Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Người thầy dậy đánh kiếm

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 16029 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người thầy dậy đánh kiếm
Alexandre Dumas

CHƯƠNG 15
Chúng tôi biết được tin này và cách báo tin cho Hoàng thái hậu qua bức thư của Bá tước Alexis, với tư cách trung uý đội cận vệ đã tham dự buổi lễ Tạ ơn Chúa. Chúng tôi, tôi và Louise, nhận thấy Bá tước lộ ra một vẻ băn khoăn không bình thường mặc dù người Nga nói chung biết kiềm chế cảm xúc của mình. Chúng tôi trao đổi với nhau những cảm nghĩ ấy ngay sau lúc Bá tước chia tay chúng tôi vào sáu giờ tối để đến nhà Hoàng thân Troubetskoï.
Cô bạn đồng hương khốn khổ của tôi rất buồn về những suy nghĩ ấy, dĩ nhiên là về vụ âm mưu Bá tước Alexis để lộ lúc mới bắt đầu quan hệ với cô ấy.
Đúng là từ đó, mỗi khi Louise muốn hướng câu chuyện về việc này, Bá tước cố làm cô yên tâm, khẳng định cuộc âm mưu vừa mới chớm thì đã bị tan rã. Nhưng một số biểu hiện không thoát khỏi con mắt người đàn bà đang yêu, cô biết Bá tước đang giấu mình.
Ngày hôm sau Saint-Peterbourg thức dậy trong tang lễ. Hoàng đế Alexandre còn được đang tôn sùng và còn chưa  biết việc từ bỏ của Constantin, người ta không khỏi không so sánh tính tình hiền dịu và lòng tốt của người này với sự khắc nghiệt cứng rắn của người kia. Chẳng ai nghĩ đến Đại quận công Nicolas.
Thật thế, tuy ông này đã biết văn kiện thoái vị Constantin ký thời hôn lễ, vẫn xem ông anh đương nhiên sẽ làm vua, thề trung thành với anh và gởi thư mời anh về làm lễ đăng quang. Nhưng cùng lúc với người đưa thư đi từ Saint-Peterbourg đến Varsovie, Đại quận công Michel được Hoàng tử cử từ Varsovie về lại Saint-Peterbourg mang theo bức thư như sau:
"Em rất thân mến của tôi,
 Chiều hôm qua, với lòng buồn sâu sắc tôi được tin cái chết của nhà  vua đáng tôn sùng của chúng ta, người ân nhân của tôi, Hoàng đế Alexandre. Để chứng tỏ những tình cảm mà tai hoạ đau thương đem đến, tôi có bổn phận thông báo gởi Mẫu hậu, người mẹ tôn kính của chúng ta một bức thư, trong đó tôi tuyên bố theo chỉ dụ của Hoàng đế quá cố mà tôi nhận được vào ngày 2 tháng 2 năm 1822, xác nhận việc tôi từ c hối ngai vàng là quyết định không lay chuyển. Ngày nay tôi nhường lại cho em mọi quyền kế vị về ngôi Hoàng đế toàn nước Nga. Đồng thời tôi đề nghị Mẹ của chúng ta và những người liên quan công bố nguyện vọng không thay đổi của tôi về mặt này để thực hiện được trọn vẹn.
Sau lời tuyên bố này, tôi xem  có bổn phận thiêng liêng là khẩn cầu Hoàng đế trước hết là tiếp nhận lời thề trung thành và quy phục của tôi, và cho phép tôi tuyên bố không mong một tư cách, chức vụ nào mới, chỉ duy nhất và đơn giản giữ tước vị Hoàng tử Đại quận công mà cha tôn kính đã cho tôi vì những công việc tôi đã phục vụ. Hạnh phúc duy nhất của tôi là từ nay sẽ được Hoàng đế tiếp nhận những tình cảm kính trọng sâu sắc và sự tận tuỵ vô bờ của tôi. Tôi có thể lấy chứng cớ là đã ba mươi năm phục vụ các Hoàng đế cha và anh của tôi một cách trung thành, nhiệt tình. Cũng những tình cảm ấy, cho đến hơi thở cuối cùng tôi không ngừng phục vụ Hoàng đế và những người kế vị trong chức vụ hiện tại và trong tình hình hiện tại.
Với lòng kính trọng sâu sắc
Constantin".
