Trong những năm 60, Trung Quốc đã trở thành một nỗi bận tâm chính đối với Kreml.
Hố ngăn cách giữa hai cường quốc cộng sản là mâu thuẫn nghiêm trọng nhất trong Phong trào cộng sản thế giới kể từ khi Moskva có bất đồng với Tito của Nam Tư ngay sau Thế chiến II.
Nhưng trong trường hợp của Tito, sự bất đường về mặt tư tưởng là chủ yếu chứ không phải là trở ngại trong quá trình hoà giải sau cái chết của Stalin.
Mặt khác, mối bất hoà giữa Liên Xô và Bắc Kinh đã nhanh chóng phát triển thành một cuộc cạnh tranh quân sự vào cuối những năm 60, và cả hai phía đều đã có một loạt những cuộc va chạm dọc đường biên giới Xô-Trung.
Năm 1974, khi mối căng thẳng giữa Moskva và Bắc Kinh đã dịu bớt đi, người Liên Xô đã đưa ra một đánh giá về "sự phản bội" của Trung Quốc và những hành động khiêu khích chống lại Liên Xô trong một cuốn sách phân tích chính sách đối ngoại của Bắc Kinh và các mối quan hệ quốc tế trong 10 năm, tức là từ 1963 đến 1973.
Theo nghiên cứu này, từ tháng 10 năm 1964 đến tháng 4 năm 1965 đã xảy ra 36 vụ xâm phạm biên giới Liên Xô liên quan tới 150 công dân Trung Quốc.
Số vụ xâm phạm như vậy đã tăng lên nhanh chóng và trong khoảng thánh giêng, tháng 3 năm 1969 đã xảy ra 90 vụ, tới tháng 5 có 164 vụ.
Mùa xuân 1969 đã xảy ra nhiều vụ va chạm vũ trang làm hàng chục người thuộc cả hai phía chết và bị thương.
Cả hai phía đều như đang nằm trên bờ vực thẳm của một cuộc xung đột quân sự diện rộng rnà không có một cơ hội hoà giải nào.
Trong bối cảnh như vậy, Liên Xô cực kỳ nhạy cảm đối với các triển vọng về một sứ xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong khi Bắc Kinh vẫn còn đứng ở vị trí thấp kém trong quan hệ quốc tế mà không có một đồng minh hùng mạnh hay một ủng hộ viên nào, Moskva hy vọng sẽ giảm được cuộc xung đột xuống điểm chỉ còn thuần tuý là vấn đề song phương giữa hai nước.
Nếu các nước khác cũng bị lôi cuốn vào xung đột này, thì tình thế chắc rời vào vấn đề địa chính trị và điều này có nguy cơ làm lung lay vị trí của Liên Xô trên thế giới.
Kể từ khi Mỹ, đối thủ chính của Moskva trên trường quốc tế-có ý định tranh thủ các lợi ích từ cuộc xung đột bằng việc đứng về một phía với một địch thủ của Liên Xô, thì hầu hết các nỗ lực của Liên Xô đều nhằm mục đích ngăn ngừa khả năng này.
Dưới thời Johnson, nỗi bận tâm hàng đầu của Washington về cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng như mối hồ nghi sâu sắc về những người Cộng sản Trung Quốc và các mục tiêu ở châu Á của họ cản trở sự tài lập mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các cuộc tiếp xúc Trung-Mỹ ở Warsawa đã không mang lại một kết quả ró ràng nào và tới tháng 5 năm 1968 thì bị đình hoãn lại.
Tình hình đã thay đổi dưới thời Nixon, người mà ngay trước kỳ bầu cử của mình đã công khai bộc lộ ý định thiết lập các mối quan hệ với Trung cộng.
Đầu năm 1967, trong một chuyến công du khắp thế giới, Nixon đã thăm Rumania và đã thổ lộ với Nicolas Ceausescu, Tổng bí thư đảng cộng sản Rumaní, ông ta cho sự hoà hoãn thực sự với Liên Xô là khó có thể, nếu không duy trì "một hình thức xích lại gần" Bắc Kinh. Vì vậy ông ta lưu ý rằng Mỹ có thể sẽ giành được thắng lợi trong quá trình tái lập này sau khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Và ý định của Nixon đã đủ để gây ra những âu lo ở Moskva.
Chắc chắn các nhà lãnh đạo Liên Xô không hề hay biết gì về các kế hoạch Nixon đã nói với Ceausescu kể từ khi vị lãnh đạo này của Rumani giữ một vị trì độc lập với Moskva và hiếm khi tiết lộ các bí mật của mình cho Kreml. Nhưng Nixon đã công bố các quan điểm của mình trong một bài báo viết cho Tạp chí Foreign Affairs số tháng 10 năm 1967. Trong bài viết này, Nixon đã bác bỏ một liên minh chống Trung Quốc.
Thay vào đó, ông ta đã nói tới các triển vọng cho một cuộc đối thoại với Trung Quốc đại lục và các nỗ lực nhằm "đẩy Trung Quốc vào cộng đồng thế giới" như "một quốc gia vĩ đại và tiến bộ, chứ không phải là một nước trung tâm của cách mạng thế giới".
Chừng nào Nixon còn là một người dân thường, thì chừng đó các nhà lãnh đạo Liên Xô còn có thể phớt lờ các bài phát biểu của ông ta. Nhưng chắc chắn họ sẽ nhớ lại quan điểm của Nixon về Trung Quốc sau khi ông ta trúng cử Tổng thống.
Chẳng bao lâu sau khi nhận chức Tổng thống, Nixon đã giao nhiệm vụ chuẩn bị nghiên cứu một chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc cho cố vấn an ninh quốc gia của mình.
Ngày 5 tháng 2 năm 1969, Kissinger đã diễn giải các mong muốn của Tổng thống trong một Bị vong lục nghiên cứu an ninh quốc gia, trong đó ông ta đã hướng dẫn các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, cũng như Giám đốc CIA, trong quả trình nghiên cứu phải có cả những phân tích về các mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đại lục và cả Đài Loan, về bản chất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở châu Á, về "sự tác động qua lại giữa chính sách của các nước có liên quan khác đối với Trung Quốc" và các khả năng lựa chọn cho chính sách của Mỹ trong phạm vi này".
Chỉ thị của Kissinger đã được đáp lại bằng một báo cáo hên cơ quan về Trung Quốc mà sau khi đọc xong, ông ta cho rằng bản báo cáo này vẫn chưa đầy đủ.
Kissinger phê bình bản báo cáo là "nhấn mạnh quá đáng tới tư tưởng và giảm nhẹ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc", làm phương hại tới "những can thiệp toàn cầu đối với những căng thẳng trong quan hệ tay ba".
Nói chung, cố vấn an ninh quốc gia đã kịch liệt chỉ trích Cộng đồng tình báo Mỹ trong vấn đề nghiên cứu thiết lập lại các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, và tiếp tục đưa ra những thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc của Washingtọn mà Nixon và bản thân ông ta là những người đóng vai trò chủ chốt.
Nhưng trong hồi ký của mình, ông ta đã thừa nhận rằng lúc đầu ông ta xem mối quan hệ với Trung Quốc và vai trò của nó trong trong chính sách của Mỹ "như là một vấn đề lý thuyết". Với Nixon, ông ta "Vẫn coi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là hiếu chiến hơn các cường quốc cộng sản khác".
Với quan điểm như vậy, cuộc nghiên cứu việc lập lại quan hệ Mỹ-Trung phải kéo dài nhiều năm trời và đã bị đình hoãn lại cho tới khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Những gì được xem như động lực để Nhà Trắng mở rộng lợi ích của Mỹ ở Trung Quốc chính là sự xuống cấp nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Xô năm 1969 và là kết quả của các mưu toan giành được sự ủng hộ về ngoại giao ở Washington của Liên Xô.
Theo Kissinger, "chính cử chỉ ngoại giao vụng về của Liên Xô đã làm chúng ta nghĩ tới các cơ hội của mình".
Khi các cuộc giao tranh xảy ra ở dọc biên giới Xô-Trung, Dobrynin đã gặp Kissinger và cố thuyết phục ông ta rằng chính Trung Quốc đã gây ra các sự cố này. Nhưng nào ngờ, những bảo đảm của Dobrynin đã hoàn toàn dẫn tới một tác dụng nghịch với những gì ông ta muốn.
Nixon và Kissinger đã kết luận rằng sau cuộc xâm lược thành công của Liên Xô vào Tiệp Khắc, Kreml đã quyết định sử dụng các biện pháp đó để giải quyết các vấn đề với Trung Quốc.
Bị tác động bởi những "lời đồn đại của các nhóm ngoại giao mà trong một số trường hợp, về bề ngoài, những lời đồn đại này được xem như xuất phát từ chính bản thân nhũng người Xô viết, cũng như chiến dịch tuyên truyền của báo chí Liên Xô chống lại Trung Quốc, Nhà Trắng đã nhìn nhận quan hệ Trung-Xô như là sự "tiến gần tới một điểm khủng hoảng".
Nhà Trắng đã xác định sẽ liên kết với Trung Quốc trong trường hợp Liên Xô tấn công. Nixon và Kissinger cho rằng Trung Quốc là nạn nhân, mọi sự kiện khác đều được các nhà hoạch định chính sách Mỹ diễn giải theo quan điểm này.
Thậm chí mười năm sau một loạt các sự kiện; trong hồi ký của mình, Kissinger đã đưa ra một bức tranh đã bị bóp méo đáng kể về cuộc gặp gỡ giữa Kosygin và Chu Ân Lai tại sân bay Bắc Kinh ngày 11 tháng 9 năm 1969.
