Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Dưới ánh trăng cô đơn

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20871 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dưới ánh trăng cô đơn
QUỲNH DAO

Chương 1
Đây là vùng ngoại ô thành phố.
Lê Văn Điệt cắm cúi bước về hướng nhà, trước khi trời sụp tối.
Nơi đây dân cư thưa thớt, hai bên đường là ruộng, xa hơn là núi. Cũng có một nhà ga ở gần đó. Nơi tập hợp một số dân cư ít ỏi sống dựa vào chuyện bán bưng. Nhưng những cái đó cũng không đủ tạo được cảnh phồn vinh cho địa phương. Chỉ có ngôi miếu ở phía trên một chút, trong các dịp lễ lộc, hội hè là còn quyến rũ một ít khách thập phương thích đi xạ Nhưng đó cũng là những dịp hiếm hoi.
Con đường rộng và vắng, xa xa mới có một dãy nhà.
Nhà Điệt là nhà đầu tiên, kế đến là nhà của bác Lý. Nhà của Điệt có thể gọi là khá giả, chứ không giàu. Bởi vì ông Lê Địch Sanh, cha của Điệt là một bác sĩ đã về hưu. Với số tiền hưu trí có được, ông chọn mảnh đất này cất nhà, vừa để an dưỡng tuổi già, vừa để có được một nông trại nhỏ để tăng thêm thu thập.
Con đường lên núi bắt đầu ngoằn ngoèo, qua khỏi dốc là Điệt đã có thể thấy ánh đèn từ trong nhà tỏa ra. Vậy là sắp đến nhà. Điệt thở phào nhẹ nhõm. Ngày lúc đó có tiếng xe từ sau chạy tới. Điệt liếc ngang chiếc xe du lịch màu sữa, trên xe là Lê Văn Du, ông anh ruột của Điệt. Nhưng anh chàng lại cho xe chạy thẳng chớ không dừng lại đón Điệt. Giữa hai người, mối quan hệ không được thân thiện lắm. Có lẽ do cá tính họ quá nhiều khác biệt. Điệt năm nay mới là sinh viên ban Lý năm thứ tự Còn Văn Du, không những lớn hơn Điệt tám tuổi, lại đã là một bác sĩ có chút tên tuổi ở thành phố.
Ở nhà, Du cũng được cha yêu quý hơn, bởi vì Du nối nghiệp chạ Chẳng những thế, Du lại biết cách ăn nói, chìu chuộng. còn Điệt thì khác, Điệt tượng trưng cho sự phản kháng, tự lập. Cha muốn Điệt xong trung học tiếp tục học Y ở Đại học. Điệt không chịu. Cha bảo thôi thì học ngành nông để chăm sóc nông trại. Điệt cũng không nghe, khăng khăng đòi đi học Lý. Mặc dù Điệt vẫn học giỏi, lúc nào cũng là sinh viên xuất sắc của khoa Lý, nhưng Điệt đã đi ngược lại nguyện vọng của chạ Điệt đã làm cho ông Lê Địch Sanh thất vọng, với những người lớn tuổi, cố chấp như ông. Làm con cái mà không nghe cha mẹ là nghịch tử, sẽ khó thành công trên đời. Nên mặc dù Điệt là út, nhưng ông vẫn yêu Du hơn.
Khi Điệt đi đến cổng, đã nghe tiếng cười của Văn Du từ trong vọng ra. Nhìn từ ngoài, đây là một gia đình hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc đó không dành riêng cho chàng.
Điệt nghĩ và lặng lẽ đi về phòng riêng của mình.
Thật ra thì Điệt đẹp trai hơn Du nhiều. Chàng có dáng dấp cao ráo, đôi mắt đăm chiêu và phong cách gần như bất cần đời của Điệt rất lôi cuốn, nhất là với phái đẹp. Nhưng Du, tuy có thể hình bên ngoài không bằng Điệt, nhưng đổi lại miệng lưỡi khéo hơn. Vả lại, dù gì Du cũng đã ra trường, đã có một chỗ đứng khá vững chãi trên xã hội.
Hai anh em là hai loại hình đàn ông khác biệt. Mặc dù không có chuyện đối kháng, tranh chấp hay bất hòa. Nhưng vì bản chất khác nhau, nên giữa hai người như có một khoảng cách. Vì vậy ngay cả trên bàn ăn, hai người cũng rất ít nói chuyện với nhau. Ông Địch Sanh cũng thấy mình gần gũi với cậu cả nhiều hơn.
- Du này, tối nay con có bận gì khác không? - Ông Địch Sanh hỏi - Nếu không, cha con mình qua nhà bác Lý chơi, bác ấy ban chiều điện thoại qua rủ cha đánh cờ. Con qua đấy gặp em Nghi Nhược, Tinh Nhược cũng vui vẻ chứ?
- Vâng!
Văn Du gật đầu. Du lúc nào cũng muốn làm hài lòng cha, dù thích hay không thích.
ông Địch Sanh nhìn con trai vui vẻ:
- Cha thấy con bé Tinh Nhược cũng khá xinh đấy chứ?
Văn Du nhún vai:
- Xinh thì có xinh, nhưng con thấy cô ta còn bé quá. Mới sinh viên năm thứ hai, hai mươi tuổi... còn trẻ con lắm!
ông Địch Sanh nhìn con cười:
- Nhưng tuổi tác đâu thành vấn đề con?
Văn Điệt ngồi gần đấy yên lặng, không những không có ý kiến mà còn thấy bực mình. Mặc dù Điệt không ưa thích gì cô bé có tên Đinh Nhược. Nhưng qua lời đối thoại của cha và anh cả, cảm thấy như... Du kênh kiệu làm sao, Du là nhất, là cái rốn của vũ trụ mà ai ai cũng phải thèm muốn.
Đang ăn, Điệt buông đũa xuống và bỏ về phòng riêng. Ông Địch Sanh nhìn theo, ông có vẻ bất mãn. Ông nói với Du:
- Cái thằng Điệt càng ngày càng không ra cái gì cả!
Văn Du cười:
- Cha chấp nhất làm gì! Cái thằng đó gàn từ nào đến giờ. Mặc hắn, để hắn muốn làm gì thì làm đi!
ông Địch Sanh lắc đầu:
- Cha chịu, không hiểu nổi tuổi trẻ hôm nay, sống đàng hoàng không muốn, chỉ thích phản kháng theo bọn hippie, Beattles làm gì... nếu thằng Điệt mà nó được một phần mười của con là cha hài lòng lắm rồi.
- Con cũng nào hơn ai. - Văn Du lắc đầu nói, nhưng khuôn mặt lại rạng rỡ hẳn, trước lời khen của cha - Chẳng qua vì con lớn tuổi hơn nó nên không bị mấy cái phong trào bậy bạ đó ảnh hưởng thôi.
ông Địch Sanh cười với con cả:
- Tại con khiêm tốn chứ bản chất con người mà tốt thì nó đã bộc lộ ra ngay từ nhỏ... Cha đã thấy ngay rồi con sẽ nên người từ lâu con ạ. Con khác hẳn chúng bạn đồng lứa ngay từ đầu.