Hai người đưa thư gặp nhau. Người được cử đến gặp Hoàng thân Constantin, nhận nhiệm vụ của Đại quận công Nicolas, thiết tha khẩn cầu Hoàng thân đồng ý nhận giữ vương miện, nhưng ông cương quyết từ chối, nói rằng ý ông không đổi từ ngày khước từ ngôi vua và không có gì làm ông đồng ý nắm giữ lại ngai vàng.
Lúc ấy vợ ông, bà hoàng Loviez quỳ xuống trước mặt ông nói, vì để trở thành chồng bà mà ông từ chối lên ngôi Hoàng đế, bà muốn xóa bỏ cuộc hôn nhân, và cảm thấy sung sướng vì điều này có thể đền đáp lại điều ông đã làm vì bà. Constantin nâng bà đứng dậy, không muốn để bà năn nỉ thêm và nói quyết định của ông là bất di bất dịch.
Về phần mình, Đại quận công Michel đến Saint-Peterbourg, chuyển bức thư của Hoàng thân. Đại quận công Nicolas không muốn chấp nhận là Hoàng thân đã từ chối hẳn, ông hy vọng những khẩn nài của phái viên sẽ có kết quả. Nhưng phái viên trở về, mang lại sự từ chối dứt khóat, sợ để công việc trong tình trạng tạm bợ sẽ nguy hiểm nên ông buộc phải nhận điều ông anh đã từ chối.
Cuối cùng hôm sau ngày phái viên được cử đi gặp Hoàng thân, Hội đồng nhà nước thông báo có một văn bản được giữ lại từ ngày 15 tháng 10 năm 1823, đóng dấu của Hoàng đế Alexandre cùng với một bức thư chính tay Hoàng đế viết, dặn giữ hộp thư đến lệnh mới trong trường hợp Hoàng đế chết, họp hội nghị bất thường mới được mở ra.
Hội đồng nhà nước theo lệnh ấy và thấy có bức thư khước từ của Đại quận công Constantin như sau:
"Thư của Điện hạ Hoàng tử Đại quận công Constantin kính gởi Hoàng đế Alexandre,
Thưa Bệ ha.
Vì lòng tốt của Hoàng đế đối với tôi, tôi xin một lần nữa dám tuyên bố và cầu xin Bệ hạ. Không nghĩ mình có đủ năng lực, trí tuệ và sức mạnh cần thiết nên đến lúc nào đó tôi được mang phẩm tước cao cả do thứ bậc lúc sinh ra, tôi thiết tha khẩn cầu Bệ hạ chuyển quyền cho người sinh kế tiếp tôi và đảm bảo Vương quốc luôn vững bền. Về phần tôi, với sự khước từ này, tôi đưa ra một đảm bảo mới, một sức lực mới cho người đàn bà tôi đã lựa chọn và trịnh trọng chấp nhận trong thời gian tôi ly dị với người vợ đầu. Tất cả những hoàn cảnh hiện nay càng ngày càng cho tôi chứng tỏ với Vương quốc và toàn thế giới lòng thành thật của tôi.
Kính mong Bệ hạ chấp nhận nguyện vọng của tôi thật độ lượng. Mong Người xác nhận với người mẹ tôn kính của chúng ta cũng chấp nhận và chuẩn y! Trong cuộc sống riêng, tôi cố gắng luôn làm mẫu mực cho những bầy tôi trung thành của Bệ hạ và cho tất cả những người nhiệt tình yêu Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Với lòng kính trọng sâu sắc,
Saint-Peterbourg, ngày 14 tháng giêng năm 1822
Constantin"
Alexandre đã viết trả lời bức thư ấy như sau:
"Em yêu quý,
 Ta vừa đọc bức thư của em, hết sức chú ý đến tầm vóc của nó, ta không thấy ngạc nhiên vì luôn xác nhận những tình cảm cao đẹp của lòng em. Bức thư cung cấp cho ta một chứng cứ mới về sự gắn bó chân thành của em với Nhà nước và lo gìn giữ sự yên bình.
Theo nguyện vọng của em, ta đã trao đổi bức thư của em với người mẹ vô cùng yêu quý của chúng ta, bà đã đọc, thông cảm với những tình cảm như ta và nhận rõ những mục đích cao cả đã chi phối em.
