so sánh ngộ nghĩnh là nếu Lý Bạch thuở nhỏ cũng bị bắt học như bây giờ, tối ngày vùi đầu với Acid Sulfuric, với Sin, Cos X, Y ... liệu Lý Bạch có còn trở thành nhà thơ cho người ca tụng nữa không? Dung nghĩ rằng chỉ cần tách trà nóng bên quyển Đường thi đọc to lên cũng là lạc thú ở đời rồị Không biết ai đặt ra cái X, Y làm gì cho rắc rốị Nhưng dù muốn dù không Dung cũng phải trở về thực tại với bài đại số rắc rốị
Thời gian lặng lẽ trôi qua, đầu óc vẫn mịt mờ, bài toán hình như càng lúc càng trở nên khó hơn, nghĩ đến một buổi sáng chủ nhật không làm được trò trống gì Dung thấy chán nản vô cùng. Một giọt nước mắt rơi xuống vở, Dung vội chùi đi, lúc này sao mình yếu đuối thế? Dung bực dọc vò những mảnh giấy nháp liệng vào giỏ rác.
Ở phòng bên Lân đang tập thổi khẩu cầm, tiếng nhạc rè điếc cả tai, trong khi ở phòng khách ông Giang đang bàn chánh sự với các ông bạn và Nhược làm bài ở phòng mẹ.
Ai cũng sốt sắng với công việc, chỉ có Dung là bất mãn với công việc của mình thôị Nàng đứng dậy, nhìn những quyển vở bỏ ngổn ngang trên kệ sách mà Dung đã cố tiện tặn để mua, bây giờ bụi bặm bám đầỵ Việc bài vở nhà trường đã làm Dung quên bẵng lâu nay, bây giờ nhìn lại, Dung thấy bất nhẫn vô cùng, vội đem tất cả xuống phủi từng vết bụi, bao lại thật kỹ sắp xếp ngay ngắn vào kệ.
Lân từ ngoài, tay mang bảng vẽ, tay mang bút chạy vào bảo chị:
- Chị ngồi ngay ngắn cho em vẽ một tấm nghen?
- Không được chị đang bận. - Dung đáp.
- Sắp xếp làm gì những cuốn sách đó.
- Mặc tao!
- Thôi mà, chị ngồi yên cho em vẽ tí đi, em sẽ vẽ cho chị đẹp mà.
- Nhưng tao không thích.
- Để những quyển sách đó bữa khác sửa sang lại cũng được, hôm nay cho em vẽ chị đị
Lân vừa nói, vừa chạy đến giựt quyển sách trên tay Dung liệng lên bàn, Dung giận dữ la:
- Lân! đừng làm bậy, bộ muốn cưỡng bách người ta ngồi yên cho mầy vẽ là được saỏ Sao không giỏi đến gọi con Nhược ngồi cho mà vẽ?
- Nó không chịụ
- Tao cũng vậỵ
- Chị không cho em vẽ, em phá cho chị xem. - Lân dọạ
- Đâu giỏi phá coi, tao kêu má liền cho xem.
- Chị có kêu má cũng không la em.
Dung giận dữ:
- Bây giờ mầy có đi không?
- Được! em đi, rồi chị sẽ hối hận về những hành động của chị cho xem.
Lân dọa và ra khỏi phòng.
Dung tiếp tục sắp xếp những quyển sách lên kệ, nhìn những quyển sách bao bìa sạch sẽ, ngăn nắp trên kệ, Dung thấy hả dạ vô cùng, nàng lấy quyển Anna Karenine của Tolstoi ra lật từng trang xem, rồi tự nhủ: một ngày nào đó mình cũng sẽ viết một quyển sách như thế nàỵ
Trong lúc Dung đang nghĩ vớ vẩn, Lân từ phía sau đi nhẹ đến, trên tay bọc ny lông đầy nước. Lân đợi lúc Dung bất ý, ném vụt lên kệ sách. Dung thất thanh la lên, nhưng những quyển sách đã bị nước làm ướt cả, Dung chụp lấy tay Lân giận dữ quát:
- Mầy làm trò gì vậy hả?
