Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 47387 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN
Hoàng Trọng Miên

Chương 19

Phòng khánh tiết toà đô sảnh phấp phới những lá cờ xanh vòng, tròn trắng của Phụ nữ liên đới trong kỳ đại hội lần thứ hai. Nhân danh chủ tịch sáng lập, Trần Lệ Xuân ngồi trên chiếc ngai bọc nhung đỏ của đệ nhất phu nhân, nhắn nhủ cùng hàng trăm các cô các bà Bộ trưởng, giám đốc, dân biểu tướng sĩ… thuộc phong trào:

- Uỷ ban văn hoá của phong trào Phụ nữ liên đới có trình cho tôi hay rằng mốt y phục Việt Nam hình như bắt đầu "loạn" và những nhà tồn cổ buộc tôi phải chịu trách nhiệm là vì chẳng những tôi đã tung ra mà còn chính thức hoá mốt hở cổ phỏng theo các kiều của đồng bào thiểu số Rhadé và Chàm, cùng mốt quần màu. Nhân dịp này tôi xin nhắc lại rằng tôi không hề có ý định lăng xê mốt và cũng không hề muốn tỏ ra kỳ dị hơn người. Tôi cũng muốn đề nghị cùng chị em vài kiểu áo hở cổ, không phải bắt chước ngoại quốc, mà chính là phỏng theo kiểu xưa của Việt Nam và hiện đang thông dụng ở các sắc dân Cao nguyên.

Lệ đang hứng chí nói về mốt áo hở cổ, thì nghe có tiếng ồn ào bên ngoài cửa phòng họp, văng vẳng những lời chu chéo:

- Con đĩ nào bắt đuổi chồng tao! Trả chồng cho tao?

Hai nữ bán quân sự mặc đồng phục xanh đứng ở cửa cố sức ngăn cản thiếu phụ vận áo hở cổ, phấn son lộng lẫy, giận dữ kêu la muốn xông vào phòng khánh tiết.

Trung tá nội an phó đô trưởng níu lấy tay người đàn bà lồng lộn bị đẩy ra, túng thế phải ôm choàng lấy có bà giữ lại, miệng van xin:

- Bà bớt nóng, tôi xin bà đừng la lớn! Bà cố vấn đang diễn thuyết mà!

- Vô biểu bà cố vấn là con đĩ nào bắt chồng tao đưa đi đâu thì phải trả lại chồng cho tao!

Cao Xuân Vỹ, thủ lãnh Thanh niên cộng hoà từ ngoài chạy vào nhận thấy chị ruột bà cố vấn - Lệ Ngọc đang dằng co la lối với trung tá Nội an và hai nữ cán bộ bán quân sự muốn gây náo động, vội lách vào trong chạy đến diễn đàn, ghé nói nhỏ với Lệ:

- Bẩm bà cố vấn, có bà Lệ Ngọc đến gây sự đòi chồng ở ngoài kia, thưa bà cố vấn dạy cho chúng con phải đối phó ra sao?

Đôi mày ngài dựng ngược, Lệ quắc mắt bảo Cao Xuân Vỹ:

- Cứ việc thẳng tay lôi cổ đi. Tuỳ nghi mà đối phó, đừng ngại gì!

Được lệnh đệ nhất phu nhân, Cao Xuân Vỹ hối hả chạy ra, thấy Lệ Ngọc vẫn làm dữ vùng vy trong tay trung tá Nội an phó đô trưởng đang ôm chặt cchân giữ lại, liền tiếp tay đẩy mạnh nàng ra ngoài rồi chụp lấy tay mà lôi đi xềnh xệch mặc cho Lệ Ngọc kêu gào:

- Bỏ tao ra! Bảo con đĩ bà cố vấn chúng mày trả chồng lại cho tao!

Thấy viên thủ lãnh Thanh niên cộng hoà ra tay một cách quyết liệt trung tá Nội an hiểu là có lệnh bà cố vấn rồi, bèn xúm lại đẩy Lệ Ngọc chúi nhủi lên xe, đóng sập cửa lại.

Cao Xuân Vỹ cùng với trung tá Nội an ngồi ở băng sau giữ chặt lấy Lệ Ngọc và hai vệ sĩ võ trang tiểu liên lên đằng trước, rồ máy cho xe chạy.

- Các người chở tôi đi đâu?

- Bà cố vấn ra lệnh cho chúng tôi đưa bà trở về Đà Lạt.

- Không! Tôi không về Đà Lạt đâu! Thả tôi ra! Để tôi đi kiếm chồng tôi!

Mặc cho Lệ Ngọc la lối, xe vẫn chạy, trung tá Nội an nói:

- Chồng bà hiện đang ở bên Pháp, có ai giam giữ gì đâu mà bà đòi hỏi?

- Sao, con đĩ nó trục xuất chồng tôi qua Pháp rồi sao?

- Luật sư Nguyễn Hữu Châu đã tự ý qua Pháp lâu rồi chớ có trục xuất gì đâu mà bà nói lạ vậy?

- Không, không phải luật sư Châu! Tôi hỏi Emile, người yêu của tôi kia, lúc này ở đâu?

Cao Xuân Vỹ mỉa mai:

- Chúng tôi có biết người yêu của bà bao giờ đâu?

Lệ Ngọc lại vùng lên, chu chéo:

- Bỏ tôi ra! Thả tôi xuống đây! Các người không có quyn đưa tôi về Đà Lạt? Tôi phải tìm cho ra Emile? Thằng nào, con nào bắt giam Emile rồi sẽ biết tay tao!

