Con lộ Tân Sanh nằm dài và thẳng tắp, vừa được tráng nhựa xong. Bên cạnh rãnh nước người ta trồng thêm một hàng cây Bá, đặt vài chiếc ghế đá bên cạnh để khách bộ hành nghỉ chân. Đây là con lộ mà Dung và An hàng ngày phải đi qua, mỗi buổi chiều, việc trở về không cần kíp bằng lúc đi học nên An và Dung thường dắt tay nhau, bách bộ về nhà mà không cần dùng xe buýt.
Cảnh hoàng hôn mỗi chiều trên mặt lộ rất đẹp. Mặt trời đã ngủ bên kia sườn núi, ráng chiều hồng cả bầu trời và phản chiếu xuống phố nhuộm màu hồng cảnh vật. Từ bên rào của trường chuyên nghiệp công nghệ trở đi là những cánh đồng ngập nước. Một lần, Dung trông thấy một cánh cò trắng từ ruộng nước bay lên, ráng hồng làm đôi cánh đỏ ửng, nàng đã xúc động, đọc khẽ "ráng rơi, cánh lộ bay cao". Từ đó trở đi, An và Dung thường gọi con đường này là "Con đường của ráng chiều", An được Dung gọi là "người bạn trên đường ráng chiều".
Chỉ có trên con lộ này, An và Dung mới tìm được yên ả cho tâm hồn mình, dù không bảo nhau họ cũng cố không nghĩ đến việc sách vở và thi cử.
Vào một buổi chiều cách tuần sau khi khai giảng, An bảo bạn:
- Dung có biết tụi nó xì xào gì về mình hay không?
- Có phải bồ nói chúng bảo mình đồng tình luyến ái chớ gì, hơi đâu mà mầy để ý đến việc đó.
- Nhưng mà ... Dung nè, nếu tao là con trai tao sẽ yêu mầy ngaỵ
- Tao cũng thế. Ráng hồng làm má Dung đỏ thắm.
- Như vậy trong hai ta phải có một đứa làm con trai, mầy có đủ đặc tính của một người đàn bà, như vậy nên là con gái, tao sẽ là trai nhé!
Dung trêu bạn:
- Mầy làm con trai cũng được đi, nhưng con gái không phải là tao, mà phải là anh chàng họ Từ của mầy, có như vậy mầy mới có thể tìm chuyện không đâu để trả đũa lại cho nó chứ. Vậy cho công bằng.
- Như thế tao và nó đều là nạn nhân của nhau cả hay saỏ An bỗng nghĩ đến nghĩa bóng của câu nói đỏ cả mặt.
- Được đời đời làm nạn nhân cho nhau mãi, mầy không thích hay saỏ Dung trêu bạn.
- Con nhỏ này hay ghẹo người ta quá!
Dung cãi lại:
- Như vậy còn đỡ, mầy mà gặp con Vân càng chết. Mầy biết không hôm sáng nộp sổ cho văn phòng, lúc đi ngang thư viện, tao và Vân bỗng gặp ông Sói (biệt hiệu của Vân đặt cho một giáo sư khác) đầu đội nón, trong lúc trời đang nóng nực, Vân nhìn thấy ghẹo ngaỵ - Thưa thầy, thầy không dùng thuốc mọc tóc của mỹ viện à? Khiến cho ông ta phải đỏ cả mặt, sau đó Vân mới mách tao biết là trong kỳ hè vừa qua, ông Sói đến mỹ viện của một bác sĩ danh tiếng để trị bịnh sói đầụ Vị bác sĩ kia bảo ông ta phải nhổ luôn những sợi tóc còn lại rồi sẽ trị saụ ông ta tin ngay, nhưng không ngờ tóc đâu không thấy mọc mà mất cả phần tóc trước. Sợ khó coi, ông phải đội nón suốt ngày từ đó biệt danh ông Sói đầu biến sang trọc đầu luôn.
An nghe xong cười to:
- Tao không ngờ con Vân lại độc đến thế, con nhỏ bất nhân thất đức quá.
