Trước tiên, không đi sâu vào vấn đề, ta thử định nghĩa vài danh từ thông dụng:
- Thiên là Trời. Đã có sự tranh cãi từ hồi thế kỷ XVII, do những người truyền đạo Tây Phương. “Trời”, theo Á Đông là một người có tay, chân, mặc quần áo, bằng xương bằng thịt, theo trí tưởng tượng, hay là khái niệm mơ hồ? Tâm kêt luận, theo Á Đông, trời là khí Dương, nóng, đối lập với lạnh là đất. Dương và Âm tác động với nhau, tạo ra vạn vật, như vậy, khí Dương (Trời) là một dạng vật chất. Đất cũng là khí, Âm là lạnh đồng nghĩavới thấp. Đã xuất hiện hình tượng “trời tròn”, “đất vuông”, ở Đàn Nam giao. Lại có hình tượng một vòng tròn, bên trong chia ra như hai trái xoài, bên đen bên tắng (hoặc màu đỏ), thường vẽ ở mặt trống chầu đình làng, hoặc trên mũi ghe thuyền cỡ
to, để trang trí.
Thần, theo Huỳnh tịnh Của, là vị “thần linh, tài phép, phép thiêng, phép mầu”. Thiêng, cũng theo tác giả trên là đồng nghĩa với linh, linh thiêng là “không hình ảnh, không tiếng tăm, không ai ngó thấy, về phép thần linh”. Ông P. của đã theo Thiên Chúa Giáo
Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh “Thần” là tinh khí, việc biến hóa bất trắc cũng gọi là Thần. Thường gọi “quỉ thần”, theo Đào Duy Anh, “người chết còn cái hồn, hồn ở dương gian là thần, hồn ở âm phủ là quỉ”. Quỉ không mang nghĩa là xấu như ma quỉ, tùy hoàn cảnh mà xấu tốt.
- Thánh, “người hiểu thấu mọi việc, người học thức và đạo đức rất thâm cao, tôn xưng ông vua, cũng gọi là thánh”.
Thí dụ như Khổng Tử là bậc thánh. Bậc thánh (nhân vật lịch sử có thật) hóa ra thần, linh thiêng (Trần hưng Đạo). Vị thần, nhân vật lịch sử, lắm khi nguồn gốc tầm thường, học hành ít nhưng khi chết có thể biến thánh với những điều linh ứng được dân gian truyền tụng.
- Đền, Miếu (nói trại là Miễu) dành để thờ những nhân vật có thật, hoặc của huyền thoại. Miếu là cơ ngơi, rất tôn nghiêm, đồ sộ (như Thế Miếu ở Huế). Đền cũng vậy. Ở Nam Bộ, lắm khi miễu là nơi nhỏ bé, lần hồi nhờ doanh thu , nâng cấp về kiến trúc. Lăng Lê Văn Duyệt thời xưa ở kề cận ngôi miếu nhỏ là nơi thờ cúng, gọi (Lê Công Miếu). Nay nâng cấp, chẳng còn ai gọi là miễu Lê Văn Duyệt cả.
- Đình thường là nơi thờ thần Bổn cảnh Thành hoàng (thành, theo nghĩa thành quách để giữ an ninh cho thị trấn, sau mở rộng phạm vi đến thôn xóm, với lũy nhỏ bao bọc, dễ tuần phòng). Từ là nơi thờ những vị thần, không phải thành hoàng Bổn Cảnh. Trong Nam, chữ Chùa được áp dụng cho chùa Phật, (gọi Tự, Quan Âm tự), nhưng đền miễu cũng gọi chung Chùa. Nơi thờ bà Thiên Hậu, ông Quan Công đáng lý gọi Miếu nhưng nhân gian cũng quen gọi Chùa Ông, Chùa Bà.
Nên chú ý, Thần (chữ viết khác) như thần dân nghĩa là vị quan lại. Đình lắm khi là tiếng thông tục, khách ghé vào ăn uống, giải trí (Ngọc Lan Đình).
