Chuyến viếng thăm ấy của Mitia chính là điều mà Grusenka đã hết sức sợ hãi kể lại với Rakitin. Lúc ấy nàng đang chờ "tin hoả tốc"; và rất mừng là hôm qua, và hôm nay Mitia đều không đến, nàng hy vọng có lẽ trời sẽ xui khiến Mitia đừng đến trước khi nàng ra đi, vậy mà bỗng nhiên chàng ập đến. Sự việc tiếp diễn như thế nào chúng ta đã biết: để gạt khéo Mitia ra, nàng nhờ chàng đưa mình đến nhà Kuzma Xamxonov, viện cớ nàng rất cần đến để "tính sổ sách", Mitia lập tức đưa nàng đi, rồi khi chia tay với chàng ở cổng nhà Kuzma, nàng bắt chàng hứa sẽ đến đón nàng vào nửa đêm để đưa nàng về. Mitia vui sướng vì sự sắp đặt như thế: "Nàng ở nhà Kuzma tức là sẽ không đến Fedor Pavlovich… miễn là nàng không nói dối", - chàng lập tức nghĩ thế. Nhưng chàng đồ rằng nàng không nói dối. Chính chàng là loại người ghen tuông mà khi chia tay với người phụ nữ mình yêu thì liền nghĩ ra đủ mọi điều ghê gớm về những gì đang xảy ra với nàng, về việc nàng "phụ tình" như thế nào, nhưng khi lại đến với người yêu, lòng bàng hoàng tuyệt vọng, tin chắc như dinh đóng cột nàng nàng đã bội tình với mình, nhưng mới thoạt nhìn khuôn mặt tươi cười, vui vẻ, âu yếm của người phụ nữ đó thì đã phấn chấn trở lại, quên hết mọi nghi ngờ và vừa họ thẹn vừa vui sướng tự mắng mình ghen tuông. Đưa Grusenka tới nơi, chàng chạy bổ về nhà mình. Ôi, hôm nay chàng có biết bao nhiêu việc phải làm cho xong! Nhưng ít ra lòng chàng nhẹ nhõm. "Bây giờ cần mau mau đến hỏi Xmerdiakov xem tối hôm qua có xảy ra chuyện gì không, nàng có đến Fedor Pavlovich không, biết đâu đấy!" - ý nghĩ thoáng qua trong đầu. Như vậy chàng chưa kịp chạy về đến nhà thì cơn ghen đã cuộn lên trong trái tim bất an của chàng.
"Ghen! Otello không ghen, chàng cả tin". - Puskin nhận xét như vậy, và chỉ riêng nhận xét đó đã chứng tỏ trí tuệ sâu sắc phi thường của nhà thơ vĩ đại của chúng ta. Chẳng qua là tâm hồn Otello tan nát và cảm quan của chàng về thế giới trở nên rối loạn, vì chàng mất lý tưởng. Nhưng Otello không ẩn núp, do thám, rình mò: chàng cả tin. Trái lại, cần phải ra sức khêu gợi, thôi thúc, xúi giục, chàng mới đoán ra sự phụ tình. Kẻ ghen tuông thực sự không thế. Thậm chí ta không thể tưởng tượng nổi một kẻ ghen tuông có chịu đựng sự ô nhục và đồi bại về đạo đức đến mức nào mà không hề bị lương tâm cấn rứt. Nhưng không phải đấy toàn là những kẻ có tâm hồn ti tiện và bẩn thỉu. Trái lại, người có tấm lòng cao quý, có tình yêu trong trắng đầy hy sinh vẫn có thể núp dưới gầm bàn, mua chuộc những kẻ đê mạt nhất, dùng nhưng cách do thám và nghe trộm xấu xa nhơ bẩn nhất.