- Con Vân nó tinh lắm nhé, chuyện của ai nó cũng biết cả, tao ngồi cạnh nó, trưa nào cũng không nghỉ được, không học được mà chỉ nghe nó nói tếụ
- Nghe nói con Tần ngày nào cũng gây với nó phải không? Hôm nay tao nghe con Tần nó thề cái gì mà trên trời dưới đất làm chứng, tôi mà chơi với con Vân nữa tôi không là con ngườị
- Ối, hơi đâu mà nghe con đó thề, hôm trước đây vì con Hoa không kịp chỉ cho nó câu đại số, không ngờ lúc thi lại trúng đề đó. Tần làm thật, nó cũng đến trước mặt con Hoa thề như vậy, con Hoa tưởng thiệt. Chiều đến con Tần quên mất lời thề, nó lại đến nhờ con Hoa chỉ cho bài Vật Lý, con Hoa không thèm chỉ, thế là nó lại oang oang cái miệng lên nói, nó có làm gì cho con Hoa giận hồi nào đâu mà con Hoa lại giận nó. Tụi tao nghe nó nói cười muốn chết luôn.
An cũng cười, nhưng bất chợt nhớ ra một điều gì, An hỏi:
- Dung ơi! Hôm kia thi đại số mầy được mấy điểm?
Nụ cười trên môi Dung chợt tắt, cúi đầu nhìn xuống, nhưng bước chân của Dung bỗng trở nên nặng nề.
- Đề cập chi đến việc đó vậy An?
An hiểu bạn vỗ vai Dung nói:
- Thôi đừng lo, lần sau ráng vậỵ
Lần sau, lại lần sau! Dung thấy tức giận vô cớ. An bảo bạn:
- Thôi bỏ qua đi, đừng bàn đến chuyện đó nữạ Tao đố mầy vậy chớ mai đây thầy Nam sẽ cho đề luận gì? Tao mong rằng đề sẽ không là "ký ức sinh hoạt ngày hè" hay "đón mừng niên học mới" nữạ
An biết bạn giỏi về văn chương, nhưng muốn xoa dịu nỗi buồn của bạn, nhưng Dung vẫn lặng lẳng không đáp.
Những tia nắng cuối cùng của mặt trời đã tắt, màn đêm bao trùm lên vạn vật. Dung xiết chặt tay bạn khẽ nói:
- An nè, mầy xem tao có phải là đứa lười học đâủ Trong giờ học tao rất chú tâm học cũng như ở nhà, đại số, vi phân, vật lý ... mỗi ngày tao đều có làm, tao làm việc đến cả một giờ sáng. Thế mà mỗi lần thi lại thiếu điểm. Phải chi toán nó dễ làm như thi phú thì hay biết mấỵ
- Tao vẫn phục tài viết văn của mầỵ Hôm trước bài cổ thi mầy cho tao xem, đến cách phân đoạn tao mù tịt cả.
- Biết cách phân tích một bài thơ nào có ích chi đâủ Thi lên đại học đâu có cần đến nó, mầy làm sao mà toán lại giỏi như vậỷ
- Tao cũng không biết, nhưng tao biết chắc mầy sẽ trở thành một nhà văn lớn. Mầy là một thiên tài Dung ạ, đừng vì những việc nhỏ nhặt mà buồn rầụ
- Thiên tàỉ Thiên tài để làm gì? Lúc bé trong gia đình ai cũng cho là tao có khiếu văn chương, nhưng khi học lại thi đậu vớt mãị Không có lần nào vì lý do thi cử mà tao lại không buồn rầụ Kỳ nầy, lại cũng không hy vọng lên được đại học.
- Đừng nói thế Dung, dù sao thì mầy có không lên được đại học, thì mầy viết văn cũng được vậỵ Đâu phải tất cả những văn hào đều phải tốt nghiệp đại học đâủ
- Không dễ dàng thế đâu, tao mà thi rớt, cha mẹ tao sẽ phiền lòng. - Dung đáp chân đá nhẹ hòn sỏi dưới chân ra xa - Tao ghét lối giáo dục sai lầm này, tại sao phải học toán, lý hóả Sau này ra đời, đâu có dùng nó để câu cơm được đâủ
An chưa kịp đáp thì tiếng còi xe từ phía sau vang lên. Dung và An quay lại, một cậu học sinh đi xe đạp phía sau nhìn họ cườị An mừng rỡ:
- Anh Từ đó phải không?
- Tôi đi theo các cô đã một đoạn đường dài mà các cô vẫn không haỵ Các cô nói với nhau những gì mà khi lại vui cười, lúc buồn so vậỷ
Từ không cao lắm khi đứng cạnh An, nhưng được chiếc mũi cao, đôi mắt sáng và thân hình khá cân đối, nhưng dáng dấp lại hơi công tử.
