Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Dưới ánh trăng cô đơn

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20841 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dưới ánh trăng cô đơn
QUỲNH DAO

Chương 8
Đã hai ngày, Tinh Nhược không thấy Điệt đâu. Nàng hơi ngạc nhiên vì từ nào đến giờ Điệt ngoài giờ học đều ở nhà. Điệt đâu có bạn bè hay thích du hí đâu?
Thế là vừa tan học, Tinh Nhược kiếm cớ qua nhà Điệt ngay, nhưng chỉ thấy ông Địch Sanh. Ông Sanh cho Nhược biết là Điệt chưa về. Lại chưa về! Nhược hơi thất vọng...
Rồi Nhược đi ra sau nông trại, hẳn có chuyện gì lạ đây! Nhược nghĩ, bởi vì sáng nay khi vào trường, Nhược thấy là hôm nay Điệt đâu có giờ? Vậy thì Điệt đi đâu?
Những cây hoa mới trồng và luống khoai giâm cành thử nghiệm hơi héo. Chứng tỏ mấy ngày qua không được tưới nước. Điệt bỏ bê cả công việc, vậy thì Điệt đã bận rộn gì?
Nhược không tin là Điệt có bạn gái. Bởi vì cá tính khép kín của Điệt khó mà tìm được một cô gái hiểu ý nuông chiều. Vậy thì hẳn Điệt đã gặp điều gì gay cấn ư?
Đứng giữa thửa đất trống vắng. Nhược phân vân, rồi lại nghĩ. Trong lúc rảnh rỗi thế này, sao ta không làm giúp việc gì cho Điệt. Chẳng hạn như tưới nước nhổ cỏ dại... Điệt thấy, hẳn thích thú. Nghĩ là làm ngaỵ Nhược vén cao quần lên, rồi gắn ống cao su vào vòi nước bắt đầu tưới.
Nhược vừa làm vừa chơi, nàng túm lấy đầu ống bóp dẹp để nước tung tóe khắp nơi. Kết quả là... mảnh đất được tưới ướt, nhưng cả người của Nhược cũng ướt sũng như bị mắc mưa.
Xong màn tưới cây, Nhược khóa vòi nước lại và bắt đầu đi đến kho chọn một chiếc cuốc nhẹ. Nhược nhớ lại động tác của Điệt và bắt đầu cuốc đất. Sự đổi mới công việc làm Nhược thú vị và nàng đã làm việc một cách quên thôi.
Mãi cho đến lúc có người bước tới gần, rồi nắm lấy tay nàng giữ lại gỡ cuốc ra, Nhược mới nhìn lên:
- Ồ tưởng ai, anh Văn Điệt! Mãi giờ này anh mới về đấy à?
Sắc mặt của Điệt nặng nề, làm Nhược cụt hứng:
- Anh Điệt, anh làm sao đấy? Ai có làm gì đâu mà anh lại không vui?
Điệt yên lặng một chút, mới nói:
- Lần sau đừng có tự động đến đây làm việc nhé! Phải chờ tôi.
Nhược bất mãn, sao Điệt lại không biết điều như vậy. Nàng bực dọc:
- Anh chẳng tế nhị tí nào, đúng ra anh phải cảm ơn tôi mới phải... Tôi đi học về ra đây chẳng thấy anh, thấy cây cỏ khô héo nên tưới nước rồi nhỏ cỏ giùm.
Điệt ngồi xuống:
- Xin lỗi, nhưng mà để chúng ta cùng làm thì hay hơn.
Thái độ của Điệt khá cởi mở, làm Nhược quên ngay phiền muộn:
- Công việc này cũng vui đấy, phải không? - Nhược cũng ngồi xuống nói - Lần sau nếu mà anh không rảnh, tôi sẽ sang đây phụ giúp. À mà này, hai hôm rày anh đi đâu vậy?
Điệt chau mày yên lặng. Nhược hỏi tới:
- Có phaải gặp chuyện không vui, nên một mình lẻn đi xinê không?
Điệt lắc đầu:
- Làm gì rảnh rỗi như vậy? Tôi có việc.
- Đi lo việc à? - Nhược chợt reo lên - Ồ, tôi hiểu rồi, năm nay là năm cuối, nên anh cho chuẩn bị hồ sơ để du học. Phải không?
- Không phải chuyện du học - Văn Điệt lắc đầu nói - Mà chuyện có liên hệ đến Văn Du.
Nhược sực nhớ ra, vồn vã:
- Ồ sao? Anh Văn Du thế nào rồi? Đỡ chứ?
- Anh ấy chỉ bị thương nhẹ thôi - Điệt nói - Chuyện tôi đang làm là liên quan đến chuyện khác.
- À, thôi tôi hiểu rồi - Nhược lại tài khôn nói - Có phải liên hệ đến cuộc lạc quyên xây dựng nhà thương không?
Nhưng rồi thấy Điệt chau mày. Nhược lại vội vã nói:
- Ồ! Không biết sao hôm nay tôi lắm mồm như vậy? Anh Điệt à, nếu tôi có nói gì không phải anh bỏ qua cho nhé.
Điệt nhìn Nhược, yên lặng rất lâu như phân vân, rồi nói:
- Chuyện này rất quan trọng, cô biết cũng không nên nói lại cho ai nghe nhé?
Nhược gật đầu:
- Tôi thề với anh, tôi sẽ cố giữ bí mật - Rồi tò mò - Nhưng chuyện gì vậy? Có liên hệ đến cô Lâm Mỹ Dung nữa phải không?
- Hình như là vậy...
- Thế à...
- Mà không phải mới đây, chuyện trước nữa.
- Vậy à? - Nhược càng nghe càng ngạc nhiên - Lần trước... có phải anh muốn nói vụ bác sĩ Huỳnh Chấn Bình té lầu?
- Tôi thấy chuyện không đơn giản như thế!
Nhược tròn mắt:
- Anh Điệt, anh muốn nói là...
- Vâng, Nhược đã hiểu rồi đấy... và tôi đang điều tra đây, có nhiều cái đáng nghi.
Nhược nhìn Điệt. Nàng có vẻ căng thẳng:
- Nhưng anh Du là anh ruột của anh mà...
- Vâng - Điệt nhìn thẳng vào mắt Nhược - Nhược này, khi tôi nhúng tay vào việc này, Nhược có nghĩ là... tôi đã hành động là vì ganh tị với anh Du không?
- Ganh tị? - Nhược như chựng lại - Anh ganh tị với anh Dủ Làm gì có chuyện đó? Mà có gì đáng để ganh tị đâu?
- Nếu Nhược nghĩ vậy là tốt - Điệt có vẻ tươi đi một chút - Tôi chỉ ngại người khác nghĩ là tôi ganh tị với anh ấy mới hành động.
Nhược lắc đầu:
- Anh đâu phải hạng người nhỏ nhoi như vậy?
Điệt nhìn Nhược, gật đầu:
- Vậy thì cảm ơn cô.
Có một khoảnh khắc yên lặng. Điệt như suy nghĩ điều gì đó. Nhược thăm dò:
- Mà anh nghi ngờ điều gì vậy?
Văn Điệt chần chừ, rồi nói:
- Có một chuyện la... là hai nạn nhân đều có liên hệ với anh Văn Dụ Trước đó cũng đều có chuyện trục trặc với anh ấy... nhưng thôi... Mọi chuyện rồi chắc cũng tìm ra được giải đáp.
Tinh Nhược nhiệt tình:
- Anh có cần sự giúp đỡ của tôi không?
- Cô tin những điều tôi nói à?
Tinh Nhược gật đầu:
- Tôi tin những gì anh nói và sẵn sàng giúp anh.
Điệt cảm động nhìn Nhược.
- Thế mấy hôm rày anh đi đâu vậy?
- Tôi đến gặp người nhà của bác sĩ Huỳnh Chấn Bình và Trương Vĩnh Quang - Điệt nói rồi lắc đầu - Nhưng kết quả chẳng tìm thấy gì cả.
Nhược lo lắng:
- Anh Điệt, nếu vậy thì anh đâu thể làm gì được?
Điệt chau mày:
- Vì vậy, tôi đang phân vân không biết có nên dừng lại ở đây không?
Nhược hỏi:
- Nếu anh tiếp tục... Không những chỉ anh Du mà cả cha anh cũng không hài lòng?
- Tôi không biết - Điệt nói - Chỉ cảm thấy là... có nghi ngờ thì phải điều tra cho ra lẽ, bằng không chẳng yên tâm.
- Nhưng anh chắc là sự việc kia có nghi vấn chứ?
Nhược hỏi, Điệt chỉ lắc đầu:
- Thôi, ta đi vào nhà!
Và họ đi vào vườn nhà họ Lê, cả hai yên lặng, Điệt chợt thấy hối hận. Khi không rồi lại gây thắc mắc cho cô gái không liên can. Chàng nói:
- Cô Nhược, cô muốn mình cùng đi dạo hay xem hát không?
Nhược không trả lời, chỉ nói:
- Anh Điệt hay là thế này, mình đến bệnh viện hỏi? Bởi vì hai nạn nhân kia cùng là đồng nghiệp của anh Du ở bệnh viện, biết đâu ta sẽ tìm ra manh mối?
- Đúng rồi! - một tia sáng lóe lên trong đầu Điệt - Chúng ta đi ngay bây giờ nhé?
- Không được! - Nhược nói - Phải đợi tôi về nhà thay đồ rồi mới đi chứ?
Bấy giờ Điệt mới nhớ ra bộ áo ướt sũng của Nhược. Chàng lắc đầu. Còn Nhược chạy nhanh vào nhà.
Điệt nhìn theo chợt căng thẳng. Bởi vì, nếu cuộc điều tra mà cho thấy tội lỗi của Văn Du thì coi như sự nghiệp của Du sẽ chấm dứt. Du là anh ruột của chàng. Và như vậy chắc chắn Du sẽ hận chàng tận xương tủy, còn chả Điệt không dám nghĩ đến. Cơn thịnh nộ của cha sẽ ra sao? Thằng em đã bày mưu phá hỏng hết tương lai của anh nó... Tội hẳn nặng hơn cả bất hiếu. Nhưng... Điệt lại không muốn dừng lại... Điệt cảm thấy nếu không kềm chế thì sẽ còn nhiều sự việc khác xảy ra. Bao nhiêu sinh mệnh khác sẽ bị hy sinh... và cha có giận, anh có hận, cũng đành.