Mặc dù đã chỉ ra rằng cuộc tiếp xúc này rõ ràng diễn ra do có lời mời của phía Trung Quốc và đã chứng minh sự bất đồng giữa hai nước chứ không phải là một sự tiến gần tới một thoả hiệp, Kissinger không đánh giá nổi những thực tế đó là do Thủ tướng Liên Xô sẵn sàng huỷ bỏ chuyến bay của ông ta sang Moskva để gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các bài bút chiến đã hạ bớt giọng gay gắt ở cả Liên Xô và Mỹ sau cuộc gặp gỡ, và đáng kể hơn là các mối căng thẳng đã dịu đi dọc biên giới.
Hơn nữa, ngày 7 tháng 10, người Trung Quốc thông báo rằng họ đã đồng ý mở các cuộc đàm phán về xung đột này.
Liên Xô đã bác bỏ những lời đồn đại về các kế hoạch xâm lược hoặc tấn công các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc.
Nếu chúng ta tin ở lời khẳng định trợ giúp của Breznev, hay ở Andrei Alexandrov Agentov thì sẽ chẳng có những cuộc tranh cãi kịch liệt về những khả năng thích hợp giành cho một cuộc chiến chống Moskva.
Alexandrov nhấn mạnh rằng: "Cả ban lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn một cuộc chiến nổ ra giữa hai nước hoặc tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến này, bất chấp những tuyên bố đầy vẻ đe doạ và các hành động khác của cả hai phía".
Alexandrov nhắc lại rằng ông ta đã từng để mắt tới Breznev và các đồng sự của ông trong các cuộc thảo luận về những cuộc giao tranh ở dọc Damansky/Chenpao năm 1969. "Không có bất cứ một dấu hiệu căng thẳng đặc biệt hay hoảng loạn nào".
Có một điều dường như đã rõ ràng: Những lời bóng gió của các phương tiện thông tin Liên Xô về quyết định chống trả các cuộc tấn công của Trung Quốc, các thoả thuận của giới ngoại giao Liên Xô với các quan chức Mỹ về các nỗ lực chung chống Trung Quốc, những tiến triển mà Nixon và đặc biệt là Kissinger cho là nhạy cảm, đối với Kreml, đó không là gì hơn một cuộc chiến tranh cân não nhằm kìm hãm hoặc áp đảo tinh thần các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nếu có thể.
Giới lãnh đạo Liên Xô thừa hiểu các nguy cơ nảy sinh từ một cuộc tấn công mà Liên Xô tiến hành chống lại Trung Quốc, nếu tính tới cả các khó khăn quân sự và những ảnh hưởng chính trị. Bề ngoài, họ đã không chuẩn bị để mở rộng các giới hạn cho một chiến dịch tuyên truyền.
Bởi vậy, năm 1969, lần đầu tiên các nhà hoạch định chính sách Mỹ thấy rằng các kế hoạch nhằm vào Trung Quốc của họ đã chuyển từ hư sang thực.
Từ "những học thuyết mơ hồ", như Kissinger đã miêu tả về ý tưởng tái lập quan hệ Trung-Mỹ, ý tưởng này đã biến thành mục tiêu trực tiếp của chính quyền Nixon.
Nhà Trắng thấy ở một sự tái lập quan hệ như vậy một công cụ cho chính sách đối ngoại có thể nhanh chóng thay thế cho những cố gắng liên kết đã thất bại.
Đối với các nhà hoạch định chính sách ở Washington, các cuộc đụng độ trên con sông xa xôi Ussuri đã tạo cơ sở cho các đường lối tiếp cận Trung Quốc: một nỗi lo ngại chung đối với mối đe doạ của Liên Xô.
Tháng 7 năm 1969, trong Bị vong lục số sáu mươi ba của Cơ quan an ninh quốc gia, Kissinger đã khởi xướng một cuộc nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với các bất đồng Trung-Xô.
Bị vong lục yêu cầu các cơ quan phải phân tích "cách lựa chọn mà nước Mỹ gặp phải như là kết quả của sự đối địch ngày càng sâu sắc trong quan hệ Trung-Xô".
Nó chỉ rõ nhu cầu đánh giá lại "những liên quan rộng lớn của sự đối địch Trung-Xô, đối với tam giác Mỹ-Xô-Trung" và các lựa chọn của Mỹ trong trường hợp có đụng độ quân sự giữa Liên Xô và Trung Quốc hoặc một cuộc xung đột Trung-Xô mà không có đụng độ quân sự.
Đồng thời, Nhà Trắng cũng đưa ra nhiều: tín hiệu hơn cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh về các thiện chí của Washington.
Tháng 7, Bộ Ngoại giao cũng đã loan báo các biện pháp hạn chế thương mại đã được nới lỏng và một chuyến công du sang Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Trong chuyến công du vòng quanh thế giới một tháng sau đó, Nixon đã nói với nhà lãnh đạo Pakixtan Yahya và Nicolac Ceausescu về mong muốn thiết lập các mối tiếp xúc với Bắc Kinh của ông ta, được biết rằng cả hai nhà lãnh đạo đều có quan hệ thân thiện với Trung Quốc và có thể truyền đạt những lời bóng gió cả Nixon tới giới lãnh đạo của Mao.
Tổng thống cũng xem xét khả năng giúp đỡ của họ như là những trung gian hoà giải giữa Washington và Bắc Kinh.
Các cuộc tiếp xúc cũng được các nhà ngoại giao Mỹ tiến hành ở Hong Kong và Warsawa.
Người Trung Quốc đã không còn giữ một thái độ thờ ơ trước những tín hiệu này của Washington nữa.
Đầu năm 1970, một đại diện của Trung Quốc ở Warsawa đã đề nghị nối lại các cuộc đàm phán cấp đại sứ vốn đã bị gián đoạn năm 1968.
Mùa thu năm ấy, "kênh" Pakixtan giữa Washington và Bắc Kinh bắt đầu đi vào vận hành, và tới tháng 12, Chu Ân Lai đã gửi qua Yahya Kahn một thông điệp mời đại diện của Tổng thống tới Bắc Kinh.
Vì vậy, bất chấp những trở ngại và nhiều khó khăn do các hành động ở Đông Nam Á, bao gồm các cuộc xâm lược Campuchia và Lào, năm 1971, các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Trung Quốc đã có những bước phát triển thành một động lực.
Người Xô viết đã quá nhạy cảm đối với các tín hiệu về một sự tái lập lại mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh để có thể bỏ qua những thoả thuận này.
Chắc chắn Moskva đã nhận được thông tin từ các nguồn tình báo của mình, và những triển vọng của một sự câu kết Trung-Mỹ chống lại Liên Xô có thể sẽ kích động Kreml. Không lâu sau, Moskva đã phát động một cuộc tấn công ngoại giao.
Đại sứ Liên Xô ở Washington đã được phép gặp Tổng thống để trao một thông điệp mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Liên Xô nói tới chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Dobrynin đã thực hiện những huấn thị này trong cuộc nói chuyện với Nixon ngày 20 tháng 10 năm 1969.
"Nếu một ai đó ở Mỹ cố tình thủ lợi từ các mối quan hệ Xô-Trung mà không đếm xỉa gì đến Liên Xô, và chỉ cần có một số dấu hiệu về chuyện đó, thì chúng tôi sẽ cảnh cáo thẳng thừng trước rằng lối cư xử như vậy, nếu như vẫn cứ tiếp tục có thể dẫn đến một sai lầm rất nghiêm trọng, và trước sau không có gì khác hơn là mục đích vì các mối quan hệ tốt hơn giữa Mỹ và Liên Xô".
Moskva không tỏ ra tự tin trên mặt trận ngoại giao.
Để xác định sự hoà giải mới hình thành giữa Mỹ và Trung Quốc, Liên Xô cũng phải sử dụng các kênh bí mật.
Chẳng hạn, tháng 5 năm 1970, KGB đã đề nghị giới cầm quyền Liên Xô cho phép được cung cấp cho các quan chức Mỹ và Trung Quốc những thông tin làm tăng mối cừu hận trong quan hệ Trung-Mỹ. Đồng thời, tình báo Liên Xô cũng đã lên kế hoạch thông tin cho Bắc Kinh các kế hoạch mở rộng xâm lược Đông Dương của Mỹ.
Thậm chí Liên Xô còn quyết định chống lại tiến trình thành lập lại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh bằng cách cố gắng san bằng hố ngăn cách của họ với Trung Quốc. Theo các kế hoạch này thì Việt Nam có thể trở thành một căn cứ cho sự hoà giải.
Moskva đã đánh giá sự mở rộng đáng kể các mối quan hệ Trung-Việt hồi đầu những năm 70 để đề ra các hành động phối hợp Trung-Xô ở Việt Nam.
Giới ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội đã xem cuộc viếng thăm Việt Nam dân chủ cộng hoà của Chu Ân Lai hồi, tháng 3 năm 1971, như một bước xa hơn hướng tới việc thiết lập quan hệ Trung-Việt và đã giải thích sự cải thiện này bằng những "ảo tưởng" của các nhà lãnh đạo Bắc Việt về thái độ quan tâm hơn đối với những người đồng chí ở Hà Nội.
Bất cứ vì một lý do gì thì các quan chức Liên Xô cũng thấy ở sự tái lập quan hệ này một cơ hội tiến gần lại Bắc Kinh hoặc nếu như điều này không thành, thì cũng là một cơ hội chứng tỏ bản chất nguy hiểm của Ban lãnh đạo theo Mao đối với Hà Nội và vì vậy sẽ tăng cường vị trí của bản thân họ ở Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Giới ngoại giao Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam nói rằng Moskva đang đề nghị người Trung Quốc và Việt Nam "có những hành động chung hoặc song song trong việc ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Đông Dương". Họ đề nghị Hà Nội cũng truyền ý định này cho Trung Quốc, và đưa ra cho Hà Nội lời hứa "sẽ nghĩ tới các biện pháp giúp cho việc cải thiện quan hệ Xô-Trung".