Việc tế tự ở Đình miếu khác với Điện, hoặc Cung, nơi thờ các vị linh thiêng, nặng tính chất bùa phép, như Ngọc Hoàng Điện, Kiến An Cung. Điện cũng là nơi có thể chầu văn. Đối với nữ thần, ban tế lễ gồm người thuộc phái nữ.
Tùy bối cảnh lịch sử, tùy xu hướng của người viết, từ xưa đã có nhiều quan niệm khác nhau, khi tán thưởng, khi bài xích. Thật ra là bài xích sự tha hóa của buổi tế tự nào đó không có nội dung, nặng về xôi thịt, khoa trương, (lắm khi còn là tham những), đặc biệt vào giai đoạn suy thoái của phong kiến. Mỗi tôn giáo, tùy địap hương, gặp khi thịnh khí suy do người hành đạo, vì vậy, người lãnh đạo tinh thần, thỉnh thoảng phải chấn hưng, như phong trào “chấn hưng Phật giáo”. Đình miếu tùy giai đoạn lịch sự cũng phải chấn hưng, vì sách xưa đã dạy: Luôn luôn đổi mới, ngày càng mới.
Phạm Đình hổ, tác giả vũ Trung Tùy bút viết vào cuối đời lê, là nhà Nho, có óc thực tế, tin vào Khổng Tử nên đã có ý kíên vào buổi phong kiến suy vong:
“Kinh thư nói: “ Có lúc tế thần thượng đế, lại nói “Duy Hoàng Thượng Đế”, nghĩa là “nghĩ đến đấng Hoàng Thượng Đế” . . nghĩa là vị thiên rhần rất tôn thì gọi là Thượng đế, tôn hơn cả thì gọi là “Thượng”, chủ tể khắp cả thì gọi là “đế”. Đã tôn không ai hơn thì chỉ có một Đế thôi. Phạm Đình Hồ phàn nàn cho rằng trong thực tế, vài chùa miếu lại bày ra nhiều vị cao hơn Thượng Đế, qúa nhiều tầng cao hơn, vô cùng tận cao, như vậy là hoang đường. chúng ta là người trần mắt thịt mà muốn phân tích những việc trên Trời, không tiếng không hơi , thì là chỉ dè chừng bắt bóng, mơ màng không sao đích xác được. Vì vậy những đức Khổng Tử mới không bàn đến việc “quỉ thần’.
Thật ra, Khổng tử không bài xích việc cúng tế, nhưng khuyên đừng để mất thời giờ mà bàn bạc những gì không cụ thể. Ngài chú trọng tế lễ nhằm nhắc nhở tôn ti trật tự. Môn đệ nếu tò mò hỏi, ngài bảo nên lo chuyện của người đang sống, rồi hay nghĩ chuyện quỉ thần. Ngài khuyên “Qui thần kính nhi viễn chi”. Nghĩa là kính trọng thần thánh, người khuất mặt, không phủ nhận sự hiện diện của họ, nhưng la không lại gần. Phải chăng ngài khuyên đệ tử nên bớt thời giờ nghiên cứu chuyện viễn vong, vô ích cho xã hội mà cũng vô ích cho đạo làm người. Nên lo đối phó với bao nhiêu việc đối nhân xử thế, về sinh kế cấp bách.
Trong tập tùy bút nói trên, Phạm Đình Hổ liên tục công kích những kiểu thờ cúng đáng gọi là mê tín dị đoan. Đến ngày giỗ ông bà ở gia đình, điều quan trọng là nhớ thương trọn đời, trong tâm can. Ông chấp nhận việc “xá” và “lạy” lẫn nhau, để giữ tôn ti, phép tắc trong việc giao tiếp, dầu là giữa người thân trong gia đình.
Thực dân Pháp đến, mang theo nếp sống, nếp suy nghĩ Tây Phương, Phải chăng vì muốn giữ bản sắc dân tộc nên Phan Kế Bính ra công sưu tầm, soạn tập “Việt Nam Phong Tục”, viết có hệ thống, từng bài đăng báo, từ năm 1914. Vì đề tài của tập biên soạn này là “quan”, “hôn”, “tang”, “tế”, xin trích lục những đoạn liên quan đến việc thờ cúng thần Thành hoàng vẫn phổ biến, còn nhiều người hưởng ứng từ thành thị đến nông thôn.