Cao Xuân Vỹ vẫn giữ chặt Lệ Ngọc, đưa mắt ra dấu cho trung tá nội an nhấn mạnh ga, mở tốc lực cho xe chạy trên xa lộ đưa về hướng miền Trung.

 

Như chúng ta biết Bộ trưởng Nguyễn Hữu Châu không chịu nổi được người vợ quá quắt và bà em vợ cậy quyền đã tìm đường cao chạy xa bay sang Pháp trong lúc Lệ Ngọc vẫn nắm giữ tài sản của họ Nguyễn, với tư cách là vợ chính thức, để nuôi dưỡng một gã tình nhân người Pháp làm nghề hướng dẫn săn bắn ở Cao Miên, tên Emile. Gã đã có vợ người Cambodge và có một đứa con trai sống ở Nam Vang. Từ ngày lọt vào mắt xanh của Lệ Ngọc, Emile bị giữ chân luôn ở Đà Lạt, tại biệt thự của tình nhân. Lệ Ngọc không cho gã rời một bước, sống công khai như vợ chồng.

Thấy bà chị có những hành động quá trắng trợn, Lệ nhờ bà đì bí thư lựa lời can ngăn thì Lệ Ngọc mỉa mai nói:

- Đời tư của tôi can cớ chi đến nó? Dì về biểu nó rằng nó có cả tá tình nhân thì sao? Không phải nó làm bà cố vấn, ở với Tổng thống mà bắt nạt được tôi!

Lệ sôi người lên khi nghe thuật lại lời lẽ thách thức của chị, liền ra lệnh cho trung tá nội an dời Emile về Sài Gòn, rồi bắt lên xe chở đến biên giới Miên Việt - trục xuất gã ra khỏi miền Nam… Lệ Ngọc không thấy tình nhân trở về, đổ xuống Sài Gòn đi tìm, biết đã bị em gái mình bắt liền xông vào dinh Gia Long bị lính gác lễ phép mời ra, Lệ Ngọc giận dữ đến Toà đô chính giữa lúc đệ nhất phu nhân đang chủ toạ đại hội Phụ nữ liên đới, phăng phăng vào để gây sự, những tưởng làm dữ để buộc em gái phải trả lại tình nhân song lại bị bắt trở về Đà Lạt.

 

Không thể vùng vầy, kêu gào mà thoát được, Lệ Ngọc đổi thái độ trở lại dịu ngọt để trung tá Nội an và thủ lãnh Thanh niên cộng hoà đưa về nhà. Tới Đà Lạt, xe hơi chở thẳng nàng đến một biệt điện, đưa vào phòng riêng khoá cửa lại, có người canh gác bên ngoài.

Mặc sức cho nàng la hét, chửi mắng, phá phách, cửa phòng vẫn khoá chặt. Một vệ sĩ đi lại bên ngoài canh chừng nàng, nhìn qua song sắt cửa sổ. Qua mấy giờ bị giam cầm, Lệ Ngọc lồng lộn lên, khóc lóc, kêu gào, và cuối cùng lấy chiếc kéo cắt móng tay trong ví ra cắt gân ở cổ tay, máu tuôn xối xả. Thấy chị bà cố vấn liều mạng tự sát, người lính gác tri hô lên, trung tá Nội an vội chở Lệ Ngọc vào bệnh viện cứu chữa.

Bác sĩ băng bó cầm được máu và tiêm thuốc ngủ cho Lệ Ngọc khỏi vùng vẫy kêu la. Đến đêm, vào độ 10 giờ, Lệ Ngọc tỉnh dậy không thấy ai canh gác bên mình, bèn lẻn trốn ra ngoài về thẳng nhà, lái xe hơi đi Sài Gòn. Trung tá nội an và Cao Xuân Vỹ đang ngồi ăn trên khách sạn bên bờ hồ Lang Biang, được tin cấp báo Lệ Ngọc đã thoát khỏi bệnh viện, lập tức kêu điện thoại cho cảnh sát yêu cầu chặn đầu đường về Sài Gòn để đón giữ "chị bà cố vấn lại". Nhưng Lệ Ngọc đã ra khỏi thành phố rồi…

Cao Xuân Vỹ lắc đầu than:

- Bà ta đang bị thương, lại ban đêm mt mình lái xe trên đường đèo núi nguy hiểm, nếu xảy ra chuyện rủi ro gì thì chúng mình bị bà cố vấn quở chết?

Trung tá nội an nói:

- Phải đuổi theo mới được! Dù sao bà ta cũng là chị bà cố vấn, chúng mình phải chịu trách nhiệm.

Hai người cùng kêu khổ, bỏ dở cả bữa ăn và tiếc rẻ cuộc du hí dự định trong đêm, miễn cưỡng ra xe với một kẻ hộ vệ mang súng tiểu liên trở về Sài Gòn. Mặc dù đêm tối đường dốc quanh co, chiếc xe vẫn phóng xả tốc lực cố đuổi theo cho kịp Lệ Ngọc.

Cao Xuân Vỹ không ngớt miệng lo ngại mỗi lần xe lao mạnh xuống đèo, sợ đâm thẳng xuống vực núi. Trung tá nội an lầm lì ngồi bên cạnh tài xế buột miệng than:

- Bà Lệ Ngọc mà gặp tai nạn gì đêm nay thì nguy cho tôi trước!

Cao Xuân Vỹ sốt ruột hỏi:

- Sao lại nguy cho anh trước?

