Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> Anh em nhà Caramazov

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 47047 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Anh em nhà Caramazov
Dostoevsky

Chương 2 (2)

Ông ta là một quan chức làm việc ở thành phố chúng tôi đã lâu, có địa vị cao, được mọi người kỉnh trọng, giàu có, nổi tiếng về lòng từ thiện, đã cũng một món tiền lớn cho nhà dưỡng lão và nhà trẻ mồ côi và ngoài ra, còn làm nhiều việc thiện kín đáo không công bố, sau khi ông chết người ta mới biết. Ông trạc năm mươi tuổi, bề ngoài hầu như nghiêm nghị, ít lời. Đã mười năm nay ông lấy một người vợ còn trẻ, có ba con còn nhỏ tuổi. Tối hôm sau, tôi đang ngồi nhà thì đột nhiên cửa mở và người đàn ông ấy bước vào. Cần nói rõ trong lúc ấy tôi không còn ở nhà cũ nữa, ngay sau khi xuất ngũ tôi đã thuê một chỗ khác trong nhà một bà già, vợ goá của một viên chức, một người ở của bà ta cũng phục dịch cả cho tôi, tôi chuyến sang ở nhà này chỉ là vì ngày hôm đấu súng trở về tôi đã trả Afanaxi về đại dội, nhìn vào mắt anh ta, tôi cảm thấy xấu hổ về hành động mới đây của mình: con người thể tục chưa được rèn luyện rất dê xấu hổ thậm chí về một việc làm chính nghĩa nhất của mình.

Ông khách vừa vào nói với tôi: "Đã mấy hôm nay ở nhà này nhà nọ, tôi nghe ông nói mà hết sức tò mò và cuối cùng tôi muốn trực tiếp làm quen với ông để nói chuyện kỹ hơn. Thưa ông, ông có thể giúp tôi một việc vô cùng lớn lao như thế không?" - "Được chứ ạ, - tôi nói, - tôi hết sức sẵn lòng và coi đó là một vinh dự đặc biệt". Nghe nói vậy, ông ta gần như sợ hãi, đến nỗi mới đầu tôi đâm ra sửng sốt, bởi vì tuy mọi người nghe tôi kể chuyện đều tỏ ra tò mò, nhưng không ai có biểu hiện nội tâm nghiêm chỉnh và khắc nghiệt như thế đối với tôi. Người này lại còn đích thân đến nhà tôi. Ông ta ngồi xuống. "Tôi thấy tính cách của ông cực kỳ mạnh mẽ, - ông ta nói tiếp, - bởi vì ông không sợ phục vụ chân lý trong một việc mà để bảo vệ sự thật của mình, ông có nguy cơ bị cả bàn dân thiên hạ khinh rẻ". "Có lẽ ông khen tôi quá lời đấy!" - Tôi nói. "Không quá lời đâu, - ông trả lời, - hãy tin tôi, ông làm một việc khó khăn hơn ông tưởng rất nhiều. Thực tình mà nói, chính điều đó làm tôi ngạc nhiên và vì thế mà tôi đến ông. Nếu ông không coi sự tò mò của tôi là đáng khinh, vì có lẽ nó sỗ sàng quá, thì xin ông thuật lại cho tôi nghe cảm giác của ông vào giây phút ông quyết định xin lỗi: trong cuộc đấu súng, nếu như ông còn nhớ được. Xin đừng coi câu hỏi của tôi là nông nổi: trái lại khi nêu ra câu hỏi như vậy, tôi có một mục đích bí mật mà có lẽ sau này tôi sẽ nói rõ với ông, nếu lòng trời muốn cho chúng ta thân mật với nhau hơn.

Suốt thời gian ông ta nói điều đó, tôi nhìn thẳng vào mặt ông ta và bỗng cảm thấy hết sức tin cậy ông ta, ngoài ra tôi tò mò lạ thường, bởi vì tôi cảm thấy tâm hồn ông ta có một bí mật gì đặc biệt. "Ông hỏi tôi cảm thấy gì lúc tôi xin lỗi đối thú của tôi, - tôi trả lời ông ta, - nhưng tốt hơn hết là tôi kể từ đầu, cả những điều mà tôi chưa kể với ai". Tôi thuật lại với ông ta tất cả sự việc xảy ra với Afanaxi và việc tôi đã rạp đầu xin gã thứ lỗi. "Như vậy, - tôi kết luận với ông ta, - ông có thể thấy rằng trong thời gian đấu súng tôi dễ xử hơn, vì tôi đã bắt đầu từ nhà tôi, vì hễ đã bước lên con đường đó thì đi tiếp chẳng những không khó, mà thậm chí còn vui sướng là khác".