Điệt đứng đấy nghĩ ngợi mà Tinh Nhược quay ra từ bao giờ không hay:
- Thôi mình đi được rồi chứ?
Nhược hỏi và Điệt quyết định.
Ngồi xe buýt cả hai đến thẳng bệnh viện nơi Du làm việc. Đến nơi rồi, một vấn đề mới đặt ra. Tìm ai? Hỏi ai đây? Người có thẩm quyền và biết rõ sự việc hơn cả chắc không ai khác hơn là bác sĩ Lưu, chủ nhiệm khoa cũng là cấp trên trực tiếp của Du.
Thế là Điệt đi về phía phòng trực, xưng danh và ngỏ ý muốn gặp. Khi Điệt và Nhược đến nơi, bác sĩ Lưu đang bận khám cho một bệnh nhân, chàng phải ngồi chờ.
- Cậu là em trai của bác sĩ Du phải không?
- Vâng, tôi là Lê Văn Điệt - Điệt tự giới thiệu rồi chỉ Nhược - Còn đây là cô Lý Tinh Nhược, bạn anh Du.
Bác sĩ Lưu nhìn hai người tò mò:
- Thế cậu đến đây làm gì, thăm cậu Du ư? Vết thương bên ngoài của cậu ấy sắp lành, khoảng hai hôm nữa cậu ấy sẽ xuất viện và nghe nói là... sẽ sang nhà cô Lâm Mỹ Dung tịnh dưỡng.
Tinh Nhược ngạc nhiên:
- Anh Du không về nhà?
Bác sĩ Lưu cười:
- Nghe nói ở nhà cô Lâm Mỹ Dung tiện hơn. Vả lại bây giờ tay của cậu Du còn bó bột, cử động hơi khó khăn cần người chăm sóc.
Văn Điệt nhìn bác sĩ Lưu, chần chừ một chút nói:
- Thưa bác sĩ, tôi có một số vấn đề muốn hỏi bác sĩ.
- Cậu cứ hỏi.
- Có phải Trương Vĩnh Quang từ nào đến giờ vẫn là phụ tá của anh Du tôi không?
- Không - Bác sĩ Lưu chau mày, nói - Chuyện đó chỉ mới gần đây thôi. Nhưng tại sao cậu lại thắc mắc?
- Vì có nhiều vấn đề chưa rõ. Xin bác sĩ làm ơn cho biết cụ thể hơn.
Bác sĩ Lưu suy nghĩ, rồi nói:
- Lúc gần đây hai người có một ca mổ chung. Đó là ca viêm ruột thừa. Không ngờ... lần đó bệnh nhân không may bị chết. Và sau đó... Vĩnh Quang trở thành phụ tá cho Văn Du.
Tinh Nhược chợt kêu lên:
- Đúng là... một bất ngờ.
Văn Điệt chau mày, chuyện rõ là phức tạp. Sao lại có một bệnh nhân viêm ruột thừa chết bất đắc kỳ tử ở đây? Điệt chợt nhớ có lần...
Đúng rồi, trong cái buổi điểm tâm mà Du đã kể lại cho cha nghe. Lúc đó thần sắc của Du rất lạ, phải chăng vì có liên quan đến cái chết?
Điệt hỏi:
- Trong ca giải phẫu đó, chỉ có hai người thôi à?
- Không, còn có một cô y tá khác, cô y tá Hạ nữa - Ông bác sĩ Lưu nói, rồi giải thích thêm - Chuyện cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm chỉ được xem như một cuộc giải phẫu nhỏ.
Văn Điệt ngạc nhiên:
- Chỉ là một cuộc giải phẫu nhỏ sao lại đưa đến chuyện chết người?
- Có lẽ... vì chuyện bất ngờ khác xảy đến - Ông Lưu nhăn mặt - Nghe cậu Du bảo là... bệnh nhân đột ngột qua đời vì bệnh tim.
Điệt hỏi:
- Thế sau đó, bác sĩ có kiểm tra lại không?
Bác sĩ Lưu nghe hỏi, giật mình:
- Bác sĩ Du là một bác sĩ giỏi, có tay nghề, ông ấy đã kết luận như vậy, chúng tôi cần gì kiểm tra lại? Cậu Điệt, cậu hỏi như vậy với mục đích gì? Tôi không hiểu.
Văn Điệt không đáp, yên lặng một lúc, nói với bác sĩ Lưu:
- Bác sĩ có thể cho chúng tôi biết địa chỉ của nạn nhân và cho phép tôi được gặp cô Hạ một chút không?
Ông Lưu nhìn Điệt:
- Cậu làm vậy để làm gì? Tất cả cái đó đều không có lợi cho cậu Du đâu...
- Không có gì - Điệt trấn an- Anh Du là anh ruột tôi. Tôi hỏi, chẳng qua chỉ muốn biết rõ một số việc, chứ không phải để hại anh ấy.
- Thôi được! - Ông Lưu cười, rồi cầm ống nói lên, quay số - Alô, làm ơn cho gọi cô Hạ. Vâng y tá Hạ, vào ngay phòng làm việc của tôi nhé.
Rồi ông đặt ống nghe xuống, nhìn hai người trẻ tuổi trước mặt. Ông không tin là Điệt muốn hãm hại Du.
Năm phút sau, cô y tá Hạ bước vào. Đó là một cô gái có khuôn mặt phúc hậu, nhưng hơi nhút nhát.
Ông Lưu giới thiệu:
- Đây là cậu Lê Văn Điệt và bạn, Điệt là em ruột của bác sĩ Du, cậu ấy muốn nói chuyện với cô.
Rồi tế nhị, ôm chồng hồ sơ bệnh lý, ông bước ra ngoài. Bây giờ trong phòng chỉ còn lại ba người trẻ tuổi.
Văn Điệt đặt thẳng vấn đề:
- Cái hôm cắt bỏ ruột thừa cho nạn nhân, cô có mặt nơi đó chứ?
- Vâng, có gì lạ không anh?
Cô Hạ hỏi, rồi liếc nhanh sang Nhược. Cô có vẻ nghi ngờ dụng ý của hai người. Điệt hỏi:
- Cô thấy cái chết đó có gì bí ẩn không?
Cô y tá giật mình. Em trai của ông bác sĩ... làm sao có thể hỏi như vậy được chứ?
- Da... Da... Mới nhìn qua thì rất nghi ngờ... nhưng sau đó bác sĩ Du cho là một tai nạn đột xuất. Một đột biến bất ngờ... Mà tôi chỉ là một y tá... nên tôi tin như vậy.
Điệt hỏi thêm:
- Thế cô có biết chuyện của Trương Vĩnh Quang không?
- Da... biết.
Cô y tá ấp úng. Điệt nói:
- Anh ấy cũng đã chết? Vậy thì với những cái gọi là tai nạn bất ngờ như vậy. Tôi muốn đề cập cả đến chuyện bác sĩ Huỳnh Chấn Bình, chuyện bệnh nhân mổ ruột... Dư luận của bệnh viện nghĩ sao? Họ đã bình luận thế nào về những chuyện đó?
Mặt cô y tái tái hẳn. Cô lắc đầu nói:
- Những chuyện đó không liên can gì đến tôi cả... còn những tin đồn khác cũng không phải do tôi gây ra... Xin lỗi anh... tôi đã hứa với bác sĩ Du rồi là...
- Chị hứa cái gì chứ?
- Cũng không có gì - Cô Hạ run rẩy nói - Tôi thề là tôi hoàn toàn tin tưởng tay nghề của bác sĩ. Ông ấy mổ rất chính xác... chính bác sĩ thực tập Trương Vĩnh Quang cũng đồng ý với tôi như vậy...
Văn Điệt đưa mắt nhìn sang Nhược. Chàng thấy cô y tá khi sợ hãi nói "ông ấy mổ chính xác" là đã để lộ vấn đề, có gì phải minh chứng như vậy?
Điệt hỏi tiếp:
- Thế cô có gặp qua thân nhân của nạn nhân không?
- Dạ, hôm ấy họ cũng có mặt ở đây mà... tội nghiệp, nhà họ nghèo lắm... Bác sĩ Du là người nhân ái, thương người nên đã bỏ ra hai triệu bạc để ủy lạo gia đình nạn nhân.
Văn Điệt thở ra. Chàng biết không cần phải hỏi gì thêm, vì có hỏi cũng không lần được manh mối gì khác. Mọi thứ đã được đậy kín. Điệt đứng dậy nói:
- Thôi, chúng tôi cảm ơn cô Hạ.
Và cô y tá như vừa thoát được một cuộc phỏng vấn nguy hiểm, vội vã đứng dậy bỏ ra ngoài. Còn lại, Tinh Nhược nhìn Điệt:
- Anh Điệt, anh hỏi những thứ đó để làm gì vậy? Anh thấy gì chưa?
- Chưa - Điệt lắc đầu - Thôi bây giờ chúng ta về, biết đâu sự bình thản sẽ giúp ta sáng suốt hơn.
Cả hai vừa mở cửa định bước ra, thì bác sĩ Lưu đã đi vào phòng, ông nói:
- Tôi mới vừa qua phòng cậu Du, cậu ấy biết hai người đến đây, nên muốn tôi mời cậu qua đấy.
Tinh Nhược lắc đầu:
- Chúng tôi đến đây không phải để thăm anh ấy.
Nhưng Văn Điệt đã nắm lấy tay Nhược kéo đi:
- Thì cứ đến đấy đi. Sợ gì? Biết đâu qua sự bất bình của anh Du ta sẽ có thêm những bằng chứng đáng giá?
Cả hai đến trước phòng Văn Du, Điệt gõ cửa rồi bước vào, Văn Du nằm trên giường, cánh tay vẫn còn bó bột. Trên bàn trái cây tươi và hoa đầy rẫy.
Du vừa thấy Điệt, đã trừng mắt:
- Mày đến đây làm gì?
Điệt bình tĩnh:
- Da... Không làm gì cả.
