Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21539 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Ilya V. Gaiduk

Chương 5

Chúng ta không thể hiểu rõ được vai trò của Liên Xô trong hàng loạt những nỗ lực của Mỹ trong năm 1966-1967 nhằm giải quyết Cuộc chiến ở Đông Nam Á bằng cách thúc đẩy các nhà lạnh đạo Hà Nội tham gia vào vòng thương lượng nếu như không có sự phân tích về thái độ của Hà Nội đối với các cuộc đàm phán và không có sự tìm hiểu sự hợp tác về ngoại giao giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai nước là một bộ phận quyết định của liên minh Liên Xô và Việt Nam dân chủ cộng hoà trong cuộc chiến ở Việt Nam. Moskva đã phải chứng minh sự đáng tin cậy của mình không chỉ bằng cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho "những người chủ chiến ở Việt Nam", bằng việc tuyên bố tình đoàn kết với Hà Nội mà còn bằng cách thực hiện những công việc tế nhị hơn nhưng không kém phần quan trọng trên danh nghĩa đồng minh của Việt Nam qua những kênh ngoại giao.

Trên lĩnh vực hoạt động này của Liên Xô khuynh hướng cho một giải pháp hoà bình đối với cuộc xung đột của Moskva dường như là rõ ràng nhất. Có thể nói mục tiêu này bao trùm lên tất cả các bước đi của Kreml, được thể hiện trong các sáng kiến riêng của Liên Xô hoặc trên danh nghĩa của những người Bắc Việt Nam.

Như thường lệ, hiểm hoạ về một cuộc xung đột toàn cầu và cuộc đọ sức với Mỹ luôn nằm trong tâm trí của các nhà lãnh đạo Xô viết. Và kết quả là, họ rất lo lắng để tránh bất kỳ một sự thay đổi của các sự kiện có thể đưa đến một thảm hoạ như vậy.

Việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến Việt Nam đã được giới lãnh đạo Xô viết coi như là một sự kiện chết người và Moskva đã lưu ý đến mọi diễn biến của sự kiện này với nỗi lo sợ. Mỹ không phải nguồn duy nhất của hiểm hoạ này. Trung Cộng cũng sở hữu loại vũ khí huỷ diệt này và việc Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp vũ khí hạt nhân cho đồng mình Bắc Việt Nam là điều có thể xảy ra. Mặc dù khả năng này hầu như không đáng phải xem xét, nhưng Moskva không thể phớt lờ chuyện đó được nếu như họ mong muốn ngăn chặn sự thay đổi nguy hiểm của cuộc chiến.

Tháng 8 năm 1967, KGB đã báo cáo với các nhà lãnh đạo Kreml rằng Trung Quốc đã hứa cung cấp bom nguyên tử cho Việt Nam dân chủ cộng hoà để tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam nếu như Mỹ có ý đồ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.

Tình báo Liên Xô coi chuyện đó đáng giá để thông báo với các đại diện của Mỹ ở nước ngoài về sự chuẩn bị giữa Trung Quốc và Việt Nam. Thật bất hạnh là không có một bằng chứng nào cho thấy các nhà lãnh đạo Liên Xô ghi nhận báo cáo của KGB và cung cấp thông tin đó cho Washington.

Nhưng chính một bước đi như vậy có thể phù hợp với hai lý do: Thứ nhất, nó có thể ngăn cản Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử nhằm cố gắng khuất phục Bắc Việt Nam và các đồng mình của họ ở miền Nam. Thứ hai, thông tin của KGB có thể sẽ ngăn cản sự câu kết giữa Bắc Kinh và Washington, đây là một nỗi kinh hoàng thực sự cho giới lãnh đạo Xô viết. Vấn đề này đã trở nên thận trọng hơn vào năm 1966-1967, khi Trung Cộng bị tê liệt do cuộc đấu tranh nội bộ giữa hai phe phái trong giới lãnh đạo.

Sự câu kết giữa Mao và Mỹ có thể bênh vực phe Mao-ít trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó sẽ làm mất đi những cơ hội giành chiến thắng cho các địch thủ của nó, những người có thái độ ủng hộ hoặc tối thiểu là không thể không hoà giải được đối với sự hợp tác với Liên Xô.

Yếu tố Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong chính sách của Liên Xô để đạt được một giải pháp cho cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là vì Moskva phải vượt qua sự miễn cưỡng, đồng ý với giải pháp ngoại giao của Hà Nội.

Cuối năm 1965, Bắc Việt Nam tin rằng chỉ có một giải pháp có thể thoát ra khỏi cuộc chiến đó là phải giành thắng lợi về quân sự đối với đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền bù nhìn Sài Gòn.

Tháng 12 năm 1965, Hội nghị 12, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nhất trí huy động hơn nữa các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và tất cả nhân dân Việt Nam để "trong bất kỳ một hoàn cảnh nào phải đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam hoàn thành Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên khắp đất nước, và tiến tới thống nhất Tổ quốc một cách hoà bình". Có một điều là nhiệm vụ "thống nhất đất nước một cách hoà bình" lại bị xếp cuối cùng.

Giới lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt Nam đã coi việc thống nhất đất nước là kết quả của sự thành công về quân sự trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và là thắng lợi của cuộc cách mạng cộng sản ở miền Nam.

Để ủng hộ cho ý tưởng này, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã soạn thảo tỉ mỉ những hành động chắc chắn, cần thiết để đạt được những mục tiêu đó. Uỷ ban này đã nhấn mạnh rằng những mục tiêu quân sự cho cuộc đấu tranh này phải là đế quốc Mỹ và quân đội bù nhìn Sài Gòn, "Sự chú ý đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện và nhanh chóng cho các lực lượng vũ trang, đặc biệt là các lực lượng quân chính quy là cần thiết. Cùng với việc phát triển cuộc chiến tranh du kích, có ba đến bốn nhóm quân chủ lực được hình thành, về lực lượng quân trù bị chiến lược được củng cố. Như vậy, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã giành phần lớn sự tập trung của họ tới các biện pháp chiến tranh, hạn chế nói đến cuộc "đấu tranh chính trị" như là một giải pháp phụ quan trọng.

Trong tình hình này thì những nỗ lực của Moskva nhằm thúc đẩy những ý tưởng về một thoả thuận với Mỹ tại bàn thương lượng đã cho thấy là vô ích. Hơn nữa, khi thảo luận những vấn đề trên với đồng nghiệp Bắc Việt Nam, Moskva đã phải cẩn thận không làm tổn hại đến vị trí của họ ở Hà Nội.

Đầu tiên, trên chính trường ngoại giao, Moskva phải tự mình hạn chế trong rất nhiều công việc của các đồng minh của họ, họ trông đới tới một thời điểm thích hợp để bàn bạc những cách thức cho một giải pháp hoà bình ở Đông Dương. Liên Xô rõ ràng đã có ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp xúc của đoàn ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hoà với các nước phương Tây. Các quan chức và các nhà ngoại giao Xô viết đã khuyên các đồng nghiệp của họ ở Mỹ, Pháp, Anh và các nước phương Tây khác về lập trường của Hà Nội đối với nhiều vấn đề trong việc giải quyết cuộc chiến. Lần lượt, họ đã cung cấp cho Hà Nội tin tức về lập trường của phương Tây cũng như các tin mật từ các nguồn tin tình báo của họ. Các quan chức Bắc Việt Nam đôi khi hướng dẫn các đồng minh Xô viết về các hoạt động cần tiến hành trong những tình huống cụ thể.

Sự minh hoạ rõ ràng nhất về vai trò của Liên Xô trong vấn đề này nằm trong các tài liệu có liên quan đến các chính sách của Bắc Việt Nam đối với Liên Hợp quốc.

Ngay từ đầu Hà Nội đã phản đối việc giải quyết cuộc chiến ở Việt Nam, nhất là những sáng kiến hoà bình cua U. Than, Tổng thư ký Liên Hợp quốc. Bắc Việt Nam đã không thừa nhận ông ta như người trung gian hoà giải các giai đoạn của cuộc chiến Việt Nam rõ ràng những người cộng sản Việt Nam đã lo sợ rằng Mỹ có thể thuyết phục đa số ở Liên Hợp quốc chấp nhận cho những hành động của Mỹ ở Việt Nam, thậm chí còn cung cấp cho Washington những thứ hơn cả sự ủng hộ về tinh thần (Hà Nội khó có thể phớt lờ khả năng đó từ ví dụ rất mới trong cuộc chiến Triều Tiên). Sau đó có lẽ những sự cân nhắc khác đã thắng thế trong chính sách của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với Liên Hợp quốc.

Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam có thể đã không thấy được vai trò của Liên Hợp quốc trong các diễn biến xảy ra trong tương lai ở Đông Nam Á. Hà Nội cũng mong muốn tránh sự công khai hoá trong lĩnh vực ngoại giao này (có thể xảy ra với đặc điểm của Liên Hợp quốc và vị trí của ông Tổng thư ký), và họ cũng mong muốn sử dụng những đối tác tin cậy hơn như Liên Xô, Ba Lan. Việt Nam dân chủ cộng hoà không cần Liên Hợp quốc trong các vấn đề khác. Vì thế nên các nhà lãnh đạo Việt Nam ngăn chặn Liên Hợp quốc tham gia giải quyết xung đột là rất quan trọng và họ yêu cầu Moskva thực hiện nhiệm vụ này.

Năm 1966, khi chính quyền Sài Gòn yêu cầu Liên Hợp quốc cử các quan sát viên độc lập tới miền Nam Việt Nam để tham dự các cuộc bầu cử, tham tán Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Moskva, Lê Trang đã gặp một quan chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao Liên Xô và đề nghị Moskva "chặn đứng âm mưu của Mỹ nhằm sử dụng tổ chức này vào những lợi ích của riêng Mỹ". Quan chức Liên Xô đó đã thông báo với đồng nghiệp Việt Nam của ông ta rằng Liên Xô đã tiến hành một số biện pháp nhất định đối với kết cục trên. Ông ta cũng nhấn mạnh rằng, Liên Xô sẽ cố gắng ngăn chặn "thủ đoạn xúi giục này của Mỹ liên quan đến việc triển khai các quan sát viên của Liên Hợp quốc để tham dự các cuộc bầu cử ở miền Nam".

Vài ngày trước đó, một cuộc gặp gỡ tương tự đã diễn ra giữa Đại sứ Liên Xô Sherbakov và Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Nam Hoàng Văn Tiến. Hoàng Văn Tiến đề nghị Liên Xô ngăn chặn việc đưa vấn đề Việt Nam vào chương trình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, thậm chí ngay cả khi đại diện của Liên Xô tại Liên Hợp quốc phải sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn cuộc thảo luận này. Sherbakov hứa sẽ gửi đề nghị này về Moskva để xem xét.

Vấn đề phức tạp của Liên Hợp quốc nổi lên vào tháng 10 năm đó, vụ này liên quan đến một trong những sáng kiến xuất hiện lại của U. Thant. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam, Nguyễn Duy Trinh đã hướng dẫn đại diện của Liên Xô về những bước đi mà Liên Xô nên thực hiện trong giai đoạn này. Mặc dù những chỉ dẫn của Nguyễn Duy Trinh đối với Moskva được trình bày dưới vỏ bọc là một lời đề nghị, nhưng chúng đã minh chứng một cách chi tiết về những biện pháp mà Liên Xô phải thực hiện nhằm ngăn chặn Liên Hợp quốc khỏi biến thành "một công cụ cho đế quốc Mỹ nặn ra".

Theo Nguyễn Duy Trinh, thì Liên Xô nên sử dụng tất cả những ảnh hưởng của họ để giải thích cho U. Thant về thái độ của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với gợi ý của ông ta và "cố gắng thuyết phục ông ta phát biểu ủng hộ Việt Nam". Phía Việt Nam cho rằng, rất cần thiết để thuyết phục Tổng thư ký Liên Hợp quốc thực hiện mọi biện pháp nhằm ngăn chặn việc đưa ra bất kỳ một quyết định hoặc tuyên bố nào về Việt Nam trong khoá họp này của Đại hội đồng Liên Hợp quốc". Cuối cùng nếu như có một văn bản như vậy về Việt Nam bị đưa ra thì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác "nên phản đối nó một cách thích đáng".

Liên Xô cũng đặt những lợi ích của Hà Nội trong các mối quan hệ riêng của họ với các nước khác, Moskva không những thể hiện và bảo vệ quan điểm của Bắc Việt Nam mà còn tập hợp sự ủng hộ từ các nước khác nhằm tạo sức ép đối với Liên Hợp quốc về những lợi ích của Hà Nội. Điều đặc biệt hấp dẫn trong vấn đề này đó là nước Pháp dưới thời De Gaulle.

Ngay từ đầu Cuộc chiến ở Đông Dương, Pháp đã giữ thái độ đặc biệt đối với chính sách của Mỹ trong khu vực này. Không như các nước lớn ở phương Tây như Anh, Tây Đức, De Gaulle đã không vội vàng ủng hộ những hành động của Washington dẫn tới sự leo thang trong cuộc chiến. Ngược lại, ông rất hoài nghi về một kết cục có lợi cho Mỹ.

Theo số báo cáo của CIA tháng 7 năm 1966, sự hoài nghi của Pháp một phần bắt nguồn từ sự tin tưởng của De Gaulle rằng: "Nếu như Pháp, với kinh nghiệm, mưu mẹo và kiến thức hiểu biết của họ ở khu vực này đã không thể đè bẹp những người cộng sản, thì với Mỹ dù với tất cả sức mạnh cũng không thể làm như vậy được".

Nhưng lý do khác để giải thích cho thái độ của Pháp có thể tham gia vào cuộc chiến, nếu như Bắc Kinh cảm thấy nền an ninh của họ bị đe doạ, và một sự ghen tức tự nhiên đối với thắng lợi của Mỹ ở Việt Nam (là một khả năng tự nhiên). "Như một ví dụ về quyền bá chủ của Mỹ ở lời lẽ lẽ là của Pháp".