Không có bất cứ một nỗ lực phòng ngừa sự thiết lập quan hệ Trung-Mỹ hay sự xích lại gần Bắc Kinh nào mang lại cho Moskva những kết quả như mong muốn tiến trình hoà giải của Mỹ với Trung Quốc đã được chứng thực là không thể đảo ngược được. Lợi ích chung của cả hai nước đối với Liên Xô còn mạnh hơn là sự thiếu tin cậy và nghi kị giữa họ.
Kreml có thể đã thúc đẩy nhanh chóng màn kịch cuối cùng này, tức là cuộc gặp giữa Nixon và Mao ở Bắc Kinh, bằng cách trì hoãn thường xuyên cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô ở Moskva.
Ý tưởng về một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Xô được đưa ra từ năm 1968.
Nó được tranh cãi một cách kịch hệt trong những tháng cuối cùng của chính quyền Johnson đã rất nhiệt tình thực hiện cho ý tưởng này kể cả khi đảng của ông ta đã thất bại sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968.
Ông ta sẵn sàng tới Moskva cùng với Tổng thống mới được bầu và đã đề nghị Nixon một chuyến đi như vậy.
Nhưng Nixon lại không sẵn lòng chia sẻ những thành quả có thể có của một cuộc họp thượng đỉnh với một Tổng thống vừa bị thất thế.
Vào thời điểm này, các nhà lãnh đạo Xô viết cũng đã quyết định phản đối một cuộc tiếp xúc với hai đổng thống Mỹ, kể từ khi họ không tin rằng các kết quả của một cuộc họp như vậy có thể cứu vớt được thời kỳ quá độ.
Năm sau đó, ý tưởng về một cuộc gặp thượng đỉnh đã được đề cập tới nhiều lần trong các cuộc đối thoại giữa Dobrynin và Kissinger, nhưng nó vẫn không là gì hơn một ý tưởng mà Liên Xô coi đó như một phần trong chính sách "Liên kết ngược" của mình và như một con mồi cho chính quyền mới của Mỹ.
Khi các triển vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc đã trở nên chắc chắn hơn, Nhà Trắng bắt đầu trông thấy những lợi ích trước đối tượng Liên Xô.
Nixon và Kissinger quyết định sử dụng một cuộc họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh như một đòn bẩy chống Moskva với hy vọng vô lý rằng người Xô viết có thể sẽ trở nên dễ điều khiển hơn một khi sự tái lập quan hệ Trung-Mỹ được hoàn thành với một cuộc gặp gỡ thành công giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc.
Kissinger đã miêu tả quan điểm của mình trong một cuộc nói chuyện với Dobrynin hồi tháng 6 năm 1971, tức là một tháng trước khi ông ta có chuyến đi bí mật sang Bắc Kinh: "phải cố gắng giữ vững ý đồ về một cuộc họp thượng đỉnh mà phía bên kia không thể biết được. Khi tôi bảo Dobrynin rằng sau mười bốn tháng xem xét, thời gian lên lịch cho một cuộc họp thượng đỉnh có lẽ sắp tới gần, ông ta lại phán rằng ông ta đang sốt ruột giải quyết vấn đề. Thực ra, tôi chẳng có gì là vội lắm, tôi chỉ muốn xác định kết quả những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh đang diễn ra. Tôi muốn cuộc họp thượng đỉnh Bắc Kinh sẽ được tổ chức trước. Khi ông ta tán thành rồi, chúng tôi sẽ có một vấn đề nghiêm túc trong việc quyết định cuộc gặp thượng đinh nào nên được tổ chức trước. Người Liên Xô đã vô tình giải quyết vấn đề cho chúng tôi. Tôi cố hình dung ra phản ứng của Dobrynin khi tôi bất chợt nói với ông ta nơi tôi định dự kiến sau đó một tháng".
Phản ứng của Kreml là có thể đoán trước được.
Mặc dù rõ ràng là Moskva đã biết được những bước phát triển trong quan hệ Trung-Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng chẳng ngờ được rằng tiến trình hoà giải lại đi được một quãng đường dài đến vậy.
Hiện tại, mọi nhân tố đều đã thay đổi vai trò: Kreml đã trở nên nhiệt tình hơn Nhà Trắng đối với việc tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh.
Kissinger nhớ lại rằng khi ông ta gặp Dobrynin ngày 19 tháng 7, tức bốn ngày sau chuyến công du của Cố vấn an mình quốc gia tới Bắc Kinh, Đại sứ Liên Xô "đã tỏ ra khéo léo nhất". Ông ta "đã làm tất cả vì một cuộc gặp thượng đỉnh Moskva". Ông ta hỏi Tổng thống có thích tới Moskva trước hay không. Nhưng Nixon và Kissinger đều không có ý định từ bỏ những gì đã làm được với "lá bài" Trung Quốc trong tay.
Kissinger đã viết trong hồi ký của mình: "Chuyện hai cường quốc cộng sản ganh đua một mối quan hệ tốt với chúng ta chỉ có thể tạo ra một cơ sở cho hoà bình mà thôi…".
Ở một vài dòng sau đó, ông ta có nói tới những gì ông ta thực sự nghĩ trong đầu: "Về mặt địa chính trị nó chống lại lợi ích của chúng ta là để Liên Xô nổi trội hơn Trung Quốc hoặc để cho Trung Quốc bị Moskva điều khiển".
Đó là chiến lược mà chính quyền Nixon đã thực hiện thành công, và Kreml đã bị buộc phải tự điều chỉnh mình trước những tình huống mới.
Ngày 10 tháng 8, Moskva chính thức mời Nixon sang thăm Liên Xô vào tháng 5 hoặc 6 năm 1972. Bảy ngày sau, Kissinger thông tin cho Dobrynin biết rằng Nhà Trắng đã nhận lời mời. Đồng thời, Liên Xô mời Kissinger tới Moskva để bàn tới chuyện chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này.
Ngày 12 tháng 10, Nixon chính thức thông bảo chuyến công du của mình sang Liên Xô. Thêm vào đó là thông báo ngày 15 tháng 7 của ông ta về cuộc gặp thượng đỉnh Bắc Kinh về thực tế mới trong hệ thống quốc tế bắt đầu hình thành và sự xác định về tình bình thế giới trong những năm tới.
Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam có vẻ như buồn bã nhất với thực tế mới này. Có một điều rõ ràng đối với họ là Mỹ có khả năng tách họ ra khỏi đồng minh của chính họ bằng cách sử dụng "ngoại giao tam giác". Họ đã thừa nhận sự nguy hại này trước khi chính sách của Mỹ đối với hai ủng hộ viên chính của cuộc kháng chiến của Việt cộng bắt đầu mang lại kết quả.
Hồi đầu tháng 3 năm 1969, ông Xuân Thuỷ đã tuyên bố tại cuộc họp đầu tiên với các nhà đàm phán Mỹ rằng "Mỹ chẳng có gì để mà kiếm chác qua việc tìm cách lợi dụng những bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc".
Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã nhận ra các hậu quả nếu như cả hai đồng minh của Việt Nam dân chủ cộng hoà đều quan tâm tới việc làm hoà dịu mói căng thẳng đối với Mỹ. Nếu vậy, họ sẽ thúc Hà Nội chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam càng sớm càng tốt.
Dưới những tình huống như vậy, Hà Nội có thể sẽ phải có những nhượng bộ căn bản tại bàn đàm phán, tại một thời điểm mà họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn cộng quân sự mới vào miền Nam.
Tháng 5 năm 1971, các nhà lãnh đạo Việt Cộng đã đưa ra quyết định tổ chức một cuộc tiến công. Mục đích của cuộc tiến công quân sự mới này là nhằm phá vỡ sự bế tắc trong cuộc chiến và trong cuộc đàm phán ở Paris bằng cách giáng một đòn mạnh vào chính sách Việt Nam hoá của Nixon và thuyết phục Mỹ rằng chế độ Sài Gòn không có chủ quyền riêng đối với miền Nam Việt Nam. Nếu như hai mục tiêu này được hoàn tất, các nhà lãnh đạo Bắc Việt hy vọng sẽ nhận được các nhượng bộ từ phía Mỹ đối với vấn đề căn bản của các buổi đàm phán: Thành lập một chính phủ liên hiệp.
Kể từ đó, trước giới ngoại giao, các nhà chiến lược của Hà Nội luôn coi cuộc đấu tranh quân sự là một bộ phận cấu thành chính sách chiến tranh của họ, họ không bao giờ từ bỏ chiến lược "vừa đánh vừa đàm" mặc dù năm 1972 họ đã nhấn mạnh đến biện pháp ngoại giao hơn. Bởi vậy, khi Việt Nam dân chủ cộng hoà nhận thấy rõ ràng hơn rằng nếu chỉ dùng các biện pháp ngoại giao không thôi thì không thể giành được những kết quả mong đợi, họ đã hướng tới hành động quân sự.
Sự thay đổi này đã được các nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội nhận biết được và họ đã báo cáo với Moskva về sự hiếu chiến đang gia tăng của giới lãnh đạo Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Như thông lệ, thành công của cuộc tiến công của Việt Nam dân chủ cộng hoà phụ thuộc vào sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và Hà Nội chẳng cần nỗ lực cũng có thể làm được điều đó. Các phái viên của Hà Nội đã tới thủ đô của hai cường quốc để yêu cầu trợ giúp.