Otello sẽ không bao giờ cam chịu sự phụ tình, - tuy chàng hiền lành và ngây thơ như đứa trẻ. - Kẻ ghen tuông thực sự dù không thế: khó mà tưởng tượng nổi kẻ cả ghen có chế chấp nhận và cam chịu những gì, có thể tha thứ đến mức nào! Những kẻ cả ghen có thể và có khả năng tha thứ hết sức nhanh chóng (tất nhiên là sau một trận lôi đình) cả cho tội phản bội quả tang, khi chính anh ta nhìn thấy cảnh ôm hôn nhau, miễn là anh ta có thể tin chắc rằng chẳng hạn "đây là lần cuối cùng" và từ nay kẻ tình địch sẽ biến mất, sẽ bỏ đi tận cùng trời cuối đất, hay chính anh ta sẽ đưa nàng đến một nơi nào mà kẻ tình địch đáng sợ ấy không lai vãng đến nữa. Tất nhiên sự làm lành ấy chỉ được một thời gian ngắn, vì cho dù kẻ tình địch có biến mất thật đi nữa thì ngày mai anh ta sẽ lại phát minh ra kẻ tình địch khác và ghen với người mới này. Thử hỏi thứ tình yêu mà cứ phải rình mò theo dõi như thế thì có nghĩa ly gì, thứ tình yêu mà người ta phải ráo riết canh giữ như thế có giá trị gì không? Nhưng kẻ thực sự cả ghen không bao giờ hiểu được điều đó, ấy thế mà trong số họ quả tình vẫn có những người có tấm lòng cao cả. Kể cũng lạ, chính những người có tấm lòng cao cả ấy, khi đứng trong một xó kín để rình rập và nghe trộm thì tuy hiểu rất rõ, "bằng tấm lòng cao cả của mình", tất cả sự đê nhục mà họ đã tự chuốc lấy, nhưng ít ra là giây phút ấy, khi họ đứng trong xó kín, họ không bao giờ cảm thấy lương tâm cắn rứt. Mitia thì hễ cứ thấy mặt Grusenka là tính ghen biến đâu mất, trong khoảnh khắc chàng trở nên cả tin và cao thượng, thậm chí chính chàng tự chính mình có những tình cảm xấu. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là tình yêu của chàng với người phụ nữ ấy có cái gì cao cả hơn chàng tưởng nhiều lắm, chứ không phải chỉ là đam mê, không phải chỉ là "đường cong thân thể" mà chàng đã nói với Aliosa. Nhưng hễ Grusenka đi đâu vắng, Mitia lập tức lại bắt đầu nghĩ cho nàng đủ mọi thứ tội phản bội, hèn hạ và xảo quyệt.
Vậy là, cơn ghen lại sục sôi trong lòng chàng. Dùsao phải gấp lên. Việc đầu tiên là phải giật tạm đâu một ít tiền. Chín rúp hôm qua đã chi vào tiền xe gần hết, mà không có tiền thì không đi đâu nổi lấy một bước. Nhưng cùng với kế hoạch mới, chàng đã nghĩ cách xoay đâu ra tiền, giật tạm thôi, và chàng mưu tính chuyện ấy từ lúc ngồi trên xe ngựa. Chàng có hai khẩu súng tay rất tốt, có cả dạn, dùng để đấu súng, nếu cho đến giờ chàng vẫn chưa đem cầm thì bởi vì chàng thích chúng hơn mọi thứ khác. Ở quán "Thủ đô", đã từ lâu chàng có quen sơ sơ một viên chức trẻ tuổi và cũng ở quán ấy, chàng được biết gã viên chức độc thân và khá dư dật này mê chơi súng, mua các loại súng tay, súng lục, dao găm, treo khắp các mặt tường, đem khoe cả với kẻ thân người quen, giảng giải cực kỳ thông thạo về hệ thống máy móc của súng, cách nạp đạn, cách bắn, v.v… Không do dự, Mitia đến ngay anh ta và đề nghị anh ta cho cầm hai khẩu súng lấy mười rúp Người viên chức thích quá khuyên Mitia bán đứt cho anh ta, nhưng Mitia không chịu, thế là anh ta đưa cho chàng mười rúp, tuyên bố dứt khoát không lấy lãi. Hai bên chia tay nhau trên tình thân hữu. Mitia vội vã, chàng tức tốc đến cái chòi lúa sau nhà Fedor Pavlovich để mau mau gọi Xmerdiakov. Nhưng như vậy lại có thêm một sự kiện là hai ba giờ trước khi xảy ra biến cố mà dưới đây tôi sẽ nói đến, Mitia không có một xu dính túi, chàng đã đem món đồ vật ưa thích của mình đi cầm lấy mười rúp, thế mà ba giờ sau chàng có trong tay hàng nghìn rúp… Nhưng thế là tôi lại nói trước mất rồi.
Tại nhà Maria Kondratievna (người hàng xóm nhà Fedor Pavlovich), chàng cực kỳ sửng sốt và bối rối hay tin Xmerdiakov ngã bệnh. Chàng nghe kể về chuyện Xmerdiakov ngã xuống hăm nhà, rồi về cơn động kinh, việc bác sĩ đến, sự chăm sóc của Fedor Pavlovich. Chàng tò mò nghe tin Ivan Fedorovich sáng nay đã đi Moskva. "Hẳn là chú ấy đã đi qua Volovia trước ta, - Dmitri Fedorovich nghĩ, nhưng Xmerdiakov khiến chàng lo ngại ghê gớm. - Làm thế nào bây giờ, ai sẽ canh giữ, ai sẽ báo cho ta biết?". Chàng háo hức hỏi mấy người phụ nữ ấy xem tối qua có thấy gì lạ không? Hai người phụ nữ này hiểu rất rõ chàng muốn hỏi gì, họ nói cho chàng hoàn toàn hết nghi ngờ: chằng có ai đến, Ivan Fedorovich ngủ đêm tại nhà, "mọi sự đều ổn cả". Mitia nghĩ ngợi. Chắc chắn hôm nay vẫn phải canh giữ, nhưng canh ở đâu: ở đây hay ở cổng nhà Xamxonov? Chàng quyết định là cả ở đây và ở dằng ấy, còn tạm thời, tạm thời.