Đoạn lấy chiếc túi ny lông khi nãy úp thẳng vào đầu Lân. Lân cũng không vừa dùng cả sức con trai bẻ tay Dung. Dung đau điếng la lên đồng thời lấy tay nện thùm thụp vào lưng Lân mong Lân sẽ buông rạ Việc đôi co khiến ông Giang từ phòng khách chạy qua nhìn thấy Dung đánh Lân, vội quát:
- Dung, mầy làm gì đánh em?
Lân thấy cha đến vội bỏ tay Dung chạy thoát. Dung ấm ức:
- Thưa cha, cha không biết, thằng Lân nó ...
- Đừng nói nữa! - ông Giang cướp lời - Con gái gì mười tám, mười chín tuổi đầu rồi mà vẫn chưa nên nết cứ đánh lộn mãi với em, không mắc cở hay saỏ Nhà đang có khách, để cho người ta cười vào mặt à?
Dung buồn không đáp, ngồi yên trên ghế nhìn những quyển sách và nền gạch ướt. ông Giang bỏ ra phòng khách, Dung văng vẳng nghe tiếng cha than phiền cùng khách về việc dạy dỗ con cáị Nàng cắn môi chực khóc "việc gì cũng không như ý mình cả". Đứng dậy, Dung đến bên cửa sổ nhìn ra ngoà.
Lân đã chạy ra sân đang đẽo cây làm thủ công. Thấy Dung, nó nheo mắt nhìn nàng tự đắc, Dung vẫn thản nhiên nhìn Lân. Con trai gì lớn rồi mà vẫn liếng, chỉ tại cha làm nó lờn thôi, chứ thực ra nó cũng khá tốt.
Bỗng tiếng Lân từ bên ngoài la lên "Ui da!", Dung nhìn ra ngón tay Lân đã bị lưỡi dao làm cho đứt, máu chảy khá nhiềụ Nghĩ đến việc "lạc cực sinh bỉ" Dung không thể nín cười được. Lân tức bảo:
- Chị cười cái gì?
Nói xong, bỏ cây đó chạy bay vào nhà. Dung nghe tiếng hoảng hốt của cha:
- Làm sao mà máu chảy tùm lum vậỷ Mau đem thuốc đỏ bông gòn ra!
Lân thưa láo với cha:
- Chị Dung cắn con đó.
- Saỏ Chuyện vô lý vậỵ Dung làm sao cắn em? - ông Giang giận dữ quát, đoạn quay sang phân bua với khách:
- Các ông coi, con gái gì mà mười tám tuổi rồi, không lo học tối ngày chỉ đánh lộn.
Dung ngạc nhiên về lời cha, nàng muốn chạy vào phòng khách để giải thích, nhưng nghĩ lại trước mặt khách mà tranh luận với cha là điều không nên, nên lại thôị Con đã mười tám tuổi rồi, nào có là con nít đâủ Dung buồn rầu ngồi xuống ghế cắn lấy móng taỵ
Dung nghe tiếng mẹ hỏi:
- Con Dung chỉ cắn mày nơi đây hay còn đâu nữa không? Coi kỹ vết thương rồi lấy thuốc rửa đi, không thôi nó làm độc đó!
Dung cúi đầu xuống bàn, nàng muốn khóc to lên, nhưng cổ họng nghẹn lạị Chẳng ai ưa tôi, cũng chẳng ai thương tôi cả! Cha chỉ yêu Lân, mẹ chỉ thương Nhược, còn tôi thừa thãi chăng? Dung nhìn xuống đất, quyển Anna Karenine của Tolstoi lúc nãy xô xát đã làm rách bìa đang nằm đó. Dung nhón tay lượm lên, sửa sang một cách tiếc rẻ. Tựa đầu vào chiếc đèn hình tượng thiên sứ bằng thạch cao, Dung hỏi:
- Thiên sứ ơi! Người có yêu tôi chăng?
Khách đã ra về. Dung vội tìm mẹ để phân trần. Bà Giang một mặt bảo con dọn cơm, một mặt bảo:
- Hèn gì, lúc nãy nhìn vết thương, tao thấy đâu giống vết cắn.
Mẹ Dung tuy thương Nhược nhất nhà, nhưng đối với việc tranh chấp giữa con cái, bà phân xử rất công minh.
