Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Dưới ánh trăng cô đơn

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20869 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dưới ánh trăng cô đơn
QUỲNH DAO

Chương 4
Hôm ấy Văn Điệt ở nhà và phải tiếp một vị khách từng nghe tên, nhưng lại không quen.
Đấy là bác sĩ Huỳnh Chấn Bình.
Đúng ra thì Huỳnh Chấn Bình đến là để tìm Du, nhưng vì Du không có ở nhà, mà ông Địch Sanh lại bận việc ở sau nông trại nên Điệt phải tiếp.
Chấn Bình mở lời:
- Tối nay tôi và anh Du đều có ca trực đêm, nên tôi tưởng là Du sẽ có mặt ở nhà. Tôi định tìm Du để thảo luận một vài sự việc.
Văn Điệt hơi ngạc nhiên:
- Thường khi anh và anh Du đều gặp nhau ở bệnh viện cơ mà? Tại sao không nói chuyện ở đấy có phải gọn hơn không?
- Đã mười ngày qua chúng tôi không gặp nhau - Chấn Bình có vẻ bứt rứt nói - Tôi nghĩ là... Du cố tình muốn lánh mặt tôi.
- Thế à?
- Vâng - Bình lại tiếp - Bởi vì có nhiều vấn đề tôi cần giải thích. Tôi không muốn giữa tôi và Du có sự hiểu lầm. Chúng tôi đã từng cộng tác nhau trong việc chữa chạy cho bệnh nhân hơn năm năm qua.
- Hai người đã có sự xung đột?
- Cũng chưa có gì - Chấn Bình nói - Tôi chỉ mới đề nghị với Du là chấm dứt sự hợp tác, mỗi người nên trị liệu bệnh nhân một cách riêng rẽ. Vì sự hợp tác nhiều khi làm cho con người hay ỷ lại, không dám hoạt động một cách độc lập, nhưng Văn Du không đồng ý và hình như anh ấy đang giận tôi.
Văn Điệt yên lặng. Chàng cảm thấy có cái gì đó không bình thường trong chuyện này. Một bác sĩ có thực tài, có tên tuổi lẫy lừng thì sao lại bắt buộc phải có người cộng tác mời làm việc được? Không lẽ không có Chấn Bình, Du chẳng làm gì được cả sao?
- Thường khi hai người cộng tác nhau trong lãnh vực nào? - Điệt hỏi.
- Chủ yếu là giải phẫu. Không chỉ là những ca giải phẫu phức tạp.
Và Bình nói như giải thích thêm.
- Không phải tôi chấm dứt chuyện cộng tác này là để cho mình nổi tiếng hơn. Thú thật với cậu, tôi không màng đến những hư danh đó đâu. Nhưng tại vì lúc gần đây có nhiều người họ nói lại với tôi, họ bảo là Văn Du nói tôi ganh tị với Du... Thật ra thì chúng tôi hành nghề y là để cứu chúng sinh, phục vụ sức khỏe cho người khác. Ở đó làm gì có chuyện ganh tị? Bên cạnh đó tôi còn khám phá thấy một điều khác là... Lúc gần đây Văn Du hay ỷ lại.
Chấn Bình nói đến đây dừng lại. Điệt hiểu Bình không thể nói xấu Du, nhất là trước mặt em trai người mình đề cập đến. Bình lại là bạn của Du hơn mười năm qua.
- Mỗi một bác sĩ là một chiến sĩ trong mặt trận chống lại bệnh tật. Cần phải tác chiến độc lập, chỉ có tình huống khó khăn lắm mới phải phối hợp với người khác - Chấn Bình tiếp tục nói - Chính vì vậy không thể ỷ lại bạn bè. Tôi chấm dứt chuyện cộng tác với Du là vì cậu ấy. Tại anh không biết, có nhiều ca, bệnh nhân nằm quằn quại ở đấy mà Du cứ chờ tôi. Đó là một sự việc không thể chấp nhận được. Và cũng vì thế mà tôi muốn Du phải độc lập hành động, không ỷ lại ai cả.
Văn Điệt lắc đầu:
- Tôi không ngờ anh Du lại như vậy.
Chấn Bình ngẫm nghĩ rồi tiếp:
- Cũng có thể là vì Văn Du quá nôn nóng được thành công. Cậu cũng thấy đấy, ngay cái chuyện tổ chức lạc quyên, Du đã đi quá xa cái nghề nghiệp của mình. Du muốn được nổi tiếng. Tôi thì khác. Tôi không nghĩ như Du đâu. Nhưng nếu thật sự Du muốn tự mình một cõi thì cũng được đi. Nhưng phải đầy đủ bản lĩnh. ý tôi thì chỉ như vậy, nhưng tôi sợ Du hiểu lầm nên định đến đây giải thích thêm.
- Anh thấy cần giải thích?
- Vâng, vì chúng tôi đều là bạn lâu năm, tôi không muốn ai hiểu lầm ai cả.
Văn Điệt suy nghĩ rồi lắc đầu nói:
- Nếu tôi là anh, tôi sẽ không giải thích gì hết. Bởi vì mình nghĩ đúng làm đúng thì có gì phải giải thích.
- Nhưng tôi và Du là bạn.
- Bạn bè thì phải có tính song phương. Nếu bây giờ anh hiểu lầm, anh không coi tôi là bạn nữa thì có giải thích cũng nào có ích lợi gì? Vả lại tính của anh Du tôi khá rõ.
Chấn Bình nhìn Điệt, suy nghĩ rồi nói:
- Có lẽ cậu nói đúng. Tôi cũng đã cân nhắc và thấy là mình cũng chẳng có gì là sai trái.
Chấn Bình đứng dậy.
