Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Nhân Vật Lịch Sử >> Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 22863 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
NQS

Chương 27

Tôi sẽ không dừng lại để ca tụng vị thế lãnh thổ thuộc địa của chúng ta và cảng Sài Gòn của thuộc địa nầy so với các vùng biển chính Trung Quốc và lưu lượng thương mại trên các vùng biển đó. Người ta đã nói hết điều nầy và tôi thiết nghĩ không có ai lại có thể tranh luận gì về tiện ích tuyệt vời đó. Ngày mà chúng ta xây dựng những ụ sửa chữa tàu ở Sài Gòn - và thật bất hạnh thay cho tới nay người ta chỉ biết mơ ước mà thôi- thì lúc bấy giờ Sài Gòn sẽ trở thành địa điểm giao lưu được ưu chọn của các loại thương thuyền trên tuyến đường biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nằm giữa Singapore và Hồng Kong, chỉ cần 72 giờ đồng hồ để gởi thơ tín đến thị trường ở hai nơi đó, bởi vì sớm muộn gì rồi thì cũng sẽ vượt trội hơn cho nên tương lai thương mại lớn lao của Sài Gòn là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa.
Ở vào một miền khí hậu rất tốt cho việc sinh sôi nẩy nở các loại thực vật nhiệt đới, tân thuộc địa của chúng ta có một mật độ dân cư đông đúc, cần cù và cật lực sản xuất khi được hướng dẫn đúng đắn. Nhờ có một bản chất đặc biệt, đất đai nầy biến Nam Kỳ hạ thuộc Pháp trở thà kho gạo thóc vô tận cho các vùng quốc gia lân cận xung quanh, một kho thực phẩm thiết yếu cho các giống tộc Á Châu. Ngoài ra, nếu công việc sản xuất loại ngũ cốc đó tự nó tạo cho đất nước được ưu đãi nầy một giá trị lớn lao, còn có những nguồn tài nguyên quý giá khác cần phải được lưu ý đưa lên ngang hàng mà một số cần phải được khai thác quy mô chẳng hạn như thuốc lá, bông vải, đường mía, lụa gấm, cây tràm (chàm), gỗ xây cất, muối, cây dầu, cây nhuộm, nhiều loại cây gia vị và cây hương liệu.
Chằng chịt rạch ngòi thiên nhiên tiện lợi cho việc giao thông, trao đổi, xứ nầy phân chia thành từng vùng khác biệt nhau thật rõ nét trên phương diện trồng trọt canh tác. Các vùng đất khác biệt nầy ở khắp nơi tạo cho người dân có được những năng khiếu tự nhiên, những hiểu biết đặc biệt và nhất là sẽ giúp cải tiến sản phẩm và làm gia tăng tài sản của họ. Ở đây người ta không nên e sợi những bước mò mẫm làm mất thời giờ quí báu và sự tiêu hao quá nhiều vốn liếng kể cả những chướng ngại bất ngờ tương tựa như trường hợp xảy ra ở bên nước Tích Lan (Ceylan) làm sụp đổ nguyên một kỷ nghệ cần nhiều kiên nhẫn và siêng năng cật lực. Nếu trường hợp giống như thế xảy ra thì những điều do người Âu Châu thúc đẩy để làm nẩy sinh ra sự giàu có sung túc trong 3 tỉnh do chúng ta chiếm đóng mới đáng được gọi là không kể xiết. Vì có nhiều thị trường tiêu thụ cho nên giá cả sản phẩm thu gặt được nâng cao và đồng thời bảo đảm cho người dân An Nam có được một mức lợi tức thu nhập lớn lao mà không còn phải bị tước đoạt vì bổn phận dâng góp bắt buộc cho các quan triều. Nó cũng bảo đảm cho người dân có được một hệ thống giao thông tiện lợi, những thị trường ngay tức khắc và dễ thực hiện khiến cho mức độ sinh hoạt trong nước sẽ nhộn nhịp gắp bội. Đồng thời việc du nhập vào các tiến trình canh tác tốt hơn và nhanh hơn sẽ làm phong phú một cách lâu dài những thành tựu phát sinh từ sự sinh hoạt nầy.
Nhưng mà đã đến lúc tôi cần phải tách rời những sự trình bày khái quát để nói một cách cụ thể hơn về các nguồn tài nguyên hiện nay của vùng miền Nam Kỳ hạ bằng vào những con số. Bởi vì với nhiều nguồn tài nguyên hiện nay đang ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, người ta có thể dự đoán được tương lai của những nguồn tài nguyên đó sẽ ra sao trong những lúc bình thường.
