II/
Cuộc đời ngoại giao của ông Phan Thanh Giản khởi đầu kể từ khi đoàn quân viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha đánh bại tướng tài ba của nước Đại Nam Nguyễn Tri Phương nơi chiến lũy Kỳ Hoà và sau khi viên khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi được triều đình Tự Đức ở Huế trao cho toàn quyền đối phó với người Pháp.
Thay vì tiếp tục dùng giải pháp quân sự để kháng cự thì Nguyễn Bá Nghi lại áp dụng kế hoãn binh (ĐTLCB, đệ tứ kỷ III, quyển XXIV, trang 208, bản dịch, Hà Nội) sai người đi cầu hòa thương luợng với Charner trên chiến hạm Primaugel đậu trên sông Sài Gòn. Từ lúc bắt đầu thương thảo về những điều kiện do kẻ địch đưa ra để ngưng chiến và tái lập hòa bình, Nguyễn Bá Nghi không những không chấp nhận những điều kiện đó mà còn trao thơ trách cứ cho rằng những đòi hỏi của người Pháp chỉ có lợi cho nước Pháp và có hại cho nước Đại Nam mà thôi và người Pháp A. Schreiner đã đưa ra một sự phê phán rằng: "Những người An Nam đi thương thuyết họ đã quên một hệ quả cốt yếu của chiến tranh là kẻ chiến bại không được phép đòi hỏi lợi lộc." (Le négociateur annamite feignait ignorer une conséquence essentielle de la guerre, que le vaincu ne saurait reclaimer des avantages) (A.Schreiner, Abrégé de l Histoire d Annam, trang, 207, 208, nhà xuất bản Chez l Auteur, Sài Gòn, 1906).
Ngày 26 tháng 4 dl năm 1861 Charner thư hồi đáp cho Nguyễn Bá Nghi như sau:
-"Rằng, nếu hoà ước được ký kết, nền ngoại thương của người An Nam, vốn đã bị tiêu hại vì sự phong tỏa của những tàu tuần tra thì nay đã lấy lại được sự giao lưu một cách tự do, rằng với sự thực hiện cơ sở của người Pháp ở Sài Gòn và Mỹ Tho thì sự thịnh vượng của miền Nam Kỳ hạ sẽ được phát triễn cao hơn là trước khi có chiến tranh xảy ra, rằng, thay vì gây khốn khó thì trong nhiều tình huống, nước Pháp có thể yểm trợ hậu thuẫn cho triều đình Huế. Khi chuyển đến quan ngài phòng biên quân thứ những nhận định nầy, bản chức mong rằng sẽ hân hạnh nhận được một sự hồi đáp khả dĩ có thể dự đoán được một vài cơ may hoà giải ." ( Le vice-amiral répondit le 26 avril "que, si la paix était signée, le commerce extérieur dea Annamites, alors détruit par les croiseurs, reprendrait librement son cours; que par le fait de l établissement des Français à Saigon et à Mỷ Tho, la prospérité de la Bassse-Cochinchine se développerait même au delà de ce qu ell était avant la guerre, qu enfin, la France, au lieu de créer des difficultés au gouvernement de Huế, pourrait, dans bien des circonstance, lui prêter son appui.En transmettant ces réflexions au phòng biên quân thứ, il dit qu il serait heureux de recevoir une réponse qu il fit entrevoir quelque possibilité de conciliation." (A. Schreiner, sách đã dẫn, trang 208).
Trước đó 3 ngày (23 tháng 4 dl 1861), Charner đã ra lệnh phong tỏa và cấm vận trên dòng sông Mê-Kong, trên các sông lạch vùng đồng bằng của con sông nầy ngoại trừ sông Sài Gòn và cấm mọi chuyên chở lúa gạo trên vùng biển của đế quốc An Nam. Ngày 19 tháng 4 dl năm 1861 ra lệnh giới nghiêm trên toàn thể các vùng lãnh thổ chiếm đóng. toàn bản văn lệnh cấm vận và lệnh giới nghiêm của Charner được A. Schreiner ghi lại như sau:
- "Le vice-amiral commandant en chef les forces navales françaises dans les mers de Chine, et les forces de terre et de mer en Cochinchine;
Considérant qu en attendant l institution de tribunaux compétents pour juger les crimes et d élits, il est urgent de pourvoir à leur répression;
Considérant, en outre, que la guerre cotinue d exister entre le gouvernement de l Empereur et le gouvernement de Huế:
Déclare: Coformément à la loi du 9 au 11 août 1849, article 5, chapitre II, les provinces de Saigon, de Mỷ Tho et tous les territoires occupés par nos troupes son en état de siège.
Néanmoins, conformément à l article 7, chapitre III de la loi précitée, l autorité civile continue, comme par le passé, d exercer le pouvoir dont ell est révêtue, et ce n est que du moment où cette autorité devient insuffisante que, sur un ordre d inforner du commandant en chef, l action de l autorité militaire commence.
Le général commandant les troupes du corps expéditionnaire, les commandants particuliers de Saigon et de Mỷ Tho, sont chargés de donner toute la publicité possible à la présente déclaration " (A.Schreiner, đã dẫn; trang 205, 206).