- Nhưng dù gì tôi cũng mong là Văn Du một ngày nào đó sẽ hiểu cho tôi.
Văn Điệt gật đầu. Chàng tiễn Bình ra tận cổng rồi mới quay vào nhà.

o0o

Bên kia hàng rào đang vọng ra tiếng hát của Tinh Nhược và ông anh họ William. Điệt thấy từ ngày có ông anh họ Ở nước ngoài quay về, Nhược khôing còn qua quấy rầy chàng nữa. Vậy cũng tốt! Nhưng không hiểu sao rồi Điệt lại thấy hay bực dọc hơn.
Điệt trở về phòng riêng, khép kín cửa sổ lại, không muốn bất cứ một âm thanh nào bên ngoài, nhất là tiếng hát lọt vào. Điệt lấy sách ra đọc, nhưng chẳng có một chữ nào lọt được vào đầu.
Có tiếng còi xe hơi ngoài cổng. Vậy là Văn Du đã về. Điệt không biết là Du có gặp Bình trong nhà đi ra không? Và Điệt mở cửa phòng, ra đứng ngoài cửa chờ.
Du hôm nay có vẻ thật vui, trong bộ vest thẳng nếp. Vừa đi vừa huýt sáo. Thấy Điệt, Du có vẻ ngạc nhiên:
- Ồ! Điệt, cậu làm gì đứng đấy vậy?
Điệt. nhìn anh thăm dò:
- Huỳnh Chấn Bình vừa đến tìm anh.
- Hắn đến đây làm gì? - Du kêu lên - Cái con người ích kỷ đó.
- Anh ấy nói muốn gặp anh...
- Gặp tôi? - Du chau mày, rồi cười nhạt - Có phải để van xin một sự tiếp tục cộng tác? Khi mà tất cả bệnh nhân đến bệnh viện đều đòi hỏi chỉ phải tôi chữa chạy?
- Không phải như vậy - Điệt lắc đầu nói - Anh ấy chỉ muốn giải thích cho anh thấy sự chấm dứt hợp tác kia là chỉ vì anh, vì muốn giúp đỡ anh.
- Giúp đỡ cái con khỉ! - Văn Du đỏ mặt nói, khi nghĩ đến chuyện Bình đến đây để lật tẩy hắn trước mặt em trai - Hắn nói thì nghe ngon lắm, nhưng thật ra bệnh nhân nào có biết hắn đâu, họ chỉ tìm tôi.
- Anh ấy bảo không quan trọng hóa chuyện đó - Điệt nói - Anh Bình bảo là mình chỉ muốn làm tròn trách vụ của một người bác sĩ chân chính thôi.
Lời của Điệt làm Du giật mình. Vậy có nghĩa là Bình đến đây đã nói rất nhiều. Du tái mặt hỏi:
- Cậu nói gì thế? Ai là bác sĩ chân chính còn ai không?
Văn Điệt lắc đầu:
- Em thì nghĩ cả anh và anh Bình đều là những bác sĩ chân chính cả. Có điều cách nghĩ và cách làm của hai người khác nhau thôi.
Văn Du không tin nhìn em:
- Nhưng tay Bình đến đây nói gì với em chứ?
- Anh ấy là người thế nào anh đã biết rồi. Anh Bình không nói xấu người vắng mặt trước người khác. Vì vậy anh cần phải tin anh Bình chẳng nói gì về anh trước mặt em.
Điệt nói, nhưng Du lại nhìn Điệt với đôi mắt giận dữ, như nhìn đồng lõa của kẻ thù mình. Du nghiến răng nói:
- Hắn mà có nói gì thì cũng mặc xác hắn. Nhưng tôi mong là cậu tốt nhất không nên xía vô chuyện của tôi.
Rồi Du giận dữ bỏ ra ngoài. Điệt trở vào phòng, ngồi xuống xem sách. Du háo thắng, Điệt biết. Nhưng mà cái chuyện Bình nói cũng nào có gì đến độ phải phẫn nộ đến độ như vậy đâu? Sao vậy?
Đến giờ cơm tối, Du lại đi ra ngoài. Trên bàn ăn chỉ có Điệt và ông Địch Sanh. Điệt thấy cha không được vui nên không dám lên tiếng. Vì chàng biết trong những trường hợp thế này, sự góp ý của mình thường chỉ đưa đến những bất lợi thôi. Vì vậy, Điệt cắm cúi ăn.
Nhưng rồi Điệt nghe cha thở dài, rồi nói:
- Trồng cải xanh mà cũng thất bại nữa. Vậy thì có cái gì sống được trên mảnh đất chai này chứ?
Điệt nhìn lên. Dáng dấp phờ phạc của cha làm chàng không đành lòng, nói:
- Sao ta không nghiên cứu kỹ? Tìm hiểu nguyên nhân xem tại sao?
- Có tìm ra nguyên nhân cũng thất bại - Ông Địch Sanh lại thở dài - Kỳ cục thật. Cũng là đất mà sao hạt giống nào gieo xuống lại chỉ trơ ra, không nảy được mầm, sao kỳ vậy chứ?
Điệt liếm nhẹ mép, nói:
- Có lẽ loại đất này không trồng cải được cha ạ.
- Vậy theo con thì trồng gì nào?
ông Địch Sanh hỏi, rồi chợt nổi nóng, nói to:
- Đã bảo con học Y, con không học. Vậy thì quay sang nghề nông. Nhà ta có nông trại mà con chẳng giúp ích được gì cả. Con thật chẳng bằng một góc của thằng Du.
Điệt ngẩn người. Chàng biết cha thương anh Du, bất mãn mình. Nhưng trút tội thế này thì bất công quá. Học cái gì cũng là học, cũng giúp ích được đời. Điệt có lêu lỏng bỏ bê đâu? Chẳng qua chàng chưa tốt nghiệp, chưa tìm được việc làm, chứ chưa hẳn ngành học của chàng kém hơn ngành Y.
