Nhìn Hồng Miên cong môi ngầm cái ống hút màu cam và hút ngon lành ly trái cây xay, Trí tủm tim cười.
Miên chớp mi :
– Anh cười gì người ta vậy ?
Trí chống tay dưới cằm, mắt không rời Miên :
– Anh vui vì em thích món này. Uớc gì mỗi ngày được ngồi cạnh Miên rồi nhìn Miên như vầy nhỉ.
– Nhìn miệng là xấu hổ đó.
– Anh chi sợ không được thấy em, chớ chả sợ xấu.
Rồi Trí tha thiết :
– Anh lúc nào cũng nghĩ tới Miên. Nhất là mỗi tối sau khi gọi điện cho Miên, anh chờ buổi hẹn đầu tiên này từng giờ từng phút.
Mắt nheo nheo, Miên phụng phịu :
– Anh phải lo học đi chớ, nghĩ tới Miên làm chi nhiều thế, nhỡ thi rớt Miên mang tội đó.
Thật bất ngờ Trí tìm bàn tay Miên và giữ chặt :
– Nghĩ tới Miên trước, anh mới học được. Em là liệu pháp tinh thần của anh.
Anh ân cần :
– Miên đã hết khát nước chưa ?
Miên lắc đầu, giọng nhõng nhẽo :
– Còn khát. Tại anh đó ! Nhìn hoài, em suýt sặc :
Trí như bi hớp hồn vì giọng nũng nịu cửa Miên, anh hồn nhiên bảo :
– Anh sẽ nhắm mắt lại, em khỏi phải lo sặc.
Dứt lời, Trí ngoan ngoãn nhắm mắt. Trông anh thật đáng yêu, cái đáng yêu của một cậu bé con chớ không phải của một người đàn ông đang chìm đắm giữa biển tình:
Bỗng dưng máu nghịch ngợm trong Miên trỗi dậy, với một tay còn lại, cô mở ví lấy son Lipice.
– Miên chưa cho phép, anh không được mở mắt đấy.
Trí nói :
– Miễn giữ được tay Miên, anh nhắm mắt bao lâu cũng không thành vấn đề.
Giọng Miên nghiêm ngặt :
– Anh nhớ yên nha.
Dứt lời, Miên lấy cây sen có mủi nho thoa đều lên môi Trí.
Cô khúc khích cười :
– Môi anh như môi con gái ấy ! Quảng cáo cho son Lipice được rồi.
Trí lim dim mắt :
– Anh có cảm giác vừa được hôn Miên.
Rút tay ra, Miên giận dỗi :
– Anh nói bãy không hà !
Trí giữ tay cô lại :
– Anh nói thật đó !
Hồng Miên rối rít :
– Miên chỉ trêu anh thôi, chớ ... chớ không hề nghĩ vậy. Miên đùa dại thật !
Trí nhìn cô :
– Cho anh cây sơn này nhé !
Miên ngỡ ngàng :
– Để làm gì ?
Trí say đắm :
– Để bớt nhớ Miên mỗi khi ngửi thấy mùi nho.
Miên lườm Trí :
– Anh xấu lắm !
Trí cười :
– Vậy là đồng ý rồi nhé.
Miên phụng phịu dúi thỏi son vào tay Trí và cong môi ngậm ống hút.
Trí ngoan ngoãn nhắm mắt lại, anh thích thú với mùi nho đượm trên môi và khao khát được một lần nếm mùi nho ấy trên môi Miên.
Lúc dang thả hồn vào mộng, Trí giật mình vì một cái đập mạnh vào vai :
– Làm gi thế Trí ? Ngủ ngồi à ?
Mở choàng mắt, Trí thấy Thao, bạn của chị Lan. Anh ta đang đứng sát Trí nhưng lại nhìn Miên đăm đăm khiến cô phài đỏ mặt.
Trí bất ngờ đến mức ấp úng :
– Anh Thao đi với ai vậy ?
Thao nheo nheo mắt :
– Anh đi với, bạn, nhưng không phải Bạch Lan. Thế còn Trí ?
Trí ngâp ngừng giới thiệu :
– Hồng Miên, bạn em.
Đợi Miên mỉm cười khẽ gật đầu xong, Trí mới nói tiếp :
– Anh Thao. Bạn của chị anh.
Thao ngắt lời Trí :
– Và cũng là bạn của Trí nữa chứ. Anh rất vui khi được biết Hồng Miên, một người đẹp và cái tên đặc biệt ...
Mỉm cười với Miên, Thao nói :
– Không làm phiền hai em nữa. Vui vẻ nha. Anh phải đi với bạn rồi.
Nhìn Trí, Miên trêu :
– Người ta chúc vui vẻ sao Miên thấy anh chả vui gi hết vậy ?
Trỉ gượng gạo :
– Mất hứng gần chết ! Nói thật anh không thích cách anh ta nhìn Miên.
Hồng Miên cũng ghét cái nhìn của Thao, nhưng cô vẫn vờ vĩnh :
– Ủa ! Anh Thao có nhìn Miên à ! Vậy mà Miên đâu để ý. Chắc anh ấy tò mò muốn biết người ngồi cùng bàn với anh xấu đến cỡ nào ấy mà.
Đang bực bội, Trí vắn kêu lên :
– Xấu à ! Hổng dám đâu !
Miên tủm tỉm :
– Vậy thì còn hơn là xấu nữa.
Trí ậm ừ bưng ly cà phê lên và thấy nó vừa đắng vừa nguội ngắt.
Trí đang ngại Thao sẽ ... Tám chuyện gặp anh và Miên với chị Lan. Anh chưa muốn gia đình biết anh quen Miên. Mẹ anh vốn rắc rối, anh sẽ điên mất vì ức ti câu hòi như tra khảo cúa bà. Chậc ! Ảnh sắp bị rắc rối rồi đây. Ai ngờ lão Thao vốn kén chọn hàng quán lại chui đầu vào hóc cà phê bé xíu này.