- “Xét về cái tục thờ Thành hoàng, từ đời Tam Quốc trở về vẫn đã có; nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làm tướng, mới bắt đầu lập miếu thành hoàng, ở Thành Đô, kế đến đời nhà Tống, nhà Minh thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ.
- “Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang bên nầy, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỉ thần đã thịnh hành rồi.
“Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước thì mỗi phương có danh sơn đại xuyên, triều đình lập miếu thờ thần Sơn xuyên ấy để làm chủ tế cho việc ấm tí một phương mà thôi. Kế sau đó, triều đình tinh biểu những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. từ lúc dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng thờ một vị để làm chủ tế trong làng mình. Làng nào sẳn có người anh hùng hào kiệt mất đi rồi thì thờ ngay người ấy, làng nào không có thì đi cầu lấy một vị thần linh khác, rước về mà thờ. Hoặc nơi thì vì một sự ngẫu nhiên cho là linh thiêng mà xin duệ hiệu để thờ. Té ra làng nào cũng có đền, xã nào cũng có Miếu. Đến cả những xã mới lập trước hết cũng nghĩ ngay đến việc thờ thần”.
Theo đoạn văn trên, ta thấy đời xưa, đời Tam Quốc, chỉ bày ra cúng tế thần thánh khi cầu đảo, khi nắng, hạn, lũ lụt bịnh dịch tể . . Việc thờ Thành hoàng ngay ở bên Trung Hoa chỉ phát triển mạnh vào đời nhà minh trở về sau, đại khái từ 500 năm nay mà thôi.
Phan kế Bính viết tiếp:
“Qủi thần là việc u minh huyền viễn, cũng chưa dám chắc thế nào mà nói được. Nhưng xét hai chữ “quỉ thần” cũa thánh hiền đặt ra, thần là gì? Thần nghĩa là thần diệu. Qủi là gì? Quỉ nghĩa là quỉ tàng. Chỉ là nói cái lẽ tạo hóa huyền diệu, lúc đượng không tự nhiên hóa có, tự nhiên quá không, thế là về, cho nên gọi là “qủi”. Vậy thì nói cái lẽ như thế mà thôi ,chớ không phải có quỉ thần htực. Và thánh nhân có dạy rằng: “Vị tri sinh, yên tri tử. Vị trí sự nhân yên tri sự quỉ”. Nghĩa là sự sống còn chưa biết hết, đã biết thế nào được sự chết. Việc ăn ở với người còn chưa xong đã biết thế nào được sự chết. Việc ăn ở với người còn chưa xong, đã biết thế nào mà thờ quỉ thần”.
Tác giả khuyên đừng thờ cúng nhảm nhí. Nhìn qua Tây Phương, tác giả ca ngợi tinh thần khoa học và sự hạn chế thờ cúng, cho rằng đó là lý do khiến họ có sức mạnh vật chất để xâm lược các nước khác.
“Không có thờ thần thánh nào, không phải nhờ đến sức âm phù mặc hộ bao giờ, vậy sao mà nước nào (bên Âu Châu) cũng thịnh vượng, dân nào cũng phú cường. Mà Á Đông này thờ thần thành kính là thế, sao “thần” lại không phù hộ cho giàu mạnh bằng các nược đi? . ..Thiết tưởng chỉ những miếu trung thần nghĩa sĩ và miếu những bậc anh hùng hào kiệt thì mới đáng nên thờ. Mà thờ thì là để tỏ lòng kỷ niệm, không thờ mà để cầu phúc. Ta nên coi cái mếiu đó (của ta) như một tượng đồng của người Âu Châu. (Có lẽ tác giả muốn đề cập đến những pho tượng trưng bày nơi công viên, quảng trường thuở ấy bên Âu Châu)
Những ý nghĩa dường như quả khích, vào giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ có lẽ ít được người ở nông thôn và ngay cả thành thị tán thành. Thực tế đã diễn biến. đình miếu vẫn tồn tại, nếu ta sử dụng vào mục đoàn kết toàn dân, đừng để tốn kém thời giờ, gây niềm tin vào truyền thống văn hóa.
