Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21541 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Ilya V. Gaiduk

Chương 9

Chiến thắng của Nixon trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968 không làm cho các nhà hoạch định chính sách của Liên Xô ngạc nhiên.

Vì họ theo sát chiến dịch vận động của Nhà Trắng, để ý đến sự vỡ mộng của dân chúng Mỹ đối với các chính sách của chính quyền Johnson, đặc biệt là đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, họ cũng đôi chút nghi ngờ về cơ hội của Humphrey làm một ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Một chính quyền của Đảng Dân chủ được người Liên Xô quen cách làm việc hơn.

Liên Xô cho rằng nếu Humphrey thắng cử, điều đó có nghĩa là sự tiếp tục cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xô vì Cuộc chiến tranh Việt Nam.

Kreml cho rằng Humphrey, phó Tổng thống chính quyền Johnson có thể theo đuổi xu hướng quan hệ chặt chẽ với Moskva hơn, đặc biệt trong việc cắt giảm vũ khí và quan hệ kinh tế.

Các nhà phân tích Liên Xô cũng rất chú ý tới sự phê phán của Humphrey đối với chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á, và hy vọng rằng một khi ông ta lên làm Tổng thống, ông ta sẽ hành động độc lập hơn để kết thúc cuộc chiến tranh sớm nhất.

Mặt khác, Nixon là một người "chưa quen" đối với Ban lãnh đạo Liên Xô, có quá nhiều yếu tố làm ông ta bị coi là một đối tác không được Moskva ưa thích.

Thứ nhất và trên hết, ông ta đại diện cho Đảng Cộng hoà, mà trong con mắt của các nhà tư tưởng cộng sản là quá bảo thủ, và vì vậy phản động hơn cả những người Dân chủ.

Lịch sử quan hệ Mỹ-Xô đã chứa đựng những ví dụ tiêu cực nhất tác động lẫn nhau dưới thời các Tổng thống của Đảng Cộng hoà, chính sách không công nhận lẫn nhau, cùng với việc tẩy chay về kinh tế và chính trị trong 16 năm đầu tiên của chính quyền cộng sản, sự đối đầu trong những năm 50 và bước thụt lùi sau vụ máy bay do thám U-2.

Mặc dù sự đối đầu vẫn xảy ra dưới thời các chính quyền Đảng Dân chủ, song nó có ít ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô bằng thời kỳ khi hai nước phát triển hợp tác thu được thắng lời trong Thế chiến thứ hai.

Tiểu sử cá nhân của Nixon còn làm cho người Liên Xô nghi ngờ. Vị Tổng thống mới này được biết ở Liên Xô như là một kể chống cộng điên cuồng và "chống Liên Xô". Rõ ràng ông ta bị coi là một kẻ "diều hâu" và kẻ gây chiến tranh Lạnh không chỉ trong quan hệ với thế giới cộng sản, mà còn đối với cả Cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nixon chủ trương dùng các biện pháp mạnh chống lại Bắc Việt Nam và ông ta kêu gọi sử dụng các biện pháp có thể để sớm giành thắng lợi trong cuộc chiến, nhằm cảnh tỉnh giới lãnh đạo Xô viết.

Có thể người Liên Xô cho rằng những lời tuyên bố đó chẳng qua là câu trả lời trước các đòi hỏi của cuộc vận động bầu cử chính trị.

Song người Liên Xô ít tin rằng các bản tuyên bố của Nixon trước bầu cử là muốn thúc đẩy hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Thay vào đó, báo chí Liên Xô rất chú ý tới các sắc thái trong các bản tuyên bố của Nixon khẳng định thái độ không thoả hiệp và "diều hâu" của ứng cử viên Đảng Cộng hoà.

Trong bài tường thuật ngày 4 tháng 8, về việc chuẩn bị Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà, báo Pravda đã trích dẫn lời tuyên bố của Nixon rằng cuộc chiến tranh Việt Nam "phải kết thúc".

Song bài báo cũng đăng tải lời cảnh cáo của Nixon cho rằng cuộc chiến tranh "phải được kết thúc trong danh dự" phù hợp với các mục tiêu có hạn của Mỹ cùng với các đòi hỏi lâu dài về hoà bình ở châu Á.

Bài báo diễn dịch "lời kêu gọi của Nixon" kết thúc cuộc chiến như cách thức mở rộng nó, phù hợp với các yêu cầu của giới quân sựvà các "diều hâu" chính trị ở Washington.

Khi Moskva nhận được tin Nixon được chỉ định làm ứng cừ viên Tổng thống, báo Pravđa đã đăng một bài phân tích về Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà và việc chỉ định ứng cử viên.

Bài báo nhắc nhở các nhà lãnh đạo Liên Xô rằng Nixon được coi là một nhà chính trị đòi có một chiến thắng quân sự ở Việt Nam, và phê phán "cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ", không hiệu quả của Lầu Năm Góc được tiến hành dưới chính quyền của Đảng Dân chủ.

Bài báo kết luận: "Có thể các lực lượng đó chỉ định Nixon làm ứng cừ viên và tạo điều kiện để ông ta vượt qua các trở ngại do các đối thủ của ông ta tạo ra để chiếm lấy lợi thế chính trì ở Mỹ".

Bài báo còn nói thêm gần đây Nixon đã chấp nhận một cách làm việc thận trọng hơn đối với vấn đề chính sách đối ngoại, thậm chí còn tuyên bố các quan điểm chính trị của ông ta đã được sửa đổi từ đầu những năm 60.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Liên Xô còn tin tưởng mạnh mẽ rằng những lời hứa hẹn trong chiến dịch vận động bầu cử của các ứng cử viên Tổng thống ở Mỹ thường không còn một khi họ giành được thắng lợi. Các vị Tổng thống mới thường dễ dàng quên đi những lời hứa hẹn ban đầu. Song các nhà lãnh đạo Moskva vẫn tiếp tục coi Nixon là người ít được ưa thích ở Nhà Trắng. Vì năm 1964, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã "bỏ phiếu" cho Johnson, nên hiện nay họ quyết định gián tiếp ủng hộ Humphrey, đặc biệt là ở lĩnh vực nhạy cảm nhất của chính quyền Đảng Dân chủ, đó là cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hành động đó dễ giải thích về quyết định của Moskva nhằm tháo gỡ các bế tắc của các cuộc thương lượng hoà bình ở Paris tháng 10 năm 1968, mà đã tạo điều kiện cho chính quyền Johnson tuyên bố ngừng ném bom vài ngày trước ngày bầu cử. Vì vậy tạo cơ hội cho Humphrey chạy đua với Nixon trong cuộc bầu cử.

Bản thân Nixon không chỉ nghi ngờ rằng người Liên Xô đứng đằng sau các diễn biến của tháng 10 mà gây tốn kém cho ông ta bước vào Nhà Trắng; ông ta còn biết cả môi lo ngại của Moskva khi ông ta giành thắng lợi.