Du giận dữ:
- Nghe nói mày tới đặt chuyện hỏi tứ tung phải không? Mày làm như vậy với mục đích gì? Hôm trước đã một lần... Mày chận Mỹ Dung giữa đường hạch sách đủ thứ rồi. Hôm nay, mày lại gây phiền hà cho bác sĩ chủ nhiệm khoa... Mày nói đi, mục đích của mày là gì? Muốn kiếm chuyện rắc rối cho tao phải không?
Tinh Nhược đứng cạnh, bất bình nói:
- Anh Du, tại sao anh có thể cư xử như vậy với anh Điệt? Anh ấy vẫn là em anh cơ mà?
Lời của Nhược làm Du lúng túng, anh chàng hạ thấp giọng:
- Văn Điệt, tao đã nói mày bao nhiêu lần rồi. Chuyện gì của tao làm, mày đừng có xía vô, nghe chưa?
Văn Điệt lắc đầu:
- Em không có chen vô chuyện ai cả. Chẳng qua vì... em chẳng muốn anh phải thân bại danh liệt thôi.
- Mày nói vậy là thế nào? - Văn Du tái mặt - Mày đã từng nói với Mỹ Dung như vậy, rồi bây giờ với tao... Có phải mày định đe dọa à?
Văn Điệt vẫn bình tĩnh:
- Anh đã rõ là không hề có chuyện đó... Tất cả những gì tôi làm chỉ vì anh mà thôi.
- Vì tao? - Văn Du giận dữ - Vì tao mà đến đâu mày cũng điều tra, hạch hỏi... Mày làm vậy với dụng ý gì? Mày muốn đối đầu hay vì ganh tị với tao chứ?
Tinh Nhược nóng mũi, chen vào:
- Tại sao anh Điệt phải ganh tị? Mà anh có gì đáng để anh ấy phải ganh tị chứ?
Văn Du quay qua:
- Lý Tinh Nhược, cô là trẻ con, đừng có xía vào chuyện người lớn!
Rồi trở lại với Điệt. Du nói:
- Còn Văn Điệt, nếu cậu muốn đối đầu với tôi thì... tôi chấp cậu đấy. Nhưng mà tôi cảnh cáo trước là đến lúc đó, thì cậu đừng có than van là tại sao tôi không nghĩ tình anh em nhé.
- Đây không phải là chuyện đối đầu hay thù nghịch - Văn Điệt không chịu thua - Tôi có làm sáng tỏ vấn đề thì cũng tùy anh thôi. Bởi vì anh nằm đây, anh làm sao biết là hiện nay ở ngoài người ta đã đồn rùm lên về anh thế nào chứ?
- Tin đồn à? - Văn Du đỏ mặt - Họ nói gì? Tao đã hại Huỳnh Chấn Bình, đã giải phẫu tồi giết chết bệnh nhân? Đã giết Trương Vĩnh Quang? Hừ, tao chẳng sợ bất cứ tin đồn gì cả vì chẳng có ai có chứng cớ. Mọi thứ chỉ là tin vịt!
- Chính vì vậy mà tôi đi tìm bằng chứng đây!
Điệt nói, làm Du giật mình. Rõ ràng là Điệt đã đối đầu với Du rồi còn gì nữa? Du nghiến răng nói:
- Tốt! Tốt đấy! Vậy thì mi đừng có hối hận nhé!
Văn Điệt lắc đầu:
- Anh đã hiểu lầm ý tôi rồi. Tôi muốn tìm ra bằng chứng là để minh oan cho anh thôi... Vậy tại sao anh giận dữ? Anh không thấy là đã có ba người phải tàn đời một cách oan uổng ư?
- Mày biết gì mà nói là oan uổng? - Văn Du như mất hẳn bình tĩnh - Sinh mệnh của ba người nào có nghĩa lý gì? Nếu như cái bệnh viện từ thiện của tao được thành lập xong. Tao sẽ cứu được hàng trăm, hàng vạn mạng sống khác. Chuyện đó mới quan trọng hơn biết không?
Lời của Du làm cả Điệt và Nhược rùng mình. Những gì Du nói ra, không phải là đã hàm ý cho thấy, những cái tai nạn kia đều có liên quan đến cả Du.
- Ý anh muốn nói là... tất cả những gì liên quan đến họ đều là do anh?
Văn Du đính chính:
- Tao không hề có ý đó... nhưng mà Văn Điệt, mi nên nhớ là đối đầu với tao chẳng ích lợi gì. Mày là em trai tao, hẳn mày biết rõ... Tao tuyệt đối không chấp nhận bất cứ một trở ngại nào trên đường sự nghiệp của mình, dù trở ngại đó đến từ tình thân.
- Anh Du!
Điệt kêu lên, nhưng Du đã cười to.
- Có giỏi thì mi cứ đi tìm bằng chứng đỉ Tao biết mi đang nghĩ gì, lúc nào mi cũng ganh tị, muốn hại tao, muốn đưa tao lên ghế điện mới hài lòng phải không? Nhưng đừng hòng. Chẳng ai thắng nổi tao đâu Điệt à.
- Tôi không có ý hơn thua với anh - Văn Điệt lắc đầu nói - Anh Du, ngay từ nhỏ, anh đã là một thiếu niên xuất sắc. Anh hơn tôi ở mọi phương diện, tôi chấp nhận chứ không ganh ti... thì làm sao muốn thắng anh chứ?
Nói xong Điệt kéo tay Nhược bước ra ngoài.
Điệt có vẻ xúc động thật sự. Bàn tay Điệt lạnh buốt. Không xúc động sao được khi mà hai anh em ruột thịt lại đối đầu, lại bôi mặt đá nhau?
Tinh Nhược lặng lẽ đi theo Điệt, không dám nói một lời, Nhược thấy tình hình rõ là căng thẳng và chợt thấy sợ hãi.
Rồi cả hai quay về nhà, và mạnh ai về nhà nấy.
Nhược bước vào đến phòng khách. Nhà vắng vẻ, chỉ có một mình Nghi ngồi ở ghế salông uống rượu.
Nhược bước tới:
- Anh Nghi, sao ngồi một mình ở đây vậy? Còn chị Tường Vy đâu rồi?
Nghi không đáp, hỏi ngược lại:
- Mày đi đâu mà suốt buổi vậy? Tìm khắp nơi mà chẳng thấy?
Nhược bất ngờ:
- Anh đi tìm tôi?
- Ờ, tìm để nói chuyện mà?
Rồi Nghi cầm cốc rượu đứng dậy, tiếp:
- Thôi vào phòng của em. Chúng mình vừa nghe nhạc vừa nói chuyện cũng được.
Tinh Nhược chỉ nhún vai, đi theo sau anh.
- Lại có chuyện rắc rối nữa phải không?
Vào đến phòng Nghi ngã dài trên ghế.
- Rắc rối thì không đến đỗi, có điều anh không hiểu...
Nhược đặt một chiếc dĩa hát vào máy. Bản nhạc "Người chăn dê", âm thanh đồng quê hoang dã.
- Rồi anh bất lực?
- Từ nào đến giờ anh có tự nhận mình là người bách chiến bách thắng đâu? Nhưng chẳng có gì, chỉ sau khi Tường Vy đưa Vương Đại Vỹ lên máy bay, anh thấy tính cô ấy đổi khác thế nào đấy?
Nhược ngồi xuống cạnh anh.
- Nghĩa là sao?
Nghi sợ Nhược không hiểu, phải giải thích:
- Vương Đại Vỹ là cái anh chàng đeo đuổi theo Vy bấy lâu nay, hắn là một tay cù lần, nhưng học giỏi. Hôm qua hắn đã lên máy bay sang Mỹ du học. Và trước khi đi, hắn đã ngỏ lời cầu hôn với Vy.
Nhược đẩy mái tóc ra sau.
- Nhưng nghe nói là Vy chưa trả lời mà?
- Đúng Vy chưa chấp thuận nhưng cũng không có nghĩa là khước từ, vì vậy vấn đề là ở đây.
Rồi Nghi nhún vai nói:
- Không biết đấy có phải là thủ đoạn của Vy để bắt anh thuần phục hay không?
Nhược lắc đầu nói:
- Anh Nghi, nếu anh không có ý định kết hôn, thì quan tâm chuyện đó làm gì? Chị Vy cũng phải đi lấy chồng, chứ không lẽ phải ở vậy mãi để chờ anh à?
Nghi làm ra vẻ bất cần:
- Thì cô ấy cứ lấy chồng, anh nào có cấm cản gì đâu?
- Anh nói thật chứ? - Rồi Nhược lắc đầu - Nhưng em không tin. Bởi vì nếu anh không để tâm chuyện đó, thì thắc mắc làm gì? Băn khoăn làm gì?
Nghi ngồi quay người lại:
- Em gái này, em cần phải cảm thông với anh một chút, từ nào đến giờ anh là con người tình cảm. Anh không muốn bỏ rơi người bạn gái nào, nhưng cũng không muốn mang tiếng là bị người khác bỏ rơi.
Nhược suy nghĩ rồi nói:
- Với những cô gái khác thì em không biết, nhưng với chị Tường Vy, em thấy vấn đề ở đây khá phức tạp. Vì chị ấy đã có sự quan hệ xác thịt với anh.
- Em xử dụng từ dao to búa lớn quá! - Nghi nói, rồi thở dài - Không hiểu sao mấy hôm rày, Tường Vy lánh mặt anh, chỉ liên lạc với anh bằng điện thoại.
Nhược nghiêng nghiêng đầu nhìn anh:
- Đấy là nguyên nhân phiền muộn chính?
- Không phải là phiền muộn - Nghi tỏ vẻ cứng cỏi - Nếu Tường Vy yêu tay Đại Vỹ đó, thì cô ta cứ đi theo hắn.
Nhược lắc đầu:
- Em thấy bọn đàn ông con trai các anh, đa số đều không có trái tim. Anh không thấy là... Tường Vy yêu anh hơn à?
- Yêu? - Nghi nhún vai- Nhưng yêu và lấy nhau là hai chuyện khác nhau. Có cái luật nào bắt yêu là phải lấy nhau đâu? Anh dù gì cũng còn hơn Văn Điệt của em.