- Con thì cũng như họ. - Văn Du làm ra vẻ nghiêm chỉnh nói - Có điều con phân biệt được, cái gì nên làm, cái gì không nên. Con nghĩ, đã sinh ra là người thì mình phải biết hướng thượng, phải biết vươn lên chỗ cao hơn, chứ không thể sống như cây cỏ được.
ông Địch Sanh tán đồng, vỗ vai Du nói:
- Đấy, con người sống phải có chí khí. Nếu trên đời này ai cũng như con thì xã hội sẽ tốt đẹp biết chừng nào? Cha biết chắc rồi con sẽ là người thành công.
Văn Du đỏ mặt, kiêu hãnh. Đó là kỳ vọng của cha, nhưng cũng là của chàng. Du bắt buộc phải nổi danh. Không những thế, Du nôn nóng, chàng muốn chuyện đó phải xảy ra ngay, chứ khôang kéo dài những năm hay mười năm như những người khác...
- Con cảm ơn lời khích lệ vừa rồi của chạ - Du nói - Con sẽ cố gắng để cha không thất vọng.
Hai cha con cùng cười, rồi kéo nhau rời khỏi phòng ăn.
Nhà họ Lê đất khá rộng, có lẽ nhờ nằm ở vùng ngoại ộ Nhưng cách bày trí trong nhà lại theo khuynh hướng cổ, nên giản dị. Phòng khách treo khá nhiều tranh, phần lớn là loại thủy mạc... Ông Địch Sanh đốt một tẩu thuốc, rồi mới cùng Du đi ra ngoài.
Nhà họ Lý thì không xa, chỉ nhà họ Lê có một bức tường ngăn. Hai nhà ăn thông nhau bằng một cửa nhỏ, nhà họ Lý cũng có vườn hoa rộng, nhưng cấu trúc hiện đại hơn, có cả hồ bơi và những tiện nghi mới mẻ khác.
Vừa bước vào nhà. Ông Địch Sanh đã rất tự nhiên, gọi to:
- Anh Tổ Nghiêu có trong nhà chứ?
ông Lý Tổ Nghiêu đang ngồi đọc báo trong phòng khách, nghe gọi ngẩng đầu lên. Ông khoảng trên năm mươi tuổi, nhưng dáng dấp khỏe mạnh sung sức. Là một thương gia, hiện là đại lý cho một xí nghiệp đóng tàu lớn của Mỹ, nên ông rất tân tiến. Cách giáo dục con cái trong gia đình cũng theo khuynh hướng Tây phương. Con cái được tự do phát triển.
- Tới giờ này ông mới đến! - Ông Tổ Nghiêu nói - Tôi vừa định bảo Tinh Nhược sang nhắc ông đấy.
Rồi trông thấy Văn Du, ông nói thêm:
- Ồ cậu Du, tối nay không có trực đêm à?
- Dạ chào hai bác.
Du nói khi trông thấy cả hai vợ chồng ông Nghiêu đều có mặt ở nhà, rồi mới tiếp:
- Hôm qua con đã trực, nên bữa nay được nghỉ, sẵn theo cha con sang đây, con muốn gặp anh Nghi và Tinh Nhược chơi.
- Nghi nó mới đi ra ngoài. Chỉ có Tinh Nhược ở nhà thôi.
Bà Tổ Nghiêu ngồi gần đấy xem ti vi, trả lời. Bà là người đàn bà có vẻ phúc hậu, an phận. Bà hỏi thêm:
- Nếu cần, để bác gọi nó xuống nhé?
- Thôi khỏi. - Văn Du ngăn lại - Để con lên đấy xem, nếu Tinh Nhược bận việc, cháu sẽ không quấy rầy, cháu sẽ quay xuống đây xem tivi với bác cũng được.
- à vậy cũng tốt!
Bà Tổ Nghiêu cười hài lòng. Đằng kia hai người đàn ông đã bắt đầu bày cờ ra đánh. Bà đứng dậy vào trong gọi cô tớ gái pha trà mang ra, rồi mới tiếp tục xem truyền hình. Với bà, một gia đình thế này đã là quá đủ, quá hạnh phúc, bà không đòi hỏi nhiều hơn.
Văn Du đến đây cũng khá thường xuyên, nên rất tự nhiên, anh chàng bước thẳng lên lầu, đến trước một gian phòng khép kín, gõ nhẹ. Bên trong có tiếng con gái vọng ra:
- Tự nhiên vào đi!
Cửa mở. Tiếng nhạc êm dịu thoảng ra ngoài. Văn Du bước vào:
- Chào Nhược!
- à thì ra là anh Văn Du!
Tinh Nhược chào lại với nụ cười. Cô nàng đang ngồi dưới thảm, chung quanh là những quyển tạp chí phụ nữ. Tinh Nhược có dáng của một cậu con trai, áo pull quần Jean, tóc demi-garcon.
Du bước vào, ngồi xuống ghế gần đấy hỏi:
- Ngồi đây không trở ngại gì chứ?
- Có gì trở ngại? - Tinh Nhược tiếp tục xem báo, nói - Từ nào đến giờ tôi vẫn là người hiếu khách. à... anh dùng chewing gum không?
- Không, cảm ơn, tôi không thích món đó lắm - Du đáp - Tôi cứ tưởng là Tinh Nhược đang bận làm bài?
Tinh Nhược lắc đầu:
- Ngày mai thi rồi, nhưng đầu căng thẳng quá, nên tôi muốn thư giãn một chút...
- Nhưng đã chuẩn bị sẵn sàng chưa?
- Sẵn sàng rồi - Tinh Nhược đáp - Nghe xong dĩa nhạc này, tôi sẽ tiếp tục học bài lại.
- Tinh Nhược giống ông gàn nhà tôi.
- Ông gàn?
Tinh Nhược ngạc nhiên, Văn Du giải thích:
- Thì ông Văn Điệt nhà tôi đấy. Làm cái gì cũng vậy, tùy hứng chứ không theo đúng nguyên tắc.
Tinh Nhược lắc đầu:
- Ông ấy với tôi khác nhau, anh đừng có quơ đũa cả nắm.
Du sợ Nhược giận, nên chuyển đề tài:
- à, tối thứ bảy này có rảnh không?
- Chi vậy?
- Muốn rủ Tinh Nhược đi chơi - Du nói - Nhược cũng biết đấy. Cha mẹ của Nhược thích tôi, còn cha tôi lại thích Nhược.
- Rồi sao?
- Có nghĩa là họ muốn chúng mình sẽ yêu nhau.
- Yêu nhau à? - Tinh Nhược phá lên cười - Làm gì có chuyện đó?
- Sao vậy?
- Còn sao nữa? Tôi chưa hề yêu và có lẽ chẳng bao giờ yêu.
- Nói bậy. Đã là người ai lại không yêu?
- Tôi khác.
- Tại sao?
Tinh Nhược nhún vai:
- Vì tôi tuy là gái nhưng bản tính lại như con trai, làm sao yêu người cùng phái được?
Văn Du trợn mắt:
- Có nghĩa là thần kinh cô có vấn đề rồi...
- Vậy à? Tiếc một điều là... tôi thấy thần kinh mình còn vững hơn nhiều ông bác sĩ.
- Cô nói đùa ư?