Ông ta nghe tôi nói, nhìn tôi với vẻ thiện cảm. Ông ta nói: Tất cả những điều đó hết sức lạ lùng, tôi còn đến ông nữa". Từ đó gần như tối nào ông ta cũng đến tôi. Chúng tôi có thể rất thân nhau, nếu như ông ta kể với tôi vẻ bản thân ông ta. Nhưng ông ta hầu như không nói gì về bản thân, mà chỉ hỏi về tôi. Mặc dù vậy, tôi rất yêu ông ta và thổ lộ hết với ông ta, vì tôi nghĩ: Tôi cần gì biết đến ông ta là một người công chính. Thêm nữa ông ta là người hết sức nghiêm túc, hơn tuổi tôi nhiều, vậy mà lui tới với một người trẻ thổi như tôi, không coi thường tôi. Tôi học được ở ông nhiều điều bổ ích, vì ông là người có trình độ trí tuệ cao. "Về việc cuộc sống là thiên đàng, - đột nhiên ông ta nói với tôi thì tôi cũng nghĩ thế từ lâu, - và ông ta bỗng nói thêm, - hiện giờ tôi cũng chỉ nghĩ đến điều ấy thôi". Ông ta nhìn tôi và mỉm cười. "Điều ấy thì tôi còn tin hơn ông nữa kia", - ông ta nói, - rồi ông sẽ biết tại sao". Tôi nghe và nghĩ bụng "Chắc là ông ấy muốn bộc lộ với ta điều gì". "Thiên đàng, - ông ta nói, - tàng ẩn trong mỗi chúng ta, hiện giờ trong tôi cũng có thiên đàng giấu kín, và nếu tôi muốn, ngày mai dùén đàng sẽ thật sự đến với tôi suốt đời". Tôi thấy ông ta nói với vẻ cảm động và nhìn tôi một cách bí ẩn, như dò hỏi. Ông ta nói tiếp: "Còn về việc mỗi người chúng ta đều có lỗi với mọi người và mọi việc, ngoài tội lỗi của chính bản thân mình, thì ông suy xét hoàn toàn đúng, và lạ một điều là đột nhiên ông có thể hiểu được ý tưởng ấy một cách đầy đủ như thế. Đúng là khi nào mọi người đều hiểu điều đó thì đối với họ, nước thiên đàng sẽ không còn là mơ ước nữa, mà là thực tại". - "Thế bao giờ điều đó thành sự thực? - Tôi kêu lên với ông ta bằng giọng chua xót. - Mà có khi nào điều đó thành sự thực không? Phải chăng đấy chỉ là ước mơ?" - "Vậy là ông không tin, - ông ta nói, - ông rao giảng mà chính ông không cần. Ông nên biết rằng mơ ước ấy, nói theo lời ông, nhất định sẽ thành sự thật, hãy tin như vậy, nhưng không phải là bây giờ, mọi hành động đều phải có luật của nó. Đây là việc thuộc lãnh vực tinh thần, tâm lý. Muốn đổi mới thế giới thì về mặt tâm lý, chính người đời phải đi sang con đường khác. Chừng nào mỗi người chưa trở thành anh em với mỗi người khác thì chưa có tình huynh đệ. Sẽ không bao giờ có thể dựa vào bất cứ khoa học nào hay bất cứ lợi ích nào mà phân chia được tài sản hay quyền lực với nhau cho ổn thoả. Mỗi người đều sẽ cho rằng phần mình thế là ít người ta sẽ luôn luôn phàn nàn, ghen ra và diệt lẫn nhau. Ông ta hỏi khi nào mơ ước sẽ thành sự thực? Điều đó sẽ thành sự thực, nhưng chỉ khi nào chấm dứt thời kỳ con người sống tách biệt nhau. "Tách biệt thế nào kia?" - Tôi hỏi ông ta. "Hiện nay ở đâu cũng đều như thế, đặc biệt trong thế kỷ chúng ta, nhưng tình trạng ấy chửa hết đâu, hạn kỳ của nó chưa đến. Hiện giờ người nào cũng cố tìm cách tách riêng cá nhân mình ra càng nhiều càng tốt người nào cũng muốn bản thân mình hưởng thụ trọn vẹn sự đầy đủ của cuộc sống, thế nhưng thay cho sự đay đủ của cuộc sống, tất cả những cố gắng của con người chỉ đưa đến sự tàn sát toàn thể, bởi vì đáng nhẽ phải xác định đầy đủ bản chức của mình thì người ta lại rơi vào trạng thái biệt lập hoàn toàn. Bởi vì trong thời đại chúng ta, toàn thể loài người tách thành nhưng đơn vị riêng biệt, mỗi người đều núp vào cái hang của mình, xa lánh mọi người khác, ẩn náu, có của thì cất giấu đi, rút cục là bản thân mình xa lìa mọi người và làm cho mọi người xa lìa mình. Mỗi người đơn độc tích cóp của cải và nghĩ rằng bây giờ ta mạnh thế và giầu có lắm, nhưng kẻ điên rồ ấy không biết rằng hắn càng ky cóp được nhiều thì càng chìm sâu trong sự bất lực mang anh tự sát. Bởi vì con người quen chỉ trông cậy ở bản thân mình, và trở thành một đơn vị tách khỏi toàn thể, nếu họ tập cho tâm hồn không tin vào sự giúp đỡ của người khác, không tin người, không tin nhân loại, chỉ run sợ lo mất tiền của và mất nhưng quyền lợi do tiền của mà có. Hiện nay, ở khắp mọi nơi, kỳ cục thay, trí óc con người không hiểu rằng đảm bảo thực sự cho cá nhân không phải ở những cố gắng riêng biệt của cá nhân, mà ở sự thống nhất toàn vẹn của cả loài người. Nhưng nhất định sẽ đến lúc tình trạng tách biệt đáng sợ ấy phải chấm dứt và mọi người sẽ đồng thời hiểu ra rằng họ đã tách rời nhau một cách trái tự nhiên như thế nào, họ sẽ ngạc nhiên về việc họ ngồi trong bóng tối lâu như thế, không nhìn thấy ánh sáng. Khi ấy trên bầu trời sẽ hiện lên dấu hiệu của con người…(1) Nhưng cho đến lúc ấy vẫn cần giữ gìn ngọn cờ, và đôi khi, hay dù chỉ đơn độc một mình, con người phải nêu gương và đưa tâm hồn mình ra khỏi trạng thái cách biệt để phụng sự cho sự nghiệp bốn bể là anh em, cho dù có bị thiên hạ coi là gàn dở. Như vậy để gìn giữ cho ý tưởng vĩ đại khỏi bị tiêu vong…".