Dựa vào những đánh giá về lập trường của Pháp, tình báo Mỹ đã kết luận rằng Pháp "rất nóng lòng chứng kiến sự rút quân. Pháp đủ thực tế để hiểu rằng, Mỹ với những lý do về uy tín và lợi ích riêng của mình không thể đơn giản đầu hàng trong cuộc chiến ở Việt Nam. Bởi vậy, Pháp đã tạo ra một tình huống dẫn tới việc rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam".

Kết quả là De Gaulle ủng hộ việc giải quyết cuộc xung đột bằng đàm phán, thậm chí khi những người cộng sản cuối cùng đã chiếm ưu thế áp đảo ở khu vực này. Pháp sẽ ủng hộ phương pháp giải quyết trên khi Pháp vẫn chiếm giữ vị trí lãnh đạo trong các cuộc đàm phán khu vực này. Pháp sẽ ủng hộ phương pháp giải quyết trên khi Pháp vẫn chiếm giữ vị trí lãnh đạo trong các cuộc đàm phán. Moskva đã nhận thức được "vị trí đặc biệt" của De Gaulle ở Việt Nam và sử dụng vị trí đó cho quyền lợi riêng của mình và của Bắc Việt Nam.

Một nhà ngoại giao Xô viết đã tâm sự với ông Lê Đức Thọ, một trong những uỷ viên có thế lực tại Bộ Chính trị Bắc Việt Nam, trong chuyến thăm Pháp sau đó vào mùa hè năm 1965 rằng: "Nhiệm vụ chung của chúng ta (Liên Xô và Bắc Việt Nam) là thúc đẩy Pháp tiến gần đến một giải pháp cho vấn đề Việt Nam bằng cách sử dụng tất cả các kênh có thể, đặc biệt là ngoại giao". Liên Xô đề nghị sử dụng "yếu tố chống Mỹ" đang hiện hữu trong đường lối ngoại giao của De Gaulle hướng đến các xu thế khác nhau của tình hình quốc tế. Bằng cách sử dụng "yếu tố" này, Liên Xô và Việt Nam dân chủ cộng hoà có thể làm cho Pháp giữ một vị trí quyết định hơn trong vấn đề Việt Nam. Nhằm đạt được điều này, Moskva theo dõi chặt chẽ động thái trong đường lối của Pháp đối với Mỹ và Cuộc chiến ở Việt Nam. Từ năm 1965 đến 1967, KGB đã chuẩn bị nhiều văn bản ghi nhớ về đánh giá của De Gaulle đối với tình hình ở Đông Dương và các hoạt động có liên quan của ông ta.

Mặc cho thái độ không khoan nhượng của Hà Nội đối với một giải pháp đã được thương lượng, song Moskva không từ bỏ nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường ngoại giao. Vai trò làm "sứ giả cho Việt Nam dân chủ cộng hoà" chỉ là một mặt trong chính sách của Liên Xô đối với cuộc xung đột này. Mặt kia kém rõ ràng hơn, đặc biệt khi tình hình cho thấy ít hy vọng thành công. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Xô viết ở Hà Nội đã nhanh chóng ghi nhận những dấu hiệu thay đổi tình hình vào giữa năm 1966. Tin đầu tiên về việc có thể thay đổi lập trường của Việt Nam đối với các cuộc đàm phán hoà bình đến Moskva vào cuối năm 1965.

Đại sứ Liên Xô ở Campuchia, Anatoly Ratanov đã ghi nhận trong báo cáo hàng quí rằng tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam dường như bất lợi cho Mặt trận dân tộc giải phóng, cho dù về phía Mỹ cũng chẳng có hy vọng gì. Tuy nhiên, những khó khăn của những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam và những người ủng hộ ở Hà Nội ngày tăng. Kết quả là, Ratanov lập luận, các đồng chí Việt Nam bắt đầu "dò dẫm những khả năng có thể đàm phán, thay đổi thái độ và chiến thuật về vấn đề này". Đại sứ Liên Xô đã đề cập đến việc Mặt trận dân tộc giải phóng giờ đây đang nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị, nâng cao vai trò phong trào hoà bình, từ bỏ các kế hoạch khởi nghĩa nhân dân và đưa ra những ý kiến mới về đàm phán. Những sự phát triển này cho thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng đã có những thay đổi trong chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng về một giải pháp hoà bình.

Bản báo cáo của vị Đại sứ có thể đã khuyếch trương những xu hướng này và có nhiều ý nghĩa mong mỏi hơn là phân tích, nhưng dù sao cũng phản ánh quan điểm của các quan chức Xô viết.

Moskva tiếp tục nhận được thông tin từ các nhà ngoại giao Liên Xô về nỗi lo ngại ngày càng tăng trong giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh. Trong báo cáo chính trị năm 1966, sứ quán Liên Xô tại Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ghi nhận rằng Mặt trận dân tộc giải phóng chỉ có thể tiếp tục cuộc chiến tranh bằng cách dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp của miền Bắc. Về phần mình, Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng không thể chịu đựng được sức ép của Mỹ nếu không có sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, mà nguồn viện trợ của họ chiếm đến hai phần ba ngân sách của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sứ quán cũng nhận thấy những khó khăn về kinh tế và những khó khăn khác đã được Hà Nội đánh giá lại chiến lược chiến tranh trường kỳ ("5 năm, 10 năm, 20 năm" theo lời Hồ Chí Minh) và quan tâm đến các triển vọng trên các mặt trận chính trị và ngoại giao. Moskva hài lòng sử dụng các thay đổi này để đưa quan điểm của mình về một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Việt Nam.

Những cố gắng của họ trở nên dễ dàng bởi sự thật rằng từ cuối năm 1966, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam số lượng lớn viện trợ quân sự, loại bỏ vũ khí của Trung cộng đã quá lạc hậu. Các nhà lãnh đạo Xô viết bắt đầu cởi mở hơn khi khuyên các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải tăng cường các hoạt động ngoại giao. Họ tìm cách thuyết phục Hà Nội rằng các sáng kiến hoà bình sẽ cải thiện hình ảnh của Việt Nam dân chủ cộng hoà trước dư luận thế giới và đem lại cho Bắc Việt Nam vị trí chính nghĩa mà xưa nay thuộc về Mỹ.

Để thuyết phục Hà Nội, Liên Xô đã sử dụng ảnh hưởng về mặt kinh tế. Hà Nội thường phàn nàn rằng viện trợ của Liên Xô không đủ và lẽ ra Moskva có thể gửi cho Việt Nam nhiều hơn so với trên thực tế. Mặc dù chắc chắn còn có những lý do khác ảnh hưởng đến mức độ trợ giúp của Moskva, nhưng sức ép đối với Hà Nội làm cho Việt Nam dân chủ cộng hoà đàm phán với Mỹ là điều chắc chắn xảy ra.

Để tránh làm suy yếu vị thế của mình ở Việt Nam dân chủ cộng hoà, Moskva đã gắn sức ép của họ với sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Liên Xô biết rằng, Hà Nội luôn tìm cách tăng viện trợ bằng cách cử các phái viên tới các nước xã hội chủ nghĩa khác để tập hợp sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh của mình. Các nhà lãnh đạo Xô viết đã đề xuất vai trò những người "kiến tạo hoà bình" với các đồng minh xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, là những nước thoải mái hơn trong việc thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ví dụ, khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Việt Nam dân chủ cộng hoà Ung Văn Khiêm cố gắng tìm kiếm thêm viện trợ từ Đông Đức thì người Đức đã nói với ông rằng không chỉ Việt Nam mới là "chiến trường chống đế quốc Mỹ" mà cả Cộng hoà Dân chủ Đức cũng là "chiến trường" với những khó khăn riêng của họ. Vì vậy, Hà Nội không thể hy vọng nhiều vào sự trợ giúp của Cộng hoà Dân chủ Đức.

Mặc cho những nỗ lực của Liên Xô nhằm thuyết phục các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về việc cần thiết phải có một giải pháp qua thương lượng để giải quyết cuộc chiến, nhưng Việt Nam dân chủ cộng hoà thoạt đầu không đáp lại. Hà Nội nhìn nhận những nỗ lực này với sự nghi ngờ nếu không nói là khinh thường. Hà Nội vẫn nuôi hy vọng giành chiến thắng bằng quân sự đối với Mỹ và vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc.

Vị tướng xuất sắc của Bắc Việt Nam, Nguyễn Văn Vịnh, phụ trách Uỷ ban thống nhất của Đảng lao động đã đưa ra hai lý do khi lập luận trong buổi nói chuyện với vị đại diện ngoại giao của Liên Xô P. Privalov: "Thật rõ ràng đối với chúng tôi trong việc có nên tiếp tục cuộc chiến đấu nữa hay không. Chúng tôi chắc chắn phải chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược. Trả lời câu hỏi liệu có đi đến các cuộc đàm phán hay không là vấn đề còn rất khó khăn. Tình hình hiện nay không thuận lợi cho việc bắt đầu các cuộc đàm phán. Chúng tôi tạm thất bại trước người Mỹ và không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng chúng tôi vẫn không ngừng tấn công kẻ thù và giành được những thắng lợi quyết định. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi ngồi vào bàn đàm phán lúc này. Điều đó có nghĩa là sẽ mất đi mọi thứ và hơn hết là mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nước phản đối kịch liệt các cuộc đàm phán".

Lời bộc bạch của nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam này đã làm cho Liên Xô ít có cơ hội theo đuổi giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng. Trước tình hình này, Kreml đã lựa chọn hành động đơn phương và thận trọng, nhưng thái độ này đã làm Washington thất vọng.

Chính quyền Johnson trong lúc tăng quân Mỹ ở Việt Nam và tiến hành chiến tranh với quân nổi dậy miền Nam và đồng minh miền Bắc của họ, đã không loại trừ khả năng giải quyết bằng con đường ngoại giao theo các điều khoản của Mỹ. Kết quả là vào hai năm 1965 và 1966, Washington đã đề nghị một vài sáng kiến hoà bình. Điều này cho thấy khát vọng hoà bình và nguyện vọng đàm phán với Hà Nội của Mỹ đồng thời cho thấy sự ngoan cố của phía kẻ thù.

Những đề nghị ban đầu này đã được ban lãnh đạo của Mỹ xem xét ở một chừng mực khi có sự tuyên truyền ban đầu và sự bổ sung các hoạt động quân sự. Có thể thấy cơ sở của họ là việc tạm thời ngừng ném bom miền Bắc và các hoạt động chống lại Việt cộng vào tháng 12 năm 1965 và tháng 1 năm 1966 được biết với cái tên "Tạm ngừng ném bom 37 ngày".

Ngày 7 tháng 12 năm 1965, khi đài phát thanh hoạt động bí mật mang tên Tự do, tiếng nói của Mặt trận dân tộc giải phóng phát thanh đề nghị một cuộc ngừng bắn 12 giờ bắt đầu từ đêm Giáng sinh, Washington đã bị phiền phức rằng Việt cộng là người đầu tiên đưa ra đề nghị ngừng bắn vào dịp lễ và thật sự đã đạt được một chiến thắng về mặt tâm lý. Các quan chức Mỹ vội vàng đáp lại sáng kiến này.

Một đề nghị ngừng bắn trong suốt dịp Tết âm lịch đã được chế độ Sài Gòn đưa ra sau đó dường như không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, như Sử ký của Bộ Tổng tham mưu liên quân trong Chiến tranh Việt Nam ghi nhận: "Các nhân viên Bộ Ngoại giao tin… rằng một sáng kiến ngừng bắn trong dịp Tết của Chính phủ Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà) sẽ là sự đáp lại thật sự đối với đề nghị ngừng bắn trong dịp Giáng sinh của Việt cộng.

Tuy nhiên, họ lo lắng rằng "một số người" thậm chí là những người có trách nhiệm trong Chính phủ có thể qui kết là "đã phản ứng quá sớm" với đề nghị của Việt cộng và rằng Mỹ lẽ ra đã phải chuẩn bị điều này".

Sau khi tham khảo ý kiến của các cố vấn, Tổng thống Johnson thông báo việc ngừng ném bom bắt đầu từ ngày 24 tháng 12. Sau đó chính quyền sẽ ra hạn thêm, việc tạm ngừng ném bom này kéo dài đến cuối tháng giêng, cũng vẫn chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền. Theo một Bị vong lục của Hội đồng an ninh quốc gia, việc gia hạn này là "sự thể hiện nguyện vọng của chúng ta nhằm đáp ứng nhiệm vụ đầy đủ đối với Việt cộng và Hà Nội để thay đổi cuộc chiến" và là "một sự thể hiện rõ ràng rằng chúng ta đã khai thác một cách toàn diện mọi khả năng lựa chọn.

Việc tìm cách "thay đổi dư luận quốc tế có lợi cho Mỹ bằng cách đẩy trách nhiệm tiếp tục gây ra các cuộc chiến về phía kẻ thù", chính quyền Johnson đã đảm bảo cho sáng kiến của họ được thừa nhận trên toàn thế giới.

Tổng thống đã gửi thư cá nhân cho Thủ tướng Tây Đức Ludwig Erhard, Thủ tướng Anh Harold Wilson, Tổng thống Pháp De Gaulle, Thủ tướng Italia Aldo Moro và Giáo hoàng Paul VI. Các đại diện cá nhân của Johnson đã tới một số thủ đô để giải thích mục đích của việc tạm ngừng bắn này. Đó là sự tiến công ngoại giao chính của Mỹ. Thậm chí, ngay trong số các quan chức Mỹ cũng có sự nghi ngờ về chính hiệu quả của một số sự việc công khai như vậy.