Trong hồi ký của mình, Nixon đã viết: "Tôi biết chắc rằng Breznhnev và Kosygin không còn lo lắng về thắng lợi của tôi giành được năm 1968 bằng Khrusev giành được trong năm 1960. Triển vọng giải quyết công việc với một chính quyền Đảng Cộng hoà rõ ràng làm cho Moskva lo ngại. Trong thực tế tôi cho rằng người Liên Xô có thể đã tham vấn Bắc Việt Nam về đề nghị bắt đầu các Cuộc Nghị đàm Paris với hy vọng việc ngừng ném bom sẽ làm nghiêng cán cân sang Humphrey trong cuộc bầu cử, và điều đó là chiến lược của họ, thì gần như nó triển khai khá tốt".

Nixon gần như đúng, mặc dù ông ta quá thổi phồng tầm quan trọng của cá nhân bằng việc gợi ý rằng người Liên Xô thúc đẩy Hoà đàm ở Paris là nhằm ngăn chặn ông ta trở thành Tổng thống đắc cử.

Điện Kreml không có ảo tưởng về các giới hạn ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị của Mỹ.

Thường xuyên nhận được thông tin từ Đại sứ quán Liên Xô ở Washington cũng như của các nguồn tin tình báo về xu hướng của công chúng Mỹ và triển vọng của cuộc bầu cử, nên các nhà lãnh đạo Liên Xô có thể biết trước được kết quả bầu cử.

Cũng trong tháng 10, khi các bước được đẩy mạnh nhằm giành được một sự thoả thuận ngừng ném bom được để lộ ra, Ban bí thư Trung ương và Trưởng ban đối ngoại của Đảng, ông Boris Ponomarev, đã đề nghị Bộ chính trị Liên Xô nên khuyên Hà Nội gửi một bản đánh giá về khả năng thắng cử của Nixon vào thời gian được bầu cử.

Bằng việc gợi ý một bước đi như vậy, ông Ponomarev nghĩ rằng có thể gây ảnh hưởng đối với Ban lãnh đạo của Bắc Việt Nam nên thoả hiệp với Mỹ dưới thời chính quyền Johnson, vì rõ ràng Hà Nội không nóng vội bằng Moskva trong việc dàn xếp với Nixon với tư cách là Tổng thống.

Mặt khác, rõ ràng Moskva đã nhìn thấy trước thắng lợi của Đảng Cộng hoà và thấy cần thiết phải chuẩn bị cho các đồng minh của mình trước một thay đổi như vậy.

Vì vậy, sau khi có tin thắng cử của Nixon đến Moskva, tin này không gây ra một biến động nào.

Đánh giá các kết quả của cuộc bầu cừ Tổng thống, báo Pravda đã kết luận rằng: "Năm nay, người Mỹ đi bỏ phiếu không nhiều vì chống lại việc bầu cử hay chính ứng cử viên".

Với các lý do cho thất bại của Đảng Dân chủ, bài báo đã nêu nên các lý do chính như: bị mất lòng dân vì Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như các khó khăn ở trong nước Mỹ như đói nghèo, lạm phát, tội ác.

Báo Pravda phân tích: "Thậm chí ngay từ lúc đầu chiến dịch vận động bầu cử, người ta thấy rằng dân chúng Mỹ mất lòng tin với chính quyền đảng dân chủ ngày một lớn".

Từ lúc bắt đầu chính quyền mới của Đảng Cộng hoà vào tháng 1 năm 1969, các quan điểm của Nixon đối với quan hệ Xô-Mỹ cũng giống quan điểm của Cố vấn an ninh Henry A. Kissinger, người ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đồi ngoại Mỹ, là khá phức tạp hơn là đối đầu.

Những điều này đã phán ánh nên quan điểm của Nixon cho rằng, Mỹ "có thể và phải nối lại, khi có thể các cuộc thương lượng với các nước cộng sản", đồng thời cho rằng toàn bộ tình thế quốc tế buộc Mỹ có cách giải quyết xây dựng với các nước xã hội chủ nghĩa, và đặc biệt là Liên Xô.

Vào cuối năm 1960, Mỹ cho rằng họ đang chiếm ưu thế trên thế giới và có khả năng gây ảnh bướng đối với các phát triển của một số nơi trên thế giới. Một trong các yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất trong bối cảnh chính trị hiện đang thay đổi là sự cân bằng hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ.

Các diễn biến khác cũng bắt buộc Mỹ phải xem xét lại các mục tiêu và phương sách của chính sách đối ngoại Mỹ, trong số đó là phong trào của Châu Âu vào cuối những năm 60 đòi hoà hoãn với phương Đông và ngày càng có sự thay đổi trong các mối quan hệ Trung-Xô.

Nixon nhận thức rõ các xu hướng mới đó và có thể kết hợp chúng vào chương trình chính sách đối ngoại của ông ta.

Nixon là người sớm bộc lộ ra các khả năng điều chỉnh các quan điểm của mình trước các thực tiễn của nền chính trị Mỹ.

Sau khi trở thành Tổng thống, ông ta đã nắm bắt các nét chính của tình hình quốc tế và đưa chúng vào các kế hoạch của mình đối với thế giới. Nixon coi việc hợp tác với Liên Xô như là một công cụ hữu ích trong chính sách của Mỹ, ông ta tin rằng sẽ là nhạy cảm hơn và an toàn hơn khi liên hệ với những người cộng sản hơn là để họ sống biệt lập trong một cuộc chiến tranh Lạnh hay đối đầu. Hợp tác với người Liên Xô có thể là hữu ích trong việc giải quyết một số khó khăn mà nước Mỹ gặp phải trong cuối những năm 60. Hơn nữa, đối với Nixon, quan hệ với Moskva là một phần trong bản thiết kế lớn.

Theo ông Raymond Garthoff, Nixon muốn một chính sách đối ngoại đặt Mỹ vào một vị thế trung tâm và vị thế siêu cường thế giới, giống như ông ta đã củng cố vị thế trung tâm và sức mạnh trong Nhà Trắng.

Tuy nhiên, khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Nixon, trở ngại chính cho các kế hoạch đó là cuộc chiến tranh Việt Nam.

Vào cuối những năm 60, một điều trở nên rõ ràng hơn đối với bất cứ nhà quan sát độc lập nào, về việc dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam là một sự bào chữa không hợp lý và lô gích.

Nixon không phải là một nhà quan sát độc lập, và ông ta có đủ lý do giải thích cho việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh cho tới khi nó có thể kết thúc trong "danh dự". Song ông ta muốn có "hoà bình danh dự" càng sớm càng tốt, vì ông ta hiểu rằng mỗi một ngày chiến tranh không chỉ làm cho ông ta càng xa cách mục tiêu trong các vấn đề đối ngoại mà còn làm sói mòn chính sách đối nội của ông ta. Vì vậy ông ta bắt đầu tìm kiếm một giải pháp để kết thúc cuộc chiến tranh nhanh chóng và danh dự, và nếu có thể duy trì một Nam Việt Nam độc lập dưới chính quyền Thiệu.