Diện tích canh tác lúa gạo trong 3 tỉnh do chúng ta chiếm đóng là 105,000 héc-ta. Trung bình mỗi năm diện tích của số ruộng canh tác nầy cung cấp 210,000 thùng tôn-nô lúa gạo (1 tôn-nô = khoảng 253 gallon; 1 gallon = 4.54 lít ở Anh quốc), trị giá bán ra tại địa phương là 35 triệu đồng quan Pháp. Cứ tính rằng phải dùng một số lượng to lớn để nuôi dân, nộp thuế và hạt giống thì lãnh thổ thuộc địa của chúng ta vẫn có thể xuất cảng ra nước ngoài khoảng 100,000 tôn-nô mỗi năm. Số lượng nầy có chiều hướng gia tăng nhiều hơn nếu các đồng ruộng bỏ hoang vì chiến tranh khoảng hơn 80,000 héc-ta được khai thác trồng trọt trở lại, gia tăng thêm khả năng sản xuất của một số giống lúa bằng cách cải thiện phương pháp dẫn nước vào ruộng mà hiện giờ chỉ đạt được 6/15 năng xuất so với các đồng ruộng lúa bình thường. Nếu dùng động cơ để gặt hái và xay lúa thì sẽ khiến cho số lượng gạo thóc gia tăng theo một tỷ lệ đáng kể.
Chính quyền An Nam chỉ có một chính sách khuyến nông duy nhất là phải tăng gia số lượng sản xuất lúa thóc để đủ cung ứng cho các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung vì những nơi nầy không đủ khả năng sản xuất đủ dùng cho riêng mình. Việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên khác thì lại không bao giờ vượt quá mức đủ dùng cho từng địa phương. Lợi lộc không thể cám dỗ nhà nông hay nhà công nghiệp khi mà nhà quan dấu đậy tay nầy thò lấy tay kia. Ngoài ra còn có những nguồn lợi tức tài nguyên màu mỡ phì nhiêu chưa được khai thác vì chế độ cô lập hóa để tự phòng vệ giống như tất các chính quyền ở vùng Viễn Đông. Điều nầy sẽ giúp cho thấy tại sao những số liệu sắp được nêu ra tiếp theo sau đây sẽ nhỏ hơn những số liệu đã được nêu ra ở phần trên. Hiện tình là như vậy, nhưng vẫn đáng phải được chú trọng.
Thuốc lá được trồng ở Nam Kỳ trên một diện tích khoảng 4,000 héc- ta, thu hoạch gần 5,000 tôn- nô lá thuốc với trị giá tại chỗ là 1,200,000 đồng quan Pháp. Cải thiện việc canh tác sẽ làm mặt hàng thương mại nầy tăng giá trị một cách đáng kể bởi vì trong số các loại thuốc lá sản xuất trong vùng biển Trung Hoa thì thuốc lá ở đây chỉ đứng sau thuốc lá của Phi Luật Tân. Như thế, dù vẫn còn thô sơ chưa được hoàn hảo nhưng nó lại được dùng để sản xuất các loại thuốc lá của Pháp mà người Âu Châu rất ưa chuộng. Dù thế nào đi chăng nữa thì nơi đó vẫn là một nguồn tiếp tế mà không ai có thể phủ nhận phẩm chất và giá trị của nó đối với nền công nghiệp đế quốc của chúng ta.
Diện tích trồng bông vải trong 3 tỉnh của chúng ta chỉ có 2,500 héc-ta mà lại trồng tỉa một cách phân tán cho nên rất khó định giá chính xác. Nếu lấy chỉ tiêu là 3,500 tôn-nô sản lượng với trị giá thu gặt là 3 triệu đồng quan thì con số nầy còn quá thắp so với thực tế. Bông vải là mối hàng cung cấp cho các tỉnh ven biển nằm giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ và một số bông vải tốt đã được bán sang tỉnh Quảng Châu bên Trung Quốc với giá bán 20% rẻ hơn so với bông vải sản xuất từ xứ Bengale bên Ấn Độ. Triển vọng phát khai thác công nghiệp sản xuất bông vải rất là to lớn và nhất là có thể cải thiện một cách đáng kể.
Diện tích trồng mía cũng tương đương với diện tích trồng bông vải. Sản lượng đường mía lên đế 7,500 tôn-nô và một phần trong số nầy cung cấp cho miền Bắc bằng ghe thuyền đường biển. Trị giá sản lượng nầy là 4 triệu đồng quan Pháp.
Ở Pháp quốc hiện nay người ta nhắm vào vào các nguồn tài nguyên từ việc nuôi tằm trên lãnh thổ thuộc địa của chúng tạ Có thể nói rằng nghề nuôi tằm ở đây chỉ mới được gieo mầm trong tình trạng phôi thai.