Nhược đỏ mặt:
- Tại sao anh lại kéo anh Văn Điệt vào đây? Người ta dù gì cũng đàng hoàng. Có ai lại bạn gái cả giỏ như anh vậy?
- Ồ, đó là chuyện thường tình của đàn ông!
Rồi Nghi suy nghĩ gì đấy, nói:
- Này Nhược, theo em thì... tại sao Tường Vy lại có thái độ như vậy chứ?
Nhược hỏi ngược lại:
- Thế tối hôm kia anh đi đâu mà diện láng như vậy?
- Đến vũ trường Hỷ Lâm Môn- Nghi thành thật thú nhận - Anh mới quen một cô bé vừa đẹp vừa nhí, nhí hơn cả em nữa.
- Thế chị Tường Vy biết không?
- Cô ấy bắt gặp tại trận đấy chứ.
- Vậy à? - Nhược quay qua tắt máy hát - Vậy thì anh hãy đi tìm chị Vy, xin lỗi đi.
- Em nói gì vậy? - Nghi kêu lên - Tại sao anh phải gặp cô ấy xin lỗi? Vy biết tính anh từ nào đến giờ mà... Vả lại cô ấy nào phải là tình nhân hay vợ chính thức của anh đâu? Mỗi người vẫn có đủ quyền tự do của mình.
- Đấy là trước kia - Nhược lắc đầu nói - Nhưng chị Vy đã có quan hệ với anh, chị ấy phải khác những người kia chứ?
- Em làm gì lạc hậu như vậy? Bây giờ sắp thế kỷ hai mươi mốt rồi nhé.
Nhược lắc đầu:
- Em nói vậy đó, còn anh làm theo hay không là tùy anh. Sau này chị Vy có bỏ anh cũng đừng trách.
- Cô ấy bỏ anh? Rồi anh sẽ cô đơn? - Nghi nói, rồi cười lớn - Ngộ thật. Nhưng anh chỉ sợ mình không có cơ hội đó. Em biết mà... Anh chẳng bao giờ rảnh. Đàn bà cứ vây kín làm anh ngạt thở quá!
- Đừng có cường điệu như vậy - Nhược nói - Chuyện đàn bà vây kín chưa hẳn là có hạnh phúc anh nhé?
- Em nói vậy là thế nào?
Nhược nhìn anh, nghiêm túc:
- Có một điều mà không biết là anh có nhận ra không? Lúc gần đây anh thay đổi nhiều lắm đấy.
- Anh thay đổi?
Nghi ngạc nhiên, Nhược xác nhận:
- Vâng... Anh đã mất đi cái phóng khoáng, bất cần của ngày xưa.
- Em có nói đùa không hở Nhược? - Nghi hỏi, rồi nhún vai - Anh thấy thì mình vẫn phong độ như ngày nào, anh vẫn sống cho tình yêu.
Nhược lắc đầu:
- Anh biện minh thế nào thì em vẫn thấy anh đổi khác. Anh Nghi, tốt nhất là anh nên đi tìm chị Tường Vy, rồi nói lời xin lỗi chị ấy.
- Anh không thể làm một chuyện kém phong độ như vậy - Nghi ương ngạnh nói - Nếu chỉ vì chuyện bắt gặp anh đi với cô khác mà Vy giận, thì rõ ràng là anh đánh giá sai Vỵ Anh tưởng là Vy rất mới và không để ý những cái vụn vặt như vậy.
Nhược không đồng ý:
- Tình yêu thường phải có những quan tâm nhỏ nhặt vậy chứ?
- Vậy là tầm thường, tầm thường một cách không tha thứ được!
Nghi kêu lên, Nhược đứng dậy:
- Nếu vậy thì em không còn ý kiến gì hết. Bao giờ đổi ý anh báo cho em, em sẽ bày cách khác cho.
Văn Du đã xuất viện. Tay vẫn còn bó bột nên tạm thời ở nhà của Mỹ Dung.
Và như vậy nhà họ Lê ở ngoại ô, chỉ còn hai cha con ông Địch Sanh và Văn Điệt. Cái căn nhà rộng lớn đó bây giờ trở nên lạnh lẽo hơn ngày thường. Điệt ít khi gặp mặt chạ Chàng nghĩ tánh mình không hợp. Chỉ sợ gây thêm phiền nhiễu. Nên dù có ngồi cùng bàn ăn, cũng chẳng ai nói với nhau lời nào. Lúc gần đây những cái không vui lại xuất hiện dồn dập. Sự thất bại trong công việc trồng trọt của nông trại, rồi tai nạn với Văn Du, làm cho ông Địch Sanh trở thành lầm lì, ít nói hơn.
Điệt nhiều lúc nhìn cha xúc động. Chàng muốn tìm cách để tiếp xúc, gần gũi hơn, nhưng lại không dám.
Tối hôm qua, thời tiết đột ngột trở lạnh. Gió Tây Bắc với khí hậu đại lục tràn xuống. Điệt giật mình và chợt nhớ tới mùa đông.
Hôm nay ngày chủ nhật. Như mọi khi, thì Điệt đã lặng lẽ ngồi trong phòng làm bài, đọc sách. Nhưng hôm nay lại khác. Những chuyện có liên hệ đến Văn Du làm Điệt căng thẳng, bất an và không học được.
Ban sáng, Điệt cũng đã ra phía sau nông trại. Những hạt giống khỏe mạnh vẫn không làm sao bám trụ được trên nền đất đỏ khô cằn. Chúng không phải là không nẩy nở đâm chồi. Nhưng mà mọi thứ, mặc dù được chăm sóc, vẫn có vẻ èo uột làm sao. Nhìn những chiếc lá héo úa không sức sống, mà Điệt cũng thấy nản chí, thất vọng.
Điệt ngồi ở bàn học, trang sách mở ra trước mặt. Cửa không khép, nên Điệt có thể nghe rõ bước chân đi lại của cha ở bên ngoài. Vì Điệt không học được nên chàng đứng dậy bước ra. Cha chàng, ông Địch Sanh, đang ăn mặc khá tươm tất, mang cả giày. Có lẽ ông đang định đi đâu. Còn sớm. Điệt thấy không thể không quan tâm, nên bước tới, hỏi:
- Thưa cha... cha định vào thành phố à?
Ông Địch Sanh quay lại. Ánh mắt hơi ngạc nhiên, lâu lắm rồi ông không hề được Điệt hỏi han như vậy. Ông hơi cảm động. Thằng con có bề ngoài lạnh lùng đâu hẳn là không có tình cảm. Nó cũng có vẻ quan tâm đến ông đấy chứ?
Nhưng ông chỉ nhạt nhẽo nói:
- Thằng Du nó ở nhà Mỹ Dung. Mấy hôm rày chẳng nghe tin tức gì của nó, nên cha định đến đấy xem sao.
Văn Điệt bất bình. Anh Du biết cha thương mình, quan tâm đến mình, thì dù ở đâu ít ra cũng phải điện thoại về, vấn an một tiếng, đằng này lại không. Nhưng Điệt chỉ nói:
- Để con đưa cha đi nhé?
Ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi lắc đầu:
- Thôi để cha đi một mình cũng được, thả bộ ra trạm xe buýt thế này cũng khỏe.
Điệt dù muốn đưa cha đi, nhưng thấy cha tỏ ra không cần, chàng cũng không dám trái ý, nên nói:
- Vậy cha đi chậm chậm thôi, con ở lại xem nhà.
Rồi đứng nhìn theo cho đến lúc bóng cha khuất hẳn ngoài cổng. Một cảm giác buồn buồn len lỏi trong lòng Điệt, biết cha chỉ yêu có một mình Văn Dụ Cha dành hết tình thương cho anh cả, nhưng Điệt vẫn ước ao... phải chi chàng có được một phần mười cái tình cảm kia thì cũng quá tuyệt vời.
Điệt đang nghĩ ngợi, thì nghe có tiếng Tinh Nhược gọi giật:
- Anh Điệt, anh Điệt!
Điệt quay qua, Nhược trong chiếc quần bó, áo pull đầy sức sống, đang nhìn chàng với nụ cười hồn nhiên.
Cả nhà em hôm nay ra phi trường tiễn William về Mỹ, anh có cùng đi không?
- Không đi được - Điệt mặc dù biết William, nhưng cảm thấy chưa thân đến độ phải đích thân tiễn ra phi trường, nên nói - Nhược cho tôi gởi lời thăm anh ấy được rồi. Sao anh ấy không ở lại lâu hơn?
Nhược cười:
- Chi vậy? Khi mục đích không thành?
- Mục đích? Vậy mà tôi tưởng anh ấy về đây chỉ để du lịch thôi.
Nhược cười bí mật:
- Không hẳn như vậy. Mà còn một ý định khác. Anh biết làm gì không? Cưới vợ đấy.
- Cưới vợ? Ồ... Thế cả thành phố này chẳng có cô gái nào vừa ý anh ấy sao?
- Có chứ! - Nhược cười rất có duyên - Nhưng người mà anh ấy ngắm tới lại không chịu, nên anh ta đành ôm mối hận tình về Mỹ.
- À. Cô nào cao giá quá vậy? Người ở nước ngoài về mà chê à?
Nhược vẫn cười:
- Có lẽ anh cũng biết cô ấy nữa đấy.
Rồi nghĩ gì đấy Nhược nói:
- Xe còn trống chỗ, anh đi đi, xong chúng mình còn có thể xuống phố dạo chơi được nữa.
- Đi bây giờ à?
- Vâng.
Điệt chợt nảy ý:
- Cha tôi cũng định vào thành phố, ông ấy vừa ra cửa. Hay là Nhược cho tôi gởi ông ấy đỉ Vì cha tôi đi một mình, tôi không mấy yên tâm lắm.
Nhược nhìn Điệt, chợt cảm động:
- Thôi được, để tôi chạy theo gọi bác lại.
Rồi Nhược bỏ chạy ra ngoài.
Hôm ấy ông Địch Sanh quá giang được xe bên nhà Nhược vào thành phố. Còn Điệt, Điệt quay về phòng khách. Cả căn nhà rộng lớn bây giờ chỉ còn có một mình chàng. Chàng buông người ngồi xuống ghế, nhưng Điệt vẫn không bình thản. Chuyện liên hệ tới Du lại vây kín chàng. Điệt biết, nếu bây giờ Điệt buông xuôi, những phiền nhiễu sẽ không có nữa, nhưng mà lúc đó, liệu lương tâm có yên ổn được không?