Nixon nhận thức rõ rằng ông ta không thể đạt mục tiêu đó bằng các biện pháp quân sự, vì rằng "toàn bộ chiến thắng quân sự không thể là sự kéo dài". Một tiến trình duy nhất có thể chấp nhận là "cố gắng dàn xếp một cuộc thương lượng…".

Ông ta biết rằng điều đó không thể hoàn tất khi kết thúc nhiệm kỳ đầu của mình như ông ta đã thừa nhận trong hồi ký.

Song ông cũng không thể loại trừ một khả năng: cuộc chiến tranh có thể tiếp tục thậm chí sau khi ông ta hết nhiệm kỳ.

Trong trường hợp đó, ông ta có thể sẽ phải đối phó với việc mất uy tín ở trong nước trong khi cố duy trì uy tín ở nước ngoài.

Để tránh một tình thế như vậy, Nixon đã quyết định gắn hai nhiệm kỳ trong chính sách đối ngoại của ông ta lại với nhau, dàn xếp với nhũng người cộng sản và cố gắng thoát ra khỏi cuộc xung đột với người Việt Nam, nhằm mở rộng cơ hội tiến hành công việc của ông ta trước bối cảnh trong nước và trên lĩnh vực quốc tế. Quyết định đó dựa vào việc Nixon cho rằng "vấn đề mấu chốt giải quyết Cuộc chiến tranh Việt Nam nằm trong tay Moskva và Bắc Kinh hơn là trong tay Hà Nội".

Ông ta tin rằng: "Nếu không có sự tiếp tục viện trợ vớì số lượng lớn của hai nước cộng sản khổng lồ thì các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam không có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh trong vài tháng nữa".

Theo quan điểm của Nixon, do Liên Xô chú ý tới việc giải quyết cuộc chiến hơn là Bắc Kinh; và do Mỹ-Trung đã thiết lập các mối quan hệ và Mỹ không chắc chắn lắm với người Trung Quốc nên Moskva trở thành mục tiêu hàng đầu trong các cố gắng của Nixon nhằm giải quyết các vấn đề của Việt Nam.

Tuy nhiên, sức mạnh có thể trở thành chiều hướng mới của Nixon đối với giải pháp hoà bình, ông ta không bao giở miễn cưỡng lựa chọn áp lực quân sự để buộc người Bắc Việt Nam chấp nhận một nền hoà bình theo các điều kiện của Mỹ.

Ngay từ lúc đầu, Nixon đã xem xét một cách kỹ lưỡng việc đe doạ ném bom trở lại lãnh thổ Bắc Việt Nam và thả mìn tại các hải cảng lớn và giao thông đường biển của Bắc Việt Nam trong điều kiện Hà Nội tỏ ra cứng đầu cứng cổ và lãnh đạm. Đồng thời yếu tố Liên Xô luôn thống lĩnh các suy nghĩ của Tổng thống, và quá dựa vào phản ứng của Moskva trước các biện pháp đột ngột đó.

Vì vậy, vấn đề Việt Nam kết bện chặt chẽ giữa việc hoà hoãn với Liên Xô trong các kế hoạch mới của chính quyền. Nixon đã tin rằng ông ta có khả năng gây áp lực có hiệu quả để đạt được một sự dàn xếp về ngoại giao nhanh chóng với Bắc Việt Nam. Ông thường so sánh mình với một tay chơi bài xì tài ba.

Tháng 8 năm 1968, trong khi gặp gỡ các đoàn đại biểu miền Nam nước Mỹ đến dự Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà, ông ta đã trả lời một câu hỏi về ý định của mình đối với việc kết thúc cuộc chiến tranh: "Tôi biết tý chút cách đánh bài xì (Poker) khi đang phục vụ trong lực lượng hải quân… Tôi đã hiểu rằng, khi một gã không có con bài nào trong tay thì anh ta thường ăn nói một cách thận trọng. Nhưng khi anh ta có các con bài thì anh ta ngồi yên lặng với hai con mắt lạnh lùng. Giờ đây chúng ta có các con bài đó… Cái mà chúng ta cần làm là đi đứng nhẹ nhàng và mang theo một cái gậy thật to".

Cái mà khuyến khích Nixon thích hợp với các luật chơi bài xì là ông ta có một người chơi cùng cặp là Henry Kissinger, cố vấn đặc biệt về các vấn đề an ninh quốc gia.

Hầu như những ai viết về chính sách đối ngoại của chính quyền Nixon đều không cưỡng lại việc nhắc lại nhận xét của Nixon về cặp chơi lạ lùng này, giữa con trai của một người bán tạp phẩm ở một thị trấn nhỏ của nước Mỹ với một người tị nạn của nước Đức Hitler, của một nhà chính trị với một viện sĩ. Song cặp chơi này không quá khác nhau trong quan điểm của họ đối với chính sách đối ngoại. Họ có nhiều cái đồng hơn cái khác trong nhân sinh quan và vai trò của Mỹ trên thế giới. Và một khi các quan điểm của họ không giống nhau thì họ sẽ có điều chỉnh để đi đến cái chung. Để quyết định ai là "người theo thuyết quan niệm", và ai là "một sứ giả" là mục đích chính của cuốn sách này.

Điều quan trọng cả Nixon lẫn Kissinger cùng chia sẻ nhiều lý tưởng là bằng cách nào Mỹ rút lui "danh dự" ra khỏi cuộc xung đột với Việt Nam.

Thậm chí trước khi họ gặp nhau ở Washington, Kissinger đã từng nêu quan điểm của ông ta đối với vấn đề này trọng bài "Các cuộc thương lượng với Việt Nam" đăng trên Tạp chí Foreign Affair số ra tháng 1 năm 1969, trong khi Nixon chỉ có việc tán đồng.

Trong bài viết, Kissinger đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trong về uy tín của Washington, mà lẽ ra ông ta phải kết tội sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam là một sự tranh luận về quan điểm địa lý chính trị.

Ông ta đã giải thích rằng một cuộc rút lui toàn bộ ra khỏi Việt Nam có thể có hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín của Mỹ và thậm chí đối với cả toàn bộ tình hình quốc tế. Ông ta cho rằng: "Ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Trung Đông, châu Âu, Mỹ La tinh, thậm chí cả Nhật Bản, sự ổn định tuỳ thuộc vào lòng tin đối với các lời hứa hẹn của Mỹ".

Điều đó cũng được Nixon lập lại từ "uy tín".