Duyên do là chàng đang mưu tính thực hiện "kế hoạch" ấy, cái kế hoạch ban nãy, lần này thì chắc ăn, chàng đã nghĩ ra từ lúc còn trên xe ngựa và không thể trì hoãn được nữa. Mitia quyết định bỏ ra một giờ để thực hiện kế hoạch đó: "Trong một giờ ta sẽ giải quyết xong hết, sẽ biết hết mọi chuyện, bây giờ trước hết ta sẽ đến nhà Xamxonov xem có Grusenka ở đấy không, rồi sẽ trở lại đây trước mười một giờ ta sẽ có mặt ở đây, rồi ta sẽ lại đến nhà Xamxonov đón nàng để đưa nàng về nhà". Chàng quyết định như vậy.
Chàng bay về nhà, tắm rửa, chải đầu, chải áo, ăn vận chỉnh tề và đến bà Khokhlakova. Hỡi ôi, "kế hoạch" của chàng là ở đấy. Chàng định vay bà ta ba ngàn rúp. Lạ nhất là bỗng nhiên, thật bất ngờ, chàng tin chắc lạ thường rằng bà ta sẽ không khước từ. Có lẽ người ta sẽ lấy làm ngạc nhiên rằng nếu tin chắc như thế thì tại sao chàng không đến đấy trước, đấy có thể nói là chỗ quen thuộc của mình, mà lại đến Xamxonov, một người thuộc loại xa lạ với chàng mà thậm chí chàng không biết nói năng với ông ta ra sao.
Nhưng duyên do là tháng gần đây, chàng hầu như không giao thiệp với bà ta, ngay cả trước kia chàng cũng chỉ quen sơ, ngoài ra chàng biết rất rõ ràng bà ta không chịu đựng được chàng. Bà ta căm ghét chàng ngay từ đầu chỉ vì chàng là chồng chưa cưới của Ekaterina Ivanovna, còn bà thì không hiểu vì sao, lại cứ muốn Ekaterina Ivanovna bỏ chàng và lấy "Ivan Fedorovich đáng yêu, con người có học và hào hiệp, cốt cách sao mà phong nhã". Bà ta ghét cay ghét đắng cung cách của Mitia. Mitia thì chế nhạo bà ta, có lần còn nói rằng người đàn bà này "tràn trề sức sống và buông thả, rất kém học thức". Vậy mà mới sáng nay thôi, lúc ngồi trong xe ngựa, một ý nghĩ đặc sắc lóe lên trong trí óc chàng: "Nếu bà ta nhất quyết không muốn ta lấy Ekaterina Ivanovna, muốn chống phá đến mức ấy (chàng biết rằng hầu như đến mức loạn thần kinh) thì lý gì bây giờ bà ta lại từ chối ta ba ngàn rúp, chính là để với số tiền ấy ta có thể bỏ Ekaterina, mãi mãi đi hắn khỏi nơi này?
Nhưng bà quý phái cao sang ấy, một khi đã dở chứng nhất quyết muốn điều gì thì họ không còn tiếc gì, miễn là đúng ý họ. Vả lại "bà ta giàu có lắm mà", - Mitia suy luận. Còn về "kế hoạch" thì vẫn y nguyên như trước, nghĩa là đề nghị nhượng lại quyền của mình về Tresniasnia, nhưng không phải với mục đích thương mại như với Xamxonov hôm qua, không phỉnh phờ bà ta như hôm qua đã làm với Xamxonov, bằng cách đưa ra khả năng kiếm được không phải ba ngàn rúp, mà gấp đôi, sáu hay bảy ngàn rúp, mà chỉ đưa ra đảm bảo cao quý về món nợ. Phát triển ý nghĩ mới mẻ ấy của mình, Mitia hoan hỉ, như chẳng bao giờ cũng thế khi nảy ra bất cứ sáng kiến gì hay có quyết định bất ngờ gì. Chàng say mê với mọi ý nghĩ mới lạ. Tuy nhiên khi bước chân lên bậc tam cấp nhà bà Khokhlakova, bỗng chàng cảm thấy lạnh sống lưng vì khiếp sợ: mái đến lúc này chàng mới cảm thấy thật rõ, chính xác với mức toán học, rằng đây là hy vọng cuối cùng của chàng, rằng nếu việc này mà hỏng thi sau đó không còn gì nữa, "chỉ còn nước cắt cổ hay trấn lột một người nào đó để có ba ngàn rúp, hết đường rồi…". Khi chàng kéo chuông thì đã bảy giờ rưỡi tối.