Nhưng Điệt không muốn tranh luận. Vì có tranh luận cũng vô ích. Điệt biết rõ cái tính cố chấp của chạ Và thế là Điệt lại cúi xuống tiếp tục dùng cơm, nhưng cái thái độ yên lặng của Điệt lại làm ông Sanh nổi nóng.
- Con chẳng giúp ích gì được cho ta cả. Không những thế có phải con thấy ta thất bại thế này, con còn vui nữa phải không?
Điệt thấy oan ức, nhưng cố dằn xuống, chỉ nói:
- Con đâu làm sao như vậy? Con cũng thấy buồn lắm chứ?
- Buồn à? Nhưng như vậy có ích lợi gì? Có chuyển biến thế cờ được đâu? Ta thật lấy làm tiếc. Sinh con ra, cho ăn học, ta cũng chẳng mong chuyện đáp đền. Nhưng ít ra con cũng phải nghĩ đến ta một chút chứ?
- Da...
- Dạ cái gì? Trước mặt thì làm bộ ngoan ngoãn, vâng vâng dạ dạ, nhưng trong bụng lại rủa thầm cái lão già này thì có...
ông Địch Sanh nói. Và lần này thì Điệt không thể nào ngồi nán lại. Chàng đứng dậy.
- Con xin phép cha!
Rồi bước nhanh về phía phòng mình. Điệt thấy thật mệt mỏi. Cha quá bất công, những cơn giận dữ cứ trút lên người chàng. Không khí trong nhà ngộp thở quá. Điệt muốn phát điên. Chàng cứ ngồi đấy ôm đầu, nhắm mắt lại. Thật lâu, mới lấy lại được bình thản. Những tình huống này xảy ra nhiều và Điệt đã quen rồi. Điệt gần như chai lì, nhưng vẫn thấy đau khổ. Thành kiến! Thiên vi... Không ai cảm thông, cũng chẳng ai giải quyết được ngoài bản thân. Nhưng phải giải quyết thế nào mới hợp lý? Bởi vì giữa cha và chàng có khoảng cách. Khoảng cách rất rộng, nhưng Điệt yêu cha, Điệt lại không thể bỏ cha.
Và Điệt cứ thế rồi thiếp đi lúc nào không biết. Cho đến lúc giật mình thức dậy thì trời đã sáng hẳn. Tối qua anh Du trực đêm hẳn sáng nay chưa về. Còn chả Giờ này hẳn cũng chưa dậy.
Điệt vội vã đi làm vệ sinh. Sáng nay có giờ học sớm. Điệt bước ngang qua phòng cha, thấy cửa phòng khép kín. Nhưng Điệt vẫn không ngạc nhiên. Chàng nghĩ có lẽ vì sự thất bại của nông trại, nên tối qua cha không ngủ được, dậy muộn thôi.
Điệt ôm vở đi ra cổng. Ngang qua một sạp báo, chợt cái tít lớn ở tờ báo buổi sáng đập mạnh vào mắt Điệt: "Một bác sĩ ở bệnh viện X trợt chân ngã từ lầu xuống trọng thương" Bệnh viện X? Tức là bệnh viện nơi anh Du làm việc? Điệt vội mua lấy một tờ và trèo lên xe buýt.
Trên đường đến trường, Điệt mở tờ báo ra xem: "Chuyện xảy ra lúc trời tờ mờ sáng... " (Nghĩa là trong cái ca trực của Chấn Bình và anh Văn Du). "Một vị bác sĩ trẻ, nhận được tin cấp cứu khẩn cấp. Có lẽ vì quá hấp tấp, cũng có thể vì thiếu ánh sáng nên vị bác sĩ trên đã trợt chân ngã từ trên cầu thang xuống, thương tích khá trầm trọng."
Văn Điệt nhìn lên, ngạc nhiên. Bài báo dài thế mà sao chẳng đề cập đến tên nạn nhân? Chàng vội tìm xuống cột dưới mới thấy hàng chữa khác: "Vết thương ở đầu của bác sĩ Huỳnh Chấn Bình khá nặng. Hiện đang được bác sĩ Lê Văn Du tận tình cứu chữa... "
Văn Điệt bàng hoàng. Có một cái gì đó, hình như là cảm giác sợ hãi len qua đầu. Đây có thật sự là một tai nạn không? Hôm qua, chính Chấn Bình đã đến nhà tìm Văn Dụ Giữa hai người đang có chuyện bức xúc. Một tai nạn tình cờ ngẫu nhiên?
Điệt nắm chặt tờ báo trên taỵ Chàng không còn ý định đến lớp. Mà muốn đến ngay bệnh viện. Điệt muốn làm sáng tỏ một thắc mắc.
Thế là Điệt xuống xe buýt và chận ngay một taxi đang trờ đến để tới bệnh viện X.
Đến nơi, Điệt chạy nhanh vào. Chàng hỏi cô y tá trực.
- Bác sĩ Huỳnh Chấn Bình hiện thế nào? Nằm ở phòng số mấy?
Cô y tá nghi ngờ nhìn Điệt.
- Bác sĩ Bình còn chưa tỉnh nên chưa được tiếp khách.
- Thế còn bác sĩ Văn Du?
Điệt hỏi lớn. Cô y tá nói:
- Bác sĩ Du hiện ở văn phòng, nhưng ông là ai chứ?
Văn Điệt không trả lời, đi thẳng đến phòng bác sĩ. Đến nơi Điệt trông thấy Du, hỏi ngay:
- Sao? Anh Chấn Bình đã thế nào?
Lúc đó, thái độ của Du rất thiểu não.