Chẳng có gì ngạc nhiên khi trong hồi ký của mình, Nixon luôn nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của sự đồng nhất về quan điểm giữa Tổng thống đắc cừ với trợ lý đặc biệt của ông trong tương lai. Nixon đã viết: "Chúng tôi còn nhất trì với nhau cả về một chính sách đối ngoại phải như thế nào, chính sách đó phải mạnh để có uy tín, và nó phải có uy tín để giành thắng lợi".

Song Nixon cũng còn đánh giá ý tưởng khác mà Kissinger đã nêu ra trong bài viết.

Để thu hút sự chú ý tới tầm quan trọng của sự trợ giúp của Liên Xô và Trung Quốc đối với Hà Nội, ông ta đã nhấn mạnh đến các xem xét đầy mâu thuẫn mà có thể là gánh nặng cho các nhà lãnh đạo Liên Xô đối với cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông ta tin rằng cả thắng lợi lẫn thất bại của người Bắc Việt Nam đều không được Liên Xô thừa nhận.

Ông ta không đề cập đến một lời thỉnh cầu trực tiếp với Moskva nhằm giải thoát Mỹ ra khỏi Cuộc chiến Việt Nam, song ông chủ trương rằng: "Washington… cần có sự khôn khéo dàn xếp với Moskva về vấn đề Việt Nam", nếu không sự dàn xếp của Mỹ với người Liên Xô để làm cho cả Mỹ lẫn các đồng minh của Liên Xô cho là "các siêu cường đang hy sinh các đồng minh của họ để duy trì các phạm vi ảnh hưởng".

Walter Issacson cho rằng tác giả chính sách ràng buộc "các vấn đề hoà hoãn và Việt Nam" là của Nixon, lập luận lúc ban đầu Kissinger tỏ ra hoài nghi về việc Liên Xô đóng vai trò chủ chốt trong cuộc dàn xếp với Việt Nam.

Đúng rằng, Kissinger trước khi được bổ nhiệm và trước cuộc họp báo ngày 6 tháng 2 năm 1969, chưa bao giờ nhấn mạnh đến vai trò của Moskva trong việc giải quyết Cuộc chiến tranh Việt Nam, song ông ta không bao giờ phản đối việc yêu cầu Moskva giúp đỡ.

Theo hiểu biết của ông Issacson thì Kissinger nhanh chóng nhận ra một sự mâu thuẫn trong đường lối giải quyết hoà bình ở Việt Nam thông qua Moskva của Nixon.

Ngày 25 tháng 11 năm 1968, lần đầu tiên đích thân Kissinger gặp Nixon. Cuộc nói chuyện của họ, nếu chúng ta tin vào sự giải thích của Kissinger, chỉ đề cập đến các vấn đề chung.

Không đầy ba tuần lễ sau đó, theo yêu cầu của Nixon, Kissinger đã trình bày vắn tắt trước nội các mới về việc chuẩn bị soạn thảo (mà thật ra là của ông ta và của Nixon) chính sách đối ngoại.

Kissinger đã trình bày một cách mạnh mẽ chính sách của Nixon đối với Liên Xô.

Ông ta phê phán chính sách cũ như là "việc xây dựng lòng tin cho chính mục đích riêng của mình" thay vì chính quyền mới đã bát đầu tiến hành việc giải quyết các mâu thuẫn giữa hai siêu cường đối với các vấn đề cụ thể.

Kissinger đã tuyên bố: "Một nền hoà bình bền vững phải phụ thuộc vào việc giải quyết các vấn đề chính trị mà đang chia rẽ hai siêu cường hạt nhân".

Sáu tháng sau đó, Kissinger đã chuyến những lời đó thành các yêu cầu cụ thể cho Ban lãnh đạo Liên Xô trong một cuộc tiếp xúc ở Sứ quán Liên Xô với ông Bong Sedov, "một điệp viên của KGB trong vai trò Cố vấn của sứ quán". Kìssinger đã đảm bảo với người tiếp kiến mình về sự thành thật của chính quyền mới cam kết đi vào "Kỷ nguyên hoà đàm", và ông ta đã thông báo cho Sedov răng chính quyền Mỹ chuẩn bị thảo luận về hạn chế vũ khí chiến lược, Nixon và Kissinger tin rằng đó là điều Moskva bận tâm nhất. Kissinger còn nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ không đi vào thảo luận nếu trước đó chúng tôi chưa phân tích vấn đề".

Hơn thế, Washington còn muốn "xét đoán các mục tiêu của Liên Xô thông qua việc Liên Xô muốn tiến ra một mặt trận rộng lớn hơn, đặc biệt là thái độ của Liên Xô đối với Trung Đông và Việt Nam".

Như người ta có thể thấy, sự biến đổi này đã diễn ra chưa được một tháng.

Bà Joan Hoff đã giải thích về sự chuyển đổi của Kissinger bằng sự lập luận rằng ông ta là "một người tôn sùng địa vị chính trị hơn là một nhà lãnh đạo, mặc dù trí tuệ của ông ta đối với một nền ngoại giao thay đổi là nhằm thi hành một số chính sách của Nixon một cách kiểu mẫu hơn".

Điều đó có thể đúng, song lý do Kissinger chấp nhận các quan điểm của Nixon quá nhanh, và gần như lập tức đưa chúng vào thực tiễn là sự cuốn hút về quan niệm của cả hai người.

Điều đó được thể hiện trong các bài viết của Kissinger về các cuộc thương lượng với Việt Nam, mà ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc Việt Nam ngày càng bị phụ thuộc vào Moskva, đặc biệt sau khi Liên Xô xâm lược Tiệp khắc.

Nó còn thể hiện trong các hồi ký của Nixon, và vị cựu Tổng thống này đã viết: "Trong thời kỳ quá độ, Kissinger và tôi đã phát triển một chính sách mới để dàn xếp với Liên Xô.

Do các quyền lợi của Xô-Mỹ như là sự cạnh tranh của hai siêu cường hạt nhân là quá lớn và chồng chéo, nên quả là không thực tế nếu phân chia hay tách bạch các khu vực quan tâm.

Vì vậy chúng tôi đã quyết (định gắn sự tiến bộ ở các khu vực mà Liên Xô quan tâm với giới hạn các vũ khí chiến lược và tăng cường thương mại với sự tiến bộ ở các khu vực mà rất quan trọng đối với chúng ta như: Việt Nam, Trung Đông và Berlin. Quan niệm này được biết đến như một sự liên kết".

Nói một cách khác, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền mới của Đảng Cộng hoà đã xem chính sách đối với Liên Xô như là một phần cơ bản của các cố gắng để tìm ra một giải pháp đối với Việt Nam.

Như Raymond Garthoff đã viết: "Điều bận tâm của Nixon và Kissinger trọng suốt năm 1969 và tới năm 1972 không phải là Cuộc họp thượng đỉnh với Moskva bàn về sự hoà hoãn, mà là việc tìm ra cách rút lui trong "danh dự" khỏi Cuộc chiến tranh Việt Nam.