Thoạt đầu, công việc có vẻ xuôi lọt: vừa báo tin xong, chàng được tiếp đón nhanh chóng lạ thường. "Cứ như thể bà ấy đang chờ ta đến", - Mitia thoáng nghĩ, tiếp đó, khi chàng vừa được đưa vào phòng khách thì bà chủ gần như chạy xộc vào và nói thẳng rằng bà đang đợi chàng…
- Tôi đợi anh, tôi đợi anh! Tôi không hề nghĩ rằng anh lại đến thăm tôi, hẳn anh cũng đồng ý như thế, nhưng tôi vẫn đợi, chắc anh ngạc nhiên về linh cảm của tôi, Dmitri Fedorovich ạ. suốt buổi sáng nay tôi tin chắc rằng anh sẽ tới.
- Quả là đáng ngạc nhiên, thưa bà. - Mitia nói lúng túng ngồi xuống, - nhưng… tôi đến có một việc cực kỳ quan trọng… việc quan trọng nhất trong những việc quan trọng, đối với riêng tôi thôi, thưa bà, với riêng tôi thôi, và tôi đang vội…
- Tôi biết là có việc cực kỳ quan trọng, anh Dmitri Fedorovich ạ. đây không phải là linh tính, không phải là khuynh hướng lạc hậu tin vào phép lạ (anh có nghe tin về trưởng lão Zoxima chứ?), đây là sự chính xác toán học: anh không thể không đến, sau tất cả những gì đã xảy ra với Ekaterina Ivanovna, anh không thể không đến, không thể không đến, đấy là quy tắc toán học.
- Đó là tinh thần thực tế của đời sống thực, thưa bà, thế đấy ạ! Nhưng, xin bà cho phép tôi trình bày…
- Đúng là tinh thần thực tế, anh Dmitri Fedorovich ạ. Tôi hoàn toàn tán thành tinh thần thực tế, tôi đã nhận được bài học quá cay đắng về phép lạ rồi. Anh có nghe tin trưởng lão Zoxima đã qua đời rồi chứ?
- Không, thưa bà, lần đầu tiên tôi nghe thấy. - Mitia hơi ngạc nhiên… - Trong đầu chàng thoáng hiện hình ảnh Aliosa.
- Đêm vừa rồi, anh tưởng tượng xem…
- Thưa bà, - Mitia ngắt lời, - tôi chỉ tưởng tượng tôi đang ở trong tình cảnh vô cùng tuyệt vọng và nếu bà không giúp tôi thì mọi việc hỏng hết và tôi đi đời nhà ma trước lên. Bà thứ lỗi cho cách diễn đạt nhàm sáo, nhưng tôi đang lên cơn sốt bừng bừng…
- Tôi biết, tôi biết anh đang lên cơn sốt, tôi biết hết, trạng thái tinh thần của anh không thể khác thể được, anh muốn nói gì tôi biết hết cả rồi. Tôi đã lưu tâm đến số phận của anh từ lâu rồi, Dmitri Fedorovich ạ, tôi vẫn theo dõi và nghiên cứu… Ôi, hãy tin rằng tôi là một bác sĩ tâm lần giàu kinh nghiệm, Dmitri Fedorovich ạ.
- Thưa bà, nếu bà là một bác sĩ tâm thần giàu kinh nghiệm thì tôi là một con bệnh giàu kinh nghiệm. - Mitia gắng tỏ ra nhã nhặn. - Tôi linh cảm thấy rằng nếu bà quan tâm đến số phận tôi như vậy thì bà sẽ giúp tôi trong lúc tôi đang nguy khốn, nhưng nếu vậy thì xin bà cho phép tôi rốt cuộc được trình bày với bà cái kế hoạch mà tôi đánh liều đến nói với bà… và điều mà tôi mong chờ ở bà… Tôi đến, thưa bà…
- Chẳng cần trình bày, điều đó chẳng có gì quan trọng. Còn về chuyện giúp đỡ thì anh không phải là người đầu tiên tôi giúp đỡ đâu, anh Dmitri Fedorovich ạ. Chắc anh có nghe nói về bà Belmexova, em họ tôi, chồng bà ta gặp cảnh nguy biến, đi đời nhà ma, theo cách nói bóng bẩy của anh, Dmitri Fedorovich ạ, tôi đã bày cho ông ta nuôi ngựa, bây giờ nhà ông ta phát đạt. Anh có biết gì về việc nuôi ngựa không, Dmitri Fedorovich?
- Không mảy may, thưa bà, chao ôi, thưa bà, không mảy may! - Mitia nóng nảy gào lên và thậm chí toan đứng dậy. - Thưa bà, tôi chỉ xin bà nghe tôi nói cho hết, chỉ xin bà hai phút nói thoải mái để có thể trình bày đầy đủ với bà dự tính của tôi khi đến đây. Thêm nữa, tôi cần thời gian, tôi vội ghê lắm!… - Mitia gào lên như điên, cảm thấy bà ta lại sắp nói, và chàng hy vọng gào át được bà ta. - Tôi đến đây trong tình cảnh tuyệt vọng… vô cùng tuyệt vọng, đến để xin bà cho vay ba ngàn rúp, có bảo đảm chắc chắn, hết sức chắc chắn, thưa bà! Chỉ xin bà cho tôi được trình bày…
- Để sau, để sau hãy hay! - Bà Khokhlakova xua tay ngăn lại, - mà dù anh định nói gì đi nữa thì tôi cũng biết trước cả rồi, tôi đã nói với anh như thế rồi cơ mà. Anh hỏi mượn tiền, anh cần ba ngàn rúp, nhưng tôi sẽ đưa cho anh nhiều hơn, nhiều gấp bội, tôi sẽ cứu anh; Dmitri Fedorovich ạ, nhưng anh phải nghe lời tôi mới được!