Chester Cooper, hồi đó còn ở trong Ban tham mưu Hội đồng an ninh quốc gia, trước khi ngừng bắn đã đưa ra vấn đề có chứa sự khác nhau "giữa việc cố gắng cải thiện hình ảnh của chúng ta và việc thăm dò hoà bình thật sự".

Một vài năm sau, ông ta nhận xét rằng "sự giả tạo và bầu không khí chung về nỗi bận rộn dễ nhận thấy trong suốt cuối tháng 12 và tháng 1 dường như đưa đến kết luận rằng những nỗ lực ban đầu là nhằm cải thiện hình ảnh của người Mỹ hơn là tìm ra giải pháp chính cho các cuộc thương lượng thật sự…".

Vai trò và thái độ của Liên Xô trong suốt 37 ngày tạm ngừng ném bom này như thế nào? Trước hết, Liên Xô dường như ủng hộ sáng kiến "tấn công hoà bình".

Trong hồi ký của mình, Lydon Johnson đã đề cập đến buổi trao đổi giữa Đại sứ Liên Xô Dobrynin và Mc George Bundy trong bữa ăn trưa vào "một ngày cuối tháng 11" và câu hỏi của Dobrynin về khả năng ngừng ném bom từ "12 đến 20 ngày". Các nhà lãnh đạo Mỹ có thể đã được cam kết về "việc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao". Không rõ tại sao Kreml chỉ thị cho Đại sứ của họ ở Washington đưa ra một cam kết như vậy. Nhưng những gợi ý của Dobrynin trùng hợp với các bản báo cáo của các nhà ngoại giao Liên Xô ở Đông Nam Á trong việc làm thay đổi lập trường của Cộng sản Việt Nam theo hướng đàm phán. Nếu đây là một sự nhắc nhở thì Moskva đã phát những tín hiệu yếu ớt nghiêm trọng hơn là nội dung chứa đựng. Nhưng có lẽ, với sự giúp đỡ của Mỹ, Moskva đã quyết định khẳng định một sự thay đổi của Hà Nội cần thiết như thế nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng không giữ vai trò quyết định trong việc này.

Khi người của Bộ Ngoại giao, Liewellyn Thompson, gặp Dobrynin ngày 18 tháng 12 để trao cho ông ta bản thông báo về việc tạm ngừng ném bom, nhà ngoại giao Liên Xô đã cam kết với Thompson rằng ông sẽ thông báo ngay cho Chính phủ mình, nhưng "ông ta mong được hiểu rằng ông không làm nhiệm vụ chuyển tin này cho Hà Nội".

Sự miễn cưỡng này hoàn toàn có thể giải thích được, nó liên quan đến tình trạng không biết rõ của Moskva rằng liệu các bước đi có lợi cho giải pháp sẽ được đón nhận nồng nhiệt ở thủ đô Bắc Việt Nam hay không? Alexander Zinchuk, Tham tán công sứ của Sứ quán Liên Xô tại Washington làm rõ vấn đề này trong buổi hội đàm với William Bundy của Bộ Ngoại giao trước đó 12 ngày. Câu hỏi Bundy đặt ra là liệu Liên Xô có thể có các cuộc hội đàm ở phạm vi thích hợp với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội hay không? Zinchuk đã trả lời một cách quả quyết là có những lưu ý rằng họ không bao giờ tìm thấy bất kỳ sự mềm dẻo nào trong tuyên bố 4 điểm của Hà Nội.

Nhận rõ sự miễn cưỡng của Moskva khi phát ngôn ủng hộ sáng kiến hoà bình trong quan hệ với Hà Nội, Moskva quyết định tránh đòi hỏi sự giúp đỡ của Moskva.

Tổng thống Johnson yêu cầu Averell Harriman đến thăm các bạn cũ ở các nước xã hội chủ nghĩa trừ Liên Xô. Tương tự như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng McNamara cũng không thấy có lợi gì trong việc Harriman đến Moskva. Chính bản thân nhà ngoại giao đáng kính này đồng ý rằng "có thể việc tới Moskva là một điều bất lợi vì họ có lẽ sẽ chỉ im lặng mà không làm điều gì khác". Thay cho việc đó, Mỹ đã lựa chọn một cách gián tiếp việc kêu gọi Moskva gây sức ép đối với Hà Nội.

Harriman một mình đến thăm 11 nước tiêu biểu cho "Cuộc tấn công hoà bình". Ông ta đã hội đàm với Chủ tịch nước Ba Lan, Gomulka; nhà lãnh đạo Nam Tư, Tito; Tổng thống Ai Cập, Nasser. Ông cũng đã gặp Thủ tướng Sato ở Tokyo, Ayub Khan ở Pakistan, vua Iran. Ngoại trưởng Thanat Khoman ở Thái Lan và Souvanna Phouma ở Lào. Trong một số cuộc gặp, ông đã gắn vấn đề đóng góp của Liên Xô nhằm thiết lập nền hoà bình ở Đông Nam Á. Trong các cuộc nói chuyện dài với Ngoại trưởng Adam Rapacki, "vị đại sứ hoà bình" người Mỹ, tên mà sau này người ta gọi Harriman, đã thẳng thắn bày tỏ hy vọng rằng "Liên Xô và các ngài (tức Ba Lan), cùng với các nước bạn bè của Việt Nam dân chủ cộng hoà sẽ kêu gọi họ đưa ra một vài hành động đáp lại" sáng kiến của Mỹ. Harriman giải thích rằng hy vọng của ông ta dựa trên cơ sở cuộc nói chuyện với Kosygin hồi tháng 11 năm 1965. Thủ tướng Liên Xô đã "rất lo lắng đến việc kết thúc cuộc chiến tranh. Ông ta không nói sẽ làm bất cứ điều gì". Harriman nhận xét: "Nhưng ấn tượng của tôi là ông ta muốn kết thúc chiến tranh". Harriman cũng hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Shastri và Tổng thống Pakistan Ayub Khan. Cả hai vị trên đều sẽ gặp Kosygin ở Tashkent. Đối với phái viên Mỹ thì đây là một cơ hội tuyệt vời để thuyết phục nhà lãnh đạo Liên Xô rằng: "Tổng thống Johnson chân thành mong muốn cách giải quyết thông qua thương lượng và cương quyết ngăn cản Bắc Việt Nam chiếm Nam Việt Nam bằng vũ lực và trao cho nhân dân miền Nam quyền quyết định tương lai của chúng tôi". Cả Tổng thống Pakistan và Thủ tướng Ấn Độ đều hứa sẽ chuyển những câu chữ trên đến Kosygin. Đó là lý do tại sao, trong khi Mỹ không tiếp cận trực tiếp đối với Liên Xô, mà chỉ cố gắng gửi thông điệp tới các nước khác.

Ngay sau cuộc hội đàm của Harriman với các nhà lãnh đạo Ba Lan, một đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao Ba Lan, Jery Michalowski, đã đến thăm Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên đường tới Hà Nội, ông đã dừng chân ở Moskva, nơi ông được các quan chức Xô viết khuyến khích kêu gọi các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam bắt đầu đàm phán cho một giải pháp hoà bình.

Mặc dù chuyến đi không đạt được kết quả gì, nhưng Michalowski, người đã ở Hà Nội hai tuần, có thể đã đạt được một vài tiến bộ trong việc thuyết phục giới lãnh đạo Bắc Việt Nam cần phải giải quyết cuộc xung đột.

Michalowski cũng dừng chân ở Bắc Kinh và có cuộc hội đàm dài với 3 vị Thứ trưởng ngoại giao ở đây. Ông cũng ngạc nhiên về lập trường kiên quyết của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán về Việt Nam.

Theo Michalowski thì 3 vị này đều "cứng rắn đến lạ lùng trong việc chống lại ý kiến thương lượng về một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến ở Việt Nam. Họ khăng khăng rằng Mỹ đã bị lún sâu vào cuộc chiến này".

Một đề nghị khác đã được chính Liên Xô đưa ra. Uỷ viên Bộ Chính trị Liên Xô, Alexander Shelepin đi thăm Việt Nam dân chủ cộng hoà vào tháng 1 năm 1966, đã hội đàm với các đồng nghiệp Việt Nam, có thể trong nhiều vấn đề khác nữa, về việc đàm phán với Mỹ nhưng ông ta đã không thành công. Tướng Vịnh đã chỉ trích chuyến đi này trong bản báo cáo tại cuộc họp ở Bộ chỉ huy Mặt trận dân tộc giải phóng vào cuối năm đó. Ông Vĩnh nói: "Trong chuyến viếng thăm nước ta, ông Shelepin của Liên Xô dường như đã đề nghị đàm phán. Vì biết trước việc này nên chúng tôi đã công bố thông cáo chung, trong đó khẳng định quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ. Vì thế, kế hoạch của những kẻ theo chủ nghĩa xét lại đã thất bại và họ đã nhận được ý kiến của chúng tôi".

Rốt cuộc, "sự tấn công hoà bình" của Mỹ đã chẳng đi tới đâu.

Trong khuôn khổ của sáng kiến này, các nhà ngoại giao Mỹ ở Moskva và Mianma thậm chí đã có thể duy trì được mối liên lạc trực tiếp (có mật danh là Pinta) với các đồng nghiệp Bắc Việt Nam của họ, nhưng Hà Nội vẫn không thay đổi quyết tâm giành chiến thắng bằng quân sự.

Washington không đến nỗi quá thất vọng.

Ngay từ đầu, họ đã không lạc quan đối với toàn bộ công việc. Tổng thống Johnson đã thừa nhận trong hồi ký rằng "một động thái bắt buộc" để chấp nhận sự mạo hiểm. Ông đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ không chỉ từ phía quân sự mà còn từ phía Bộ Ngoại giao.

Ngay khi biết rõ Hà Nội không sẵn sàng từ bỏ các kế hoạch quân sự ở miền Nam và không đồng ý đàm phán, Washington đã ra lệnh nối lại các cuộc ném bom Việt Nam dân chủ cộng hoà và chiến tranh chống lại Việt cộng. Tuy vậy, Washington vẫn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho Đông Dương, hy vọng có được sự ủng hộ của Liên Xô trong nỗ lực này.

Căn cứ vào sự miễn cưỡng của Liên Xô khi giữ vai trò trung gian hoà giải trong tình cảnh hầu như không có chút cơ hội thành công nào ngoài sự nguy hiểm lớn do những chỉ trích gay gắt của Bắc Kinh, chính quyền Johnson đã tranh thủ Liên Xô thông qua các kênh không chính thức Washington đã uỷ quyền cho các mối quan hệ cá nhân giữa các nhà ngoại giao Mỹ với các quan chức Liên Xô ở Moskva, gửi các nhà hoạt động xã hội, các thương nhân và các đại diện chính thức khác tới thủ đô của Liên Xô và ủng hộ sáng kiến của các nhà ngoại giao nước ngoài là những người có thể truyền đạt các quan điểm của Chính phủ Mỹ tới Kreml.

"Tập hồ sơ đặc biệt" trong kho lưu trữ của Đảng Cộng sản có một số bản báo cáo của KGB về việc tiếp cận này của Mỹ.

Ví dụ vào tháng 7 năm 1966, KGB đã gửi cho Kreml một bản báo cáo về chuyến thăm của các nhà lãnh đạo công đoàn Mỹ, là những người tin rằng cần phải tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức về cuộc chiến tranh này giữa các đại diện có trách nhiệm của Washington và Moskva. Việt Nam cũng là chủ đề của cuộc nói chuyện của giáo sư Trường Đại học Harvard, Marshall Shulman, ở Moskva tháng 10 năm 1966. Nội dung các cuộc nói chuyện trên chắc chắn cũng giống như buổi thảo luận diễn ra ở Uỷ ban Xô viết về bảo vệ hoà bình hồi tháng 7 năm 1965 giữa nhà xuất bản và nhà hoạt động xã hội Mỹ Carlton Goodlett với các đại diện của Uỷ ban. Goodlett đã nêu thực chất cuộc thảo luận này trong một Bị vong lục gửi cho các nhà cầm quyền Liên Xô. Ông nói ông có rất nhiều cơ hội để gặp Tổng thống Johson và thảo luận về những vấn đề của cuộc chiến tranh Việt Nam. Ấn tượng của ông là Tổng thống Johnson không dự định rút lui khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên lời kêu gọi của ông về việc đàm phán không điều kiện với Hà Nội cũng được coi trọng vì giờ đây Tổng thống nhận thấy chính mình đang lâm vào tình thế khó khăn bởi phái hiếu chiến trong Chính phủ Mỹ. Theo Goodlett thì Johnson hiểu rằng nước Mỹ đã vướng vào một cuộc chiến sai lầm, không đúng chỗ và sai thời điểm. Nhưng sự ngoan cố của Bắc Việt Nam và sự bướng bỉnh của Sài Gòn làm ông ta không có cơ hội giải thoát mình ra khỏi tình thế này.

Thế rồi Goodlett đề cập đến lập trường của Liên Xô. Ông tin tưởng rằng Moskva rất muốn tránh không dính líu đến cuộc chiến, điều này dẫn đến việc từ chối gây ảnh hưởng đến chính sách của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người Mỹ khuyến cáo rằng một lập trường như vậy có thể sẽ rất nguy hiểm. Nếu việc phá hoại miền Bắc bằng các cuộc ném bom của Mỹ vẫn tiếp tục thì Chính phủ Liên Xô sẽ phải quyết định có nên để mặc không trợ giúp "đất nước xã hội chủ nghĩa non trẻ" này nữa hay không. Tới chừng đó, tình hình sẽ chứa đựng dấu hiệu nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lớn.

Goodlett giãi bày: "Người ta có ấn tượng rằng chỉ có Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là có lợi trước việc Liên Xô từ chối vai trò tích cực trong vấn đề duy trì mối liên lạc giữa Johnson, Mặt trận dân tộc giải phóng và Hồ Chí Minh".