Tổ quốc ta vẫn là thống nhất từ xưa; thực dân Pháp đến, muốn chia ra ba nước, nhưng khó làm được vì cơ bản là chung một phong tục mà việc thờ thần ở đình làng phải chăng đã đóng vai trò quan trọng, với sức nặng về chiến lược. Tuy mỗi nơi mỗi khác, nhưng nội dung vẫn là một. Ngay ở Bắc, Trung, Nam Bộ, trong một khu vực nhỏ như tổng, huyện, việc thờ cúng, trang trí nghi thức tế lễ vẫn mang vài điểm dị biệt, những là về chi tiết mà thôi, không đáng tranh cãi vì mọi hình thức văn hóa phải linh động. Ngay trong những gia đình trong xóm, mỗi nhà bày kiểu bàn thờ ông bà hơi khác nhau, hoặc bàn ông Thiên.
Về cơ bản, ta có tư liệu bậc nhất của học giả Nguyễn Vắn Tố nói về Đồ Thờ Cổ, đăng báo Trí Tân 1944. Vẫn là nguyên tắc “thờ người chết như phụng sự người sống”. Mỗi nhà với cái bàn thờ tổ tiên là một vũ trụ nhỏ. Tổ tiên ta cùng có nhu cầu thờ phượng gần giống như một vị thần. chẳng qua vì nhà cửa chật hẹp, tài chánh không cho phép. Nghèo mà phát lên làm giàu, có thể xuất tiền ra mua chức tước để trong nhà có bàn thờ với lọng, với cái khám sơn son thiếp vàng, bức hoành phi to, liễn đối rực rỡ; có tiền là cứ sắm, ngoại trừ vài nghi thức nhỏ chỉ dành cho vua chúa.
Cụ Nguyễn Văn Tố phân biệt vài chi tiết ấy:
- Có nhiều thứ hình hành dạng giống nhau mà ở đình và ở nhà có khác nhau ở chỗ nét vẽ đường chạm ít người để ý đến. Thí dụ cùng một câu đối ở một bức hoành, thờ ở đình thì chung quanh chạm rồng hoặc tứ linh, ở nhà thì chỉ chạm triện hoặc bộ đồ chiết chì.
- “tứ linh” (ở đình làng) là long, lân, qui, phụng. Bộ đồ chiết chì ở nhà thường chạm là “bát bửu” (tám món quí), tức là bút ,sách, quạt, gươm, lẳng hoa, bầu rượu, đàn và ống sáo, túi thơ. Nhưng mỗi nơi một khác có nơi chạm pho sách, như ý, cuốn thư, lẳng hoa, bầu rượu, đàn tỳ bà, quạt vải, phất trần.
Như ý là thanh ngọc, hình dài, giống như cái nấm linh chi mà các quan dùng để che mặt khi vào chầu. Hầu hết những món này, tượng trưng cho sự phong lưu, siêu thoát, nhàn rỗi của thế giới thần tiên, là món tiêu biểu cho mỗi vị trong “Bát tiên”.
“Chiết chì” nghĩa đen là cành cây đã bẻ, mỗi món của bát bửu vừa kể (đàn, sáo, quạt . . ) vài vào một cành cây đã bẻ, cho nên gọi chiết chì bộ đồ . .