Hai hiệp định Xô-Việt về viện trợ bổ sung "cho tăng cường quốc phòng của Việt Nam dân chủ cộng hoà" đã được ký kết năm 1971, bên cạnh những hiệp định chính được ký kết hàng năm giữa hai nước.
Trung Quốc đã phải theo gương Liên Xô, mặc dù Bắc Kinh vẫn quan tâm tới việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam hơn, bởi tình hình quốc tế đã thay đổi và bởi tiến trình lập lại quan hệ với Mỹ. Liên Xô đánh giá sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Hà Nội năm 1972 là vào khoảng nửa tỷ USD.
Trong khi đồng ý với các yêu cầu về viện trợ quân sự và kinh tế của Bắc Việt Nam, Liên Xô có vẻ như chẳng mấy nhiệt tình về các ý định của Hà Nội.
Trong khi thông báo cho Moskva các kế hoạch bắt đầu một cuộc tấn công vào "mùa khô" năm 1972 của Bắc Việt để "tạo" điều kiện thuận lợi cho các cuộc hoà đàm ở Việt Nam và Đông Dương", các nhà ngoại giao Liên Xô đã phán rằng "người Việt Nam đang quá mạo hiểm". Họ đã đề nghị Moskva "tiếp tục giải thích cho các đồng chí Việt Nam rằng trong khi đẩy lùi cuộc xâm lược của Mỹ, cần phải quay vấn đề về một sự thoả hiệp, để có thể luôn giữ được lợi thế ngoại giao trong tay".
Đại sứ quán Liên Xô đã nhắc lại đề nghị của mình trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam dân chủ cộng hoà của Chủ tịch Nicolai Podgornyi mùa thu năm 1971. Nhưng Hà Nội đã bỏ ngoài tai đề nghị này của Liên Xô và các công việc chuẩn bị cho một cuộc tiến công vẫn cứ được Bắc Việt tiến hành sau đó.
Trong khi đó, các công việc chuẩn bị cho hai cuộc gặp thượng đỉnh cũng được bắt đầu tiến hành vào những tháng cuối cùng của năm 1971.
Đầu tiên là cuộc gặp Trung-Mỹ sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Moskva đã theo dõi chặt chẽ những tiến triển giữa Washington và Bắc Kinh, họ ôm ấp những hy vọng rằng rất nhiều các tình huống khó biết trước có thể mang lại lợi ích cho Kreml từ sự lặp lại quan hệ trên. Mối bận tâm của các nhà lãnh đạo Liên Xô chỉ tăng lên khi họ nhận được thông tin về các nỗ lực tiến tới một hiệp định với Mỹ về Việt Nam của Trung Quốc.
Đầu tháng 2 năm 1972, Đại sứ quán Liên Xô ở Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thông báo cho Moskva rằng Bắc Kinh đã thúc ép Hà Nội phải chấp nhận ý định của họ về việc tranh luận các vấn đề Đông Dương với Nixon trong chuyến viếng thăm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa của ông ta, và rằng ông Lê Đức Thọ được cho là đang chuẩn bị cho một chuyến công du sang Trung Quốc để gặp Kissinger.
Cơn ác mộng khủng khiếp nhất của Kreml là việc Trung Quốc và Mỹ đang ngã ngũ một thoả thuận về Việt Nam sau lưng Liên Xô, dường như đã trở thành sự thực.
Trước Moskva, Hà Nội đã chống lại áp lực của Trung Quốc. Hơn nữa, trong các cuộc hội đàm với các nhà ngoại giao Liên Xô, các quan chức Bắc Việt đã bày tỏ nỗi quan tâm của mình về khả năng của một hiệp định như vậy trong tương lai.
Các báo cáo về cuộc gặp thượng đỉnh Trung Quốc đã phần nào làm vơi đi những cảm xúc căng thẳng của các nhà lãnh đạo Liên Xô. Họ hài lòng chỉ ra rằng, thông cáo Thượng Hải chính là kết quả của một cuộc mặc cả giữa hai phái "bị chia rẽ bởi những bất đồng khó vượt qua". Nói chung, Kreml có thể quyết định chống lại cuộc gặp thượng đỉnh ở Trung Quốc bằng chính những sự tiến bộ trong quan hệ Xô-Mỹ, hay nói cách khác là tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh ở Moskva.
Từ đầu năm 1972, Moskva và Washington đã tích cực tham gia thảo luận về cuộc họp ở thủ đô Liên Xô. Hồi tháng giêng, Dobrynin đã quay trở lại từ Moskva với một lá thư của Breznev phác thảo về một chương trình nghị sự có thể được cho cuộc họp thượng đỉnh.
Dobrynin cũng đã cùng với Nixon nói về vấn đề đối với một tuyên bố có thể về các nguyên tắc bổ sung cho thông cáo truyền thống. Họ tiếp tục bàn luận về những vấn đề tương tự như vậy trong những tháng tiếp theo trong lúc Liên Xô tỏ rõ mong muốn được đón tiếp Tổng thống Mỹ ở thủ đô của mình bằng việc nối lại các cuộc đàm phán về các tuyên bố có từ Thế chiến II. Lúc các cuộc đàm phán đã lên tới đỉnh cao, có một sự kiện đã xảy ra đe doạ tới tất cả các kế hoạch chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh của Liên Xô.
Ngày 30-3-1972, các đơn vị pháo binh và bộ binh Bắc Việt Nam đã phát động một cuộc tiến công kết hợp qua khu phi quân sự tới thành Quảng Trị và từ phía Tây tới Huế. Cuộc tiến công đánh miền Nam Việt Nam này gồm bốn mũi nhọn căn bản, mà theo đánh giá là mười sư đoàn lính Bắc Việt Nam và hai sư đoàn Việt cộng (cả thảy khoảng một trăm năm mươi ngàn người), cùng với các lực lượng Việt Cộng địa phương. Các lực lượng này được trang bị các loại tăng của Liên Xô, rocket, pháo 130 mm.
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao Hà Nội và các đồng minh miền Nam của họ lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này còn mạnh hơn bất cứ những gì Sài Gòn có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.
Chế độ miền Nam Việt Nam đã nhanh chóng để mất các tỉnh phía Nam của mình, những thành phố lớn như Quảng Trị và Lộc Ninh và vùng đất gần Sài Gòn. Cuộc tiến công đã đánh mạnh vào các cơ sở nền tảng của Chính phủ Sài Gòn và chứng tỏ cho thế giới rằng lại một lần nữa sau Tết Nguyên đán, những báo cáo lạc quan của các cố vấn Mỹ về thành công của chính sách Việt Nam hoá còn lâu mới trở thành hiện thực.
Mặc dù sau đó, quân đội miền Nam Việt Nam đã có khả năng giành lại được quyền lực đã mất của mình và dần dần đẩy lùi đối phương trên mọi trận tuyến, song cuộc tiến công đã có một tác dụng rất lớn về tâm lý đối với giới lãnh đạo Nam Việt Nam và với cả chính quyền Nixon.
Bởi vậy, cái giá mà Hà Nội phải trả là rất to lớn. Cuộc tiến công này đã khiến Hà Nội mất một trăm ngàn mạng người so với con số hai mươi lăm ngàn của miền Nam. Những người cộng sản đã gặp phải nhiều vấn đề trong việc sử dụng trang thiết bị hiện đại cũng như các khó khăn về mặt hậu cần và tổ chức.
Các cuộc oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam, do Nixon ra lệnh hồi tháng 5 để trả đũa cuộc tiến công, đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhưng đòn đánh mạnh nhất đối với các kế hoạch của các nhà chiến lược Bắc Việt vẫn cứ làm cho các đồng minh ở Moskva và Bắc Kinh bị một cú sốc ghê gớm. Giới lãnh đạo Bắc Việt cũng có lý do để mà trông chờ sự ủng hộ mạnh mẽ về ngoại giao của Liên Xô và Trung Cộng đối với cuộc tấn công của mình.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam dân chủ cộng hoà thậm chí còn nuôi hy vọng rằng đối với cuộc leo thang quân sự của Mỹ cũng như cuộc oanh tạc Hà Nội và phong toả các cảng Bắc Việt, Moskva và Bắc Kinh đều sẵng sàng hy sinh ít nhất một số thành quả của quá trình làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với Mỹ để chứng minh tình đoàn kết của mình với cuộc chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Họ cũng mong chờ ở một sự giảm sút lòng tin của người dân trong nước đối với chính quyền Nixon như một kết quả của các hành động bạo lực do nó gây ra ở Việt Nam.
Nói một cách khác, "Họ hy vọng rằng chính quyền Nixon có thể sẽ bị buộc phải trả giá đắt cho một cuộc leo thang như vậy ở Bắc Việt Nam trong phạm vi quan hệ ngoại giao cũng như trong phạm vi công luận trong nước Mỹ, qua đó mà làm xói mòn vị trí của Mỹ tại bàn đàm phán và làm tăng khả năng nhượng bộ ở Paris trước khi hết năm.
Và những gì họ không thể ngờ tới chính là một cuộc leo thang quân sự nghiêm trọng mà không có một trở ngại nào về ngoại giao và chính trị đối với Nixon".
Cả Liên Xô và Trung Quốc đều không nhiệt tình với quyết định sử dụng hành động quân sự hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại giao của Hà Nội.
Moskva đã đặc biệt thất vọng về cuộc tiến công xảy ra ngay trước khi có cuộc họp thượng đỉnh ở Moskva.
Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam thường nói với Liên Xô rằng đó là việc đã rồi và yêu cầu Liên Xô ủng hộ cho các hành động của họ, vì thế Kreml đã quyết định hạn chế tuyên truyền và không làm xói mòn tới tiến trình hoà dịu mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là khi xét về sự hoà giải Trung-Mỹ.