Kỹ nghệ nuôi tằm lấy tơ dù rất phổ biến ở Nam Kỳ nhưng phải nói rằng rất hiếm thấy. Không có một nơi nào hội đủ các yếu tố cần thiết để có thể sản xuất một cách quy mô. Người trồng dâu thì không trực tiếp nuôi tằm còn người nuôi tằm thì phải tìm lá dâu ở nơi khác. Căn nhà lụp xụp của người An Nam thường cũng là một căn trại nhỏ nuôi tằm và sản xuất nhiều lắm vài cân tơ sợi. Kỹ thuật kéo tơ còn thô sơ, màu sợi tơ thì vàng, sợi tơ thô và chỉ kéo được chưa tới 1/2 kí lô sợi .Chu kỳ nuôi tằm lấy tơ kéo dài trong khoảng từ 45 đến 50 ngày. Trứng tằm chỉ có thể sống và nở trong vòng 10 ngày. Sâu tằm có thể sinh sản quanh năm.
Diện tích trồng dâu nuôi tằm khoảng 2,050 héc-ta để sản xuất khoảng 6,000 kí lô sợi tơ thô trị giá 240,000 đồng quan Pháp. Miền Bắc nhập cảng một số mặt hàng tơ lụa sản xuất từ Sài Gòn.
Ngoài những nguồn khai thác vừa kể trên còn có thêm những nguồn khai thác khác ít quan trọng hơn như cây chàm (tràm) được trồng ở Biên Hòa trên một diện tích 400 héc-ta; sản xuất muối ăn ở Bà Rịa với một diện tích là 500 héc-ta với sản lượng 70,000 tôn-nô muối trị giá 1,200,000 đồng quan Pháp. Đây là một loại nhu yếu phẩm vật cần yếu để giao thương với các bộ tộc trong nội địa và ở vùng đồng bằng sông Mé-Kong, một loại nhu yếu mà họ không thể nào sản xuất được. Rau cải phơi khô, trầu, cau, cây thuốc nhuộm cung ứng cho các tỉnh nội địa ở miền Tây hay ở các tỉnh ở Cao Miên. Cá khô mặn, gạo, bắp, là nguồn thức ăn cho toàn thể dân chúng, cây gỗ xây cất, phân bón động vật, dây thừng bằng nứa hay bằng sơ dừa, bao đựng thóc, các loại hương liệu, trà kém phẩm chất so với trà Trung Quốc, vân .,vân . , tất cả các thứ nầy đều nằm trên bản danh sách các sản vật trao đổi giữa dân chúng bản xứ trên vùng đất Trung Ấn nầỵ
Để tránh sự trình bày chi tiết trở thành các khô khan, tôi sẽ tóm lược những sản lượng chính yếu trong 3 tỉnh của chúng ta trong một bản liệt kê như sau:
Diện tích Sản lượng Trị giá Ghi chú
Sản vật canh tác kg francs
héc-ta
Lúa gạo 105,000 210,000,000 35,000,000 Số lượng trọng tãi
Thuốc lá 4,000 5,000,000 1,200,000 Lá thuốc phơi khô
Bông vải 2,500 3,500,000 3,000,000 Đã tuốt hột
Đường mía 2,500 7,500,000 4,000,000 Đường thô
Tằm tơ 2,000 6,000 240,000 Tơ sợi thô
Muối ăn 500 70,000,000 1,200,000 Chưa tinh chế
Cây trà 400 500,000 200,000
`Trầu 200 3,000,000 1,200,000 Lá trầu tươi
Rau, trà, Trồng trọt trên các
đậu phọng ? 1,000,000 4,800,000 hửa đất nhỏ khó có
liệt kê chính xác
Cau 3,000,000 cây ? 3,000,000 Bán từng quày cau.
Dây thừng ? 1,500,000 300,000
Ngư nghiệp 1,000,000
Màu nhuộm 200,000 160,000 Cây nhuộm, dây
móc câu, rệp son
Hạt ép dầu 800,000 200,000
Thú sản 1,000,000 500,000 Da, sừng, ngà voi
117,000 304,000,000 56,000,000
Trong bảng liệt kê nầy, tôi chỉ mới đưa ra những sản vật xuất cảng. Các loại cây gỗ xây cất chưa có thể liệt kê ra được và mặc dù có một trị giá đáng kể việc khai thác loại sản vật nầy vẫn chưa được đặt trên một căn bản thường xuyên. Tôi chỉ cần nêu ra rằng riêng năm 1863, đã có 6 tàu chở sang Thượng Hải nhiều loại gỗ quý hiếm, điều nầy cho thấy nền khai thác gỗ sẽ trở thành một nguồn lợi tức phong phú của dân chúng.
