Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Song Ngoại

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 31761 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Song Ngoại
QUỲNH DAO

Chương 1

Một buổi sáng mai tháng chín.

Đó là một buổi sáng đẹp trời, trời cao xanh ngắt, không một gợn mâỵ Gió lạnh thổi nhẹ qua đường, làm cho những hạt sương đêm, còn đọng trên cành của hai hàng cây bên đường, long lanh như những hạt ngọc. Mặt trời đã bắt đầu gởi những tia nắng xuyên qua phố.

Giang Nhạn Dung chậm rãi bước nhẹ trên hè lộ Tân Sanh Nam, đó là cô bé khoảng mười lăm hay mười sáu tuổi, dáng dấp mảnh mai, trong bộ đồng phục lớp đệ nhất của trường nữ trung học. áo cánh ngắn màu trắng, váy đen, hai vớ trắng, tay mang chiếc cặp sách quá to, so với đáng dấp nhỏ bé của cộ Mái tóc hớt ngắn chải gọn về phía sau, làm lộ cả gương mặt xinh xắn ra phía trước. Hai hàng mi dài trên đôi mắt sầu mộng, chiếc mũi nhỏ xinh xắn dễ thương và chiếc miệng với đôi môi mỏng mím chặt, vương nét sầu mang mang.

Dung bước chậm rãi trên mặt lộ, phần đùi trắng thon nhỏ lộ ra bên dưới chiếc váy ngắn, dễ thương một cách tội nghiệp. Đôi mắt mơ mộng nhìn về phía trước như đang chìm đắm trong giấc mộng suy tư riêng rẻ của nàng, mà nơi đó chỉ có nàng được biết. Một chiếc xe bus chạy vượt qua tiếng huýt sáo trêu chọc của cậu học sinh cỡi xe đạp đi qua, cũng không làm gián đoạn niềm suy tư của Dung, và có lẽ xã hội bên ngoài bây giờ hình như không còn liên hệ gì với nàng nữa cả.

Đến cuối đường Tân Sanh Nam, Dung quẹo mặt, qua một rãnh nước, rồi trường Chuyên Nghiệp công nghệ, đường xá càng lúc càng tấp nập. Hai dãy phố ba tầng hai bên đường, phần lớn là những tiệm buôn, đã bắt đầu mở cửạ Với những đứa bé không mặc quần áo đang đùa giỡn bên lề đường.

Nhìn lên những chiếc cửa sổ trên lầu hai bên đường, Dung cười vu vơ và thầm nghĩ: "Có nhà, thì nhất định phải có cửa sổ, bên trong những chiếc cửa sổ kia, con người đang vui sống. Nhưng dù sao thì thế giới bên ngoài cửa sổ mới đẹp hơn nhiều".

Qua chiếc cổng một hiệu sửa xe đạp, Dung nhìn thấy một cô bạn học đang đợi sửa xe:

- A, Dung mạnh chứ? Cô bé hỏi

- Vâng, vẫn mạnh, chị cũng thế chứ? Dung đáp và hỏi ngược lại, cô bé gật đầụ

Chiếc xe đạp đã sửa xong, cô bạn nhìn Dung nói:

- Chị có biết một tin quan trọng đang xảy ra không? Giáo sư Khang Nam được chỉ định làm thầy của lớp chúng ta, trong niên khóa này đó!

- Thật à!

Dung lơ đãng hỏi, nàng cảm thấy sự kiện trên không có gì là quan trọng cả.

Cô bạn gật đầu chào Dung rồi lên xe đạp đi khuất. Dung vẫn chậm rãi đi, nàng thắc mắc không hiểu tại sao các cô bạn học của mình hay để ý đến việc chọn giáo sư và sách vở quá thế. Ai làm giáo sư cũng thế mà thôi có liên hệ gì đâu mà cần để ý.

- Dung!

Tiếng gọi lớn từ phía sau làm Dung giật mình quay lạị Một người bạn gái to con, có nước da ngăm đen, tươi cười tiến đến:

- Tao tưởng không ai đến sớm hơn tao nữa chứ, không ngờ còn thua mầy!