Lúc đầu, Washington đã đổ lỗi cho Liên Xô về cuộc tiến công của Bắc Việt Nam. Moskva đã viện trợ quân sự cho Hà Nội rất nhiều và cũng đã biết rõ các kế hoạch của Bắc Việt Nam mà không cố thuyết phục những người bạn của mình từ bỏ một hành động như vậy. Kissinger đã bày tỏ ý kiến này với Dobrynin hồi tháng 4.
Như một kết quả, Moskva đã rơi vào trạng thái ngày càng căng thẳng. Khả năng huỷ bỏ cuộc gặp thượng đỉnh trở thành một điều tối kỵ nhất đối với các nhà lãnh đạo Xô viết. Moskva bắt đầu thúc ép Kissinger tới Liên Xô, chờ đợi một lời đảm bảo nữa cho một cuộc gặp thượng đỉnh. Để làm tăng sự hấp lẫn cho cuộc viếng thăm này, Liên Xô đã hứa gộp cả vấn đề Việt Nam vào chương trình nghị sự.
Nixon đã tỏ ra hoài nghi, ông ta cũng muốn cuộc họp thượng đỉnh Moskva chẳng kém gì các nhà lãnh đạo Liên Xô. Ông ta hy vọng cuộc họp này sẽ làm tăng uy tín của mình lên ở nước Mỹ và đó chính là một nhân tố quan trọng cho cuộc tranh cử sau này.
Đồng thời, ông muốn giải thoát nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mang tất cả trì binh Mỹ về nước, đem lại một "nền hoà bình danh dự". Điều này là rất quan trọng đối với một cuộc, tranh cử.
Ông ta nghĩ sẽ nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng ông ta cũng nhấn mạnh rằng họ không có khả năng gây ảnh hưởng tới các quyết định của Hà Nội.
Nixon đã không tin vào những lời bảo đảm của Liên Xô. Cuối cùng, ông ta cũng đồng ý để Kissinger tới Moskva với điều kiện đặc phái viên này phải tập trung vào vấn đề Việt Nam. Chỉ sau khi ông ta nhận được sự bảo đảm sẽ có những giúp đỡ của Liên Xô thì Kissinger mới thảo luận về các vấn đề liên quan tới cuộc họp thượng đỉnh.
Trong các chỉ thị cho Kissinger trước chuyến đi Moskva, Nixon đã nhấn mạnh cuộc đàm phán giữa Kissinger và Breznev là "độc lập trong hành động về vấn đề Việt Nam".
Theo Tổng thống, cuộc họp thượng đinh có thể sắp xếp được thông qua Dobrynin, vì thế không nhất thiết phải đến Moskva.
Nixon nhấn mạnh: "Mối quan tâm đầu tiên của ngài, trên thực tế, là mối quan tâm bức thiết của ngài, sẽ là kéo họ vào cuộc đàm phán về Việt Nam".
Nixon chỉ thị cho Kissinger phải lên tiếng cảnh cáo thẳng thừng rằng Mỹ sẽ leo thang chiến tranh trừ phi Hà Nội chấm dứt cuộc tấn công và rút quân đội ra khỏi lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Nixon viết:
"Phải nói thẳng với Breznev rằng chừng nào người Bắc Việt Nam tiếp tục sát hại người miền Nam và người Mỹ ở đây, thì chừng đó Tổng thống Mỹ sẽ còn phải thường xuyên cho oanh tạc các căn cứ quân sự ở miền Bắc".
Như thông lệ, Nixon đã bày tỏ nỗi bận tâm của mình với công luận: "Nếu như sự hiểu biết của chúng ta đối với người Nga luôn cho thấy rằng chúng đã bắt đầu và cuối cùng là giảm bớt mức độ cuộc oanh tạc trong khi kẻ thù vẫn tiếp tục quy mô chiến tranh của nó, thì chúng ta sẽ phải chuốc lấy những điều tồi tệ nhất của hai phái: sự coi thường của phía tả và sự chán nản hoàn toàn của phía hữu".
Ông ta cũng có nhưng suy nghĩ tương tự như vậy khi nhấn mạnh rằng thông báo chuyến công du của Kissinger: "Ít nhất cũng phải có đôi lời chỉ ra hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp, rằng vấn đề Việt Nam đã được thảo luận và đã đạt được một số tiến bộ".
Kissìnger đến Moskva ngày 21 tháng 4.
Khi đã báo cho Phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Alexander Haige, ông ta đã được Thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Vasilii Kuznetsov đón tiếp tại sân bay rồi dẫn về nhà khách Chính phủ.
Cùng ngày hôm đó, đặc phái viên của Nixon này đã gặp Gromyko.
Kissinger miêu tả cuộc gặp gỡ này đã diễn ra trong một bầu không khí "đầy những tuyên bố mong muốn có một cuộc họp thượng đỉnh và những thiện chí giải quyết mọi vấn đề". Thậm chí, Gromyko còn nói bóng, gió rằng Liên Xô đã có một số "những xem xét cụ thể" về vấn đề Việt Nam.
Trong thời gian ở tại Moskva, Kissinger có bốn cuộc gặp gỡ với Breznev, Gromyko, và Dobrynin.
Các cuộc tiếp xúc với Breznev đã thuyết phục ông ta rằng nhà lãnh đạo Xô viết "sẽ có những dàn xếp để tránh phá bỏ cuộc họp thượng đỉnh".
Thậm chí Breznev đã không giấu giếm mong muốn có một hội nghị thượng đỉnh của ông ta, ông ta đã công khai phát biểu rằng cuộc họp thượng đỉnh "không chỉ có ý nghĩ nghĩa lịch sử mà còn là một sự kiện trọng đại bắt đầu một giai đoạn mới". Ông ta nói: "Cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ mang lại lợi ích quan trọng nhất cho Chính phủ và nhân dân Liên Xô".
Breznev đã đưa ra những phát biểu này bất chấp những lời đe doạ liên tục về "quyết tâm bằng mọi giá phải đưa ra một giải pháp về Việt Nam của Tổng thống".
Trong suốt các cuộc nói chuyện với Tổng bí thư, Kissinger đã phải nghe "một bài thuyết trình đầy cảm kích về Việt Nam".
Breznev đảm bảo với ông ta rằng Liên Xô đã không đứng sau cuộc tiến công của Bắc Việt (đó là sự thật); rằng Hà Nội cất giấu các loại vũ khí của Liên Xô đã được hai năm rồi (điều này chỉ đúng phần nào, bởi có 2 hiệp định về viện trợ bổ sung được ký kết năm 1971); rằng người Trung Quốc và Việt Nam, vốn luôn phản đối cuộc gặp thượng đỉnh Moskva, đang ra sức ngăn cản sự hoà dịu giữa Liên Xô và Mỹ (cả hai trường hợp này đều có thật).
Sau khi đã nhận được những lời đảm bảo như vậy cũng như lời hứa sẽ thông tin cho Hà Nội về các đề nghị mới của Mỹ về tiến trình của các cuộc họp toàn thể và các cuộc họp riêng cũng như chương trình nghị sự của phiên họp riêng, và hy vọng không có bất cứ một sự thay đổi nào khác nữa, Kissinger đã phớt lờ các chỉ thị của Nixon và đồng ý thảo luận về các vấn đề có liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh.
Trong hồi ký của mình, Nixon đã tìm một lời bào chữa cho sự không tuân lệnh của Kissinger, Nixon viết: "Nếu ông ta tuân theo chỉ thị của tôi và cứ khăng khăng nói về vấn đề Việt Nam như là một vấn đề có vị trí đầu tiên trong chương trình nghị sự, thì có lẽ Breznev đã bới lông tìm vết, đã đưa ra những lời thách thức và bảo Kissinger trở về nhà, và như thế cuộc gặp thượng đỉnh đến đây coi như đã chấm dứt với biết bao nhiêu vấn đề đáng ra có thể được hoàn tất, trong khi đó vấn đề Việt Nam lại chẳng đi đến đâu cả".
Mặc dù khi Nixon phát hiện ra hành động rủi ro này, ông ta vẫn tỏ ra hài lòng với những kết quả mà Kissinger đã đạt được từ Moskva, chẳng hạn, như vấn đề tên lửa chống đạn đạo và bản dự thảo về thông cáo thượng đỉnh, và không để mắt tới việc không đạt được tiến bộ về vấn đề Việt Nam.
Tuy nhiên, nguy cơ huỷ bỏ một cuộc họp thượng đỉnh vẫn chưa phải là đã chấm dứt sau chuyến công du của Kissinger.
Khi cuộc họp riêng ngày 2 tháng 5 giữa Kissinger và ông Lê Đức Thọ không đem lại kết, quả vì sự cứng nhắc của các nhà đàm phán Bắc Việt Nam, Nixon đã quyết định "tung hết lực lượng ra cho cuộc oanh tạc".
Ông ta đã quyết định leo thang chiến tranh trên không chống lại Bắc Việt Nam.
Nhưng sự leo thang này đã mang lại nhiều nguy cơ cho cuộc họp thượng đỉnh và Tổng thống đã lo sợ rằng nếu như Liên Xô huỷ bỏ cuộc gặp gỡ để đáp lại các hành động của Mỹ chống Bắc Việt Nam, thì chắc chắn ông ta sẽ bị sỉ nhục. Thay vào đó, ông ta sẵn sàng đưa ra một đòn phủ đầu: "Chẳng thà tự mình huỷ bỏ cuộc họp thượng đỉnh này trước còn hơn".