Rõ ràng Washington không cho phép tất cả các cuộc tiếp cận giải quyết như vậy. Một vài người hành động xuất phát từ lập trường thiện chí và mong muốn chân thành được thấy cuộc chiến tranh chết người ở Đông Nam Á chấm dứt. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, những mối liên lạc này đã được sử dụng như là phương tiện hữu ích để thông báo cho giới lãnh đạo Liên Xô những dự định của Mỹ.

Về điều này, bản báo cáo của Ban giám đốc Cơ quan tình báo của Bộ tham mưu Liên Xô (GRU) gửi cho Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô là một trong những bản cho thấy rõ nhất.

Bộ Tổng tham mưu đã hướng sự chú ý tới một sự kiện là Đại tá Charles G. Fitzgerald, Tuỳ viên quân sự của Sứ quán Mỹ ở Moskva, trong buổi nói chuyện với các quan chức của Bộ quốc phòng đã giữ ý kiến một cách cẩn thận và cương quyết rằng Liên Xô có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Việt Nam với tư cách là người đề ra sáng kiến và là người trung gian hoà giải tích cực. Viên đại tá này tin rằng "khi hai lực lượng đụng đầu nhau-trong trường hợp này là Mỹ và Cộng sản Việt Nam-thì lực lượng thứ ba là cần thiết để có thể giúp họ đi đến một sự thoả thuận. Chỉ Liên Xô mới có thể là lực lượng thứ ba này. Fitzgerald nhấn mạnh rằng Mỹ muốn rút quân khỏi Việt Nam mà không bị mất thể diện, đó là lý do tại sao Chính phủ Mỹ tiếp tục tìm cách tổ chức các cuộc thương lượng.

Tuy nhiên, thành thật mà nói, qua các thông điệp của các phái viên chính thức và không chính thức của Mỹ, Washington đã thấy rõ ràng họ không đủ khả năng khuyến khích Liên Xô giúp đỡ việc giải quyết cuộc chiến. Cụ thể ở đây là cần phải thuyết phục Liên Xô giữ vai trò người trung gian hoà giải. Chính quyền Johnson cố tìm cho được một sự khuyến khích như vậy qua các nhượng bộ Moskva trên vũ đài quốc tế.

Vào mùa thu năm 1966, Kreml đã nhận được từ Bucarest một bản báo cáo, theo các nguồn tin của Hungary ở Washington, về một loạt các hội nghị cấp cao đã được tổ chức ở Nhà Trắng để hoạch định chính sách đối ngoại và triển vọng quan hệ Xô-Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nhìn nhận một cách thân thiện với Liên Xô là sự đảm bảo cho an ninh Mỹ trong "tình hình đặc biệt phức tạp" ở Đông Nam Á.

Để duy trì mối quan hệ như vậy, các nhà lãnh đạo Mỹ mong muốn thuyết phục được quan điểm thường thấy của Liên Xô khi cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là trở ngại chính cho sự hợp tác có lợi giữa hai nước trong các lĩnh vực như giảm vũ khí hạt nhân, trao đổi văn hoá và khoa học và các mối quan hệ kinh tế. Theo phía Hungary, chính quyền đã quyết định cam kết với Liên Xô rằng Mỹ sẽ có những nhượng bộ trong các lĩnh vực này và cả trong các lĩnh vực khác nếu sự dính líu của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Việt Nam giảm đi hoặc chí ít cũng không tăng lên nữa.

Thậm chí Washington sẵn sàng xem xét đến những thay đổi trong NATO và mối quan hệ với Bonnn, ví dụ (1) công nhận đường biên giới Oder-Neisse giữa Đông Đức và Ba Lan và (2) giới hạn sự tham gia của Tây Đức trong việc điều khiển vũ khí hạt nhân bằng việc tham gia có tính chất tượng trưng trong Uỷ ban McNamara của NATO.

Bản báo cáo này của Hungary có thể không xa sự thực bao nhiêu. Một vài thành viên trong chính quyền Johnson đã dưa ra lời khuyên nhượng bộ với Moskva để đổi lấy sự ủng hộ những nỗ lực tìm kiếm hoà bình của Mỹ ở Việt Nam.

Ngày 3 tháng 10 năm 1966, trong một Văn kiện "gửi Tổng thống và Ngoại trưởng", Averell Harriman đã bày tỏ sự tin tưởng của ông ta vào "cơ hội thật sự duy nhất" để thuyết phục Hà Nội đàm phán tuỳ thuộc vào ảnh hưởng mà Moskva sẵn sàng sử dụng hay không. Harriman nói tiếp: "Nếu Moskva nhận lời thuyết phục Hà Nội đồng ý đi tới một giải pháp thì Liên Xô sẽ có thể phải chấp nhận những nghĩa vụ và nguy hiểm thật sự. Do vậy, chúng ta phải có những khoản đền bù lại".

Những khoản này bao gồm việc điều chỉnh lại sự hợp tác của Mỹ với Bonn về vũ khí hạt nhân và lời đề nghị cũng giảm lực lượng quân sự đóng ở Đức. Harriman kết luận: "Tóm lại, tôi tin chúng ta phải chấp thuận một vài thay đổi có tác động đến nước Đức nếu chúng ta muốn thuyết phục Moskva hành động đối với Việt Nam. Điều này cần phải được thực hiện cho dù có thể xảy ra những khó khăn về mặt chính trị".

Lúc đầu Harriman vẫn lo lắng vì cho đến mùa thu năm 1966, vẫn không có sự thay đổi rõ ràng trong lập trường của Liên Xô về cuộc chiến. Các nhà phân tích thậm chí còn ghi nhận sự cứng rắn đáng kể trong thái độ của Moskva đối với Washington, điều mà họ giải thích như là sự lo lắng nghiêm túc vượt lên trên cả sự đụng độ có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung cộng.

Về phía Việt Nam, theo các nhà quan sát ở Washington thì chính sách của Liên Xô là một "sự kết hợp giữa viện trợ không ngừng cho miền Bắc với ngoại giao và các chiến thuật tuyên truyền bạo lực được đưa ra để cản trở chúng tôi". Tuy nhiên, các nhà phân tích của Bộ Ngoại giao cũng ghi nhận các sắc thái đáng khích lệ trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Xô viết, ví dụ ở một trong những bài phát biểu của mình, Kosygin cho thấy họ có thể đi trước trong các cuộc thương lượng với Mỹ về các vấn đề như không phổ biến và cấm thử toàn diện vũ khí hạt nhân mà không nói với Việt Nam.

Thủ tướng Liên Xô không còn công kích tên của Tổng thống Johnson và tránh né các lời gợi ý rằng Kreml sẽ không đương đầu thêm với chính quyền của ông.

Liewllyn Thompson cũng có sự cẩn thận tương tự trong việc đánh giá quan hệ Xô-Mỹ cho Tổng thống hồi tháng 7 năm 1966. Thompson đã mô tả các vấn đề khó khăn trong chính sách đối ngoại và kinh tế của Moskva và nhận xét rằng "vấn đề Việt Nam" đã gây thêm phần khó khăn cho các nhà lãnh đạo Liên Xô khi giải quyết các vấn đề trên. Thompson cũng khuyên chớ nên có bất cứ sự leo thang nào trong các hoạt động của Mỹ chống lại Việt Nam kể từ khi sự đối đầu trực tiếp với Liên Xô làm các mối nguy hiểm tăng lên trông thấy.

Ông kết luận trong bản ghi nhớ với dự báo khá bi quan: "Cho dù kết quả ở Việt Nam có thế nào đi nữa, tôi e rằng chúng ta sẽ phải mất một thời gian đáng kể để trở lại với đường lối mà chúng ta đang theo đuổi trong mối quan hệ với Liên Xô khi vấn đề này bắt đầu. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta phải luôn luôn nhận thức rằng trong lúc một sự tiến triển quan trọng đang diễn ra ở Liên Xô là lúc đã qua rồi cái thời cũng tồn tại thật sự, các nhà lãnh đạo Liên Xô, vì mâu thuẫn dân tộc đã tin tưởng một cách giáo điều rằng đó là sự thù địch không thể thay đổi với chúng ta".

Về phía các quan chức Mỹ, các dấu hiệu hoạt động của Liên Xô ở Việt Nam vào dịp Thu Đông 1966-1967 đã thật sự làm mọi người thêm ngạc nhiên.

Ngay trước thời điểm chuyến thăm thường lệ tới Mỹ của Ngoại trưởng Liên Xô Gromyko để tham gia phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, các cố vấn của Johnson đã thông báo cho Tổng thống rằng vào đầu tháng 9, một thành viên cao cấp trong đoàn đại biểu Liên Xô ở LHQ đã nói với một thành viên của đoàn Mỹ là Moskva vững tin rằng Mỹ chân thành mong muốn với giải pháp hoà bình ở Việt Nam và tin rằng chuyến công du của Gromyko tới New York vào giữa tháng 9 tới là một dịp tốt để thảo luận về vấn đề Việt Nam.

Vài ngày sau, cũng một thành viên giấu tên trong đoàn đại biểu Liên Xô lại nêu vấn đề về chuyến thăm sắp tới của Gromyko và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp trù bị giữa Ngoại trưởng Liên Xô với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Arthur Goldgerg để chuẩn bị địa điểm thảo luận với Ngoại trưởng Rusk. Phía Liên Xô đề nghị nội dung thảo luận như sau: Việt Nam, không gian vũ trụ, không phổ biến và thử vũ khí hạt nhân.

Các cố vấn của Johnson đã khuyên Tổng thống nên đích thân gặp Gromyko. Cả Walt Rostow và Harriman đã soạn thảo các văn bản với những điều cân nhắc hầu như giống hệt nhau cho cuộc gặp. Họ đề nghị Tổng thống nên nhấn mạnh đến ba vấn đề chính trong buổi thảo luận với Ngoại trưởng Liên Xô: nguyện vọng của Mỹ về hoà bình ở Việt Nam, lòng tin vào việc Liên Xô sẽ giúp Mỹ tìm kiếm một giải pháp hoà bình và quyết tâm của Mỹ trong việc cải thiện mối quan hệ với Liên Xô.

Rostow đề nghị Tổng thống nói với Gromyko rằng "nước Mỹ sẽ biết ơn về những gì mà Liên Xô có thể làm để cho chúng tôi đạt được một giải pháp hoà bình" trong vấn đề Việt Nam.

Buổi nói chuyện giữa Johnson và Gromyko ngày 10 tháng 10 được mô tả diễn ra trong bầu không khí thân mật. Ngoại trưởng Liên Xô đã tránh luận chiến và cẩn thận không để trái ý Tổng thống. Ông ta đã tuyên bố Liên Xô muốn cải thiện quan hệ với Mỹ, một sự thay đổi so với các bản thông báo chính thức trước đây của Liên Xô là điều này chỉ có thể xảy ra khi các vấn đề Việt Nam đã được giải quyết.

Những dấu hiệu này cho phép các quan chức Mỹ kết luận rằng Liên Xô đang thiết tha "được thấy một giải pháp về vấn đề Việt Nam" và các nhà lãnh đạo Xô viết dường như "đã chuẩn bị để đạt được ít nhất một vài thoả thuận với chúng tôi và cải thiện mối quan hệ, bất chấp Việt Nam". Có khả năng vào thời điểm này có một sự thay đổi trong thái độ của Hà Nội do chịu ảnh hưởng chính sách của Liên Xô.

Sự thay đổi này xuất hiện qua các mối liên hệ chính với Việt Nam dân chủ cộng hoà vào cuối năm 1966 bởi các sáng kiến của nhà ngoại giao Ba Lan Jamsz Lewandowski và nó được biết trong lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam với tên "Chiến dịch Marigold".

Nhà lịch sử ngoại giao George Herring đã gọi Marigold là "một sáng kiến đầy hứa hẹn và bí ẩn". Nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động ngoai giao này vẫn chưa được khai thác, đặc biệt là các tài liệu về phía Liên Xô và Bắc Việt Nam. Trong các vấn đề không bác bỏ được về Marigold là vai trò của Liên Xô và tại sao Moskva quyết định hướng đến một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh vào lúc này. Tuy nhiên, giờ đây có thể phân tích chính sách của Liên Xô trong suốt thời kỳ 1965-1967 để làm sáng tỏ thêm một vài khía cạnh của Marigold mà trước đó nó bị che phủ trong bức màn bí mật.

Lịch sử sáng kiến hoà bình Marigold gắn liền với các cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam. Những phác thảo cơ bản của nó có trong tài liệu của Lầu Năm Góc. Vào cuối tháng 6 năm 1966, đại diện của Ba Lan trong Uỷ ban kiểm sát quốc tế về Việt Nam, Jamsz Lewandowski, từ Hà Nội trở lại Sài Gòn, đã gặp Đại sứ Italia ở miền Nam Việt Nam và sự thay đổi các mối quan hệ của Sài Gòn với các nước khác. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam cũng không đòi hỏi "trung lập hoá". Họ đề nghị rằng việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam có thể sắp xếp theo một lịch trình hợp lý và nhấn mạnh rằng Hà Nội sẽ không tính cách quấy rầy Chính phủ miền Nam.

Bước tiếp cận đầu tiên này của Lewandowski đã được nối tiếp bởi một loạt các cuộc gặp giữa D’Orlandi và Lodge. Rõ ràng là Hà Nội đã thay đổi đáng kể lập trường của họ đối với một số vấn đề chủ chốt. Bắc Việt không còn đòi hỏi Mặt trận dân tộc giải phóng phải được công nhận là người đại diện duy nhất của nhân dân miền Nam và không phản đối sự tham gia của chính quyền Sài Gòn vào việc đàm phán miễn là Mặt trận dân tộc giải phóng cũng có mặt. Hơn nữa, Bắc Việt Nam cũng chỉ yêu cầu một sự tạm ngừng ném bom chứ không phải ngừng bắn hẳn.