Sự mâu thuẫn giằng co giữa tình thâm và lẽ phải.
Ngay lúc đó, có tiếng chân người bước vào. Tiếng giày cao gót của phụ nữ. Ai? Điệt nhìn lên, vừa lúc Mỹ Dung bước vào.
- À! Chào chị!
- Cậu đấy à? Cậu không muốn tôi đến đây?
Điệt không đáp, chỉ nói:
- Cha vừa mới đi vào thành phố thăm anh Dụ Chị có gặp không?
- Gặp - Mỹ Dung nói - tôi thấy cha ngồi chung xe với người nhà bên họ Lý. Nhưng tôi đến đây là để gặp riêng cậu.
- Có chuyện gì vậy chị?
Điệt hỏi. Mỹ Dung nhìn thẳng:
- Có chứ. Chuyện liên hệ đến cậu. Cậu có biết là những hành động vừa qua của cậu rất thất lợi cho anh Du không?
- Tôi không tin như vậy - Điệt nói - tôi chỉ hỏi thăm một số việc thì làm gì thất lợi cho anh Du?
- Nhưng câu hỏi của cậu làm người ta nghi ngờ... và điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai của anh Du.
- Tôi nghĩ không đến đỗi như vậy, nếu anh Du quanh minh chính đại, thì có gì anh ấy phải sợ chứ?
- Sao lại không? Cậu hỏi tầm bậy tầm bạ. Không có người ta cũng sẽ nghi, nhưng mà cậu Điệt, cậu làm vậy để làm gì chứ? Nào có lợi cho cậu đâu?
Văn Điệt chau mày, Mỹ Dung tiếp:
- Nhất là trong cái hoàn cảnh hiện naỵ Số tiền quyên góp để xây dựng bệnh viện từ thiện sắp đủ, nghĩa là mọi việc sắp hoàn thành.
Văn Điệt tựa người ra sau và hỏi:
- Có phải anh Du kêu chị đến đây? Phải không? Sao vậy? Tôi thấy chuyện làm của tôi cũng chẳng có sai. Nếu anh Du chẳng có gì mờ ám, thì làm gì phải sợ chứ?
- Cậu nói cái gì mờ ám? - Mỹ Dung lớn tiếng - Cậu nói anh cậu như vậy được ư? Bậy quá! Tôi chưa thấy trên đời này có một người em nào giống như cậu, cứ ganh tị với anh mình. Anh Du cũng không hề sai tôi đến đây, cậu đừng có nghĩ xấu cho anh ấy!
Điệt lắc đầu:
- Sao chị lại to tiếng như vậy? Nếu không có gì quan trọng, chị át giọng tôi làm gì? Cái gì cũng phải bình tĩnh một chút chứ?
- Bình tĩnh? Trong khi cậu lại hành động điên cuồng. Tôi biết, cậu đang cố tình bằng mọi giá, cậu muốn đẩy anh Du của cậu xuống, cho ông anh cậu ngóc đầu lên không nổi. Phải không? Văn Điệt, tôi cho cậu biết, bao giờ tôi còn sống, tôi còn đứng bên cạnh anh cậu, thì cậu đừng hòng thực hiện điều đó!
Điệt lắc đầu:
- Tôi không hề muốn hạ bệ hay làm xấu anh Du, mà tôi chỉ muốn làm sáng tỏ sự thật. Chị Dung... những chuyện dồn dập xảy ra đó, không lẽ chị không thấy những cái đáng nghi ngờ?
Dung giận dữ:
- Cái đáng nghi ngờ ở đây là cậu, lúc nào cũng mang tâm địa hẹp hòi, phán đoán người khác. Nhưng mà, tôi xin báo cho cậu biết, cậu sẽ không bao giờ tìm được bằng chứng đâu.
- Tôi cũng mong là như vậy.
Điệt nói. Dung trừng mắt nhìn Điệt, như muốn chửi Điệt một trận, nhưng không hiểu sao lại không thực hiện điều đó, và Dung cứ đứng như vậy rất lâu. Một lúc có lẽ cơn giận giảm bớt, Mỹ Dung mới đấu dịu:
- Văn Điệt, tại sao cậu cứ đối đầu với người trong nhà mãi thế? Cậu muốn gì? Định làm gì? Cậu nói đi, xem thử tôi có thể giúp đỡ được gì cho cậu không?
Văn Điệt ngồi yên. Mỹ Dung tưởng là câu nói vừa rồi của mình đã có hiệu quả, nên lại tiếp:
- Tôi biết là cậu mất tình thương của mẹ từ thuở nhỏ, nên không được bình thường như những người khác, nhưng cậu phải tin là anh Du của cậu không hề làm ra bất cứ chuyện gì xấu xa hay phạm pháp. Anh ấy là một bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp, một người tốt.
Mặt Điệt đỏ bừng, Điệt nói:
- Tôi tuy mất mẹ từ năm mười hai tuổi, nhưng tôi không phải là con người thất thường... Mà con người không bình thường kia là anh Du của chị đấy.
Mỹ Dung lại giận dữ:
- Cậu nói bậy. Anh Du ưu tú như vậy mà sao lại không bình thường?
Điệt lắc đầu:
- Trong mắt chị thì anh ấy vượt trội, xuất sắc, nhưng thật ra, anh ấy không phải như vậy.
- Một bác sĩ có lương tâm, có công việc ổn định như vậy làm gì không bình thường? - Mỹ Dung cười nhạt - Cậu cứ đánh giá người ta bằng những tư tưởng ấu trĩ của cậu ư?
- Chuyện ấu trĩ hay lương tâm, không thể xét đoán bằng lời nói!
- Ý cậu là thế nào?
- Một người nếu có quan điểm quá khích về tâm linh, chẳng hạn như tham vọng và đưa đến những xúc phạm đến mạng sống của người khác thì đó là tội ác. Ta phải xử lý ra sao?
Điệt hỏi, Mỹ Dung trừng mắt:
- Nhưng người đó là ai mới được chứ?
- Ai cũng ích kỷ - Văn Điệt tiếp tục nói - Vì vậy theo lẽ thông thường ta sẽ tìm cách để che chở để qua mặt pháp luật, đạo đức, xã hội, bất chấp chuyện đó có dính líu đến sự sống chết của người khác, đúng không?
Mỹ Dung lắc đầu:
- Cậu chỉ giỏi tưởng tượng... Thực tế không đến đỗi nghiêm trọng như cậu nghĩ? Làm sao có chuyện quan hệ đến đạo đức, đến pháp luật chứ?
Văn Điệt yên lặng, chàng biết có nói nhiều cũng vô ích, vì không có sự thỏa hiệp ở đây với Mỹ Dung.
Không hiểu nghĩ sao, Mỹ Dung lại đấu dịu:
- Văn Điệt, tôi xin cậu, hãy bỏ qua cho anh ấy, đừng có nhúng tay vào chuyện này nữa. Được không? Cậu hãy để anh Du rảnh trí lo cho xong cái bệnh viện từ thiện này đi.
Điệt không muốn tiếp tục tranh luận nên ngồi yên. Mỹ Dung lại tiếp:
- Cậu và anh ấy là hai anh em ruột thịt, sự thành công của anh Du cũng là sự thành công của cậu. Vả lại nếu hai anh em cậu mà cứ lục đục thì chỉ mang lại sự khổ tâm cho cha cậu thôi.
Điệt nhìn lên. Mỹ Dung thật lòng, hay chỉ muốn dùng mối liên hệ kia để ràng buộc chàng?
- Cái số tiền dùng để xây bệnh viện sắp đạt đến con số mong muốn. Anh Du định mở một cuộc tiếp xúc với báo chí. Mọi chuyện đâu đã vào đấy rồi. Cậu Điệt, không lẽ bây giờ cậu lại quậy lên... để anh em không còn mặt mũi nhìn nhau nữa ư?
Mỹ Dung tiếp nhưng Văn Điệt lắc đầu:
- Tôi không có ý định phá hoại chuyện xây dựng bệnh viện từ thiện kia mà tôi chỉ muốn làm sáng tỏ những nghi ngờ trong đầu mình.
- Tôi biết - Mỹ Dung cười nhạt nói - Nhưng chuyện nghi ngờ của cậu đó lại có ảnh hưởng đến việc lớn của anh Du.
- Việc lớn? Cái sự nghiệp kia có toàn bích không nếu nó có liên hệ đến cái chết của hai người và mất trí của một người khác?
- Sao cậu lại liên tưởng khủng khiếp như vậy? - Mỹ dung kêu lên - Tất cả những tai nạn đó, chẳng có gì liên can đến anh Du... Nó chỉ xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn.
- Vậy thì bây giờ chị muốn tôi phải làm gì?
Điệt hỏi. Mỹ Dung nhanh nhảu nói:
- Cậu hãy xếp lại tất cả.
Điệt suy nghĩ, rồi lắc đầu:
- Tôi không thể trả lời chuyện đó ngay bây giờ, nhưng tôi sẽ cố gắng không để việc làm tôi ảnh hưởng một chút nào đến cái bệnh viện từ thiện của anh Du.
Mỹ Dung chựng lại, nàng có vẻ bất mãn, nói gần như hết lời mà Điệt vẫn có vẻ ngoan cố. Bực thật!
- Cậu Điệt, tôi cảnh cáo cậu lần chót, nếu cậu không dẹp bỏ ý tưởng phá thôi, thì sau này đừng có trách, tại sao chúng tôi lại vô tình với cậu nhé!
Điệt vẫn lắc đầu:
- Chị đừng dọa, tôi không sợ đâu. Tôi làm việc bằng lương tâm nên sẽ không thụt lùi trước một đe dọa nào, của ai!
- Được rồi! Cậu chờ xem!