- Thật tình tôi không ngờ chuyện lại có thể như vậy. Mới tối qua hai người còn nói chuyện vui vẻ. Chúng tôi đã trao đổi và cảm thông nhau, xóa hết những hiểu lầm cũ. Không ngờ đến nửa đêm lại...
- Chuyện thật sự xảy ra như vậy ư?
Văn Điệt không tin sự thay đổi nhanh chóng của ông anh mình.
- Vâng. - Văn Du nhìn xuống, nói - Bởi vì giữa chúng tôi có mối thâm tình cũ. Chuyện gì cũng đâu thể kéo dài lâu.
- Thế diễn biến câu chuyện ra sao?
- Anh ấy trợt chân lăn từ cầu thang xuống, nên bị chấn thương sọ não. Lúc tôi đến nơi thì anh ấy đã mê man.
- Anh là người đầu tiên phát hiện à?
Văn Điệt giật mình hỏi. Nhưng Văn Du lắc đầu:
- Anh ấy đi thật lâu không quay lại, trong khi bệnh nhân cứ bấm chuông gọi bác sĩ. Thế là tôi và một cô y tá chạy xuống. Lúc đến cầu thang thấy Chấn Bình nằm đấy. Phần ngoại thương thì chẳng có gì, nhưng phần chấn thương bên trong thì rất trầm trọng. Điệt ạ, cậu phải biết là tôi đã làm hết sức mình.
Văn Điệt thở ra. Điệt thấy không ổn. Bởi vì chàng biết, chỉ cách đây mấy hôm, Du và Bình đã gây nhau.
- Như vậy sẽ thế nào?
- Bình sẽ không chết - Văn Du kết luận - Nhưng không thể tiếp tục hành nghề.
- Tại sao?
- Có lẽ anh ta sẽ mất trí.
- Anh muốn nói là Bình sẽ sống đời thực vật? Chẳng còn biết gì nữa cả?
Điệt bàng hoàng.
- Có thể như vậy - Du nói - Với trình độ y học hiện đại, cũng chưa đủ để phục nguyên.
Điệt lặng người không nói. Du lại tiếp:
- Nếu thực sự như vậy thì... tôi sẽ phải tổ chức một buổi lạc quyên khác. Như cậu biết đấy, Bình hiện chỉ còn một người mẹ già. Vì vậy ta cần phải lo lắng cho cuộc sống của họ.
Điệt nhìn Du rồi lặng lẽ bỏ đi ra ngoài. Cái thái độ của anh Du có vẻ nhiệt tình, lo lắng cho bạn. Lạc quyên? Chăm sóc đời sống cho cả hai mẹ con Chấn Bình? Chuyện đó nếu Bình còn nhận thức, hẳn Bình không vui đâu. Nhưng đời cũng éo le thật. Làm bác sĩ đã cứu độ bao nhiêu người, vậy mà đến khi chuyện xảy ra với chính bản thân lại bất lực. Bây giờ phải nhờ vả người khác. Nhưng Điệt biết rất rõ bản chất ông anh ruột mình. Lạc quyên? Từ thiện? Tất cả có đúng xuất từ tấm lòng thành? Hay chẳng qua chỉ là một sự lợi dụng?
Cạnh đó, Điệt còn thắc mắc khác. Chấn Bình có thật sự vô ý vấp ngã chăng? Chẳng ai chứng kiến, nên chẳng ai có thể khẳng định điều đó được.
Và trên đường về trường, Điệt chợt thấy gió thu sao lạnh quá. Những lời đối thoại ban nãy của Du đầy kịch tính. Du nói chuyện với em ruột mà chẳng dám nhìn thẳng vào mặt Điệt. Không những thế Điệt lại thấy như Du đã ở trong một cái mặt nạ khác.
Điệt bước nhanh lên xe buýt. Và hôm ấy lần đầu tiên Điệt trễ học.

o0o

Nghi và một cô gái thật bốc lửa bước vào vũ trường.
Cô gái này là một ngôi sao điện ảnh mới nổi. Cái thân hình hấp dẫn của cô ta nổi bật hơn trong chiếc áo dài bằng kim tuyến. Cả hai vừa xuất hiện là mọi cặp mắt như đổ dồn về phía họ ngay.
Bồi bàn săn đón. Họ được đưa đến chiếc bàn tốt nhất. Nghi gọi rượu. Rồi trong cái tiếng nhạc êm dịu, họ dìu nhau ra piste nhảy.
Giữa lúc đó, cửa lại mở và một cặp khác bước vào. Nghi vừa nhìn thấy chợt tái mặt. Cô gái hỏi:
- Ai vậy?
- Một người bạn!
Nghi đáp và không muốn nói tên ra. Chàng đưa cô nữ minh tinh kia về bàn, rồi nói:
- Xin lỗi. Tôi cần phải sang đấy hỏi chuyện một chút.
Nghi bước ngay sang bàn cặp mới vào.
- Tường Vy cũng đến đây chơi à?
Vy thấy Nghi, nàng nhìn lên với nụ cười thật tươi:
- à, anh Nghi!
Và quay sang anh bạn trai bên cạnh giới thiệu:
- Còn đây là anh Vương Đại Vỹ.
Nghi nhìn quạ Gã đi với Vy khá bô trai, nhưng cái đẹp của người chính phái chứ không phải dân chơi nên không thích hợp với Vy lắm. Nghi có vẻ xem thường, hất hàm hỏi Vy.
- Bạn mới quen đấy à?
- Bạn cũ - Tường Vy đáp gọn - Quen lâu rồi. Mùa đông này anh Vỹ ra nước ngoài, nên hôm nay rủ anh ấy chơi như một hình thức tiễn đưa.