- Một phân biệt khác: Ở đình thì chạm “Lưỡng long triều nguyệt”, hai con Rồng chầu hai bên mặt trăng hoặc chạm “Lục long ngự thiên” (sáu con Rồng bay lên trời). Phải chăng những con Rồng này tượng trưng cho lời mong ước cầu mưa thuận gió hòa, Rồng đem mưa, chống hạn hán. Lại có sự giải thích của những nhà khảo cứu rằng ngày xưa, gốc con Rồng là con thuồng luồng hoặc con cá sấu, khi cá sấu rống lên, nằm trên bãi phơi nắng là điềm sắp có trời mưa. Từ con sấu, con thuồng luồng (loại rắn biển, không có vẩy khác với Rồng) những họa sĩ thời xưa tượng tưởng ra con Rồng. Và hình tượng con Rồng được phổ biến khắp Đông Nam châu Á, đặc biệt ở xứ nhiệt đới, gió mùa, thí dụ như Ấn Độ với con rắn thần là hình dáng cong queo của sông Hằng, hoặc chiếc ghe đua khá dài, chạm trỗ khéo léo ở đầu và đuôi của Thái Lan hoặc Campuchia. (Chú thích của S.N) . Ở đình làng, chạm chim phụng (phụng hoàng) là điển “ngũ phụng hàm thư”, năm con phụng ngậm tờ thư. Cũng vài nàh nghiên cứu cho rằng chim phụng bắt nguồn từ chim trĩ của dãy Trường Sơn, ngày xưa đem cống qua Trung Hoa, họa sĩ lấy dáng con trĩ, mỏ nhọn, đuôi dài để vẽ ra con phụng được cách điệu hóa. Thông thường nhà chỉ đượcchạm năm con dơi (thay vì năm con phụng); Dơi là con “biên bức “ (theo chữ Hán) người Hoa phát âm là “phức”, gần đồng âm với tiếng “phước”, một kiểu chơi chữ. ở gia đình thường chạm phù dung và chim trĩ, hoặc hoa mẫu đơn với chim trĩ hoặc vịt lội ao sen, (gọi liên áp), hoặc mai điểu (chim sẻ đậu cành mai đang trổ hoa). Rồng, phụng tượng trưng cho vua và hoàng hậu ở cung điện; Đình làng (thần ở đình thay mặt cho nhà vua) không được thờ.
Trong thực tế, cụ Nguyễn Văn Tố đã nhận xét, trong giai đoạn cuối nhà Nguyễn hoặc khi người Pháp đến thường không phân biệt, nhà dân tiếm dụng những biểu tượng “rồng phụng” của nhà vua, chẳng hề hấn gì (về pháp lý).
Những “môtíp” trên đây chưa nói về cửa võng (bao lam), cái khung hình chữ U lật ngược, ở chính điện, hoặc đường vào chính điện, nối lên hai cây cột cho đẹp mắt. Cửa võng gây tác dụng, theo luật viễn cận, là thu hẹp không gian, khiến người từ ngoài nhìn vào thấy bàn thờ thần thánh oặc bàn thờ ông bà như ở tận trong sâu thẳm, gây cảm giác huyền bí thời hang động tiền sử với ngọn lửa thiêng mà dòng họ, bộ lạc phải thờ và gìn giữ, lửa tắt thì bộ lạc lâm nguy, thiếu ánh sáng, thiếu lửa để sưởi, nướng thịt . .
Ngoài nguyên lý thờ người chết như thờ người sống, còn nguyên lý khác là “hữu công tắc tự chi”, thần có công đức với dân nên dân nhớ ơn, htờ cúng. Nhưng lắm khi, những đình thờ xưa nay vẫn còn dấu ấn thờ những thần bất chính, như thần ăn trộm, thần tà dâm (các thần này là người, nhưng chết hoang, bất đắc kỳ tử), oan hồn cứ quậy phá.
Ta có thể lấy sự thờ cúng tế lễ ở đồng bằng sông Hồng làm chuẩn để so sánh với Nam Bộ. Ở vùng sông Hồng, mỗi làng thờ một vị Thành hoàng nhưng có làng thơ năm bảy vị, gọi “Phúc thần”. Cũng theo Phan Kế Bính (phúc) thần chia ra ba hạng.
1. Thượng đẳng thần là những thần núi, thần sông, hoặc các bậc Thiên thần, như phù Đổng thiên vương, Liễu Hạnh công chúa, các vị này có “sự tích linh dị”, mà “không rõ tung tích ẩn hiện thế nào” , còn gọi Thiên Thần.