- Thật đấy chứ - Tinh Nhược bình thản nói - Mấy người quan niệm thật kỳ cục. Con gái là phải yêu ư? Tầm thường quá. Mà nếu tôi biết yêu thật, thì người tôi yêu cũng chẳng nhất thiết là anh.
- Sao vậy?
- Dễ hiểu thôi - Tinh Nhược đáp - Mình ở gần nhau quá lâu rồi, biết nhau nhiều quá. Tình yêu thì lại cần có sự mới mẻ, để đối phương tìm hiểu khám phá, mà như vậy mất cả tính hồi hộp, khúc mắc... Vì vậy tốt nhất, anh chỉ nên ở vị trí một ông anh trai của tôi thôi, như anh Nghi chẳng hạn.
- Thất vọng thật. Thế theo Tinh Nhược thì đối tượng của Nhược phải thế nào?
- Chưa nghĩ tới. Nhưng ít ra phải có một cái gì chưa rõ, lạnh lùng một chút. Phải như một kho tàng còn giấu kín trong núi, khám phá mà chưa biết rõ...
- à... có nghĩa là phải như Văn Điệt?
- Sao lại là Văn Điệt? - Tinh Nhược chau mày - Tôi và anh ấy như hai tinh cầu đối nghịch.
- Nhưng mà cách hình dung của Tinh Nhược sao tôi thấy giống Văn Điệt quá!
- Đừng nhắc tới ông gàn đó nữa - Tinh Nhược nói và chuyển đề tài - Sao? Anh còn giữ ý rủ tôi đi chơi chiều thứ bảy không?
- Còn chứ!
- Nhưng đi đâu?
- Dự một dạ hội đính hôn của một người bạn.
- à, có phải vì anh thiếu đào nên kéo tôi đi thế không? Anh có vẻ hăng hái với cái dạ hội này như vậy, có phải vì bọn họ toàn là giàu có phải không?
Văn Du hãnh diện:
- Đúng, đây là dạ hội của con trai một trọc phú!
- Con trai trọc phú!
- Vâng. Một trong mười tay giàu nhất ở xứ sở này. Gọi là trọc phú vì họ lắm tiền nhưng ít chữ. Chữ chỉ lõm bõm trên đầu ngón tay.
- à! - Thái độ khinh khỉnh của Văn Du làm Tinh Nhược tò mò - Vậy thì tôi phải đến dự xem bọn nhà giàu ăn chơi ra sao?
Văn Du cười:
- Biết đâu đến đấy chẳng câu được một con cá vàng?
Tinh Nhược trề môi:
- Anh thích thì câu, chứ tôi không thuộc hạng người đó.
Ngay lúc đó, cửa chợt bị đẩy mạnh, rồi một anh chàng dáng dấp cao lớn, đẹp trai nhưng lại đầy vẻ ăn chơi bước vào. Anh chàng vừa đi vừa nói:
- Mấy người đang nói xấu ai đấy? Tôi phải không?
Tinh Nhược chỉ hỏi:
- Anh Nghị Sao hôm nay về sớm vậy?
Nghi nằm dài xuống giường em gái một cách tự nhiên, rồi nói:
- Cái con bé đó mặt mày cũng sáng sủa, mà cái gì cũng ngáo ộp, đi với cô ta giống như đi với một khúc gỗ vậy, nên anh de...
Văn Du lắc đầu:
- Ông phong lưu thế, coi chừng có ngày bị trả báo đấy!
Du nói mà không tránh khỏi một chút ganh tị trong lòng. Vì Nghi, ngoài cái dáng dấp đẹp trai lôi cuốn bên ngoài, hắn chẳng có gì hết, học không đến nơi đến chốn. Chơi số một, bất cứ một cô gái nào lọt vào mắt anh ta là gần như không thoát được. Nhưng Nghi chỉ là một kẻ săn đuổi, chỉ biết săn, săn được con mồi xong bỏ đó, săn con khác. Không biết chung thủy là gì? Vậy mà không biết bao nhiêu cô gái biết anh ta như vậy, mà vẫn cứ lăn xả vào.
Nghi nghe Du nói nhìn lên:
- Trả báo à? Ta chờ đấy! Nhưng mà từ đó tới giờ ta nào đã hại ai đâu? Họ tự động tìm đến cơ mà? Ta chỉ là ngư ông câu cá, cá nào đến ăn mồi thì giật... hà... hà...
Văn Du lắc đầu:
- Nhưng đó không là hành vi đúng đắn.
- Đúng đắn à? Tôi đâu phải trí thức như anh? - Nghi nói rồi hỏi - Sao? ông cũng đến đây để câu cô em gái tôi phải không?
Văn Du cười:
- Chuyện đó chắc không thành, bởi vì Tinh Nhược nào có ưa gì tôi?
Nghi gật đầu:
- Cô em gái tôi kén lắm. Chắc nó đang chờ ông hoàng á Rập nào đấy, hoặc một nhà bác học sắp lãnh giải Nobel.
Tinh Nhược nghe nói, ném quyển tạp chí về phía ông anh:
- Anh Nghị Tôi cấm anh đấy nhé, muốn nói gì thì nói nhưng không được chạm đến tôi.
- Cô em gái tôi quả là khó tính!
Nghi lắc đầu. Ngay lúc đó bà Lý bước vào nói:
- Cậu Du này, cha cậu đang định về đấy.
- Vậy à? - Văn Du nhìn vào đồng hồ - Hôm nay chơi cờ sao nhanh vậy? Vậy thì để cháu đưa ông ấy về. Đèn đường hôm nay không được tốt lắm. Cha cháu lại mắt kém...
Và quay sang Tinh Nhược, Du nói:
- Thứ bảy mình sẽ gặp lại nhé!
Nghi cũng đứng dậy:
- Thôi tôi cũng về phòng riêng nghỉ đây, mệt quá.
Bà Lý nhìn theo bóng dáng con trai khuất hẳn, mới xuống lầu tiễn cha con ông Địch Sanh. Tinh Nhược thì vẫn bình thản bên đống sách, vừa nghe nhạc vừa đọc sách.
Thứ bảy, như đã hứa, Văn Du đưa Tinh Nhược đi dự buổi dạ hội đính hôn của bạn.
Lễ được tổ chức trong một nhà hàng lớn. Người không đông lắm khác hẳn với sự tưởng tượng của Tinh Nhược.
Họ cũng bình thường như mọi người. Anh chàng chủ tiệc có dáng dấp nhỏ nhắn, không đẹp trai lắm, trong khi cô gái lại khá đẹp.
Vừa bắt tay chủ nhân xong là Văn Du như hòa hẳn vào đám đông. Trong khi Tinh Nhược lặng lẽ ngồi đầy. Đây là một bữa tiệc tự dọn. Trước mặt Tinh Nhược là cả một bàn đầy thức ăn nhanh. Các loại bánh mứt, trái cây ê hề... Nơi đây toàn người xa lạ, nên Tinh Nhược cũng không cần để ý đến người khác, tự nhiên lấy thức ăn ngồi ăn.
Mãi tám giờ hơn, dạ vũ mới bắt đầu, và bấy giờ Văn Du mới như nhớ lại sự hiện diện của Tinh Nhược, anh chàng vội vã quay lại và biện minh:
- Tại vì mọi người đều là bạn bè cũ, không thể không hỏi thăm chuyện vãn được, nên đành để Nhược ngồi một mình.