- Thì tôi mới nhậm chức phó đô trường Sài Gòn, đang được bà cố vấn che chở… mà chỉ có việc giữ chừng chị bà cố vấn không xong, có phải là nguy không?

- Có phải nguy cho một mình anh đâu! Tôi cũng lo cho chức thủ lãnh thanh niên của tôi lắm! Cầu xin ơn trên phù hộ cho bà Lệ Ngọc tai qua nạn khỏi, không thì chết chúng mình cả lũ?

Hai người phập phỗng nghĩ đến địa vị của mình đang bị đe doạ càng giục tài xế cho xe chạy mau, hy vọng đuổi kịp xe Lệ Ngọc.

Nhưng vẫn không đuổi kịp.

Về đến Sài Gòn, nàng thẳng tới khách sạn ở cuối đường Tự Do đã thuê từ hôm trước. Sáng hôm sau, Lệ Ngọc xồng xộc đến bộ nội vụ hỏi tin tức tình nhân. Không được trả lời, nàng la lối ầm ĩ luôn miệng nhắc đi nhắc lại:

- Con đĩ nào ra lệnh cho các người bắt giữ chồng tôi?

Từ Bộ trưởng đến nhân viên, mọi người đều ngao ngán thấy thiếu phụ sắc diện giống bà cố vấn Tổng thống, trang phục lộng lẫy, thái độ gây gổ giận dữ, không ngớt mồm xúc phạm đến đệ nhất phu nhân. Gây náo động một hồi ở bộ Nội vụ, Lệ Ngọc đi thẳng vào dinh Độc Lập nhất quyết đòi gặp bà cố vấn.

Nghe trung. tá nội an và Cao Xuân Vỹ báo cáo mọi việc xảy ra, đệ nhất phu nhân không khỏi e ngại bà chị liều lĩnh nên cố tránh không tiếp, đồng thời đánh điện cho bà mẹ đại sứ ở Mỹ về ngay Sài Gòn.

Ba hôm sau bà Trạng Trần từ Hoa Thịnh Đốn đáp máy bay về, đứng ra thu xếp ngăn không cho Lệ Ngọc gây "xì-căng-đan" nữa bằng cách đem nàng theo ra nước ngoài.

                                        ***

 

Lệ vừa thoát khỏi nạn bà chị thì tới phiên cậu em trai khoác áo luật sư Trần Văn Khiêm cậy vào thế lực bà chị cố vấn thường bày mưu làm tiền bằng cách doạ nạt, gán tội chính trị cho các thương gia giàu có ở Chợ Lớn. Một hôm say rượu ở hộp đêm về Khiêm lái xe hơi chạy mau trong thành phố, cán chết một người đi đường rồi bỏ chạy luôn vào dinh Gia Long. Lệ phải can thiệp để cứu người em trai khỏi tội sát nhân, theo cuộc điều tra của cảnh sát công lộ.

                                        ***

 

Mồng hai tết năm ấy cựu đế đô bỗng tưng bừng rộn rịp khác thường. Phi trường Phú Bài tới tấp những chuyến bay từ Sài Gòn ra, chở đầy những nhân vật của chánh quyền. Nhiều đoàn xe hơi nối đuôi nhau chạy về thành phố Huế. Những Bộ trưởng, giám đốc, dân biểu, tỉnh trưởng, tướng lãnh… cùng các đại diện Cần Lao, cách mạng quốc gia, Phụ nữ liên đới, các nhân vật đều kèm theo phu nhân, trịnh trọng mang lễ vật đổ xô về phía Phú Cam.

Anh em họ Ngô cùng với đại gia đình đã tế tựu đông đủ tại tư dinh bên bờ sông Bến Ngự.

Lễ tế sống bà cụ anh em nhà Ngô được bọn thuộc hạ tâng bốc là "quốc mẫu" cử hành vào dịp đầu năm. Tất cả văn võ bá quan triều Ngô đều đủ mặt, đứng xếp hàng nối đuôi nhau ở hàng hiên tư dinh lãnh chúa miền Trung, lần lượt mang lễ vật vào đại sảnh.

Cụ cố bà ngồi ngửa dựa trên chiếc ghế bành bọc gấm lim dim đôi mắt, từng lúc thiếp đi vì tuổi già chín mươi, mệt nhọc, nghễnh ngãng. Đứng kế bên cạnh cố bà là đệ nhất phu nhân và năm anh em họ. Ngô, giám mục, cố vấn, đại sứ, Tổng thống xênh xang trong áo đại lễ cổ truyền, nhận lễ. quỳ lạy chúc thọ của văn võ bá quan. Các mâm lễ vặt nối đuôi nhau đội đầu lom khom đưa vào, đặt xuống trên chiếc kỷ phủ gấm đỏ, trước mặt cố bà và anh em họ Ngô. Sau các quan văn, đến các quan võ, theo thứ tự sắp hàng dài nghe đọc văn tế gồm những lời chúc tụng đề cao công đức cố bà đã sinh ra năm anh em họ Ngô, ca ngợi Ngô Tổng thống có chân mạng đế vương, Ngô giám mục, Ngô cố vấn, Ngô lãnh chúa, Ngô đại sứ và đệ nhất phu nhân, mỗi người một vẻ, xứng đáng là dòng họ đại gia.

Trong khi đám thuộc hạ, công thần họ Ngô tế sống "quốc mẫu" giữa không khí tưng bừng đại lễ, Lệ đứng mãi cạnh mẹ chồng đã mỏi chân bèn lẻn vào trong. Nàng thoáng thấy vị tướng tình nhân cũ bấy lâu xa cách, bèn nhắn gọi vào tư phòng để hò hẹn. Tướng Đôn bị đuổi ra miền Trung, đặt dưới quyền Ngô lãnh chúa theo mật lệnh của Ngô Đình Nhu để chia ngăn đệ nhất phu nhân.