Người ta thấy rằng nếu cộng thêm vào các phần đất đang canh tác một diện tích 80,000 héc-ta sau một thời hạn gieo trồng lúa thóc thì sẽ có một vùng đất trồng trọt là 2,000 cây số vuông. Thêm vào đó, 500 cây số vuông đất vườn trồng hoa màu chia cắt vụng vặt đến mức không thể đưa vào bàn liệt kê vừa mới trình bày ở phần trên; 2,000 cây số vuông sông rạch, đồng lầy, đường xá, nhà cửa vân. . .vân . . ., nâng con số nầy lên thành 4,000 cây số vuông. Như vậy, diện tích 3 tỉnh của chúng ta là 8,000 cây số vuông. Trong diện tích nầy thì 3,500 cây số vuông là đất hoang hay rừng đang chờ đợi chúng ta khai thác trong tương lai. Các phần đất nầy phần chính nằm ở phía Bắc tỉnh Gia Định và tỉnh Biên Hòa, tức là những vùng trù phú hơn hết của lãnh thổ Nam Kỳ thuộc Pháp. Vì là vùng đất cao và khó tưới nước hơn là ở các vùng đất ven biển cho nên không thể cấy trồng lúa thóc theo tập tục của người dân An Nam và như chúng ta đã thấy, ngoài ngành nông nghiệp trồng lúa thì tất cả những vùng đất màu mỡ khác vẫn còn nằm trong tình trạng phôi thai mặc dù chúng có tất cả những khả năng sản xuất tuyệt hảo. Các vùng đất phía Bắc phì nhiêu không bị ô nhiễm nầy nếu được khai khẩn trồng cây thuốc lá, bông vải, đường mía, dâu tằm thì đây là một sự phát triển lớn lao hiện nay đang chờ đợi chúng ta.
Đừng cho rằng thiếu bàn tay nhân lực để cáng đáng cho nhu cầu phát triển nầy. Nếu kiểm kê một cách nghiêm chỉnh thì số dân trong vùng đất thuộc địa của chúng ta hiện giờ lên tới 1,100,000 dân so với mức bình thường là 1,400,000 dân và nếu như sự thiết đặt cơ sở của chúng ta được thực hiện một cách lâu dài và hòa bình được bảo đảm thì số dân số bình sẽ đạt lại mức bình thường nầy trong một tương lai rất gần.
Như vậy mật độ phân bổ cư dân là 160 trên 1 cây số vuông, một mật độ cao so với nhiều nước ở Âu Châu. Một điểm khác cần lưu ý ở đây là hầu hết dân bản xứ sinh sống theo nông nghiệp còn thợ thuyền, lái buôn thì hầu như hoàn toàn thuộc về những khách di dân Ấn Độ và Trung Quốc.
Như vậy, không những chúng ta không phải sợ thiếu bàn tay nhân lực để khai phá và canh tác ở Nam Kỳ hạ, chúng ta còn có thể cung ứng nguồn nhân lực đó và chúng ta đã thực hiện điều nầy cho thuộc địa của chúng ta ở vùng Bourbon.
Tôi cũng sẽ phải nhận định rằng, những số liệu được đưa ra ở đây là những con số tối thiểu sau khi đã cẩn thận loại trừ những điều phô trương phóng đại cũng như những thành quả chưa được tin cậy. Khi nhắc lại tính cách không vẹn toàn trong chế độ nông nghiệp của người An Nam là họ bỏ qua tất cả các ngành nông nghiệp khác để chỉ chú trọng vào những đồng ruộng sản xuất lúa gạo cho tương lai thì có thể nói rằng con số 200,000,000 trị giá sản phẩm xuất cảng hằng năm từ 3 tỉnh của chúng ta sẽ không bị xem như là một sự phô trương quá mức khi mà tất cả mọi lãnh vực về nông nghiệp đều được khai thác cho ngành xuất cảng hiện nay.