Tinh Nhược cười nhẹ:
- Chứ không phải vì họ toàn là kẻ lắm tiền à?
- Nào phải. Mà lắm tiền thì cũng là của bố mẹ họ, chứ nào có phải của họ đâu?
Văn Du biện minh.
- Nhưng tôi thấy anh có vẻ săn đón họ kỹ lắm!
Tinh Nhược nói. Văn Du như chẳng để ý đến lời châm biếm của Nhược, chỉ nói:
- Làm bác sĩ như tôi, mà có được một ông bố lắm tiền như họ cũng haỵ Vì như vậy sẽ dễ thành công.
Tinh Nhược nghiêng nghiêng đầu:
- Anh nói gì không hiểu? Tôi tưởng là làm nghề bác sĩ như anh đâu cần sự trợ vốn của cha me.
- Nghĩ vậy là ấu trĩ - Văn Du nói - Nhược thử tưởng tượng xem nếu tôi có người cha là tỉ phú, có phải tôi sẽ có tiền để mở bệnh viện to hay không? Và lúc đó mọi thứ sẽ khác bây giờ.
- Khác gì? Anh vẫn là một bác sĩ thôi?
- Sao lại không? Nhưng lúc đó tôi sẽ là bác sĩ giám đốc của cả một bệnh viện, bao nhiêu người khác phải phục tùng, trong khi tôi không phải phục tùng ai cả.
Du nói một cách kiêu hãnh. Tinh Nhược lắc đầu:
- Cái tham vọng anh lớn quá, đúng ra anh phải là con của một nhà tài phiệt.
Du đưa mắt nhìn quanh, rồi lắc đầu nói:
- Cái bọn ở đây ngu lắm. Chúng có nhiều tiền mà không biết sử dụng... Chỉ biết làm nô lệ cho đồng tiền.
Tinh Nhược nhún vai:
- Tôi cảm thấy may là tôi chưa yêu anh.
- May à? Không lẽ Tinh Nhược cho là tôi kém bọn họ?
- Anh không kém hơn, nhưng anh cũng không phải là con tỉ phú, bằng cớ là ngay bây giờ, anh cũng chưa phải là giám đốc bệnh viện.
- Đừng cười chuyện đó. - Văn Du đỏ mặt nói - Rồi cô xem, một ngày nào đó tôi sẽ đạt được mục đích đó. Cô tin điều tôi vừa nói không?
- Tôi không biết, vì đó không phải là chuyện tôi quan tâm.
Ngay lúc đó, Tinh Nhược chợt thấy Văn Du ngẩn ra, nàng nhìn theo phía nhìn của du, có một cô gái ăn mặc sang trọng, vừa bước vào.
- Ai vậy?
- Ồ! Lâm Mỹ Dung, không ngờ cô ta cũng đến đây!
Du nói. Cô gái không những chỉ ăn mặc sang trọng, mà trên cổ tay cô ta lại đang lóng lánh những chuỗi ngọc quý. Cô ta không đẹp, có vẻ lạnh lùng, nhưng chắc chắn là rất giàu. Tinh Nhược nghe Văn Du giải thích thêm.
- Đấy là con gái duy nhất của nhà tỉ phú họ Lâm, một trong những tay giàu nhất ở thành phố này.
Thì ra là như vậy, thái độ ngẩn ngơ của Du làm Tinh Nhược đâm bực, Nhược hỏi:
- Sao? Bây giờ anh định tiếp tục khiêu vũ nữa không?
Văn Du đỏ mặt:
- Ồ! Tiếp tục chứ! Nhược đừng giận, bởi vì tôi hơi bất ngờ. Tôi không biết là hôm nay cô ta lại đến đây.
- Anh quen cô ấy?
- Chưa... chưa quen - Du nói.
Ngay lúc ấy, chủ nhân bữa tiệc đã bước ra đón Lâm Mỹ Dung. Và như một sự tình cờ, Lâm Mỹ Dung lại được sắp xếp ngồi cùng bàn với Văn Du và Tinh Nhược.
Trở về chỗ cũ, Du có vẻ bình thường trở lại, anh chàng như không còn để ý đến sự hiện diện của Mỹ Dung. Trái lại Du sốt sắng lấy nước, rồi thức ăn cho Nhược, một sự chăm sóc kỹ càng, Du còn pha trò vui vẻ.
Nhưng tất cả màn kịch đó chẳng qua mắt được Nhược. Nhược hiểu rất rõ, anh chàng đang định giở trò gì.
Quả nhiên cái thái độ bất cần biết đến cái sang trọng của người bên cạnh của Du đó làm cô gái nhà giàu kia chú ý. Cô ta quay qua Du nói chuyện, sau khi được chủ nhân bữa tiệc giới thiệu.
Mỹ Dung e dè nhìn Tinh Nhược rồi hỏi Du:
- Cô này là ai vậy? Bạn gái của anh?
- Ồ! Không phải! - Văn Du vội vã đính chính - Chỉ là em gái thôi. Từ nào đến giờ, tôi chưa có bạn gái.
- Vậy à? - Mỹ Dung cười nói - Tôi không tin!
- Tôi nói thật đấy. - Văn Du nói rồi đứng dậy mời - Tôi mời Mỹ Dung nhảy một bản được chứ?
Rồi Du kéo Mỹ Dung ra piste nhảy. Bấy giờ thì Du như chỉ còn biết có Mỹ Dung. Chàng nhảy suốt hơn tiếng đồng hồ để Tinh Nhược lạc lõng một mình nơi bàn. Nhược nhìn quanh, bắt đầu thấy bực. Rõ ràng Văn Du quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà quên hết. Nhược cũng không ưa gì Du, nhưng việc làm vừa rồi của Du cũng khiến Nhược tự ái.
Thế là Tinh Nhược vội vã đứng dậy, bước đến máy nói. Nàng muốn gọi về nhà tìm anh Nghị Nơi đây cách nhà khá xa, lại là đêm tối, Tinh Nhược không muốn về nhà một mình.
Điện thoại reo, bên kia đầu dây là tiếng của mẹ.
- A lô! Ai đấy... Tinh Nhược à? Chơi có vui không con?
- Dạ vui. - Tinh Nhược đáp gọn - Nhưng anh Nghi có ở nhà không mẹ.
- Không có, con ạ.
Tinh Nhược thở dài đặt ống nói xuống. Nhưng nghĩ lại. Nhược lại quay số sang nhà họ Lê.
- Anh Văn Điệt ấy à? Tôi là Lý Tinh Nhược đây.
- Có chuyện gì không?
Văn Điệt hỏi cụt ngủn, chẳng có một chút tình cảm. Tinh Nhược cố nén giận, khi nghĩ đến con đường về nhà quá vắng vẻ.
- à... à... Mà... anh có rảnh không?
Bên kia yên lặng một chút, rồi tiếp:
- Không rảnh lắm.
- Vậy à? Vậy thì thôi.