Tuy có sự khởi đầu đầy hy vọng như vậy, nhưng Chiến dịch Marigold cũng không tiến được gì thêm cho đến tháng 11.

Vào lúc đó, ngay trước thời điểm chuyến đi của Lewandowski tới Hà Nội. Washington tìm cách làm sáng tỏ vai trò của ông ta trong việc đưa ra sáng kiến và thúc đẩy nó bằng cách trình bày một khái niệm làm cơ sở cho các cuộc đàm phán, cái gọi là giai đoạn A, giai đoạn B của kế hoạch. Nhận thức được mối lo mất thể diện của Việt Nam dân chủ cộng hoà, Washington đề nghị cả hai bên cùng giảm các hoạt động quân sự thành hai giai đoạn.

Như là Rusk đã giải thích trong chỉ thị gửi cho Lodge, "giai đoạn A sẽ là việc tạm ngừng ném bom cho đến khi giai đoạn B, kế tiếp sau một thời điểm thích hợp sẽ xem xét việc thực hiện mọi thứ khác để chấp thuận việc giảm các hoạt động quân sự. Hành động của Hà Nội ở giai đoạn B sẽ là lời đáp lại hành động của chúng ta ở giai đoạn B hơn là việc tạm ngừng ném bom".

Do vậy, đòi hỏi chấm dứt ném bom vô điều kiện của Việt Nam dân chủ cộng hoà và đòi hỏi sự trung thành với nguyên tắc cả hai bên cùng giảm các hoạt động quân sự của Washington sẽ được cả hai nhận thức qua kế hoạch này.

Tuy nhiên, lời đề nghị của Mỹ đã không moi được một chút nhiệt tình nào của Lewandowski. Nhưng trong chuyến thăm Hà Nội, ông đã giải thích và trình bày cho giới lãnh đạo Bắc Việt Nam mười điểm (bao gồm về kế hoạch hai giai đoạn A-B) mà ông cho rằng nhìn chung đã phản ánh được lập trường, quan điểm của Mỹ về một giải pháp toàn diện cho cuộc chiến Việt Nam.

Trong cuộc nói chuyện với Lodge sau khi từ Việt Nam dân chủ cộng hoà trở về ngày 30 tháng 11, Lewandowski đã thảo luận những điểm trên và nhấn mạnh rằng chúng đã được Hà Nội quan tâm. Ông đề nghị "nên xác nhận ngay những điều này bằng cách gặp và nói chuyện với Đại sứ Bắc Việt NamWarsaw".

Mặc dù có sự chậm trễ trong việc tiếp nhận sự phê chuẩn của Washington về mười điều trên và những dè dặt trong việc dùng câu chữ ở một số điểm, Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ thị cho Lodge thông báo cho Lewandowski biết việc Sứ quán Mỹ ở Warsaw sẽ liên lạc với Sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà ở đó vào ngày 6 tháng 12 hoặc ngay sau đó.

Không chỉ Ba Lan đã thất vọng với kết quả của Chiến dịch Marigold mà cả Liên Xô cũng vậy. Moskva đã theo rất sát quá trình phát triển đã hé mở giữa Ba Lan, Mỹ và Việt Nam từ giữa tháng 6 đến tháng 12 năm 1966. Mặc dù không rõ là Moskva có được thông báo về các sáng kiến của Lewandowski ngay từ lúc đầu không, nhưng sự thực là Ba Lan đã giữ vai trò hết sức quan trọng mà không gây ngạc nhiên cho giới lãnh đạo Liên Xô.

Liên Xô đã biết nguyện vọng của người đồng mình Ba Lan của mình là được thấy cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc ngay từ tháng 12 năm 1965, khi KGB gửi cho Kreml một bản báo cáo của đại diện Ba Lan ở Uỷ ban kiểm sát quốc tế về triển vọng của giải pháp chính trị ở Việt Nam. Các nhà ngoại giao Ba Lan thường xuyên gặp các đồng nghiệp Việt Nam để thảo luận về một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến và các sáng kiến của các nước khác. Một cuộc nói chuyện như vậy đã diễn ra vào tháng 8 năm 1966 tại Bộ Ngoại giao Liên Xô.

Trong cuộc nói chuyện này, phía Ba Lan có lẽ đã tiết lộ mối liên lạc của họ giữa Lewandowski và Lodge, vào thời điểm hứa hẹn tiến triển một điều thực chất gì đó hơn là các cuộc gặp ngẫu nhiên giữa các nhà ngoại giao ở Sài Gòn.

Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước đồng minh Đông Âu tự nhiên đến mức các nước Đông Âu không tin chắc thực hiện bất cứ một việc quan trọng nào trong lĩnh vực đối ngoại mà không có sự chấp thuận ngầm của Moskva. Nhưng có lẽ họ đã đề nghị một bước đi quan trọng như vậy dựa trên sáng kiến của chính họ. Do vậy Moskva có lẽ đã chấp thuận các mối liên lạc giữa Lewandowski với Lodge và vai trò của Rapacki trong việc thu xếp cuộc gặp giữa phía Mỹ và Bắc Việt NamWarsaw.

Bất luận trường hợp nào, vào lúc cao điểm của Chiến dịch Marigold tháng 11 năm 1966, Gromyko đã gặp Đại sứ Ba Lan ở Moskva, người đã thông báo cho Ngoại trưởng Liên Xô về cuộc nói chuyện giữa Lewandowski với Lodge và lập trường mà Mỹ đưa ra.

Theo vị Đại sứ Ba Lan, Lodge đã bác bỏ bốn điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà nhưng chấp nhận khả năng ngừng ném bom Bắc Việt Nam miễn là có thể nhân nhượng lẫn nhau từ phía Hà Nội.

Moskva hình như đã gây sức ép với đồng minh Việt Nam chấp thuận liên lạc với các nhà ngoại giao Mỹ. Sherbakov đã ghi trong báo cáo chính trị năm 1966 của sứ quán rằng phía Bắc Việt Nam có thể chấp thuận "lời khuyên của Đảng Cộng sản Liên Xô" và vào cuối năm 1966 đã chấp thuận việc cần phải duy trì mối liên lạc với Mỹ và đẩy mạnh cuộc đấu tranh theo hướng chính trị và ngoại giao.

Sự xác nhận của viên Đại sứ Liên Xô trùng với những điều mà vị đại diện lâm thời Liên Xô ở Washington Alexander Zinchuk, người trong một buổi nói chuyện với William Bundy, đã giãu bày rằng trong thời gian ở lại Moskva vào cuối tháng 11, ông đã có ấn tượng rằng "Hà Nội (hay các cơ quan của nó) đã nghiêm túc quan tâm tới việc bắt đầu làm một điều gì đó. Họ đã được động viên bởi sự giảm rõ rệt nhịp độ ném bom trong thời kỳ này". Không chỉ là ấn tượng mà nó còn "trên cả cảm giác thông thường", Zinchuk đã nhấn mạnh như vậy. Ông ta đã lặp lại lời cam kết của mình về những ý định của Hà Nội trong cuộc gặp với John Mc Naughton, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào ngày 3 tháng 1 năm 1967.

Zinchuk đã nói bóng gió rằng Moskva rất lạc quan về cuộc hội đàm Mỹ và Bắc Việt Nam. "Ông ta nói rằng Đại sứ Dobrynin, người rất nhạy cảm với tình hình xảy ra, đã có mặt ở Moskva tháng 12 và thông báo về một bầu không khí thích hợp với các khả năng giải quyết vấn đề ở Việt Nam".

Chính Dobrynin đã xác nhận lời của Zinchuk khi ông nhận xét trong buổi nó chuyện với Liewellyn Thompson rằng "giai đoạn đầu của công việc này (tức Kế hoạch Marigold) đã cho phép Liên Xô khá là hy vọng và ông ta nói khá bí ẩn rằng họ có những lý do khác để lạc quan…". Với "những lý do khác" để mà lạc quan rõ ràng ông ta chỉ những thay đổi trong lập trường của Hà Nội.

Tuy nhiên, dù Kế hoạch Marigold có đem lại niềm hy vọng đáng kể thì cuộc tập kích không quân của Mỹ vào các ngày 2 và 4 tháng 12 và 12 và 14 tháng 12 "đã làm hỏng tất cả". Bắc Việt Nam nhìn nhận các cuộc tấn công này là hành động cố gắng của chính quyền Johnson nhằm bắt Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán theo các điều kiện của Mỹ.

Mặc cho các quan chức Mỹ cam kết rằng các cuộc tấn công này không phải là bước leo thang mới trong chiến dịch ném bom mà chỉ là sự thực hiện các cuộc oanh kích theo kế hoạch trước đây bị trì hoãn do thời tiết xấu và không hề dính dáng gì đến các sáng kiến của Lewandowski, Hà Nội vẫn giữ thái độ không thể thuyết phục được đối với các động cơ của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Những cuộc tập kích không đúng lúc này đã làm dấy lên thái độ tiêu cực ở cả Moskva. Dobrynin đã nói với Thompson rằng "Chính phủ của ông thật là khó hiểu" bởi các hành động của Mỹ ở Việt Nam và không biết phải nhìn nhận chính sách của Mỹ như thế nào.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không chỉ có ý đổ lỗi cho Chính phủ Mỹ, hơn thế họ tự hỏi phải chăng lực lượng quân sự Mỹ đang cố gắng một cách có chủ ý làm cản trở chính sách hưởng về đàm phán hay phải chăng chính sách của Mỹ là dựa trên một thắng lợi về mặt quân sự.

Câu trả lời vẫn còn treo lơ lửng ở giữa hai vấn đề trên.

Từ lúc bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam, Washington đã xem ngoại giao là một công cụ có giá trị để đạt được những mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh với Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ở khía cạnh này không hề có sự khác biệt giữa đường lối ngoại giao và đường lối quân sự trong chính sách của Mỹ ở Đông Dương, chúng bổ sung lẫn cho nhau. Như việc ném bom ở lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hoà và các cuộc tập kích của quân đội Mỹ chống lại các cuộc nổi dậy ở miền Nam, ngoại giao là để bảo vệ chế độ Sài Gòn và làm nhụt ý chí ủng hộ miền Nam của Việt cộng.

Như Wallace J.Thies đã nêu: "Cả trong thời kỳ dẫn đến các cuộc đàm phán theo dự định và sau này khi các cuộc đàm phán đã bắt đầu đều cần phải được "phối hợp nhịp nhàng" giữa sức ép quân sự với các hoạt động ngoại giao để cho phép Mỹ, theo lời của John Mc Naughton, đàm phán bởi sự kết hợp tối ưu giữa lời nói và hiện thực".

Chiến thuật này của Mỹ giống một cách rõ nét với tư tưởng Bắc Việt Nam "vừa đánh vừa đàm". Nhưng nó có quá nhiều sai lầm nghiêm trọng.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin chắc rằng họ có thể kiểm soát chặt chẽ việc ném bom. Nhưng việc này hoá ra khó khăn hơn dự tính. Chiến tranh có những quy luật riêng của nó, và một khi đã bắt đầu thì nó quyết định hoạt động của con người hơn là các thứ khác xung quanh. Và người ta hẳn đã được nghe để hiểu rằng vấn đề sẽ không đơn giản khi lời nói bị che lấp bởi tiếng súng.

Ngay sau khi cuộc chiến bắt đầu, chính quyền Johnson đã phát hiện ra cách sắp xếp vụng về của mình làm cho không thể điều hành được một "sự phối hợp nhịp nhàng" lời nói và thực tế.

Kế hoạch Marigold chính là sự xác nhận lại sự thất bại này.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn nuôi hy vọng vớt vát những gì còn lại sau các cuộc không kích hồi tháng 12 năm 1966.

Ngay sau khi Chiến dịch Marigold bị đổ bể, Washington quyết định thử tiếp cận trực tiếp với Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Nó được khuyến khích bởi các tín hiệu phát đi từ ông Phạm Văn Đồng trong buổi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Harrison Salishury vào đầu tháng 1 năm 1967 cũng như những lời góp ý gián tiếp của các nhà ngoại giao Liên Xô qua các buổi nói chuyện với các quan chức Mỹ. Ví dụ, trong buổi nói chuyện với Zinchuk ngày 3 tháng 1 năm 1967, Mc Naughton đã yêu cầu ông này gợi ý cho cách liên lạc với Hà Nội. Nhà ngoại giao Liên Xô đã trả lời rằng "Sau một thời gian ngắn, mọi thứ có lẽ sẽ trở lại như trước".

Đề cập đến việc làm bớt đi các hành quân quân sự ở Việt Nam dân chủ cộng hoà, Zinchuk lưu ý rằng các hoạt động này không thể xem là tích cực trong khi bom vẫn đang rơi xuống Hà Nội. Theo Zinchuk, Mỹ phải tạo ra "một bầu không khí đúng đắn hay "môi trường" giảm bớt các hoạt động quân sự ở Hà Nội, phía muốn có các cuộc đàm phán được bắt đầu".

Washington đã đánh nhanh chóng đón nhận những tín hiệu của Hà Nội và Moskva. Để tạo điều kiện cho việc liên lạc với Bắc Việt Nam và để xoa dịu thái độ của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với các cuộc ném bom trong ngày 13 và 14 tháng 12, chính quyền Johnson đã ra lệnh tạm ngừng các cuộc ném bom trong vòng bán kính 10 dặm từ trung tâm thành phố Hà Nội. Đồng thời, Washington cũng suy tính các hành động đã được tạo ra để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô đối với sáng kiến mới của Mỹ.

Với mục đích này, Tổng thống Jonhson đã quyết định gửi cho Moskva những tín hiệu thông qua viên Đại sứ mới của ông là Liewellyn Thompson.

