Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21538 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Ilya V. Gaiduk

Chương 11

Việc ký kết Hiệp định hoà bình Paris tháng giêng năm 1973 và cuộc họp báo quốc tế diễn ra vào tháng 8 sau đó đã không mang lại hoà binh cho Việt Nam.

Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vẫn tiếp diễn hai năm nữa, trong suốt thời gian đó cả hai bên tham chiến đều nhận được sự ủng hộ của bên ngoài.

Trước đó, Chính phủ Mỹ đã ra sức củng cố sức mạnh cho chế độ Sài Gòn bằng các trợ giúp quân sự, ngoại giao và tinh thần.

Liên Xô cũng có những trợ giúp tương tự cho Hà Nội, tuy nhiên, đứng trước những tinh thế mới, mọi điều trong cuộc chiến đều phụ thuộc vào chế độ nào, không kể Nam hay Bắc, có khả năng biến các trợ giúp thành những thắng lợi quyết định trên chiến trường và trên chính trường.

Rõ ràng là đối với Moskva, vấn đề này đã được giải quyết từ vài năm trước, năm 1972, khi nhà ngoại giao Liên Xô đưa ra các kế hoạch biến Việt Nam thành chìa khoá của họ ở Đông Nam Á.

Năm 1964, khi Kosygin hứa với Phạm Văn Đồng là sẽ ủng hộ và viện trợ cho Việt Nam, Kreml đã không có cơ sở vững chắc để mà hy vọng rằng trong tương lai, Việt Nam có thể sẽ trở thành một tiền đồn của Liên Xô ở Đông Dương.

Moskva đồng ý hợp tác chặt chẽ với Hà Nội chiến đấu chống lại sự xâm lược của Mỹ và xem Hà Nội là một đối tác cho đồng minh Xã hội chủ nghĩa của họ trong một bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với Trung Quốc để giành vài trò lãnh đạo Phong trào cộng sản thế giới.

Sự năng động trong chính sách của Liên Xô đối với cuộc chiến tranh Việt Nam phụ thuộc vào sự phát triển các mối quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Khi cuộc ganh đua giữa Moskva và Bắc Kinh trở nên quyết liệt, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã có đủ khả năng khai thác sự mâu thuẫn giữa hai ủng hộ viên Cộng sản hùng mạnh và mong muốn giành được một chỗ đứng ở Đông Dương của họ.

Khôn khéo vận dụng giữa trung Quốc và Liên Xô, Hà Nội đã giữ được vị trí độc lập trong các mục tiêu chính trị, trong khi càng ngày càng phụ thuộc hơn vào các nguồn viện trợ vật chất của các đồng minh.

Moskva đã không giữ được một vị trí độc tôn ở Việt Nam, họ đã phải chia sẻ ảnh hưởng của mình với Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh.

Mặc dù các khoản viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam có tăng đều đặn và năm 1968 đã vượt trội so với sự giúp đỡ của Trung Quốc, song sự trợ giúp này vẫn chưa đủ để làm tăng ảnh hưởng.

Trái lại, thậm chí thỉnh thoảng Moskva lại thấy điều đó khó giải quyết theo phương thức thiểu số phúc tùng đa số.

Kể từ đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không thể nỗ lực giảm bớt các khoản viện trợ để trả đũa cho sự bất tuân lệnh của Hà Nội, họ muốn hành động dần dần để tăng cường vị trí của mình ở Việt Nam trong khi giảm bớt được ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây.

Đó là lý do giải thích tại sao Moskva lại phải cẩn thận để không làm tổn hại đến các mối quan hệ với Bắc Việt Nam, không đẩy mối quan hệ này mạnh tới một thoả hiệp nhưng lại sẵn sàng nắm bắt một cơ hội tốt nhất để điều chỉnh lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với các cuộc đàm phản.

Nhận thức về sự yếu thế của mình ở Bắc Việt Nam trước Trung Quốc, trước khi có sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột và trong suốt hai năm đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, các nhà lãnh đạo Liên Xô dường như vẫn bận tâm tới việc tránh gây nguy hại tới các mối quan hệ với Hà Nội hơn là theo đuổi một chính sách tích cực đối với cuộc xung đột.

Mặc dù Moskva không hài lòng về cuộc xung đột quân sự ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà, một cuộc xung đột có nguy cơ làm tổn hại tới những bước tiến tích cực đầu tiên đối với tiến trình hoà giải với phương Tây, họ vẫn quyết đinh chờ đợi cho tới khi nào ảnh hưởng của họ đối với Hà Nội đủ để thúc đẩy một thoả hiệp đã được dàn xếp về cuộc chiến.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã chấp nhận một thái độ thụ động đối với các diễn biến ở Đông Nam Á.