Tinh Nhược thở ra, Nhược chưa thấy ai lại vô tình như vậy. Anh em nhà họ Lê đều một lũ như nhau cả. Nhược đặt mấy xuống, quày quả quay trở lại bàn cầm ví lên. Phải về thôi, bằng mọi giá phải quay về. Và Nhược bước thẳng ra cửa.
Nhưng Tinh Nhược chỉ mới bước được mấy bước thì đã thấy Văn Du đuổi theo.
- Tinh Nhược! Tinh Nhược này! Đợi tôi một chút!
Nhược đứng lại, cơn giận còn nghẹn nơi cổ. Nhược định đưa tay lên định táng cho anh chàng một tát tai. Nhưng rồi nhìn thấy thái độ hớt hải của Du, Nhược lại không đành.
Văn Du đã tới cạnh, nắm lấy tay Nhược.
- Sao Nhược không chờ tôi?
Tinh Nhược nói:
- Ngồi mãi mệt quá, mà thấy buồn ngủ nữa... Tìm anh lại không thấy, không biết anh đi đâu, nên tôi về...
Văn Du cười to.
- à, thôi tôi biết rồi, có phải cô ganh không?
- Làm gì có chuyện đó - Tinh Nhược cười - Sao tôi phải ganh chứ? Mà này, còn cô nàng Lâm Mỹ Dung của anh đâu?
Văn Du nhún vai:
- Xe nhà của cô ta đã đến đón đi rồi!
- Sao không đi theo?
- Buồn cười chưa - Văn Du nhướng mày như rất có giá - Tôi thế này mà phải xuống nước vậy ư?
Rồi Du quay qua Nhược:
- Thôi chúng mình về.
Nhưng Nhược không tha:
- Anh cao giá như vậy à? Chỉ tiếc là có người vừa mới câu được con cá to, lại để xổng đi, uổng quá!
Văn Du chỉ cười, không nói gì cả, mãi đến lúc cả hai lên xe, Du nổ máy, mới nói:
- Văn Du này nếu thật tâm muốn câu cá thì có con cá nào thoát được chứ?
Tinh Nhược tựa lưng ra sau:
- Anh có vẻ tự tin đấy!
Văn Du gật đầu:
- ít ra là với cô nàng Lâm Mỹ Dung này. Vì ban nãy cô nàng vừa cho tôi số điện thoại, cô biết không?
Tinh Nhược tò mò:
- Sao anh chẳng đến tìm cô ta?
- Đến nhà tìm à? - Văn Du nhún vai - Như vậy hạ mình quá!
- Vậy là hạ mình ư?
Tinh Nhược ngạc nhiên. Nhược không hiểu chuyện giao du bạn bè mà cũng có sự cân nhắc tính toán như vậy?
Văn Du liếc nhanh về phía Nhược:
- Nhược khờ quá. Cái gì mình cũng phải áp dụng chiến thuật. Lùi một bước để tiến hai bước, mới thành công.
Xe chạy về phía ngoại ộ Tinh Nhược ngồi yên. Cảm thấy trong chuyện này có cái gì đó không phải, nhưng không nói. Sự làm quen của Văn Du với Lâm Mỹ Dung là để tạo thêm một tình bạn hay chỉ là một thủ đoạn để thực hiện ý đồ gì?
Nhưng rồi... Tinh Nhược lại không dằn được tò mò, hỏi:
- Anh vừa gặp cô ấy đã bị tiếng sét ngay à?
Văn Du nhún vai:
- Tiếng sét với phía bên kia chứ không phải với tôi. Nhược không thấy là cô nàng ngỏ ý thích tôi ngay à?
Tinh Nhược lắc đầu. Ban nãy nàng không để ý. Có điều hôm nay Nhược thấy Du có vẻ chăm sóc nàng nhiều hơn. Nhược hiểu ra nói:
- Tôi chỉ thấy anh hôm nay sử dụng con bài tôi hơn nhiều đấy.
Văn Du thành thật:
- Bạn bè lâu lâu phải giúp nhau một lần. Tôi biết nhớ ơn mà. Vả lại chúng ta là anh em. Nhược nghĩ không đúng sao?
- Nhưng mà tôi không thích làm con rối. Khi cần anh tỏ ra lăng xăng cuống quýt, nhưng lúc được việc rồi anh lại bỏ bê để tôi một mình một chỗ. Ban nãy tôi còn tưởng là tối nay phải về nhà một mình rồi chứ.
Văn Du đưa cao tay lên:
- Anh thề, từ đây về sau sẽ không để chuyện này xảy ra nữa đâu.
Tinh Nhược kêu lên:
- Còn lần sau nữa à? Còn lâu, tôi thề là sẽ không đi với anh lần thứ hai nữa.
Văn Du chỉ cười không nói thêm gì. Xe về gần đến nhà, đèn vẫn còn cháy sáng. Bất giác Nhược nhớ đến Văn Điệt, Nhược nói:
- Cái cậu em của anh thật khó ưa!
- Văn Điệt ấy à? Ồ hơi đâu mà Nhược giận nói. Một tay gàn!
Du nói. Và xe đã dừng lại trước cửa nhà Nhược. Nhược nhảy xuống, khoát khoát tay với Du, rồi đi về phía cổng. Ngay lúc đó Nhược phát hiện một bóng đen dưới tàn cây.
- Ai? Ai đấy?
Bóng đen bước tới gần, thì ra là Văn Điệt.
- Ban nãy cô đã tìm tôi? - Điệt hỏi.
- Vâng, nhưng anh lại bảo là không rảnh phải không?
Điệt yên lặng. Nhược lại hỏi:
- Thế làm sao anh biết là giờ này tôi sẽ về?
- Không biết, nhưng tôi đã qua đây đợi.
- Vậy thì anh khỏi đợi nữa, ban nãy tôi cần anh, bây giờ thi không rồi!
Tinh Nhược nói và không khỏi bực khi nghĩ lại cái thái độ lạnh lùng ban nãy của Điệt. Điệt lại không hiểu, trừng mắt nhìn Nhược.
- Lần sau cô đừng có đùa một cách vô thức như vậy nữa nhe!
Rồi quay lưng về nhà. Tinh Nhược nhìn theo ngỡ ngàng. Sao kỳ cục vậy? Ai đùa bao giờ? Ban nãy rõ ràng là Nhược cần Điệt. Nhưng Điệt lại không giúp. Bây giờ Điệt lại tưởng Nhược đùa. Đời quá nhiều thứ dễ gây hiểu lầm vậy? Cả dịp giải thích cũng không có. Nhưng với những con người như Điệt, chuyện giải thích cũng đâu có dễ.
Nhược lắc đầu, rồi đi vào nhà. Nhược đi thẳng đến phòng của ba mẹ, gõ mạnh vào cửa, báo cáo:
- Thưa ba mẹ, con đã về rồi ạ.
Rồi mới quay về phòng mình. Nhưng vừa vào đến nơi, Nhược đã trông thấy Nghi nằm trên giường mình.
- Anh Nghi, anh đi lộn phòng rồi đấy!
Nghi vẫn nằm yên:
- Tinh Nhược, anh mới về đến. Bữa nay anh buồn quá, em đừng xua đuổi anh.
- Chiều thứ bảy mà buồn à?