Trong thời gian ở Huế, tướng Đôn không còn liên lạc được với Lệ, bắt tình với một nữ dược sư xinh đẹp ở cựu đế đô. Lệ được báo cáo về việc này không khôi sinh lòng ghen ghét. Nay có dịp gặp lại tình nhân, Lệ hẹn tướng Đôn đem quân hộ tống cho nàng đi xem lăng tẩm…

 

Không thể nào cãi được ý muốn của bà cố vấn, tướng Đôn liền ra về huy động một tiểu đoạn đi bố trí canh phòng những nơi hiểm yếu để dọn đường cho đệ nhất phu nhân du ngoạn.

Trong cảnh mừng xuân ở dinh đồi thông Vọng Cảnh, nhìn xuống dòng sông Hương chiếu hôm ấy, Lệ lộng lẫy trên xe hơi bước xuống đã thấy tướng Đôn đợi sẵn. Với tư cách tư lệnh vùng I chiến thuật tướng Đôn đích thân hộ tống bà cố vấn đi viếng lăng Gia Long Trên chiếc thuyền đưa qua bên kia sông, thở không khí ấm áp từ mặt sông Hương đưa lên, Lệ ngồi đối diện tướng Đôn như một đôi tình nhân đi ngắm cảnh quên tất cả những ràng buộc địa vị mà chỉ còn nghĩ đến yêu đương. Theo con đường sỏi đỏ, dưới hai con đường thông lấp lánh nắng chiều xuân, Lệ sánh vai cùng tình nhân bảo tìm một nơi thật vắng vẻ tâm sự…

Tướng Đôn ra lệnh cho mấy sĩ quan tuỳ tùng ở ngoài cửa lăng, để một mình đưa Lệ vào bên trong.

Giữa cảnh tôn nghiêm vắng vẻ của lăng tẩm vị hoàng đế sáng lập nhà Nguyễn, Lệ cùng tình nhân võ biền sống lại những giây phút say sưa…

Tướng Đôn liếc nhìn chung quanh đám tuỳ tùng đã khuất sau thành cửa tam quan, thấy người yêu hớn hở, lộng lẫy uy nghi trong chiếc áo vàng màu hoàng yến, tưởng chừng như mình đang nắm tay một vị công chúa của một thời xa xưa nào, bỗng câu hỏi bằng tiếng Pháp của đệ nhất phu nhân lôi y về thực tại:

- Nghe nói bấy lâu ở đất này ông có cả một cung viện đầy mỹ nữ để hưởng lạc phải không.

Tướng Đôn cười đáp:

- Không, bà cố vấn nghe báo cáo lầm đấy!

Lệ trỏ một ngón tay vào mặt tình nhân:

- Tôi chỉ cho một mồi lửa là tam cung lục viện của ông cháy sạch sành sanh?

Quàng lấy vai người yêu kéo sát vào mình, tướng Đôn giở giọng tán tỉnh:

- Từ độ bị đày ra đây tôi không ngớt tưởng nhớ những ngày gần nhau ở trong Nam.

Lệ nguýt dài:

- Thòi đừng đóng vai Sở khanh nữa, vậy bà dược sư ở cầu Tràng Tiền bỏ cho ai?

Nghe nhắc đến tình nhân xứ Huế, tướng Đôn không khỏi giật mình, chối đây đẩy:

- Không bà dược sư vào? Chỉ nói bậy!

- Thôi, đừng khéo chối?

Rối Lệ đừng bước, thóc lên ngồi trên đầu con rồng đá trước lăng:

- Lo mà đền tội đi!

Chốn u nghiêm lăng tẩm vị Cao hoàng sáng lập nhà Nguyễn bỗng phải chứng kiến một trò bất ngờ. Người cung phi già giữ lăng lặng lẽ như các pho tượng ở sân chầu trước ngôi mộ, thường ngày lo việc hương khói ở ngôi đền vừa đi về ngang lăng, mỏi lưng ngồi tựa dưới chân con ngựa đá, màu áo khói nhang lẫn với mặt dá rêu phong. Nghe tiếng cười văng vẳng, bà phi già ngước lên nhìn không thấy ai, ngờ là mình lãng tai, ngó lại thấy đầu con rồng chầu phủ vẳng tưởng là ánh nắng phản chiếu nhưng rồi gió thổi phất phơ, mới nhận ra là tà áo đàn bà. Bà phi nhẹ bước lại gần, ngạc nhiên rồi sững sờ thấy quần áo đàn bà và đàn ông vắt ngang mình rồng và chết lặng người đi thấy hai người…

Thấy mình già yếu không làm gì được kẻ xúc phạm đến tôn lăng, bà phi tức giận vơ lấy hết quần áo vắt trên con rồng đá ôm vứt xuống hồ sen trước sân chầu.

Tướng Đôn đến lúc quay ra không còn trông thấy quần áo đâu nữa, vụt đứng lên. Nhìn lại chung quanh, không một bóng người mà áo quần bỗng biến đâu mất, tướng Đôn cho là gió thổi bay ra ngoài, bước lại phía con rồng trông tìm.

Không thấy gì, tướng Đôn nhìn lại mình tồng ngồng trơ trụi và tình nhân không một mảnh vải che thân đâm hoảng kêu lên:

- Chết rồi! Ai lấy mất quần áo đâu rồi.