Giọng Miên tò mò :
– Anh đang nghĩ gì thế ?
Trí như bừng tỉnh :
– Đương nhiên là nghĩ về Miên rồi. Miên chưa bao giờ nói về gia dình cho anh biết.
Miên hơi bất ngờ. Cô im lặng một lát mới nói :
– Em không có chị như anh đâu. Chỉ có một mình em và hai bà mẹ. Mẹ em và má Hai.
Trí tò mò :
– Còn ba em ?
Hồng Miên khẽ lắc đầu :
– Với em, ông không tồn tại. Mẹ em vất vả lắm, bà phải vừa làm mẹ lẫn làm ba. Hồi nhỏ em sống với má Hai ở Mỹ Tho, mẹ làm việc ở Sài Gòn lâu lâu mới về thăm. Mãi đến khi học đại học, em và má Hai mới lên Sài Gòn. Thật ra Miên quê mùa lắm. Cù lần lắm.
Trí nói :
– Anh tìm không ra chút quê mùa nào ở em hết. Tại em không biết chớ quê nội anh cũng ở Mỹ Tho. Hôm nào về quê, nhất định em phải đi với anh mới được.
Miên hỏi ngay :
– Gia đình anh còn ở Mỹ Tho không ?
– Ông nội anh và bà nội nhỏ.
– Nội anh hai vợ lận à .
Trí giải thích :
– Bà nội ruột anh mất lâu rồi, nên ông nội có thêm bà nữa để đỡ quạnh hiu.
Hồng Miên gặt gù ra vẻ hiểu chuyện.
– Miên chưa bao giờ gặp ba mình à ?
– Vâng.
Trí nhìn cô :
– Anh chợt hình dung ra một ngôi nhà với ba người phụ nữ. Một ngôi nhà không có đàn ông. Mẹ Miên thật đáng nể khi đã sống một mình nuôi con. Ba người phụ nữ trong căn nhà chắc rất lặng lẽ.
Miên thì thầm :
– Chi có hai người thôi. Mẹ không ở chung với Miên, vì công việc mẹ thường vắng nhà.
Trí thắc mắc :
– Bác gái làm việc gì ?
Hồng Miên xoay tròn cái ly. Cô nói mà không nhìn Trí :
– Một ngày nào đó, nếu có thể em sẽ nói hết với anh về em, về mẹ.
Trí thắc thỏm :
– Đến bao giờ mới là ngày nào đó hả Miên ?
– Em không biết, vì giữa chúng ta có thể không có ngày đó.
Trí trầm giọng :
– Anh hiều rồi. Giúa chúng ta nhất định sẽ có ngày đó, vì anh ...
Hồng Miên lắc đầu không cho Trí nói tiếp, cô bảo :
– Tới giờ em vào lớp rồi, chúng ta ngừng ở đây.
– Anh đưa em tới trường nhé ?
Miên gật đầu. Hai người không nói gì với nhau cho đến khi Miên ngừng xe trước cống.
Trí cười :
– Học cho ngoan nhé bé Miên.
Miên cũng cười. Cô vào lớp và gặp cái nhìn khó chịu cúa Hà Mi.
Con nhỏ cất giọng chua lét :
– Nghe Thái An nói mày vào quán với Trí hả ?
Miên ra vẻ thản nhiên :
– Bình thường thôi. Bạn bè vào quán cà phê đâu phải chuyện lạ ở đất Sài Gòn này.
Hà Mi bĩu môi :
– Mày mà là bạn anh Trí sao ? Hơi bị trèo cao Đó ... thím Hai ... Lúa.
Miên không dằn được lông, cô gằn :
– Mày nói vậy là sao ?
Hà Mi thoáng bối rố1 vì phản ứng của Miên, nó hất mạt lên :
– Ờ thì là vậy đó. Gia đình Trí rắt khó, bạn bè cũng được chọn lọc hẳn hoi.
Không phải ai muốn nhận vơ vào là bạn cũng được đâu.
Miên nhấn mạnh :
– Tao không nhận vơ và cũng không thèm nhận vơ. Rõ ràng Trí thông qua mày mới biết tao. Trí nghĩ về tao ra sao, mày thừa hiểu mà.
Mi đắc ý :
– Dĩ nhiên tao hiểu Trí nghĩ gì về mày, nhưng không phải Trí nói với tao mà là cô Trinh, mẹ ảnh nói.
Miên ngạc nhiên đến mức cà lăm :
– Cái gì ? Mẹ Trí đã nói gì ?
Mi nhịp tay lên bàn :
– Cô ấy hỏi tao về mày. Tội nghiệp ! Cô Trinh bảo Trí chỉ đùa chơi cho vui thôi, khố nỗi Trí đùa cứ như thật nên cô sợ mày khổ vì lầm ... đùa ra thật.
Người Miên lạnh tanh rồi nóng bừng. Cô hoang mang đến mức không hiểu lắm cái chuyện đùa như thặt của Trí là thế nào nữa.
Nhìn Mi, cô ấp úng :
– Nghĩa là sao ?
Hà Mi bật cười độc ác :
– Thông minh thế mà không hiểu à ? Cô Trinh nói rằng Trí chỉ xem mày như trò đùa, anh có vẻ thú vị với trò đùa mang tên Hồng Miên nên đã kể về mày với gia đình điều đó chứng tỏ mày chả phải bạn cua Trí như mày tưởng.
Miên bấu tay vào thành ghế. Tự ái dâng cao khiến cô nghẹn thở. Cô không tin những lời cua Hà Mi, nhưng lẽ nào nó dám lôi cả mẹ Trí vào câu chuyện nó bịa đặt ? Lỡ như Miên chất vấn Trí thì sao ?