Đứng chung hàng với các thần nói trên, cũng được nhà vua phong “Thượng đẳng thần”, còn những vị thần có thật, như Trần hưng đạo, lý Thường Kiệt dày công gìn giữ đất nước, sử đã ghi chép.
2. Trung đẳng thần gồm những người làng thờ đã lâu, “có họ tên mà không rõ công trạng”, hoặc có chức tước mà không rõ họ tên “hoặc những vị thần có chức:” linh dị, tới khi nhà vua gặp lúc thời tiết tiết bất thường, bày “đảo võ thì thấy ứng nghiệm”, thì cũng được cứu xét, xem như “Trung đẳng thần”.
3. Hạ đẳng thần là những thần “không rõ sự tích ra sao, nhưng thuộc vào bậc chính thần” thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong vào bậc thứ ba.
Như thế, từ xưa đã thờ nhiều vị thần mà chẳng ai rõ tung tích, lý lịch! Ngày nay, nếu chất vấn, ở Nam Bộ ta gặp rất nhiều trường hợp thờ một ông Thành hoàng “chung chung”. Ta chẳng nên thắc mắc vì thời xưa, triều đình phải ẫn theo lòng dân mà phong sắc, gần như ít thấy trường hợp do cấp trên áp đặt. Đại khái, muốn được dân cúng tế, vị thần ở bất cứ cấp bậc nào cũng phải được xem linh ứng, người dân đến, để “cầu được ước thấy”. Trường hợp Trần Hưng Đạo , ta đã biết, ngoài công trạng chống ngoại xâm còn được truyền tụng như giỏi về trừ tà ma.
Nam Bộ là đất mới không có thần ăn trộm, chết hoang . . Nhưng chỉ là thần đại diện cho quyền uy, nhân nghĩa. “Thượng đẳng thần” ít thấy, có Nguyễn Hữu Cảnh người tổ chức hành chánh đầu tiên ở đất Đồng Nai, “Trung đẳng thần”, có Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên . phải đem “điềm linh ứng” thì cúng tế mới đông, khói nhang không dứt. Nguyễn Hữu Cảnh ở làng Châu Phú (thị trấn Châu Độc, An Giang) nổi danh linh ứng, nhưng Nguyễn Hữu Cảnh thờ chung với Trần Thắng Tài ở đình Minh Hương Gia Thạnh (Chợ Lớn) thì ít người cúng vái, mặc dầu Trần Thắng Tài chính là người Hoa nhiều thế lực, cầm đầu nhóm “bài Mãn, phục Minh” đến Biên Hòa vào thế kỷ thứ XVII. Lắm danh nhân tùy dày công giúp nước ít được đông đảo bá tánh đến. Ta không nên ngạc nhiên khi thấy mếiu Thủ Khoa huân, Nguyễn đình Chiểu ít được giới thương gia đến , vì giới thương gia chỉ cầu mong “tài lộc”, “mua may bắn đắt” mà thôi. Cụ Nguyễn Văn Tố nhận xét về đình làng cổ truyền, xin trích và tóm lược:
Thường thì ở thôn quê xứ ta mỗi làng có một ngôi đình để thờ thần Thành hoàng và để hội họp dân làng, ngoài ra còn Miếu để thờ thần linh, Chùa và Am để thờ Phật.
Ta lưu ý: Từ đời Minh Mạng về sau, thần Thành hoàng mới là thần chính thức ở công sở, tuy nhiên có vài trường hợp ngoại lệ. Lắm xã có chỗ riêng để gìn giữ, bảo quản sắc thần, gọi là Nghè. Khi cúng ở Đình thì đến Nghè thỉnh sắc, tế xong, đưa sắc từ đình trở về Nghè.
Chức năng chính Đình làng là làm nơi hội họp, cứ mùng một hoặc ngày rằm, người lớn tuổi trong làng họp dân để nghe giảng về đạo đức, đặc biệt là những chỉ thị, chủ trương mới của nhà nước, các bản sao lục của huấn lệnh, do nhà vua ban ra được treo tại đình cho dân xem. Về sau, để đơn giản hóa, nhất là trường hợp làng nghèo, bày ra kiểu Đình bên trong là “Miếu” để thờ thần, và cúng thần dịp lễ hội, bên ngoài làm nơi hội họp. Hai cơ ngơi nhập một.