Hết tối này sang tối khác, giữa chúng tôi diễn ra những cuộc chuyện trò say sưa thích thú. Thậm chí tôi bỏ cả những cuộc họp mặt xã giao, bắt đầu ít với chơi nhà bạn bè, vả chăng tôi cũng không còn là cái "mốt" đương thời nữa rồi. Tôi nói điều đó không phải là có ý chê trách, bởi vì người ta vẫn yêu mến tôi, vui vẻ với tôi nhưng trong giới lượng lưu thì "mốt" quả là có ảnh hưởng không nhỏ, dẫu sao vẫn phải thừa nhận điều đó. Rốt cuộc tôi đâm ra cảm phục ông khách bí ẩn, bởi vì ngoài việc tôi thích thú về trí tuệ của ông, tôi còn linh cảm thấy rằng ông ấp ủ một ý đồ gì đó và đang chuẩn bị thực hiện một kỳ tích có lẽ là vĩ đại. Có lẽ ông cũng lấy làm thích vì tôi không tỏ ra tò mò về bí mật của ông, không hỏi thẳng cũng không nói bóng gió. Nhưng cuối cùng tôi nhận thấy có lẽ chính ông đã bắt đầu day dứt muốn thổ lộ với tôi điều gì. Ít ra khoảng một tháng sau khi ông đến thăm tôi, điều đó đã hết sức rõ ràng. "Ông có biết không, - có lần ông hỏi tôi, - trong thành phố người ta rất tò mò về hai chúng ta và lấy làm lạ rằng tôi đến ông thường xuyên như thế. Nhưng mặc họ, bởi vì chẳng bao lâu nũa mọi việc sẽ sáng tỏ". Đôi khi đột nhiên ông xúc động lạ thường, và những lúc như thế hầu như bao giờ ông cũng đứng dậy và ra về. Đôi khi ông nhìn tôi hồi lâu bằng cái nhìn sắc bén; tôi nghĩ: "Ông ta sắp nói điều gì đây", nhưng ông bỗng đột ngột nói sang một chuyện bình thường quen thuộc. Ông cũng thường hay kêu nhức đầu. Có lần, hoàn toàn bất ngờ, sau khi ông đã hăng say nói một lúc lâu, tôi thấy ông bỗng tái mét đi, mặt méo xệch, ông nhìn thẳng vào tôi.

- Ông làm sao thế? - Tôi hỏi. - Trong người khó ở à?

Còn ông kêu nhức đầu.

- Tôi… ông ạ… tôi đã giết một người.

Ông vừa nói vừa mỉm cười, nhưng mặt trắng bệch. "Tại sao ông ta mỉm cười nhỉ?" - Tôi thầm nghĩ, chưa kịp hiểu ra điều gì. Tôi cũng tái mặt.

- Ồng làm sao thế? - Tôi la lên với ông ta.

- Ông thấy không, - ông ta trả lời, vẫn với nụ cười nhợt nhạt, nói ra câu đầu tiên khó biết chừng nào. Bây giờ nói ra rồi thì khác nào đã bước lên đường. Sẽ đi tiếp thôi.