Tuy nhiên, ông ta vẫn tỏ ra do dự: ông ta muốn dạy cho đối phương một bài học, nhưng ông ta lại cũng muốn đến Moskva.
Rốt cuộc, trong lời giáo huấn cho John Connally, một người từng làm trợ lý một thời gian dài cho Cựu Tổng thống Johnson, Nixon đã chọn khu vực Hà Nội làm nơi oanh tạc và các hải cảng ở Bắc Việt Nam làm những nơi cần phong toả.
Ấy vậy mà phản ứng của Liên Xô lại có vẻ hoà dịu tới mức đáng ngạc nhiên, Moskva đã phản ứng trước các thảm kịch do các cuộc oanh kích của máy bay Mỹ gây ra cho các tàu chiến Liên Xô nhưng lại tránh đả động tới định mệnh của cuộc gặp thượng đỉnh.
Trong tuyên bố chính thức của mình, Liên Xô đã lên án các hành động của Mỹ là "không thể chấp nhận được" và cảnh cáo rằng Liên Xô có thể sẽ "rút ra những kết luận thích ứng". Tuyên bố trên đã quy mọi trách nhiệm đối với những hậu quả có thể có cho Chính phủ Mỹ và nhấn mạnh rằng mọi hành động nhằm phong toả các hải cảng Bắc Việt Nam và cắt đứt các hệ thống giao thôngliên lạc khác phải được chấm dứt.
Tuyên bố này cũng ngụ ý rằng Liên Xô tỏ ra phẫn nộ về sự nguy hiểm đối với các con tàu của mình hơn là sự leo thang chiến tranh chống lại một nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Sự đáp lại của ông Breznev đối với lá thư gửi ngày 8 tháng 5 của Nixon, trong đó có đoạn nói với các nhà lãnh đạo Liên Xô về các biện pháp chống Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thuyết phục Nhà Trắng rằng cuộc họp thượng đỉnh sẽ vẫn cứ diễn ra như đã thoả thuận.
Vậy đâu là các động cơ đằng sau các tính toán của các nhà quyết sách ở Moskva khi họ quyết định một phản ứng nhẹ nhàng như vậy đối với sự leo thang quân sự của Mỹ ở Việt Nam? Alexandrov Agentov, một trong số ít những người đã được chứng kiến các sự kiện xảy ra ở Kreml trong thời gian đó, người từng viết một cuốn hồi ký, có nói rằng Breznev và các thành viên khác trong giới lãnh đạo.Liên Xô đã "bị sốc và tỏ ra phẫn nộ về các hành động có tính khiêu khích của Washington".
Nhưng không phải là do các nhà lãnh đạo Liên Xô quan tâm tới Việt Nam.
"Ông ta (Breznev) chỉ thấy rằng cuộc gặp Xô-Mỹ, sự chuẩn bị cho cuộc gặp này đã lấy đi quá nhiều nỗ lực và công sức, đã bị đe doạ".
Breznev đã phải bác bỏ các đề nghị của một số đồng sự trong Bộ Chính trị, những người chỉ muốn trả đũa Mỹ và huỷ bỏ cuộc họp thượng đỉnh. Agentov đã đưa ra các đề nghị như vậy đối với Podgornyi, Bí thư đảng Ukraina Pyotr Shelest, và Bí thư Trung ương đảng Polyanski.
Agentov nói: "Có một khả năng thực tế, đó là lập luận theo kiểu Chủ nghĩa dân tuý có thể gợi ra một câu trả lời từ đại đa số các uỷ viên Trung ương Đảng". Trong trường hợp này, mọi hy vọng cải thiện các mối quan hệ Xô-Mỹ có thể sẽ tiêu tan.
Ba ngày trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh, Breznev đã triệu tập một phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương.
Với sự ủng hộ của Kosysin, Gromyko, Suslov và Andropov, các thành viên có ảnh hưởng nhất của giời lãnh đạo Liên Xô, Breznev đã giành được thắng lợi bằng bài diễn văn của mình. Thắng lợi của ông ta đã càng được làm dễ dàng hơn nhờ các tin tức cho rằng Quốc hội Liên bang Tây Đức đã phê chuẩn hiệp ước Xô-Tây Đức 1990. Vì vậy, cuộc họp thượng đỉnh đã được vãn hồi.
Các hồi ký của phụ tá Breznev đã khẳng định quan điểm cho rằng Moskva đã không mong muốn hy sinh sự hoà giải cho các kế hoạch đề ra cho những người Việt Nam của họ. Nhưng Moskva cũng lại không có ý định từ bỏ các kế hoạch cúa họ ở Đông Nam Á, cũng như đối với Trung Quốc.
Liên Xô không đủ can đảm để bỏ mặc đồng minh của mình ở Đông Dương.
Nói tới các nguyện vọng của Việt Nam, Kreml đã đồng ý với đề nghị thảo luận vấn đề thiết lập hoà bình của Hà Nội trong cuộc họp thượng đỉnh với Nixon, nhưng Kreml đã quyết định thực hiện đề nghị này mà không làm tổn hại tới các mục tiêu chính thức của cuộc họp.
Thậm chí, trong cuộc nói chuyện bí mật đầu tiên với Tổng thống Mỹ ở Moskva, Breznev chỉ nói ngắn gọn về vấn đề Việt Nam. Ông ta tâm sự với Nixon rằng mời được Tổng thống tới đây (Moskva) quả là một việc khó khăn bởi sự leo thang chiến tranh ở Đông Nam Á.
Nhưng Nixon đã lảng tránh thảo luận về vấn đề này, và cuộc họp đầu tiên giữa Liên Xô và các nhà lãnh đạo Mỹ đã kết thúc một cách tích cực.
Tuy nhiên, Breznev vẫn có ý định quay trở lại vấn đề Việt Nam. Theo Alexandrov Agentov, các nhà lãnh đạo Xô viết đã phải nêu vấn đề này "trước các đồng sự. của họ, trước Ban chấp hành Trung ương, trước công chúng để được phê chuẩn".
Nhưng họ vẫn bảo lưu cuộc thảo luận này trong một môi trường ít chính thức hơn, không ở Kreml mà tại một nhà nghỉ Trung ương ở Novo Ogarievo, ngoại ô Moskva, không có mặt đông đảo của hai phái đoàn mà chỉ có một số ít người đại diện, hoặc nói như Agentov là "gần như diễn ra một cách bí mật".
"Chúng tôi có ba ý kiến về cuộc thảo luận của Nixon, Kissinger và Alexandrov Agentov ở Novo Ogarevo. Cả ba đều nhất trí về các chi tiết căn bản".
Sau một chuyến du thuyền trên sông Moskva và trước một dạ tiệc thịnh soạn, ba nhà lãnh đạo Liên Xô gồm Breznev, Kosygin và Podgornyi cùng các nhà lãnh đạo Mỹ là Nixon, Kissinger và hai quan chức của Hội đồng an ninh quốc gia đã cùng nhau bắt đầu đàm luận trực tiếp về vấn đề Việt Nam trong khoảng ba tiếng đồng hồ.
Các nhà lãnh đạo Xô viết đã nói phần lớn thời gian. Họ lên án gay gắt Mỹ và chính quyền về cuộc chiến tranh và đặc biệt là các hành động leo thang quân sự gần đó nhất. Không khí cuộc thảo luận đôi khi lên tới mức quá khích, chẳng hạn như khi Podgornyi nói với mấy người Mỹ rằng: "Các ông là những kẻ giết người. Bàn tay của ông đã vấy máu của người già, phụ nữ và trẻ em. Các ông định bao giờ mời chấm dứt cuộc chiến tranh rồ dại này?". Trong khi lời kết tội đầy tức giận này của các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn cứ tiếp tục, Kissinger nói: "Thái độ đó đã nhằm vào tôi bằng tất cả những lời lẽ khoa trương và khiếm nhã, chúng ta là những người đang tham gia một cuộc vờ vĩnh dễ nhận thấy. Trong bầu không khí trở nên căng thẳng và lối cư xử của họ bắt đầu thô lỗ hơn, không có một lời tuyên bố nào của Liên Xô có thể thoả mãn cuộc họp. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn còn có ý đe doạ. Cái gọi là những đề nghị của họ thực ra chỉ là những khẩu hiệu thô thiển có từ các phiên họp ở Paris, trong đó họ thừa biết rằng chúng ta đã liên tục bác bỏ các đề nghị ấy và hiện giờ chẳng có lý do gì khiến chúng ta thừa nhận rằng tình hình quân sự đang từng ngày thay đổi theo hướng có lợi cho chúng ta. Các nhà lãnh đạo Xô viết đã không ép chúng ta phải nghe theo. Họ nói để mà nói và khi nào đã nói đủ để có một bản sao chép lại gửi cho Hà Nội, họ sẽ dừng lại".
Kissinger không phải là người xa rời thực tế.
Ngay sau khi cuộc tranh cãi kết thúc, các nhà đàm phán đã quay trở lại với cuộc thảo luận "bình thường" về những vấn đề liên quan tới quan hệ đôi bên, mọi chuyện diễn ra cứ như không có gì xảy ra trước đó".
Tại bữa dạ tiệc, cuộc đối thoại "nóng" đã chuyển sang một bầu không khí hoà dịu hơn. Thái độ gay gắt khi trước đã chuyển thành niềm hân hoan. Tất cả mọi người đều uống "rất đã" và sau bữa tiệc, Nixon ít khi tìm cách ra khỏi phòng".
Chủ đề Việt Nam cũng lại được nhắc tới một lần nữa trong các cuộc đàm phán giữa Gromyko và Kissinger, là một chủ đề được đàm luận trong chương trình cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào hai ngày 27-28.