Miên hầm hừ trong tuyệt vọng :
– Mày nói dối.
Hà Mi nhún vai :
– Tao cũng mong tao vừa nói dối để mày đỡ bị sốc. Mà chuyện cũng chả có gì ầm ĩ. Mày đang vô tình tham gia trò đùa cửa Trí thì bây giờ cứ tiếp tục tham gia. Khác chăng bây giờ mày đã rõ sự thật nên sẽ tích cực hơn với vai diễn bạn bè, bồ bịch. Cũng vui phải không ?
Hồng Miên mím môi :
– Tao sẽ hỏi Trí cho ra chuyện này.
Mi khiêu khích :
– Cứ tự nhiên. Nhớ mẹ Trí tên là Trinh. Bà Đoan Trinh. Số điện thoại chắc mày biết.
Miên tức đến phát khóc. Nhưng cô đâu dễ khóc trước sự hả hê của Mi. Con bé từng là bạn cô, sao bây giờ nó trở nên độc ác như vậy nhẫn tâm như vậy.
Hà Mi giả nhân giả nghĩa :
– Có thể mày đang ghét, thậm chí căm thù tao vi sự thật luôn mích lòng. Tao định im lặng để mặc xác mày nhưng không đành. Suy cho củng chuyện mày quen Trí tao cũng có trách nhiệm.
Miên cười khẩy :
– Cám ơn lòng tốt của mày, tao đâu phải trẻ con, nên đâu cần ai chịu trách nhiệm về mình.
Hà My lên giọng kẻ cả :
– Biết thế là tốt. Sau này buốn vui gì đừng trách tao đó:
Dứt lời, nó lôi cái di động rạ. a lố á lồ.
– Mẹ hả ? Chiều nay tan học con về nhà cô Trinh ăn cơm. Dạ .... Cô mời con và anh Hai ... Con định mua ít trái cây mang tới, được không mẹ ? Dạ .... dạ ....
Con hiểu rồi !
Miên nhột nhạt, xót xa, ở chổ ngồi kế giữa hai đứa đã là một khoảng cách không muốn cũng đang tồn tại.
Giờ học bắt dầu. Miên cố gắng tập trung cao độ. Lời giảng của thầy chen với những suy nghĩ đứt khúc của Miên khiến cô mệt nhoài. Nhưng dù mệt cô nào cô cũng không đề lộ cảm xúc của mình cho Mi biết.
Hai đứa ngồi như hai kẻ lạ cho đến giờ chơi. Hà Mi xếp vở đứng dậy cười đùa rơm rả với bọn con trai bình thường nó rất khinh.
Miên biết nó muốn chọc tức mình nên lặng lẽ qua lớp Thái An.
Vừa thấy Miên, con nhỏ đã hất hàm :
– Sao mặt mày trông thảm vậy ? Bộ làm mất tiền hả ?
Miên chép miệng :
– Mất tình thì Đúng hơn.
Thái An trợn mắt :
– Cái gì ? Mất tình là sao ?
Miên ngồi xuống ghế đá phủ đầy lá me li ti :
– Tao với Hà mi chắc hết bạn hết bè quá.
An kéo dài giọng :
– A ! Vì anh chàng Trí đẹp trai con nhà gíàu chớ gì ? Chậc ! Đúng là Bằng hữu tương tàn . Mà chuyện thế nào ? Mày kể tao nghe.
Miên ấm ức tuôn một hơi. Thái An hầm hầm khi nghe xong mọi chuyện.
– Con Hà Mi đúng là láo. Nghỉ chơi nó là vừa. Dẫu gì chăng nữa nó cũng không thể nói như thế với bạn.
Miên hoang mang :
– Không lẽ Trí là hạng người như nó nói ?
Thái An xì một hơi dài :
– Hơi đâu mày tin. Con Mi đặt điều đó.
– Tao dám cá một ăn mười.
Miên nhăn mặt :
– Dẹp máu cờ bạc của mày đi. Cái gì mà một ăn mười. Tao không tin nó dám lôi mẹ của Trí vào những chuyện bịa đặt của nó.
– Sao lại là không dám. Có lôi bà ta vào mày mới tin nó chớ. Theo tao, thằng đàn ông dù cớ sở khanh, đểu giả với con gái tới đâu cũng không lắy đó làm vui để kể cho mẹ nghe thành tích của mình. Con Mi từng nói gia đình Trí là gia đình trí thức, gia giáo, thế nhưng câu chuyện nớ vừa kể về Trí và bà mẹ chả có tí nào gia giáo, trí thức.
– Chắc Trí có kể với mẹ mình về tao.
Thái An nhún vai :
– Tao lại nghĩ chính Hà Mi làm điầu đó. Thắc mắc làm chi. Muốn biết mày cứ hỏi thẳng Trí. Một mặt ba lời, cứ thế làm tới.
Hồng Miên lầu bầu :
– Tao không thèm gặp Trí nữa.
– Vặy là đúng ý của Hà Mi rồi. Nó đang muốn thế. Mày thật ngốc khi sa bẫy.
– Tao muốn làm một phép thử để thử lòng Trí, xem hắn thật ra là hạng người nào.
An gật gù :
– Đây cũng là cơ hội. Mày thử đi. Tao sẽ hỗ trợ về mặt tinh thần cho.
Miên liếc con nhỏ :
– Hỗ trợ về mặt tinh thần là sao ?
An cười toe :
– Là an ủi động viên, lau hộ nước mắt nếu phép thử hoàn toàn bị phá sản vì Trí thuộc hạng trời đánh.
Miên nhe răng :
– Mày đúng là độc miệng.
Thái An hì hì :
– Độc cở nào cũng thua con Mi.
Hồng Miên về lớp. Hà Mi đặt cái di động trên bàn ngay trước mặt cô :
– Trí vừa nhắn đó. Đọc đi.