Cải thiện các mối quan hệ với Liên Xô, và có thể tương tự như vậy dàn xếp với Trung Quốc vào thời điểm đó có nghĩa kết thúc vấn đề vốn dĩ cần được kết thúc".

Sau này, trong hồi ký của mình, Kissinger đã cho rằng ông ta rất vất vả trong việc điều chỉnh chính sách liên kết mà căn cứ vào thực tế hơn là quyết định thay đổi của Washington". Song vấn đề cơ bản là cố gắng gây áp lực đối với Liên Xô để làm giảm bớt ảnh hưởng của nó, để đổi lấy sự tiến bộ trong việc hạn chế vũ khí và tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ, và tạo điều kiện dễ dàng cho Washington rút lui "danh dự" ra khỏi Cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á.

Và Moskva coi các cố gắng của chính quyền Nixon là đúng theo kiểu này. Ngay từ lúc đầu, rõ ràng Nhà Trắng đã cố gắng xác định rõ phản ứng của Matccơva đối với chính sách liên kết thông qua các kênh của tư nhân.

Cuộc gặp gỡ giữa Kissinger với Sedov là một trong số các cố gắng đó.

Sự phản ứng của Ban lãnh đạo Liên Xô đối với Nixon và Kissinger dường như là tích cực. Kissinger đã mô tả phản ứng của Liên Xô là "mềm mỏng".

Các nhà lãnh đạo đã thừa nhận rằng các mối quan hệ Xô-Mỹ có thể có "tác dụng thuận lợi" cho việc giải quyết cuộc chiến tranh cũng như dàn xếp một cách xây dựng các vấn đề của Trung Đông và châu Âu.

Song đó chỉ là một sự trả lời thông thường của Chính phủ Liên Xô, và phía Liên Xô cho rằng việc Mỹ rút lui khỏi cuộc xung đột ở Đông Dương có thể có một tác dụng tích cực đối với các quan hệ Xô-Mỹ, người Liên Xô đã nêu vấn đề này nhiều lần với Tổng thống Johnson, và họ sẵn sàng lập lại với Nixon.

Vì vậy có thể thấy rằng Moskva đã làm như vậy do không nhận được kết quả nào của chính sách kết hợp và sự gắn bó với nó của chính quyền Nixon.

Tuy nhiên, sự liên quan mật thiết của chính sách này sớm trở nên rõ ràng đối với các nhà hoạch định chính sách của Liên Xô.

Ngày 27 tháng 1 năm 1969, tại cuộc họp báo đầu tiên sau lễ nhậm chức, Nixon "đã gắn" các cuộc thảo luận việc hạn chế vũ khí chiến lược của người Liên Xô với "sự tiến bộ của các vấn đề chính trị nổi bật" cùng một lúc.

Ba ngày sau đó, ngày 31 tháng 1, Kissinger đã gặp nhà báo nổi tiếng Liên Xô Yuri Zhukov, và như Zhukov đã báo cáo với Moskva: "Rõ ràng tôi hiểu rằng Nixon sẽ phát triển các mối quan hệ Xô-Mỹ tuỳ thuộc vào các vấn đề sẽ tiến triển ra sao gắn với việc giải quyết vấn đề Việt Nam".

Kissinger đã bóng gió với Zhukov, là người mà ông ta tin rằng sẽ báo cáo lại với các nhà cầm quyền Liên Xô về cuộc đối thoại này, rằng Washington hy vọng có "các hành động đơn phương" của Moskva để đạt được sự hiểu biết ở Paris, và các hành động như vậy sẽ có "tầm quan trọng lớn".

Ngày 6 tháng 2, Nhà Trắng lại có một bước mới nhằm thông báo cho Ban lãnh đạo Liên Xô. Trong một báo cáo tin vắn tắt, Kissinger đã sử dụng thuật ngữ "kết hợp". Ông ta đã nói: "Khi đặt vấn đề kết hợp giữa chính trị với môi trường chiến lược… (Tổng thống) muốn giải quyết vấn đề hoà bình trên toàn bộ mặt trận mà nền hoà bình bị thách thức chứ không riêng về mặt quân sự".

Moskva vẫn không chú ý đến các tuyên bố đó của Washington.

Ngày 14 tháng 2, khi Kissinger đến Sứ quán Liên Xô theo lời mời chính thức và ông ta còn đến Tư dinh của Đại sứ Liên Xô.

Đại sứ Dobrynin đã thông báo cho khách mời biết ràng ông ta có nhận một bức tin điện của Moskva về việc ông ta muốn được gặp Tổng thống mới đắc cử. Vì vậy Nhà Trắng đã có trả lời, ba ngày sau đó, Dobrynin lần đầu tiên đã gặp Nixon.

Trong hồi ký của mình, cả Nixon và Kissinger đều kể về cuộc gặp gỡ đầu tiên này, chỉ trừ việc Nixon không đề cập đến vấn đề Dobrynin bảo đảm về việc Liên Xô muốn đàm phán cùng một lúc nhiều vấn đề.

Theo Nixon, sau khi bày tỏ Moskva mong muốn bắt đầu thảo luận về hạn chế vũ khí, Dobrynin đã chú ý lắng nghe Tổng thống Nixon tuyên bố rằng sự tiến bộ trong các cuộc đàm phản có thể gắn bó với sự tiến bộ của các lĩnh vực khác.

Nixon đã diễn thuyết: "Lịch sử đã làm sáng tỏ rằng các cuộc chiến tranh xảy ra phần lớn không phải là do vấn đề vũ trang hay thậm chí các cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh xảy ra là do có sự bất đồng cơ bản về mặt chính trị và các rắc rối về mặt chính trị: Nên tôi nghĩ rằng đó là nghĩa vụ của chúng ta, khi chúng ta bắt đầu các cuộc thương lượng về các vũ khí chiến lược thì chúng ta có nghĩa vụ hành động tương tự như cách tháo gỡ ngòi nổ, các tình thế khủng hoảng chính trị như ở Trung Đông, Việt Nam và Berlin, là những nơi có nguy cơ phải sừ dụng vũ trang".

Kissinger không hề đề cập đến "một văn kiện chính thức bảy trang" của Moskva mà Dobrynin đã đưa cho Nixon.

Trong bức thông điệp này, Moskva cho rằng theo ý của Nixon, Liên Xô đã chuẩn bị thảo luận toàn bộ các chủ đề trên bao gồm cả vấn đề Trung Đông, Việt Nam, Trung âu, và kiểm soát vũ khí.

Theo Nixon và Kissinger, Ban lãnh đạo Liên Xô trong một số cách thức nào đó đã chấp nhận chính sách kết hợp. Song một số tài liệu khác lại không cho là như vậy.