- Châu Nhã An đó ử Mầy đi ngã nào mà sao suốt quãng đường tao không nhìn thấy mầy vậỷ

- Tao ngồi xe bus đấỵ Sao hôm nay mầy không ngồi xẻ

- Trời còn sớm chán, ngồi xe làm gì. Thả bộ từ từ, vừa đi vừa nghĩ vẩn vơ, hít chút không khí tươi mát của buổi sáng, không thích hơn saỏ

Dung vòng tay ôm bạn và thủ thỉ.

- Mầy đừng tưởng là mình đến sớm nhất nhé, nhiều đứa đã đến trước mình rồi!

- Ai vậỷ An hỏi

- Hà Kỳ chớ aị Hồi nãy tao mới gặp nó, nó cho tao biết tin sốt dẻo là kỳ học này mình sẽ học với thầy Khang Nam. Thấy thái độ của nó tao tưởng thế chiến thứ ba sắp đến nơi rồi chớ.

Dung đưa nhẹ tay sang bóp nhẹ tay bạn hỏi:

- Hôm qua mầy làm gì mà không đến? Bắt tao chờ suốt cả buổi chiều, lần sao đừng làm vậy nữa nhé, nói đến thì phải đến chớ, hay là mắc hẹn với anh chàng họ Từ nữa rồỉ

- Thôi đừng thèm nhắc đến tên hắn nữạ An bảọ

Cả hai lại im lặng, bước quẹo sang góc phố và tiến đến cổng trường.

Đây là một ngôi trường nằm ở khu ngoại ô Đài Bắc. Ba năm trước đây chẳng qua chỉ là miếng đất hoang và chung quanh là những thửa ruộng vàng bát ngát. Nhưng hiện nay những cao ốc đã mọc đầy, tiệm buôn quán ăn tấp nập xen kẽ với những ngôi nhà cây lụp xụp, phần lớn là tiệm buôn bán dụng cụ học sinh và văn phòng, hay là những tiệm sửa xe đạp, quán cóc ... Những ngôi nhà bất hợp pháp này tạo ra vẻ mất trật tự của con đường. Nhưng dù sao nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo một khuôn mặt tấp nập của khu phố.

Trên đường rộng có năm trạm ô tô buýt từ các nơi đổ về, hàng ngày mang đến hàng ngàn nữ sinh từ các khu phố của Đài Bắc đến trong buổi sáng, và mang đi sau mỗi buổi chiềụ

Trước cổng trường, trồng một cây trụ bằng xi măng, trên khắc bốn chữ "Trường Nữ Trung Học X". Trường chiếm khu đất khá rộng lớn. Giảng đường là một dãy nhà ba tầng đồ sộ, bên cạnh có khu rừng cây nho nhỏ dùng làm công viên. Bên trong một hồ sen với chiếc cầu nhỏ màu đỏ bắt ngang. Chung quanh hồ trồng đầy các loại hoa, như hoa trà, hoa cúc và loại hoa mang đầy màu sắc huy hoàng của mùa xuân, đó là hoa Đỗ Quyên.

Ngoài ra còn hai dãy nhà nhỏ khác, được dùng làm thư viện và ký túc xá cho những vị giáo chức độc thân, và một chiếc sân rộng để tập thể dục.

Khi Dung và An vào đến cổng trường thì nơi vườn hoa đã có những đám nữ sinh tụ năm tụ ba nói chuyện vui vẻ.

- Không ngờ chúng nó lại đến sớm đến thế!

Dung nhìn An cười nói

- Có gì lạ đâụ Hôm nay là ngày khai trường mà! Mấy ngày nghỉ hè dài đăng đẳng vừa qua khiến ai cũng đều chán hết. Mong sao chóng đến ngày tựu trường. Rồi mày coi, con người là con vật mâu thuẫn, chỉ học độ hai ba ngày sau là họ mong được nghỉ hè sớm cho mà xem.

- Thôi bà ơi! Lúc nào cũng mở giọng triết lý gàn ra mãi!

An cười bảo

- Thôi lên lầu nhanh đi, để xem con Trình Tâm Vân đến chưa, lâu quá rồi tao chưa gặp nó.