Miên đẩy cái di động trở về phía Mi :
– Cám ơn. Tao không đọc đâu.
Mi nhún vai :
– Thì thôì vậy ! Xài mòn cả phím điện thoại giờ bày đặt ... không đúng là ...
Miên làm thinh. Cô hứa không gây hấn với Mi, dù hai đứa không còn là bạn nhau nữa.
Thời gian ngột ngạt trôi qua rồi cũng hết giờ. Miên lấy xe và chờ Thái An.
Con nhỏ lúc nào cũng ra trễ vì mải lo nhiều chuyện. Hôm nay chắc cũng không ngoại lệ. Thái An vốn là đứa bạn thân nhất của Miên. Cả hai học chung từ lớp sáu, rồi lởp mười ở Mỹ Tho. Lên đại học, tuy chung trường nhưng khác khoa.
Hầu như thuyện nhỏ to nào hai đứa cũng kể cho nhau nghe, Thái An rất thương Miên và cô cũng vậy.
Khi thấy Miên chơi với Hà Mi, rồi đi sinh nhật nớ, Thái An có vẻ không thích nhưng An không cản được Miên, ai cũng có thêm bạn mới, kể ca bạn trai cơ mà.
Thái An cười tươi như hoa :
– Để tao chở cho. Mày cứ thảnh thơi ngồi sau lưng tao rồi cười nụ cười khúc khích như em Quỳnh Hương của ông Trịnh Công Sơn.
Hồng Miên càu nhàu :
– Cười gì nổi mà cười.
– Ấy ! Đừng giận cá chém thớt nghen. Tao sợ lắm đó.
Ngồi sau lưng An, Miên không buồn mở miệng hỏi lý do ở lại lâu trong lớp.
Thái An léo nhéo :
– Đố mày sao tao ra trễ ?
Miên ậm ừ :
– Bận đấu láo chớ sao nữa.
An nói :
– Nhờ đấu láo tao mới moi được một số thông tin sết dẻo cho mày đây.
Miên hỏi tới :
– Tin gì mới được chớ ?
Thái An không trả lời, nó hỏi :
– Mày nhớ cô Tuyết Phượng ở sát nhà tao dưới Mỹ Tho, là dì Hai của Tuyết Loan không ?
Miên nhíu nhíu mày :
– Phải cô hay mặc áo bà ba màu tím sim không ?
– Phải.
– Tự nhiên mày nhắc tới cô Phượng làm chi . Bộ thèm khế nhà cổ rồi hả ?
Thái An vẫn đủng đa đủng đỉnh :
– Tuyết Loan nói cô Phượng mới lấy chồng chừng một năm nay. Chồng cổ lớn hơn cổ rất nhiều tuổi. Tao nghe nhưng lâu nay hổng đế ý.
Miên vẫn không đoán được nhỏ An nói với mình điều này làm gì.
Cô hờ hững :
– Rồi sao nữa ?
– Mày biết chồng của cô Phượng là ai không ?
Miên gắt :
– Mày dài dòng quá ! Muốn ám chi cái gì nói đại ra đi.
Thái An cao giọng :
– Chậc ! Sao dễ nổi cáu vậy em ? Thôi thì chị nói đại ra đây. Cô Phượng hiện giờ là bà nội sau của tay Trí đó.
Miên kêu lên :
– Trời đất ạ ! Tin ở đâu mày moi hay vậy ?
An bảo :
– Đã nói con Loan kế mà.
– Sao Tuyết Loan biết Trí ?
– Tuyết Lọan không biết Trí, nhưng tao biết. Lúc nãy con nhỏ tình cờ khoe album đám cưới dì Hai nó. Tao thấy tay Trí trong ảnh.
Miên buột miệng :
– Mày có thấy Trí không ?
– Có Bà chị Hai và cả ông bố cua Trí nữa.
Hồng Miên không khỏi tò mò :
– Trông hỏ như thế nào ?
An tiếp tục cậ rỡn :
– Thì cũng đầu, mình, tay, chân như tao với mày.
Rồi nó nghiêm giọng :
– Nói đùa chớ, họ trông sang trọng lắm, hãnh tiến lắm. Bà mẹ Trí không phải tầm thường đâu. Tao có cảm giác trong gia đình bà ta mới thật là người có quyền vì ba Trí nhìn có vẻ vô lo lắm. Riêng bà chị Trí thì lại đỏng đảnh, tự cao.
Miên khen :
– Nhìn có một tấm hình mà mày cảm nhận được nhiều quá. Mày còn hơn thầy bói nữa.
– Tại mày hỏi, tao phái cố mà nói, còn đúng hay không, tao hổng biết.
Dứt lời Thái An vô tư cười :
– Muốn biết thêm chi tiết gì về gia đình dòng họ Trí, mày có thề hỏi Tuyết Loan. Chỉ cần kem ý thôi, con nhỏ đó sẵn sàng bán tin cho mày. Nhân đây tao cung cấp cho mày điều thú vị này. Cô Tuyết Phượng không ưa gì mẹ cửa Trí, cổ thích bà vợ của bác Hai Trí hơn.
– Tại sao ?
– Nhiều nguyên do lắm. Nhỏ Loan kể nhưng tao không nhớ hết. Tao chí nhớ mỗi một điều. Cô Phượng đánh giá mẹ Trí sống giả dối và thủ đoạn. Một đánh giá quá ư nặng nề phải không ? Mày hãy ghi nhớ để còn kịp thời ứng phó, cũng như ứng dụng cho cái phép thử tình cứa mình.
Miên thở dài :
– Chắc tao không chơi với Tri nữa quá.
Thái An bắt bẻ :
– Chơi hoặc nghỉ chớ đừng chắt lép gì hết. Nếu là tao ấy hả, trước khi nghỉ chơi, tao cũng phải gặp Trí để nói rõ lý do. Sau này lỡ cớ đụng nhau ngoài đường cũng vui vẻ ngâm câu :
Lỡ mai tình có xa rời Thì xin cũng nhớ một thời của nhaú .