Đến đây, chúng ta thử xét xem nền thương trường của người Âu Châu hiện đang khai thác như thế nào những nguồn tài nguyên đó. Tôi sẽ không đề cặp đến những năm đầu tiên của cuộc xâm chiếm vì có những tình huống quá đặc biệt gây ảnh hưởng trên những kết quả thu gặt được khiến cho việc so sánh những kết quả đó không thể thực hiện được; Thí dụ như vào năm 1860 vì có nạn đói xảy ra ở Ấn Độ cho nên phải xuất cảng 55,000 tôn-nô gạo mặc dù lúc đó Sài Gòn đang bị quân dân An Nam phong tỏa cùng với những luật lệ quá đáng; năm 1861, khi chiến tranh bùng nổ thì tình trạng pháp lý và thương mại cũng vẫn giữ một mực như thế; năm 1862 dân quân nổi dậy vào thời điểm thu gặt khiến một phần lớn bị tiêu hao mất đi. Mặc dù năm 1863 tình trạng bất ổn vẫn còn dây dưa nhưng đã có một số lượng là 75,000 tôn-nô được luân lưu trong năm nầy. Vào tháng 11, vì có sự phản đối của dân chúng, quan thống đốc đã phải một vài lần lo bảo vệ cho việc xuất cảng gạo thóc. Tuy nhiên, nếu mùa thu gặt được thực hiện một cách yên bình thì có thể nó cũng sẽ mang lại cho xứ nầy một nền xuất cảng bình thường và liên tục. Vào ngày 1 tháng 1 dl (năm 1864), lệnh cấm xuất cảng gạo được tuyên bố (đúng ra La Grandière đã ra lệnh cắm xuất cảng gạo từ tháng 8 dl năm 1863 = chú thích riêng của người dịch dựa theo sách Abrégé de l Histoire d Annam của tác giả Alfred Schreiner, trang 259), và mặc dù có những hiệu quả giận dữ ở bên ngoài vòng kiểm soát từ trước đây, hoạt động chuyển vận đường thủy trong 3 tháng đầu năm 1864 cũng được ghi nhận như sau:
Nhập bến cảng Sài Gòn từ 1 tháng 1 dl đến 1 tháng 4 dl năm 1864: 26,063 tôn-nô do 75 tàu thuyền khác nhau chuyên chở tới, bốc dở từ tàu vào kho cảng bởi 2,105 lần khuân vác của các phu khuân vác đi theo tàu thuyền; trong số trọng tải nhập bến nầy thì tàu thuyền của Pháp đã chở đến 10,332 tôn-nô.
Cùng trong thời gian đó, trọng lượng hàng hóa rời bến cảng Sài Gòn là 24,898 tôn-nô chuyển vận do 75 tàu thuyền khác nhau, bốc dở hàng lên tàu thuyền bởi 1,611 lần khuân vác của các phu khuân vác đi theo tàu thuyền; trong số trọng tải rời bến cảng nầy thì tàu thuyền Pháp đã chở đi 11,294 tôn-nô.
Tổng số chuyển vận sản vật được phân bổ qua 86 tàu thuyền khác nhau cho một trọng tải là 29,000 tôn-nô, trong số đó có 17 tàu thuyền và 5 tàu chạy bằng máy hơi nước của Pháp chuyển tải 7,323 tôn nô.
Lại phải cộng thêm vào từ 7 đến 8,000 tôn-nô từ ngành chuyển vận cận duyên tắp nập của các ghe thuyền dọc theo bờ biển chạy dài từ đảo Hải Nam đến bến cảng Sài Gòn. Hoạt động chuyển vận nầy mang tới lãnh thổ của chúng ta các mặt hàng như vải tơ lụa, vôi, cá khô mặn, nước mắm, vân. , vân. , và chở đi các mặt hàng như gạo, đường, bông vải, rơm lợp mái nhà vân. , vân. .
Như vây, tổng số trọng tấn xuất cảng từ bến cảng Sài Gòn là 32,000 tô-nô. Cần trừ đi trọng tấn chuyển vận khoảng 6,000 tô-nô của 5 tàu chạy bằng máy hơi nước để có được con số trọng tải hàng hóa ngoại thương thực sự từ vùng lãnh thổ thuộc địa của chúng ta: 32,000 - 6,000 = 26,000 tôn-nô. Con số nầy được liệt kê thành chi tiết như sau(1):
Mặt hàng Trọng tấn Trị giá
(tôn-nô) (đồng quan)
Gạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23,000 tôn-nô 3,700,000 fr.
Đường . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1,000 640,000
Gỗ xây cất . . . . . . . . . . . . . . . 300 60,000
Thú sản . . . . . . . . . . . . . . . . . 100 50,000
Trầu cau . . . . . . . . . . . . . . . . . 400 250,000
Bao đựng gạo và rơm . . . . . . . 700 50,000
Linh tinh (cây tràm,
tiệu hạt, dây thừng,
cây thuốc nhuộm) . . . . . . . . . 500 250,000
Tổng cộng: . . . . . . . . . . . . . . . 26,000 tôn-nô 5,000,000 fr.