Hai cô bé tay trong tay tung tăng chạy lên lầụ

Hôm nay là ngày khai trường, nên đến đâu cũng gặp toàn những khuôn mặt vui tươi cả các nữ sinh, những thiếu nữ từ mười hai đến hai mươi tuổị Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện trong tháng hè dài, nơi nơi vang vọng lại những tiếng nói cười náo nhiệt.

Văn phòng trường là nơi nhộn nhịp nhất, vì tại nơi đây các nữ sinh đến để nhận thời khóa biểu lớp, lãnh cours hay làm đơn khiếu nại xin thay giáo sư khi không vừa ý ...

Thầy Từ phải di chuyển thân hình mập mạp của mình luôn, như con ngựa giấy trong đèn kéo quân, cổ ông đầy những hạt mồ hôị Chỉ có phòng Tổng Giám Thị là dễ chịu hơn cả. Bà Hoàng là người mới đến nhận chức Tổng Giám Thị năm qua, tuy đẹp nhưng có cái nhìn rất nghiêm khắc đang dự thảo những cách thức báo cáo công việc phải làm trong ngày tựu trường với bà Giám Thị họ Lý.

Bên ngoài hành lang các lớp đệ nhị và đệ nhất ở lầu ba, Dung và An đang ngồi cười đùa trên ngạch cửa sổ của lớp học. Các lớp này được sắp theo thứ tự Trung, Hiếu, Nhân, ái, Tín, Nghĩa (ghi chú của dịch giả: sự sắp thứ tự này có thể xem như tương tự A, B, C ... của chúng tặ

Dung trắng ngồi cạnh An đen, tạo nên khung cảnh tương phản khá thú vị, An giống như cô gái xứ Columbia và Dung như thiếu nữ Tàu thời thượng cổ. Tai mang khoen, bên rừng chuối, trong bức danh họa ở thế kỷ 20.

Câu chuyện vẫn vây quanh đề tài giáo sư Nam. Dung chau mày bảo bạn:

- Sáng mới mở mắt ra là đã nghe bây nói đến giáo sư Nam, ông nào lại chả giống ông nào, theo tao thì ông "Động Đất" (biệt hiệu các nữ sinh gọi một giáo sư khá dốt), ông Nam, ông Minh hay ông Giang thì cũng thế. Đâu phải sự thành công của mình là nhờ mấy ổng đâủ Mà còn tùy ở mình nữa chứ!

- Mầy không biết gì mà cũng bảo - An nói - Hôm nọ tao được biết thì thầy Minh sẽ dạy tụi mình, còn thầy Nam sẽ phụ trách lớp đệ nhất Trung bên kia, nhưng sau đó, phòng huấn đạo cho rằng lớp ta quá cứng đầu khó trị, nên mới đẩy thầy Nam qua bên mình. Đệ nhất Trung lại không chịu họ đòi làm dữ, tao thì chưa học qua ông Nam nên không biết ông ta dạy ra sao, coi chừng, cứ tranh giành nhau mãi, không chừng kết quả gặp cỡ ông "Động Đất" nữa thì bỏ bu!

An lại nhìn Dung mỉm cười:

- Nhưng tao cũng không lo, nếu gặp vậy thì chỉ cần con Dung viết tặng ông ta một bài thơ lộng ngôn, là ông ta de gấp, có lo gì!

Dung cãi lại:

- Tao đâu bằng con Diệp Tiểu Tần, nó dám mang cả nhang đèn lên bảng, làm lễ tế sống ông ta, khiến ổng xanh cả mặt, bữa đó tao còn nhớ gương mặt dở khóc dở cười của ổng.

Từ trong phòng học, một nữ sinh bỗng chạy ra gọi to:

- Dung ơi! Văn phòng có lệnh gọi mày kìa!

Dung hoảng hốt, chết rồi! đầu niên học mà đã có giấy phạt, tin chẳng lành rồi! Quay sang An, Dung cầu cứu:

- Mầy cùng tao đi nhé. Từ lúc đổi giám thị đến giờ, tao chỉ toàn gặp điều xui xẻọ

Cô bé vừa dọa Dung bỗng phá lên cười to:

- Giỡn tí mà đã xanh mặt, làm gì có giấy gọi đâu mà lo bạn!