Tinh Nhược hỏi, rồi vớ lấy áo ngủ đi vào toilet, một lúc bước ra, thấy ông anh vẫn còn nằm đấy.
- Nghe nói anh mới quen với cô nàng có tên là Bội Kỳ gì mà?
Nghi lắc đầu:
- Anh đã cho cô ấy về nhà.
- Sao vậy? Đã chán trò chơi tình yêu rồi à?
Tinh Nhược hỏi. Và đặt một đĩa hát mới mua vào máy.
- Cũng bắt đầu rồi đấy vì chẳng chọn được đối tượng ăn ý.
Tinh Nhược nhìn anh:
- Em thấy thì anh cũng cần thay đổi không khí. Hay là thế này, ngày mai anh hãy quay về công ty cha làm việc đi.
- Nhưng mai là chủ nhật mà?
- Vậy thì ngày mốt. Có khi việc làm sẽ khiến mình thấy thời gian không còn thừa thãi nữa.
- Em cũng có lý - Nghi vừa ngồi dậy, bước xuống giường vừa nói - Nhưng mà... em cũng biết đấy, bản tính anh không thích hợp với cái nghề cạo giấy, anh cũng không có khiếu buôn bán, sợ chẳng giúp được gì cho cha.
- à... em nhớ ra rồi, mấy năm trước, anh cũng rất thích chuyện máy móc, điện tử lắm mà?
- Nhưng đã hai năm rồi, thi vào ngành điện cơ đều rớt. Chuyện đó đã làm anh nhụt hẳn chí.
- Thì qua ngành khác. Chẳng hạn như em đây rất mê môn động vật học vậy mà bây giờ phải học về ngành sâu bệnh thực vật, nhưng em cũng nào có chán mớ đời đâu?
Nghi chỉ lắc đầu, khẳng khái nói:
- Anh em ta đều là những nhân tài bị lãng quên.
Tinh Nhược nói:
- Em thấy thì nếu anh không học nữa, chỉ còn nước quay sang giúp việc cho cha, như vậy mới tiến được thôi.
Và Tinh Nhược mệt mỏi ngáp:
- Thôi bây giờ mời anh ra cho em, em buồn ngủ quá rồi.
Nghi nhìn cô em gái cười. Chàng cảm thấy cô em mình dễ thương vô cùng, nó không chỉ là một đứa em mà còn là một tri kỷ, hiểu biết. Và Nghi bước ra ngoài, cái buồn chán cũng vơi đi phần nào.
Nghi đã nghe theo lời Tinh Nhược, quay về công ty của chạ Đây không phải là lần đầu Nghi làm việc đó. Mấy lần trước cũng có đến, nhưng chỉ được hai hôm là chán. Còn lần này, nửa tháng đã trôi qua mà Nghi chưa bỏ dở. Đó là một sự tiến bộ.
ông Tổ Nghiêu là người giáo dục con theo trào phái mới. Mọi thứ để nó tự phát. Con thi vào đại học rớt. Chẳng sao! Nếu thích cứ tiếp tục thi lại. Đại học cũng chưa hẳn là một môi trường giáo dục bức thiết. Có nhiều người ra đời không có mảnh bằng vẫn thành công thì sao?
ông cũng thấy rõ một việc, đấy là Nghi ham chơi, có nhiều bạn gái lại đổi bạn như đổi áo... Nhưng ông lại nghĩ đấy không hẳn là khuyết điểm không sửa sai được. Một thời gian nào đó rồi Nghi sẽ chán, sẽ quay về nghiêm chỉnh làm ăn. Nhưng mà... chuyện giao du rộng đó chưa hẳn là không có lợi. Biết đâu nhờ đó Nghi quen biết thêm một số bạn bè thượng lưu... và điều này... thì thế nào cũng giúp ích được cho việc kinh doanh sau này của Nghi.
Hôm nay thứ bảy, vừa hơn ba giờ rưỡi, Nghi đã xin phép cha về trước. Chàng nhảy lên chiếc vespa chạy thẳng về nhà. Tối nay cũng chẳng có tiết mục gì. Có điều chiều cuối tuần mà, không có hẹn hò thì cũng phải nghỉ ngơi cho lại sức.
Nghi vừa dừng chân trước cổng, đã nghe tiếng cười nói trong nhà vang ra ngoài. Có lẽ đông lắm, trai có mà gái cũng có. Vậy có nghĩa là Tinh Nhược đã rủ bạn về đây. Nghi lắc đầu, thế này tối nay nhà sẽ lại có một buổi tối ồn ào nữa, phiền thật!
Nghi đẩy cửa bước vào. Đúng như điều chàng tiên đoán, dưới gốc cây, bên hồ bơi, vườn hoa... chỗ nào cũng có người. Dàn máy hát được mang ra cả bên ngoài. Chắc có lẽ Tinh Nhược định tổ chức một buổi Wood Stock theo kiểu Mỹ chăng? Nghi lắc đầu.
Tối nay Tinh Nhược trong chiếc áo chemise rộng, chiếc quần short kaki vàng, chân trần, lại mang kiếng đen. Nhược trông chẳng khác con trai, vừa trông thấy Nghi về đến, đã chạy ùa tới, phụ dẫn xe cho Nghi vào nhà xe, rồi kéo Nghi ra với đám đông.
Nghi hỏi:
- Thế nào? Em định phá nhà à?
- Làm gì có chuyện đó? Nhưng mà sao anh về một cách lặng lẽ vậy?
Nhược hỏi, Nghi cười:
- Chớ chẳng lẽ trước khi về phải đốt pháo ầm ĩ báo trước à?
Nhược không đáp, quay sang đám đông, lớn tiếng giới thiệu:
- Everybody! Đây là ông anh của tôi. Anh Nghi! Một con người tài hoa hết sẩy!
Đám đông nhìn qua vỗ taỵ Nghi chỉ xua xua tay:
- Quý vị cứ tự nhiên chơi nhé, tôi bận!
Rồi chàng quay lưng định đi vào nhà, nhưng tinh Nhược đã chận lại:
- Ồ! Không tham gia với bọn này à? Làm gì hôm nay có vẻ buồn thế?
- Tham gia gì - Nghi hỏi - Bọn bạn em chỉ là một lũ trẻ con!
- Ai nói! - Tinh Nhược vểnh môi - Anh nhìn kỹ đi rồi hãy nói nhé.
Nhưng Nghi lắc đầu:
- Thôi để anh lên lầu nghỉ. Chút nữa khỏe tí sẽ xuống tham gia với các em sau.
- Vậy nhé, hứa thì phải nhớ đấy. - Nhược nói - Tối nay còn có nhiều người khác đến nữa đấy!
- Em tổ chức cả một buổi trình diễn văn nghệ à? - Nghi nhìn Nhược hỏi, rồi đề nghị - Vậy thì một lúc nữa em làm ơn thay giùm chiếc váy dài cho anh đi!
- Sao vậy? Tại sao phải mặc váy dài?
- Bởi vì... - Nghi vừa đi vừa nói - Nếu anh không lầm, em của anh là con gái cơ mà?
Tinh Nhược nghếc mũi, có vẻ không hài lòng, nhưng cũng theo anh vào nhà.