Nhưng rốt cục thì chính sách thận trọng này cũng đã chứng thực cho sự thành công của Moskva.

Mặc dù ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn chiếm được một vị trí mạnh mẽ trong cuộc chiến, song ảnh hưởng đó lại giảm đi đáng kể cho tới năm 1973, nguyên do chắc chắn nằm ở sự tái lập quan hệ của Bắc Kinh với Mỹ.

Trong khi Hà Nội không nhiệt tinh trong nhu cầu lựa chọn hai đồng minh của mình, thì sự nghi ngờ của Moskva đối với Trung Quốc sẽ, vốn xuất phát từ lịch sử cũng như nỗi lo ngại vì là nước kề cận với Việt Nam, nên Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội can thiệp vào công việc của Hà Nội hơn, đã càng mang lại cho họ nhiều cơ hội cạnh tranh vốn đã kéo dài hàng chục năm qua.

Song đó vẫn chưa phải là thành công tích cực duy nhất của Moskva trong việc can thiệp vào cuộc xung đột ở Đông Dương.

Những lợi lộc khác cũng không kém phần quan trọng.

Bằng sự ủng hộ Việt Nam, Moskva đã nâng cao hình ảnh của mình đối với các Phong trào giải phóng dân tộc và chứng tỏ được uy tín của mình trong con mắt của các đồng minh và khách hàng. Và do cuộc chiến ngày càng đòi hỏi sự quan tâm chú ý của Washington, nên Liên Xô có thể rảnh tay tác động tới các khu vực khác của thế giới, đặc biệt !à ở Châu Âu.

Mặt khác, vị trí như là một quan sát viên khách quan trong cuộc xung đột đã cho Moskva nhiều khả năng linh hoạt hơn trong quan hệ với Mỹ và cho phép Kreml giành được các nhượng bộ từ Washington trong các hoạt động trao đổi nhân danh Mỹ tại các cuộc tiếp xúc với Bắc Việt Nam.

Thêm vào đó, các hoạt động quận sự ở Việt Nam đã tạo cho Liên Xô một cơ hội tuyệt vời để thử nghiệm vũ khí cùng các trang thiết bị khác nhằm phát triển công nghệ quân sự của họ.

Nhưng sẽ là một sự bóp méo sự thật một cách nghiêm trọng khi giả thiết rằng Liên Xô muốn cuộc chiến tiếp tục diễn ra và thúc giục các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam kiên định đối với thoả hiệp ngoại giao.

Mặc dù về mặt chiến thuật, cuộc chiến tranh Đông Dương là có lợi cho Moskva, nhưng về chiến lược, đây lại là một điều nguy hiểm, và các nhà lãnh đạo Liên Xô đã nhận thức đầy đủ về vấn đề này.

Họ hiểu cuộc xung đột đang lan rộng tới các khủ vực khác của Châu Á và thậm chí còn phát triển thành một cuộc đối đầu Đông-Tây và một thảm hoạ hạt nhân. Thậm chí nếu không xảy ra những hậu quả như vậy, Moskva vẫn ý thức được về ảnh hưởng tiêu cực của một cuộc chiến đối với tình hình thế giới nói chung.

Như một kết quả, giới lãnh đạo Xô viết đã sớm thông qua một chính sách hai mũi nhọn hướng vào chiến tranh Việt Nam, chính sách này nói chung có liên quan tới quan điểm hai "mặt" của Liên Xô đối với thế giới.

Trong khi cung cấp cho Hà Nội các phương tiện cần thiết cho cuộc chiến đấu chống Mỹ và chế độ Sài Gòn, Moskva đã nhận thức các nỗ lực thuyết phục các bên tham chiến hiểu được sự cần thiết phải đi tới một thoả hiệp đã được dàn xếp. Lúc đầu, các nỗ lực ấy đã thất bại, cả hai phía đều quyết tâm giành lấy thắng lợi quân sự, và mang các thắng lợi của mình tới bàn đàm phán. Khi xem xét lại sự cố chấp của các bên tham chiến, Liên Xô đã phải hết sức thận trọng, đặc biệt là trong quan hệ với đồng minh Bắc Việt Nam của mình.

Moskva cũng đã phải xem xét những lời cáo buộc không thể tránh khỏi của Bắc Kinh, nơi đã không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để chứng tỏ bản chất bội bạc của giới lãnh đạo Xô viết mà sự sẵn sàng cấu kết với chủ nghĩa đế quốc của họ.

Bởi vậy, Kreml đã bác bỏ mọi biện pháp hướng họ vào vị trítrung gian hoà giải trong cuộc xung đột hoặc đã đe doạ công khai hoá các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến của họ.