- Theo tình hình này có lẽ tao phải đi trước tốt hơn An ạ - Dung nóị
- Đừng Dung, đợi tao vớị - Lời nói của An có vẻ không được thành thật cho lắm.
- Hai người nói chuyện đi, tôi bận phải về trước, bài vở khá nhiềụ - Dung nhìn An - Thôi tao về nghe An, mai nếu mầy có đến trường trước tao làm ơn xuống văn phòng lấy quyển ký lục giùm tao nhé.
- Được rồi, thôi tạm biệt!
Dung một mình lầm lũi đi, nghĩ đến An và Từ, nó là lạ làm saọ Ồ! ái tình nó bí mật, nó như vậy đó. An dầu thương bạn cách mấy khi gặp Từ rồi thì trong mắt hắn có lẽ chỉ biết đến Từ thôị
Dung quẹo sang đường Tín Nghĩa, đoạn lách mình vào ngõ hẻm. Thật ra, thì đi thẳng con đường này, Dung cũng có thể đến được nhà ở Hòa Bình đông lộ nhưng Dung thấy thích đi ngỏ này hơn, có lẽ vì sự yên tịnh của nó. Dọc theo bên hẻm là hai dãy nhà cây lụp xụp, xen kẽ có ngôi miếu nhỏ lúc nào cũng hương đèn nghi ngút. Dung nghĩ đến những người sống trong những ngôi nhà gỗ này, cuộc sống có lẽ chỉ toàn đầy những sự đau khổ, vất vả, giành giựt lẫn nhaụ Nàng lạ lùng: như thế tại sao họ vẫn thích được sống, quả thật là mâu thuẫn.
Phía trước bên dưới chân cột đèn hàng ngày đi quạ Bóng chàng trai, thân cao gầy trong bộ đồ vàng bên chiếc xe đạp hàng ngày vẫn chờ đợi nàng đi quạ Từ giữa niên học trước đến giờ. Anh chàng quá nhút nhát nhưng một hôm đã thu hết can đảm bước đến xin làm quen với nàng. Trong lúc quá thẹn, Dung bước nhanh, chỉ nghe lờ mờ hắn nói tên hắn và ngỏ ý gì không rõ. Nàng chỉ nhớ mang máng gương mặt đỏ ửng đầy vẻ trẻ thơ của hắn. Từ đó đến nay hắn vẫn đứng đấy lặng im nhìn nàng đi quạ Mỗi khi đi ngang Dung phải bước nhanh không dám quay lại nhìn, đôi má ửng hồng.
Nhiều khi Dung lạ lùng, không hiểu anh chàng này có điên hay không? Vì không làm quen, không bắt chuyện được, thì không hiểu làm sao hắn nói được chữ yêủ
Đến cổng Dung gặp cô Lưu bên cạnh, một người đàn bà thích ngồi lê đôi mách, nàng gật đầu chào và bấm chuông nhà, Giang Lân em trai Dung ra mở cửạ
Gia đình Dung ngoài cha mẹ ra còn ba chị em, Dung là chị cả kế đến Giang Lân rồi Giang Nhạn Nhược cô bé út của nhà.
Lân nhỏ hơn Dung hai tuổi là con trai duy nhất trong gia đình, vì thế Dung thường gọi đùa Lân là cục cưng của nhà họ Giang. Thuở trước khi nội còn sống Lân được ông xem như nguồn an ủi, mỗi khi gặp chuyện buồn phiền, ông thường đến trước ảnh Lân treo trên vách, ngắm xong tự nhủ: - Ta có được đứa cháu nội như thế này thì phiền chi những chuyện không đâủ
ông cũng thường vò đầu Lân và bảo cùng cha Lân:
- Ta biết nó sẽ là kẻ hơn người, tiếc rằng ta không thể sống đến ngày ấỵ
Bây giờ thì thiên tài đâu không thấy, chỉ thấy sự liếng thoắng và hay gây sự, tuy nhiên Lân học rất giỏi dù không siêng năng cho lắm, trong lớp Lân không bao giờ sụt dưới hạng năm.
Năm nay Lân đã mười sáu tuổi, học đệ tam và cao hơn Dung cả cái đầụ Nó thường tinh nghịch mỗi lần đứng gần Dung là so cao thấp và hay gọi Dung là bà lùn mỗi khi đo xong.