Là một trong những chuyên gia về Liên Xô xuất sắc nhất trong chính quyền, Thompson đã từng làm đại sứ ở thủ đô Liên Xô vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Thompson mong muốn rằng những hiểu biết về Liên Xô và những kinh nghiêm đối phó với Kreml của ông ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa hai Chính phủ.

Tổng thống và các cố vấn của ông đã sử dụng những tháng cuối cùng của năm 1966 để thảo luận về các chỉ thị cho viên đại sứ mới.

Thêm vào đó, Tổng thống cũng xem xét việc thông qua viên đại sứ của ông ta để gửi cho các nhà lãnh đạo Liên Xô một bức thư nói lên quan điểm của chính quyền Mỹ đối với việc phát triển quan hệ Xô-Mỹ.

Các cố vấn của Johnson tin rằng việc tới Moskva của Thompson sẽ là thời điểm đúng lúc để nói chuyện cởi mở lại chủ đề Việt Nam với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Họ cũng được động viên bởi thái độ hoà giải của Gromyko trong buổi gặp với Tổng thống và họ cũng không bỏ lỡ việc ghi nhận câu trả lời của Gromyko về câu hỏi của Rusk trong cuộc nói chuyện vào tháng 10 khi Ngoại trưởng hỏi nước Đông Âu nào gần gũi nhất với Hà Nội, Gromyko đã đáp lại rõ ràng: "Chúng tôi".

Một sự thực đáng khích lệ tương tự là Foy Kohler, người tiền nhiệm của Thompson trước khi lên đường về nước đã được đích Kosygin tiếp. Sự tiếp đón này chứng tỏ rằng Kreml đã coi mối quan hệ với Mỹ là rất quan trọng.

Do vậy, những nhà hoạch định chính sách đã hy vọng rằng những đồng nghiệp Liên Xô sẽ giúp họ một cách tích cực hơn nữa để giải quyết cuộc xung đột ở Đông Nam Á vào năm 1967. Triển vọng này đã trở thành chủ đề trong cuộc thảo luận diễn ra ở Văn phòng Averell Harriman ngày 21 tháng 12 năm 1966. Trong số những người tham dự có Harriman, Thompson, Trợ lý ngoại trưởng về các tổ chức quốc tế. Họ đồng ý rằng Thompson nên được trao quyền tự do ứng xử thật lớn và nên theo đuổi các vấn đề đàm phán tới cùng các vấn đề mà phía Liên Xô chú ý đưa ra. Còn về bức thư của Tổng thống, những người tham dự không chắc chắn gửi cho ai, cho Breznhev hay Kosygin, nhưng họ đều nhất trí rằng bức thư nên có một sự đảm bào rằng Thompson "được Tổng thống tin tưởng hoàn toàn", rằng Mỹ rất "quan tâm đến việc giải quyết vấn đề Việt Nam" và rằng phía Mỹ "sẽ chuẩn bị một cuộc hội đàm với phía Liên Xô để đi đến sự kết thúc này thông qua Sứ quán của chúng ta ở Moskva hoặc Sứ quán Liên Xô ở Washington".

Lời đề nghị gặp gỡ thoạt đầu là do Tổng thống đưa ra.

Bức thư của ông cho Kosygin ngày 21 tháng 1 năm 1967 bắt đầu với lời bảo đảm rằng Johnson xem việc cải thiện mối quan hệ Xô-Mỹ là điều vô cùng quan trọng. Với nhận thức này, ông đã yêu cầu Thompson "trở lại Liên Xô" với cương vị đại sứ. Johnson đã ghi nhận rằng ông hoàn toàn tin tưởng vào vị Đại sứ mới và hy vọng Kosygin sẽ "cảm thấy tự do thảo luận những vấn đề giữa hai bên chúng ta với ông ta như giữa ngài với tôi nếu chúng ta có thể ngồi bên nhau". Bù lại, Johnson sẽ luôn sẵn sàng tiếp Đại sứ Liên Xô ở Washington "thông qua kênh mà chúng ta thiết lập được hoặc ngay bất cứ lúc nào cần thiết".

Cuối cùng, Tổng thống nói ông đã "thu xếp cho Đại sứ Thompson một kênh liên lạc sẽ được dùng riêng cho Ngoại trưởng Rusk và bản thân tôi".

Mặc dù bức thư nêu rõ việc thoả thuận về trang bị vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của Thompson nhưng vấn đề Việt Nam cũng không kém phần quan trọng với Washington, đặc biệt khi nó đang tìm kiếm trở lại một kênh liên lạc trực tiếp với Hà Nội.

Sáng kiến mới của Mỹ được một người làm vườn nghiệp dư trong Bộ Ngoại giao đặt tên là Sunflower (Hoa hướng dương) và thực hiện vào tháng 1 và tháng 2 năm 1967.

Nó liên quan đến hai bước hoà bình có quan hệ mật thiết với nhau là: Mỹ trực tiếp tiếp cận với Bắc Việt Nam thông qua Sứ quán Việt Nam ở Moskva và nỗ lực của Thủ tướng Anh Harold Willson cùng với Thủ tướng Kosygin nhằm đưa hai đối thủ tới bàn đàm phán.

Goerge Harring gọi Sunflower là "một câu chuyện phức tạp, khó hiểu và hấp dẫn", vì thậm chí nó còn giúp một số người có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những tài liệu xuất bản đã để lại nhiều nghi vấn hơn là trả lời, và các hồi ký của những người tham dự cũng không làm sáng tỏ được nhiều vấn đề.

Vấn đề gây tranh cãi nhất là tại sao nước Mỹ lại thay đổi hoàn toàn công thức "giai đoạn A - giai đoạn B" của họ về lập trường khiến cho nó trở nên cứng rắn hơn so với Marigold. Đáp lại, Hà Nội cũng tỏ ra cứng rắn trong lập trường, khẳng định rằng "chỉ sau khi ngừng bắn không điều kiện các cuộc tấn công của Mỹ đối với miền Bắc… thì mới có thể đàm phán".

Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, là vấn đề hai bên đã bắt đầu chuẩn bị một loạt các cuộc đàm phán về giải pháp cho cuộc chiến vào tháng 1-2 năm 1967 hay chưa? Nhưng dù sao Sunflower cũng xứng đáng được thuật lại một lần nữa với việc thu thập thêm các tài liệu từ hồ sơ lưu trữ của Liên Xô.

Vào cuối năm 1966, Liên Xô nhìn nhận triển vọng về một giải pháp chính trị cho Việt Nam phần nào lạc quan hơn bất cứ giai đoạn nào trước đây của cuộc chiến.

Trong bản báo cáo chính trị năm 1966, Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội đã bày tỏ ý kiến vững chắc rằng "các đồng chí Việt Nam" nên phát triển và đẩy mạnh "cuộc chiến đấu khó khăn và nghiêm túc của họ" với sự trợ giúp của các nước xã hội chủ nghĩa và "toàn thể lực lượng yêu hoà bình" để trong năm nay (tức năm 1967) hướng tới vấn đề giải quyết cuộc xung đột. Bản báo cáo viết tiếp: "Chúng ta tin mọi cố gắng của chúng ta phải được phát triển theo hướng kết thúc này.

Sứ quán dựa trên cơ sở đánh giá xử lý các dấu hiệu rõ ràng về việc khôi phục lại mối quan hệ hữu nghị giữa các quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam về tình hình đất nước và sự phát triển của cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao.

Hơn nữa, các nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội cũng ghi nhận rằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam dân chủ cộng hoà đã yếu đi và lòng tin của những người Cộng sản Việt Nam vào Trung Quốc đã bị lung lay.

Vào cùng thời điểm này, sứ quán đã thừa nhận hầu như không có chút hy vọng nào, giới lãnh đạo sẽ đón nhận sáng kiến theo cách đã được đưa ra về một giải pháp cho cuộc xung đột, từ khi "các đồng chí dường như đã không tăng mức độ lựa chọn dứt khoát". Đó là lý do tại sao Liên Xô, theo lời sứ quán, phải giành lấy vai trò đứng đầu".

Cơ hội cho sáng kiến xuất hiện vào tháng 1 năm 1967, khi Washington chỉ thị cho Sứ quán Mỹ ở Moskva tìm cách hẹn gặp với viên Đại sứ Bắc Việt Nam và chuyển một bức thông điệp tới nhà cầm quyền Hà Nội.

Bức thông điệp khẳng định với phía Việt Nam rằng Chính phủ Mỹ đặt "sự ưu tiên cao nhất cho việc tìm cách sắp xếp cho việc trao đổi thông tin hoàn toàn đảm bảo an toàn và có thể chấp nhận được với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về khả năng đạt được một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Việt Nam". Chính quyền Johnson khẳng định thiện chí sẵn sàng với bất kỳ đề nghị nào của giới lãnh đạo Bắc Việt Nam về thời gian và địa điểm của các cuộc thảo luận và nhận thông tin của Hà Nội về các vấn đề này một cách trực tiếp từ Bắc Việt Nam thông tin qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao ở bất kỳ thủ đô nào trên thế giới.

Sau một số nỗ lực, phó đoàn của Mỹ ở Moskva đã thành công trong việc thu xếp một cuộc gặp với Tham tám công sứ của Việt Nam dân chủ cộng hoà Lê Trang vào ngày 10 tháng 1, và đã chuyển bức thông điệp của Washington tại buổi gặp. Nhà ngoại giao Bắc Việt Nam đã nhận và bày tỏ muốn giữ kín buổi nói chuyện của họ.

Cuộc gặp ngày 10 tháng 1 đã chứng tỏ là buổi đầu tiên trong số hàng loạt các cuộc gặp giữa hai sứ quán ở Moskva sau này vào tháng 1 và tháng 2. Dù cho ý định của cả hai bên là giữ kín các buổi tiếp xúc, chính quyền Liên Xô cũng đã biết được. Sứ quán Mỹ đã thông báo cho Bộ Ngoại giao biết những di chuyển, và các cú điện thoại của các nhân viên ngoại giao Mỹ đã được báo cáo cho KGB biết bởi các tài xế và người trực tổng đài điện thoại. Và không nghi ngờ gì nữa Sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng là một mục tiêu nghe lén của Liên Xô.

Trên thực tế, KGB đã ghi nhận những hoạt động bất thường giữa hai sứ quán Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà và báo cáo định kỳ lên cấp trên của họ. Ngày 28 tháng 1, KGB đã báo cáo cuộc tiếp xúc này lên Uỷ ban TW. Vài ngày sau, KGB đã gửi cho các nhà lãnh đạo Đảng thông tin về các cuộc tiếp xúc giữa hai sứ quán vẫn đang tiếp tục. Xem xét lại những sự kiện này, mối bận tâm, của Mỹ và Việt Nam về vấn đề giữ bí mật các cuộc tiếp xúc của họ dường như chỉ là quy ước. Cả hai nước đều quan tâm tới việc tránh quở trách việc làm lộ bí mật các cuộc tiếp xúc hơn việc Liên Xô phát hiện ra điều gì đang xảy ra trước mũi họ.

Kết quả là Moskva đã biết hầu hết mọi thứ của quá trình phát triển các buổi tiếp xúc này giữa Mỹ và Việt Nam.

Ví dụ, khi Đại sứ Liên Xô Sherbakov gặp Ngoại trưởng Việt Nam dân chủ cộng hoà Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội ngày 27 tháng 1, ông đã hỏi thăm liệu Bắc Việt Nam có kế hoạch công khai hoá các bước đã được chấp nhận từ sớm ở Warsaw và Moskva không. Câu hỏi này liên quan đến cuộc phỏng vấn mà ông Trinh đã trả lời nhà báo Úc Wilfred Burchett. Ông đã trả lời rằng Chính phủ ông dự định giữ bí mật các buổi tiếp xúc với Chính phủ Mỹ và sẽ chỉ đưa ra các thông tin chính thức.

Sherbakov cũng quan tâm tìm hiểu liệu các đồng chí Việt Nam đã chuẩn bị để tiếp tục một cuộc đối thoại công khai với phía Mỹ và cùng lúc đó vẫn duy trì các buổi tiếp xúc riêng với họ. Nhưng ông Trinh đã trả lời và thông báo cho người đồng nghiệp Liên Xô biết Hà Nội đã có kế hoạch chuyển lời phúc đáp của họ đối với những đề nghị của Mỹ đã được giải thích kỹ trong các buổi họp gần đây tại Moskva: "Chúng tôi có thể hành động một cách công khai, tuy nhiên chúng tôi cũng không giảm các buổi họp kín". Câu trả lời của Bắc Việt Nam đáp lại những đề nghị của Mỹ không được khích lệ cho lắm.

Ngày 28 tháng 1, ngày tổ chức hội đàm giữa Sherbakov và ông Trinh, Lê Trang đã yêu cầu một cuộc gặp với Guthrie để chuyển giao một "bản dự thảo đầy những lời lẽ cứng nhắc" tố cáo Mỹ đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam và leo thang ném bom ở miền Bắc, đồng thời nghi ngờ tính chân thành của Mỹ trong việc tìm kiếm giải pháp hoà bình.

Dự thảo trên cũng đòi hỏi Washington "công nhận lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và thông cáo năm điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam", yêu cầu chấm dứt không điều kiện việc ném bom và tất cả các hoạt động quân sự khác chống lại Việt Nam dân chủ cộng hoà là điều kiện cơ bản để nối lại các cuộc tiếp xúc giữa Bắc Việt Nam và Mỹ như đã đề nghị trong thông điệp của Mỹ gửi ngày 10 tháng 1.

Nhưng Lê Trang không ám chỉ rằng kênh trao đổi thông tin ở Moskva nên được kết thúc. Ngược lại, ông ta nói thư phúc đáp của Hà Nội là để phía Mỹ biết được lập trường của họ, nó đã được trao cho ông ta ngày 20 tháng 1 và sẽ được chuyển giao "vào một thời điểm thích hợp".

