Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tình Cảm, Xã Hội >> Đi Qua Ngày Biển Động

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 28524 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đi Qua Ngày Biển Động
Trần Thị Bảo Châu

Chương 5

Bà Trinh thật nhẹ nhàng khi sáng nay Trí chịu xách vợt đi theo bà vào sân tennis.
Dù mặt cu cậu vắn lầm lì, mặt lờ đờ vì bị kéo dậy sớm, Trí vẫn còn là đứa con ngoan, nguản hơn bà lo sợ. Nếu thế nhất định bà sẽ ép sao cho Trí vận động thật nhiều để nó không sung mản đến mức đêm mơ thấy hồ ly trong mộng.
Bà phải áp dụng triệt để câu Một tâm hồn minh mẩn trong một thân thể tráng kiện”. Muốn thế bà phải buộc Trí chơi thể thao.
Về bản chắt, tennis là môn thể thao tương đối toàn diện mang lại cho người chơi nhiều ích lợi về thể lực, trí lực và cả sự sảng khoái về tinh thần.. . Cả gia đình bà từng tốn bạc chục triệu để học thành thạo môn chơi từng dành cho giới quý tộc, sau đó hai đứa con bà không theo môn. Giờ thì bà phải lôi bằng được Trí trở lại sân, khởi đầu đã thuận lợi, bởi vậy bà phải đề Trí đi theo con đường mình đã vạch ra một cách hết sức ngọt.
Nhìn vẻ hờ hững của Trí, bà cũng oải lắm, nhưng bà không thể bỏ mặc Trí muốn làm gì thì làm. Bà phải kiên trì, mềm mỏng và nhất quyết không nản lòng.
Có thế bà mới chiến thắng con bé có cái tên nghe hết sức gợi cảm. Rất nhỏ nhẹ, bà bảo :
– Khởi động đi con.
Trí uể oải nghe lôi bà. Anh chả hứng thú gì với môn thể thao thời thượng này, khổ nỗi muốn lấy lòng mẹ, anh phải ... phụng mệnh khi nghĩ tới Hồng Miên, bởi vậy mỗi sáng phải đậy sớm đi đánh tennis cho vừa ý mẫu thân, suy cho cùng cũng đâu cực nhọc gì khi đạt được mục đích.
Vừa chậm rãi khởi động, Trí vừa hờ hững rảo mắt quanh sản. Ở đây thanh nin trạc tuổ anh ít hơn các bậc phụ huynh. Điều đó cũng dễ hiểu vì cho dù tới nay quần vợt không còn là môn thề thao dành riêng cho tầng lớp thượng lưu, nhưng thật sự để theo đuổi nó, người chơi ít nhất phải có mức thu nhập từ khá trở lên. Chưa làm ra tiền như anh chỉ ăn theo cha mẹ.
Trí chợt chú ý tới một thanh niên tóc dài được buộc lại. Nếu anh không lầm thì hắn là người đã đưa Miên về tối hôm đó, hắn là cấp dưới của mẹ Hông Miên.
Nếu hắn có điều kiện vào chơi ở sân này thì chắc chắn cuộc sống vật chất của hắn thuộc hàng khá. Điều đó chứng tỏ mẹ của Miên cũng thuộc giới VIP.
Những phụ nữ quá thành đạt đã quen sống độc lập đâu cần thiết phải có một ông chồng mới được có con. Mẹ cửa Miên là người bản lĩnh, một mình nuôi con với bà là bình thường, nhưng với mẹ Trí dường như đó là điều không thể chấp nhận được. Bà đặt nặng vắn đề này để quơ đũa Mẹ nào con nấy”.
Theo mẹ, Miên phải con gái nhà gia giáo đàng hoàng, cô không thể hòa hợp với gia đình Trí một gia đình danh giá.
Người thanh niên tóc dài hẳn là thành viên quen thuộc cúa sân tennis này nên trông hắn thật tự tin khi bước ra sân.
Mắt Trí không sao rời khỏi hắn ta, anh vẫn còn ấm ức khi nhớ hắn đã xem anh như một thằng nhóc trước mặt Miên. Đời còn dài mà, nhất định sẽ có địp để Trí trả đũa hắn.
Nhún vai, Trí bước về phía sân số ba. Anh chả hào hứng gì khi đánh với mẹ.
Nhưng bỏ lâu quá rồi, Trí chắc chắn sẽ thua xiềng niểng bắt cứ Quần thủ nào trên sân này.
Mới hơn một set, Trí đã thấm mệt, anh không linh động khi di chuyển nữa.
Bà Trinh không giấu sự thất vọng :
– Con bạc nhược đến thế là cùng.
Trí gượng cười cố múa force-hand cho đẹp, nhưng bà Trinh vẫn chưa vừa lòng.
Bà càu nhau :
– Cha với con, chỉ vào sân chiếu lệ, thấy mà chán !
Trí cũng đổ quạu :
– Vặy mẹ đánh với nguời khác đi.
Trí te te xách vợt ra bàn gọi nước uống.
Ngay tức thời gã tóc dài từ sân bên kia bước đến thế chỗ. Mẹ anh tức thời tươi tỉnh, bà hào hứng bỏ quên cả thằng con trai đang xụ mặt ngồi một đống.
Bà luật sư Khanh điệu đàng trong cái áo thun sát nách và cái quần sort ngắn bước đến ngồi với Trí.
Anh vội gật đầu chào, bà Khanh xởi lởi :
– Lâu quá mới thấy cháu. Chừng nào đi du học vậy ? - Chà ! Nếu biết bữa nay có cháu, cô đã đưa Mỹ Anh đi cùng rồi.
Trí chả lạ gì Mỹ Anh. Con nhỏ đó cùng học cấp ba với Trí. Nó cũng khá xinh gái, có điều kiêu kỳ, phách lối khó ai bì. Trời đày Mỹ Anh nên phách lối cho lắm và rồi cũng gục đổ trước anh San của Trí.