Và như không dằn được cơn giận dữ, Dung cầm tách nước trà hất thẳng vào người Điệt. Hành động của Dung quá bất ngờ, Điệt không đỡ kịp, nước chảy dài từ trên mặt Điệt xuống áo. Điệt đứng dậy, nhìn về phía Dung bình tĩnh nói:
- Vậy là giữa chúng ta đã hết chuyện rồi chứ? Chào chị!
Và Điệt bước về phòng riêng của mình.
Dung như cũng bất ngờ trước hành động của mình, nàng đứng lặng ở đó nhìn theo. Vừa hối hận vừa thất vọng. Mọi chuyện chẳng giải quyết được gì cả. Cánh cửa phòng đã khép lại, Dung lặng lẽ rút lui ra ngoài.

o0o

Văn Điệt nằm dài trên giường, không buồn lau đi những giọt nước trà trên người. Chuyện Mỹ Dung hành động giận dữ không những không làm Điệt buồn, trái lại còn tạo cho Điệt cái cảm giác nhẹ hẳn. Vì ít ra, từ đây về sau, Dung sẽ không có lý do gì để đến hạch sách chàng nữa. Nhưng nằm yên một mình như vậy Điệt lại phân vân. Chàng không biết những hành động vừa qua của mình có thật sự chỉ là tiếng gọi của lương tâm hay là do ganh tị? Như điều Mỹ Dung nói? Điệt không muốn ông anh mình nổi bật hơn mình? Nhưng mình có cái gì để nổi chứ? Chắc chắn là không phải như vậy rồi. Nhưng trong ánh mắt của mọi người, họ sẽ đánh giá chàng ra sao?
Có lẽ chỉ có Tinh Nhược là hiểu Điệt thôi.
Điệt cũng không hiểu sao trong cái giây phút này Điệt lại nghĩ đến Nhược? Tại sao?
Và Điệt cứ nằm yên như vậy mãi cho đến lúc có tiếng động ở cửa. Điệt nhìn ra, Tinh Nhược xuất hiện một cách tự nhiên với một chuỗi hoa trên taỵ Nhược như những tia nắng ấm mặt trời xuất hiện giữa mùa đông. Cái bản chất tự nhiên của Nhược với nụ cười, khiến người đối diện khó tính đến mấy cũng không thể mở miệng trách được.
- Anh Điệt, anh xem này, đẹp không?
Nhược vừa nói, vừa đưa chuỗi hoa lên cao, nhưng rồi nhìn thấy những giọt nước trên người Điệt, Nhược ngạc nhiên:
- Ồ, sao vậy? Chuyện gì xảy ra thế?
Điệt ngồi dậy:
- Ồ, cũng không có gì. Mỹ Dung mới đến đây!
- Thế à? Đến để làm gì?
- Chị ấy muốn anh đừng can thiệp vào chuyện của anh Du.
- Rồi anh quyết định ra sao?
- Anh à? Sự đe dọa của Mỹ Dung chỉ càng tạo thêm nghi ngờ cho anh, và anh nghĩ những gì mình nghi hẳn có thật.
- Anh vẫn tiếp tục?
- Vâng.
Điệt nói. Tinh Nhược chợt đưa chuỗi hoa choàng vào đầu Điệt.
- Vậy thì chuỗi hoa này tặng cho anh.
- Tại sao?
- Vì em thấy anh là một người đàn ông đúng nghĩa.
Trên trang hai của tờ nhật báo trong thành phố đều có đăng một bài tin ngắn "Số tiền quyên góp được để xây dựng bệnh viện từ thiện của bác sĩ Lê Văn Du sắp đạt được chỉ tiêu, nên bác sĩ quyết định sẽ chọn một ngày gần đây mở cuộc họp báo, báo cáo kết quả và dự trù sự việc sắp đến... "
Nhưng rõ bất ngờ, cái tin quan trọng như vậy, lại không làm cho ông Lê Địch Sanh phấn chấn. Điệt liếc nhanh về phía cha, chỉ thấy người thở dài. Diễn biến trong thời gian qua, hình như làm cho ông tóc bạc hơn, sắc mặt ông bơ phờ hơn.
Điệt thăm dò:
- Nghe nói cái vết thương ở tay anh Du đã lành, và anh ấy đã được tháo bột.
- Ờ!
Ông Địch Sanh chỉ ờ một tiếng ngắn ngủn.
- Như vậy coi như mọi chuyện đều tốt đẹp. Anh Du sẽ có cơ hội tiến hơn.
Điệt tiếp, nhưng lần này ông Địch Sanh lại cũng yên lặng. Câu nói của Điệt như một viên đá ném xuống ao thu "tỏm" một tiếng rồi hết. Ông Địch Sanh như mải mê nghĩ về một điều gì. Thái độ lạ lùng đó làm Điệt chợt thấy căng thẳng. Sau khi lành bệnh, chắc chắn anh Du sẽ quay trở về nhà, mà nhà trường lại sắp thị Điệt có hai ngày nghỉ ở nhà ôn bài. Cái không khí này làm Điệt sợ hãi. Điệt cũng không muốn đối đầu và cứ mãi sợ mà chẳng có một chữ nào lọt được vào đầu Điệt.
Điệt chợt đứng dậy bỏ vào phòng riêng. Thái độ của ông Sanh khiến Điệt không đóng kín cửa lại, mà chỉ khép hờ, chàng sợ có khi cha gọi lại không nghe.
Có tiếng xe dừng lại trước nhà. Có lẽ là Mỹ Dung đã đưa anh Du về. Điệt nghĩ. Nhắc đến Mỹ Dung, bất giác Điệt nhớ đến tách trà hôm trước, và chàng càng không muốn ra ngoài để chạm mặt với bà chị dâu tương lai của mình.
Nhưng thật bất ngờ, Mỹ Dung không đến, chỉ có một mình anh Văn Du, và có lẽ vì mới tháo băng, nên Văn Du vẫn còn dùng nạng gỗ.
Có tiếng hỏi của cha:
- Còn Mỹ Dung đâu rồi?
- Mỹ Dung bận lắm - Tiếng của Du đáp - Cô ấy bận chuẩn bị cho buổi họp báo sắp đến.
- Con định bao giờ tổ chức họp báo?
Giọng ông Địch Sanh hỏi, nhưng Điệt cũng cảm nhận thấy cha đã mất đi cái nhiệt tình cũ. Du đáp:
- Có lẽ khoảng ba hôm nữa, bao giờ con quăng bỏ cây nạng này đi được! Trong buổi họp báo đó con sẽ mời đầy đủ các báo đến dự.
Văn Du nhấn mạnh. Ông Địch Sanh chẳng sốt sắng lắm.
- Con phô trương quá! - Ông Địch Sanh lắc đầu nói, lần đầu tiên ông tỏ ý không hài lòng với Du - Con phải nhớ một điều là bệnh viện từ thiện kia được lập ra là để phục vụ cho đại đa số dân nghèo, phục vụ là mục đích chính. Vì vậy đừng sử dụng nó như một công cụ để phô trương.
Văn Du ngạc nhiên:
- Ồ cha! Cha nói gì vậy? Từ nào đến giờ con thấy cha vẫn tán đồng việc làm của con cơ mà?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Cha chỉ tán đồng những việc làm tốt của một bác sĩ yêu nghề.
- Chuyện mở bệnh viện từ thiện với công việc phục vụ của một bác sĩ có gì khác nhau?
- Đúng! - Ông Địch Sanh nói - Nhưng mà cha cần nhắc nhở con, có muốn làm gì cũng được, nhưng đừng có chệch khỏi con đường nghề nghiệp của một thầy thuốc.
- Cha! - Văn Du chau mày. Chàng cảm thấy cha thay đổi - Có phải là có ai đó đã gièm pha điều gì với chả Họ đã nói xấu con chứ gì?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Không có ai cả!
- Con biết là chắc chắn có! - Văn Du kêu lên - Hắn thôi, phải Văn Điệt không? Hắn lúc nào cũng chĩa mũi vào phá hoại công việc con, bây giờ còn rắp tâm chia rẽ hai cha con ta nữa.
Ông Địch Sanh chau mày:
- Cái gì? Nói vậy là giữa anh em con đã có chuyện gì à? Sao vậy? Có thế nào cũng đừng quên Văn Điệt là em con, là con ruột của ta nhé?
Văn Du giận run. Từ nào đến giờ Du nào có nghe cha nói về Điệt một cách thân mật như vậy đâu? Du nói:
- Tại cha không biết. Văn Điệt lúc nào cũng ganh tị với con, nó chẳng muốn con thành công. Nó là một đứa không bình thường. Nó còn dám chống đối lại cả Mỹ Dung nữa.
- Có chuyện như vậy ư?
- Con không dối gạt cha đâu. - Văn Du cả quyết - Nếu Văn Điệt mà có nói gì với cha thì đều là những chuyện bịa đặt.
Ông Địch Sanh suy nghĩ. Ông đã từng là một bác sĩ, một trí thức. Bất cứ điều gì cũng phải vận dụng lý trí chứ ông không tin suông.
- Cha thì chưa phát hiện điều gì không phải ở Điệt... Vả lại Điệt nó cũng chưa nói gì với cha về con cả.
Ông nói càng khiến Văn Du khó chịu. Du ngạc nhiên, chẳng hiểu sao mình mới rời nhà đến ở đằng Mỹ Dung có nửa tháng, mà thái độ của cha thay đổi hẳn. Trước kia, có bao giờ cha bao che cho Điệt? Không những thế, mỗi lần nhắc đến nó còn với thái độ miệt thị cơ mà?
Nhưng Du là con người dày dặn, biết ứng phó. Du nói:
- Có lẽ con nghĩ sai, nhưng mà cha hãy yên tâm, con cũng chưa làm điều gì lệch khỏi tôn chỉ của một thầy thuốc.
Ông Địch Sanh gật đầu, nhưng cũng chưa phấn khởi, yên lặng một lúc, ông nói:
- Văn Du, cha thấy như mình lúc đầu đã nhận định sai. Con không nên học y, con chẳng thích hợp với nghề này chút nào cả.
- Tại sao cha lại nói vậy?
Văn Du kêu lên, nhưng ông Sanh vẫn bình thản.
- Bởi vì đến bây giờ cho thấy... bản chất con thích hợp để làm chính khách hơn là một thầy thuốc.