Lệ còn đang đờ đẫn, nghe nói thế cho là người tình muốn đùa, nhưng nhìn lại vẻ mặt lo ngại của tướng Đôn, nàng giật mình ngồi lên. Thấy tướng Đôn tồng ngồng chạy quanh kiếm tìm đào dác, Lệ không khỏi tức cười, cất tiếng khanh khách. Nghĩ là tình nhân đã giấu cất quần áo để gạt mình cười chơi, tướng Đôn trở lại cạnh Lệ, gượng cười hỏi:

- "Toa" để đâu rồi, đi lấy mà mặc vào chớ? Lỡ sĩ quan đợi ở ngoài lâu, vào đây tìm thì sao?

Qua cơn cười, Lệ mới nhận thấy tất cả sự nguy biến của việc mất hết quần áo trong lúc này. Hai người đổ xô đi kiếm chung quanh lăng, cho là đã bị kẻ tinh nghịch đem giấu đi. Lệ bực tức gắt gỏng:

- Đã biểu toa cho quân đi dọn đường trước không để cho ai được léo hách đến, làm sao lại có kẻ lạ mặt vô đây mà lấy quần áo được? Hay là có sĩ quan nào của toa lẻn theo rình trộm rồi đem giấu đồ đi?

Tướng Đôn không biết đối phó ra sao, im lìm trong cảnh tồng ngồng của mình và trần truồng của Lệ, chép miệng than:

- Đầu năm ra ngõ gặp gái, quả là có xui thiệt!

- Toa nói gặp gái nào?

- Không. Moa muốn nói là người mình có tục lệ hay kiêng, mà sáng nay moa vừa ra khỏi nhà thì gặp một bà mặc quần đen, như vậy có phải là năm mới gặp xui không?

Hai người vừa tìm kiếm cãi cọ gần một tiếng đồng hồ cũng vẫn không thấy quần áo đâu. Bà phi già sau lúc vứt bỏ quần áo xuống hồ sen, đã lặng lẽ đi vòng quanh trở về đến phía sau lăng. Lệ bảo:

- Thôi, toa bảo thủ hạ cho mượn đỡ mà mặc thôi.

- Không lẽ moa làm tướng chỉ huy mà bỗng dưng lại hiện ra trần như nhộng trước mắt binh sĩ để hỏi mượn quần áo sao?

- Vậy toa cứ tổng ngồng suốt ngày như thế và để cho moa trơ trụi như vậy mà về nhà.

Cuối cùng tướng Đôn bỗng nghĩ ra một cách là lấy chiếc găng tay độc nhất còn lại của Lệ cầm che phía dưới của mình:

- Toa ở đây, để moa đi xoay quần áo rồi trở lại ngay.

Nói rồi tướng Đôn quay đi, vòng quanh mộ lăng hướng về phía đền.

Bà phi già hộ lăng đang chụm lá thông thổi cơm, thấy một người đàn ông trần trụi hiện ra, một tay bụm che hạ bộ ngượng ngập bước tới, hiểu ngay là kẻ vừa làm chuyện xúc phạm ở chỗ tôn nghiêm.

- Chào bà, bà làm ơn có quần áo cho mượn, bao nhiêu tiền tôi xin trả.

- Tui ở đây coi lăng làm chỉ có áo quần dư? Mà mần răng tết nhứt đầu năm anh lại vô đây mình trần thân trụi như rứa? Bộ bị thua bạc lột hết quần áo phải không?

Trong lăng này, ngoài bà ra, còn có người nào nữa không?

- Còn có một đứa cháu ngoại ở đây với tui, nhưng nó đã về làng dưới ăn tết, ra giêng mới lên…

Tướng Đôn kể lại việc mất quần áo vừa rồi. Bà phi giận vẫn giữ vẻ mặt tỉnh khô, nói:

- Thôi, ông bị con ngựa hầu của đức Cao hoàng rồi!

- Con ngựa hầu nào?

- Con ngựa đá ở sân chầu trước lăng đó! Nó thiêng lắm, ai mà tới đây làm việc bậy bạ thì mần răng cũng bị nó phá. Phải lạy, nó mới tha.

- Nhờ bà giúp tôi lấy lại quần áo thì bảo tôi phải vái hay lạy ngựa đá, voi đá thì tôi cũng nghe theo hết, tôi xin hậu tạ bà nữa.

Bà phi vào đền thắp mấy cây hương rồi trở ra đưa cho tướng Đôn và bảo đi theo mình. Đến giữa sần chầu bà phi trỏ vào con ngựa đá đứng phía sau tượng một quan văn, nói:

- Ông tới vái xin thần mã đi!

Tướng Đôn đành làm theo lời bà phi già, trong khi Lệ thò đầu ra ở thành vòng lăng trên cao nhìn xuống không khỏi ngạc nhiên và buồn cười thấy tình nhân mình trần như nhộng, một tay bụm phía dưới một tay cầm mấy cây hương toả khói, đứng nghiêm cúi đầu trước con ngựa đá với bà phi già một bên.

Tướng Đôn vái xong, bà phi nói:

- Thần mã thường giấu quần áo ở trên ngọn cây hoặc quăng xuống dưới hồ sen, bây giờ. Ông đi kiếm thì chắc thấy. Sau một hồi dớn dác nhìn lên đám cây rồi theo cặp đá bước xuống hồ, tướng Đôn mừng rỡ thấy bộ quân phục của mình và quần áo của bà cố vấn nổi bập bềnh bên ngọn lá sen.