Nghe đâu bà Khanh đang tách Mỹ Anh khỏi San bằng cảch đưa nó đi học ở Singapore. Khổ một điều nó dốt Anh ngữ quá, thi tới thi lui mấy đợt vẫn chưa qua ải tiếng Anh, trong khi đó San mỗi ngày một trợt dài trên dốc. Đến cuối dốc rồi anh phải chịu cai nghiện và ông nội Trí đã biệt giam San nơi nào Trí cũng không biết rõ. Anh tò mò :
– Mỹ Anh dạo này thế nào rồi cô ?
Bà Khanh tươi tắn :
– À, nó khỏe. Tháng sau nó đi Mỹ.
Trí ngạc nhiên :
– Đi du học à ?
– Không. Nó theo chồng ...thật, chồng chỉ là phương tiện để con nhỏ đi Mỹ.
Cô phải làm thế vì tương lai của nó.
Trí gật gù :
– Cháu hiểu. Cũng tại anh San quá tệ.
Bà Khanh bỗng hỏi :
– Sao cháu không chơi vài set ?
Trí gượng gạo :
– Cháu mới chơi xong hai set.
– Mới hai set đã mệt rồi. Cháu vậy mà yêu, coi chừng con gái chê đó.
Nhìn bà Trinh và gã tóc dài quần thảo trên sân, bà Khanh cười cười :
– Cháu biết người đang trên sân với mẹ mình không ? Cái gã có tên là Dũng styl đó.
Trí nhún vai :
– Dạ không, và cháu cũng chẳng quan tâm.
Bà Khanh hạ giọng :
– Cháu nên quan tâm đi. Đó là một dạng Xuân Tóc Đỏ đời mới.
Trí ngơ ngác :
– Cháu không hiểu.
Bà Khanh không vội giải thích. Bà bâng quơ nhìn ra khoảng sân xanh và báng quơ nói :
– Ngoài số đông luyện tập vì mục tiêu lành mạnh, không ít người chơi tennis vì những mục đích phi thể thao. Anh chàng kia là những người thuộc dạng thiểu số, nhưng rất mực lợi hại.
Đang lúc Trí chưa nghĩ ra gã tóc dài kia lợi hại thế nào, bà Khanh đã chỉ cho anh thấy hai phụ nữ, một trạc tuổi Hồng Miên nhưng trông rất lõi đời và một trạc bốn mươi tuổi trông sấc sảo, lịch thiệp, sang trọng và dĩ nhiên cả hai đều là người đẹp.
Bà Khanh hỏi :
– Có khi nảo cháu nghe ba mẹ nhắc đến tên Hồng Nhạn chưa ?
Trí nhíu mày cố nhớ. Anh từng nghe ba mẹ lời qua tiếng lại vì một phụ nữ, nhưng không biết phải bà ta tên Hồng Nhạn không. Với anh chỉ có Hồng Miên là đáng lưu tâm, còn những Hồng khác anh chẳng để ý.
Bà Khanh lại nói :
– Người phụ nữ đeo băng đô vàng kia là Hồng Nhạn. Cô ta cùng nhóm với anh chàng Xuân tóc đỏ đang ... hầu vợt mẹ cháu đó.
Nghe bà Khanh nói thế, Trí bỗng tạp trung quan sát bà Hồng Nhạn. Gã “Xuân tóc đỏ” làm chung với mẹ Hồng Miên, biết đâu chừng bà Nhạn cũng vậy. Nếu thế chắc bà Nhạn cũng biết mẹ của Miên.
Trí tò mò :
– Họ cùng nhóm nghĩa là cung công việc phải không cô ?
Bà Khanh gật đầu :
– Đương nhiên rồi. Hồng Nhạn được xem như trưởng nhóm, cô ta rất kinh nghiệm với công việc đang làm.
Trí hỏi tới :
– Công việc cụ thể cứa họ là gì ? Thuộc công ty nào hả cô ?
Bà Khanh bật cười thành tiếng :
– Cái gì mà thuộc công ty nào ? Đúng là cháu chưa hiểu vấn đề rồi. Họ hoạt động tự do theo nhu cầu của khách. Mà khách ở đây là các sếp các đại gia.
Trí ngạc nhiên hết sức vì những lời bà Khanh vừa kể. Anh không hiểu nổi nhu cầu của các sếp trên sân tennis là yêu câu gì:
Anh hoang mang nhìn ra sân nơi mẹ mình đang bị gã Xuân tóc đỏ ... vẽ chạy tháo mồ hôi.
Giọng bà Khanh trầm xuống :
– Cháu xem, Hồng Nhạn đang giao dịch với sếp của công ty Hồ Am, hàng chính là cô gái xinh như mộng đi cùng.
Trí kêu lên :
– Bà ta môi giới mại dâm à ?
– Hồng Nhạn không từ chối nếu có yêu cầu, nhưng trên sân tennis này thì không phải vậy. Sếp của công ty Hồ Am đang cần một thư ký trẻ trung, xinh đẹp như người mẫu. Việc cua thư ký riêng này chỉ dơn giản là cùng sếp vác vợt ra sân để đánh ngoại giao với các sếp khác. Dĩ nhiên cô em phải qua lớp đào tạo cửa các bậc thầy dạy quần vợt có tiếng, nếu không cô em đâu đủ sức và lực gánh vác hộ sếp những set tennis tưng bừng ngoài sân. Bằng cách đó, giá trị cửa sếp sẽ tăng lên rất nhiều lần trong mắt đối tác, và công việc chắc chắn sẽ suôn sẻ hơn nhiều nhờ các kiều nữ ngoài sân này.
Trí liếm môi. Anh nhìn bà Nhạn, nói cười huyên thuyên và thảng thất nhận ra có nhiều nét quen ở người phụ nữ này.
Người Trí chợt nóng ran rồi lạnh băng, anh hỏi :
– Gã Xuân tóc đỏ kia thật sự là người như thế nào hả cô ?
Bà Khanh nhún vai :
– Xuân tóc đỏ là Xuân tóc đỏ chớ còn thế nào nữa. Có điều đời nay Xuân tóc đỏ toàn cởi xe a còng, chớ không ngồi xe kéo như thời của ông Vũ Trọng Phụng. Bởi vậy cháu liệu mối sáng tới đánh vài set với ba hoặc mẹ chớ đừng để như vầy.