Bữa cơm trưa đã dọn xong, mọi người cùng lên bàn dùng cơm, bà Giang nói với chồng:
- Con cái nó có đánh lộn mình phải hỏi cho rõ rồi hãy la rầy chúng, lúc nãy Lân nó nào có bị con Dung cắn đâu, nó đặt điều nói láo, không dạy lại không được.
ông Giang hồi đó tới giờ, ít khi nhận mình quấy, nghe thấy vợ nói mình không công bằng trước mặt con, hơi ngượng, nên dù không nhìn thấy Dung cắn Lân, ông cũng vội nói:
- Nó cắn chớ còn ai nữa, tôi thấy mà!
Dung thảng thốt, bỏ chén xuống kêu lên:
- Cha!
Vì đã lỡ lời, ông Giang lập lại:
- Chính mắt tôi thấy!
- Cha!
Dung run giọng, nước mắt lưng tròng, nàng cố nén sự uất hận xuống.
- Cha! Nếu thật sự cha nhìn thấy, thì con còn biết nói gì nữa bây giờ? Sao cha không nói thật với lòng chả
Mẹ Dung quát:
- Dung! Con không có quyền có thái độ đó với cha con!
Như sóng đã vỡ bờ, không chặn được Dung nói:
- Thưa cha! Cha có còn nhận con là con của cha không? Nếu cha còn nhận con là con của cha thì chắc có lẽ cha sẽ không giúp Lân nói láọ Con lúc nào cũng muốn làm việc phải, con cũng rất thương mến cha mẹ, tại sao cha mẹ không thương con, làm cha mẹ mà không công bằng, thì con làm sao không lỗi lầm cho được? Cha mẹ sinh con ra lại không thương con như con Nhược thằng Lân. Lân nó hiếp đáp con, cha lại nói oan cho con, thì con làm sao sống được? Cha mẹ sanh con ra làm gì? Tại saỏ
Nói xong, Dung bỏ cơm chạy vào phòng nức nở khóc, nỗi đau khổ tột cùng. Dung buồn không chỉ vì bị cha nói oan, mà vì cha đã để lộ một cử chỉ vô tình không đẹp.
ông Giang ngạc nhiên trước những lời chỉ trích của Dung. Con cái bây giờ quá lắm rồi, dám chống đối lại cả cha mẹ, mình đã mất hết uy lực làm cha rồi hay saỏ ông nhìn vợ yên lặng, trong khi Nhược đang nhìn cha với đôi mắt bất mãn. ông Giang bỗng cảm thấy hối hận về câu nói oan lúc nãy của mình, nhưng ông không thể thốt lên được. Để phá tan nỗi bối rối cũng như bầu không khí nặng nề của phòng ăn, ông gượng cười nói:
- Thôi mình ăn cơm đi chớ, con bé nó khóc dai lắm, dám khóc cả hai ba giờ cho mà xem, để mặc nó khóc đị
Để mặc nó khóc! Bốn tiếng ấy khiến cho Dung đang tức tưởi khóc, vội im bặt. Dung ngồi dậy, phải cứ để mặc nó khóc, vì nếu nó có khóc đến chết đi nữa cũng nào có ai ngó ngàng đến đâủ Dung cười buồn, đứng dậy đến cạnh cửa sổ nhìn bầu trời xanh yên lặng bên ngoàị Sự sống của con người có thật hay không? Con muốn cha mẹ yêu, nhưng cha mẹ nào có đoái hoài đến mình. Tại sao mình lại không thể sống mà không cần tình yêu được? Tại saỏ Dung chợt khám phá ra mình là người quá nhiều tình cảm. Sự sống này nào có thích hợp với tôi đâủ Tôi sẽ không bao giờ đạt được những điều tôi đang mong mỏị
Dung lau nước mắt, lòng thấy trống trải vô cùng. Nàng chậm rãi đọc:
Bồ đề nào phải là cây
Kính sánh không là điểm tưạ
Không một vật gì trong đời
Lại không nhuốm mùi trần
Đây là bốn câu Dung đã nhại lại của Phật gia Nam tống lục tổ, Thượng Tọa Huệ Năng nguyên văn như sau:
Thân như cây bồ đề
Tâm trong như kính
Nguyện đem lòng phát thệ
Xin đừng nhiễm bụi trần