- Ồ! Trình Tâm Vân, mầy nhớ nghen, mầy đã ăn mặc bê bối mà còn dám nồ tao, để lát nữa thầy giám thị lên, tao trả đũa cho mà xem. - Dung dọa laị

Vân nhướng hai mắt tròn xoe:

- Ăn mặc thế này bê bối ở cái chỗ nào đâủ

- Đó, áo của mi không mang phù hiệu trường!

- Ơ, ơ! - Vân nhìn vào áo đoạn nói - có gì đâu đợi tí nữa lấy chút mực xanh bôi lên, không lẽ bà giám thị dán cả mắt lên ngực để nhìn xem phù hiệu vẽ hay thêu hay sao mà sợ?

- Mầy thì chỉ tối ngày ăn hiếp bà giám thị cận, coi chừng bả không để cho mầy yên đâu! - An nóị

- Tao không sợ, bà ta với tao bồ mà - Vân đáp - nếu bả bắt bí tao, tao sẽ mang chuyện ngày hôm qua bắt gặp bả cặp tay bồ đi xem hát, nhất định bà ta sẽ tha tao ngaỵ

- Bả có bạn trai thật sao mậỷ - An hỏị

Vân đáp:

- Thật mà, tao còn nghe nói đã đính hôn xong, nhưng dù sao bà ta cũng đẹp đấy chứ. Ai như cái bà Tổng giám thị, mặt mày nhăn nhó một cách vô trật tự lại mập nhự ...

Dung cướp lời:

- Thôi chứ, diễn tả từ ngữ đẹp một chút có được không?

- Đẹp là đẹp thế nàỏ - Vân cong cớn - Có lẽ chỉ có mày mới biết thế nào là đẹp thôi, tối ngày cứ lo thơ với thẩn, này trăng, này sao, này hoa bướm ....

- Thôi! thôi, nói thế chưa đủ saỏ - Dung hỏi

Vân vẫn không thôi:

- Mày mà có xử đẹp cách mấy đi nữa, kỳ học này đụng ông Nam, nhất định ông ta cũng không để mày yên đâụ Văn phòng nói vụ ông "Động Đất" bị ngưng chức, phần lớn cũng tại màỵ

- Tại sao lại tại taỏ - Dung cãi lại - tao chỉnh ông ta đọc sai giọng một vài chữ, ai biểu ổng quê hóa giận, chửi tao làm chi!

An thắc mắc:

- Sao tao nghe ai cũng nói ông Nam dạy giỏi, ổng giỏi ở chỗ nào đâu, tụi bây biết không?

Vân đáp:

- Năm rồi nghe đâu lớp ông ta phụ trách đều đậu cả lên đại học, do đó tên tuổi ông ta nổi như cồn. Cũng vì vậy mà sinh ra những điều rắc rốị Như giáo sư Minh cảm thấy mất mặt, thầy Tào lớp đệ nhất Nhân cũng thế, bực mình vì mãi nghe các nữ sinh ca tụng thầy Nam, ông ta dậm giầy cồm cộp vừa đi vừa phân trần, nào là thuở xưa khi còn trong quân ngũ chỉ huy binh sĩ, đánh giặc giỏi ra sao, thế mà bây giờ bị bọn nhóc chọc quệ

Vân vừa nói vừa khua tay khua chân khiến cho mọi người cùng cườị Dung bảo:

- Thôi! thôi đừng chọc cười nữa, váy mày dính đầy phấn kia kìạ

- Đâủ - Vân vừa nói vừa nhìn xuống - Ờ, tại lúc nãy chùi bàn đấy, bàn gì mà đầy phấn lại không có giẻ để chùi, tao tạm thời lấy váy chùi đỡ vậy mà.

Đang nói, Vân bỗng như sực nhớ một điều gì, la lớn:

- Chết chửa, tí thì quên rồi, tao ra đây rủ mày đến phòng số hai, hồi sáng tới giờ tao chưa ăn gì hết, bây giờ nhạc đang bắt đầu hòa tấu trong bụng, không ăn không được, đi với tao Dung.

Trong trường không hiểu vì một duyên cớ gì, các nữ sinh dùng danh từ số một để chỉ phòng vệ sinh, và phòng số hai để chỉ quán ăn. Mỗi lúc giờ chơi thì nơi bận rộn nhất là hai nơi nàỵ

- Thôi tao không đi đâu, tao không ưa ăn vặt.