Mặt Trí đổi sắc, giọng anh đanh lại :
– Xin lỗi cô, mẹ cháu không phải bà Phó Đoan.
Bà Khanh tỉnh như rươi :
– Cô dâu có ý so sánh đó. Chả là cô biết chắc trăm phần trăm, anh Lễ, ba cháu vừa nhờ Hồng Nhạn tiến cử cho mình một thư ký sân quần vợt với yêu cầu cụ thể là đẹp và chơi tennis giỏi. Ông Nhạn đã đáp ứng đúng yêu cầu này. Ba cháu tức tốc cùng thơ ký riêng bay ra Đà Nẳng đề giao dịch. Kỳ này chắc ông Lễ thắng lớn.
Dù khó chịu vì kiếu nhiều chuyện của bà Khanh, Trí cũng phải khen :
– Cô tài thật ! Chuyện gì cũng biết.
Bà Khanh cười tít mắt :
– Giao thiệp nhiều, quen biết rộng thì nắm nhiều thông tin là đương nhiên.
Thông tin đôi lúc còn có giá trị hơn vàng.
Trí hỏi gặng :
– Sao tự dưng cô lại biếu không cháu vàng ?
Bà Khanh không hề nao núng vì câu mai mỉa của Trí, bà nói :
– Chẳng phải cháu với Mỹ Anh là bạn sao ? Hơn nữa, con bé và San, cũng một thời yêu nhau, cô cũng quý San, khổ nỗi nó bây giờ tệ quá, nên cô không thể ủng hộ và Mỹ Anh. Nhưng với gia đình San, gia đình cháu, cô vẫn giữ nguyên tình cảm. Cô đã từng cảnh báo với mẹ cháu về Hồng Nhạn, song mẹ cháu quá tự tin nên xem nhẹ cảnh báo của, cô Hồng Nhạn không phải tầm thường, để cô ả nắm thóp rồi thì khỏi cựa quậy, Đã có hàng lố đại gia lọt vào bẫy của Nhạn. Họ phải nạp tiền vào tài khoản Hồng Nhạn hàng tháng nếu muốn yên ổn làm ăn.
Trí buột miệng :
– Nếu vậy bà Hồng Nhạn khác nào dân xã hội đen ?
Bà Khanh xuýt xoa khen :
– Cháu nhạy bén thật !
Trí bồn chồn. Ba anh vốn rất cẩn trọng trong quan hệ giao tiếp. Sao ông lại qua lại nhờ vả người như bà Hồng Nhạn nhỉ ?
Trí không ngăn được tò mò :
– Thật ra bà Hồng Nhạn là người thế nào hả cô ?
Bà Khanh chưa kịp trả lời, Trí đã thấy bà Nhạn lững thững đi về phía mình.
Trông bà ta mới quyến rũ làm sao, khíêu gợi làm sao với nụ cười trên môi và ánh mắt nhìn như mời mọc người khác phái.
Bỗng dưng Trí nghĩ ngay tới Miên của anh khi chạm cái nhìn khá lă rẳng của bà Hồng Nhạn. Rõ ràng Miên khác bà ta xa, nhưng cũng giống bà ta ở điểm gì đó mà Trí chưa nhận ra được. Chính điều lơ lững này khiến Trí có ác cảm với bà Nhạn.
Bà ta nheo mắt nhìn bà Khanh, giọng khiêu khích :
– Chào ! Anh luật sư của em dạo này thế nào mà lâu quá em hổng thấy ảnh ở bất cứ sân nào hả chị ?
Bà Khanh khinh khỉnh :
– Anh ấy vẫn bình chân như vại và chắc hẳn vẫn nhớ cô.
Bà Nhạn cười, giọng cười khúc khích trẻ trung như giọng con gái của bà ta khiến Trí sững sờ khi nhớ tới tiếng cười của Miên qua điện thoại. Sao mà giống thế !
Bà Nhạn vẫn ngọt sớt :
– Anh luật sư vẫn nhớ em à ! Em không ngờ ảnh nhớ dai dữ vậy. Nhờ chị nhắn với anh luật sư là em cũng rất nhớ ảnh nghen.
Bà Khanh trừng mắt :
– Trơ trẽn đến thế là cùng !
Bà Hồng Nhạn cười :
– Em vốn như vậy mà ! Thôi, không phá những giây phút riêng tư của chị với cậu Hoàng Tử Bé này. Trông hai người hay lắm, nhưng nếu chịu khó ra sân vờn nhau như bà chị Đoan Trinh vả cậu em Dũng styl của em thì chắc trông còn ...
loãng moạn hơn nhiều.
Mặt Trí tái đi vì tự dưng bị lôi vào cuộc một cách cay độc. Anh thấy mình và mẹ bị bà Nhạn sỉ nhục.
Trí nghiêm nghị :
– Bà Đoan Trinh là mẹ tôi. Yêu cầu bà xin lỗi mẹ con tôi về những gì bà vừa mới nói. Tôi không quen hạng người như bà, mẹ tôi cũng vậy, bà đã xúc phạm người khác bằng lời. Tôi sẽ không bỏ qua chuyện này.
Bà Hông Nhạn hơi khựng lại vì thái độ quyết liệt của Trí, nhưng sau đó bà ta nhanh chóng trở lại trạng thái bình thản lúc đầu.
– Ôi ! Té ra con là con trai anh Lễ. Thảo nào trông nét rất quen. Cậu em giống bố thời trai trẻ lắm. Ông Lễ thời trẻ rất nghiêm và không biết thế nào là nói đùa. Vừa rồi tôi đùa ấy mà. Nếu cậu em không thích, tôi thành thật xin lỗi vậy. OK ?
Trí khinh khỉnh :
– Bà thích đùa là chuyện của bà, nhưng từ giờ trở đi hãy nhớ tránh xa gia đình tôi ra. Đúng là cặn bã !
Mặt vẫn tươi cười, nhưng giọng bà Nhạn đanh lại :
– Đừng hỗn nhé ranh con ! Cỡ ông bố mày tao còn nắm trong tạy. Liệu hồn đó !