Trước cửa lăng Gia Long, mấy sĩ quan tuỳ tùng không khỏi ngạc nhiên khi thấy vị tướng chỉ huy và bà cố vấn viếng lăng trở về quần áo ướt đẫm.

Tướng Đôn nói cùng sĩ quan hầu cận:

- Bà cố vấn hái hoa hụt tay ngã xuống hồ sen, moa phải nhảy xuống vớt lên ướt cả quần áo!

                                      ***

 

Sự thật về cuộc dạo xuân của đệ nhất phu nhân và người tình võ biền đến tai lãnh chúa miền Trung một tháng sau, theo lời kể lại của bà phi già trong chuyến "cậu" đi câu ở hồ lăng Gia Long. Ngô Đình Cẩn sẵn có ác cảm với chị dâu, đem câu chuyện này nói lại cùng người anh cố vấn.

Trong thời kỳ này, Ngô Đình Nhu bị các báo Mỹ đả kích đang tìm cách đối phó, không còn chú tâm đến chuyện Cẩn kể vì phải còn nhờ tới tài ngoại giao của vợ. Lệ bèn đi lại cùng vị đại diện ngoại giao của nước bạn đã từng tuyên bố "cùng chìm nổi theo chính sách của họ Ngô".

Giữa lúc ấy, không khí dinh Gia Long sôi động lên vì những tin tức bất lợi từ các nơi liên tiếp đưa đến.

Một buổi sáng, Mỹ kiều Gregory, bút hiệu Ngô Nhi chủ bút nhật báo "Times of Vietnam" hớt hải vào báo tin cùng vợ chồng Lệ đang ngồi ở bàn ăn điểm tâm.

- Thưa ông bà cố vấn, nhà tôi vừa lượm được tin là mấy nhà báo Mỹ đang cấu kết với nhau để "chơi" ông và bà cố vấn. Tôi đã điều tra thêm, biết là họ sp tiết lộ về các vụ tiền bạc lộn xộn để hạ uy tín ông bà, tiếp theo những lời tuyên bố vừa rồi tại Mỹ của giám đốc cơ quan ngoại viện.

Lệ cau mày nói với chồng:

- Tôi đã bảo anh coi chừng thằng Vũ Văn Thái mà không nghe. Cứ tin, giao cho hắn làm giám đốc Ngoại viện, để hắn biết rõ hết mọi chuyện về tiền viện trợ, rồi còn cho hắn đi Mỹ để hắn phản lại mình! Không biết ai xui mà hắn vác mặt lên đài vô tuyến truyền hình nói là mình vơ lấy tiền viện trợ để làm tài sản riêng, tố cáo các mánh lới chuyển tiền ra ngoại quốc của mình nữa! Báo chí Mỹ mới nhân cơ hội phá mình chớ!

Ngô Đình Nhu im lặng chắp tay sau lưng đi đi lại lại như mỗi lần tức giận, suy nghĩ cách đối phó.

Gregory nói tiếp:

- Thưa ông bà cố vấn, trong mấy ký giả ngoại quốc có mặt ở Sài Gòn, lúc này, tôi thấy cần phải coi chừng mấy đặc phái viên của tạp chí "New York Times", cơ sở vô tuyến truyền hình N.B.C. Họ tỏ ra mặt không ưa ông bà cố vấn, cũng như đám giáo sư Mỹ, nhóm đại học Michigan.

Lệ quắc mắt nhìn thuộc hạ trung thành Gregory:

- Anh làm cho tôi một bản danh sách những kẻ bất hảo đó để tôi ra lệnh cho trục xuất ngay khỏi xứ này.

- Vâng, đến chiều vợ tôi vào dạy các cô, các cậu, sẽ mang bản danh sách trình bà cố vấn.

Nhu lên tiếng:

- Trục xuất không phải là thượng sách mà trái lại, hiệu quả còn bất lợi nữa, vì mình sẽ gây ác cảm với ký giả quốc tế.

Lệ hừ rồi nói một cách quyết liệt:

- Tôi không thể dung tha được cho các ký giả ở Sài Gòn mà chống lại tôi. Tôi không muốn nhìn mặt họ mà để cho họ tự do đả kích tôi. Mình có đủ quyền hành để trục xuất họ.

Diệm từ phòng bên qua, thấy em dâu vẻ mặt tức giận liền hỏi:

- Thím nói trục xuất ai đó?

- Bọn ký giả ngoại quốc chống mình! Em không muốn "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà".

- Được tuỳ ý thím. Thím muốn trục xuất ai thì đưa tên, biểu làm nghị định rồi tôi ký tên cho. Thím hơi đâu mà giận cho mệt!

Diệm cầm tách trà của Lệ rót trao cho, bỗng thấy đốc phủ Nguyễn, thư ký riêng của Tổng thống hối hả vào chắp tay vái chào rồi thưa:

- Bẩm Tổng thống, có mật điện tối khẩn của đại sứ mình ở Mỹ vừa tới, con vội trình lên cụ rõ.

Nhu dừng bước:

- Đâu đưa coi.

Đốc phủ Nguyễn hai tay trao bức mật điện cho cố vấn rồi vái chào đi thụt lùi trở ra. Nhu bóc xem bỗng cau mày giận dữ:

- Quân chó chết! Lại một thằng Thái thứ hai nữa!

- Việc gì đó chú?

- Nguyễn Thái, cựu giám đốc Việt Nam thông tấn vừa diễn thuyết và viết báo ở Hoa Thịnh Đốn trình bày những sự thối nát và độc tài của chế độ miền Nam, gây một dư luận bất lợi tại Mỹ, sau những lời tố cáo của Vũ Văn Thái, cựu giám đốc cơ quan ngoại viện.