Sau khi gặp Nixon và Kissinger, Đại sứ Liên Xô đã gặp Avereli Harriman, người mà ông ta vốn có một mối quan hệ thân thiết.

Trong cuộc đàm luận của họ ngày 19 tháng 2, Dobrynin không hề che giấu mối quan tâm của ông về việc chính quyền Mỹ mong muốn trói buộc các hiệp nghị về hạt nhân với các dàn xếp về chính trị.

Dobrynin đã thừa nhận với cựu trưởng đoàn đàm phán về Hội nghị hoà bình Paris, người đã từ chức do sự thay đổi lãnh đạo ở Washington, rằng: "Ban lãnh đạo Liên Xô đã thảo luận hơn một năm để đi đến quyết định là liệu họ có muốn có một hiệp nghị hạn chế hạt nhận không".

Theo ông Dobrynin: "Quyết định này có được trên cơ sở đồng ý của phần lớn các nhà lãnh đạo Liên Xô, vì họ thành thật muốn đạt một sự hiểu biết với Mỹ".

Các nhà lãnh đạo của Chính phủ ông ta không thể hiểu bằng cách nào họ có thể gắn các vấn đề dàn xếp chính trị với các vấn đề hạt nhân. Moskva đã tin rằng tất cả các vấn đề "đều phải có lập trường của chúng và được giải quyết một cách phù hợp".

Dobrynin đã không mệt mỏi thuyết phục Harriman rằng những lời đồn đại về các khó khăn kinh tế ở Liên Xô đã khiến cho Moskva vội có hội đàm về hạn chế vũ khí là không đúng sự thật.

Ông đã bảo đảm với Harriman rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô sẵn sàng đối đầu với một cuộc chạy đua hạt nhân nếu họ không đạt được sự thoả thuận với Mỹ "trên cơ sở phù hợp" với vấn đề.

Theo Dobrynin: "Không có việc gì có thể bắt họ nhượng bộ một số vấn đề chính trị để đạt được sự thoả thuận của phía Mỹ về các vấn đề hạt nhân".

Trong một cuộc nói chuyện sau đó, viên Đại sứ Liên Xô đã trở lại vấn đề của các hội nghị thương lượng vũ khí hạt nhân và bày tỏ ý kiến rằng chính quyền Nixon nên thành thật với các nhà lãnh đạo Liên Xô và báo với họ là có muốn tiến tới các cuộc thảo luận về hạt nhân hay phải đợi thêm. Theo ông Harriman, ông Dobrynin tỏ ra "rất nóng lòng" làm sáng tỏ câu hỏi này.

Song ngược với các hy vọng đầy lạc quan của Nixon và Kissinger, cuộc đàm đạo của Dobrynin cho thấy rằng Ban lãnh đạo Liên Xô không chỉ thoả thuận thảo luận với Washington "toàn bộ các chủ đề mà còn lo đối phó với tình huống các cuộc thương lượng về vũ khí hạt nhân bị thất bại hơn là gắn các cuộc thương lượng như vậy với các vấn đề của Việt Nam hay Trung Đông.

Tuy nhiên nếu có sự thoả thuận gắn các vấn đề hạt nhân với các vấn đề chính trị, thì Liên Xô muốn gây áp lực với chính quyền Nixon.

Rõ ràng Dobrynin đã thể hiện mối quan tâm của mình cho Harriman biết vì rằng ông biết Harriman sẽ đệ trình vấn đề này với Nhà Trắng.

Và điều này ông đã dự đoán đúng.

Ngày 21 tháng 2, Harriman đã gặp Nixon và Kissinger, và ông ta đã nêu các vấn đề trong cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô.

Harriman đã nêu ý kiến phản đối việc gắn các cuộc thương lượng về chính trị với các vấn đề về quân sự.

Theo ông, phía Mỹ nên tò ra "thành thật" để lập thời gian biểu cho các cuộc thảo luận về hạn chế tên lửa hạt nhân.

Mặc dù ông ta đã nhân được sự cam kết của Kissinger và Nixon rằng việc gắn liền các vấn đề với nhau không phải là của Mỹ; Harriman tỏ ý nghi ngờ và cho là không thành thật.

Khi hai người rời khỏi văn phòng của Nixon, Kissinger đã khoe khoang với Harriman rằng: "Anh nên hài lòng với chính sách của chúng tôi đối với người Liên Xô về vấn đề Việt Nam. Chúng tôi muốn đặt chúng ở mức độ cao nhất và thoả thuận với họ về vấn đề gì sẽ xảy ra ở Việt Nam. Nếu chúng ta làm như vậy thì lĩnh vực quân sự có thể đạt được sự tiến bộ".

Harriman không hề nói lại với Đại sứ Dobrynin về ý kiến nhận xét của Kissinger, và dường như vị Đại sứ này "hoàn toàn hài lòng" với các thông báo của Harriman.

Song ông sớm phát hiện ra rằng sự gắn kết vẫn tiếp tục trong nghị trình của các nhà hoạch định chính sách ở Washington.

Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 3, Nixon đã đề cập đến các mối quan hệ của Liên Xô liên quan đến vấn đề Việt Nam.

Ông ta đã bày tỏ hy vọng rằng Moskva có thể "đóng vai trò của một người gìn giữ hoà bình ở Trung Đông và thậm chí cả ở Việt Nam".

Ông ta thể hiện một niềm tin tưởng rằng: "Không có sự hợp tác của Liên Xô thì Mỹ gặp nhiều khó khăn thúc đẩy nhanh tiến trình giải quyết Cuộc chiến tranh ở Việt Nam".

Nixon đã nhấn mạnh rằng Liên Xô phải chấp nhận sự hợp tác đó, do các quyền lợi của họ cũng như của chúng ta không chỉ đơn giản phục vụ các cuộc thương lượng về vũ khí hạt nhân mà đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ giải quyết các bất đồng chính trị mà có thể nổ ra.

Vì vậy ông ta đã lập lại sự mong muốn của mình đối với sự gắn liền các cuộc thương lượng về vũ khí hạt nhân, mà ông ta tin tưởng rằng người Liên Xô rất chú ý đến chúng, cùng với sự tiến bộ ở Việt Nam.

Không phải tất cả các cố vấn của Nixon đều ủng hộ yêu cầu công khai của Tổng thống đối với sự giúp đỡ của người Liên Xô để giải quyết vấn đề Việt Nam. Mặc dù họ không phản đối việc gắn các cuộc thương lượng về SALT (Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược) với một giải pháp về cuộc chiến, người viết diễn văn cho Tổng thống là ông Pattrick Buchanan đã nêu lên lập trường không nhất quán của Liên Xô mà bị Trung Quốc hàng ngày lên án là cấu kết với phương Tây chống lại các lực lượng hoà bình trên thế giới. Trước một tình thế như vậy, Buchanan đặt câu hỏi: "Liệu điều đó có làm cho người Liên Xô lúng túng khi chúng ta (Mỹ) cần có sự hợp tác của họ hay sự ủng hộ bí mật của họ trong các cuộc Hoà đàm ở Paris hay không?".