Nghi chỉ về phía cô diễn viên nói:
- Cũng là bạn đấy.
Tường Vy bông đùa:
- Anh đúng là người tình của mọi người.
Nghi nhún vai, rồi nói:
- Bao giờ cần tôi nhớ gọi điện thoại một tiếng.
Nhưng Vy lắc đầu:
- Thôi sang đấy đi, cô nàng đang nóng ruột rồi kìa. Người ta bỏ đi rồi mắc công năn nỉ.
- Vậy càng tốt.
Nghi nói, nhưng chàng cũng bỏ đi. Đại Vỹ nhìn theo một cách khó chịu.
- Hắn là ai mà có vẻ trịch thượng thế?
- Một người bạn thôi - Tường Vy cười rồi nói - Đàn ông cần phải rộng rãi một tý. Chuyện ganh tị nên dành cho đàn bà anh ạ.
- Anh không thể không làm chuyện đó được - Vỹ lắc đầu nói - Anh cảm thấy em có vẻ dễ dãi quá. Với bọn ăn chơi đó mình cần nên nghiêm chỉnh một chút.
Tường Vy lắc đầu:
- Sao hôm nay anh lại khó khăn vậy? Anh nên nhớ em chưa là gì của anh nhé?
- Thì bây giờ em gật đầu đỉ Anh đã đưa lời cầu hôn lâu rồi?
- Bây giờ thì không được - Vy nói - Vì anh đi nước ngoài mấy năm nữa mới quay về, em còn phải suy nghĩ một cách kỹ càng chứ?
- Còn suy nghĩ gì nữa? - Vỹ nói - Nếu em yêu anh thì gật đầu, bằng không thì thôi, đơn giản mà?
- Không phải vấn đề yêu hay không yêu. Mà còn bản chất hai người coi có hợp nhau không nữa chứ?
Tường Vy già dặn. Nhưng Vỹ nói:
- Chuyện đó em đừng lo, anh sẽ cố chìu theo ý em.
- Nhưng cỡ nào? Không lẽ chìu suốt một đời người?
Và Vy đứng dậy:
- Thôi đừng nói chuyện đó nữa, mình khiêu vũ đi. Anh cứ ra nước ngoài, em suy nghĩ xong sẽ tính.
Đại Vỹ lắc đầu, thở ra:
- Em rõ là con người tàn nhẫn. Thôi được, nhưng anh mong là em không để anh thất vọng.
Rồi dìu Vy ra sàn nhảy.
Nghi và cô diễn viên kia cũng đang khiêu vũ. Anh chàng trông thấy cặp của Tường Vy bước ra, cố ý xích đến gần hỏi Vy:
- Trao đổi không?
Vy cố tình không trả lời. Chỉ có Đại Vỹ là khó chịu, Vỹ nói:
- Cái anh chàng Nghi này không được đứng đắn, em nên hạn chế tiếp xúc với hắn.
- Anh quên em là ký giả à? Em cần phải tiếp xúc với mọi người. Mà em đã nói với anh, em chưa phải là vợ anh mà, sao kềm kẹp kỹ như vậy?
- Không phải chuyện kềm kẹp, mà là anh muốn mọi chuyện đều tốt đẹp với em thôi. Em nhìn kỹ hắn đi, cái cặp mắt háo sắc kia cho thấy hắn không phải là người đàng hoàng.
- Nhưng anh có biết là... chính đôi mắt đó mới hấp dẫn nữ giới không?
Vy nói, và Đại Vỹ yên lặng. Giữa đám đông chàng không muốn tranh cãi, chỉ nói:
- Anh rất hối hận vì đã đưa em đến đây.
- Sao lại khó chịu thế? - Tường Vy cười nói - Anh không thấy là bây giờ em vẫn trong vòng tay anh ư?
Nhưng cái tình trạng đó duy trì chẳng được bao lâu. Cặp Nghi và cô diễn viên kia đã bỏ đi khỏi quán. Vỹ mừng thầm, tưởng là cuộc vui sẽ tiếp tục. Không ngờ chỉ nhảy thêm một chút, Tường Vy than mệt đòi về.
Vỹ suy nghĩ rồi nói:
- Thôi được, bây giờ em hãy nói thật với anh, giữa em và tay Nghi đó thế nào?
- Bạn bè! - Tường Vy vừa nhảy lên xe vừa nói - Không có gì khác đâu, anh không thấy là chính hắn cũng có bạn gái hay sao?
Vỹ thở dài:
- Anh thì thấy không đơn giản như vậy? Nếu anh phải thất bại trước tay hắn, thì có lẽ đó là ý trời.
- Anh sao dễ thất vọng như vậy? - Vy cười nói - Biết đâu rồi một ngày nào đấy em sẽ làm thủ tục, mua vé máy bay bay sang đấy tìm anh?
Vỹ chỉ cười buồn:
- Anh mong là sẽ có ngày đó.
Vỹ chỉ đưa Vy đến nhà, rồi quay đi. Nhà của Tường vy nằm ở lầu hai một chung cư trung cấp nên khá yên tĩnh.
Đợi xe Vỹ chạy xong. Vy mới bước lên lầu. Bây giờ chuyện Nghi và cô diễn viên điện ảnh mới quấy rầy Vỵ Mặc dù chủ trương tự do, nhưng Vy không khỏi bực mình.
Vậy là Nghi đã có bạn gái mới.
Tường Vy mệt mỏi bước lên cầu thang. Nhưng chưa đến trước nhà thì đã thấy một bóng đen lù lù xuất hiện làm Vy giật mình.
- Giờ này mới về à?
Giọng của Nghi làm Vy nhẹ nhõm:
- Anh đến đây từ bao giờ đấy?
- Nãy giờ - Nghi nói - Thế Vy cho tôi vào nhà chứ?