Theo những mục đích em đã nêu ra, hai chúng ta chỉ còn có thể để em hoàn toàn tự do làm theo những quyết định không lay chuyển được của mình, và cầu nguyện Thượng Đế làm cho những tình cảm trong sáng như vậy đưa lại những hiệu quả tốt nhất.
Luôn luôn là người anh thân yêu của em
Alexandre"
Việc từ chối lần thứ hai của Constantin nhắc lại cũng những điều như vậy gần ba  năm cách nhau làm Đại quận công Nicolas có một quyết định vững vàng. Dựa vào những bức thư trên, ngày 25 tháng 12 ông ra một bản tuyên bố tiếp nhận ngôi vua do anh của ông khước từ, ấn định ngày hôm sau, ngày 26 tháng 12, tổ chức lễ tuyên thệ của ông và con trai trưởng, Đại quận công Alexandre.
Với thông báo chính thức của vị Hoàng đế tương lai, Saint-Peterbourg thở ra yên bình hơn. Tính tình của Hoàng tử Constantin thể hiện những điểm rất giống nhau với Paul Đệ nhất, gây ra những nỗi lo sợ căng thẳng. Ngược lại tính tình của Đại Quận công Nicolas có những đảm bảo nghiêm túc.
Vậy là mỗi người nhìn vào ngày mai như ngày hội, bỗng trong đêm ấy những tiếng đồn lạ lan trong thành phố. Người ta nói lời khước từ sáng nay nhân danh Hoàng tử Constantin là những  điều bịa đặt và ngược lại. Phó vương Ba Lan đang tiến về Saint-Peterbourg cùng với quân lính để đòi quyền lợi. Người ta còn nói thêm là nhiều sĩ quan của các trung đoàn trong đó có trung đoàn Moscou tuyên bố không trung thành với Nicolas, cho rằng chỉ Hoàng tử Constantin là Hoàng đế hợp pháp duy nhất.
Tôi nghe những tiếng đồn thổi ấy ở mấy ngôi nhà tôi đến thăm buổi tối. Khi về đến nhà tôi nhận được một bức thư của Louise yêu cầu đến gâ p bất cứ vào giờ nào. Tôi đến nhà và thấy cô rất lo lắng, như thường lệ, Bá tước về đấy nhưng cố gắng cách mấy cũng không giấu nổi vẻ băn khoăn. Louise gặng hỏi, tuy ông không thú nhận gì, nhưng đã trả lời với tình yêu thương sâu sắc, lần này ông có thể hiện tình cảm đau khổ nên đã làm cô khẳng định sự nghi ngờ: có vấn đề gì đó chuẩn bị cho ngày mai, và dù là việc gì, Bá tước có nhúng tay vào.
Louise muốn tôi đến nhà ông, hy vọng có tôi ông sẽ vững tâm hơn và trong trường hợp ông có tâm sự với tôi điều gì đó về cuộc âm mưu, Louise hy vọng tôi làm hết sức để ngăn trở ông đừng tiến xa hơn. Tôi dễ dàng làm việc này, vả lại từ lâu tôi cũng có những lo sợ như cô, việc hiểu biết của tôi cũng thấy gần rõ như tình yêu của cô.
Bá tước không có ở nhà nhưng người ta đã quen thấy tôi đến đây luôn , nên khi tôi nói muốn chờ ông, người ta đưa tôi vào không có khó khăn gì. Tôi vào phòng ngủ của ông, thấy nó đã được chuẩn bị sẵn sàng, chứng tỏ ông không có ý định ngủ bên ngoài tối nay.
Người đầy tớ đi ra để tôi lại một mình. Tôi bèn nhìn chung quanh xem có gì khả nghi, tôi thấy một cặp súng ngắn trên bàn. Cho chiếc đũa vào nòng: súng đã lắp đạn. Hoàn cảnh này khác với những dịp khác đã xác định những lo sợ của tôi.
Tôi buông mình xuống một chiếc ghế, quyết tâm không rời gian phòng nếu ông không về. Nửa đêm, rồi một giờ, hai giờ nối tiếp nhau, những lo ngại nhường chỗ cho mệt mỏi, tôi ngủ thiếp đi.
Đến bốn giờ tôi bừng tỉnh dậy, trước mặt tôi là Bá tước đang ngồi viết bên bàn, những khẩu súng ngắn bên cạnh, trông ông rất xanh xao.