Một thời gian dài tôi không tin ông, không tin ngay, mà chỉ sau khi ông đến tôi ba ngày liền và thuật chuyện tỉ mỉ. Tôi cho là ông loạn trí, nhưng cuối cùng tôi hết sức đau xót và ngạc nhiên tin chắc rằng ông nói thật. Đấy là một tội ác ghê rợn xảy ra mười bốn năm trước với một người đàn bà giàu có, trẻ tuổi và xinh đẹp, vợ goá một điền chủ, có nhà riêng ở thành phố này để ở lại mỗi khi về đây. Say mê bà ta, ông đã tỏ tình và nài nỉ bà ta lấy ông. Nhưng bà ta đã, trao trái tim mình cho người khác, một quân nhân dòng dõi quý tộc cấp bậc khá cao, thời gian ấy đang tham gia hành binh, tuy nhiên bà ta đang chờ người yêu sắp trở về. Bà ta khước từ lời cầu hôn và yêu cầu ông đừng lui tới nhà bà ta nữa. Ông thôi không đến nữa, nhưng biết sự bố trí trong nhà, ban đêm ông lẻn vào chỗ bà ta, qua vườn, rồi theo nóc nhà mà xuống, như vậy là cực kỳ táo tợn, vì có nguy cơ bị phát hiện. Nhưng, điều rất thường xảy ra là những tội ác thực hiện một cách táo bạo lạ kỳ lại thành công nhiều hơn. Ông qua cửa tò vò trên mái vào gác trong, rồi theo một cái thang nhỏ xuống các phòng ở của bà ta, ông biết rằng do sự sơ suất của đầy tớ cửa cuối cầu thang không phải bao giờ cũng khoá. Ông tính đúng, lần này sự thể đúng như vậy. Sau khi đã lọt vào trong, ông lần mò trong bóng tối vào buồng ngủ của bà ta, ở đây leo lét một cây đèn. Như có định trước, hai cô hầu phòng đều không xin phép chủ, lén đi dự bừa tiệc mừng lễ thánh ở một nhà cùng phố. Các gia nhân nam nữ khác đều ngủ trong buồng gia nhân và bếp ở tầng dưới. Nhìn thấy bà ta đang ngủ, niềm say mê của ông bừng lên, rồi cơn uất giận ghen tuông tràn ngập lòng ông, và mê man như kẻ say, ông đến gần và cắm phập mũi dao vào tim bà ta, trúng đến nỗi bà ta không kịp kêu lên một tiếng, tiếp đó ông sắp đạt tình huống một cách ác độc và quỷ quyệt đến nỗi người ta nghi cho đầy tớ. Ông lấy luôn cả ví tiền của bà ta, dùng chìa khoá tìm thấy ở dưới gối mở tủ ngăn kéo và lấy đi một số đồ vật, hành động hệt như một đứa đầy tớ ngu dốt hẳn sẽ làm, nghĩa là để lại những chứng khoán, chỉ lấy tiền, mấy đồ vật bằng vàng khá to, còn những vật quý giá gấp mười lần, nhưng bé nhỏ thì không thèm lấy. Ông còn lấy đi mấy thứ nữa để giữ làm kỷ niệm, những chuyện ấy để sau. Làm xong cái việc khủng khiếp ấy. Ông bò ra theo đường cũ. Hôm sau, khi cái tin ghê gớm lan ra, cũng như mãi cho đến nay, chưa hề có ai ngờ cho kẻ thực sự là hung thủ! Và cũng chẳng ai biết ông yêu bà ta, bởi vì tính ông vốn ít nói, không hay giao du, ông không có người bạn nào để có thể thổ lộ tâm tình. Người ta coi ông chỉ là người quen của nạn nhân, thậm chí không thân lắm, vì hai tuần sau cùng ông không đến thăm bà ta. Người ta nghĩ ngay một gia nhân nông nô tên là Petr, mọi tình tiết đầu khớp nhau để xác nhận sự tình nghĩ đó, bởi vì gã gia nhân này biết, và bà chủ quá cố cũng không hề giấu giếm rằng bà ba định bắt gã đi linh để góp một suất đinh mà bà ta phải góp cho quân đội vì gã chưa có vợ, hạnh kiểm lại xấu. Nghe nói trong cơn tức giận, nhân lúc say, ở quán rượu, gã đã doạ sẽ giết bà ta. Hai ngày trước khi bà ta thiệt mạng, gã đã trốn đi và nương náu ở đâu không rõ trong thành phố. Vụ giết người xảy ra thì hôm sau người ta tìm thấy gã lên đường cái ngay cửa ô thành phố, gã say như chết, trong túi có con dao, bàn tay phải không hiểu sao lại vấy máu. Gã một mực nói rằng đấy là máu mũi đổ ra, nhưng người ta không tin. Hai cô hầu phòng thú nhận là đã bỏ nhà đi chơi và để cửa ra bậc tam cấp không khoá cho đến lúc trở về. Ngoài ra còn vô số dấu hiệu tương tự khiến người ta đã bắt giữ gã gia nhân vô tội. Người ta bắt giam gã và khởi tố vụ án, nhưng đúng một tuần sau, kẻ bị bắt lên cơn sốt và chết ở nhà thương trong trạng thái mê man bất tỉnh. Vụ án thế là chấm dứt, để tuỳ ý trời định đoạt, và tất cả mọi người, cả các thẩm phán, cả các nhà chức trách, cả công chúng đều đinh ninh rằng hung thủ chính là tên gia nhân đã chết chứ không còn ai khác. Và sự trừng phạt thế là đã bắt đầu.