Trí mím môi lại. Anh tức điên lên vì giọng điệu ngoa ngoắt của bà Nhạn.
Tức chỉ để tức, chớ anh không thể làm gì, là đàn ông, ai lại cãi tay đôi hay động chân tay với phụ nữ, Trí nuốt nước bọt nhìn bà ta ưỡn ẹo trở lại chỗ các đại gia ngồi.
Bà Khanh nhếch mép :
– Cháu thấy cô ả 1à người thế nào ?
Trí cay cú :
– Thứ cặn bã như cháu vừa mắng. Nhưng tại sao bà ta lại biết ba cháu từ thời trai trẻ kìa ?
Bà Khanh nói :
– Ba cháu, ba Mỹ Anh đều quen biết Hồng Nhạn từ thời trẻ.
Trí buột miệng :
– Thật à cô ? Quen biết hay bạn bè như cháu và Mỹ Anh ?
Bà Khanh lấp lửng :
– Họ không phải bạn bè, nhưng có mối quan hệ khá mật thiết, vì cô ta thời đó đẹp nổi tiếng, mà dường như bác hai Phúc của cháu mới biết nhiều về Hồng Nhạn, còn ba cháu thì quen sơ thôi:
– Quan hệ như thế nào mà gọi là mật thiết khi không phải bạn bè, lại là người khác phái. Chẳng lẽ là ... là ...
Bà Khanh nhếch môi :
– Là già tình nhân non bồ bịch. Hồng Nhạn thời đó đã sống theo kiểu Anh thích thì em xin chiềú . Hồng Nhạn chiều tất tần tật các anh chàng hảo ngọt xung quanh, bù lại, các chàng phải móc hầu bao ra.
Trí kinh tởm :
– Một dạng kinh doanh bằng vốn tự có. Như vậy đâu thề gọi là già nhân tình, non bồ bịch khi tất cả đểu là sòng phẳng ?
Bà Khanh nói :
– Hồng Nhạn rất khôn ranh. Cô ta đâu để những con mồi của mình biết mình là một món hàng, trái lại Hông Nhạn đưa từng người tình vào mê hồn trận bằng những lời mật ngọt trên môi, anh chàng nào cũng tưởng mình là độc nhất của cô nàng. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phai lòi ra, huống hồ chi chuyện yêu đương của những người trẻ. Một ngày đẹp trời nọ, các chàng chợt nhận ra mình đã rót tiền vào một cái túi không đáy đề nuôi một nàng tình rỗng.
Trí tựa lưng vàơ ghế :
– Kết thúc thật bi hài ... Đúng không cô ?
Bà Khánh gật gù :
– Đúng vậy, nhưng những cuộc tình kiểu như trên thường có kết thúc bi nhiều hơn hài. Nghe đâu hồi ấy Hồng Nhạn vì quá khó khăn, túng thiếu nên mới làm thế.
Tri cười nhạt :
– Bây giờ thì sao ? Chẳng lẽ bà ta đang túng thiếu ? Cháu cho rằng do bản chất bà Nhạn vốn là như vậy.
Bà Khanh có vẻ hả hê khi Trí kết luận thế. Nhìn thôi, bà cũng nhận ra thằng nhóc đang căm Hồng Nhạn cỡ nào. Thằng nhóc đâu biết rằng bà cũng ghét mẹ nó y như là ghét Hồng Nhạn, thậm chí bà ghét Đoan Trinh hơn cả Hồng Nhạn là đằng khác. Bà thích nhìn những kẻ bả ghét đau khổ vì bất kỳ lý do lớn bé nào.
Chép miệng ra chiều bất nhẫn, bà Khanh nói :
– Cháu còn nhận xét như vậy, chẳng hiểu sao anh Lễ lại tin cô ta chớ ...
Không khéo mẹ cháu sẽ khổ đấy.
Trí quả quyết :
– Cháu không để điều tồi tệ ấy xảy ra đâu. Cháu hứa với cô đó.
Bà Khanh ngọt ngào :
– Cô cũng mong vậy. Chậc ! Nhìn mẹ cháu trên sân kia. Rạng rỡ làm sao !
Hạnh phúc làm sao ! Cô thấy ganh ty quá.
Nhìn mẹ tung tẳy trên sân với một gã cao ráo đẹp trai múa force-hand, backhand, đập smash như nghệ sĩ Trí xốn mắt hết sức. Anh càng khó chịu hơn khi biết Dũng styl là hạng nào trên sân tennìs. Hắn là một thằng lưu manh kiếm sống bằng cách ve vãn các bà giàu có, biết đâu chừng mẹ của Hồng Miên cũng là nạn nhân cửa Dũng ? Rồi Miên nữa, thật nguy hiểm nếu để hắn gần gũi cô bé.
Trí buột miệng :
– Công việc thật sự của gã Dũng styl kia là gì hả cô ?
Bà Khanh trả lời :
– Một tay đánh độ chuyên nghiệp. Dũng Styl là một trong vài ba người có đẳng cấp trong làng tennis quận Ba. Với con mắt nhà nghề hắn dễ dàng nhận ra trong sân ai là kẻ lắm tiền, chịu chơi và có máu đen đỏ. Hắn sẽ làm quen với những người đó rồi rủ họ đi cáp độ với những đại gia khác. Dũng sẽ là kẻ đánh thuê. Với tài nghệ của mình, dĩ nhiên Dũng sẽ chiến thắng. Tiền cá cược sẽ được chia theo tỉ lệ đã thỏa thuận, và đây là công việc nuôi sống hắn.
Trí ngập ngừng :
– Dũng styl cùng băng với bà Nhạn phải không cô ?
– Đúng phóc ! Cá mè một lứa đó !
Trí chợt nghe rã rời, anh hỏi tới :
– Bà Nhạn có chồng con gi không cô ?
– Chồng thì không, nhưng con thì có một đứa con gái. Cô ta không sống chung với con, từ nhỏ đứa bé đã được Hồng Nhạn thuê người chăm.
Trí hấp tấp :
– Cô bé ấy tên gi ?