Sau cuộc họp ở Novo Ogarievo, các nhà lãnh đạo Xô viết đã đồng ý chuyển các đề nghị của Mỹ cho Hà Nội và thậm chí còn phái Podgornyi tới Việt Nam dân chủ cộng hoà như là một đặc phái viên, và Kissinger đã thông tin cho Gromyko về sự thay đổi quan điểm của Mỹ.
Ông ta đã đảm bảo với người đồng nhiệm về Liên Xô rằng Washington không tự trói buộc mình vào bất cứ một chính phủ nào ở Việt Nam: trong quá trình diễn ra các sự kiện, các thế lực chính trị mới có thể dấn vào quyền lực ở: Sài Gòn, và thậm chí một chính phủ Cộng sản cũng có thể sẽ được thiết lập ra.
Kissinger nói: "Mỹ sẽ không ngăn cản được chuyện này. Tuy nhiên, Mỹ không thể tự tay hành động trong vấn đề nêu trên ngay lúc này".
Thông tin mới về lập trường của Mỹ là đề nghị của Kissinger cho một uỷ ban bầu cử có trách nhiệm giám sát cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam.
Ông ta đưa ra một đội ngũ hỗn hợp các thành viên: một phần ba các đại biểu là Việt cộng, một phần ba là những người trung lập và một phần ba là người của chế độ Sài Gòn.
Quan trọng hơn, Kissinger đã không phản đối ý tưởng về một chính phủ liên hiệp với sự hiện diện của uỷ ban này. Ông ta nói với Gromyko: "Khi đã tạo ra uỷ ban bầu cử rồi, nguyên tắc của một chính phủ liên minh sẽ được đề ra. Trên thực tế, bản thân Uỷ ban sẽ là chính thức chuyển tiếp, giống như một chính phủ liên hiệp. Cũng có thể cân nhắc việc làm như thế nào để đưa ra một ý kiến về một chính phủ liên hiệp kết hợp với nhiều vấn đề khác trong thời gian sớm nhất và ý tưởng ấy cũng phải được coi là một chủ đề cho các cuộc đàm phán giữa các bên".
Vì thế, các nghi ngại của Thiệu cũng như của một số học giả sau đó đã được chứng minh: Kissinger đã sẵn sàng đồng ý về một chính phủ liên minh dưới sự dẫn đường của uỷ ban bầu cử nếu như một sự nhượng bộ như vậy có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán với Bắc Việt Nam tới một Hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh Xô-Mỹ, thái độ của Hà Nội có lẽ không có gì lạc quan cho lắm, nhưng Moskva đã giữ lời hứa với Nixon và phái Podgormyi tới Hà Nội ngày 15 tháng 6 trong "một chuyến viếng thăm hữu nghị chính thức".
Sau đó không lau, Washington đã đề nghị có một cuộc họp giữa Kissinger và Lê Đức Thọ ngày 28 tháng 6.
Các mối nghi ngại của Liên Xô về bầu không khí ở Hà Nội đã hình thành rõ ràng.
Cuộc họp thượng đỉnh ở Moskva đã huỷ hoại hoàn toàn môi trường quốc tế mà trong đó, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam hy vọng sẽ sớm chấm dứt chiến tranh theo các điều kiện của họ.
Các kế hoạch đánh bại Nixon của họ đã bị các nhà thương thuyết Mỹ ở Bắc Kinh và Moskva làm suy yếu.
Mặc dù Hà Nội cho là Trung Quốc xử sự bội bạc, song chính sách của Liên Xô vẫn bị giới lãnh đạo Bắc Việt Nam xem như là một sự ích kỷ. Họ hiểu rằng Podgornyi sẽ theo đuổi ba mục tiêu trong chuyến đi Hà Nội: (1) chuyển lời đề nghị của Nixon tới Việt Nam, (2) tìm hiểu quan điểm của các đồng chí Việt Nam, và (3) là "thúc giục Hà Nội đi tới hoà bình".
Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã quyết định không chịu sức ép này từ phía Liên Xô và tỏ rõ thái độ khó chịu trước cuộc họp thượng đỉnh và các kết quả của nó.
Họ đã biểu lộ sự không hài lòng với thái độ hoà giải của Moskva với người Mỹ xâm lược, điển hình là lời mời Nixon tới thăm Liên Xô; họ cũng tỏ rõ sự bất đồng với đề nghị của Liên Xô đối với Việt Nam trong thông cáo chung Mỹ-Xô và họ cũng phê phán đồng minh của mình là không phản ứng quyết liệt đối với hành động oanh tạc Việt Nam dân chủ cộng hoà cùng sự phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuộc viếng thăm của Podgornyi không đạt được một kết quả khả quan nào.
Tuy nhiên, trước sự lặp lại quan hệ của Liên Xô và Trung Quốc với Mỹ, Hà Nội đã chuẩn bị thay đổi thái độ trong các cuộc đàm phán với Washington.
Kế hoạch tiến công mùa xuân 1972 của Hà Nội đã xem xét nhiều kịch bản khác nhau, chẳng hạn như Cuộc tấn công Tết Mậu thận 1968.
Mặc dù việc không nhận được sự ủng hộ về ngoại giao của Moskva và Bắc Kinh đã lay chuyển các lập trường của Bắc Việt Nam, song đó cũng chưa phải là lý do duy nhất khiến Hà Nội quyết định chấp nhận một chính sách mềm dẻo hơn trong các cuộc đàm phán.
Theo Garetn Porter: "… Hà Nội đã xem bách giải quyết năm 1972 như là một phần nằm trong lợi ích của cuộc cách mạng".
Các nhà lãnh đạo Hà Nội nhận thấy rằng không lực Hoa Kỳ đã trở thành một yếu tố căn bản trong cán cân lực lượng ở miền Nam. Hơn nữa, bản thân miền Bắc cùng rất cần có một thời gian thảnh thơi sau bảy năm không có khả năng dốc sức vào các nguồn tài nguyên để sản xuất và phát triển kinh tế.
Nói một cách khác, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã nhận ra rằng sự không có mặt của Mỹ ở Việt Nam sẽ dễ cho họ trong việc giải quyết vấn đề Thiệu và thống nhất đất nước hơn, đặc biệt là sau cuộc tiến công, chế độ Sài Gòn đã bộc lộ sự suy yếu của mình và tạo cho những người cộng sản một vị trí vững chắc hơn ở miền Nam.
Như một kết quả, trong các cuộc đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1972, Bắc Việt đã bỏ dần các đề nghị và các mục tiêu có liên quan tới các điều kiện cho một thoả hiệp, trong đó có những kêu gọi ở một chính phủ liên hiệp và thay thế Thiệu, và đã ký một thoả ước với Washington trước khi diễn ra các cuộc bầu cử Tổng thống, ngược lại, người Mỹ đã đồng ý thảo luận các vấn đề chính trị có liên quan tới một thoả hiệp quân sự Kissinger tuyên bố sẵn sàng xem xét vai trò của Hội đồng hoà giải và thân thiện quốc gia mà chức năng của nó sẽ được xác định lại để điều hành cuộc bầu củ ở miền Nam Việt Nam và mở rộng khả năng thực thi Hiệp định hoà bình, một ý tưởng được phát triển từ Uỷ ban bầu cử.
Dường như các trở ngại đối với hoà bình ở Việt Nam đã được vượt qua.
Nhưng cũng giống như năm 1968, Sài Gòn đã phản đối Hiệp định trên. Thái độ của Tổng thống Thiệu là có thể giải thích được. Như Stephen Ambrose đã nói: "Việt Nam Cộng hoà là một chính phủ không có đất nước và không có cả người dân. Sự ủng hộ duy nhất của nó là ở nơi Chính phủ Mỹ. Lý do tồn tại duy nhất của nó là chiến tranh. Việt Nam Cộng hoà tán thành hoà bình sẽ là dấu hiệu báo trước giờ phút lâm chung của mình".
Đối mặt với các lực lượng du kích vũ trang được Bắc Việt Nam ủng hộ hứa hẹn một điều chẳng tốt lành gì đối với Thiệu và chế độ mục nát của ông ta.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông ta nhìn nhận từng chữ của Hiệp định trong đó có đề cập tới sự rút quân của Mỹ, sự thiết lập Hội đồng hoà giải quốc gia và sự ngừng bắn tại chỗ như là sự đảm bảo cho thất bại sau cùng của mình.
Theo như đã nói, ông ta đã không ủng hộ Hiệp định này bất chấp áp lực đáng kể của Nixon và của Kissinger.
Kể từ đó, chính Nixon đã tỏ ra do dự về việc kết thúc Hiệp định hoà bình với Hà Nội trước các cuộc bầu cử, ông ta hy vọng sẽ có những bước tiến trong việc tăng cường thế mạnh cho chế độ Sài Gòn, và đã chỉ thị cho Kissinger phải nghe theo 69 thay đổi của Thiệu đối với Hiệp định trên và cũng đã yêu cầu Hà Nội phải nhượng bộ thêm.
Có thể đoán trước được phản ứng của Bắc Việt Nam đối với các yêu cầu mới trên. Họ không chỉ khước từ các yêu cầu này mà còn làm ngược lại bằng các thay đổi của chính họ.
Các cuộc đàm phán đã diễn ra mà không thu được một kết quả nào từ 20 tháng 1 đến 13 tháng 12, khi cả Kissinger và Lê Đức Thọ cùng quyết định đình hoãn các cuộc đàm phán và lần lượt quay về nước để tìm sự cố vấn.
Kissinger đã mô tả các chiến thuật được sử dụng trong các cuộc thương thuyết của Bắc Việt Nam bằng việc nêu lên những ngôn từ mà John Negroponte, chuyên gia về Việt Nam của ông ta, đã gán ghép cho chúng: "Thô kệch, trắng trợn và đặc biệt là ngạo mạn xem thường".