____________
(1) Cần phải giải thích một vài điểm bất thường về những số liệu được tôi nêu ra: người ta sẽ lấy làm lạ kỳ khi thấy rằng 75 tàu thuyền nhập bến cảng Sài Gòn mà phải cần đến 2,100 lược khuân vác bởi các phu khuân vác để bốc dở trong khi 73 tàu thuyền xuất bến cảng Sài Gòn lại chỉ cần có 1,611 lược khuân vác. Lý do của sự sai biệt nầy là vì vào thời kỳ gió mùa theo hướng Bắc-Đông, số thuyền buôn của người Trung Quốc nhập bến cảng Sài Gòn rất nhiều và số lượng chuyên chở cũng như số thủy thủ khuân vác trên các tàu thuyền nầy của người Trung Quốc thường nhiều gắp bội so với các tàu thuyền của các nước Âu Châu có cùng một sức sức chuyên chở. Số trọng tấn của 75 tàu xuất bến cảng Sài Gòn là do những tàu mang cờ hiệu của các nước Âu Châu đảm trách cho nên số thủy thủ đoàn khuân vác trên các tàu thuyền nầy ít hơn.
Trong số 5 tàu chạy bằng máy hơi nước nhập bến cảng Sài Gòn trong 3 tháng đầu năm 1864 được nêu ra ở trên thì 4 chiếc là tàu chuyển vận của hoàng gia Pháp. Trên thực tế các tàu nầy dự phần vào đội thương thuyền của Pháp. Số sản lượng chuyên chở của các chiếc tàu nầy để xuất bến cảng Sài Gòn chỉ có 6,000 tôn-nô và số nhập là 5,000 tôn-nô.
Số tổng cộng và sự phân chia mà tôi đã nêu ra ở bản liệt kê trên đây có vài điểm sai biệt với các số liệu chính thức do báo chí của chính quyền thuộc địa đã và sẽ đưa ra. Sự sai biệt nầy thường là do ở việc phóng chừng tình hình hoạt động chuyên chở cận duyên mà chỉ dựa trên tình hình chuyển vận ở Sài Gòn để lập thành các bản thống kê. Có rất nhiều giao dịch bên trong nội địa không được chú trọng tới. Chính là việc nghiên cứu các mặt hàng nội địa dự trữ chứa trong các kho nhất là từ các kho ở thành phố Chợ Lớn của người Hoa mà tôi đã đưa ra những con số lên bản kê khai kể trên, chỉ có những số liệu mà tôi cho rằng càng gần đúng với thực tế thì càng tốt.
*
Tình thế nầy có vẻ như là ghi nhận một sự thịnh vượng tương đối nhưng đồng thời còn là sự biểu lộ một tình trạng trì trệ rõ rệt.
Tàu thuyền thưa thớt trên các sông rạch đúng như người ta có thể dự kiến sau khi bến cảng Sài Gòn đóng cửa vào tháng 11 và tháng 12 đã qua. Gạo thóc chứa trong các kho ở Sài Gòn và Chợ Lớn gia tăng; giá thị trường từ 12.fr đồng quan Pháp mỗi tạ (1 pikul = 122 pounds tức vào khoảng 66 kí l ô) thì nay sụt giá còn có 9.fr trong khi đó thì cước phí chuyên chở lại gia tăng một cách đáng giận.
Vào ngày 1 tháng 4 d.l, hàng tồn kho ở Chợ Lớn, một trung tâm thương mại quan trọng nhất trong ba tỉnh của chúng ta, được ghi nhận như sau:
Gạo 20,000 tôn-nô
Rau cải khô 1,000 "
Linh tinh (nhiều nhất là cây nhuộm) 1,500 "
Người ta đang đợi một số lượng bông vải đáng kể từ Nam Vang và từ Biên Hòa; gạo thóc tiếp tục gia tăng bởi các đoàn xe vận tải và nhập vào kho thành phố với mức độ từ 5 đến 6,000 tạ mỗi ngày, tương đương với trọng tải chuyên chở của một tàu bình thường. Người ta mong rằng sau khi đã biết rõ rệt thì tình trạng nầy sẽ được đổ dồn vào các tàu lớn trong bến cảng Sài Gòn. Hậu quả là càng phải cần dựa vào thực tế để dự đoán sự chuyển vận hàng hóa một cách tổng quát trong năm theo cách tính toán áp dụng cho thời kỳ 3 tháng đầu năm. Theo cách tính toán nầy thì có 104,000 tôn-nô hàng xuất bến cảng mà trong số đó gạo thóc chiếm hết 92,000 tôn-nô. Vậy, như đã thấy, là có thể ước lượng khoảng 1000,000 tôn-nô cho mặt hàng nầy xuất bến cảng cho một mùa gặt. Người ta lại có thể hy vọng rằng vào năm 1864 sự chuyển vận đường thủy sẽ gia tăng thêm 1/3 so với năm trước.
Trị giá hàng chuyển vận xuất bến cảng nếu được tính theo cách thức như trên sẽ đạt tới mức 20 triệu đồng quan Pháp.