Lệ vội giật lấy bức điện văn đọc vội qua, rồi nhìn anh chồng đang ngồi thừ người hỏi dồn:

- Ai cho nó sang Mỹ tu nghiệp đây? Có phải anh tin nó, coi nó như con, để rồi nó trả hiếu lại cho như vậy không?

Khuôn mặt tròn đầy thịt của Diệm đờ đẫn ra trong vẻ sững sờ, đôi môi dày mấp máy:

- Chính tôi đã cho nó đi Mỹ, em vợ nó nữa ngờ đâu nó phản lại mình!

Rồi Diệm lạch bạch lê thân hình dầy tròn nặng thịt đến quì ở ghế cầu nguyện. Gregory lặng lẽ đứng lên chào, rồi nhón gót lui ra.

Trong cảnh im lặng khó thở, Nhu vẫn đi đi lại lại tức giận, Lệ ngồi cau mày nắm chặt bức mật điện, bà dì bí thư bước vào, trao tận tay nàng một phong bì ngoài đề văn kiện ngoại giao của toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lê. Lệ bóc ra đọc xong, tái mặt, đôi mắt long lanh, mày ngài dựng ngược, môi mím chặt lại run run.

Ngô Đình Nhu liếc nhìn thấy vợ lặng người trong tức giận, liền bước lại cầm điện tín lên xem, châu mày hỏi:

- Vụ 300 sinh viên làm sao đổ bể được? Có ai phá ở trong? Em nghi cho ai phản không?

Lệ tức tối nghẹn ngào đáp:

- Trong bao nhiêu năm nay em vẫn giao cho một mình Phạm Khắc với điều kiện cho lão ta ngồi luôn ghế đại sứ ở Paris. Chính lão đề nghị với em bày danh sách ma 300 sinh viên du học ở Pháp để chuyển ngoại tệ vào trương mục của em tại ngân hàng Pháp quốc. Lão Phạm cùng mấy nhân viên ở toà đại sứ của mình bận ấy lo hết giấy tờ, cách thức để chuyển tiền hợp pháp, nay bỗng nhiên bị lộ do người trong sứ quán mình ở Paris làm đổ bể. Em nghi là họ tranh nhau ăn chia không đều rồi phá nhau, hay là Phòng Nhì Pháp muốn chơi mình?

Nhu lạnh lùng nói:

- Sau báo chí Mỹ, đến lượt các báo Pháp tóm được vụ này, mặc sức mà công kích mình. Sự việc đã như vậy, mình phải liệu cách mà đối phó!

- Đối phô bằng cách nào?

- Mình cần nắm vững đại sứ Mỹ thì cho báo chí có công kích gì đi nữa cũng không sợ.

- Thì em đã lôi cuốn lão đại sứ đứng về phía mình, hết lòng ủng hộ anh Tổng thống mà.

Nhu hạ giọng bảo vợ:

- Mình nên nhờ lão ta tuyên bố công khai triệt để ủng hộ anh Tổng thống và can thiệp chánh thức với báo chí Mỹ đừng có khắt khe với chánh quyền chống Cộng của mình.

Lệ liếc nhìn chồng với một vẻ tự đắc:

- Được rồi, để gặp lại lão đại sứ em biểu coi. Anh với anh Tổng thống định thưởng gì cho em một khi được việc?

- Em mới biểu hai Bộ trưởng tài chánh và kinh tế chuyển ngân số tiền 300 triệu đồng cho tên em. Anh sẽ nói với anh Tổng thống ra lệnh cho Nguyễn Luông và Hoàng Khắc làm giấy tờ mau cho.

- Nghe nói Huỳnh Hữu Nghĩa vừa chuyển 5 triệu đô-la qua Thuỵ Sĩ cho anh phải không?

- Có. Rồi anh chia cho em nửa.

Lệ cười rất tươi, tiến lại hôn lướt qua môi chồng:

- Anh phải nhớ anh nhé. Công tác của em không đắt đâu. Nếu cần, thì em cũng bằng lòng chia đôi số tiền đô-la ấy với lão đại sứ cho được việc.

Trong lúc Lệ bày trò mua chuộc lão đại sứ nước bạn, các toà đại sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê, Luân Đôn liên tiếp gởi về Sài Gòn những bài báo ngoại quốc đề cập đến các khía cạnh bộ mặt thật của gia đình họ Ngô, đặc biệt là đệ nhất phu nhân và người chồng cố vấn. Lệ giận sôi lên khi bà dì bí thư soạn trao cho nàng bài báo cắt trong tờ Free Tribune (Diễn đàn Tự do).

"Chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm gây nên nhiều việc động trời do vợ chồng người em cố vấn chính trị hiện là những bị cáo trước toà án dư luận ở Sài Gòn.

Đây là những bộ mặt đã thúc đẩy nhà độc tài họ Ngô.

1. Người em cố vấn, lãnh tụ Cần Lao nắm giữ mọi độc quyền kinh tế trong nước.

2. Bà cố vấn ngồi trên chót vót ngôi cao chính quyền thao túng cả mấy anh em họ Ngô.

3. Người anh tổng giám mục kiểm soát mọi kinh doanh khai thác ở Việt Nam.

4. Người em lãnh chúa ở Huế.

5. Người em đại sứ lưu động ở Luận Đôn.

Ở gia đình người chị Tổng thống độc quyền ngành thầu, vận tải với chàng rể Bộ trưởng quốc phòng.