Bà Khanh lắc đầu :
– Cô không biết, Hồng Nhạn khen con mình đẹp hơn siêu mẫu. Hừ ! Rồi nó cũng như mẹ mình thôi, ông bà thường nói :
Mẹ nào con nấý mà.
Tri bỗng nhấp nhổm không yên. Anh muốn kéo ngay Dũng styl ra để hỏi về mẹ của Miên.
Bà Khanh chợt nhỏ nhẹ :
– Cháu liệu chăm sóc mẹ đấy phụ nữ ở tuổi này tánh khí thất thường lắm. Họ luôn thấy cô đơn bên cạnh chồng con.
Trí phản ứng ngay :
– Dứt khoát mẹ cháu không nằm trong tuýp người cô vừa nói:
Ngay lúc đó, bà Trinh bước tới. Trí im lại. Bà ngồi xuống lấy khăn lông lau mồ hôi.
Giọng vui như trẻ được quà, bà bảo :
– Con cố tập lại cho giỏi như anh bạn vừa đánh với mẹ.
Trí cộc lốc :
– Con không thích giống ai hết, nhất là giống đồ mạt hạng như Dũng styl.
Mặt bà Trinh tái đi khi thấy nụ cười mỉm của bà Khanh. Bà bật cười :
– Nói vậy chả lẽ mẹ giao thiệp với người không ra gì sao ? Dũng là thầy dạy tốt nhất đó, con đừng quá tự cao, khinh thường kẻ khác.
Trí chưa kịp nói gì, bà Khanh đã chen vào :
– Chắc Trí phải nắm được thông tin gì đó nên mới phản ứng như vậy. Thẳng thắn như cháu là rất tốt, em đừng rầy rà thằng bé.
Bà Trinh liếc xéo bà Khanh :
– Hừ ! Chắc những thông tin quỷ quái đó chị đã cung cấp cho nó chớ gì.
Trí đeo vợt lên vai. Anh chào bà Khanh rồi đi một nước. Ngang qua chỗ bà Hồng Nhạn ngồi, Trí nghe tiếng bà cười. Trời ạ ! Sao giống giọng của Miên đến thế. Trí hết hoảng vì nhận xét này. Anh đi nhanh như muốn thoát khỏi tiếng cười của bà Nhạn. Anh đã ghét, giờ càng ghét bà ta hơn khi nghĩ tới Hồng Miên. Lẽ nào hai người có tên chữ lót là Hồng có quan hệ với nhau ? Chắc là không, là không đâu.
Không về nhà, Trí tấp vào quán cà phê trên đường. Anh lôi điện thoại ra gọi Miên. Hy vọng giờ này cô đã thức dậy nhưng còn ở nhà.
Chuông reo một hồi, Trí mới nghe giọng ngái ngủ của Miên.
Anh hơi bối rối dù dã lường được tình huống này.
– Em còn ngủ à ? Anh xin lỗi.
Hồng Miên càu nhàu :
– Đã bảo anh dừng gọi điện mà. Em không muốn được xin lỗi dù bất cứ nguyên nhân nào. Nhất là những nguyên nhân phát xuất từ mẹ và chị Hai anh.
– Khoan đã Miên. Anh muốn hỏi em một câu.
– Lại chuyện gì nữa đây ?
Trí ngập ngừng :
– Phải bà Hồng Nhạn là mẹ em không ?
Miên im lặng. Mấy giây sau anh mới nghe giọng cô hơi gằn :
– Phải. Chả lẽ đó là lý do để anh gọi điện đánh thức. Miên dậy ?
Trí mím môi :
– Đó là lý do khiến Miên né tránh mỗi khi anh hỏi về mẹ em thì đúng hơn.
Mẹ em đúng là khác người. Anh thật bất ngờ Miên lạnh lùng :
– Anh nói xong rồi phải không ? Thôi nhé !
Trí ôm đầu trước sự thật đáng nguyền rủa này. Anh đang bị sốc khi cho rằng lâu nay Miên đại cố tình vẽ vời hình ãnh mẹ mình đề nhầm tưởng bà là VIP ở một công ty lớn nào đó. Anh đã lầm. Đã lầm !
Sự nhầm lẫn này sẽ là lưỡi dao bén cắt đứt mối quan hệ đầy khó khăn của anh và Miên. Sẽ không còn gì nữa. Sẽ không thể nào tiếp tục được nữa dù anh rất yêu Miên.
Trí được giáo dục bới một người mẹ đặt nặng danh dự và sĩ diện, anh cũng giống mẹ nên không thể nào chấp nhận bà Hồng Nhạn, một người trơ trẽn đến mức bị anh mắng vào mặt là đồ cặn bã. Dẫu biết người ta không tự chọn cha mẹ, nhưng sao số phận lại trớ trêu với anh và Hồng Miên đến như vậy ?
Trí ngồi thừ người nhìn ra đường. Nhiều người tập thể dục, tập dưỡng sinh buổi sáng đang về. Một ngày mới bắt đầu. Có lẽ Trí nên can đảm đoạn tuyệt với ngày hôm qua, có lẽ Trí nên chú tâm đến tương lai của mình, một tương lai không Hồng Miên mà sẽ là một cô gái nào đó do ba mẹ chọn.
Bà Hồng Nhạn vừa ngắm cái váy dạ hội bằng voan kim tuyến vừa nói :
– Cái váy này hợp với con đó.
Miên nghiêng đầu :
– Nó hợp với mẹ hơn và con cũng không cần thứ mắc tiền này.
– Sao lại không ? Ngườì đẹp nhờ lụa, mà lụa thì không đời nào rẻ. Muốn đẹp đừng hà tiện.
Miên chuyển đề tài :
– Mẹ sắp đi đâu nữa à ?
Bà Nhạn đưa tay vuốt lớp gấm mát rượi :
– Từ Bắc vô Nam, cũng những chốn ăn chơi đó, những chỗ mẹ không bao giờ cho con vào Con phải hiểu điều đấy.
– Con có đòi vào đâu. Con chỉ buồn là chưa lần nào được đi chơi xa với mẹ.