Nghe tiếng cử động đầu tiên của tôi, ông quay lại:
-         Ông đang ngủ, tôi không muốn đánh thức ông, ông đến đây chắc có điều gì đó muốn nói với tôi. Này, nếu tối mai tôi không trở về, nhờ ông đưa bức thư này cho Louise. Tôi định bảo sáng mai người hầu đưa tới cho ông nhưng tự tay tôi đưa cho ông thì hơn.
-         Thế là chúng tôi lo sợ không sai, đang có một cuộc âm mưu nào đó, đúng không? Và ông có tham gia.
-         Im lặng! – Bá tước nói, bóp chặt tay tôi và nhìn chung quanh – Im lặng, ở Saint-Peterbourg chỉ cần một tiếng nói bất cẩn cũng đủ chết người.
-         Ồ - tôi nói khẽ với ông – Thật điên rồ!
-         Này! Ông nghĩ tôi không biết như ông việc tôi đang làm là điên rồ hay sao? Ông tưởng tôi có chút hy vọng thành công ư? Không. Tôi đi thẳng xuống vực, phép lạ cũng không cứu được tôi khỏi rơi vào đấy, điều tôi có thể làm là nhắm mắt để không trông thấy chiều sâu.
-         Nhưng tại sao đã lường được nguy hiểm như vậy mà ông vẫn can đảm lao đầu vào?
-         Vì đã quá chậm để lui lại phía sau, vì người ta sẽ nói tôi sợ, vì tôi đã hứa với các bạn, tôi phải theo…dù có lên máy chém.
-         Nhưng tại sao ông, ông là một gia đình quý tộc?
-         Ông muốn sao, người ta đều điên. Ở bên Pháp những người mang tóc giả đánh nhau để trở thành những lãnh chúa lớn, ở đây chúng tôi đánh nhau để trở thành những người mang tóc giả…
-         Sao? Như vậy là thế nào?
-         Xây dựng một nền cộng hoà không hơn không kém, và cắt bộ râu của những người nô lệ cho đến khi nào họ cắt đầu chúng tôi. Lời nói danh dự đấy, bản thân tôi cũng nhún vai thương hại. Và chúng tôi đã chọn ai để lãnh đạo cải cách chính trị lớn? Một Hoàng thân!
-         Sao? Một hoàng thân à?
-         Ồ, chúng tôi có rất nhiều hoàng thân. Chúng tôi không thiếu, chỉ thiếu những con người.
-          Nhưng các ông đã sẵn sàng một hiến pháp?
-         Một hiến pháp! – Bá tước Alexis cười chua chát lập lại – một hiến pháp! Ồ, có có! Chúng tôi có một bộ luật Nga do Pestel dự thảo và Troubetskoï đưa xem lại ở Londres và Paris. Chúng tôi còn có một cuốn sách giáo lý lời văn bóng bẩy chứa đựng châm ngôn, ví dụ như những câu này "Chỉ nên tin vào các bạn và vũ khí của anh! Các bạn sẽ giúp đỡ anh, con dao găm sẽ bảo vệ anh…Anh là người Slave và trên quê hương anh, trên các bờ biển bao quanh anh sẽ xây dựng bốn bến cảng: các cảng Đen, Trắng, Dalmatie, Glacial và ở giữa, anh sẽ đưa lên ngôi nữ thần ánh sáng".
-          Nhưng ngài nói với tôi bằng loại ngôn ngữ riêng biệt nào vậy?
-         A, ông không hiểu, đúng không? – Bá tước nói, mỗi lúc một thêm giễu cợt, thích thú tự dày vò mình – vì ông được biết những thông tin mật nhưng ông có thể kể những gương hy sinh, nói rằng phải đánh bại chế độ độc tài, hiến sinh César, trừng phạt Néon, ông sẽ nói…
-         Tôi sẽ không nói gì về tất cả những cái đó, xin thề với ông như vậy. Ngược lại tôi sẽ im lặng rút lui và sẽ không đặt chân vào những câu lac bộ ấy, nhại lại một cách thô thiển những tu sĩ Ki tô và những người Jacobins của chúng tôi.