Hồng Miên càu nhàu :
– Tao chả là của ai hết.
Thái An tỉnh rụi :
– Vậy thì chia tay gọn nhẹ, tao ủng hộ mày.
Hồng Miên im lặng. Có nên không một cuộc chia tay gọn nhẹ như Thái An vừa nói ?
Dựng cây vợt tennis vào sát vách, bà Trinh vừa uống từng ngụm nhỏ nước khoáng vừa âm thầm quan sát xung quanh, Đó là thói quen lâu nay của bà giữa chốn đông người lẫn ngợm này.
Sân tennis từ thời Xuân tóc đỏ đã là nơi gặp gỡ cửa giới thời thượng, bây giờ cũng thế, chỉ có khác giới trướng giả đời này nhí nhố hơn xưa nhìêu.
Bà Trinh không thuộc tầng lớp trướng giả thời thượng đó. Bà đánh tennis mỗi sáng với chồng là để rèn luyện thân thế, nhưng đã bước vào đây thì ai chả rèn luyện thân thể. Các bà vàng đeo đỏ tay, mắt tô đen, mày xăm như lưỡi mác, môi đỏ bầm trông như ma cà rồng, chỉ cần nhìn là biết giới còn buôn vừa phát cũng vào đây chạy ục ịch, trông mà tội nghiệp mặt sân được trái thảm xanh, thàm đỏ.
Bà Trinh không giấu sự khinh thường của mình đối với hạng vừa đổi đời nhưng vẫn lòi gốc thất học đó với họ.
Vào sân tennis nổi tiếng mấy chục năm nằm ở góc đường .Bà Huyện Thanh Quan này bà chỉ giao du với tầng lớp của mình. Đó là tầng lớp trí thức, khoa bảng. Họ không là bác sĩ cũng là kỹ sư hay phó, tổng giám đốc một công ty nào đó thuộc dạng tầm cỡ. Những người có thẻ hội viên sân gôn trị giá mười ngàn đô trở lên bà Trinh mới giao du, cho dù bà chưa bao giờ vào sân gôn với họ.
Thông thường vào sân tennis, tầng lớp nào sẽ có phần sân của tầng lớp ấy, chả ai động chạm vào ai, song bà vẫn chướng mắt trước cái cảnh í ới của những người bà coi rẻ. Bà luôn có cảm giác họ làm bẩn cái thế giới quý tộc trí thức cửa những người danh giá như bà.
Thật nhẹ nhàng bà đặt cái ly còn nước lên bàn., Ngay lúc đó bà nghe giọng chồng mình cười giòn giã, sảng khoái. Sảng khoái đến mức bà quên dằn lòng để giữ phong cách cao sang đài các mà quay phắt một trăm tám mươi độ xem ông Lễ cười với ai, cười chuyện gi mà nghe vui thích đến thế.
Chồng bà đang ngồi với các ông bác sĩ, kiến trúc sư và cả tổng giám đốc một công ty du lịch tên tuổi, nhưng chen giữa các quý ông lịch lãm cớ một quý bà.
Chỉ một quý bà thôi nhưng đủ sức để các đấng anh hào vây quanh:
Điều này làm bà Trinh hết sức khó chịu.
Mắt hơi nheo lại một chút, bà ngầm quan sát người phụ nữ đó.
Bà ta trạc bốn mươi tuổi, nhưng trông rất trẻ trung, hiện đại và cả sang trọng nữa. Chỉ cần nhìn bộ quần sort áo thun trắng bà ta mặc, lẫn đôi giày thề thao có hiệu bà ta mang cũng đủ nhận ra người phụ nữ ắt cũng thuộc tầng lớp thượng lưu. Chỉ có điều cách trò chuyện tự nhiên, thoải mái cùa bà ta khiến nhiều người chú ý quá mất hay.
Bà Trinh tái mặi khi người đàn bà đó cặp tay ông Lễ ra sân. Hừm ! Giữa thanh thiên bạch nhật mà cặp kè thế kia, thật không ra thể thống gì. Sao chồng bà hôm nay lại không ý tứ, thể diện gì hết vậy kìa, Bà Trinh nuốt nghẹn nhìn hai người vờn nhau trên sân. Bà nhận ra người đàn bà đó vừa trẻ đẹp lại vừa hết sức gợi cảm với thân hình đầy đặn, hấp dẫn. Trong sân tennis này, bà ta đúng là hoa khôi.
Một lo lắng mơ hồ len vào tim khiến bà xốn xang, khó chịu. Nhưng bà không thể mở miệng được. Chuyện ông này đánh vài ván với bà kia trên sân là bình thường. Như bà vẫn thường đánh cặp với bác sĩ Bình, sao nhìn ông Lễ với người phụ nữ mới xuất hiện lần đầu ở đây bà bực mình quá.
Bà luật sư Khanh đặt vợt lên băng đá rồi ngồi xuống cạnh bà Trinh.
Vừa chậm mồ hôi trán, bà Khanh vừa nói khơi khơi :
– Chà ! ông Lễ bữa nay bay với chim Hồng Nhạn hả ? Trông đẹp đôi đấy chớ.
Bà Trinh mỉm cười giọng hết sức tự nhiên :
– Hồng Nhạn à ! Một cái tên đặc biệt, khá phù hợp với bà ta, tiếc là em không quen không biết.
Bà Khanh bĩu môi :
– Bà gì con nhỏ đó. Em không biết nó cũng phải. Từ trước tới giờ Hồng Nhạn chơi ở sân Lan Anh với nhiều tai to mặt bự. Nó mới theo lão Trung du lịch sang đây.
– Hồng Nhạn là nhân tình cửa ông Trung du lịch à ?