Ông khách bí ẩn, bây giờ đã là bạn tôi, thổ lộ với tôi rằng thoạt đầu, ông không cảm thấy lương tâm cắn rứt nhiều lắm. Ông bị dằn vặt một thời gian lâu, chỉ hối tiếc là đã giết người phụ nữ mình yêu, bây giờ nàng không còn nữa, ông giết nàng là đã giết mối tình của mình, trong khi ngọn lửa say mê vẫn rừng rực trong huyết mạch ông. Nhưng ông hầu như không nghĩ gì về máu vô tội đã đổ ra, về việc giết người. Ông không thể chịu nổi ý nghĩ rằng người đàn bà mà ông giết có thể trở thành vợ người khác, vì thế một thời gian dài ông yên trí rằng ông không thể làm khác được. Mới đầu ông có hơi khổ tâm về việc người đày tớ bị bắt, nhưng rồi việc gã nhanh chóng ngã bệnh rồi chết khiến ông yên tâm, bởi vì gã chết rõ ràng không phải do bị bắt hay sợ hãi (hồi ấy ông lập luận như vậy), mà do bị cảm lạnh chính trong mấy ngày gã trốn nhà, khi gã say rượu như chết nằm lăn lóc suốt đêm trên đất ẩm. Đồ vật và tiền mà ông lấy đi không mấy làm ông bối rối, bởi lẽ (ông vẫn lập luận như thế) ông lấy cắp không phải vì vụ lợi, mà để đánh lạc hướng nghi ngờ. Tổng cộng những thứ ông lấy đi tính ra không lớn, và ít lâu sau ông đã cũng cho nhà dưỡng lão thành phố chúng tôi một số tiền thậm chí còn lớn hơn thế nhiều. Ông cố ý làm như vậy để lương tâm được yên ồn, và lạ thay, ông yên tâm được một thời gian, thậm chí là một thời gian dài, chính ông cho tôi biết như vậy. Ông càng làm việc hàng hái gấp bội trong công vụ, ông tự nguyện nhận một công việc phiền phức và khó khăn làm ông bận rộn mất hai năm, và vốn tính cương quyết, ông gán như quên sự việc xảy ra: mỗi khi nhớ lại, ông cố không nghĩ đến gì nữa. Ông ra sức làm việc từ thiện, làm nhiều việc tốt và quyên cũng nhiều cho công cuộc từ thiện trong thành phố chúng tôi, nổi tiếng cả ở hai thủ đô, được bầu làm hội viên các hội từ thiện cả ở Moskva và Peterburg. Nhưng cuối cùng ông vẫn lâm vào một trạng thái trầm tư đau khổ, vượt quá sức chịu đựng của ông. Rồi ông mến một cô gái tuyệt sắc và khôn ngoan. Ít lâu sau ông cưới nàng, mơ ước cuộc hôn nhân sẽ xua tan được nỗi sầu muộn cô đơn, và bước lên con đường mới, tận tuỵ làm tròn bổn phận với vợ con, ông sẽ bín hẳn khỏi nhưng hồi ức cũ. Nhưng thực tế trái ngược hẳn với điều ông mong đợi. Ngay tháng đầu có vợ, một ý nghĩ đã không ngót làm ông bối rối: "Vợ ta yêu ta, nhưng nếu nàng biết chuyện ấy thì sao?". Khi vợ có mang đứa con đầu và cho ông biết, ông càng bối rối: "ta tạo ra một sinh mạng, nhưng chính ta đã huỷ hoại một sinh mạng". Con cái ra đời: "Làm sao ta có thể yêu chúng, dạy dỗ chúng, ta sẽ nói với chúng ra sao về đức hạnh: ta đã làm đổ máu người". Con ông đứa nào cũng xinh đẹp lạ thường, ông muốn vuốt về chúng: "Ta không thể nhìn những khuôn mặt ngây thơ sáng sủa kia, ta không xứng đáng được nhìn". Rốt cuộc một ảo giác rùng rợn, đau xót ám ảnh ông: Máu của người bị giết; cuộc đời trẻ trung của nàng bị huỷ hoại, máu đòi được trả thù. Ông bắt đầu có những cơn ác mộng. Nhưng tâm tính vốn cứng rắn, ông chịu đựng nỗi giày vò một thời gian dài. "Ta sẽ chuộc lại tất cả bằng nỗi giày vò âm thầm". Nhưng hy vọng ấy chỉ là hão huyền: càng về sau càng đau khổ hơn. Trong xã hội, ông được kính trọng vì hoạt động từ thiện, tuy mọi người đều sợ ảnh nghiêm nghị và rầu rĩ của ông, nhưng người ta càng kính trọng ông thì ông càng không chịu nổi. Ông thú nhận với tôi rằng ông đã có ý định tự sát. Nhưng một mơ ước khác bắt đầu ám ảnh ông: mơ ước mà lúc đầu ông cho là không thể thực hiện được và điên rồ, nhưng cuối cùng nó bám chặt lấy trái tim ông đến nỗi không sao dứt bỏ được. Ông mơ ước đứng ra tự thú trước thiên hạ rằng ông đã giết người. Ba năm trời ông ấp ủ mơ ước đó, ông tưởng tượng nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cuối cùng ông hết lòng tin rằng một khi đã phơi bày tội ác của mình, chắc chắn ông sẽ làm cho tâm hồn được yên ổn suốt đời. Nhưng, một khi đã tin như thế, ông lại cảm thấy khiếp sợ trong lòng: thực hiện thế nào? Thế rồi bỗng xảy ra cuộc đấu súng của tôi. "Nhìn thấy ông, bây giờ tôi đã quyết định".

Tôi nhìn ông ta.

- Có lẽ nào, - tôi vung hai tay, kêu lên. - Lẽ nào một việc nhỏ mọn tình cờ xảy ra như thế lại có thể khiến cho ông đi đến một quyết tâm như thế?

- Quyết tâm của tôi thai nghén ba năm mới ra đời, - ông trả lời tôi Việc xảy ra với ông chỉ là một kích thích đối với nó.

Nhìn ông, tôi tự trách mình và thèm muốn được như ông. Khi nói điều này với tôi, thái độ của ông thậm chí nghiêm khắc.

- Người ta sẽ không tin ông, - tôi lưu ý ông, - đã mười bốn năm rồi kia mà.

- Tôi có những bằng chứng hết sức chắc chắn. Tôi sẽ đưa ra.

Lúc ấy tôi khóc và hôn ông.

- Ông hãy quyết định cho tôi một điều, chỉ một điều thôi! - ông ta nói với tôi (như tuồng bây giờ tất cả tuỳ thuộc vào tôi) - vợ con tôi! Có lẽ vợ tôi sẽ chết mất vì đau xót, còn các con tôi tuy không mất địa vị quý tộc và tài sản, nhưng sẽ là con của tên trốn tù khổ sai, sẽ mang tiếng mãi mãi. Tôi sẽ để lại cho chúng một kỷ niệm như thế nào về tôi!

Tôi im lặng.

- Phải chia tay với vợ con, lìa bỏ họ mãi mqxi ư? Vì như thế là mãi mãi, mãi mãi!

Tôi ngồi lẩm nhẩm nguyện kinh. Cuối cùng tôi đứng lên, tôi khiếp sợ

- Thế sao nào? - ông nhìn tôi.

- Ông đi đi, - tôi nói, - thú nhận công khai với mọi người đi. Mọi cái đều sẽ qua đi, chỉ có sự thật sẽ còn lại. Lớn lên các con ông sẽ hiểu quyết tâm vĩ đại của ông cao quỷ biết nhường nào.

Lần ấy ông từ biệt tôi ra về, ông dường như thực sự đã quyết tâm. Thế nhưng hai tuần sau, tối nào ông cũng đến tôi, ông vẫn cứ chuẩn bị mà vẫn không quyết được. Ông làm tôi đau lòng.