Tạm dịch:
- " Thủy sư phó đề đốc tư lệnh các lực lượng hải quân của nước Pháp ở hải phận Trung Hoa và các lực lượng bộ binh ở Nam Kỳ;
Chiểu chi, trong khi chờ đợi các định chế tòa án có thẩm quyền xé xử các tội phạm hình sự và các trường hợp khinh tội, cần phải áp dụng phương cách khẩn cấp để chận đứng những tội phạm đó;
Chiểu chi, ngoài ra, trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn giữa chánh phủ của triều đình nước Pháp và chính phủ của triều đình Huế;
Nay tuyên bố: Chiểu chi, theo luật (Pháp) ban hành ngày 9 và 11 tháng 8 d.l năm 1849, điều 5, chương II, nay đặt tình trạng phong tỏa tại các tỉnh Sài Gòn, Mỹ Tho và các vùng lãnh thổ do quân đội (Pháp) của chúng ta đang chiếm đóng.
Tuy nhiên, chiếu theo điều 7, chương III của luật vừa kể trên, chính quyền dân sự vẫn tiếp tục, giống như trong quá khứ, hành xử các quyền hạn đã được trao cho đến khi nào chính quyền dân sự nầy không còn đủ năng lực thì lúc đó vị chỉ huy quân sự mới cho áp đặt chính quyền quân sự.
Tổng tư lệnh các lực lượng viễn chinh, các tư lệnh đặc biệt trong các tỉnh Sài Gòn, Mỹ Tho chiếu nhiệm vụ phổ biến rộng rãi tuyên bố nầy."
Khi gởi văn thư vừa kể trên, Charner đã đính kèm thêm bản sao lệnh phong tỏa và lệnh giới nghiêm nầy khiến cho phía người An Nam phải rụng rời. Trong tác phẩm Histoire de l Expédition de Cochinchine en 1861, của Léopold Pallu de la Barrière có ghi lại phản ứng của Nguyễn Bá Nghi khi phúc đáp cho Charner và được A. Schreiner trích dẫn như sau :
Cette nouvelle, dit Pallu, consterna les Annamites. Même après la prise de Mỷ Tho, ils avaient continu d espérer que les rigueurs de la guerre ne les atteindraient pas dans un approvisionnement qui, pour eux, est la première condition de la vie. Le Kinh lược se récria sur tant de dureté, sur les faits accomplis, sur l inflexibilité des conditions qui lui étaient transmises, enfin sur cette nouvelle calamité (3 mai 1861). "Depuis trois ans que vous nous faites la guerre, rien dans ce malheureux empire n a échappé aux coups que vous avez portés. Nos magasins ont été incendiés, nos forteresses prises et démantelées, nos bâtiments de guerre brûlés, notre commerce ruiné; nos jonques chargées d étoffes précieuses ont été coulées, nos soldats tués, nos maisons détruites. Vous nous demandez de l argent; nous sommes devenus pauvres. Est-ce donc un spectacle agréable au Maîttre du ciel que celui de tant de calamités donc vous êtes cause? Maintenant vous arrêtez les riz; nos peuples mourront donc de faim." Et à la fin, non sans fierté: "Puisque c est la dernière ressource que votre Excellence nous laisse, eh bien! nous trouverons encore des armes et nous vous combattrons."
Le vice-amiral répondit (7 mai 1861) "qu il ferait ses efforts pour repousser les armes par les armes.
Tạm dịch: Tác giả Pallu nói rằng sự kiện mới mẻ nầy khiến cho người An Nam bị sửng sốt. Ngay cả vào lúc tỉnh Mỹ Tho đã bị chiếm cứ, họ vẫn còn tiếp tục hy vọng rằng chiến tranh khắc nghiệt sẽ không đụng tới nguồn thực phẩm mà đối với họ là điều thiết yếu số một cho cuộc sống. Viên quan kinh lược cực lực phản đối về những chuyện đã rồi, về tính cách không co dãn của những điều kiện gởi tới cho ông và nhất là tai họa mới nhận được (3 tháng 5 dl năm 1861). "Kể từ sau 3 năm các ông gây chiến với chúng tôi, không có một cái gì trong đất nước bất hạnh nầy thoát khỏi được những trận đánh đấm của các ông mang tới cho chúng tôị kho lẫm của chúng tôi bị thiêu rụi, thành quách bị đánh chiếm và giựt sập, tàu chiến bị đốt cháy, việc buôn bán của chúng tôi bị sụp đổ, ghe thuyền chở hàng tơ lụa quý hiếm của chúng tôi bị đánh chìm, quân binh của chúng tôi bị giết hại, nhà cửa bị thiêu đốt. Các ông đòi tiền; chúng tôi trở thành bần cùng. Như thế phải chăng là một cảnh tượng thú vị dâng lên cho đấng tạo hóa với bao nhiêu tai họa do các ông gây ra? Nay các ông lại chận ngăn lúa gạo và người dân của chúng tôi sẽ bị chết đói." Và cuối thư, với lời lẽ không kém phần tự phụ: "Và bởi vì đó là nguồn mạch cuối cùng mà quan soái để lại cho chúng tôi, vậy thì chúng tôi còn có có súng đạn, chúng tôi sẽ chiến đấu."
Viên Phó đề đốc viết thơ trả lời (ngày 7 tháng 5 dl năm 1861) rằng: " ông ta sẽ cố gắng đẩy lui súng đạn bằng súng đạn ".