– Chị không rành lắm. Nhưng họ có làm ăn với nhau. Nè ! Nói nhỏ điều này nghen. Hồng Nhạn rất tài trong nghề quyến rũ đàn ông:
Em liệu mả giữ chồng.
Bà Trinh bật cười thành tiếng một cách giả tạo :
– Trời ơi ! Chị làm em lo quá. Nhưng may sao anh Lễ nhà em không thuộc tuýp đàn ông hảo ngọt.
Bà Khanh liếc nhẹ bà Trinh :
– Vậy em càng phải giữ kỹ ông xã mình. Người hảo ngọt đôi khi ngán chè, chớ những gã ghét ngọt lắm lúc lại thèm mứt kẹo đó.
Mà Hồng Nhạn chắc chắn là viên kẹo dâu nhân rượu nồng tê môi. Một loại rượu cũ mà ông Lễ từng uống:
Bà Trinh hơi cáu mày vì câu bí hiểm của bà Khanh, nhưng bà vẫn bình thản :
– Em chả lo, anh Lễ là người thế nào, được giáo dục ra sao, em rõ hơn ai hết.
Hạng đà bà lâng lơ dể gì lọt vào mắt ảnh.
Bà Khanh bưng ly cam vắt người phục vụ vừa mang ra uống một hơi. Cái cách uống ham hố của bà ta thường ngày bà Trinh đã rất coi khinh, bữa nay bà còn thấy ghét. Hơn nữa. Phong cách như vầy mà là cũa một bà luật sư. Không biết khi đứng trước tòa để biện hộ cho thân chú, bà Khanh trông như thê nào nhỉ?
Bà Khanh liếm môi và nói :
– Chị từng tranh cãi một vụ kiện có liên quan tới Hồng Nhạn.
Bà Trinh hỏi tới :
– Bà ta phạm tội gì ?
– Hồng Nhạn không phải là tội phạm. Cô ả là nguyên nhân cửa mốt cuộc tranh chấp kéo dài ... Chắc em không biết ông Danh, tổng giám đốc công ty Hải Hồ đâu nhỉ ?
Bà Trinh nhíu mày :
– Tên thì nghe quen lắm, có thể anh Lễ biết.
Bà Khanh nói tiếp :
– Ông ta là khách hàng của chị.
– Em hiểu. Công ty nào bây giờ lại không tốn tiền thuê luật sư.
Dù nghe bà Trinh cố ý kéo dài từ thuế , song bà Khanh vẫn tỉnh rụi :
– Ông Danh nổi tiếng là người khó tính, khô khan, nghiêm khắc, lạnh lùng.
Nhân viên thuộc quyền ông ta dù xinh đẹp cỡ nào cũng bị mắng xa xả vào mặt.
Trong gia đình ông Danh rất gia trưởng, cực đoan vôi vợ con. Dĩ nhiên ông ta là người quanh năm suốt tháng chỉ biết ăn cơm chớ không hề đòi phở, ông ta cũng chả hảo ngọt bao giờ. Ấy vậy mà ông Danh gục ngã hoàn toàn khi quen Hông Nhạn.
Liếc nhanh một cái xem thần sắc của Trinh thế nào, bà Khanh mới nói tiếp :
– Người xưa hay ví von Giang sơn và mỹ nhân . Anh hùng khó qua ải mỹ, nhân , cũng đúng. Ông Danh chì có công ty Hai Hồ và cũng không phải là anh hùng hảo hớn gì nên chết vì người đẹp, từng trải trong tình trường như Hông Nhạn là đúng rồi.
Thấy bà Trinh có vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi, bà Khanh cười thầm trong bụng.
Nhìn đồng hồ, bà kêu lên :
– Tới giờ chị phải đi rồi.
– Còn sớm mà chị.
– Bữa nay chị có hẹn với khách.
Dứt lời, bà gọi tmh tiền nước rồi xách vợt đi tuốt. Còn lại một mình, bà Trinh vừa nhìn chồng đánh những đường banh là lướt với Hồng Nhạn vừa ấm ức về câu chuyện còn dang dở của bà Luật sư Khanh. Hồng Nhạn đã làm gì để gây ra một cuộc tranh chấp kéo dài nhỉ ? Ông Danh có thật chết vì Hồng Nhạn không, hay đó chỉ là cách nói của bà Khanh ?
Bà Trinh sốt ruột nhìn về phía chồng. Ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm với những đường banh dài phải chạy xa. Không đối diện nên không thấy mặt ông, nhưng bà chắc mẫm ông Lễ ,đang cười rất tươi vì .Hồng Nhạn vui vẻ, tung tẩy đến thế kia mà.
Nuốt nghẹn xuống, bà Trinh trừng trừng mắt nhìn Hồng Nhạn vừa đánh trái banh tennis vừa thẳng chân, nẩy mông, ưởn ngực như trêu hình bẹo dạng với tất cả bọn đàn ông trên sân. Cử chỉ của cô ả khiến bà xấu hổ, nhưng những gã đàn ông, trong đó có cả chồng bà dường như lại thích, họ háo hức nhìn, ngó khiến bà mang cảm giác bị xúc phạm.
Bực mình, bà Trinh cắp vợt lên vai rời khỏi sân và đi bộ về nhà.
Buổi sáng vẫn còn sớm, đường phố hết sức bình yên, nhưng lòng bà Trinh lại hậm hực ấm ức. Mối ác cảm khi nghĩ tới cô ả Hồng Nhạn mỗi lúc một lớn trong bà. Nhớ đến lời bà Khanh, bà càng khó chịu hơn. Chồng bà là người thế nào, bà hiều rõ, vậy sao bà Khanh mới khích tướng vài câu, bà đã nổi điên lên thế ?
Bà Trinh nhấn chuông, người giúp việc ra mở cửa.
Bà hỏi ngay :
– Trí dây chưa ?