Đôi khi đến tôi, ông có vẻ kiên quyết và nói với giọng cảm động:

- Tôi biết rằng thiên đàng sẽ đến với tôi, sẽ đến ngay khi nào tôi công khai nói ra tội của mình. Mười bốn năm tôi sống trong địa ngục. Tôi muốn đau khổ. Tôi sẽ chấp nhận đau khổ và sẽ bắt đầu sống. Sống giả dối rồi hối hận không lại. Bây giờ chẳng những người lân cận, mà ngay cả các con tôi, tôi cũng không dám yêu. Trời ơi, có lẽ các con tôi sẽ hiểu giá trị nỗi đau khổ của tôi và sẽ không lên án tôi! Chúa Trời không phải ở trong sức mạnh, mà ở trong sự thật.

- Tất cả mọi người sẽ hiểu việc làm cao cả của ông, - tôi nói, - không phải bây giờ thì sau này họ sẽ hiểu, bởi vì ông phục vụ sự thật, sự thật cao cả nhất, ở ngoài cõi trần…

Rồi tôi ra về, ông dường như nguôi lòng, nhưng hôm sau trở lại, tự dưng ông có vẻ tức giận, mặt tái đi, ông nói bằng giọng giễu cợt:

- Mỗi lần tôi đến ông, ông nhìn tôi rất đỗi tò mò: "Ông lại chưa công khai nói ra tội lỗi của ông ư?". Hãy khoan, đừng quá khinh tôi. Việc đó không dễ làm như ông tưởng đâu. Mà có lẽ tôi sẽ không làm đâu. Thế ông sẽ đi tố cáo tôi chứ, hả?

Còn tôi chẳng những tôi không dám nhìn ông với vẻ tò mò vô lý như ông nói, mà còn không dám nhìn ông nữa kia. Tôi đau khổ đến phát ốm, tâm hồn tôi đầy nước mắt. Thậm chí đêm tôi mất ngủ.

- Vừa nãy, - ông nói tiếp, - tôi ở chỗ vợ tôi ra đi. Ông có hiểu thế nào là người vợ không? Khi tôi đi, bọn trẻ la lên: "Chào ba, ba mau mau vẻ với chúng con nhé… đọc truyện cho chúng con nghe". Không, ông không hiểu điều đó đâu! Tai hoạ của người khác không dạy khôn gì cho ta.

Mắt ông long lên, môi ông run lật bật. Bỗng nhiên ông đấm tay xuống bàn, đến nỗi các đồ vật trên bàn nẩy bật lên: ông vốn là người mềm mỏng, đây là lần đầu tiên ông như thế.

- Có cần làm như thể không? - ông kêu lên. - Có nên không? Không có ai bị kết án, không có ai vì tôi mà đi tù khổ sai, gã gia nhân chết vì ốm kia mà. Còn tôi đau đớn giày vò vì đã gây đổ máu, thế là tôi bị trừng phạt rồi. Với lại người ta sẽ không tin tôi, sẽ không tin bất cứ bằng chứng nào tôi đứa ra. Có nên công khai nhận tội chăng, nên chăng? Tôi sẵn sàng chịu giày vò suốt đời vì đã giết người, miễn là đừng làm khổ vợ con. Huỷ hoại cuộc đời họ cùng với mình thì có công bằng không? Chúng ta có lầm chăng? Đâu là sự thật trong trường hợp này? Mà người ta có nhận ra sự thật ấy không, có biết quý trọng nó không?

"Trời ơi, - tôi nghĩ thầm. - lúc này mà ông ta còn nghĩ đến sự kính trọng của người đời!". Lúc ấy tôi thương ông đến nỗi tôi muốn chia sẻ số phận của ông, miễn sao, giảm nhẹ gánh nặng cho ông. Tôi thấy ông như điên cuồng. Tôi khiếp sợ, không phải chỉ bằng trí óc, mà bằng cả tâm hồn sống động, tôi hiểu một quyết tâm như thế đáng giá nhường nào.

- Ông hãy quyết định vận mệnh tôi đi! - ông ta lại kêu lên. - Ông hãy ra công khai nói rõ tội ác của ông. - Tôi thì thầm với ông ta. Tiếng tắc nghẹn, nhưng tôi thì thầm một cách cương quyết. Tôi cầm lấy cuốn Phúc âm trên bàn, bản tiếng Nga, chỉ cho ông bản Phúc âm theo thánh Gioan, chương XII, đoạn 24: "Thực, ta bảo thực các người: nếu hạt lúa mì gieo xuống đất chẳng chết đi thì nó sẽ cứ ở một mình, nhưng nếu nó chết đi thì sẽ kết quả được nhiều". Tôi vừa đọc đoạn này, ngay ước khi ông tới.

Ông đọc.

- Quả là như thế. - ông nói và mỉm cười cay đắng. - Mà lại trong những cuốn sách này, - ông nói sau một lúc im lặng, - bắt gặp những điều như thế này thật là khủng khiếp. Dí nó vào mũi người ta thì dễ thôi. Nhưng ai viết những điều như thế, có phải con người viết không?

- Thánh linh viết đấy. - Tôi nói.

- Ông ba hoa thì dễ thôi. - ông ta vẫn nhếch mép cười, nhưng gần như căm thù. Tôi lại cầm lấy cuốn sách, mở ra ở chỗ khác, mở cho ông phần "Thư gửi người Hêbrơ", chương X đoạn 31.

Ông đọc: "Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống thật đáng khiếp sợ thay". Đọc xong, ông quẩng quyển sách đi. Thậm chí ông run khắp toàn thân.