Mitia lại bật dậy.
- Thưa bà, bà có lòng tốt đến thế kia ư! - Chàng kêu lên bằng giọng đầy cảm kích. - Trời ơi, bà đã cứu tôi. Thưa bà, bà cứu vớt một con người đã buộc lòng phải chọn cái chết, cứu hắn khỏi phát súng tự vẫn… Đội ơn bà suốt đời…
- Tôi sẽ đưa cho anh không phải ba ngàn, mà nhiều hơn vô kể kia! - Bà Khokhlakova reo lên, mỉm cười tươi rồi nhìn sự hoan hỉ của Mitia.
- Nhiều vô kể ư? Nhưng tôi không cần nhiều đến thế. Tôi chỉ cần ba ngàn rúp tai ác nọ, còn về phần tôi, tôi đến để trình bày với bà sự bảo đảm về số tiền nọ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và đề nghị với bà một kế hoạch…
- Thôi thôi, anh Dmitri Fedorovich, đã nói là làm, - bà Khokhlakova ngắt lời với vẻ đắc thắng nhã nhặn của bậc ân nhân. - Tôi hứa cứu anh và sẽ cứu anh. Tôi sẽ cứu anh như đã cứu Belmexova. Anh nghĩ thế nào về những mỏ vàng, Dmitri Fedorovich?
- Về mỏ vàng, thưa bà? Tôi chưa bao giờ nghĩ gì về nó.
- Ngược lại tôi đã nghĩ hộ anh! Tôi đã nghĩ đi nghĩ lại chán ra rồi! Suốt một tháng nay tôi để ý đến anh vì mục đích ấy. Đã hàng trăm lần tôi nhìn thấy anh khi anh đi ngang qua, và tôi tự nhủ: đây là một người cương nghị nên đi khai thác mỏ. Thậm chí tôi đã nghiên cứu dáng đi của anh và quyển định: người này sẽ tìm được nhiều mạch mỏ.
- Căn cứ vào dáng đi ư, thưa bà? - Mitia mỉm cười.
- Chứ gì nữa, căn cứ vào dáng đi. Sao, chàng lẻ anh không thừa nhận rằng có thể nhìn dáng đi mà đoán tính cách con người sao, Dmitri Fedorovich? Khoa học tự nhiên xác nhận điều đó. Ồ, bây giờ tôi là người có đầu óc thực tế, anh Dmitri Fedorovich ạ.
Từ hôm nay, sau cái chuyện xảy ra ở tu viện làm tôi rất đỗi buồn phiền, tôi đã trở những người hoàn toàn thực tế và muốn lao đầu vào hoạt động thực tế. Tôi đã được chữa khỏi bệnh. Đủ rồi! Như Turghenev đã nói(1)
- Nhưng thưa bà, ba ngàn rúp mà bà đã hết sức rộng lượng hứa cho tôi vay…
- Số tiền ấy không lọt đi đâu khỏi tay anh, Dmitri Fedorovich ạ- bà Khokhlakova tức khắc ngắt lời. - Cứ coi như ba ngàn ấy đã ở trong túi anh rồi, không phải ba ngàn, mà là ba triệu, Dmitri Fedorovich ạ, trong thời gian ngắn nhất! Tôi sẽ nói anh nghe ý định của tôi: anh sẽ đi tìm mỏ, sẽ kiếm bạc triệu, lúc trở về anh sẽ là nhà hoạt động, anh sẽ dẫn dắt chúng tôi theo con đường thiện. Lẽ nào cứ để cho bọn Do Thái thâu tóm hết nguồn lợi? Anh sẽ xây dựng những toà nhà và những xí nghiệp này khác. Anh sẽ cứu giúp những người nghèo, họ sẽ cầu phước cho anh. Bây giờ là thời đại dường sắt, Dmitri Fedorovich ạ. Bộ tài chính sẽ biết tiếng anh và cần đến anh, vì bộ này hiện đang rất quẫn. Đồng tiền của ta sụt giá đến nỗi làm tôi ngủ không yên, Dmitri Fedorovich ạ, người ta ít biết nỗi niềm này cho tôi…
- Thưa bà, thưa bà! - Dmitri Fedorovich lại ngắt lời, một linh cảm khiến chàng lo lắng. - Có lẽ tôi sẽ nhất nhất theo lời khuyên của bà, lời khuyên thật khôn ngoan, thưa bà, có lẽ tôi sẽ đi đến đấy đi tìm mỏ… và tôi sẽ lại đến thưa chuyện với bà về việc ấy thậm chí đến nhiều lần… nhưng bây giờ, ba ngàn đồng mà bà đã rất đỗi rộng lượng… Ôi, số tiền ấy sẽ cởi trói cho tôi, nếu có thể thì ngay hôm nay… Nghĩa là, thưa bà, hôm nay tôi không còn chút thời giờ nào cả…
- Thôi đủ rồi, Dmitri Fedorovich, đủ rồi! - Bà Khokhlakova vẫn lại ngắt lời chàng. - Xin hỏi một câu: anh có đi tìm mỏ vàng không, anh đã quyết tâm chưa, trả lời dứt khoát đi.