-         Thế còn lời thề? Lời thề? Ông nghĩ rằng chúng tôi sẽ quên nó sao? Có một cuộc âm mưu nào không có lời thề? Của chúng tôi là như thế này "Nếu tôi phản bội, tôi  sẽ bị trừng phạt vì hối hận và vì vũ khí tôi đã thề trên đấy, nó sẽ đâm vào tim tôi và tiêu diệt hết những người thân yêu của tôi. Từ lúc ấy cuộc đời của tôi chỉ là một chuỗi những đau khổ không tưởng tượng được". Hơi lâm ly, đúng không? Ở Saint-Peterbourg chúng tôi còn lạc hậu và tôi thật sự được hoan nghênh nhiệt liệt khi nói lên  câu đó.
-         Nhưng lạy Chúa! – tôi kêu lên – Làm sao đã thấy rõ khía cạnh kỳ cục của công việc ấy mà ông vẫn tham gia?
-         Vì sao thế? Ông nghĩ gì? Vì tôi buồn  chán, xem cuộc sống của tôi chỉ đáng giá một đồng kopek, vào đấy như một con chuột chui vào bẫy. Tôi vừa vào thì nhận được một bức thư của Louise, tôi muốn rút lui. Người ta bảo xong rồi, hội đã giải tán. Cách đây một năm người ta đến bảo tôi tổ quốc rất cần đến tôi. Tôi muốn tống khứ tất cả vì bây giờ tôi rất hạnh phúc nhưng một nỗi xấu hổ giữ tôi lại nên tôi lại sẵn sàng đâm chém những kẻ chuyên chế, vứt bỏ rác rưởi của họ. Rất thơ mộng, đúng không? Nhưng không phải thế vì những kẻ chuyên chế sẽ treo cổ chúng tôi và chúng tôi không làm gì họ được.
-         Nhưng thưa ngài, - tôi nắm hai bàn tay Bá tước và nhìn thẳng vào mặt ông nói – Ông có nghĩ đến một điều: sự kiện ông vừa nói ấy sẽ là cái chết của Louise khốn khổ?     
Ông ứa nước mắt:
-         Louise sẽ sống.
-         Ồ, ông không hiểu rõ cô ấy rồi!
-         Vì tôi hiểu rõ nên tôi nói với ông như thế. Louise không có quyền chết, cô ấy phải sống vì đứa con của mình.
-         Người đàn bà tội nghiệp! Tôi đã không biết cô ấy đau khổ đến thế!
-         Ông nghe đây ,vì không biết sự việc sẽ xảy ra như thế nào, đây là một bức thư cho cô ấy. Tôi hy vọng mọi điều sẽ tốt hơn hai chúng ta nghĩ và tiếng đồn sẽ tan thành mây khói. Nếu thế ông xé nó đi và xem như là chưa viết. Ngược lại thì ông sẽ đưa cho cô ấy. Thư có lời giới thiệu với mẹ tôi xem cô như con gái, tôi để lại cho cô những gì tôi có, nhưng xin ông hiểu rằng nếu bị bắt và kết án, việc đầu tiên là người ta sẽ tịch thu tài sản của tôi, do đó việc di tặng cũng vô ích. Về tiền mặt, nhà nước cộng hoà tương lai đã vay của tôi đến đồng rúp cuối cùng, tôi không phải lo lắng gì. Ông hứa sẽ làm theo lời đề nghị của tôi chứ?
-         Tôi xin thề với ông.
-         Cám ơn, bây giờ thì xin vĩnh biệt. Ông chú ý để người ta không trông thấy ông ra khỏi nhà tôi vào giờ này, có thể sẽ nguy hại cho ông đấy.
-         Thật ra tôi không biết có nên chia tay với ông không.
-         Ông phải thế, bạn thân mến. Hãy nghĩ nếu gặp tai hoạ, ít nhất còn lại một người anh để lo cho Louise, điều này sẽ quan trọng đến mức nào. Ông đã bị ảnh hưởng vì đã quan hệ với tôi, với Mouravieff và Troubetskoï. Hãy thận trọng, nếu không vì ông thì cũng vì tôi.
-         Vì cô ấy, ông buộc tôi làm những gì ông muốn.
-         Bây giờ thì vĩnh biệt. Tôi mệt mỏi, cần nghỉ ngơi mấy tiếng đồng hồ vì sáng ra sẽ có nhiều chuyện.
-         Vĩnh biệt vậy, vì ông muốn thế.
-         Tôi xin đòi hỏi như vậy.
-         Hãy cẩn thận!