Lân cũng thích hội họa, nó họa rất giỏị Giang Nhưỡng Chỉ, cha Dung biết con có khiếu về họa nên từ năm Lân mười hai tuổi đã cho Lân thụ giáo cùng nữ họa sĩ danh tiếng họ Tôn. Giờ thì tài họa của Lân cũng khá giỏị
Lân là đứa con trai giầu tình cảm, trong nhà biết cha thương nên thường ăn hiếp Dung và Nhược, tuy nhiên khi ra đường, mỗi khi nghe người ta nói xấu Dung hay Nhược là Lân chả bao giờ tha thứ.
Nhìn thấy chị đã về, Lân ghẹo:
- Chào đại tiểu thơ đã về!
Dung vào nhà, đây là cư xá của trường đại học, nơi đó cha nàng là giáo sự
Bên trong cổng là khu vườn hoa nhỏ, trồng đầy chuối Mỹ Nhân và cây Tông Lữ. Ngôi nhà cất theo kiểu Nhật, gồm bốn phòng ăn thông nhaụ Gian đầu được dùng làm phòng khách và văn phòng của cha, gian sau là phòng ngủ của cha mẹ, hai gian còn lại hai bên, một gian dùng làm phòng ngủ của Lân, đồng thời cũng là phòng ăn, gian phòng còn lại là phòng chị em Dung, Nhược, gian này ăn thông nhà bếp.
Dung cởi hài xong, vội đi tìm cơm, nhưng hôm nay mùi thơm xào nấu ở bếp núc lại không ngửi thấy, nàng xuống bếp, bếp lò lạnh tanh, Lân nhìn chị nhún vai:
- Mẹ đang giận cha, chị thế mẹ nấu cơm vậỵ
- Tao nấu sao được! Bài vở cả đống còn chưa làm, mai lại còn thi Anh Văn nữạ
- Vậy chứ làm sao bây giờ? Không lẽ cả nhà nhịn cơm?
Nơi phòng khách, Giang Nhưỡng Chỉ hai tay chắp sau đít đi tới đi lui, ông dáng không cao lắm, lúc trẻ rất đẹp traị Bây giờ tuy đã lớn tuổi thân thể có mập ra, nhưng những nét xưa vẫn chưa xóa mờ, lại thêm cặp kính cận nơi mắt khiến ông càng có vẻ vững chãi hơn.
ông có thói quen mặc áo dài, chiếc áo thường dính đầy phấn và lông mèọ Phấn là do thói quen lúc dạy thường vuốt tay vào áọ Còn lông mèo là do cái thú nuôi mèo của ông. Có lúc trong nhà nuôi đến bảy chú mèo, nhưng sau vì bị vợ nhằn quá, nên bây giờ chỉ còn độc nhất một chú mèo trắng mà thôị Nó thường ngủ yên trên đùi ông mỗi khi ông ngồi nghỉ. Do đó, phấn và lông mèo là những dấu hiệu thường tìm thấy nhất trên người của cha Dung.
Hai năm gần đây, nhờ viết sách và dạy giỏi, ông Giang đã bắt đầu nổi tiếng, ông bận rộn suốt ngày trong những công việc viết sách, đi diễn giảng hoặc lên tiếng trên đài phát thanh. Sự bận rộn vẫn không thay đổi được nguyên tánh con ngườị ông Giang có hai ý thích, đó là du lịch và chơi cờ. Du lịch thì vì tuổi đã khá cao nên ông cũng ít đi, còn việc chơi cờ thì không thể bỏ được. Mỗi tuần phải có mặt nơi vườn cờ ít nhất là ba lần. Đó cũng là lý do chính của cuộc xào xáo trong gia đình. Vợ ông thường chống đối, cho rằng đánh cờ mệt trí, có hại sức khoẻ. Mỗi lần đánh cờ thường có cá bạc, ông Giang thường thua, khiến bao nhiêu tiền tiện tặn không dám xài của vợ, càng lúc càng vơi đi, lại làm mất đi không biết bao nhiêu thì giờ quý báu bên bàn cờ. Bà Giang không thể không nổi giận được. Nhìn thấy Dung đã về, ông Giang ngưng chân lại bảo:
- Con xuống nấu cơm đi Dung.
- Thưa cha, hôm nay con quá bận.
- Đừng cãi, con gái lớn phải phụ giúp gia đình chứ.