Song, Nixon rõ ràng đã sừ dụng tất cả các kênh tư nhân hay nhà nước để thuyết phục Moskva có một lập trường xây dựng hơn đối với vấn đề Việt Nam.

Ngày 26 tháng 3, ông ta đã viết thư cho Thủ tướng Liên Xô Kosygin theo cách đặt vấn đề với Dobrynin ngày 17 tháng 2. Cuối cùng, hai tuần lễ sau đó đã có sự trả lời của Kosygin và ông ta đã nhắc lại lập trường cơ bản của Liên Xô.

Ban lãnh đạo Liên Xô đã thách thức quan niệm gắn liền của chính quyền Mỹ và đòi thảo luận các vấn đề một cách riêng lẻ.

Trong khi chờ đợi sự trả lời của Moskva, Tổng thống và Cố vấn an ninh của ông ta đã vạch ra các kế hoạch liên quan đến Liên Xô trong việc kết thúc "một cách danh dự" cuộc chiến tranh Việt Nam.

Có một kế hoạch vạch ra sứ mệnh cho Cyrus Vance, là một cựu đàm phán với Harriman ở Hoà đàm Paris, đi đến Moskva.

Như Kìssinger đã giải thích về mục đích sứ mệnh của Vance liên quan đến việc "gắn kết các cuộc Hội đàm về SALT với việc giải quyết toàn diện cuộc chiến tranh Việt Nam".

Vance được cử tới Moskva để bắt đầu các cuộc thảo luận về SALT và bí mật gặp một quan chức cao cấp đại diện của Bắc Việt Nam. Vì vậy việc cử Vance đến Liên Xô là chính quyền Mỹ nhằm đạt được hai mục đích cùng một lúc: "Thúc đẩy nhanh sự tiến bộ ở hai khu vực, trong khi giữ họ ở thế cái trước, cái sau".

Ngày 14 tháng 4, Kissinger đã gặp Dobrynin nhằm giải thích cho vị Đại sứ về ý tưởng của chính quyền Mỹ.

Để làm tăng thêm ý nghĩa của cuộc gặp, ông ta đã cho Dobrynin một trang tài liệu về ba điểm do Nixon khởi xướng.

Cùng với một đề nghị cử phái đoàn đến Moskva, tài liệu này còn có một lời khuyên cáo (được đặt dưới điểm thứ ba) rằng: "Tất cả các bên đang ở ngã ba đường và cần có các biện pháp đặc biệt để đảo ngược chiều hướng của cuộc chiến tranh". Lời khuyên cáo này đi đôi với sự bóng gió rằng không có sự dàn xếp của Mỹ thì dễ tạo ra một tình thế phức tạp.

Viên Đại sứ Liên Xô đã nêu vấn đề liệu chính quyền Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam có tạo ra một điều kiện cho sự tiến bộ ở Trung Đông và các quan hệ kinh tế và hội nghị về vũ khí hạt nhân hay không? Khi ông Kissinger trả lời rằng có, thì ông Dobrynin đã nhấn mạnh các mong muốn của Moskva có các mối quan hệ tốt hơn với Mỹ dù điều gì có xảy ra ở Việt Nam, và than phiền rằng cuộc leo thang chiến tranh chỉ phục vụ các mong muốn của người Trung Quốc là Xô-Mỹ xung đột.

Tuy nhiên, ông ta hứa sẽ thông báo cho Chính phủ nước ông về đề nghị của phía Mỹ.

Trong khi Nixon tiếp tục đợi Kosygin trả lời bức thư của ông ta, thì sự im lặng của Liên Xô làm cho Washington lo lắng không hiểu liệu người Liên Xô có chuyển lời đề nghị của Mỹ tới Hà Nội hay không.

Sau đó Dobrynin bảo đảm với Kissinger rằng ngườiLiên Xô đã thông báo cho Hà Nội về sứ mệnh của Vance, song họ đã nhận được một sự phản ứng tiêu cực của Bắc Việt Nam.

Thông tin của Đại sứ Dobrynin đã được khẳng định trong một Bị vòng lục về các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ-Việt Nam của Vụ Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao mà trong thời gian đó đã nêu rõ, nội dung các cuộc gặp gỡ ngày 14 tháng 4 năm 1969, cuộc đàm luận giữa Kissinger và Dobrynin và sự bảo đảm các bước đi của Liên Xô.

Theo Bản Bị vong lục đó, Moskva đã làm cho Hà Nội chú ý tới đề nghị của ông Kissinger.

Bức thư ngày 5 tháng 5 do ông Phạm Văn Đồng gửi cho người Liên Xô nói rằng Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam cho rằng: các Cuộc thương lượng ở Paris là khá tốt để đạt được một sự thoả thuận và không cần có các cuộc tiếp xúc khác.

Thật ngạc nhiên, Bị vong lục đó của người Liên Xô ghi rằng để trả lời đề nghị của phía Mỹ, Moskva đã lập luận rằng Mỹ từ chối chấp nhận một Chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam, vì như vậy làm khó cho Liên Xô giúp Mỹ.

Người Liên Xô cho rằng cần quyết định vấn đề một Chính phủ liên hiệp cũng như việc rút toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam.

Người ta vẫn chưa rõ, liệu Moskva đã thông qua chuyến đi của Vance để gửi lời phúc đáp theo đề nghị của Mỹ hay chỉ do Kissinger tiết) lộ trên hồi ký của mình nhằm bộc lộ sự không khoan nhượng của Liên Xô.

Nhưng cũng có thể là sự phúc đáp của Moskva là ở bức thư của Kosygin gửi cho Nixon hay sự chuyển tải của Dobrynin trong buổi tiếp kiến riêng Kissinger. Dù trong trường hợp nào, người Liên Xô cũng cần khẳng định thái độ của họ đối với tuyên bố lập trường của người Bắc Việt Nam. Nếu vấn đề là như vậy, Kissinger không thấy có cái gì mới trong thái độ của người Liên Xô và không thể gắn nó vào một đề nghị cụ thể. Dù vấn đề này ra sao, Washington cũng không hài lòng với lập trường của Liên Xô đối với Việt Nam. Vì vậy chính quyền Mỹ quyết định tăng áp lực đối với Hà Nội và Moskva.

Tháng 3 năm 1969, Nixon đã ra lệnh ném bom một cách bí mật xuống Campuchia nhằm ngăn chặn các con đường tiếp tế của Bắc Việt Nam dọc đường mòn Hồ Chí Minh và quét sạch các cơ quan đầu não chỉ huy của cộng sản Việt Nam, mà Mỹ cho là đóng ở đất Campuchia, không những vậy, Tổng thống còn dự định ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.