- Không được - Tường Vy lắc đầu nói - Cha mẹ tôi đang có mặt ở nhà, vào không tiện.
Nghi nhìn Vy:
- Vậy thì chúng ta tìm một địa điểm khác vậy?
- Tùy anh - Vy nói.
Và cả hai xuống lầu gọi xe. Họ đến một hộp đêm khác. Lại tiếp tục quay cuồng trong tiếng nhạc. Vy hỏi:
- Sao anh không tiếp tục với cô diễn viên kia?
- Tại không thích! - Nghi cười nói - Cô ta rực rỡ quá làm mình lu mờ. Vì vậy tôi tìm cách đẩy cô ta đi và quay lại với em.
Vy cũng cười:
- Vậy có nghĩa là từ đây về sau anh nên tìm một cô gái nào đó, bình thường, rất là bình thường để không làm mất hào quang của anh.
- Nhưng bình thường quá đôi lúc lại làm ta thấy nhạt nhẽo.
Nghi nói, rồi bắt đầu hướng mũi về phía Vy:
- Nào nói thật đi, cái gã Vương Đại Vỹ ban nãy chỉ là bạn thôi à?
Vy cười:
- Anh ấy đã từng ngỏ lời cầu hôn.
- Rồi sao? - Nghi chợt thấy căng thẳng - Không lẽ cô thật thà chấp nhận chuyện đó?
Vy chỉ nói:
- Anh phải biết, đàn ông đâu phải ông nào cũng chỉ ham vui như anh.
- Tôi hỏi là Vy chấp nhận chuyện đó chưa thôi?
- Tôi chỉ hứa là sẽ cứu xét.
- Sao lại cứu xét? Nếu đứng trên quan điểm đứng đắn, hắn dám ngỏ lời cầu hôn thì hắn cũng đã đủ can đảm hơn tôi rồi?
- Anh nói đúng, vì vậy tôi cũng chưa từ chối.
- Vậy thì Tường Vy có cùng với hắn xuất ngoại không?
- Đâu có thể quyết định nhanh chóng như vậy.
- Vậy thì định bao giờ? - Nghi cười nói - Chừng nào thì bắn tin cho biết nhé? Dù gì mình cũng là bạn bè.
Một bản nhạc dứt, ban nhạc lại tiếp tục bản khác ngaỵ Nghi lại thắc mắc:
- Sao Vy không trả lời? Bao giờ nhận lời của Đại Vỹ?
Vy đùa:
- Đến khi nào anh khiến tôi tuyệt vọng!
- Vậy à? - Nghi kêu lên- Nhưng làm sao có chuyện nghiêm trọng như vậy được? Không lẽ Vy yêu tôi thật tình.
- Ồ! Anh yên tâm. Bởi vì nếu thật có chuyện đó, tôi cũng không trách anh.
- Thế thì tốt - Nghi cúi xuống hôn lên trán Vy - Vậy thì nếu lúc nào đó tôi định cưới vợ, người đầu tiên tôi nghĩ đến sẽ là Vy đấy.
- Tiếc thật. Nhưng tôi biết chuyện đó sẽ không bao giờ có.
- Làm sao chắc chắn? - Nghi nói - Tôi mà nổi hứng lên bất tử thì tuyên bố lấy vợ ngay.
- Chuyện đó bao giờ? mười năm hay hai mươi năm nữa?
Nghi cười, rồi chuyển đề tài:
- Thôi, thời gian quý giá lắm. Chúng ta cần tận hưởng, đừng nên nói đến cái chuyện đó nữa.
Sau đó cả hai quay về bàn. Nghi gọi cả một chai Johnny Walker làm Vy ngạc nhiên.
- Anh gọi gì nhiều thế?
- Lâu lâu phải hào phóng một bữa, say một bữa.
- Thôi được!
Tường Vy cũng chợt nổi hứng, thế là cả hai bắt đầu cụng lỵ Và chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ sau, cả hai đều say khướt. Nhưng không có nghĩa là chẳng còn tỉnh. Bởi vì sau đấy Nghi đã trả tiền một cách sòng phẳng rồi mới cùng Vy bước ra ngoài. Họ không về nhà mà kéo nhau đến khách sạn. Họ đã hành động một cách vô thức.
Báo chí tiếp tục đăng tin về cái tai nạn đã xảy ra ở bệnh viện X. Nhưng lần này cái bản tin kia làm cho Điệt càng thấy áy náy:
"Bác sĩ Huỳnh Chấn Bình sau khi trợt chân ngã từ lầu cao xuống bị chấn thương sọ não. Và mãi mãi không trở lại nghề nghiệp cũ được. Đó là một chuyện đáng tiếc. Không chỉ đáng tiếc mà còn đáng buồn, vì thành phố mất đi một bác sĩ tài danh." Nhưng phía dưới bản tin mới là điều đáng nói, nó giống như một thứ quảng cáo:
... "Với tinh thần xả thân vì việc thiện, bác sĩ trẻ tuổi Lê Văn Du, ngoài chuyện cứu người trên giường bệnh ra, còn tình nhân loại, tình đồng nghiệp và bạn bè, nên ông đã quyết định trích lấy một số tiền quyên góp xây dựng nhà thương để thành lập quỹ tương trợ. Một phần giúp cho gia đình bác sĩ Huỳnh Chấn Bình, một phần khác dùng làm quỹ học bổng tặng cho các sinh viên Y khoa nghèo mà hiếu học"
Bài báo còn không hết lời tán dương Văn Du như một thần tượng trẻ điển hình.