Đứng bên khung cửa sổ, nhìn sang nhà họ Lệ Nhược chợt thấy Văn Điệt đang dùng máy cắt cỏ. Dưới ánh nắng, cái dáng dấp to lớn màu đồng hun của Điệt, trông thật bắt mắt. Nhược chợt nảy ra ý định. Nàng gọi to:
- Anh Điệt!
Điệt nghe kêu, dừng lại nhìn sang, Nhược cười nói:
- Tôi đây này. Tinh Nhược đây!
Rồi để không khí bớt nhạt, Nhược giả vờ hỏi:
- Anh Văn Du có nhà không anh?
- Không!
Điệt đáp cụt ngủn:
- Thế bao giờ anh ấy về?
- Không biết!
Anh chàng đẹp trai vậy mà thật khó ưa. Người gì như cục đá!
Tinh Nhược nhún vai rồi nói:
- Vậy thôi, tôi chỉ định mời anh ấy tối nay sang đây, dự dạ hội của chúng tôi.
Văn Điệt tỏ vẻ không quan tâm, tiếp tục cúi xuống lo cắt cỏ. Thái độ lạnh nhạt của Điệt khiến Nhược bất mãn, nhưng nàng không chịu thua, nói lớn:
- Anh Điệt, nếu rảnh mời anh tối nay tám giờ sang đây chơi, chúng tôi mở dạ hội đấy.
Nhưng Điệt tỉnh bơ, tiếp tục công việc, như không hề nghe thấy.
Nhược chau mày, lặp lại:
- Sao? Anh có nghe tôi nói gì không?
Bấy giờ Điệt mới lên tiếng:
- Cảm ơn cô!
Nhược nhiệt tình:
- Sang nhé, tôi và anh Nghi đều chờ anh!
Nhưng Điệt nói:
- Chắc tôi không sang đâu!
- Sao vậy?
Điệt không trả lời. Nhược bực mình nói:
- Thôi được. Nhưng bao giờ anh Du về anh làm ơn nhắn lại là tôi mời anh ấy sang chơi nhé.
Rồi khép cửa quay vào nhà.

o0o

Sau khi cắt xong thảm cỏ cạnh nhà, Điệt mới ngồi xuoống bên gốc cây nghỉ mệt. Trời đã dịu mát hẳn. Tiếng hát Dalida từ nhà bên cạnh vọng sang thật dễ thương. Điệt không phải là gỗ đá, Điệt vẫn có tình cảm. Nhưng cái tình cảm đó như khép kín. Điệt không tìm thấy được một tri âm trên cõi đời này. Ngay như ông Địch Sanh, cha chàng, cũng không hiểu được chàng. Ông ấy hình như thiên vị anh Văn Du hơn. Nhiều lúc Điệt ước ao phải chi mẹ còn sống? Bất giác Điệt nghĩ đến mẹ. Người mẹ là người duy nhất hiểu chàng. Tiếc một điều là khi Điệt vừa bước lên ngưỡng cửa Trung học, thì mẹ cũng qua đời, sau cơn bệnh nặng. Cha Điệt là bác sĩ, mà cũng đành bó tay không làm sao cứu được người. Mười hai tuổi đã mất mẹ. Từ đó cuộc đời của Điệt như hụt hẫng. Công việc của cha lúc nào cùng bận rộn, anh Du bài vở cũng nhiều, Điệt không có bạn, gần như bơ vơ.
Trong cái ấn tượng còn rơi rớt lại. Điệt thấy chỉ có mẹ là yêu mình nhất.
Ngay lúc đó, có tiếng kèn xe ngoài cổng. Điệt biết là Du đã về đến, chàng bước ra mở cổng.
- Anh Du, Tinh Nhược vừa nhắn, mời anh sang đấy chơi.
Du mới về, con người có vẻ hể hả, lại nhăn mặt:
- Gì? Bên đó mở dạ hội à? - Du lắng nghe tiếng nhạc và tiếng cười bên nhà họ Lý vọng qua, rồi tiếp - Tôi không thích lũ trẻ con đó. Cậu sang đấy đi, tôi không rảnh!
Rồi Du bỏ đi thẳng vào nhà. Điệt nhìn theo, không hài lòng. Chàng thấy ông anh mình mới đây mà đã đổi khác. Chỉ cách đây có nửa tháng, Du còn rất hồ hởi mỗi lần đề cập đến Tinh Nhược với chạ Vậy mà...
Điệt đưa mắt nhìn qua nhà họ Lý, rồi nhún vai đi vào nhà... Dù gì chuyện đó nào có quan hệ gì đến ta đâu?
Cuộc vui gần như tập trung bên khoảng sân trống, gần hồ bơi. Khung cảnh ở đây khá lộng lẫy. Vì trước đó mấy tiếng, Tinh Nhược và các bạn đã dùng những sợi dây kim tuyến trang trí khắp nơi những chiếc chuông bạc, những cái lá đỏ bằng giấy màu bóng, những quả bóng đủ màu rung rinh mỗi khi gió đến. Rồi tiếng nhạc Disco khích động. Đám trẻ lắc lư theo điệu nhạc dù không khiêu vũ, hay chỉ là đang chơi bài, uống rượu nhẹ, chuyện vãn.
Đây là một dạ hội tự do không chủ đề. Ai thích gì làm nấy.
Tinh Nhược tối nay cũng khác hẳn ngày thường. Nhược mặc chiếc quần jean trắng bó người. Một chiếc chemise rộng dài tận gối, trông thật ngổ ngáo, thật con trai. Nhược đang khiêu vũ với một anh chàng có dáng dấp to lớn được chúng bạn gọi là Bò Mộng.
Thật ra thì với cái bản chất đàn ông, Nhược không hề quan tâm chuyện mình đang khiêu vũ với ai. Nàng chỉ thấy vui là được nhảy.
Đã hơn tám giờ mà Nghi vẫn chưa ra tham dự, mặc dù ban nãy Nhược đã vào thúc, nhưng lúc đó Nghi đang tắm.
Trong khi bạn bè đều có mặt đông đủ. Mặc kệ. Nhược nghĩ. Nghi không dự cũng không cần.
Dĩa hát đã hết, Nhược ngừng nhảy nói với Bò Mộng:
- Để tôi thay dĩa hát khác.
- Tôi đi theo với!
Anh chàng Bò Mộng tỏ ra rất galant, làm Nhược ngạc nhiên. Nhưng tại sao lại quan tâm? Nhược bước tới thay dĩa hát khác.
Ngay lúc đó, có một đôi trai gái từ góc nhà bước ra, họ đi hơi loạng choạng có lẽ vì rượu. Cả hai đều cao ráo, nhưng đặc biệt cô gái khá xinh, lại có mái tóc dài xõa vai. Họ bắt đầu khiêu vũ.
Nhược chỉ quen với anh chàng con trai. Đó là Dương Vỹ, sinh viên năm thứ tư cùng trường. Còn cô gái thì Nhược không biết. Có lẽ chỉ là bạn riêng của Vỹ. Vỹ đã mang đến dự.
Mãi đến lúc dĩa nhạc đã hát được một nửa, Nghi mới xuất hiện. Sự hiện diện của anh chàng dưới ánh đèn thu hút ngay mọi người. Có lẽ vì Nghi đẹp trai? Cũng có lẽ vì cái thái độ tàng tàng của anh chàng?