Chị Tỉ trả lời :
– Dạ Trí dậy và đi rồi.
Bà Trinh thảng thốt :
– Nó đi đâu ?
– Dạ cháu không biết.
– Sao mày không hỏi ?
– Cháu có hỏi, nhưng Trí không trả lời, mặt cứ hầm hầm như đang giận ai ấy.
Bà Trinh rên rỉ :
– Con với cái !
Ngồi xuống salon, bà Trinh thở hắt ra tức tối. Thằng con bà suốt tuần qua cứ như người mất hồn. Rõ làng nó có vấn đề, nhưng bà hỏi nó im như thóc. Nó làm bà ức không chịu được vì cái sự im lặng đó.
Nghe đâu nó và cơn nhỏ Miên giận dỗi nhau. Dầu Hà Mi cứ lấp la lấp lưng, bà vẫn hiểu chính nó đã lời ra tiếng vào khiến Trí với con bé kia nảy sinh buồn vui:
Hà Mi đã vô tình làm đúng ý bà, giờ chỉ cần tác động mạnh thêm để Trí tự động dang xa con nhỏ Miên hơn nữa. Sau đ dần dà Trí sẽ quên thôi.
Tạm yên tâm với điều vủa nghĩ, bà Trinh đi tắm, rồi ăn sáng để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Ngồi ăn sáng theo thực đơn dành cho người ăn kiêng, bà Trinh chốc chốc lại nhìn đồng hồ:
Thường ngày giờ nảy, ông Lễ đã về vậy mà sáng nay ... Cổ bà Trinh ứ nghẹn.
Chẳng lẽ ông đang thèm viên kẹo dâu nhân rượu đến mức quên cả giờ làm việc ? ôi dào ! Sao bà ghét mụ đàn bà tên Hồng Nhạn ấy thế chứ !
Bạch Lan ngồi xuống đối diện với bà :
– Ba con đâu hả mẹ ?
Bà Trinh ngắt ngứ :
– Vấn còn ngoài sân tennis.
– Chà ! Bữa nay ba sung quá nhỉ !
Bà Trinh gắt :
– Ăn với nói !
Bạch Lan le lưỡi. Ngay lúc đó ông Lễ bước vào phòng ăn. mặt vẫn phơi phới, ông hỏi bà Trinh :
– Sao không chờ anh về cùng ?
Bà liếc chồng :
– Chờ anh cho trễ giờ làm việc hả ?
– Nhưng ít ra khi về cũng phải nói chớ.
– Anh bận tíu tít với bạn bè, em đâu thể xen vào được.
Ông Lễ lầm bầm :
– Không muốn thì đúng hơn. Đã thế thì mai mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy về.
Bà Trinh dằn đũa xuống bàn :
– Anh muốn một mình đề tự tung tự tác à ?
Ông Lễ cau mày :
– Tự tung tự tác là sao ? Em nói chuyện khó nghe quá.
Bà Trinh ấm ức :
– Phải rồi ! Em thô lỗ cộc cằn chới đâu ngọt ngào, hiền dịu. Nhưng anh nên nhớ mật ngọt chết ruồi đó.
Mặt ông Lễ nghệch ra, rồi ông phá lên cười to.
– Ôi trời ! Em ghen ... Ha ha. !
Bà Trinh đỏ mặt :
– Anh vớ vẫn. Em mà thèm ghen với hạng phụ nữ đó sao, em chỉ thấy gai mắt mà thôi.
Bạch Lan tò mò :
– Phụ nữ nào vậy mẹ ?
– Con hỏi ba ấy !
Ông Lễ vẫn chưa dứt cười, ông càng cười, bà Trinh càng tức, nhưng lúc này bà đã biết dằn lòng nên không tỏ thái độ nào hết.
Bạch Lan càng thắc mắc hơn :
– Sao ba cười dữ vậy ?
Ông Lễ hóm hỉnh :
– Tại ba chọc được mẹ con lên cơn ấy mà. Ít ra ba cũng còn có giá. Hà hà !
Bà Trinh nghiêm mặt :
– Không đùa nữa. Anh quen thế nào với cô ta ?
– À, cũng bình thường như những nguời khác trên sân thôi.
Bà Trinh nuốt nước bọt xuống :
– Em lại thấy không bình thường chút nào. Anh đã biết gì về người đó chưa ?
Ông Lễ gật gù, giọng riễu cợt :
– Anh biết. Đó là một phụ nữ đẹp, quyến rũ, bặt thiệp, trẻ trung, sôi nổi và chịu chơi.
– Còn gì nữa khộng ?
– Hết ! Khai báo như vậy em hài lòng chưa ?
Bà Trinh dịu lại :
– Em muốn cảnh báo anh, cô ta không vừa đâu. Bà luật sư Khanh rất rành về con người này. Nghe đâu chừng ông Danh tổng giám đốc công ty Hải Hồ có dính líu gì đó với cô ta. Bà vợ ông Danh ghen chồng mình với Hồng Nhạn, nên đăm đơn xin ly dị, bà ta đòi hỏi nhiều quyền lợi cho mình quá nên cuộc ly dị cứ kéo dài thành một cuộc tranh chấp. Rốt cuộc Nhạn thì bay đi mất, còn hai vợ chồng cứ lục đục vì tài sản.
– Thật ra Hồng Nhạn và ông Danh chỉ là quan hệ làm ăn, khổ nỗi vợ ông ta lại không tin như thế.
Bà Trinh thoáng bối rối :
– Em sợ anh mang tiếng giao du với cô ta, một người em cho là có nhiều tai tiếng.
Ông Lễ nói :
– Em lo xa quá ! Nếu anh nói anh từng biết Hồng Nhạn từ thời còn đi học, em nghĩ sao.
Mặt bà Trinh đổi sắc :
– Anh nói thật à ?
– Thật !