Làm con gái thật khổ, việc làm phải nhận trước, còn ăn uống hay đùa vui thì lại hưởng sau mọi ngườị Dung định quay xuống bếp, chuông cổng bỗng reo vang, có lẽ Nhược đã về, Dung nghĩ, nàng vội ra mở cửạ
Nhược năm nay mười ba tuổi, nhưng đã cao bằng Dung, cô bé học đệ lục tại trường nữ trung học khác ở tỉnh. Bản tánh trái ngược Dung. Dung sầu muộn bao nhiêu thì Nhược lại liếng thoắng bấy nhiêụ Là đứa được mẹ yêu nhưng cũng học giỏi nhất. Không bao giờ Nhược học đứng hạng nhì sau chúng bạn trong lớp.
Nhược vào nhà, ông Giang gọi:
- Con vào an ủi mẹ con đi, mẹ đang giận đấỵ
Nhược vừa cởi hài vừa trách cha:
- Ai biểu cha hôm qua về quá muộn chỉ Phải cha về sớm tí thì vừa đỡ thua vừa không làm mẹ phiền! Cái ông nhà họ Vương đó, ổng cứ khích cha mãi, để dễ bề thu tiền cha vào túi ổng.
ông Giang nhìn con, đứa con đủ cả đức tin của mẹ nó, ông phì cười:
- Thôi đừng nói bậy! Có giỏi đến vườn cờ trả thù giùm cha đị
Tiếng bà Giang từ trong phòng vọng ra:
- Hừ, một mình hư hỏng không đủ sao mà lại muốn tập cho con hư nữa chứ.
ông Giang cau mày, ông hơi phật lòng, đã đành vợ chồng giận hờn nhau nhưng ít ra cũng phải giữ thể diện cho ông trước mặt của lũ con, phải để chúng kính trọng ông chớ. Cái gì đánh cờ mà bảo là hư hỏng, nói chi lời nặng nề đến thế.
Nhược mang vở vào phòng mẹ, bà Giang tuy lớn tuổi nhưng rất hiếu học. Bản tính hiếu thắng và cương quyết. Thuở nhỏ bà vốn là con nhà giàu, còn ông Giang chỉ là anh học trò rách nát. Nhưng vì tình yêu, bà đã từ bỏ nếp sống giàu sang để sống trọn vẹn cho chồng. Bà chịu cực chịu khổ chỉ mong mỏi chồng có được một ngày vinh quang, nhưng ông Giang quá an phận, không thích ganh đua khiến bà thất vọng. Lấy nhau đã hai mươi năm nhưng cuộc sống vẫn chật vật, chỉ có thêm một chút hư danh mà thôị
Đôi khi trong lúc buồn, bà cảm thấy hối tiếc vì việc thành hôn quá sớm của mình. Sự thất bại của hôn nhân đã là một nỗi buồn, nhưng với Dung, việc học bê bối của nàng càng khiến bà phiền hà thêm.
Có một lần làm sai toán, Dung bị bà trách, Dung đã cãi lại bà bằng những câu quá tàn nhẫn vô tâm khiến bà cảm thấy đau nhói ở tim. Chỉ còn Nhược, cô gái út nhất nhà, là điều an ủi cho bà thôị
Nhược đến gần mẹ, bà Giang xoa đầu con hỏi:
- Lúc trưa con đã ăn gì chưả
- Xong rồi nhưng giờ vẫn đóị
- Con ăn gì?
- Con ăn hết một tô mì và hai ổ bánh.
- Hết bao nhiêủ
- Chỉ có 5 đồng.
- ít thế, sao con không ăn thêm?
- Thôi đủ no rồi mẹ ạ!
Nhược ngã vào lòng mẹ nũng nịu:
- Mẹ ơi! mẹ đừng giận cha con nữa nghen! Mẹ giận làm cả nhà buồn, cả con cũng không chịu đâu!
Bà Giang vuốt tóc con:
- Mẹ thấy con, mẹ hết giận rồị Con ráng con học để mẹ hãnh diện nghe!
- Con nhất định ráng học, mẹ đừng lo!
Nhược vừa nói vừa hôn mẹ.