- Tôi sẽ đi, thưa bà, sau này… Tôi sẽ đi bất cứ nơi nào bà muốn, thưa bà… nhưng bây giờ…
- Hãy khoan! - Bà Khokhlakova kêu lên, bật dậy và đâm bổ tới chỗ cái bàn viết tuyệt diệu có vô số ngân kéo và bắt đầu rút hết ngân này đến ngăn khác, lục tìm cái gì cực kỳ hối hả.
"Ba ngàn đồng! - Mitia nghĩ, lặng người đi, - mà này bây giờ, không cần giấy tờ gì, không chứng từ, ồ, thật là cao nhã! Một người phụ nữ tuyệt diệu, giá như bà ta không lắm lời đến thế…".
- Đây rồi! Bà Khokhlakova vui sướng kêu lên, quay lại với Mitia - tôi đã tìm thấy cái này!
Đấy là bức tượng thánh nhỏ bằng bạc có dây deo mà người ta thường đeo trên mình cùng với cày thập giá.
- Cái này đem từ Kiev về đây, Dmitri Fedorovich ạ. - Bà ta nói tiếp với giọng sùng kinh. - Nó thuộc loại những thánh tích của thánh Varvara tuẫn đạo đấy. Cho phép tôi đeo lên cổ anh và như vậy là cầu Chúa cho anh, bước vào cuộc đời mới giành được những kỳ tích mới.
Quả thật bà ta đeo bức tượng thánh vào cổ cho anh và sửa lại cho ngay ngắn. Mitia hết sức bối rối cúi xuống, giúp bà ta, và cuối cùng đã choàng được sợi dây qua cà vạt và cổ áo sơ mi, đeo bức tượng thánh ngay ngắn trước ngực.
Bây giờ thì anh có thể đi được rồi đấy! - Bà Khokhlakova thốt lên, đắc chí ngồi về chỗ.
- Thưa bà, tôi cảm động quá… thậm chí tôi không biết cảm ơn thế nào… về những tình cảm như thế, nhưng… nếu bà biết đối với tôi lúc này thời gian quỷ biết bao!… Số tiền mà tôi hết lòng mong chờ bà sẽ rộng lượng… Ôi, thưa bà, nếu như bà tốt đến như thế, rộng lượng với tôi đến như thế khiến tôi vô cùng cảm kích, - Mitia đột nhiên hào hứng kêu lên, - thì xin bà cho biết… vả chăng bà cũng đã biết từ lâu rồi… tôi yêu một người ở đây Tôi đã phụ tình Katia… Ekaterina Ivanovna, tôi muốn nói thế. Ôi, tôi thật là bất nhân, bất lương đối với nàng, nhưng ở đây tôi đã yêu một phụ nữ khác… thưa bà, có lẽ là một người mà bà khinh miệt, vì bà biết hết mọi việc mà, nhưng tôi không thế bỏ được người đó, không thể nào bỏ được, bởi vì bây giờ, ba ngàn đồng ấy…
- Bỏ hết cả đi, anh Dmitri Fedorovich ạ! - Bà Khokhlakova ngắt lời, giọng hết sức kiên quyết. - Bỏ hết, nhất là đàn bà. Mục đích của anh là hầm mỏ, mà đưa đàn bà đến đấy làm quái gì. Sau này, khi anh trở về, giàu có và danh tiếng, anh sẽ tìm được người bạn lòng trong giới thượng lưu cao sang nhất. Đấy sẽ là một cô gái tân tiến, có học thức và không thành kiến. Đến lúc ấy, vấn đề phụ nữ mà bây giờ mới được đặt ra sẽ chín muồi và sẽ xuất hiện người phụ nữ mới…
- Thưa bà, không phải thế, không phải thế… - Dmitri Fedorovich van vỉ, suýt chắp tay lại.