Điệt nắm chặt lấy tờ báo trên tay mà lòng ngổn ngang. Chấn Bình dù đang ở vào hoàn cảnh đáng thương, nhưng nếu là người quân tử, Du cũng không nên hành động như vậy. Tại sao phải mang chuyện giúp đỡ kia ra để phô trương, để tuyên truyền cho chính mình? Trong khi rõ ràng là những số tiền lớn đó không phải là của riêng Du, mà là do cuộc lạc quyên mà có.
Điệt không biết và cũng không dám đánh giá. Nhưng Điệt thấy hình như ông anh mình càng ngày càng xa rời con đường chánh đạo.
Và điều đó làm Điệt mất vui.
Hôm nay chủ nhật. Vậy mà bên vườn họ Lý lại trống vắng. Điệt biết chuyện Tinh Nhược có ông anh họ từ Mỹ về. Đúng ra mọi thứ phải ồn ào. Hay là họ đã đi du ngoạn xả Điệt cũng không hiểu sao lúc này mình lại hay thắc mắc chuyện người. Chàng bỏ đi vào nhà kho, lấy chiếc cuốc ra, rồi lầm lũi đi về phía mảnh đất sau nhà.
Sau lần thất bại cuối, ông Địch Sanh đã bỏ hẳn ý định khai thác mảnh đất chai phèn này. Điệt thì không nghĩ là nó hoàn toàn vô dụng. Đất không trồng được cải thì trồng những thứ khác. Chẳng hạn như hoa. Điệt quan sát thấy bên nhà họ Lý, vẫn cùng là loại đất màu đỏ, nhưng hoa đỗ quyên mọc đầy. Không những nhiều mà còn tươi tốt nữa. Thế tại sao ta chẳng trồng hoa? Nhưng quan điểm bảo thủ của cha lại cho trồng hoa là vô bổ. Vậy thì chọn một giống cây thực phẩm nào dễ sống, dễ thích hợp với đất phèn, chẳng hạn như khoai lang! Và Điệt quyết định. Chiều hôm ấy Điệt xuống phố, mua một mớ giống khoai về.
Điệt cẩn thận xới tơi đất, giâm cành, rồi tưới nước. Chàng mong là sự nhận định của mình sẽ đúng và sẽ thành công.
Bầu trời thu khá ảm đạm. Gió thu se se lạnh. Điệt làm việc một mình trên mảnh đất hoang. Và công việc mê say làm chàng quên cả thời gian. Trời bắt đầu tối.
Chợt nhiên bên cạnh có tiếng hỏi:
- Tôi có thể tham gia công việc của anh không?
Điệt nhìn qua thì ra là Nhược. Cô bé đi chân trần, mình mẩy lấm lem bùn đất với chiếc đàn guitar trên tay.
- Vậy mà tôi tưởng cô xuống phố rồi chứ?
- Mỗi ngày đi học phải xuống đấy còn chưa đủ sao? - Tinh Nhược nói - Vả lại anh William đã đi du lịch ở miền Trung rồi nên tôi rảnh rỗi.
Điệt chợt hỏi:
- Thế ông anh họ cô định ở lại đây luôn không?
- Chuyện đó thì tôi không rõ. Nhưng điều đó có liên hệ gì đến tôi?
Nhược nói. Thấy Điệt yên lặng, Nhược lại sợ Điệt phật ý nên rụt rè hỏi:
- Thế anh có muốn nghe hát không? Tôi hát một bản anh nghẻ Bản "Quả Táo Xanh" nhé?
Và không đợi Điệt đồng ý, Nhược bắt đầu hát, giọng hát nhỏ nhưng ngọt.
Điệt không phản đối, tựa người vào thân cây. Mấy hôm liền căng thẳng, tiếng hát khiến Điệt cảm thấy mọi phiền muộn bay mất. Văn Điệt không phải là gỗ đá, có điều cái nếp sống khép kín quen thuộc lâu nay không để Điệt biểu lộ cái tình cảm ra ngoài. Những cuộc tiếp xúc gần đây với Nhược làm cho cái lạnh lùng hàng ngày giảm bớt. Điệt không có bạn. Điệt muốn xem Nhược như một người, không phải chỉ láng giềng, mà còn là một người bạn, một tri kỷ. Nhưng mà... tiếc một điều... Nhược lại là con gái. Khoảng cách đó liệu có xóa được chăng?
Nhược đang ngồi trong phòng khách xem báo, thì có tiếng xe ngoài cửa. Rồi Nghi bước vào.
- Ồ, anh Nghi, thế còn Tường Vy đâu?
- Sao lại hỏi tôi chuyện đó - Nghi trợn mắt - Cô ấy là người tự do, nên đã đi sắm sửa với anh chàng Vương Đại Vỹ rồi.
- Vương Đại Vỹ là ai vậy?
- Một trung thần của nữ hoàng Tường Vỵ - Nghi đáp - Hắn đã cầu hôn với Vy và cuối năm nay sẽ qua Mỹ.
- Đã cầu hôn? Thế còn anh? - Nhược hỏi.
- Anh à? Chẳng có gì gấp gáp. Anh chưa muốn mắc nợ, vả lại cũng chưa đồng ý với Vỹ cơ mà.
- Nghĩa là sao em không hiểu?
- Chẳng có gì không hiểu. Mạch Tường Vy chưa là gì của anh, thì cô ấy có quyền đi với bất cứ một người đàn ông nào.
Tinh Nhược lắc đầu:
- Nếu là em, em sẽ không cho phép chị ấy giao du với ai cả.
- Như vậy là ích kỷ - Nghi nhún vai nói - Bao giờ hai người lấy nhau xong mới có quyền nói chuyện đó.
Ngay lúc đó, bà Lý bước vào, có lẽ bà đã nghe câu chuyện của hai con nên nói:
- Nghi này, mẹ thấy Tường Vy cũng không đến đỗi nào. Nếu con thích, con cứ đưa về, mẹ không phản đối đâu. Năm nay con cũng khá lớn tuổi.