Dung vào phòng chào mẹ xong xuống bếp thổi cơm. Hỏa lò nguội lạnh, Dung lại không biết mở ga để đốt nàng đành nhóm lửa bằng củị Trong lúc đang lui cui chẻ củi, mẹ Dung vào:
- Thôi để đó cho mẹ, con đi học đi, cuối năm thi rớt đại học thì đừng nhìn mặt mẹ nữạ
Dung rửa tay trở vào phòng, mở rộng cửa sổ, ngồi lẳng lặng nhìn ra bầu trờị Bầu trời đã về đêm. Dung lấy vở ra, tờ giấy thi bỗng lọt ra ngoàị Đây là kết quả bài thi đại số hôm trước. Hai con số không nằm to tướng trên giấỵ Không ngờ sau lưng Lân đã đứng nhìn thấy tự bao giờ, Lân chụp lấy la to:
- Ồ, chị học giỏi quá lại ốc vịt.
Tiếng cười của Lân làm Dung ngượng vô cùng. Nàng đuổi theo Lân để giựt lạị Mẹ Dung từ nhà bếp nhìn ra hỏi:
- Bài thi của ai đó?
- Thưa của chị Dung. - Lân đáp.
- Giơ xem. - Lân vừa đưa cho mẹ vừa nhìn chị chọc quệ Dung chỉ biết cúi đầụ Cắn chặt đầu ngón tay để khỏi bật khóc, nàng thấy lòng đau thắt, nước mắt lưng tròng khi nghe mẹ bảo:
- Mẹ không biết con sẽ làm gì với khả năng như vậỵ Học thì không siêng, thi lại không đậu, chỉ có nước mắt mà thôị
Nỗi buồn không thể nén trong lòng. Những giọt nước mắt bắt đầu tuôn tràọ Có ai biết nỗi uất ức của nàng đâụ Nàng đã cố gắng với tất cả khả năng của mình nhưng có lẽ vì vô duyên với toán học. Nàng hiểu mình và cảm thấy tuyệt vọng không cùng. Mẹ không hiểu cho con, mẹ chỉ biết rầy phạt con. Các em cũng thế nào có ai thông cảm với chị đâụ
- Không đi học đi! Còn đứng đó khóc mãi saỏ
Mẹ Dung cảm thấy tức giận vô cùng. Thuở xưa bà nào có học dốt như Dung đâủ Dung cũng khá thông minh, giỏi văn chương từ thuở nhỏ. Bà không thể nào tha thứ cho những đứa biếng học.
Mẹ Dung giận dữ bỏ vào bếp. Tại sao chúng không giống bà, chỉ giống cha chúng. An phận, biếng lười, không cầu tiến. Tất cả làm bà nản lòng vô cùng.
Đối với ông Giang thì sự học của Dung không quan trọng lắm. ông cho rằng nó là gái dù nó có học đến Tiến sĩ, Thạc sĩ đi nữa thì công việ c chánh phải làm chẳng qua cũng chăm sóc con cái, bếp núc, còn việc học là phụ, tuy nhiên ông cũng sẽ không sẵn sàng tha thứ cho Dung nếu Dung thi rớt vào đại học. ông sợ thiên hạ đàm tiếu: "Con giáo sư Giang Nhưỡng Chỉ thi rớt đại học". Nghe tiếng Dung khóc ông vội quay qua an ủi Dung:
- Con gái lớn rồi khóc mãi người ta cười chọ Lần này làm bài kém thì lần sau cố gắng vậỵ Thôi đi lau mặt đị
Dung thấy vơi đi niềm sầu, nàng hy vọng cha sẽ thông cảm mình. Nàng muốn cùng cha tâm sự, nhưng khi nhìn lên thì ông Giang đã không còn đứng đấy và đang ngồi trên ghế xem bức họa của Lân. Đây là bức tốc họa, Lân đã vẽ Dung âu sầu khi đang khóc. ông Giang xem tranh mắng yêu: Tối ngày vẽ bậy mãi! nhưng giọng điệu chứa đầy sự hài lòng và khen ngợị
- Cha ngồi cho con vẽ cho cha một bức nhé, chỉ một tiếng đồng hồ thôị - Lân nài chạ
- Không được cha đang bận.
- Thôi nửa tiếng vậỵ
- Thôi được, sang phòng khách đi, chỉ nửa tiếng thôi nhé!
Dung nhìn theo dáng hạnh phúc của cha và em, lòng bỗng dâng lên nỗi trống trải và cô đơn vô cùng. Ngoài trời một màn đêm đang phủ vây chung quanh, bóng tối đã lan rộng bao giờ.