- Chính thế đấy, Dmitri Fedorovich ạ, đấy chính là cái anh cần, cái anh khao khát mà không tự biết. Tôi hoàn toàn không thờ ơ với vấn đề phụ nữ hiện nay, Dmitri Fedorovich ạ. Sự phát triển của phụ nữ và thậm chí vai trò chính trị của phụ nữ trong tương lai gần đây nhất, đấy là lý tưởng của tôi. Tôi có một đứa con gái, Dmitri Fedorovich ạ, người ta ít biết tôi về mặt này. Tôi đã viết về vấn đề này cho nhà văn Sedrin. Nhà văn này đã chỉ bảo cặn kẻ cho tôi, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi về thiên chức của phụ nữ, vì thế năm ngoái tôi đã gửi cho ông một lá thư không đề tên vẻn vẹn có mấy chữ: "Tôi ôm hôn ông, nhà văn của tôi, nhân danh người phụ nữ tân tiến, ông cứ tiếp tục đi". Và tôi ký tên: "Một người mẹ". Tôi muốn ký: "Một người mẹ tân tiến", nhưng cứ phân vân, cuối cùng tôi chỉ ký: "một người mẹ" như thế đẹp hơn, Dmitri Fedorovich ạ, vả lại tiếng "tân tiến" có thể gợi cho họ nhớ tới tạp chí "Người tân tiến", một kỷ niệm cay đắng của họ về kiểm duyệt hiện nay(2). Ôi trời ơi, anh làm sao thế?
- Thưa bà, - rốt cuộc Mitia bật dậy, chắp hai tay lại trước mắt bà ta với vẻ van vỉ bất lực, - bà làm tôi đến phát khóc mất, nếu như bà trì hoãn điều mà bà đã hết sức rộng lượng…
- Cứ khóc đi, Dmitri Fedorovich, khóc đi! Đấy là những tình cảm tuyệt đẹp… anh sắp phải đi vào con đường như thế kia mà!
Nước mắt sẽ làm anh vợi đi nỗi lòng, rồi sau này trở về, anh sẽ vui sướng. Anh sẽ từ Sibir về đây chỉ cốt để chia sẻ niềm vui sướng với tôi…
- Nhưng xin bà thứ lỗi, - Mitia bong kêu lên, - lần cuối cùng tôi van bà, bà nói đi, hôm nay tôi có thể được bà trao cho số tiền bà đã hứa không? Nếu không phải là bây giờ thì bao giờ tôi đến lấy?
- Tiền nào, Dmitri Fedorovich?
- Ba ngàn rúp mà bà đã hứa… mà bà đã hết sức rộng lòng…
- Ba ngàn? Ba ngàn rúp? Ồ không, tôi không có ba ngàn rúp, - bà Khokhlakova thốt lên với một vẻ ngạc nhiên bình tĩnh. Mitia sững sờ…
- Thế sao… vừa nãy… bà nói… thậm chí bà còn bảo là cứ coi như tiền đã ở trong túi tôi rồi…
- Ồ không, anh không hiểu tôi, Dmitri Fedorovich. Nếu vậy thì anh không hiểu tôi. Tôi nói vẻ hầm mỏ… Quả thật là tôi hứa với anh số tiền còn lớn hơn ba ngàn nhiều, tôi nhớ ra cả rồi, nhưng đấy chỉ là tôi nói về hầm mỏ.
- Thể còn tiền? Còn ba ngàn ấy? - Dmitri Fedorovich kêu lên một cách ngớ ngẩn.
- Ồ nếu anh nói về tiền thì lúc này tôi không có đâu. Bây giờ tôi chằng có đồng nào, chính lúc này tôi đang có chuyện rắc rối với viên quản lý, hôm vừa rồi tôi phải mượn của ông Miuxov năm trăm rúp. Không, không, tôi không có tiền. Mà anh Dmitri Fedorovich ạ, cho dù có tiền, tôi cũng không cho anh vay. Thứ nhất là tôi không cho ai vay bao giờ. Cho vay là sinh chuyện xích mích. Nhưng với anh, đặc biệt với anh thì tôi càng không cho vay, vì tôi yêu anh, tôi muốn cứu anh nên không cho vay, vì chỉ có mỗi một việc cần cho anh mà thôi: hầm mỏ, hầm mỏ và hầm mỏ!…
- Ôi đồ quỷ tha ma bắt!… Mitia bỗng gầm và đấm thật lực xuống bàn.
- Chết chết! - Bà Khokhlakova sợ hãi kêu lên và nhào sang đầu kia phòng khách.