Ngày hôm sau, 28 tháng 1, cuộc trả lời phỏng vấn của ông Trinh với nhà báo Burchett đã được đăng trên các báo của Bắc Việt Nam. Từ ngữ trong buổi phỏng vấn cũng tương tự như trong dự thảo. Ông Trinh đã nhấn mạnh rằng "chỉ sau khi có sự ngừng bắn vô điều kiện các cuộc ném bom của Mỹ và tất cả các hoạt động quân sự khác chống lại Việt Nam dân chủ cộng hoà thì mới có thể có các cuộc nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Mỹ. Hà Nội đã trở lại với hành động khăng khăng đòi ngừng ném bom chứ không phải tạm ngừng như đã cho biết hồi tháng 11 năm 1966, khi Kế hoạch Marigold đã bắt đầu và đang tiến triển. Tuy vậy, Washington vẫn hy vọng vào Kế hoạch Sunflower cho dù có gặp phải những rắc rối mới. Đặc biệt, chính quyền sợ rằng Liên Xô sẽ cùng với Việt Nam dân chủ cộng hoà gây sức ép buộc Mỹ chấm dứt ném bom để quay lai đàm phán.

Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho các nhân viên ngoại giao Mỹ ở Moskva phải tấn công lại những nỗ lực trên bằng cách sử dụng "lập trường chuẩn" về vấn đề này: ngừng ném bom sau khi Bắc Việt Nam từ bỏ việc thâm nhập vào miền Nam và ủng hộ Việt cộng.

Washington cũng khuyên Sứ quán Mỹ ở Moskva trong các buổi tiếp xúc với phía Liên Xô, hãy chỉ ra vấn đề nghiêm trọng thực tế, mà chúng ta tin rằng phía Liên Xô thật sự hiểu cho dù họ không thừa nhận nó, về tình hình khi chúng ta chấm dứt việc ném bom. Hà Nội tiếp tục các hoạt động của họ và do vậy chúng ta phải chịu một sức ép rất lớn để khôi phục lại. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự đoán việc ngừng ném bom mà không có bất cứ hành động đáp lại nào của Việt Nam dân chủ cộng hoà sẽ dẫn đến những lời đồn đại rằng các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra trên thực tế. Điều này sẽ nguy hiểm đến giữ bí mật vốn được xem là cần thiết cho cả hai bên. "Đặt vấn đề này sang một bên", Bộ Ngoại giao tiếp tục "trước tình hình Bắc Việt Nam tiếp tục đưa người và của vào miền Nam trong khi chúng tôi đang tham gia đàm phán sẽ phát sinh những căng thẳng làm cho bất cứ bước đi có tính xây dựng nào cho một giải pháp đều gặp khó khăn nếu như không nói là không thể".

Trong khi đó, Moskva cũng đang thực hiện những bước đi của chính họ để ủng hộ quá trình đàm phán đang diễn ra. Ngày 30 tháng 1, Sherbakov đã gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và trao cho ông ta những lời đề nghị của phía Liên Xô về Việt Nam. Có lẽ phía Liên Xô đã đưa ra kế hoạch của chính họ về đàm phán giữa Hà Nội và Washington và một giải pháp có thể chấp nhận được cho cuộc chiến.

Trong một buổi nói chuyện, Phạm Văn Đồng đã nhắc lại đòi hỏi của Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc ngừng ném bom vô điều kiện và khẳng định quyết tâm của Hà Nội chỉ ngồi vào bàn đàm phán sau khi tất cả các hành động quân sự chống lại Việt Nam dân chủ cộng hoà được chấm dứt. Phía Bắc Việt Nam thừa nhận việc đàm phán hoà bình sẽ rất khó khăn. Vì vậy, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, những người Cộng sản Việt Nam sẽ kết hợp giữa đấu tranh quân sự với các hoạt động chính trị và ngoại giao. "Vào lúc này, chúng tôi xem đấu tranh quân sự là chính". Vị Thủ tướng nói thêm "và đấu tranh ngoại giao phải hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và chính trị".

Kết thúc buổi nói chuyện, ông ta nói Hà Nội sẽ không phản đối việc Liên Xô thăm dò những dự định của Mỹ.

Các buổi gặp giữa người Mỹ và Tham tán Việt Nam dân chủ cộng hoà cho thấy Mỹ "luôn luôn ngoan cố và chúng tôi… cũng chưa rõ những cơ hội thực sự".

Sau khi nhận được bản báo cáo về cuộc nói chuyện với Phạm Văn Đồng, các nhà lãnh đạo Xô viết đã nghi ngờ Hà Nội vẫn còn theo đuổi một chiến thắng bằng quân sự trước Mỹ. Nhưng rõ ràng là sự tự tin của Bắc Việt Nam vào một chiến thắng nhanh và dễ dàng đã bị lung lay. Hà Nội giờ đây không chỉ thừa nhận tính khả thi của các cuộc đàm phán với Mỹ mà còn cho phép Liên Xô thăm dò lập trường của Mỹ. Có lẽ đây là lần đầu tiên Hà Nội yêu cầu một sự trợ giúp như vậy từ Moskva.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô cảm thấy cơ hội thực hiện kế hoạch hoà bình của họ trong chuyến thăm theo kế hoạch với Vương quốc Anh của Thủ tướng Liên Xô Kosygin vào đầu tháng 2 năm 1967. Thời điểm diễn ra chuyến viếng thăm này đáp ứng thuận lợi cho một số lý do.

Ngoài việc tăng cường các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Mỹ và Bắc Việt Nam ở Moskva ra, chuyến đi còn trùng với lệnh ngừng bắn đã công bố nhân dịp Tết âm lịch ở Việt Nam, vì vậy đã không có các cuộc không kích trên lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hoà trong dịp này.

Và phía Anh cũng không kém phần quyết tâm hơn phía Liên Xô trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp của cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á. Do vậy, có lẽ họ đã sử dụng những sự kiện này để gây thêm sức ép với Mỹ ở cuộc đàm phán đầu tiên.

Thoạt đầu, Kosygin rời Moskva với hy vọng sẽ dùng tất cả tình hình diễn biết này để thuyết phục Washington bắt đầu đàm phán với Bắc Việt Nam theo nội dung đã được ông Phạm Văn Đồng vạch ra trong buổi nói chuyện với Đại sứ Liên Xô.

Tương tự như vậy, người Anh cũng hăng hái với những triển vọng qua chuyến đi của Kosygin tới London. Thủ tướng Anh Harold Willson cũng muốn thời điểm chuyến thăm nhằm tạo ra sáng kiến có hiệu quả về Việt Nam. Theo Willson: "Có những dấu hiệu le lói cho thấy ông ta (thủ tướng Liên Xô) có lẽ chuẩn bị thay đổi chính sách không can thiệp trước đây để đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán". Với quan điểm này, Willson đã thông báo cho Tổng thống Johnson biết kế hoạch của ông. Tuy nhiên, Johnson không chia sẻ sự hăng hái với người đồng nghiệp Anh của mình.

Những cố gắng trước đây của Washington nhằm duy trì mối liên lạc với Hà Nội thông qua các nhà trung gian hoà giải đã được chứng minh là không thành công, và Johnson không tin người Anh sẽ có may mắn hơn những người tiền nhiệm của họ. Hơn nữa, mặc dù những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Mỹ và Bắc Việt Nam không được khuyến khích, chính quyền vẫn tin rằng những kết quả hữu ích đạt được có lẽ là do các cuộc trao đổi thông tin này.

"Willson dường như cảm thấy rằng ông và nhà lãnh đạo Xô viết có thể làm những người trung gian hoà giải và đưa ra một giải pháp cho cuộc chiến". Johnson đã viết trong hồi ký của ông như vậy. "Tôi hết sức nghi ngờ điều đó. Tôi tin rằng nếu phía Liên Xô nghĩ rằng họ có được một công thức hoà bình mà Hà Nội chấp nhận, họ sẽ giải quyết trực tiếp với chúng tôi hơn là thông qua một bên thứ tư".

Washington cũng có lý lẽ quan tâm tới khả năng thành công của người Anh.

Khi Chester Cooper, sau này là trợ lý đặc biệt của Harriman được chính quyền cử tới London trong vai "sĩ quan liên lạc" để chứng kiến gần như toàn bộ các sự kiện diễn ra trong chuyến đi thăm của Kosygin, đã viết: "Còn có một thái độ khác, ít mềm dẻo nhưng gây nhiều cảm giác sâu sắc về các cuộc gặp sắp diễn ra của Willson đã làm nguội đi sự quan tâm của Washington và thậm chí góp phần vào sự thất bại của các cuộc đàm phán.

Sau tất cả các việc làm thất bại và gây bực mình mới đây của Warsaw và Moskva, thì viễn cảnh mà Willson có lẽ đã sử dụng món khoai tây chiên kiểu Mỹ để đạt được thành công trong các cuộc đàm phán hoà bình thật khó nuốt đối với Tổng thống và một số cố vấn của ông. Nếu thời điểm đã chín muồi để Hà Nội đàm phán thì Johnson, chứ không phải Willson sẽ chiếm được sự tin cậy". Tuy nhiên, chính quyền không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ các đồng nghiệp Anh của họ.

Washington không muốn ra mặt phản đối một sáng kiến hoà bình nghiêm túc cũng như làm phật ý người đồng minh vẫn còn cảm thông với họ xưa nay. Vì vậy, Johnson đã bật đèn xanh cho Willson trong cuộc thương lượng với Thủ tướng Liên Xô về Việt Nam và giao cho Chester Cooper giúp cho mối quan hệ giữa Washington và London. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, những điều cơ bản là do kết quả đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Kosygin dự tính tới London vào ngày 6 tháng 2.

Ngay trước chuyến đi của ông, Kreml đã chỉ thị cho Đại sứ Sherbakov ở Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng và đảm bảo có được câu trả lời về các đề nghị do Liên Xô đưa ra trước đó vài ngày.

Viên Đại sứ có lẽ cũng đã nhận được chỉ thị thăm dò lập trường của vị Thủ tướng Bắc Việt Nam về hoạt động ngoại giao có thể diễn ra của phía Liên Xô.

Trong cuộc họp ngày 4 tháng 2, Phạm Văn Đồng đã trao lại câu trả lời các đề nghị của Liên Xô ngày 30 tháng 1. Nó chứa đựng những lời tố cáo ở mức độ vừa phải sáng kiến của Mỹ giống như sự dối trá và nhấn mạnh rằng Hà Nội quyết tâm đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị và quân sự. Giới lãnh đạo Việt Nam dân chủ cộng hoà xem hoạt động ngoại giao chỉ là biện pháp hỗ trợ. Hà Nội yêu cầu Moskva ủng hộ chương trình bốn điểm của họ như 5 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng và ép Mỹ ngừng ném bom Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sau khi nhận được câu trả lời thiếu khích lệ này, Sherbakov đã hỏi Phạm Văn Đồng về sự đóng góp của Liên Xô trên mặt trận ngoại giao. Nhà lãnh đạo Việt Nam dân chủ cộng hoà nói Moskva có đủ khả năng để quyết định phương pháp đấu tranh ngoại giao nên được sử dụng và vào khi nào. Theo ý họ, phía Liên Xô có thể chọn các phương pháp trao đổi thích hợp nhất với Mỹ.

Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: "Điều quan trọng là tỏng các buổi tiếp xúc với Mỹ, Liên Xô, với tất cả các khả năng hùng mạnh của mình, tăng cường tiếng nói của một cường quốc xã hội chủ nghĩa đang ủng hộ Việt Nam và yêu cầu Mỹ thực hiện công lý".

Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Xô viết mong đợi nhiều hơn từ phía các đồng nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, ít ra họ cũng đã được đề nghị nội dung đàm phán. Vì vậy, không có gì bất ngờ, Thủ tướng Liên Xô bày tỏ mối quan tâm của ông về Việt Nam ngay từ khi ông đến London. Theo Chester Cooper, thậm chí trên đường từ sân bay vào thành phố "Kosygin không nói điều gì khác ngoài vấn đề người Nga đang có mặt ở châu Á", Willson rất phấn chấn. Sự nghi ngờ của ông về thiện chí hợp tác của Kosygin trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam đã hầu như biến mất.

Các sự kiện của cuộc đàm phán Xô-Anh này đã được Cooper và Harold Willson mô tả chi tiết. Và trong hồi ký của mình, Tổng thống Johnson đã đưa thêm các phân tích của chính ông về sáng kiến của người Anh và kết quả của nó.

Ở đây chỉ thuật lại những khoảnh khắc chính về chuyến thăm của Kosygin, tập trung thái độ và động cơ của ông trong các cuộc đàm phán ở London.

Willson và các đồng nghiệp của ông phấn khởi với những thiện chí của Thủ tướng Liên Xô khi thảo luận vấn đề về giải pháp tại Việt Nam, cho dù Kosygin ủng hộ công thức mà ông Trinh đã trình bày trong buổi phỏng vấn của Burchett. Kosygin xem cuộc phỏng vấn này "như là nguyên tắc cơ bản để Bắc Việt Nam sẵn sàng đi tới đàm phán".

Ông đã trích dẫn lại trong cuộc hội đàm với Willson và nhấn mạnh rằng lệnh ngừng bắn trong dịp Tết âm lịch đã tạo ra"một sự thay đổi lớn" để thực hiện đàm phán giữa "các bên chủ chốt" được bắt đầu.