- Một câu ghê rợn, - ông nói, - thực quả là ông đã chọn sẵn. - ông rời ghế đứng lên. Thôi, - ông nói, - vĩnh biệt, có lẽ tôi không đến nữa đâu… chúng ta sẽ gặp nhau ở thiên đàng. Vậy là mười bốn năm tôi đã "rơi vào tay Đức Chúa Trời hằng sống", dù ra mười bốn năm ấy mang tên như thế đấy. Ngày mai tôi sẽ van xin đôi bàn tay ấy tha tôi ra…

Tôi muốn ôm hôn ông, nhưng không dám: mặt ông méo xệch hẳn đi, nom mà đau lòng. Ông đi ra. "Trời ơi, - tôi nghĩ - ông ta đi đâu thế này". Tôi quỳ thụp xuống trước ảnh thánh và khóc cầu nguyện Đức Mẹ chí thánh cho ông. Đức Mẹ bao giờ cũng mau lẹ bênh vực và cứu giúp con người. Chừng nửa giờ tôi đứng cầu nguyện trong nước mắt, đêm đã khuya, khoảng mười hai giờ. Bỗng nhiên tôi thấy cửa mở, ông lại vào. Tôi ngạc nhiên.

- Nãy giờ ông ở đâu? - Tôi hỏi.

- Tôi, - ông nói, - hình như tôi quên cái gì… có lẽ là chiếc khăn tay… Mà cứ cho là không quên gì đi nữa thì hãy để tôi ngồi đây…

Ông ngồi xuống ghế. Tôi đứng trước mặt ông. "Ông ngồi xuống đi". Tôi ngồi xuống. Chúng tôi ngồi khoảng hai phút, ông chăm chú nhìn tôi và bỗng mỉm cười, tôi ghi nhớ điều đó rồi ông đứng lên, ôm ghì lấy tôi và hôn…

- Hãy nhớ kỹ lần thứ hai này tôi đến anh như thế nào. - ông nói. - Nghe rõ chứ, nhớ kỹ điều đó!

Lần đầu tiên, ông gọi tôi bằng "anh". Rỏi ông ra về. "Ngày mai", - tôi nghĩ.

Sự thể đúng như vậy. Tối hôm ấy, tôi không biết ngày mai chính là ngày sinh nhật của ông. Mấy ngày gần đây tôi không hề đi đâu, vì thế không được ai nói cho biết. Hằng năm đến ngày ấy nhà ông rất đông khách, cả thành phố kéo đến. Lần này cũng thế.

Thế rồi, sau bữa tiệc thịnh soạn, ông ra giữa nhà, hai tay cầm tờ giấy: đơn chính thức trình cấp trên. Bởi vì cấp trên của ông có mặt tại đây, nên ông đọc lên cho mọi người cùng nghe, trong đơn thuật lại đầy đủ tội ác ông đã làm, với mọi chi tiết: "Tôi là con quái vật, tôi tự loại mình ra khỏi xã hội loài người. Chúa Trời đã đến cùng tôi, - ông kết luận trong đơn, - tôi muốn đau khổ!". Liền đó, ông dem ra bày lên bàn tất cả những thứ mà ông coi là có thể chứng minh tội của ông mà ông đã cất giữ mười bốn năm trời: những đồ vật bằng vàng của người đàn bà bị giết mà ông đã lấy đi để đánh lạc hướng nghi ngờ, tấm ảnh đeo dây chuyền và cây thánh giá ông tháo ở cổ bà ta - ảnh đeo dây chuyền ấy là chân dung vị hôn phu của bà ta, quyển sổ ghi và cuối cùng là hai lá thư: thư của vị hôn thê báo tin ông ta sắp về và thư trả lời của bà ta chưa viết xong, bà ta để trên bàn định mai gửi bưu điện. Ông lấy đi cả hai bức thư đó, để làm gì? Rồi ông giữ suốt mười bốn năm trời để làm gì trong khi đáng lẽ phải huỷ đi cho phi tang? Tình thế đã diễn ra như thế này: mọi người đều ngạc nhiên và khiếp sợ, không ai muốn tin, tuy mọi người đều lắng tai nghe hết sức mò mò nhưng như thể nghe người ốm. Rồi mấy ngày sau, ở tất cả các nhà, người ta cả quyết phán định là con người bất hạnh này loạn trí. Cấp trên và toà không thể không để cho vụ việc được tiến hành, nhưng rồi họ đình lại: tuy những đồ vật và thư từ đưa ra khiến người ta phải suy nghĩ, nhưng họ quyết định rằng cho dù những tang chứng là thực đi nữa thì cũng không thể chỉ dựa vào đó mà đưa ra lời buộc tội dứt khoát được Nhưng thứ đó ông có thể được bà ta trao cho, vì ông là người quen tin cần. Tuy nhiên, tôi nghe nói đồ vật của nạn nhân sau này đã được những người quen và họ hàng xem xét kỹ và xác nhận là đích thực, không có gì đáng hồ nghi. Nhưng vụ này vẫn không ngã ngũ được. Năm ngày sau mọi người được biết con người khốn khổ phát ốm và người nhà lo cho tính mệnh của ông. Ông bị bệnh gì, tôi không rõ, nghe nói ông bị rối loạn nhịp tim, nhưng người ta được biết rằng các bác sĩ, theo lời khẩn nài của vợ ông, đã hội chuẩn về trạng thái tâm thần của ông và kết luận rằng quả thật đã có sự loạn ai. Tôi không tiết lộ điều gì, tuy người ta đổ xô đến hỏi tôi, nhưng khi tôi muốn vào thăm ông dù một thời gian dài người ta không cho vào, nhất là bà vợ. "Chính ông, - bà ta nói, - đã làm ông ấy rối loạn tinh thần, trước đây ông ấy cũng vẫn rầu rĩ, nhưng năm vừa qua