Quan điểm nước đôi của Moskva đối với cuộc chiến đã làm dấy lên một sự chỉ trích đối với Liên Xô ở phương Tây và Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Mỹ không thể hiểu được tại sao Liên Xô, một nước đã viện trợ đủ thứ về kinh tế và quân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hoà, lại không thể sử dụng sự giúp đỡ này như là một động lực thuyết phục Hà Nội từ bỏ các kế hoạch đối với miền Nam của họ để rồi đồng ý đi tới một sự thương lượng.

Sự không sẵn sàng vượt qua một số giới hạn trong các nỗ lực tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột của Liên Xô đã tạo ra hình ảnh của một hoạt động ngoại giao bất đắc dĩ; đặc biệt là khi Moskva lảng tránh một sự can thiệp tích cực mà chỉ sử dụng các biện pháp nửa vời để giữ các lựa chọn công khai của họ.

Bất chấp sự miễn cưỡng này, Moskva đã can thiệp chặt chẽ vào thoả hiệp chính trị cho cuộc chiến tranh. Sự can thiệp này đã dần dần gia tăng, và đã đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn đầu của các Cuộc đàm phán hoà bình bắt đầu từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1969.

Khi các cuộc đàm phán bốn bên bắt đầu với đảm bảo cho Liên Xô rằng cuộc chiến sẽ chỉ hạn chế trong các đường biên giới khu vực, Moskva đã gia giảm căn bản sự can thiệp của họ trong các cuộc đàm phán.

Thay vào đó, Kreml đã tập trung vào việc lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của mình và biến nước này thành đại diện cho các lợi ích của Liên Xô và thành một mắt xích cho ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á.

Moskva bắt đầu duy trì một vai trò tích cực hơn trong quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hoà, và tiến trình này tăng tốc sau khi Hiệp định hoà bình Paris được ký kết năm 1973.

Thoạt nhìn, Liên Xô có vẻ như là kẻ chiến thắng duy nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu không phải hy sinh nhiều, chắc họ đã giành được một chỗ đứng vững chắc ở Đông Nam Á.

Về mặt khôn khéo, họ đã điều khiển được mối quan tâm về sự rút lui "trong danh dự" của Mỹ, giành được một vị trí vững chắc hơn trên trường quốc tế và tăng cường khả năng hoà giải với phương Tây, nơi hứa hẹn nhiều cơ hội mới cho hợp tác kinh tế và chính trị của Moskva.

Liên Xô đã củng cố được uy tín của mình dưới con mắt các đồng minh và những người đồng chí trong Phong trào Cộng sản quốc tế trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Và họ cũng đã giành được thiện cảm của Phong trào giải phóng dân tộc với tư cách là một người bảo vệ cho các quyền lợi của các dân tộc bị áp bức chống lại Chủ nghĩa thực dân mới.

Nhưng những thành công này đã phủ lên những mầm mống cho các thất bại trong tương lai và gây một cú sốc cho chính sách đối ngoại của Liên .

Hứng khởi trước các thắng lợi đã giành được và trước uy tín bị lung lay của Mỹ do Cuộc chiến tranh Việt Nam và các biến động bất ngờ trong nước gây ra, giới lãnh đạo Liên Xô đã thông qua một chính sách đối ngoại cứng nhắc và mạnh bạo hơn, đặc biệt là trong chinh sách đối với thế giới thứ ba.

Các bài học về Việt Nam đã hoàn toàn mang lại một tác dụng ngược ở Moskva.

Thay vì coi thất bại của Mỹ như là một lời cảnh cáo đối với các cuộc phiêu lưu tương tự của bản thân, các nhà lãnh đạo Liên Xô, những người bị mù quáng bởi tư tưởng Mácxit-Lêninnit và bởi niềm tin rằng xu hướng lịch sử cách mạng đã nghiêng về phía mình, đã tin tưởng rằng nơi Chủ nghĩa đế quốc thất bại chính là nơi họ sẽ chắc chắn giành được thành công.

Bị nhồi sọ bởi "học thuyết Breznev", một học thuyết được đựng lên để bào chữa cho cuộc xâm lược của Liên Xô vào Tiệp Khắc và các nước Đông Âu và sau đó cũng được áp dụng cho các khu vực khác, trong những năm 70, niềm tin này đã đẫn tới việc Liên Xô can thiệp thô bạo vào Châu Phi và Trung Đông, và cuối cùng là Afghanistan, đây chính là một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Xô viết.

Đó là một chuỗi các sự kiện mà trong đó, một số đã xảy ra phù hợp với quy luật lịch sử, và một số khác đã phù hợp với luân thường đạo lý.

 

                              Hết

<< Chương 10 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 983

Return to top