Lúc đó, Kosygin chỉ ra rằng trong khi Liên Xô cũng như phía Anh có thể giúp các bên tham chiến tìm lối thoát ra khỏi cuộc xung đột, họ không thể thương lượng thay cho các bên. "Cách tốt nhất để thực hiện điều này là làm cho Mỹ và Bắc Việt Nam ngồi lại với nhau". Ông đề nghị Liên Xô và Anh sẽ thuyết phục Tổng thống Johnson "cùng ngồi với nhau riêng rẽ, kín đáo hay công khai, ra thông cáo chính thức hay thông điệp đặc biệt" rằng bài phát biểu của ông Trinh là những cơ sở có thể chấp nhận để thảo luận. Theo Thủ tướng Liên Xô, "đó là cách tốt nhất mà chúng tôi (tức Kosygin và Willson) tiến hành".

Đến lượt mình, Willson nhắc nhở Thủ tướng Liên Xô về kế hoạch "giai đoạn A - giải quyết B" đã được Ngoại trưởng Brown trình bày ở Moskva trong chuyến thăm Liên Xô hồi tháng 11.

Mặc dù lúc đầu, Kosygin tỏ ra "không có một chút quan tâm", Willson đã lặp lại một lần nữa cụ thể hơn và cuối cùng đã thành công trong việc khơi lên sự chú ý của Thủ tướng Liên Xô. Vị Thủ tướng Anh nghi ngờ trước đây ông ta đã không hiểu nó.

Kosygin đã yêu cầu Willson nhắc lại điều này và chuyển giao bản viết nguyên bản cho ông ta. "Ông ta nói đây sẽ là một tài liệu rất quan trọng… ông mong có được đề nghị bằng văn bản để ông có thể gửi nó về Moskva. Nếu ông nhận được sớm hơn thì nó càng được thực hiện sớm".

Văn bản đề nghị "giai đoạn A - giai đoạn B" được Cooper và hai nhân viên Bộ Ngoại giao Anh soạn thảo, sau đó Willson đã trao văn bản này cho Kosygin. Những gì tiếp theo được mô tả rộng rãi trong một số sách và hồi ký. Các nhà phân tích Lầu Năm Góc đã mô tả từ đó là "cuộc chiến căng thẳng". Cooper gọi tình hình này là "bi kịch của các sai lầm".

Washington đã thay đổi đề nghị ban đầu của họ, quan điểm đưa ra ngày càng cứng rắn một cách rõ rệt.

Bản viết đầu (mà người Anh đã ghi lại trong văn bản gửi cho Kosygin) nói "Mỹ sẽ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam sau khi họ được đảm bảo rằng mọi sự xâm nhập từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam sẽ được chấm dứt".

Bản viết tương tự có chỉ thị của Bộ Ngoại giao cho Guthrie ngay trước cuộc gặp ngày 2 tháng 2 của ông với Tham tán Bắc Việt Nam ở Moskva, nhưng cách dùng từ đã thay đổi trong bức thư của Johnson gửi cho đích danh ông Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 2 năm 1967.

Tổng thống đã viết: "Tôi đã chuẩn bị ngừng ném bom chống lại đất nước Ngài và chấm dứt việc tăng cường hơn nữa quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam ngay sau khi tôi được đảm bảo rằng mọi sự xâm nhập vào Nam Việt Nam bằng đường bộ và đường biển đã được chấm dứt".

Chính Johnson đã giải thích rằng việc thay đổi này trở nên cần thiết vì việc gia tăng một cách rõ rệt sự xâm nhập quân đội Bắc Việt Nam vào miền Nam trong đợt ngừng bắn nhân dịp Tết, và do vậy cho thấy việc thay đổi này là để ngăn chặn một hậu quả tương tự khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Tổng thống từ chối thừa nhận ảnh hưởng tiêu cực của sự thay đổi này có thể tác động đến các buổi đàm phán của Willson với Kosygin.

Thủ tướng Anh đã đưa ra ý kiến phản đối. Ông xem toàn bộ tình hình lúc đó như là "một sự đảo ngược trong chính sách mà Mỹ đã đề nghị chuyển cho Thủ tướng Liên Xô… Đó là một sự đảo lộn chính sách và đã được đưa ra một cách có chủ ý ngay khi có một cơ hội thật sự… cho giải pháp…" Willson tin rằng hành động của người Mỹ đã gây ra "ảnh hưởng có thể tồi tệ nhất đối với người Nga" mà đây lại là lần đầu tiên họ cho thấy thiện chí sẵn sàng giúp một nước phương Tây tìm cách giải quyết cuộc xung đột ở Việt Nam.

Để xoa dịu những tình cảm bị tổn thương của người đồng minh Anh và để cứu vãn sáng kiến khỏi thất bại, Johnson quyết định lưu ý đến một số ý kiến của các cố vấn cũng như của London và đã gia hạn việc tạm ngừng ném bom cho tới sau khì Kosygìn rời khỏi London.

Thậm chí sau đó, Chính phủ Mỹ còn đi xa hơn.

Ngày 12 tháng 2, Tổng thống đã gửi cho Willson một bức thư ghi nhận sự đóng góp mà Thủ tướng Anh đang làm cho hoà bình ở Việt Nam. Johnson viết rằng ông cảm thấy "có trách nhiệm chuyển cho ngài thêm một cơ hội nữa để làm cho những cố gắng trên mang lại kết quả" và việc ông "sắp sửa thực hiện những bước cuối cùng bằng nỗ lực đặc biệt vào tuần này".

Ông uỷ quyền cho Willson thông báo cho Kosygin biết việc nếu ông nhận được một sự cam kết của Bắc Việt Nam vào trước 10 giờ sáng ngày hôm sau rằng "mọi sự di chuyển quân đội và tiếp tế vào miền Nam sẽ chấm dứt từ thời điểm đó thì Mỹ sẽ không khôi phục lại việc ném bom Bắc Việt Nam kể từ lúc đó".

Thông điệp này đã đến London sau 11 giờ đêm ngày 12 tháng 2 và Willson ngay lập tức đã chuyển nó cho Kosygin. Nhưng không có hành động nào đáp lại lời đề nghị thân thiện mới này, cho dù lệnh ngừng bắn trong dịp Tết đã được gia hạn thêm sáu giờ.

Kosygin không nhận được sự đáp lại của Hà Nội về đề nghị của Washington. Ông ta trở về Moskva mà không thu được kết quả quan trọng nào cho giải pháp ở Đông Dương.

Về phía chính quyền Johnson, ngày 13 tháng 2 đã ban bố những mệnh lệnh khôi phục lại các hoạt động hải quân và ném bom chống lại Bắc Việt Nam. Sự trả lời của ông Hồ Chí Minh về bức thư của Tổng thống Johnson gửi đến sau khi Mỹ đã khôi phục lại các hoạt động quân sự chỉ là sự lặp lại các đòi hỏi thường thấy đối với Mỹ và không hề nhân nhượng hơn những lời tuyên bố trước kia.

Tìm hiểu những cơ hội đã bị bỏ lỡ trong chuyến thăm London của Kosygin, các nhà viết sử không thể tránh khỏi việc phân tích các vai trò của vị Thủ tướng Liên Xô trong sự kiện này.

Kosygin đã thành thực như thế nào trong những lời phát biểu về các cuộc đàm phán đang xảy ra giữa Mỹ và Bắc Việt Nam, về "cơ hội lớn" với các quốc gia yêu hoà bình để giúp giải quyết cuộc xung đột? Liệu ông ta có chuẩn bị làm mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hoà bình hay không? Chắc chắn không thể đưa ra câu trả lời xác đáng cho những câu hỏi này.

Nhiều lần Kosygin bày tỏ nguyện vọng được thấy cuộc chiến ở Đông Nam Á chấm dứt. Thậm chí ông ta còn có kế hoạch trình bày trước Bộ Chính trị khả năng chấm dứt sự dính líu của Liên Xô ra khỏi cuộc chiến. Sự lo lắng có thể đã làm cho ông ta quá nhạy cảm để làm giảm đi các dấu hiệu thay đổi trong thái độ của Hà Nội về việc đàm phán.

Do vậy, những thông tin từ viên Đại sứ Liên Xô ở Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc thay đổi quan điểm đàm phán với Mỹ đầu năm 1967, kết hợp với lời tuyên bố công khai của Ngoại trưởng Việt Nam dân chủ cộng hoà rằng Hà Nội đồng ý thảo luận các vấn đề về một giải pháp cho cuộc xung đột, đã được vị Thủ tướng Liên Xô hiểu là một cơ hội thật sự để đưa toàn bộ vấn đề đi vào hoạt động.

Hành động theo những giới hạn đã được ấn định của các đồng nghiệp trong Bộ Chính trị, của Hà Nội và cả sự suy nghĩ của chính mình, Kosygin đã rất cố gắng tìm kiếm cách làm cho các cuộc đàm phán được bắt đầu tiến hành theo các điều kiện của Việt Nam dân chủ cộng hoà mà ông Trinh nêu ra.

Lúc đầu, đề nghị hai giai đoạn A-B thu hút sự chú ý của Kosygin như là một thoả hiệp có thể chấp nhận được để mở đường cho sự hoà giải sau này. Đề nghị gia hạn ngừng bắn của Johnson tạo một cơ hội khác cho sự thoả hiệp và là cơ hội cuối cùng để có được triển vọng sáng sủa cho việc thương lượng sau khi kế hoạch hai giai đoạn A-B đã được Washington sửa đổi. Khi được thông báo việc gia hạn tạm ngừng ném bom, Thủ tướng Liên Xô ngay lập tức đã gọi điện thoại cho Breznev. Trong buổi nói chuyện của ông với Moskva, ông đã bị tình báo Anh nghe trộm, Kosygin đã cố thuyết phục người đồng nghiệp của mình rằng đề nghị ngừng bắn của Mỹ đã tạo ra "một khả năng đạt được mục đích to lớn, nếu phía Việt Nam hiểu được tình hình hiện tại mà chúng ta đã thông báo cho họ, họ sẽ phải quyết định lấy. Tất cả những điều gì họ cần phải làm là đưa ra lời tuyên bố đáng tin cậy".

Moskva đã theo lời yêu cầu của Kosygin.

Ngày 13 tháng 2, Sherbakov gặp Phạm Văn Đồng và thông báo cho ông ta đề nghị của Mỹ.

Nhưng Bắc Việt Nam vẫn không thay đổi thái độ.

Việc ném bom trở lại rõ ràng đã không để cho Thủ tướng Liên Xô một cơ hội nào để thay đổi tình hình.

Đích thân Kosygin đưa ra lời nhận xét đánh giá về sáng kiến đưa ra trong chuyến đi London của ông trong buổi nói chuyện dài với Đại sứ Thompson sau khi trở về Moskva. Ông nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên phía Việt Nam tuyên bố công khai họ sẵn sàng đàm phán nếu việc ném bom chấm dứt không điều kiện. Ông công khai ủng hộ những đề nghị của Việt Nam trong chuyến đi thăm London và mặc dù nghi ngờ cao độ vai trò người trung gian hoà giải mà ông có thể giữ trong việc giải quyết cuộc xung đột, ông vẫn tham gia cùng với Thủ tướng Willson trong những nỗ lực của ông này, bởi vì ông ta đã nhìn thấy được những cơ sở cho cuộc đàm phán Mỹ-Việt".

Kosygin cho rằng thời hạn mà Johnson áp đặt "giống như một tối hậu thư" và lưu ý rằng Hà Nội không có cơ hội để xem xét bức thông điệp và xử lý những ý kiến bàn bạc cần thiết. Trong khi Mỹ yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc thâm nhập vào miền Nam, thì chính Mỹ lại tiếp tục gửi thêm quân, di chuyển tàu chiến tới bờ biển Bắc Việt Nam và tăng số lượng máy bay trong khu vực. Nói cách khác, Kosygin nói "dường như Mỹ tin rằng chỉ có sự xâm nhập của họ là đúng, còn của các bên khác là sai".

Kosygin bày tỏ sự nghi ngờ rằng Washington sẽ nghiêm túc với lời đề nghị của họ và lại nhấn mạnh rằng vấn đề là "tìm cách hướng tới việc ngừng ném bom không điều kiện để bắt đầu đàm phán". Nhưng "giờ đây, ông ta không thể liều lĩnh đề nghị bất cứ điều gì có tính xây dựng. Ông không có cơ sở để làm như vậy và ông ta không muốn đưa ra những lời đề nghị thiếu thực tế".

Tuy nhiên, thủ tướng Xô viết tin chắc rằng "những gì cần tìm kiếm chính là những bước đi có tính xây dựng chứ chắc chắn không phải là tôi hậu thư: Mỹ không nên gửi những thông điệp tuyên bố rằng nên làm điều gì đó trong mười tiếng đồng hồ để đổi lấy việc nhận được câu trả lời rằng cần phải bắt đầu lại hoàn toàn…" Nhận xét này phản ánh chính xác tình hình mà Chính phủ Mỹ cũng tự nhận ra vào tháng 2 năm 1967.

Việc nối lại các cuộc ném bom làm cho không thể tiếp tục các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Bắc Việt Nam. Trong buổi nói chuyện với Sherbakov không lâu sau thời điểm cuối của lệnh ngừng bắn, Nguyễn Duy Trinh đã thông báo cho Đại sứ Liên Xô rằng sẽ không có cuộc tiếp xúc mới nào nữa ở Moskva do việc khôi phục lại các cuộc ném bom. Việc Ngoại trưởng Việt Nam dân chủ cộng hoà có nối lại các cuộc đàm phán còn tuỳ thuộc vào "tình hình cụ thể".

Do vậy, Sunflower cũng đã chia sẻ số phận cùng các sáng kiến hoà bình trước đây của Mỹ. Như Mayflower và Marigold, nó đã không đạt kết quả gì.

Sự thất bại của Washington khi phối hợp hoạt động ngoại giao và hoạt động quân sự đã dẫn đến việc độc diễn trở lại các chiến dịch ném bom khiến cho toàn bộ dàn nhạc trở nên lạc điệu, làm quấy rầy và gây thất vọng cho thế giới.

 

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 963

Return to top