Tôi là người hòai cổ, tồn cổ, ở miền Nam nầy, nếu tìm những di tích xưa, tất thì biết đào đâu cho ra tuy dân tộc Việt sống mạnh, trưởng thành và nổi danh hiên ngang nhờ cuộc Nam tiến. Nhiều người bảo:
Đâu có mà tìm! Miền Nam là miền đất mới, đất không chân, đất phèn. Ở miền Nam chỉ có thể mọc những lọai cây tàn cao nhưng rễ nông. Giống như trường hợp lúa “tốt”, tức là một bịnh đặc biệt của lúa. Khi cấy trên đất quá nhiều gốc và lá, khi gặt hái thì hỡi ôi, chỏ có rơm rạ cho trâu ăn chớ nào thấy hột.
Nhưng tôi vẫn hòai cổ và tồn cổ mặc dầu đất này chưa từng làm cơ sở cho những kiến trúc cổ kính. Đất mới khai hoang, làm sao tìm thấy cây cổ thụ do người trồng. Tuy nhiên, nếu khảo cứu văn hóa , lịch sử theo tinh thần sống động không câu nệ hình thức, niên biểu, chúnt ta thấy miền Nam có màu sắc, luôn luôn đổi mới, dựa trên một cơ sở. Đó là tinh thần phóng túng, lanh lẹ sẳn sàng đón hương xa của người khai hoang. Văn hóa đứng im một chỗ là văn hóa chết. Sống động, thích ứng với hòan cảnh, đó mới là văn hóa, đúng theo nghĩa của nó.
* *
*
Nhà văn Bình Nguyên Lộc đã ra công sưu tầm ca dao miền Nam sọan thành quyển “Thổ Ngơi Đồng Nai” (chưa xuất bản ) Dường như trong bài tựa quyể nnói trên, Bình Nguyên Lộc nhận xét: miền Nam mới thành hình chừng 300 năm mà tổng số ca dao góp nhặt – đứng về số lượng mà nói – không kém miền Trung, miền Bắc, nơi người Việt lập quốc từ ngàn năm trước. Sẵn có kinh tế phồn thịnh, sẵn có vị trí bao lơn Đông Nam Á, người miền Nam biểu lộ sự lạc quan, niềm tin tưởng nơi vận mạng mình, qua ca dao, tức là câu hò câu hát, hát đưa em, hát huê tình, hát đối, hò giã gạo, hò cấy. Thơ và nhạc dính liền nhau, bất khả phân. Lời thơ tuy dở nhưng vẫn hấp dẫn được người nghe nếu nó may mắn được một giọng oanh vàng diễn tả. Và – đây là sự thực – một giọng ồ ề có thể gây bất mãn, làm cụt hứng, cử tọa mặc dầu có ý thơ xuất sắc để làm nội dung.
Người ngòai đời thường chú ý, xem nặng giọng ca, xem đó là yếu tố quan trọng khi thưởng thức. Giọng ca và sắc đẹp, thanh và sắc , thính và thị. Người hát , người hò muốn chinh phục trọn vẹn tình cảm của cử tọa, thì phải có số vốn thanh sắc lưỡng toàn, trước hết.
*
**
Không khí của câu hát miền Nam là không khí hòai cổ. Nhớ tiếc ngày xưa, người xưa, hình ảnh xưa, quê quán xưa mà mình đã rời bỏ. Có đi xa mới biết chốn quê hương là đẹp hơn cả. Sống trong ngày nay đau khổ, người ta thường nhớ đến tuổi vàng thời thơ âu: Hòai cổ, Vọng cổ. Mặc dầu nhiều người cho rằng “cổ” là tiếng trống nhưng đa số chúng ta đều biết “cổ” là xưa. Nhớ đất xưa, nhớ nơi cố quán mà mình chẳng bao giờ về. Hoặc đau khổ hơn, man mác hơn, ta nhớ nơi cố quán mà không biết cố quán của ta thuộc tỉnh nào, xóm nào. Người đi khai hoang mang mặc nặng mặc cảm tự ty về nguồn gốc gia đình. Họ không có gia phả, chẳng hiểu ông chú, ông bác (hoặc lắm khi ông nội) của họ là ai. Họ chỉ nhớ mang máng tổ tiên xưa kia từ Bình Định, quảng Nam vào đây, con cái của mấy ổng chia ra làm nhiều hệ phái lập ngiệp ở Tân an, ở Cả Mau. Và họ lấy làm vinh hạnh khi được thanh minh . . mơ hồ rằng ông cô hoặc ông nội của họ xưa kia đã đứng trong hàng ngũ chống Pháp, thời đàng cựu, rồi bỏ xứ, chạy trốn, đổi tên, thay họ.