Bên trong của Đình, đặt cái sập gỗ khá to, phía trên là cái ngai, trên ngai đặt cái “long vị”, tức là bài vị để chức tước vị thần. Trước cái long vị này, thường có một tấm kiếng hình tròn, tượng trưng cho cái “hốt” mà ngày xưa vị thần dùng che mặt, khi tâu lên vua.
Phía trước ngai, đặt cái giá, dựng đứng ba thanh gươm, gọi “gươm vía” hay “gươm cẩn”. Việc thờ con ngựa một trắng một đỏ không phải dành riêng cho Quan công trong truyện Tàu, nhưng là nhắc nhở vị thần ngày xưa đã bày ra trận, đánh Nam dẹp Bắc. Ngoài Bắc, bày ra lệ đặt con ngựa gỗ trên bốn cái bánh xe, khi diễu hành rước sắc thắc thì đôi ngựa kéo theo, nếu thờ Hai Bà Trưng, bày ra hai con voi.
Hai bên gian giữa đình, bày “lỗ bộ” và “bát bữu” “Bát Bửu” và “Chiết chì” đã giải thích ở phần trước, nay chỉ bàn về “lỗ bộ” mà có nơi gọi sai là “lễ bộ” (lễ nghĩa). Theo cụ Nguyễn Văn Tố, “bộ” là nhiều món gom lại cho đủ, mỗi món rời là bộ phận. “lỗ” là cái mộc, tức là cái khiên mang ra mặt trận nhằm chống đỡ gươm giáo, Khi diễu hành, cái khiên đi đầu. Lỗ (viết theo chữ Hán, khác chữ với “lỗ” là cái mộc, cái khiên) lại có nghĩa là nước mặn. Thời xưa, trước khi xe của nhà vua đi ngang qua, có quân sĩ đi trước để rảy nước mặt đường cho bụi cát đừng bay tung lên, làm dơ bẩn. Lỗ dẫn đâu đám rước nhà vua. Chi tiết này khá quan trọng. Lỗ bộ dành cho nhà vua, quân sĩ cầm những món tượng trưng đi theo hai bên. Thường là dẫn đầu, có biển “Tỉnh túc” (hoặc Túc tỉnh) và “Hồi ty”, nghĩa là người hai bên đường cần lưu ý, đi đứng cho nghiêm trang, và những ai cưỡi ngựa phải xuống ngựa, người tàn tật, ăn mặc lôi thôi phải tránh xa, bằng không, quân sĩ sẽ quất roi. Đời Lê Thánh Tôn, “lỗ bộ” gồm : “Qua (giáo), phủ (rìu), việt (búa), trang, phan , tinh, kỳ, mao, tiết (đại loại, sáu thứ cờ hình thức khác nhau) thêm quạt , lọng và quân sĩ. Ở đình, thường có hai thanh mác trường, hai ngọn cờ tiết mao, hai cái chùy (dùi bằng đồng) hai cái phủ việt (búa hoặc rìu), hai cái biển Tỉnh túc, Hồi Ty.
Tùy theo đình mà bố trí lỗ bộ khác nhau, thí dụ lắm nơi bày gươm, tay văn (bàn tay cầm bút), tay võ (bàn tay nắm lại), thêm xà mâu, hoặc đau tứ nhi (kiểu có bốn nanh nhọn) hoặc đinh ba.
Lại còn những tấm biển khắc chức vị, cấp bậc vị thần. Tùy theo đình giàu nghèo mà giữa sân cắm một hoặc hai lá cờ khổ to, gọi cờ đại, thêm cờ ngũ hành, gồm năm hoặc mười lá, mỗi lá đủ năm màu, thêu rồng.
Ở chùa Phật, điện hoặc Cung theo đạo Lão, đồ thờ có khác (vì nặng về lên đồng lên bóng, xin không bàn đến)