Văn Du bối rối:
- Nhưng năm năm qua, ở cương vị của một y sĩ, con vẫn hoàn thành nhiệm vụ mình một cách tốt đẹp cơ mà? Tại sao cha lại nói vậy?
- Nhưng con đã làm việc đó một cách vui vẻ hay miễn cưỡng?
- Rất vui vẻ - Văn Du đáp - Và con đã chưa hề có một sơ sót nào.
Ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi cuối cùng nói:
- Cha đã đến bệnh viện nơi con phục vụ, và cũng đã gặp bác sĩ chủ nhiệm khoa của con rồi.
- Vậy à? - Văn Du giật mình - Thế ông ấy nhận xét về con ra sao?
- Ông ấy nói thì con cũng chưa có sơ sót gì quá đáng, nhưng mà...
Ông Địch Sanh ngưng lại, rồi nhìn thẳng vào mắt Văn Du:
- Ông ta bảo nhiều lúc thấy con kỳ cục lắm, hình như bị ám ảnh một điều gì!
- Làm gì có!
Văn Du kêu lên. Ông Địch Sanh tiếp:
- Chính vì vậy mà con không dám một mình đứng ra giải phẫu cho bệnh nhân. Lúc nào con cũng đòi phải có người hợp tác. Có đúng như vậy không?
- Dạ đúng - Văn Du nói, như biện hộ - Nhưng con nghĩ đấy là một thái độ thận trọng cần thiết, vì sự hợp tác thường đưa đến xác suất thành công cao... Con cũng đã từng đơn độc giải phẫu cho bệnh nhân mà?
Ông Địch Sanh gật đầu:
- Đúng, nhưng chỉ có một lần, mà lần đó bệnh nhân lại chết, đúng không? Tuy con nói là bệnh nhân bị chết do nguyên nhân khác, nhưng cái chết đó là có thật!
- Cha! Tại sao cha lại nói vậy? - Văn Du kêu lên - Cha muốn gì cứ nói thẳng đi, con không muốn ai nhìn con với ánh mắt nghi ngờ cả.
Văn Du nói và thấy tức giận. Tại sao đến cha cũng không tin chàng? Mọi thứ gần như đảo lộn hết!
- Cha thấy thì... không biết có phải những sự việc khác đã ảnh hưởng đến công việc của con hay không? - Ông Địch Sanh nói - Chẳng hạn như chuyện xây dựng cái bệnh viện từ thiện kia...
- Không phải!
Văn Du vội vã đính chính. Ai có nghi ngờ thì còn được, chứ cha không có quyền nghi ngờ. Du nói thêm:
- Riêng cái lần mổ chết người đó, chỉ là một tai nạn bất ngờ... và con nghĩ có thay bác sĩ khác, thì kết quả cũng như vậy thôi.
Ông Địch Sanh nghiêm nghị:
- Cái gì cũng phải có tinh thần trách nhiệm. Cha không thích mình sai mà đủn lỗi cho người khác, cũng không được đổ cho là tại xui xẻo. Con nên tự kiểm thảo, xem xét lại coi trong lần giải phẫu đó con có bình tĩnh, tận lực cứu chữa bệnh nhân không? Cha tiếc là vị bác sĩ thực tập cùng làm việc với con hôm ấy là Trương Vĩnh Quang cũng đã qua đời, chỉ còn lại một mình cô y tá tên Hạ. Bệnh viện cũng cho biết là họ cũng nghi ngờ nên đang cho mở lại cuộc điều tra.
- Làm gì có chuyện đó! - Văn Du vỗ bàn, đứng dậy - Hạ hành động một cách không coi con ra gì cả. Vì trách nhiệm, vì uy tín, con sẽ đến thẳng nơi đấy, nộp đơn từ chức ngay!
Ông Địch Sanh nhìn con:
- Con có nộp đơn từ chức thì cuộc điều tra vẫn tiến hành vì vấn đề này đâu phải là do chủ nhiệm khoa, mà là lệnh của bác sĩ giám đốc bệnh viện.
- Giám đốc bệnh viện à? - Văn Du trừng mắt - Ông ấy sao lại nhúng tay vào việc này? Vậy thì vì thấy con sắp thành công, sắp trở thành giám đốc bệnh viện như ông ấy, nên ông ta ganh tị?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Con đừng tưởng ai cũng háo danh như con. Tại sao phải ganh tị? Khi mà cái bệnh viện từ thiện kia cũng không phải là do con xuất tiền túi lập ra, mà đó là của bá tính, còn về thành tích y học, thì con cũng nào có chỗ nào nổi bật đâu, mà để người ta phải ganh tị chứ?
- Cha mà cũng nói như vậy được sao? - Văn Du kêu lên - Từ nào đến giờ, cha chỉ cho con là một thanh niên ưu tú, xuất sắc, thành công... Vậy sao bây giờ cha lại thay đổi? Chỉ một lần sơ sót trong chuyện giải phẫu mà bao nhiêu mũi dùi lại chĩa vào con thế này?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Du ạ. Con nên nhớ sự tiến thân, sự thành công là một việc, còn sai lầm là một việc khác, có sai thì phải nhận, chứ nếu không, làm sao tiến bộ được?
- Nhưng con không thích nghe những điều đó! Hoàn toàn không thích!
Văn Du nói lớn, một cách khác thường:
- Thú thật với cha, ai nói con thế nào cũng được, nhưng con không muốn cha phê bình con như vậy. Cha cần phải biết là con đã học y, miễn cưỡng là vì chạ Cha muốn và con làm theo. Học để nối nghiệp làm bác sĩ... nhưng đã làm bác sĩ thì phải nổi tiếng, chớ sống thầm lặng như cha là uổng phí cả một đời. Cống hiến để được gì? một mảnh đất khô cằn, một nông trại không huê lợi? Có ai biết tới? Vì vậy con phải nổi danh, phải giàu sang. Cha biết không? Mục đích đó con sắp đạt được... Con sắp thành công. Vì vậy con không chấp nhận bất cứ một sự công kích hay ngăn cản nào cả. Nếu có, con xem hoàn toàn do sự ganh tị mà thôi.
Ông Địch Sanh ngồi yên. Thằng con trai mà ông từng cho là xuất chúng bây giờ nhìn lại thái độ của nó thật xa lạ. Ông phân vân và không để ý là, Điệt ở trong phòng đã nghe hết và đã ra khỏi phòng, đang đứng cạnh cửa nhìn ra.
Trong khi Văn Du vẫn lớn tiếng tàn nhẫn:
- Cha, con biết rồi. Bây giờ thì cha cũng không thể phủ nhận là chính cha cũng đã ganh tị với con. Bởi vì... trước kia, những gì con làm được, đều do cha nâng đỡ xây dựng. Thành tích có được lúc đó, cả hai cha con cùng san sẻ. Còn bây giờ? Con đã có Mỹ Dung. Mọi thứ con sắp có được là do Mỹ Dung mang lại. Vì vậy cha đã nghĩ rằng, Mỹ Dung rồi sẽ đoạt lấy địa vị phải có của cha nên cha ganh tị. Nếu vậy cha là người không có lương tâm. Tại sao cha không thấy xấu hổ về tâm địa nhỏ nhen đó? Mà còn ganh tị chứ?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Văn Du, con điên rồi, sao con có thể nghĩ về cha như vậy được chứ? Con biết con đang nói gì không?
- Đương nhiên là con biết - Văn Du trừng mắt nói - Thú thật con đã nghĩ suy kỹ. Con thấy thì tất cả những thành công đã có của con, đều do chính bàn tay mình tạo ra, chứ không phải nhờ vả cha đâu. Đồng ý là cha cũng có hổ trợ con, nhưng đó chỉ là một sự góp sức nhỏ nhoi... Mà cái chính là do con. Cha... cha cũng nên rõ chuyện đó, và bây giờ con không cần cha nữa, con đã có Mỹ Dung. Cha đã già, đã về hưu rồi, chẳng làm gì được đâu, tốt nhất cha cũng không nên can thiệp vào chuyện của người khác, kể cả chuyện con.
- Im mồm! - Ông Địch Sanh thấy giận trước thái độ vô ơn của Văn Du, nhưng rồi ông cũng cố dằn xuống, ông chỉ nói - Tốt nhất là bây giờ con hãy vào phòng ngủ đi, để khi thức dậy, tỉnh táo rồi hãy tiếp tục nói chuyện với ta.
Văn Du cười khẩy:
- Con thấy bây giờ rất bình tĩnh, sáng suốt hơn lúc nào cả. Cha đừng lo, con biết cha tin cái bọn đồng nghiệp ở trong bệnh viện, nhưng chúng ganh tị con, chúng thối mồm cho là con giải phẫu kém làm chết người. Mục đích của chúng là muốn bôi nhọ, muốn lôi con xuống hố, nhưng mà bọn họ thì vậy, còn chả Không lẽ cha cũng giống họ? Cũng muốn con ngóc đầu không nổi? Làm thế có ích lợi gì cho cha đâu? Rồi ai sẽ nuôi cha sau này chứ? Văn Điệt à?
Nói xong Văn Du lại cười lớn. Tiếng cười của Du đầy ngạo nghễ, làm ông Sanh giận run, ông đứng bật dậy và tiến tới trước mặt Dụ Trong lúc Du còn chưa biết ông định làm gì, thì "Bốp!" ông đã thẳng tay, tát một cái tát như trời giáng vào mặt Du.
- Có thể mày là một bác sĩ thành công, nhưng mày vẫn là con tao, và tao thấy nếu không nghiêm khắc dạy dỗ mày thì mày sẽ không bao giờ thành người được!
Du còn đang bàng hoàng, thì ông Sanh tiếp:
- Tao cũng không cần mày nuôi cái thằng cha ganh tị với mày làm gì!
Du choáng, rồi chấn động. Cái tát tai của ông Địch Sanh làm Du giận dữ, hoàn toàn mất hẳn lý trí. Du như quên mất người đang đứng trước mặt mình là ai. Một bác sĩ lừng danh như Lê Văn Du này mà bị đánh ư? Du đưa tay cao lên định đánh trả...
Nhưng ngay lúc đó, một bóng người tiến tới rất nhanh đã đẩy Du ngã xuống ghế.