“Nhớ xưa” để tìm nguồn an ủi. Kẻ sống ở miền nước mặn thì nhớ miền nước ngọt. Kẻ ở thành phố thì nhớ miền quê , ở sơn cước thì nhớ đồng bằng. Nhớ và ao ước. Ao ước những gì êm ái của thuở “tuổi vàng” ao ước luân thường đạo lý trong khi đó đây đầy dẩy thác lọan. Ao ước đòan viên, khi bị ly tán trong thực tế.
Câu hát, câu hò phải có hậu. Hát bội phải có hậu. tiểu thuyết bình dân, tuồng cải lương cũng phải như thế.
Giọng hát phải có truyền cảm.
Nội dung phải có hậu.
Bài dạ Cổ Hòai Lang hồi thời ông Sáu Lầu là đề tài có hậu, chồng vợ trùng phùng.
**
*
Xưa nay, nói tới việc khai hoang ở mềin Nam, chúng ta liên tưởng đến công nghiệp của Trần Thắng Tài, Dương Ngạn địch, Mạc Cửu, Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Văn Duyệt. Và nghĩ đến pầhn đất Rạch Giá, Cà Mau, hải đảo vinh Xiêm La, Thất Sơn, U minh. Đồng tháp mười, với những nhân vật nghèo al5c hậu về kinh tế mà thích ăn hcơi, thích đề cập tới luân thường đạo lý, và sống rời rạc theo kểiu . . anh hùng hảo hơn, nhưng vẫn đề cao kỷ luật, một thứ kỷ luật vừa chặt chẽ vừa lỏng lẻo: phải ăn ở, đối xử với nhau cho “đúng điệu nghệ”! , “đúng điệu nghệ” là có lương tâm, không đâm kẻ thù từ phía sau lưng, quân tử nhứt ngôn, hể nói là làm liền. “đúng điệu nghệ” tức là không đểu cán. Đó cũng là luân lý của một đứa thanh niên “đi khai hoang’ ở thành thị. Mảnh đất Sài Gòn từ năm 1778 đã trở thành vùng “kẻ chợ”. Thời Gia Long và Tây Sơn đánh nhau, Sài – Gòn Chợ lớn đã bị đốt phá. Sau đó, tiểu công nghệ, tiểu thương phát đạt hơn trước. Qnh hùng tứ chiếng cứ tới lui hòanh hành. Những thỉ tổ của cao bồi ở Sài gòn đã bị trừng phạt đích đáng dưới lưỡi gươm tiền trảm hậu tấu của Thượng quốc công Lê Văn Duyệt. Vài chục năm sau, thực dân Pháp kéo tới. Lại nẩy sanh ra một số thanh niên lạc lõng, mang trong mình dòng máu khia khẩn đất hoang, nhưng thiếu đất dụng võ. Chỉ còn là vấn đề khai thác thương mãi, khai thác nâhn công, khai thác tài nguyên do người ngọai bang điều khiển. thanh niên Sài Gòn trở thành những “người hùng” kiểu Năm ty, Sáu Nhỏ, thầy thông Chánh và Sáu Trong. Sáu Trọng ở bồi cho Tây. Anh ta bỏ nhà ra đi từ thuở bé, rồi kết nghĩa với cô gái lang dâm. Cô này tên là Hai Đầu. Sau rốt Hai Đầu lấy ông ký lục Tây. Bị Hai Đẩu là ông ký lục làm nhục, Sau Trọng ra tay giết hai người “thiếu điệu nghệ” này rồi lãnh bản án tử hình.
Thơ Sáu Trọng được truyền tụng, ngòai ý muốn của thực dân Pháp, đã trở thành một lọai ca dao, xứng đáng nêu trong bảng liệt kê văn chương bình dân, xứng đáng được ghi trong chương trình Việt Văn. Chúng ta thử tưởng tượng một nhạc sĩ mù lòa ngồi trên chiếc đệm, gảy độc huyền tại đầu đường xó chợ, đang nói thơ:
Kỷ Vì Đại Pháp tân trào
Đời nay nghĩ lại khác nào thuở xưa
Du nhàn thành thị sớm trưa
Có chàng Sáu Trọng tuổi vừa mười lăm.
Bỏ đi tính đã mấy năm
Nay mới chạnh lòng thương kiểng nhớ quê
Bấy lâu cách mặt ủ ê,
Nay mới trở về thăm viếng mẫu thân.