Bà Nhạn cười :
– Ở tuổi con đi với người yêu thú vị hơn đi với mẹ. Nè ! Anh chàng tối nào cũng gọi điện cả tiếng đồng hồ là người thế nào ? Mẹ rất muốn biết, nhưng chưa có dịp hỏi.
Hồng Miên chớp mi :
– Hắn không đáng để mẹ bận tâm đâu. Con ... xù đẹp rồi.
Bà Nhạn cao giọng :
– Lý do ?
– Có quá nhiêu bất đồng.
Bà Nhạn hóm hinh :
– Nghĩa là nếu hắn không chiều ý, con sẽ giận dỗi và đòi chia tay cho tới bao giờ hắn chịu thua, hai đứa lại huề chứ gì ?
Hồng Míên so vai :
– Con không trẻ eon đến thế đâu mẹ.
– Vậy thì thế nào ?
Miên im lặng. Cô không muốn nói với mẹ chuyện này. Cô lãng đi bằng cách cầm một cái khăn :
– Chiếc khăn choàng này đẹp quá, mẹ mua cho con nha mẹ ?
– Con thích à ?
– Vâng.
– Mẹ sẽ mua nhưng con trả tiền. Mẹ không cho con bất cứ khó khăn nào, dù chỉ một xíu. Miên bật cười :
– Me cũng tin dị đoan sao ? Thế thì đừng mua khăn nữa.
Bà Nhạn bỗng xa xôi :
– Ngày xưa mẹ từng nhận một chiếc khăn choàng rất đẹp từ một anh chàng cũng rất đẹp.
– Rồi sau đó thì sao hả mẹ ?
– Mỗi người một phương, cho tới tận bây giờ chớ sao nữa.
Hồng Miên hơi nheo mắt :
– Anh chàng đẹp trai đó phải ba con không ?
Bà Nhạn lắc đầu :
– Không. Ba con rất xấu trai nên mẹ mới sanh một đứa xấu gái như con.
– Dầu ba xấu như Trương Chi đi chăng nữa, con cũng muốn một lần gặp ba xem ông xấu cỡ nào.
– Ông ấy đang ở trên trời ... Bao giờ con có cách thì bay lên gặp ổng.
Hồng Miên cười. Cô nhìn mẹ, bà không khi nào thật lòng khi Miên hỏi về ba mình, vì vậy bà không thề trách Miên khi cô không muốn nói tới bạn trai cúa mình.
Vòng vòng hết các quầy quần áo trong Zen Plaza, cuối cùng hai mẹ con chả mua được gì, đã thế còn mỏi chân.
Hồng Miện gượng cười :
– Bữa nay con chả có tâm trạng mua sắm món gì.
Bà Nhạn tiếp lời cô :
– Ngoại trừ cái khăn choàng màu hông ấy. Vậy thì mua ...
Miên ngắt lời mẹ :
– Con hết thích rồi.
Bà Nhạn nhìn con gái, giọng trầm xuống :
– Tìm một quán nào đó ngồi với mẹ.
Miên hờ hững :
– Vâng, nếu mẹ muốn thế.
Bà Nhạn nói :
– Mẹ muốn.
Hai mẹ con lên taxi tới quán Phan Nam ăn cà rí trừu và bò xốt tiêu xanh hấp dẫn.
Không gian lãng mạn với thác nước, tường đá, cây xanh mát mẻ khiến Hồng Miên hết sức dễ chịu.
Bà Nhạn vừa bật nấp lon bia vừa hỏi :
– Con đang có chuyện không vui phải không ?
Miên tránh né :
– Thỉnh thoảng ai cũng phải có chuyện buồn. Con cũng đâu ngoại lệ.
– Vâng, con hiểu. Có điều con buồn vu vơ kiểu Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn thì lấy ai là người hiểu để chia sẻ – Con khéo né tránh vấn đề lắm. Con ngại gì khi mẹ sẵn sàng là người hiểu để chia sẻ.
Hông Miên nhếch môi :
– Tiếc là con lại không sẵn sàng.
Bà Hồng Nhạn uống một hơi gần hết lon bia :
– Mẹ đúng là quá tệ !
Hồng Miên chẳng màng cầm đũa, cô và mẹ vẫn rơi vào những cảnh bế tắc như thế này. Giờ đây Miên đang đợi mẹ hỏi.
– Thằng đó là ai ?
Để cô sẽ có dịp hỏi lại mẹ :
– Ba con là ai ?
Nhưng mẹ đã không rơi vào bẫy của Miên.
Bà lặng lẽ bật tiếp nắp lon bia và uống. Mẹ uống rất giỏi, vì bà đã quen tiệc tùng, quen uống đỡ cho các đại gia. Càng uống, bà càng tỉnh, cho nên Miên cứ để bà uống tùy thích.
Bà Nhạn hạ giọng :
– Con không nói ra nhưng mẹ thừa biết mẹ là nguyên nhân khiến con và thằng nhóc đó bất đồng. Mẹ xin lỗi ...
Hổng Miên nhăn mặt.
– Mẹ đừng nói thế. Mẹ cho con cuộc sống, mẹ nuôi con đến lớn khôn, nuôi con ăn học, mẹ không có lỗi gì với con hết. Ai đến với con người đó phải tôn trọng mẹ, bằng không thì thôi.
– Lời nói của lý trí hay trái tim vậy con ?
Miên đáp :
– Trái tim của con bảo lý trí nói như vậy. Và con đã xù anh ta.
Bà Nhạn se sắt :
– Mẹ đau lòng quá !
Miên nhún vai :
– Với cơn chi là chuyện nhỏ !
Bà Nhạn rưng rưng nhìn vẻ như bất cần đời của Miên. Có thật với con bé, xù một anh chàng là chuyện nhỏ không ? Chắc chắn không đời nào Miên thật lòng trút hết tâm sự với bà. Nó đã quen chịu đựng nên rất kín tiếng, bà sẽ không biết thêm gì từ nỗi buồn được giấu kỹ cửa cô đâu.
Gượng cười, bà pha trò :
– Ăn uống là chuyện lớn, nhưng nãy giờ con vần chưa ăn gì.