mọi người đều nhận thấy ông ấy lo lắng lạ thường và có những hành động kỳ lạ, chính ông đã làm hại đời ông ấy, nhồi nhét cho ông ấy những điều ác hại, một tháng vừa rồi ông ấy toàn đến nhà ông". Không chỉ riêng bà vợ, mà thành phố đều đổ xô đến nhà tôi và đổ tội cho tôi: "Tại ông cả đấy!" - họ nói. Tôi làm thinh, nhưng vui sướng trong lòng, vì tôi nhìn thấy ân huệ của Chúa Trời hiển nhiên đã xuống với người biết xử tội mình. Còn về chuyện ông bị loạn trí thì tôi không thể tin được. Cuối cùng người ta đã cho tôi vào thăm ông, chính ông nằng nặc đòi cho tôi vào để ông vĩnh biệt tôi. Vào đến nơi, tôi thấy rằng mạng sống của ông không phải là tính từng ngày, mà từng giờ. Ông yếu lắm, vàng vọt tay run rẩy. Ông thở nghẹn ngào, nhưng ánh mắt cảm động và vui sướng.

- Thành tựu rồi. - ông nói với tôi. - Đã từ lâu tôi khao khát được gặp anh, sao anh không đến?

Tôi không cho ông biết là người ta không cho tôi vào.

- Chúa thương tôi, gọi tôi về với Ngài. Tôi biết tôi sắp chết, nhưng lần đầu tiên sau ngần ấy năm tôi cảm thấy vui sướng và yên tâm. Làm xong việc cần làm, tôi cảm thấy ngay thiên đàng trong linh hồn. Bây giờ tôi đã có thể yêu các con tôi và hôn chúng. Người ta không tin tôi, chẳng ai tin, cả vợ, cả những người xét xử tôi; các con tôi sẽ không bao giờ tin. Tôi thấy đó là ơn Chúa Trời đã xuống với các con tôi. Tôi chết, nhưng đối với chúng, tên tôi vẫn không hể có vết nhơ. Còn bây giờ tôi linh cảm thấy Chúa, trái tim tôi vui sướng như ở trên thiên đàng… tôi đã làm tròn bổn phận…

Ông không nói được, ông thở hổn hển, bàn tay ông nóng hổi xiết chặt tay tôi, ông nhìn tôi bằng cặp mất nồng nàn. Nhưng chúng tôi nói chuyện chẳng được bao lâu, vợ ông luôn luôn ngó vào chỗ chúng tôi. Nhưng ông vẫn kịp nói thầm với tôi:

- Anh có nhớ lần tôi trở lại nhà anh vào quãng nửa đêm không? Tôi còn dặn anh nhớ kỹ lấy phải không? Anh có biết tôi trở lại làm gì không? Tôi đến định giết anh đấy!

Tôi bất giác giật mình.

Khi ấy ở nhà anh, tôi dấn mình vào bóng tối, đi lang thang qua các phố và đấu tranh với bản thân. Bỗng nhiên tôi căm thù anh không sao chịu nổi. "Bây giờ, - tôi nghĩ, - hắn là người duy nhất trói buộc ta và là quan toà của ta, ta không thể từ bỏ việc lên án tử hình ta ngày mai, vì hắn biết hết rồi". Không phải là tôi sợ anh sẽ tố cáo tôi (tôi không hề có ý nghĩ ấy), nhưng tôi nghĩ: "Nếu ta không tự tố cáo thì ta còn mặt mũi nào nhìn thấy hắn?" Dù anh ở tận cùng trời cuối đất nhưng còn sống thì tôi còn không thể chịu nổi khi nghĩ rằng anh vẫn đang sống, anh biết hết và kết tội tôi. Tôi căm thù anh, tuồng như anh là nguyên nhân gây ra mọi sự và tất cả là tại anh. Tôi trở lại nhà anh, tôi nhớ trên bàn anh vẫn có con dao găm. Tôi ngồi và bảo anh ngồi xuống, tôi nghĩ suốt một phút. Nếu như tôi giết anh thì đằng nào tôi cũng đi đời về tội giết người ấy, cho dù không thú nhận tội trước đây. Nhưng lúc ấy tôi hoàn toàn không nghĩ đến chuyện ấy và không muốn nghĩ đến. Tôi chỉ căm thù và muốn thẳng tay trả thù anh về mọi chuyện. Nhưng Chúa Trời của tôi đã thấy con quỷ trong tim tôi. Tuy nhiên, anh nên biết chưa bao giờ anh gần cái chết như lúc ấy.

Một tuần sau ông chết. Cả thành phố đi đưa ông đến tận huyệt. Tổng linh mục đọc lời điếu thấm thía. Người ta thương tiếc ông mắc bệnh thiệt đời. Cả thành phố chống lại tôi khi mai táng ông, thậm chí người ta không tiếp tôi nữa. Của đáng tội, một số người thoạt đầu thì ít thôi, rồi càng về sau càng nhiều hơn, bắt đầu tin nhưng điều ông thú nhận là thực và họ bắt đầu năng đến thăm tôi và hỏi han với thái độ hết sức tò mò và vui sướng: bởi vì người ta bao giờ cũng thích bậc công chính sa ngã và bị ô nhục. Nhưng tôi im lặng, ít lâu sau tôi rời bỏ hẳn thành phố ấy, năm tháng sau tôi đã xứng đáng được Chúa Trời dẫn lên con đường vững chắc và huy hoàng, tôi cảm tạ ngón tay vô hình đã chỉ cho tôi thấy rõ con đường ấy. Còn về Mikhail, kẻ tôi tớ đã từng đau khổ nhiều của Chúa thì cho đến nay, hàng ngày tôi vẫn nhắc đến khi cầu nguyện.

<< Chương 2 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 912

Return to top