Có tên Hai Đẩu ở gần,
Thường đi buôn bán tảo tần lân la.
Thấy chàng ăn nói thật thà,
Hỏi thăm: “Anh có vợ nhà hay không”?
Trọng nghe Đẩu nói động lòng,
Thơ ngây chưa chốn loan phòng kết đôi.
Đẩu nghe thằng Trọng bày lời:
“Anh không có vợ, em thời chỉ cho”
Trọng rằng: “Buôn bán không lo,
Nói chuyện đưa đò, chè cháo lạnh tanh”
Đẩu rằng: “Lòng khiến thương anh
Cháo chè nguội lạnh cũng đành dạ tôi . . “
Đó là hào khí Nam Kỳ lục tỉnh. Đó là cách ăn nói “văn hoa” của Nam kỳ lục tỉnh. Tiếng độc huyền và thơ Sáu Trọng là dân nhạc, dân ca miền Nam.
**
*
Đường phố Sài gòn là đề tài của câu hát huê tình – là nguồn hứng của nghệ sĩ bình dân, lúc người Pháp mới đến. Đường phố Sài Gòn là mạch máu, đóng vai trò sông rạch, đường để. Hồi thời ấy, giời bình dân mua bán hàng rong trên đường phố Sài gòn. Và hát quê tình lảnh lót, đêm khuya, ngay tại đường Catina (sau là Tự do) tại trung tâm thành phố!
Chúng tôi không nói đùa để tìm bằng cớ binh vực cho ca nhạc bình dân, cho vọng cổ đâu! Chúng tôi căn cứ vào tài liệu đáng tin cậy. Xin quí độc giả lật quyển “Sài Gòn Năm Xưa” của cụ vương Hồng Sển: Thuở ấy, tại Sài Gòn chỉ có lai rai vài chục chiết xe hơi, “muốn chạy thì phải đột cho máy nóng. Mui bố có dây da kéo chằng chịt, cửa xe thì không có?. “Các quan Lang sa và nhà giàu thân thế săm xe bicicletter, lúc ấy nào đã biết máy móc là giống gì, thấy xe không dùng ngựa bò mà chạy ngờ ngờ đã đặt tên nó là . . cái xe máy!”
Lại có một sĩ quan hải quân Pháp, tên là Vidal, lúc hưu trí thì tập ăn trầu, cưới vợ Việt Nam, được tôn làm đại hương cả làng Phú Nhuận. Lãi vidal nầy trăn trối, ao ước được chôn cất theo nghi lễ phật giáo. Đám tang lão Vidal có sư cụ tụng kinh, nhà vàng, đèn rồng và có hò đưa linh. Trong khi đó nhiều giai cấp mới lại mọc lên! “Bành tô đánh chết xứ huề. Áo thun chạy lại đứng kề bành tô”. Mấy thầy thông thầy ký (mặc áo bành tô) núp oai thực dân tha hồ hống hách, Bọn áo thun (làm bời dọn bàn) cũng núp oai chủ, lên mặt với đồng bào! Lại còn những cô Ba chuyên nghề lấy Tây kiếm tiền. “Mười giờ ông Chánh về Tây, cô Bà ở lại lấy thầy thông ngôn”.
Nhưng thú vị nhứt là giai thọai sau đây – cũng theo tài liệu của cụ Vương Hồng Sển:
Lối sáu bảy chục năm về trước, có cặp vợ chồng chấp nói, vợ làm nghề dọn bàn cho Tây, chồng làm nghề nấu bếp, cũng cho Tây. Lúc rảnh việc, hai vợ chồng tom góp mở đồn ăn dư của Tây (lâm vố, xào bần) gồng gánh đem bán – khi đêm về khuya – cho dân lao động, thật nghiệp. Họ đi từ đầu đến cuối đường Catinat, từ dinh Thượng Thơ (nơi Bộ Kinh tế ngày nay) đến cột cờ Thủ Ngữ. Về sau, lúc làm ăn khá, anh chồng say mê mèo chuột, bỏ người vợ gồng gánh một mình. Người vợ than thân:
- Thượng thơ, phó Sóai, thủ Ngữ treo cờ Ba đông (bouillon) ôm-lết (omelette) bie tết (beafteack) xạc xây (sacré) ờ!
- Mũ ni (menu) đánh đạo, bây giờ mầy bỏ tao!