- Mẹ định bắt con coi chùa à?
- Không phải là coi chùa. Chứ con không thấy nhiều ông đã tuyên thệ làm linh mục rồi mà đến lúc yêu vẫn bỏ đạo ư?
- Nhưng hiện nay con còn yêu đời.
Bà Lý nói:
- Nếu con còn yêu tự do quá thì thôi.
Rồi bà bỏ đi ra ngoài. Còn lại hai anh em. Nghi ngồi tựa người ra sau ghế. Một thái độ rất ít khi gặp ở người con trai năng động này. Tinh Nhược nhìn anh.
- Anh Nghi, hình như anh không được vui lắm?
- Ồ! - Nghi ngước mắt nhìn lên trần nhà - Cũng không có gì, chỉ hơi bứt rứt một chút thôi.
Nhược quan tâm:
- Chuyện gì? Em có thể giúp không?
- Điều đó thì không biết, nhưng em hãy ngồi yên, lắng nghe anh nói rồi hãy góp ý nhé.
Nhược gật đầu, Nghi nói:
- Chuyện là thế này. Mạch Tường Vy đến giờ này mà chưa chịu nhận lời cầu hôn của Vương Đại Vỹ là vì anh. Nhưng mà anh thì lại chưa muốn lập gia đình.
Nhược ngồi yên, Nghi lại tiếp:
- Anh cũng có cảm tình với Vỵ Nếu anh có ý cưới vợ thì chắc chắn người đầu tiên nghĩ đến sẽ là Vỵ Nhưng mà... anh chưa muốn nghĩ đến chuyện đó. Hôn nhân đối với anh là một gánh nặng, một cái án tử hình, một sự ràng buộc kinh khủng...
Nhược vẫn để yên cho Nghi nói.
- Mấy hôm nay vì nghĩ đến chuyện đó anh chợt nhiên thấy sợ hãi. Anh không dám gặp mặt Vỵ Cái đó... chẳng biết có phải vì sự bứt rứt của lương tâm không?
Nhược còn chưa hiểu thì Nghi giải thích thêm:
- Bởi vì em biết đấy, giữa anh và Tường Vy đã có sự liên hệ đặc biệt.
Nghi dằn tiếng "liên hệ đặc biệt" để chỉ sự liên hệ xác thịt giữa hai người. Nghi tưởng là nghe vậy Nhược phải phản ứng dữ dội lắm. Không ngờ chỉ thấy Nhược ngồi yên.
- Sao vậy? Sao em không nói năng gì cả? ít ra em cũng phải cười mũi, khinh bỉ... cái con người đốn mạt của anh chứ?
Tinh Nhược chỉ lắc đầu:
- Em chẳng có ý kiến gì vì em chưa rõ tường tận nội bộ thế nào. Vậy thì làm sao khinh bỉ anh được?
- Anh thấy em trưởng thành rồi đấy.
Nghi cười và Nhược cũng cười.
- Thế bây giờ anh thấy đỡ bứt rứt chưa?
- Phần nào - Nghi đáp - Bởi vì em không khinh bỉ anh, chứng tỏ việc làm của anh cũng chưa đến đỗi nào, đúng không?
Nhược nói:
- Em hiểu chị Tường Vỵ Chị ấy là con người có cá tính, yêu và không đòi hỏi phải có sự trả lại. Nhưng ở đây có một vấn đề là... anh có thật sự yêu chị ấy không? Hay chỉ mới là thích?
- Chuyện đó thì... bây giờ chưa thể khẳng định được.
- Thôi được - Nhược nói - Có thể là chỉ có chị Vy yêu anh. Vì chị ấy đã dâng hiến cho anh.
Nghi gật đầu:
- Anh sẽ nhớ điều em vừa nói.
Và Nghi đứng dậy định đi ra ngoài, nhưng rồi chợt nhớ ra điều gì Nghi quay qua nói:
- Này Nhược, còn chuyện của em nữa. Anh thấy thì phải dứt khoát với William đấy.
- Giữa em và William có gì đâu? Anh nói gì lạ vậy?
Nhược kêu lên, Nghi gật đầu:
- Anh biết thì giữa em và William chưa có gì. Em không yêu hắn nhưng nhiều lúc thái độ tự nhiên quá của mình làm người khác hiểu lầm. Em chẳng thấy là mẹ và William đều đặc biệt lưu tâm đến chuyện đó sao?
- Vậy à? Em nào có biết gì đâu?
- Vậy thì em cần phải cẩn thận, đừng để sau này lại bứt rứt như anh.
Rồi Nghi mới bỏ ra ngoài. Nhược còn đang phân vân thì bà Lý đi vào, bà cười hỏi:
- Hai anh em nói gì mà có vẻ căng thẳng như vậy?
Nhược kéo lấy tay mẹ:
- Mẹ ngồi xuống đây, con có chuyện muốn nói với mẹ.
- Chuyện gì?
- Anh Nghi bảo là mẹ định gả con cho anh William à?
Bà Lý lắc đầu:
- Làm gì có chuyện đó? Mẹ chỉ cảm thấy William khá tốt. Còn chuyện tình yêu là chuyện của riêng con.
- Vậy thì được, chứ nếu thật thì kể từ hôm nay con sẽ không thèm nói tới.
- Mẹ có thể sinh con, dạy dỗ, nuôi nấng con chứ không thể yêu giùm con. - Bà Lý nói - Anh Nghi con nói chơi đấy, đừng tin.
- Con cũng mong là vậy - Nhược nói - Và như vậy khi anh William trở về đây mọi chuyện sẽ bình thường.

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 507

Return to top