Có lẽ các nhà đàm phán Mỹ, những người đã mất rất nhiều thời gian ngồi bàn với các phái viên của Hà Nội đã cảm thất ngán ngẩm và bất chấp sự cố chấp của các phái viên này, họ vẫn hy vọng sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam một cách hoà bình.
Theo một bản dịch tiếng Nga ghi lại cuộc gặp gỡ cuối cùng giũa Kissinger và Lê Đức Thọ được phân phát cho các Uỷ viên Bộ Chính trị Liên Xô, thì vị đại diện của Hà Nội đã bày tỏ niềm tin tưởng rằng ông ta và Kissinger có thể sẽ giải quyết được các bất đồng còn tồn tại. Ông Thọ đã gợi ý trao đổi các thông điệp trong khi các cuộc đàm phán đã bị đình hoãn và tỏ ra sẵn sàng định ra thời gian để tổ chức một cuộc gặp mới.
Sự đáp lại của Kissinger lại trái ngược với giọng điệu hoà giải của Lê Đức Thọ. Ông ta nói rõ những nghi ngờ của Washington về thái độ trong đề nghị của Hà Nội khi xét đến sự không tuân thủ lịch trình đàm phán mặc dù chính quyền Nixon đã làm: hỏng lịch trình bằng việc từ chối ký Hiệp định vào tháng 10. Ông ta phàn nàn rằng các tiến bộ đạt được trong các cuộc thương lượng chưa đủ để đi tới một thành công.
Ông ta đưa ra "một lý do hấp dẫn" để tiếp tục cuộc chiến và nói bóng gió rằng cả ông ta và Lê Đức Thọ đều đang bị "ngả gần về cuộc chiến hơn và có xu hướng đối mặt với các nguy cơ chiến tranh hơn là tiến đến hoà bình".
Lại một lần nữa Lê Đức Thọ phải cố gắng thuyết phục Kissinger rằng tiếp tục đàm phán là điều thích đáng hơn. Ông ta nói với Kissinger: "Chúng ta nên xử sự như vậy, và không nên để cho sự căng thẳng càng gia tăng hơn nữa".
Nhưng Nixon và Kissinger đã lại quyết định sử dụng áp lực quân sự để buộc Hà Nội phải chấp nhận ký kết các điều khoản trong Hiệp định của họ.
Ngày 14 tháng 12, Nixon ra lệnh phong toả cảng Hải Phòng, tiếp tục do thám trên không và oanh tạc khu vực Hà Nội, Hải Phòng bằng B52.
Bốn ngày sau, hàng chục máy bay Mỹ đã cất cánh đi ném bom xuống Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Mặc dù, Washington tuyên bố rằng các mục tiêu tấn công chỉ là các căn cứ quân sự, song nhiều cơ sở dân sự vẫn cứ bị không quân Mỹ bỏ bom, trong số đó phải kể đến Nhà máy nước Hà Nội, các Nhà máy dệt, Nhà máy chế biến thực phẩm và cả Bệnh viện Bạch Mai nằm ở vùng ven phía Tây Nam Hà Nội.
Sự "sử dụng sức mạnh vô ý" này đã làm ánh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Mỹ trên trường quốc tế và vị trí trong nước của Nixon. Thậm chí ngay cả các chính phủ thân Mỹ cũng lên tiếng phản đối hành động oanh tạc của Mỹ.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đều công khai lên án các hành động của Mỹ và tiếp tục khẳng định sự ủng hộ của họ đối với Bắc Việt Nam.
Trong tuyên bố ngày 20 tháng 12, Hãng thông tấn Liên Xô TASS cảnh cáo rằng: "Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã coi các hoạt động quân sự tăng cường chống Việt Nam dân chủ cộng hoà của Mỹ là nghiêm trọng nhất".
Breznev đã thay một phần trong bài diễn văn dài ba tiếng rưỡi đồng hồ, đọc nhân dịp quốc khánh lần thứ 50 của Liên Xô để nói về vấn đề Việt Nam, trong đó ông ta có nói rằng triển vọng quan hệ Xô-Mỹ tốt đẹp tới đâu đều là phụ thuộc vào việc chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn kín đáo tiếp tục các nỗ lực thuyết phục Hà Nội nối lại các cuộc đàm phán và tìm kiếm các khả năng thoả hiệp.
Ngày 23 tháng 12, Đại sứ Liên Xô Sherbakov đã gặp Phạm Văn Đồng ở Hà Nội. Thủ tưởng của Bắc Việt Nam đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình đối với các vụ ném bom của Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng trước khi rời Paris, Lê Đức Thọ đã tới bày tỏ với ông Kissinger rằng các cuộc đàm phán có thể sẽ được nối lại và rằng các bức thông điệp cũng có thể bị thay đổi. Nhưng trong lúc Mỹ đang tiến hành oanh tạc Bắc Việt Nam, một hành động nên được coi là một áp lực trắng trợn cuối cùng, thì Hà Nội không thể đồng ý nối lại các cuộc đàm phán được. Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: "Chỉ khi nào quan hệ Mỹ - Bắc Việt Nam trở lại bình thường, thì khi đó mới có thể nói tới chuyện tiếp tục các cuộc gặp Lê Đức Thọ - Kissinger".
Sau khi đã hứa sẽ thông báo cho Moskva về quan điểm của Hà Nội, Sherbakov đã hỏi Mỹ có biết điều đó hay không. Khi Phạm Văn Đồng nói không, vị Đại sứ Liên Xô đã nói rằng một bước đi như vậy có thể được coi là thiết thực. Ông ta cũng chỉ ra rằng nên gây áp lực khiến Mỹ tạm dừng các cuộc ném bom để ngồi vào bàn đàm phán "vì mục đích kết thúc Hiệp định càng sớm càng tốt".
Thật đáng ngạc nhiên, Hà Nội đã chấp nhận lời cố vấn này.
Bốn ngày sau, Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Văn Tiến đã thông báo cho Sherbakov rằng, Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đáp lại các bức công điện ngày 18 và 22 tháng 12 của Washỉngton với một đề nghị nối lại các cuộc đàm phán.
Bắc Việt Nam đã yêu cầu Moskva thuyết phục Mỹ rằng chỉ một sự tạm dừng các hành động thù địch của họ ở miền Bắc, tại vĩ tuyến 20 và rút bớt quân miền Nam ra khỏi vĩ tuyến này trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán cũng có thể dẫn tới một sự nối lại các cuộc đàm phán.
Không phải chỉ vì sức ép của Liên Xô đối với Washington và Hà Nội mới dẫn tới sự nối lại các cuộc đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ ngày 8 tháng 1 năm 1973 và ký kết nhột hiệp định chấm dứt cuộc chiến lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 23 tháng 1 của hai người đứng đầu các nhà đàm phán.
Nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài khác cùng ảnh hưởng tới việc hai nước quyết định có những nhượng bộ đáng kể để đi tới một hiệp định.
Như Kissinger đã thừa nhận trong cuộc họp báo do ông ta chủ trì sau khi các cuộc đàm phán đã kết thúc: "Bề ngoài, dường như cả hai phía đều quyết tâm cố gắng cao độ nhằm phá vỡ sự bế tắc…" Đề nghị cương quyết về một giải pháp hoà bình của xiên Xô đối với cuộc chiến tranh đã góp phần làm nên quyết tâm đó.
Hiệp định Paris được ký ngày 27 tháng 1.
Nó đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam, ít nhất là đối với Mỹ.
Moskva có thể cùng Washingtơn làm lễ kỷ niệm sự chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu, không chính đáng và dã man mà nhiều năng trời nó đã huỷ hoại các mối quan hệ quốc tế.
Trong một buổi tiếp Lê Đức Thọ và Nguyễn Duy Trinh, sau khi ca ngợi sự anh hùng và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam, Breznev đã nhấn mạnh tới những gì cần phải đẩy lui vào dĩ vãng.
Ông ta nói: "Nhiều năm qua, cuộc chiến tranh này đã bị các thế lực xâm lược lợi dụng, hòng làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng và để tăng cường chạy đua vũ trang. Cuộc chiến này đã gây ra những cản trở nghiêm trọng cho việc duy trì hợp tác quốc tế. Hiện tại, các cơ hội hoà giải, tăng cường an ninh và hoà bình thế giới đang được rộng mở. Chúng ta có thể hy vọng rằng thoả hiệp chính trị ở Việt Nam sẽ có một tác dụng tích cực đối với quan hệ giữa các nước mà ở một chừng mực nào đó sẽ có liên quan tới các sự kiện xảy ra ở Đông Dương".
Như thông lệ, cần phải cân nhắc xem những lời Breznev đã nói có ý nghĩa gì.
Đối với Moskva, sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã đánh dấu một giai đoạn mới trong chính sách đối ngoại của họ.
Điều đó có nghĩa là chướng ngại vật đáng kể trên lộ trình hoà giải với phương Tây đã bị loại bỏ, đó là một vấn đề thường bị Washington vận dụng theo các mục đích riêng của họ.
Điều đó bao hàm một sự mềm dẻo hơn trong chính sách của Liên Xô đối với Trung Quốc.
Điều đó cũng có nghĩa là sự thay đổi của một chính sách mạnh dạn hơn của Liên Xô ở Đông Nam Á và thế giới thứ ba.
Xét về khía cạnh này, chiến tranh Việt Nam là một bước ngoặt trong sự phát triển quan hệ quốc tế sau năm 1945 và một phần mở đầu cho hai thập kỷ cuối cùng của lịch sử chiến tranh Lạnh.