7. Cha mẹ vợ người em cố vân, đại sứ ở Hoa Thịnh Đốn và đại sứ ở Liên Hiệp quốc".

Kế đến là bản kê khai những hoạt động kinh tài: buôn lậu gạo với miền Bắc, buôn lậu vàng, thuốc phiện, cà phê với Ai Lao của lãnh chúa miền Trung, tổ chức cắt xén viện trợ của cố vấn chính trị, chuyển ngân cho du học sinh ma của đệ nhất phu nhân, đầu cơ heo, vé số kiến thiết ở Sài Gòn, buôn lậu thuốc phiện Vạn Tượng Sài Gòn, khai thác kỹ nghệ, thương mãi tài chánh lâm sản động sản và bất động sản của Ngô giám mục, buôn giấy phép xuất cảng, khai thác công ty đường, công ty phân bón của đảng Cần Lao để làm kinh tài cho vợ chồng cố vấn chính trị họ Ngô.

Các báo ngoại quốc còn đề cập đến các sở hữu của đệ nhất phu nhân ở nước ngoài như những đồn điền cà phê, nho, biệt thự, rạp hát ở Nam Mỹ, Âu châu, Phi châu, những cổ phần quan trọng để lại các ngân hàng Thuỵ Sĩ, Pháp, Mỹ…

Trước những bài báo mới nói đến một phần thực trạng, Lệ lồng lên tức tối gọi ngay điện thoại cho đại sứ tình nhân nhắc đến lời nguyền "chìm hay nổi với Diệm" (sink or win with Diệm) của vị đại diện ngoại giao cường quốc Tự do.

Tối hôm sau một bữa tiệc lớn nhưng kém phần thân mật được bày tại dinh Gia Long do Lệ đứng ra mời nhà chánh khách nước "bạn".

Vị đại sứ tóc ánh bạc hân hoan ngồi giữa đệ nhất phu nhân và tiểu thư đầu lòng trang điểm cực kỳ lộng lẫy sực mùi nước hoa quý phái của Ba Lê.

Đến tuần sâm banh, Lệ còn lại một mình với tình nhân ngồi cạnh nhau ở trên đi văng, lả lơi, hẹn cuối tuần sẽ cùng nhau ra tắm Long Hải. Rồi nàng bắt đầu nói đến việc nhờ cậy mà chồng đã giao phó…

Ba hôm sau, tại thính phòng Phú Luân Hội, trước hàng trăm nhân vật đại biểu các giới thượng lưu, chánh khách ngoại giao đoàn, ký giả quốc tế, đại sứ Nolthing bước lên diễn đàn.

Hơn một tiếng đồng hồ, vị đại diện ngoại giao không ngớt lời ca ngợi đường lối và chủ trương của chánh quyền hợp pháp miền Nam rồi kết luận: thế giới tự do và đặc biệt là Hoa Kỳ triệt để ủng hộ lãnh tụ chống Cộng có lý thuyết vững vàng nhất hiện nay ở Việt Nam: Ngô Đình Diệm, với học thuyết nhân vị.

Sau buổi nói chuyện, một ký giả Mỹ hỏi ý kiến cố vấn Ngô Đình Nhu đối với diễn giả, Nhu đáp:

- Tôi nhận thấy rằng trong số các vị đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông Nolthing là một vị đại sứ thông minh nhất.

Để chứng tỏ thêm lòng ưu ái đối với họ Ngô, sau đó, vị đại sứ còn gởi bức thư riêng cho Hiệp hội Báo chí Hoa Kỳ ngỏ ý yêu cầu các báo Mỹ nên dễ dãi đối với Diệm.

Sau buổi diễn thuyết và bức thư chứng tỏ lòng nhiệt thành đặc biệt của vị đại diện ngoại giao nước viện trợ đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đại sứ Nolthing nhận được một bức thư của đảng "Việt Nam dân chủ" nhắn rằng:

"Nếu ông muốn thuyết phục Hoa Thịnh Đốn tiếp tục ủng hộ Ngô Đình Diệm để kéo dài chế độ độc tài, ông đã đi ngược lại với nguyện vọng dân chúng Việt Nam. Ông đã đồng loã với những việc làm bất nhân tâm của chế độ. Ông không biết là đã dựng lên bao nhiêu trại tập trung để giam cầm lối 50.000 người chỉ có một tội là muốn ăn nói tự do ở cái xứ khốn khổ này… ông há không thấy tình trạng vô hiệu quả và tê liệt do cảnh sát mật vụ của Diệm gây nên hay sao? Ông không rõ bao nhiêu sự nhũng lạm thối nát khắp nơi trong nước mà còn công kênh Diệm lên làm kẻ vô địch của thế giới tự do…"

Những lời nhắn nhủ của Ban chấp hành Việt Nam Dân chủ Đảng đã theo gió mà bay đi lúc đại sứ được đệ nhất phu nhân trả ơn gắn bó với chế độ bằng một cuộc du ngoạn cuối tuần bên lạnh người đẹp nồng nhiệt trên bãi biển Long Hải.

 

Qua hai hôm say nắng biển, nước mặn và du dương với đệ nhất phu nhân, vị đại sứ còn được tiễn chân về với một tượng Phật bằng vàng ròng nặng hai ký, và một tấm séc nặng trĩu đô-la, theo lời đã giao hẹn trước, để cho chánh khách về hưu sau thời gian ở Việt Nam được an nhàn phong lưu hưởng tuổi già…

 

<< Chương 18 | Chương 20 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 978

Return to top