Ngay lúc đó, cái di động của ông Lễ reo lên, ông vội lấy ra. Bà Trinh tò mò lắng nghe và nhẹ nhõm khi biết ông đang bàn về công vìệc với nhân viên thuộc quyền.
Tự nhiên bà thấy mình ngớ ngẩn khi lo nghĩ vần vơ đề bị chồng trách cứ.
Nhưng không hiểu sao bà vần bồn chồn vì cô ả tên Hồng Nhạn ấy. Rõ ràng cô ta nhỏ tuổi hơn vợ chồng bà nhiều. Tại sao ông Lê lại qen biết Hồng Nhạn tận thời ông còn đi học ? Không lẽ cô ta là em của một người bạn nào của ông sao ? Giờ thì bà hiểu ý bà Khanh khi ví Hồng Nhạn như một thứ rượu cũi rồi.
Ông Lễ nhìn bà :
– Anh phải tới công tỳ ngay. Chắc là không ăn sáng được.
Ông Lễ vừa khuất sau bếp là Bạch Lan lên tiếng ngay :
– Mẹ nghi ba có bà nào à ?
– Không phải mẹ nghi, nhưng ba ra sân đánh đôi với một con mụ đầy dẫy tai tiếng, mẹ không thích.
– Chỉ có vậy thôi sao ?
Bà Trinh gật đầu:
Bạch Lan nói tiếp :
– Vậy chả gì phải lo. Mẹ nên dành thời gian cho thằng Trí. Nó đang mê tít môt con bé xinh lắm. Nhưng không biết xuất thân từ thành phần nào.
– Mẹ biết. Con nhỏ tên Hồng Miên, bạn của Hà Mi. Thằng Trí quen khi đi dự sinh nhật Hà Mi. Nghe đâu gia đình tương đối khá giả nhưng gốc gác chưa rõ lắm.
Mắt Bách Lan lóe lên tia tinh quái :
– Mẹ chịu để nó quen con nhỏ chưa rõ gốc gác đó à ?
Bà Trinh cộc lốc :
– Không. Rồi nó sẽ bỏ thôi.
– Anh Thao nói con bé ắy vừa, đẹp vừa trông bốc lửa. Chỉ sợ mẹ rứt thằng Trí không ra khỏi sự ấm áp của lửa ây chứ.
Bà Trmh khó chịu :
– Cái gì mà trông bốc lửa ? Thằng Thao nói thế với con mà không ngượng mồm.
Bạch Lan thản nhiên :
– Đàn ông nào lại không thích ngắm đàn bà vừa đẹp vừa khêu ngợi. Thao nói gì con chả quan tâm vì đó chỉ là một nhận xét.
Đứng dậy, Lan bảo :
– Con đi làm đây.
Còn lại một mình bà Trinh thừ người ra tức tối. Năm nay thi tốt nghiệp, Trí lại dính vào chuyện bồ bịch. Nó chả thiết gì tới tương lai sự nghiệp hay sao ấy.
Thật uổng công hao trí bà hằng ngày nói như tụng kinh cho nó nghe thế nào là một người đàn ống bản lãnh.
Hậm hực, bà vào phòng Trí soi mói nhìn khắp nơi. Mắt bà dừng lại trên bàn học của Trí, nơi có một thỏi son môi. Bà cầm lên nghé phảng phất mùi nho. Hừ ! Chắc của con nhỏ đó vì thỏi Lipice đã xài rồi.
Cầm một tờ giấy khổ A4 lên, bà tá hỏa khi thấy hình vẽ hai cái đầu trai gái đang chu môi ra hôn nhau. Phía dưới có hàng chữ cửa Trí Anh thèm hôn em, thèm yêu em, thèm được tan biến vào em, người tình tuyệt vời của anh . Ôi trời ơi ! Cái gì thế này ? Bà Trinh đọc lại lần nữa hàng chữ đầy khao khát đó cửa con trai.
Bà rùng mình tưởng tượng Hông Miên là con hồ ly tinh trong các truyện liêu trai, nó lẻn hiện về trong đêm trong giấc ngủ của Trí với những trò bậy bạ, khiến thằng bé phờ phạc mỗi sáng thức dậy.
Rồi bà lại nhớ tới lời Bạch Lan lúc nãy. Con bé ấy vừa đẹp vừa trông bốc lứa ... . Con trai bà bị lửa từ con bé ấy đốt cháy rồi. Nó chẳng còn tâm trí để học hành nữa đâu.
Nhặt một tờ giấy khác, bà thấy có hình đôi môi được tô son và dòng chữ :
“Môi em đượm mùi nho tươi, khiến anh chơi vơi ... Mặt đỏ lên vì mắc cỡ bà Trinh lầm bầm :
– Đúng là nhảm nhí, bẩn thỉu. Sao nó có thế nghĩ tới những điều như thế nhỉ.
Con đó quả nhiên là yêu nữ, nó bắt hồn lẫn xác thằng nhỏ rồi.
Bà Trinh thừ người ra với tâm trạng một người vừa mất vật vô giá. Trí là bảo vật của bà, bà đâu thể đề con yêu nữ kia chiếm lấy như vậy.
Bỗng dưng trong đầu bà ong óng hai câu thơ bà từng đọc đâu đó. Hai câu thơ thề hiện đúng nỗi bức xúc hiện tại của bà.
Vừa tròn một giấc ngủ ngoan.
Con từ tay Mẹ trườn sang tay Ngườí .
Bà thở hắt ra, rồi đặt tờ giấy xuống chỗ cũ.
Mọi vật trong căn phòng này đều dọ tự tay bà sắm cho Trí. Nó vẵn đâu vào đó dưới sự sắp xếp của bà, lẽ nào Trí lại khác ?
Bình tâm trở lại, bà Trinh rời khỏi phòng con trai nhẹ nhàng như lúc bước vào.