Con đường Catinat, lộ trình bán đồ lân vố của đổi tình nhân . . chính là “Con đường tình sử”. Họ bán gì? Bán những thức ăn hỗn tạp tuy thừa thãi nhưng khá ngon, thức ăn của Tây sang trọng. Lúc còn yêu nhau, chung lưng đâu cật, chia ngọt xẻ bùi, anh chồng hứa hèn thề thốt “đánh đạo dạy đời” (một thành ngữ xưa) dùng giọng kèn tiếng quyển, dùng luân ý cổ truyền để chinh phục người đẹp. Mủ ni – theo ý riêng của chúng tôi – có nghĩa là kế hoạch, chương trình xây dựng hạnh phúc gia đình/ Cuối cùng tiếng nguyền rủa gởi cho chàng trai thiếu điệu nghệ, tiếng than thân của kẻ cố giữ điệu nghệ ở 9dời. giống như “Nửa đêm ngòai phố” của nạhc sĩ Trúc Phương, ngày nay: Đường phố vắng đêm nao quen một người. Tiếc thay, hoài công. Phố đã vắng thưa rồi. Giống như bản “con đường mang tên em” cũng của Trúc Phường: Đường chẳng riêng chúng mình. Nhưng có khác, so với thời Thượng Thơ, Phó Sóai, mũ ni đánh đạo! Giờ đây, kẻ than thân lại là bọn đàn ông. Bọn đàn ông gọi người yêu bằng “em”, một tiếng em hơi mệt mỏi khi sanh kế bê bối. Và cái mủ ni đánh đạo của thời nguyên tử này được tóm tắt trong mấy tiếng đơn giản: tiền, thế lực, hột xòan, nhà lầu, tiền gởi ngân hàng.
**
*
Nhưng câu hát xưa tuy không được truyền tụng thạnh hành nhưng còn lưu lại vẻ đẹp. Đẹp vì nó có hậu, gợi lại luân lý cổ truyền, nhắc nhở người trong một nước nên cư xử với nhau cho đúng đệiu, đừng chơi đểu. Bài Vọng Cổ được ca tùy hứng, không câu nệ âm điều từng chữ nhưng người ca và người đờn “đúng điệu nghệ” phải nương tựa nhau, xuống câu cho đúng nhịp. Hơi ca không được đâm, nhịp đàn không được chỏi. Đờn ca cho đúng điệu nghệ của giới tài tử là điều khó. Đối xử với nhau bằng lòng thành thật, có thủy có chung là điều khó, lúc sanh kế khó khăn. Đã thích cổ nhạc thì mỗi người đều trở thành tài tử, tài tử đi đôí với phong lưu. Phong lưu không phải là giàu tiền bạc, ăn không ngồi rồi những là lãng mạn, trữ tình, vươn lên đạt hạnh phúc. Nhà học giả Trung Hoa Phùng Hữu Lan đã nhận xét Phong Lưu - theo nghĩa Á Đông – tức là lãng mạn của Tây Phương. Suy cho rộng hơn – theo thiển ý chúng tôi – thì ngành hát Cải lương chú trọng vào nội dung “điệu nghệ”. Còn gì bực dọc cho bằng xem một tuồng cải lươngp hi luân lý. Khi đã phi luân lý thì không còn là tuồng cải lương. Hình thức của tuồng cải lương phải sang trọng, giọng ca phải mùi mẫn, gợi cảm dồi dào để khán giả được sống những giờ phút đúng nghĩa phong lưu.
Nói như thế, nhiều người sẽ thắc mắc: trong thời đại nguyên tử mà còn say mê cải lương là chạy theo không kịp sự tiến hóa. Đã có đệin ảnh, vô tuyến truyền hình rồi, cải lương khó sống với nét quê mùa, giả tạo của nó.
Đồng ý lắm. Nhưng chúng ta nghĩ rằng: quê mùa là sang trọng. Chính cụ Nguyễn Du cũng hy vọng dùng những lời quê, để giúp ai nấy “mua vui một vài trống canh” . Ngòai tác dụng giải trí, cại nội dung quê mùa của vọng cổ, của cải lương đã và đang giúp cho khán giả sống những phút lâng lâng, cười rộ lên hay lau nước mặt, đem hình ảnh sân khấu đối chiếu với cuộc đời để “tự vấn lương tâm”, xưng tội, xám hối âm thầm.
Nhưng hỡi ôi! Sau khi vãn hát, con người trở lại như cũ với nhịp sống quay cuồng. Rồi thì chứng nào tật nấy! Vì thế, chúng ta có thể than thở:
Ôi! Sự bất lực của cải lương!
Hay là – lạc quan hơn – nếu cho rằng cải lương còn là một nơi nương tựa, một nguồn an ủi, một nguồn sanh lực thì chúng ta cứ hoan hô :
- Cải lương muôn năm!