Mitia nhổ bọt đánh toẹt một cái và no bước ra khỏi phòng, ra khỏi nhà, ra đường, đi vào bóng tối. Chàng đi như người mất trí, tự đấm ngực mình, đúng vào chỗ mà hai ngày trước chàng đã đấm vào đó trước mặt Aliosa khi gặp em lần cuối cùng vào buổi tối trong bóng tối, trên đường, đấm ngực đúng vào chỗ ấy nghĩa là thế nào và như vậy chàng muốn nói gì, tạm thời đấy vẫn là điều bí mật trên đời chưa ai biết, điều bí mật mà hôm ấy chàng vẫn không hết lộ ngay cả với Aliosa, nhưng đấy là nỗi nhục nhã ê chề của chàng, là sự bại vong và tự sát của chàng, chàng đã quyết định như thế nếu như không xoay được ba ngàn rúp để trả Ekaterina Ivanovna và như vậy là cất bỏ khỏi ngực mình, khỏi "chỗ ấy trên ngực" nỗi ô nhục mà chàng vẫn đeo ở đấy và nó đè nặng lương tâm chàng. Tất cả những điều đó sau này sẽ được nói rõ hết với bạn đọc, nhưng bây giờ, khi mà hy vọng cuối cùng của chàng đã tan biến, con người cường tráng như thế vừa rời khỏi nhà bà Khokhlakova được mấy bước đã nước mắt chan hoà như đứa trẻ. Cứ như thế, thẳng ra quảng trường và bỗng cảm thấy mình xô toàn thân vào một vật gì. Có tiếng rú thất thanh của một bà già suýt bị chàng xô ngã.
- Trời ơi, suýt nữa dù làm chết người ta! Đi gì mà cứ đâm bừa đi thể, thằng ôn dịch kia!
- Kìa, bà đấy ư? - Mitia kêu lên khi nhận ra bà già trong bóng tối Đấy chính là người đầy tớ già hầu hạ Kuzma Xamxonov mà hôm qua Mitia hết sức để ý đến bà ta.
- Nhưng ông là ai chứ, thưa ông? - Bà già đổi giọng khác hẳn. - Tối quá tôi không nhận ra ông.
- Bà ở nhà ông Kuzma Xamxonov, hầu hạ ông ấy chứ gì?
- Đúng ạ, tôi vừa đến nhà ông Prokhrytr… Nhưng sao tôi vẫn không nhớ ra ông nhỉ?
- Này, bà ơi, cô Agrafena Alecxandrovna hiện giờ có ở đằng nhà không? - Mitia hỏi, mất bình tĩnh vì nóng ruột chờ đợi. - Ban nãy tôi đưa cô ấy đến nhà mà.
- Cô ấy có đến, thưa ông, ngồi một lát, nhưng đi rồi.
- Sao? Đi rồi à? - Mitia kêu lên. - Đi khi nào?
- Đi ngay, chỉ ở đấy có một lát thôi. Kể cho ông Kuzma Kuzmitr một câu chuyện làm ông bật cười rồi đi ngay.
- Nói lão, con mụ trời đánh thánh vật! - Mitia gào lên.
- Ấy ấy! Mụ già kêu lên, nhưng Mitia đã biến mất. Chàng cắm cổ chạy về nhà bà Morozova. Đấy đúng là quãng thời gian Grusenka đi Mokroe, nàng đi trước đó chưa quá mười lăm phút.
Fenia đang ngồi với bà mình, bà lão Matriona, ở trong bếp thì "đại uý" chạy xộc vào. Thấy chàng, Fenia la toáng lên.
- Mày la lối à? - Mitia gào lên - Cô đâu?
Không để cho con bé Fenia đang sợ chết điếng kịp trả lời, chàng sụp ngay xuống chân nó:
- Fenia, vì Chúa Kito của chúng ta, nói đi, cô đâu?
- Ông ơi, cháu không biết gì hết, cậu Dmitri Fedorovich quý mến ơi, cháu không biết gì hết, cậu có giết cháu, cháu cũng không biết gì hết, - Fenia thề thốt. - Ban nãy chính cậu đưa cô ấy đi mà…
- Cô ấy đã về nhà rồi…
- Thưa cậu, cô không về, thề có Chúa, cô không về!
Nói lão, - Mitia quát. - Chỉ nom mày sợ hãi thế kia tao cũng biết cô ấy đâu rồi!…
Chàng lao vọt ra ngoài. Fenia bị một phen hoảng sợ, vui sướng vì mình thoát nạn một cách dễ dàng, nhưng nó hiểu rõ ràng chẳng qua là Mitia không có thời giờ, chứ không thì nó điêu đứng với chàng. Nhưng lúc chạy ra, chàng vẫn làm cho Fenia và bà lão Matriona ngạc nhiên vì một hành động hết sức bất ngờ: trên bàn có một cái cối bằng đồng, trên cối đặt cái chày nhỏ bằng đồng, dài chỉ một phẫn tư arsin, lúc chạy ra Mitia một tay mở cửa, tay kia vơ lấy cái chày và đút vào túi bên, rồi biến luôn.
- Trời ơi, ông ta định giết ai đấy! - Fenia giơ hai tay lên.
Chú thích:
(1) "Đủ rồi!" - tên một truyện vừa của I. X. Turghenev (N.D).
(2) "Người đương thời" ("Xovremenik") là một tạp chí văn học và chính trị - xã hội, Xantykov Serdin và Nekraxov lãnh đạo tạp chí này một thời gian. Ở đây có sự chơi chữ Xovremenik có nghĩa là: hiện tại, tân tiến, đương thời… (N.D)