Dung không đi mà vẫn ngồi trên ngạch cửạ

- Mày không đi à? Phải mà, nếu là con An mời, chắc mày đi ngay cho mà xem. - Vân xỏ xiên.

- Thôi bà, tôi đâỵ - Dung sửa lại quần áo cho thẳng nếp xong quay sang An - Đi luôn cho vui An?

- Không, tao không đi đâu, tụi bây đi đị - An đáp.

Vân lôi Dung chạy đến cầu thang và đi xuống lầụ Quán ăn nằm ở tầng dưới cùng. Từ dưới cầu thang, một cô bé mang kính cận tên Yến, vừa đi lên vừa chăm chú nhìn vào quyển Văn Phạm Anh Văn. Vân đến cạnh và hù to một tiếng, khiến cô ả giật mình:

- Đồ quỷ, cũng mày, chuyên môn ghẹo phá người khác.

- Yến ơi, mày học vừa thôi chứ, học quá, đến khi tốt nghiệp xong tao sợ mày giống hệt ông mù cho mà xem. - Vân ghẹọ

Dung vội lôi Vân đi:

- Lải nhải mãi, đi nhanh lên chứ!

Trong khi Yến tiếp tục nâng quyển sách lên ngang mắt. Vân bảo Dung:

- Tao không hiểu sao con Yến nó lại học chăm thế. Tao thì mỗi khi mang sách lên lầu, xuống lầu, lại quên đi một ít. Sợ năm nay, tao lại thi hỏng vào đại học mất.

Dung an ủi bạn:

- Mày đừng lo, tao biết mày thông minh, chắc sẽ đậu, chỉ có tao nè, mới đáng lọ Toán thì quá dốt, nên tao không biết phải làm thế nào bây giờ. - Dung cảm thấy buồn bã khi nghĩ lại chính mình - chắc chắn tao sẽ hỏng lên đại học. Mẹ tao bảo giòng họ Giang của tao không thể có những đứa con thi rớt lên đại học được. Các em tao học xuất sắc, còn tao mỗi năm đều phải thi lại, mẹ tao rất xấu hổ vì tao, nếu năm nay lại rớt chắc có lẽ độn thổ mất.

- Thôi đừng bàn đến chuyện thi cử nữa, nghe đến là tao thấy nhức đầu, dù sao cũng còn đến cả năm trời nữa lận, lo gì! Bây giờ tao ăn xúc xích, mày ăn gì?

Quán ăn tràn ngập những người, Vân một thân tả xung hữu đột mới tiến được đến quầy hàng một lúc sau mang ra hai thỏi xúc xích. Dung chỉ lấy nửa thỏi vừa đi vừa ăn với Vân.

- Mày lại buồn nữa rồi, ráng mà vui lên chớ - Đoạn Vân chọc bạn - Tao thấy nếu gương mặt ủ dột của mày mà vui lên tí thì có lẽ mày sẽ là đứa dễ thương nhất thế giới nàỵ Tao rất ghét cái buồn, mày lại không chịu bắt chước tao, việc gì quan trọng lắm thì cũng để sang một bên chớ. Tao thích câu nói của Pascal sau đây vô cùng "Ngày mai tôi sẽ nghĩ lại, vì biết đâu ngày mai lại chẳng khác hơn ngày nay". Mày thì cái gì cũng được, chỉ có bộ mặt đưa đám của mày là khó coi thôị

Dung thẫn thờ nhìn sang hàng cây soan ngoài công viên, lời nói của Vân mơ hồ không vào tai nàng. Việc thi cử lên đại học làm nàng phân vân. Một đôi bướm cánh đen bay lượn trên hàng hoa soan, Dung thẫn thờ nhìn theo cho đến khi đôi bướm đuổi nhau qua trường, để lại những đóa hoa tươi nồng rực nắng. Quên cả ăn xúc xích, Dung thầm nghĩ:

- Nếu không có những sách vở nặng nề mệt nhọc thì cuộc đời sẽ thích thú biết baọ

Tiếng chuông reng báo hiệu giờ cử hành lễ nhập học đã điểm. Dung hoảng hốt bỏ vội mảnh xúc xích còn lại vào mồm.