Cầm lát bánh mì được để trong cái rồ mây, Miên nói :
– Con ăn đây ! Cả hai món đều cay nếu con có chảy nước mắt, mẹ đừng nghĩ là con khóc nhé.
Bà Nhạn nghe nhoi nhói trong tim khi nhớ về quá khứ:
Người đàn ông đó có lối nói chuyện như Miên. Cha con họ thật giống nhau về tính cách, giống đến mức khiến bà đau lòng. Bà không muốn nhắc đến ông với Miên, con bé đã quen không có cha, không cần cha, nhưng thâm tâm Miên chắc chắn luôn thắc mắc về người cha vắng mặt của mình.
Bà ngặp ngừng :
– Có đúng là con không buồn khi chia tay anh chàng đó không ?
Hồng Miên mỉm cười :
– Con có buồn nhưng không đến đỗi khổ. Mẹ đừng lo, con vẫn mạnh khỏe mà.
Bà Nhạn quay lại khi nghe có ai gọi mình.
Một người đàn ông bệ vệ bước tới chỗ bà và Miên đang ngồi.
Ông ta cười với bà Nhạn nhưng mắt lại không rời Hồng Miên khiến cô hết sức lúng túng vì đang ăn dở miếng thịt trừu.
Ông ta vồ vập :
– Lính mới cúa em à ? Trông hay lắm !
Bà Nhạn nghiêm giọng :
– Con gái em đấy !
Người đàn ông không tin :
– Em có con lớn vậy sao? Trông cứ như hai chị em. Mà hai chị em hoa hậu ấy chớ.
Rồi ông ta trơ trẽn nói :
– Nhìn cô bé anh ước gì mình còn trẻ. Mà sao anh không thấy em đưa con bé đi đây đi đó nhỉ ?
Bà Nhạn nhẹ tênh :
– Nó còn nhỏ, phải lo ăn học, thưa anh.
Người đàn ông cười hề hề :
– Không nhỏ lắm đâu. Tơ non cở này là nhất, là nhất thiệt đó.
Hồng Miên bưng ly soda chanh lên uống để xua cảm giác bị nặng ở ngưc.
Vào quán với mẹ, Miên vẫn gặp những người quen, những người gọi là khách hàng của bà, nhưng chưa aì có cái nhìn thấy ghét như ... lão này. Miên đặt ly xuống bàn rồi bỏ vào nhà vệ sinh. Cô xót xa khi nghi mẹ vẫn phải thường xuyên gặp gỡ những người thừa tiền rững mỡ, nhưng thiếu tư cách, đạo đức như thế.
Khi Miên trở ra thì người đàn ông đã đi rồi. Bà Nhạn nhìn cô đầy bối rối.
Bà ngập ngừng :
– Mẹ rất tiếc vì bữa ăn đã bị phá hỏng.
Hồng Miên chua chát :
– Có nhiều thứ quan trọng khác cũng bị phá hong sao mẹ không tiếc ?
Đưa tay với lắy cái túi xách máng sau lưng ghế, Miên nói :
– Con có hẹn với Thái An, con xin phép về trước.
Miên rời khỏi quán với tâm trạng cực kỳ bức bối, cô bước xuống lề, chưa kịp băng ngang đường thì đã hoảng kinh hồn vía vì tiếng nẹt pô rồi tiếng rít lên của một chiếc xe phân khối lớn. Đúng lúc Miên giật thót người đứng lại thì gã ngồi sau xe đã đưa cánh tay dài như tay vượn ra giật lấy cái túi cô mang trên vai.
Như một phản xạ, Miên ghị lại, gã đàn ông đeo kính đen che khuất cả mặt mạnh hơn Miên nên gã kéo chiếc túi, cái xe lao đi, Miên ngã bổ ra đường giữa tiếng la chói lói của nhiều người.
Ngồi trong quán, bà Nhạn chợt nhói buốt tim, dù không hề biết chuyện gì xay ra bên ngoài, nhưng chả hiểu sao bà bật dậy chạy vội ra cửa và bủn rủn tay chân khi thấy Miên nằm sóng soài dưới đường.
Hai chân nhũn xuống, miệng không còn hơi bà lê từng bước tới chỗ Miên trong lúc nhiều người đã chạy đến cạnh cô trước bà.
– Con tôi ! Trời ơi ! Con tôi !
Miên đã ngất khi đầu va xuống đất. Bà Nhạn ngồi phịch xuống, miệng lảm nhảm mà không hiết mình đang nói gì.
Người ta khiêng Miên lên chiếc taxi đậu gần đó. Người ta đỡ bà Nhạn lên cùng. Bà Nhạn như muốn điên khi nghĩ Miên đã chết.
Người đàn ông tốt bụng đi cùng, hỏi bà :
– Chị cần điện thoại để gọi người nhà không ?
Bà Nhạn sực tỉnh :
– Chết ! Giỏ xách và điện thoại tui để trong quán rồi.
– Lấy cái di động của tôi nè !
Bà Nhạn ấp úng cám ơn. Bà biết gọi ai bây giờ khi bà không có người thân nào ngoài má Hai Nữ đang làm công quả trong chùa.
Tay run rẩy, bà gọi cho Dũng styl. Thằng này nhanh lẹ, giao tiếp giỏi, có nó bà sẽ đỡ lo rất nhiều.
Nghe bà nới vài ba câu, Dũng đã bảo sẽ tới bệnh viện ngay. Bà thấy an tâm hết sức.
Trả điện thoại, bà cám ơn và ngạc nhiên khi nghe người đàn ông hỏi :
– Xin lỗi ! Phải chị là Hồng Nhạn không ?
Bà nuốt nước bọt :
– Dạ vâng. Tôi không nhớ đã gặp anh ở đâu.
– Chị không cần nhớ làm gì, để tâm trí mà lo cho cháu.
Bà nghẹn ngào :
– Đầu không chảy máu, nhưng sao nó không tỉnh lại vậy ?
– Có thể cháu bị choáng ... Chị nên bình tĩnh.
Bà Nhạn nắm tay Miên :
– Nó ... nó không sao chớ ?