Việc đánh giá các mặt hàng nhập bến cảng thì khó hơn. Tuy nhiên vì mặt chuyển vận nhập bến cảng ít quan trọng hơn, cho nên chỉ cần định giá loại nào mà tôi gọi là có giá trị thực chất cho thuộc địa của chúng ta. Cần một thời gian lâu hơn để phát triển ngành nhập cảng và Sài Gòn sẽ sớm trở thành một thị trường hàng hóa sản xuất từ Pháp quốc để cung ứng cho các nước trong vùng biển Trung Hoa hơn là cho vùng lãnh thổ thuộc địa của chúng ta.
Hơn nữa, muốn đánh giá ảnh hưởng của sự chuyển vận nhập vào bên cảng Sài Gòn đối với sự chuyển vận trong ngành kỹ nghệ của nước Pháp như thế nào thì không những phải chú ý tới thị trường hàng tiêu thụ mới được nhập bến cảng Sài Gòn mà còn phải xét tới tính cách mới mẻ và phong phú của các mặt hàng đó tạo ảnh hưởng như thế nào lên nền thương mại của nước Pháp ở Singapore, ở Hồng Kong và ở Thượng Hải.
Trước đây 5 năm rất hiếm thấy những mặt hàng của nước Pháp trên thị trường của 3 lãnh thổ vừa kể trên. Ngày nay thì các mặt hàng từ Paris, đồ hàng xén, thực phẩm mang nhãn hiệu nước Pháp tràn ngập tại 3 nơi đó.
Hàng sành sứ, hàng gia dụng của Pháp hầu như đánh gục các mặt hàng tương tựa của người Anh.
Vào năm 1855, vào 3 tháng cuối năm, hoạt động chuyển vận tại bến cảng Thượng Hải gồm có 564 tàu thuyền trong số nầy gồm có 249 tàu thuyền của người Anh, 57 của Mỹ, 7 của Đan Mạch, 11 của Hòa Lan, 11 của xứ Hambour, 9 của Thụy Điển, 3 của nước Peru, 2 của xứ Brême, 6 của nước Tây Ban Nha, 5 của nước Bồ Đào Nha, 4 của nước Xiêm La. Người ta thấy hầu như tất cả các nước có nền hàng hải đều hiện diện ngoại trừ nước Pháp.
Năm 1863, có 22 tàu thuyền hàng hải Pháp nhập bến cảng Thượng Hải. Những kết quả tương tựa cũng được nhận thấy ở cảng Singapore và Hồng Kong.
Sau cùng, trị giá hàng nhập bến cảng Sài Gòn trong năm 1863 là 12 triệu đồng quan Pháp trong đó có 7 triệu đồng quan hàng hóa Pháp so với tổng trị giá hàng hóa Pháp nhập các bến cảng trong vùng biển Trung Hoa là 20 triệu đồng quan trong cùng năm nầy và tổng số trị giá của nền hàng hải thương mại của Pháp chưa đạt được tới mức 100 triệu đồng quan fr.
Để có một sự so sánh cuối cùng về những điểm liên hệ đến các vùng lãnh thổ thuộc địa của chúng ta, tôi thêm rằng, tổng giá trị thương mại xuất nhập cảng của toàn thể nước An Nam vào năm nhộn nhịp nhất tức vào năm 1841 là 3 triệu đồng quan fr.
Dù tôi có đánh giá quá đáng về tình hình cư dân bản xứ Nam Kỳ hạ chịu đầu phục tức khắc và toàn diện thì cũng hy vọng rằng, trong khoảng một thời gian thật ngắn người ta sẽ thấy rằng việc xâm chiếm lãnh thổ có thể giảm lần lần xuống mức độ bình thường và chính quyền cai trị quân sự sẽ được thay thế bằng chính quyền cai trị dân sự. Không thể chối bỏ những thành quả mà phía quân sự đã thi hành để chiếm cứ và tổ chức cai trị lãnh thổ thuộc địa nhưng người ta lại không thể nào phủ nhận rằng vẫn còn có một sự lo âu nào đó trong tâm trí; nếu thay đổi những đường hướng sự vụ cần thiết và thường xuyên thì sự lãnh đạo sẽ không được tốt; nếu muốn thấy cái gì cũng phải tuyệt đối thì sẽ bị lầm lỗi khi đặt xứ sở phải thích hợp theo ý hướng riêng của mình thay vì phải sửa đổi những ý tưởng của riêng mình tùy theo tình hình của xứ sở.