- Đến lễ đường nhanh lên, giờ khai mạc đã bắt đầu rồi kìạ

Vân cũng vội vã ngốn phần xúc xích thừa còn lại, cùng Dung đến lễ đường.

Trước cổng lễ đường, hai vị giám thị và Tổng giám thị cầm sổ đứng hai bên cổng, ghi phạt các nữ sinh bê bối như không mặc đồng phục, giầy vớ không đúng luật, tóc để quá dài, không mang phù hiệu ... Vân vừa trờ đến cửa thấy thế vội vã quay đầu về hướng thang lầu chạỵ

- Vân! chạy đâu đó. - Dung hỏị

- Tao quên vẽ phù hiệu!

Tiếng của Vân la quá to khiến vị Tổng giám thị ở cổng đã nghe thấy, gọi giật:

- Vân! đứng lại!

- Thưa cô không được ạ! - Vân ngoái cổ lại đáp - Em mắc đi cầu quá, chút xíu em sẽ trở lại đứng sau!

Bà Tổng giám thị nhìn theo bóng Vân đoạn quay sang bà giám thị bên cạnh lắc đầu:

- Nó là con quỷ phá nhất trường đấy!

Vị giám thị nhìn về hướng Vân, bà khẽ mỉm cười, để che dấu nụ cười của mình trước những cặp mắt nữ sinh, bà đánh trống lảng:

- Dung, đi nhanh lên chứ, sao lại chậm như rùa thế kia!

Dung nhìn bà cười nhẹ, nụ cười đến với vẻ trầm lặng dễ thương khiến bà không thể không vui được. Dù sao đi nữa bà cũng không có vẻ quá nghiêm khắc của bà Tổng giám thị, lý do là tuổi tác của bà rất gần với họ, bà yêu các nữ sinh nhỏ bé, vì đã nhìn thấy từ họ những nét xa xưa của mình khi còn là cô học trò nhỏ thuở ấy, bà cũng từng phá phách còn hơn Vân ngày nay nữa là khác.

Lễ khai giảng đã bắt đầu như thường lệ, kéo dài trong không khí nhàm chán. Bà hiệu trưởng, bà tổng giám thị, quý vị giáo sư ... mỗi người đọc một bài diễn văn dài thậm thượt, nhất là bài diễn văn của tổng giám thị, có thể nói, trước khi bà đọc ra, các nữ sinh thuộc làu làu, nào là ăn mặc phải nghiêm chỉnh, siêng học và giữ gìn sức khoẻ ...

Sau cùng buổi lễ cũng chấm dứt, các nữ sinh ùa ra như làn sóng dữ, tiếng la hét, nói cười ... làm ồn cả lên. Dung và An sánh đôi nhau ra khỏi lề đường. An nói, Dung cười, hai đứa tiến về phía thang lầụ Từ phía sau, tiếng một cô vọng lại:

- Dung ơi! lớp tụi bây sướng quá nhe!

Dung quay lại, thì ra là Qủi Nhược Lan, cô bé học lớp đệ nhất Nhân.

- Tại sao lại sướng? - Dung hỏị

- Chớ bây không biết chuyện thầy Nam gây sóng gió ra sao à? Lớp tao thầy Tào tức ghê đi, lúc nào ổng cũng hối tiếc thời vàng son của mình nhưng dạy lại không có một sáng kiến mới mẻ nào cả thật chán. Năm ngoái lớp nào cũng giành thầy Nam và thầy Giang. Năm nay cũng sôi nổi không kém.

Dung nói:

- Theo ý tao thì giáo sư phải hướng dẫn học sinh một mạch từ lớp đệ tam lên đệ nhất, đừng có sự thay đổi giáo sư, như thế vừa đỡ rắc rối vừa tạo được niềm thông cảm giữa thầy và trò.