Người đàn ông không trả lời. Ông ta lấy cái di động ra :
– Tôi có quen một bác sĩ ở khoa cấp cứu. Tôi sẽ gọi cho cậu ấy trước.
– Vâng. Tôi cám ơn anh.
Bà Nhạn thấp thỏm như ngồi trên lửa. Bà nghe người đàn ông tốt bụng nói rì rào gì đó qua điện thoại, ông ta có nhắc đến một cái tên khiến bà sững sờ, nhưng cảm giác ấy mau chóng lướt qua. Với bà bây giờ, sinh mạng của Hồng Miên là trên hết. Lỡ như con bé không bao giờ tỉnh dậy, chắc bà cũng chết cho rồi.
Bà vốn là người chỉ biết sống cho mình, nhưng bây giờ bà không thiết sống nữa, nếu không có Hồng Miên.
Nước mắt không rơi ra, mà nước mắt như chảy ngược vào tim khiến bà đau ứ ở ngực.
Con bà chết mà chưa biết mặt ba, chưa được một lần gọi ba với tất cả khát khao. Trời ơi ! Chắc nó oán bà lắm.
Bất giác bà gào lên :
– Con phải tỉnh dậy, Miên ơi !
Xe tới bệnh viện, người đàn ông bế Miên vào trong, bà Hồng Nhạn như người chết đuối vớ được phao khi thấy Dũng styl nhớn nhác ngay cổng:
Anh chàng trả tiền taxi rồi vội nói bước bà.
Miên đã được đưa vô phòng cấp cứu. Bà Nhạn nhìn người đàn ông.
– Tôi cám ơn anh rất nhiều. Xin lỗi tôi vẫn chứa nhớ ra anh.
Người đàn ông mỉm cười :
– Tôi đã nhờ bác sĩ. Đây là danh thiếp của tôi. Hy vọng chị sẽ nhớ ra. Giờ thì xin phép chị, rất tiếc tôi phải đi nên không giúp gì thêm được.
Đợi nguời đàn ông đi khuất, bà Nhạn tò mò đọc tấm danh thiếp. Cái tên Ung Bá Triệu đập vào mắt khiến bà bị choáng như bị pha điện cao áp vào mặt. Họ Ung của ông Triệu là một cái họ đặc biệt, nó làm bà run rẩy khi nhớ về thời con gái của mình.
Bà Nhạn lầm bầm :
– Ung Bá Triệu ... Ung Bá Triệu:.. Ung Bá Hưng ...
Bà đã nhớ la rồi. Trải qua bao cuộc bể dâu, người ta ai cũng thay đổi. Bất ngờ gặp lại trong tình thế như vừa rồi, làm sao bà nhận ra Triệu, một cậu bé ngày xưa bà xem như em, nhưng cậu ta lúc nào cũng tận dụng mọi cơ hội để tán tỉnh, đeo đuổi bà. Với bà, Triệu chỉ là cậu bé con, trái tim bà đang khốn khổ vì Hưng, ông anh lớn nhất của Triệu. Số mệnh có đùa cợt với bà không khi sắp xếp cuộc hội ngộ đầy kịch tính này.
Đầu óc quay cuồng vì hai biến cố xảy đến một lượt, bà Nhạn ngồi như hóa đá trên ghế băng.
Dũng nhỏ nhẹ :
– Chị Nhạn. Mình phải chuẩn bị tiền. Miên chắc phải qua phẫu thuật đó.
– Hả ? Em vừa nói gì ?
Dũng ôn tồn :
– Bác sĩ bảo Miên bị chấn thương đầu, tuy không chảy máu nhưng rất nguy hiểm. Trước mắt phải đưa nó đi chụp hình.
Bà Nhạn rên rỉ :
– Khổ thân con bé. Tất cả cũng tại tôi ...tại tôi.
Dũng vội nói :
– Phải bình tỉnh để lo cho nó ...
Bà Nhạn kêu lên :
– Chị phải lo thế nảo đây khi con bé nằm trong đó và không biết nó có tỉnh lại không.
Dũng bất lực nhìn bà Nhạn khóc tu tu như con nít. Dũng đã quen một Hồng Nhạn lạnh lùng, thủ đoạn trong công việc nên anh hết sức ngỡ ngàng, bối rối trước những giọt nước mắt hiếm hoi đó.
Bà Nhạn tiếp tục lải nhải :
– Chị phải làm, gì đây ? Làm gì đây ?
Dúng vuốt mái tóc dài cửa mình, rồi anh ngập ngừng :
– Sao chị không báo tin cho ba nhỏ Miên biết để ảnh cùng lo với chị ?
Bà Hồng Nhạn ôm ngực :
– Nó không có cha từ khi còn trong bụng chị.
Dứt lời, bà quay người đi. Tấm danh thiếp bị bẻ gãy làm đôi trong tay bà được vuốt phẳng ra.
Bà có nên làm theo ý cúa Dũng không, khi định mệnh đã cho bà gặp lại Triệu ngay lúc này ?
Nhóng nhóng về phía phòng cấp cứu, bà Nhạn đau xé ruột khi nghĩ tới con mình.
Hít một hơi dài, bà bảo Dũng :
– Em gọi Mỹ Liên đến quán Phan thanh toán tiền và lấy giỏ xách cho chị.
Điện thoại của chị trong gíỏ, không có nó chị chẳng làm ăn gì được.
Dũng gật đầu. Anh mừng khi thấy bà đã bình tĩnh lại để còn nhớ tới công việc.
Bà Nhạn lẩm nhấm đọc số điện thoại trên danh thiếp. Bà đọc đến thuộc làu rồi nhưng vẫn chưa có một quyết định gì.
Thời gian vẫn thản nhiên trôi. Bà Nhạn chợt giật mình khi cô y tá gọi :
– Người nhà của Hông Miên đâu ? Chuẩn bị làm thủ tục mổ.
Bà Nhạn mím môi bước tới. Bà đã một mình nuôi con. hai mươi năm ròng và kiêu hãnh chấp nhận chuyện con bé không có cha. Giờ đây bà phải dũng cam đi tới củng niềm kiêu hãnh của chính mình.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 928

Return to top