-          Này bạn thân mến, điều đó không phụ thuộc vào tôi không đi mà người ta dắt tôi. Vĩnh biệt! Nhân tiện không cần nói với ông, chỉ một lời khuyên khôn ngoan sẽ làm tổn thất cho tất cả chúng ta…
-         Ồ!...
-         Nào, chúng ta hãy hôn nhau đi.
Tôi lao vào đôi tay ông ta.
-         Một lần nữa xin vĩnh biệt.
Tôi đi ra mà không thể nói thêm được một lời, tôi đóng cửa lại, nhưng trước khi tôi đến được đầu hành lang, cánh cửa lại mở ra và một lời nói đuổi theo tôi:
-         Tôi uỷ thác Louise cho ông.
Thật vậy, ngay đêm ấy những người mưu phản tụ tập ở nhà Hoàng thân Obolinski và đã sẵn sàng thu xếp vài việc bố trí điên rồ cho một cuộc nổi dậy bất lực. Trong cuộc họp ấy có những người chỉ huy chủ yếu tham dự, phổ biến kế hoạch chung và chọn ngày hành động vào ngày mai. Người ta quyết định bố trí cho quân lính nổi dậy, giải thích cho họ những nghi ngờ về lời khước từ ngôi vua của Hoàng tử Constantin, người vốn đặc biệt phụ trách quân đội và được họ rất mến phục. Từ trung đoàn này đến trung đoàn khác, cho đến khi họ tập hợp được một lực lượng khá đông đảo tiến về quảng trường Nghị viện, vừa đi vừa đánh trống thu thập quần chúng. Đến đây những người mưu phản hy vọng chỉ một cuộc biểu tình đơn giản đủ buộc Hoàng đế Nicolas, vốn ghê sợ dùng sức mạnh, sẽ điều đình với những người mưu loạn và từ bỏ những quyền lợi đế chế. Người ta sẽ đặt những điều kiện như sau:
1.     Những đại biểu tất cả các chính quyền vùng được triệu  tập ngay lúc ấy
2.     Nghị viên ra một bản tuyên  bố trong đó nói các đại biểu sẽ bỏ phiếu cho những luật lệ mới cho vương quốc.
3.     Trong lúc chờ đợi, thiết lập một chính phủ lâm thời trong đó có các đại biểu của vương quốc Ba lan nhằm áp dụng những biện pháp cần thiết đảm bảo thống nhất Nhà nước.
Trong trường hợp trước khi chấp nhận những điều kiện này Hoàng đế đề nghị thương thuyết  với Hoàng tử, sẽ được phép với điều kiện dành cho những người mưu phản và những trung đoàn nổi dậy một khu đồn trú bên ngoài thành phố để cắm trại trong mùa đông và chờ Hoàng tử đến. Hoàng tử sẽ gặp hội đồng các vùng để nghe trình bày hiến pháp do ông Mouravieff soạn thảo và thề trung thành nếu ông chấp nhận và truất phế nếu ông không chấp nhận. Nếu Đại quận công Constantin không tán thành cuộc nổi dậy này, là điều những người mưu phản không chắc chắn, người ta sẽ tự nỗ lực thực hiện. Trong trường hợp Hoàng đế từ chối mọi cuộc dàn xếp, người ta phải bắt giữ ông cùng cả gia đình hoàng gia và tuỳ theo hoàn cảnh mà quyết định hành động.
Nếu thất bại người ta sẽ di tản thành phố, làm lan rộng cuộc nổi dậy.
Bá tước Alexis không tham gia cuộc thảo luận lâu và ồn ào này nhưnhg mặc dù ông phản đối và im lặng, những đề nghị trên được đa số thông qua và một khi được áp dụng ông nghĩ mình phải chạy theo may rủi và danh dự.
Tóm lại, tất cả những người khác có vẻ hoàn toàn yên tâm sẽ thành công và đầy tin tưởng vào Hoàng thân Troubetskoï, đến mức một người mưu phản, Boulatoff, phấn khởi khi bước ra ngoài và kêu lên với Bá tước:
-         Chúng ta đã chọn được một chỉ huy tuyệt vời, đúng không?
-         Đúng – Bá tước trả lời – ông ấy có một thân hình rất đẹp.
Trong tâm trạng ấy ông ra về và thấy tôi đang ngủ ở nhà ông.

<< CHƯƠNG 14 | CHƯƠNG 16 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 173

Return to top