- Tôi cấm anh, anh Du! Anh không có quyền thô bạo với cha như vậy!
Du giật mình nhìn lên, Văn Điệt đứng trước mặt chàng. Du nhìn lại nắm tay mình chợt thấy xấu hổ.
Ông Địch Sanh thì không nói gì hết. Ông cũng không nhìn, hai thằng con trai của ông muốn diễn tiếp màn gì thì cứ làm. Ông lặng lẽ bỏ đi vào trong. Trái tim của ông cơ hồ vỡ vụn. Ông thất vọng không phải vì sợ không được Văn Du nuôi mà... bao nhiêu hy vọng xây đắp ba mươi năm qua, chợt như tan thành mây khói. Kỳ vọng? Ước nguyện? Tất cả ông làm nào phải vì ông đâu? Rồi còn tình cảm cha con nữa? Mọi thứ đang rạn nứt, tan vỡ... để rồi, chẳng còn gì quan trọng nữa. Tâng tiu Văn Du hơn ba mươi năm, ngay từ ngày nó mới mở mắt chào đời. Cái tình yêu tỉ mỉ, vun xén từng chút như chăm sóc một cây hoa kiểng kia coi như vô nghĩa... Nếu không yêu con thì ông nào đã đánh Du cái bạt tai đó? Vậy mà Văn Du không hiểu, Du còn định đánh trả lại, vì nếu hiểu, thì Du đã không hành động như vậy.
Theo ông Địch Sanh thì làm người cần phải trung thực, nhất là một y sĩ, cứu nhân độ thế là quan trọng rồi những cái khác mới là thứ yếu. Nhưng mà... Văn Du thì chỉ thấy cái lợi trước mắt, nôn nóng, tham lam... Văn Du của ông, chỉ có một khuyết điểm nhỏ bé như vậy, nhưng khuyết điểm đó không thể nào bỏ quạ Nhưng mà thôi, nghĩ ngợi làm gì... Mọi thứ chẳng tốt lành gì, Du nó không chấp nhận chứ nếu nó chấp nhận cái lầm lẫn, chịu sửa đổ, là ông sẵn sàng tha thứ ngay, vì bác sĩ cũng là con người. Chuyện bác sĩ lỡ tay giải phẫu chết người thì cũng bình thường, vậy thì sao không thừa nhận sai sót của mình? Còn đổ cho người khác là ganh tị? Muốn phá hoại? Vậy là không tốt. Sự thật sớm muộn gì, người ta cũng khám phá ra, có giấu cũng vô ích.
Văn Du háo thắng, cố chấp thật!
Ông Địch Sanh nhắm mắt lại, chợt hai dòng lệ rơi xuống. Ông thấy bây giờ mình đã già, vô dụng, không làm được gì cả, đến độ bị cả con trẻ dễ khinh. Tình yêu vun trồng ba mươi năm qua lại biến thành sự ganh tị, ghét bỏ, sao Du có thể nghĩ như vậy được? Sao vậy? Tàn nhẫn thật!
Ông Sanh nhắm mắt và cảm thấy khổ tâm vô cùng.
Trong khi đó ở phòng khách, hai anh em họ Lê vẫn còn đứng ở thế đối đầu nhau. Sự giận dữ có cả trong ánh mắt hai người. Điệt thì không chấp nhận chuyện anh định đánh trả lại cha, nhất là người cha đó từng dành hết tình thương cho anh ấy. Con cái không thể phản nghịch như vậy được?
Còn Dủ Bao nhiêu cơn giận cũng đổ trút lên người Điệt, bởi vì với Du tất cả tình huống hiện nay đều là do Điệt tạo nên cả. Nếu không có sự chen chân của nó, nếu không có sự đối đầu... Mọi thứ hẳn đã được xếp xó và thời gian sẽ làm mọi người quên lãng. Đằng này nó cứ khơi lại rồi còn đi nói xấu với cha, chẳng có tình thân gì ở đây nữa mà chỉ có sự sống mất... Du nhìn Điệt như nhìn kẻ thù.
- Mày tưởng làm vậy là mày đã chiến thắng tao phải không? Còn lâu. Chuyện ban nãy chính cha đã đánh tao trước.
- Tôi đã thấy hết. Anh không cần phải biện minh - Điệt nói - Thôi giờ anh hãy đi đi, đừng ở đây nữa. Anh không thể sống chung với những người đã ganh tị mình trong cùng một mái nhà anh ạ.
Văn Du không chịu thua, trừng mắt:
- Mày đừng tưởng mày hơn tao. Cho mày biết, tao chẳng hối hận gì với những việc tao đã làm đâu.
- Chuyện gì?
- Tất cả, nhưng mày sẽ không tìm được chứng cớ!
Văn Du cười lớn, rồi tiếp:
- Tao biết mày tò mò. Mày giống con ruồi vo ve hết đầu này đến đầu kia, tìm kiếm manh mối, nhưng mà mày đã tìm được gì nào? Hở thằng em trai ngu xuẩn kiả Mày chỉ có được cái mã bên ngoài là sáng, chứ đâu có hơn được anh mày? Phải học hỏi lâu lắm, mới chùi được mọi dấu vết một cách sạch sẽ như vậy nhe em?
- Nghĩa là... anh là thủ phạm?
- Dùng từ gì nặng thế? Chẳng qua chỉ làm một chút xảo thuật nhỏ thôi. Nghe này... làm gì cũng phải có sắp xếp có hệ thống mới không bị nghi ngờ. Như chuyện của Huỳnh Chấn Bình, đích thân tao đẩy hắn xuống cầu thang, rồi quay lại phòng, khi mọi người đổ xô đến, tao còn trong phòng cơ mà, có ai nghi tao đâu? Còn nữa. Tao sắp xếp để Trương Vĩnh Quang ngồi chung xe, nhưng cửa bên hắn ngồi tao đã khóa cứng lại, trong khi tao lại báo trước cho Mỹ Dung biết là cửa xe bên tao ngồi bị hỏng, thật ra thì không có... để rồi khi xe rơi xuống vực, mọi người tưởng là vì cửa xe hỏng nên tao bị bắn tung ra ngoài. Chúa đã cứu tao thoát chết, chứ không phải ý tao. Còn nữa, tao thật sự vụng về, tao không dám làm giải phẫu một mình. Lần mổ ruột thừa đó... tao bị bắt buộc giải phẫu cho nạn nhân nên mới lỡ tay làm chết người, chứ không phải bệnh tim gì cả. Đấy tao đã thành thật khai báo, mi thỏa mãn rồi chứ?
Văn Điệt hoảng hốt:
- Tại sao? Tại sao anh lại hành động như vậy?
- Tại sao à? - Văn Du cười lớn, nét mặt đầy nham hiểm - Tao nghĩ là mi cũng đoán ra, nhưng lại giả vờ. Bây giờ tao đã nói hết sự thật rồi. Mi cứ đi sưu tầm bằng chứng đi xem mi tìm được gì nào?
- Anh là một kẻ sát nhân! - Điệt kêu lên - Anh giết người như vậy làm sao xứng đáng là một thầy thuốc chứ?
- Nhưng có ai biết chuyện đó đâu?
Điệt căng thẳng tột độ:
- Vậy mà anh còn không biết xấu hổ, lương tâm đâu mà còn muốn mở cuộc họp báo, khoa trương những hành vi từ thiện của mình?
Văn Du cười lạnh:
- Sao cậu lại khẩn trương như vậy? Đâu phải một mình tôi? Có nhiều người vừa là kẻ sát nhân vừa là một bác sĩ tốt cơ mà? Đừng có lý tưởng quá cậu em ạ, trên đời này không có gì là toàn bích. Mọi thứ vàng thau lẫn lộn. Tao chẳng qua chỉ là một vai hề nhỏ trên sân khấu đời thôi. Rồi mày xem, ngày mốt khi buổi họp báo diễn ra, tao sẽ là một nhân vật chót sáng, một thầy thuốc đầy lương tâm, một điển hình cho mọi người học hỏi. Mày chống mắt lên mà xem nhé!
Văn Điệt giận dữ, chụp lấy tay anh, nói:
- Anh sẽ không thực hiện được ý định đó. Em sẽ cố hết sức ngăn cản, không để cái trò hề đó xảy ra.
Văn Du vùng ra, nhún vai nói:
- Mày sẽ không làm được chuyện đó đâu, nhưng tao cũng cảnh cáo mày, nếu không nghe, thì hãy xem gương của Huỳnh Chấn Bình và Trương Vĩnh Quang đấy.
- Anh không phải là con người!
- Mày muốn cho tao là con vật cũng được - Văn Du cười lớn nói - Nhưng có ai tin mày? Lộn xộn, tao cho cảnh sát còng đầu rồi nhốt vào nhà thương điên bây giờ.
Và Văn Du quay người đi ra đến cửa, còn nói thêm:
- Hãy suy nghĩ kỹ đi. Tao cũng không sợ tội, bởi vì khi cái bệnh viện từ thiện của tao được thành lập, tao trị bệnh nhân miễn phí cho vài trăm người là có thể chuộc lại mọi lỗi lầm. Cái chết của Bình và Quang chỉ là những hy sinh nhỏ nhoi để tao có điều kiện cứu người đó thôi!
- Anh Du, anh đúng là...
Điệt kêu lên, giọng tắc nghẹn.
- Mày định cho tao là một tên điên cuồng háo danh ư? Cũng chẳng sao, nhưng mà cậu em này, chỉ còn hai ngày nữa là cuộc họp báo sẽ xảy ra. Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy. Bây giờ mà cậu muốn phá tôi, thì cố mà đi tìm bằng chứng, bằng không sẽ muộn đấy.
Và Văn Du bước thẳng ra cửa, đứng lại, thòng thêm một câu:
- Còn nữa. Bắt đầu từ giây phút này, tao giao cha lại cho mày đấy. Tao đã hết trách nhiệm. Mày cố mà kiếm tiền để sau này muôi ông ấy đi nhé!
Rồi Du mới bỏ đi ra ngoài. Điệt nhìn theo lắc đầu. Mọi thứ đã cạn tàu ráo máng, không có gì để nói nữa.

<< Chương 7 | Chương 9 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 729

Return to top