Nghi đứng đó và hình như chẳng để ý đến ai cả. Mắt chàng dán chặt về phía sân trống, dùng làm piste nhảy. Ở đó vừa có cặp Dương Vỹ mới bước ra. Đôi nam nữ kia vẫn vô tình bước theo tiếng nhạc. Họ như chẳng biết gì hết ngoài chuyện khiêu vũ. Cho đến lúc bản nhạc chấm dứt, họ mới buông ra.
Và rồi họ thấy Nghi.
Như một cơ duyên. Nhưng cũng có thể vì rượu khiến cô gái kia dạn dĩ. Cô ta bước nhanh tới trước mặt Nghi:
- Anh là...
- Tôi là Nghi, anh ruột của chủ nhân buổi dạ vũ này.
Nghi nhanh nhẩu tự giới thiệu, trong khi Dương Vỹ có vẻ ngơ ngác. Khi bạn gái của mình chợt nhiên đến làm quen với một thanh niên xa lạ mà như quên bẵng mình. Anh ta bước tới, thì nghe cô bạn gái mình giới thiệu:
- Đây là anh Nghi, anh ruột của Tinh Nhược.
Rồi không đợi Dương Vỹ đồng ý. Cô ta trao cốc rượu cho Vỹ, và nói với Nghi:
- Chúng ta khiêu vũ chứ?
Nghi gật đầu, và cùng cô gái bước ra piste nhảy, để anh chàng Vỹ đứng ngẩn ngơ.
Họ quay cuồng theo tiếng nhạc. Một điệu Manbo trữ tình.
- Anh Nghi này, sao anh không hỏi tôi là ai?
Cô gái hỏi. Nghi lững lờ đáp:
- Cần gì. Bởi vì chưa biết nhưng cô đã trong vòng tay tôi rồi?
- Anh khá cao ngạo đấy, nhưng anh không biết là... sau bản nhạc tôi lại rời khỏi vòng tay anh sao?
- Nhưng tôi vẫn có thể mời cô nhảy lại đúng không?
Cô gái cười:
- Tôi chưa thấy đàn ông nào tự tin như anh!
- Vậy à?
- Nhưng chuyện đó không thành vấn đề, vì tôi đã bắt đầu thấy thích anh.
- Nếu thế thì tôi hạnh phúc vô cùng. Chúng ta phải uống cái gì để mừng hạnh phúc?
Và không đợi dứt bản nhạc. Nghi đảo một vòng rồi dìu cô gái đi vào nhà. Chàng bước đến bên quầy rượu, hỏi:
- Cô thích uống gì nào? Cocktail nhé, để tôi trổ tài pha rượu cho xem.
Nhưng cô gái lại nói:
- Cho Blood Marry đi!
Nghi gật đầu, mặc dù có một chút ngạc nhiên. Vì những cô gái trẻ như Tinh Nhược, ít ai biết được những từ chuyên môn này. Vậy đây hẳng là một nhân vật đáng gờm đây.
Nghi bắt đầu pha rượu và một lúc sau đã để cốc rượu có màu đỏ chói trước mặt co gái.
Cô gái khen:
- Hay thật, nếu không biết anh là anh ruột của Tinh Nhược, tôi đã tưởng anh là Bar tender rồi chứ.
- à? Vậy cô là gì? Nhân viên nhà hàng à?
Cô gái nói:
- Anh thử đoán xem?
Nghi rót cho mình một cốc rượu mạnh, rồi nói:
- Không biết, nhưng tôi nghĩ mình ít ra cũng là đồng loại.
- Đồng loại? Nghĩa rộng hay hẹp? Anh sử dụng từ ngộ nghĩnh quá!
- Vậy à? Cô vào đây nào.
Rôi Nghi nắm lấy tay cô gái đưa lên lầu, đến phòng riêng của anh ta, mở cửa, bật đèn lên, và chỉ ghế để cô gái ngồi xuống.
Cô gái nhìn quanh. Căn phòng rất rộng, trên tường trang trí toàn ảnh các cô gái.
- Tất cả các ảnh này đều là người tình cũ của anh?
Nghi không đáp ngay, đi mở quạt.
- Cô nghĩ sao mà nói vậy? Tôi nào có số đỏ như thế?
Và Nghi bước tới vòng tay qua người cô gái, nhưng cô gái đã đẩy anh ta ra.
- Phép tắc một chút chứ... Không lẽ anh thân mật một cách dễ dàng với một cô gái, mà không cần biết tên cô ta là gì được ư?
- Biết tên à? Nhưng có hỏi chưa hẳn là người ta nói tên thật?
- Cũng có thể.
- Thế tên cô là gì?
- Gọi là Tường Vy đi, được không?
- Vậy là đã biết tên rồi nhé.
Và Nghi cúi xuống hôn cô gái một cách tự nhiên. Cô gái cũng thật bạo dạn, không phản đối.
Không khí chợt ngột ngạt. Nghi phải bước tới mở cả cửa sổ. Cô gái nói:
- Anh Nghi này. Anh khác hẳn những gì tôi tưởng.
- Vậy à? Khác chỗ nào?
- Lúc đầu nhìn anh, tôi tưởng anh là dân chơi chuyên nghiệp, nhưng thật ra anh rất đứng đắn.
Nghi nghe nói ngẩn ra một lúc, rồi chợt ôm bụng cười:
- Cô nghĩ vậy à? Vậy thì cô đã lầm rồi. Tất cả chỉ là chiến thuật cô biết chưa? Lần đầu tiên mà ló mòi dân chơi ngay có phải là sẽ bị người ta phòng bị, rồi mình chẳng làm ăn gì cả không?
Nhưng cô gái lắc đầu như không tin:
- Không, tôi tin những gì mình đã thấy!
- Đừng khù khờ vậy, sau này sẽ hối hận.
- Tôi không tin. Ngay bây giờ tôi vẫn thấy thích anh!
- Vậy à? Nhưng cô nên đề phòng và đừng chờ đợi điều gì nơi tôi cả. Tôi như là cơn gió và chẳng ai giữ được chân tôi.
- Tôi tin là mình sẽ làm được điều đó, anh đánh cuộc không?
Cô gái cả quyết và Nghi chợt thấy nao núng, lắc đầu:
- Không dám. Tôi không quen đánh cuộc. Nhưng tôi cũng chưa hề thất bại trên cuộc tình nào.
Cô gái cười:
- Tôi hiểu rồi. Anh sợ tôi ngây thơ rồi thất vọng chứ gì?
- Tôi không muốn làm khổ ai hết. Mọi thứ cần sòng phẳng.
- Vâng mọi thứ nên sòng phẳng. Sòng phẳng một cách thật thà.
Nghi nghĩ ngợi điều gì, rồi đưa ly rượu lên, nói:
- Tường Vy này. Tôi khuyên cô một điều là... trên bất cứ phương diện nào cũng được... nhưng trên chuyện tình cảm... ta không nên quá thật thà... Vì như vậy... chỉ thiệt thòi cho bản thân thôi.
Sau đó, Nghi nốc cạn ly rượu, rồi bỏ đi ra ngoài.

<< Chương 10 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 175

Return to top