- Đâu có được mậỵ - Lan đáp - Thầy Nam cũng như thầy Giang, ai lại chịu xuống lớp đệ tam dạy cho màỵ

- Hứ! Giáo dục chớ nào phải cái chi đâu mà phải phân biệt cao thấp. Tại sao dạy đệ nhất được mà không thể dạy đệ tam chứ? - Dung cãi lạị

Lan nói:

- Sự thật ra mà nói, thì tại quan niệm của nhà trường không đúng. Ai cũng cho là dạy đệ tam không nổi danh. Ai ai cũng dành dạy đệ nhất, làm như chỉ có dạy đệ nhất mới trí thức mà thôị Giáo sư thì ông nào ông nấy, bề ngoài thì làm vẻ thân thích nhau lắm, nhưng trong bụng lại xem nhau như kẻ thù. Thầy Nam khi mới đến trường ta, bà hiệu trưởng cho dạy lớp đệ nhị, sau một niên khóa thầy được đề cử lên dạy lớp đệ nhất, điều này khiến các giáo sư đệ nhất khó chịu vô cùng. Nhưng dù sao, bà hiệu trưởng cũng có mắt nhìn người lắm, ông Nam ổng có thực tài đó chứ.

Đang lúc mọi người vừa đi vừa nói, thì Vân từ dưới thang lầu mang cà mèn cơm, hấp từ nhà bếp còn nóng hổi, như cơn giông bão chạy vọt lên, vừa chạy vừa la:

- Tại sao chúng bây đi mà không đợi tao vớỉ - Nhìn sang chúng bạn Vân hỏi - Ủa, tụi bây không mang cơm lên à? Hôm nay không có người trực mang lên đâu nhé!

Dung đáp:

- Tao có mang theo nhưng không hâm lạị

- Còn tao lại quên không mang lên rồị - An bảo - Nhưng không sao đâu giờ còn sớm chán, mới mười một giờ mà ăn cơm chi, để tí mữa xuống mang lên ăn cũng chẳng muộn.

Theo quy luật của nhà trường, vì muốn tránh tình trạng giao du thân mật của các nữ sinh và các nam sinh trường bạn, nên không cho phép các nữ sinh về nhà ăn cơm trưa mà phải mang cơm theo mỗi sáng khi đi học. Để tránh cơm nguội, nơi nhà bếp của nhà trường có sẵn những chiếc nồi to cho từng lớp một. Mỗi sáng, các cô chỉ cần mang phần cơm riêng của mình, đặt vào nồi của lớp mình, thì đến trưa sẽ có người trực xách giỏ mang cơm đến tận lớp cho mỗi cộ

Vân phân bua:

- Tao muốn tiết kiệm sức lao động và thời giờ, nên sẵn dịp xuống lầu lấy luôn cơm lên, vừa lót đầy dạ dầy, vừa khỏi mất công phải xuống thang lầu lần thứ haị

Dung trêu:

- Mày lại đói nữa rồi saỏ Lúc nãy mấy miếng xúc xích chui đi đâu mất tiêu rồỉ

An cướp lời:

- Nó đã cho vào miệng chó rồi!

Vân tức giận:

- Mầy hư lắm rồi An ạ, con Dung nó dạy hư mầy, để tao dạy mầy lại mới được.

Vừa nói Vân vừa xông đến An. An tuy to con nhưng cũng khá nhanh nhẹn, lách mình tránh được, Vân chụp hụt trật chân, giáng tay xuống cầu thang, cà mèn cơm chạm vào tay làm Vân bị nóng buông ra khiến phần cơm từ lầu ba rơi nhanh xuống đất. Tất cả chúng bạn được dịp cười tọ

- Thôi làm ơn xuống đất lượm nhanh lên đi cô nương, xem kỹ coi giây buộc còn chặt không, nếu không thì bụng đành chịu đói vậỵ

Vân nhón chân nhìn xuống đất thở dài, uể oải đi xuống cầu thang, vừa đi vừa ngoái cổ lại dọa Dung:

- Lát nữa rồi mầy sẽ biết tay taọ

- Cái gì? Đâu phải lỗi tại tao - Dung cự nự.

- Nhưng mầy có dự phần vàọ

Vân vừa đi vừa nói, Dung che miệng nói vói theo:

- Thôi đi chầm chậm vậy cô, lát nữa lại đâm xả vào người ta bây giờ.

Cả bọn cười ngặt nghẽo trong khi bóng Vân khuất dần bên dưới cầu thang.

<< Chương 2 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 715

Return to top