Trong những chiến dịch quân sự ở Nam Kỳ hạ không có gì đòi hỏi khác hơn là sự quyết định với lòng kiên trì và người ta đã luôn luôn thấy dân cư bản xứ ít hiếu chiến phải chịu khuất phục trước bất cứ một sự biểu dương lực lượng ngay từ lúc mới khởi phát .*1 (*1 : dĩ nhiên là tôi không muốn nói tới cuộc khởi đầu xâm lược lãnh thổ nầy ). Vậy thì chúng ta hãy thừa cơ hội dễ dàng của công tác bình định hiện giờ và trong tương lai như vừa được tóm lược ở đây để tránh khỏi những công tác chinh phục dai dẳng tai hại như đã xảy ra ở nước An-giê-ri, để thay thế chính quyền quân sự bằng một chính quyền dân sự ngay từ lúc quyền lực của chúng ta đã được thiết đặt trên các vùng đất nầy. Như vậy có nghĩa là chuyển từ tình trạng chuyển tiếp sang tình trạng ổn cố, từ tình trạng nhất thời sang tình trạng vĩnh viễn, chấm dứt tình trạng e dè lưỡng lự trong nền thương mại và mang lại một sức đẩy mới cho các doanh nghiệp của các nước Âu châu.
Dù rằng có những thể chế chao đảo liên tiếp từ 18 tháng qua ở Nam Kỳ hạ, dù có những biện pháp đối nghịch, những cách giải quyết ấu trĩ, những trói buộc không cố ý ảnh hưởng lên những sáng kiến thì lãnh thổ thuộc địa của chúng ta vẫn có một sức sống lớn lao mà người ta có thể so sánh với câu nói Fara da se (tự mình giải quyết lấy) khi nóí về nước Ý Đại Lợi. Chỉ trong vòng 2 năm đã có 200 căn nhà của người Âu Châu ở Sài Gòn (có thể F.Garnier nói từ năm 1862 tức là năm hoà ước Giáp Tuất được phê chuẩn đến năm 1864. Chú thích của F.Garnier cho biết rằng vào ngày 1 tháng 3 số nhà lợp ngói là 177 và số nhà lợp lá là 147 (nhà phụ . v.v . .) .
Vào ngày 1 tháng 5 loại nhà lợp ngói tăng lên quá con số 200 rất nhiều). Những căn nhà của người Âu Châu nầy được xây cất lại từ những ngôi nhà đổ nát của người An Nam trước đây để lập thành phố thủ đô thuộc địa của người Pháp với số dân cư gần 4 triệu người; đó là không kể đến giá trị đất đai. Thương nghiệp hiện đang thử bổ xung những khiếm khuyết trong các công tác do nhà nước (Pháp quốc) đảm trách bằng cách thành lập một công ty đào vét vũng ụ sửa chữa tàu thuyền; một dịch vụ thông tin liên lạc giữa Singapore và Sài Gòn bằng loại tàu chạy máy hơi nước để thay thế cho ngành chuyển đạt thư tín thất thường và tùy thời do các tàu chiến đảm trách định kỳ theo ngành chuyển vận của hoàng gia Pháp quốc. Các kỹ nghệ máy móc, khai thác gỗ được thành lập. Một vài nhóm thực dân ở vùng Bourbon bị thu hút bởi các tiện ích chuyển vận của xứ nầy cho nên họ đang suy tính thiết đặt các nhà máy lọc đường mía ở đây để giảm bớt chi phí tiêu hao trong việc dùng quá nhiều lừa và xe kéo để chuyển tải mía ở đảo Réunion. Thị trường chuyển nhượng trồng cây thuốc lá đang thành hình. Ngành kỷ nghệ tơ tằm đang được chú trọng nghiên cứu. Tấc cả những sự tiến triển được nẩy nở giữa những tình hình không mấy tốt đẹp cùng với những mâu thuẫn tai hại. Số kiều dân Âu châu ở Sài Gòn ngang bằng và có thể vượt hơn số kiều dân Âu châu ở Singapore đã có kể từ 50 năm qua tới nay. Phải chăng tất cả những điều nầy lại là những bằng chứng nguy hại cho các mầm móng nẩy sinh sự phồn thịnh ma thiên nhiên đã đặt để trên phần lãnh thổ nầy của miền Nam Kỳ hạ hay sao? Và phải chăng chúng ta không thấy được rằng chúng ta đang hưởng được lợi lộc một cách nhanh chóng hơn là chúng ta mong đợi hay sao ?
*
III
Trên đây là thời điểm hiện tại của miền Nam Kỳ thuộc Pháp. Phải thấy rằng thời điểm nầy không phải chỉ là những hứa hẹn nhưng nó cho phép ta dự tính được tương lai một cách xác thực. Tôi lặp lại rằng: đừng quên chúng ta đang ở vào buổi giao thời của cuộc chinh phục và chỉ mới đếm được từng giờ chung đụng với một dân tộc đã sinh sống lâu đời ở đây.

<< Chương 26 | Chương 28 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 593

Return to top