Tại cuộc họp nội các ngày 20 tháng 3, Tổng thống đã nói đến sự cần thiết tăng cường sức mạnh quân sự trên cơ sở nhằm giành thắng lợi trong các cuộc đàm phán với Hà Nội.

Nixon và Kissinger đều nóng lòng muốn để cho Moskva biết được ý định của họ không từ cố gắng nào, biện pháp hoà bình hay quân sự, để sớm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Tuần lễ đầu tiên của tháng 5, Kissinger đã cảnh cáo ông Dobrynin rằng cuộc chiến tranh có thể leo thang và rất tàn bạo, nếu Hà Nội không chịu trả lời các thái độ của Mỹ.

Một thời gian sau đó, Nhà Trắng đã quyết định đi đôi với lời đe doạ đó là một lời đề nghị về hoà bình nhằm thể hiện rằng Mỹ không còn bám vào việc giải quyết vấn đề một cách hoà bình.

Ngày 14 tháng 5, Dobrynin đã nhận trước một bản copy bài diễn văn của Tổng thống về vấn đề Việt Nam, mà cũng sẽ được đọc trên đài truyền hình quốc gia. Đó là bài diễn văn đầu tiên trên cương vị Tổng thống đã hoàn toàn đề cập riêng tới vấn đề Việt Nam, và đó là kế, hoạch đầu tiên giải quyết vấn đề chiến tranh kể từ khi có đề nghị Manila của Tổng thống Johnson năm 1966.

Nixon đã đề nghị rằng toàn bộ quân đội nước ngoài, cả Mỹ lẫn Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam trong vòng một năm sau khi có một hiệp nghị được ký kết. Một tổ chức quốc tế giám sát cuộc rút quân và kiểm soát các cuộc bầu cử tự do ở Nam Việt Nam.

Bài diễn văn đã thể hiện việc Mỹ đã từ bỏ một thể thức Manila "cứng nhắc và cũ rích", đòi rút quân toàn bộ các lực lượng Bắc Việt Nam như là một điều kiện tiên quyết cho việc giải quyết vấn đề Việt Nam.

Song nó không hề đề cập đến vấn đề một giải pháp chính trị cho Nam Việt Nam, mà phía Hà Nội luôn đeo đuổi ngay từ buổi đầu của các cuộc Hoà đàm ở Paris.

Việc bỏ qua vấn đề đó đã làm toàn bộ kế hoạch không được Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam chấp nhận vì cho đó chẳng qua là một sự đầu hàng.

Tuy nhiên, chẳng có ai cho rằng Tổng thống Nixon là một người quá ngây thơ, kế hoạch này không chỉ tập trung vào khung cảnh trong nước, mà nó còn là một bộ phận của cuộc tấn công ngoại giao mạnh mẽ chống lại Liên Xô nhiều hơn là Hà Nội.

Những cố gắng này còn bao gồm cả việc tuyên truyền chống lại cả người Bắc Việt Nam lẫn Liên Xô, đe doạ quân sự chống lại Hà Nội, việc dàn xếp cá nhân với Moskva thông qua "các kênh riêng".

Cái gọi là "các kênh riêng" hoặc đơn giản hơn gọi là "các kênh" được Kissinger đề cập đến trong các cuộc tiếp xúc riêng với Đại sứ Liên Xô Dobrynin ở phòng bản đồ của toà Nhà Trắng, được xây dựng tháng 2 năm 1969, khi Tổng thống và cố vấn an ninh của ông xem xét vấn đề bằng cách nào tránh thông báo cho Bộ Ngoại giao và Ngoại trưởng William Rogers về cuộc họp đầu tiên sắp tới giữa Nixon và Dobrynin.

Cuối buổi tiếp Đại sứ Liên Xô, Nixon đã thông báo cho ông Dobrynin rằng các vấn đề đặc biệt tinh nhạy trong tương lai, nên chỉ làm việc với Kissinger. "Các cuộc trao đổi riêng" giữa Dobrynin với Kissinger được tiếp tục qua các cương vị công tác của Kissinger, lúc đầu là cố vấn an mình, sau là Ngoại trưởng thời chính quyền Nixon.

Nửa đầu năm 1969, phần lớn các cuộc trao đổi giữa hai người đều tập trung thảo luận chính sách Mỹ đối với Liên Xô có liên quan tới Việt Nam.

Kissinger biết rõ ràng rằng Dobrynin chẳng qua chỉ là một người phát ngôn của các "sếp" ở Moskva. Mặc dù thảo luận một cách khéo léo, thân mật với các đại diện của giới Chính phủ Mỹ, song Dobrynin vẫn phải tuân theo những đường lối của Kreml và Bộ Ngoại giao Liên Xô.

Trong hồi ký của mình, Kissinger đã viết: "Tôi nhận thức rằng tác dụng của Dobrynin được thể hiện qua khéo léo của ông ta trong việc phản ánh nên các chính sách của Chính phủ Liên Xô, chứ không phải những ý kiến của riêng mình".

Ông ta cũng nhớ tới ý kiến của Harriman về Dobrynin và những lời cố vấn của ông ta đối với Tổng thống trong cuộc hội đàm của họ vào ngày 21 tháng 2.

Là một nhà thương lượng có kinh nghiệm với các lãnh đạo Liên Xô, Harriman đã nói với Tổng thống Nixon rằng chừng nào người Liên Xô vẫn được quan tâm, thì Tổng thống Nixon nên bàn bạc với các lãnh đạo của Bộ chính trị Liên Xô. Và ông ta coi Dobrynin chỉ là "một viên thư ký cao cấp", và thật là phí thời gian thảo luận với ông ta.

Vì vậy khi biết đầu tháng 6 năm 1969, Dobrynin chuẩn bị bay về Moskva, Kissinger cho rằng một cuộc tiếp xúc với Dobrynin là một cơ hội chuyển tới Ban lãnh đạo Liên Xô các quan điểm của Tổng thống và ông ta, về các quan hệ Mỹ-Xô và toàn bộ tình hình quốc tế.

Cuộc gặp gỡ được tổ chức vào ngày 12 tháng 6, tại phòng làm việc của Kissinger ở Nhà Trắng, như Dobrynin báo cáo với Moskva về cuộc gặp này như sau: "Cũng giống như các cuộc gặp gỡ trước đây với ông ta, cuộc gặp này cũng không được tuyên bổ".

Kíssinger bắt đầu cuộc gặp gỡ với việc nói rằng Nixon biết tin Đại sứ Dobrynin chuẩn bị về Moskva và chính bản thân ông ta đã chấp thuận cuộc gặp gỡ mà Dobrynin "có thể, nếu cần thiết phản ánh sự hiểu biết ban đầu của mình về quan điểm của Tổng thống Nixon đối với một số vấn đề quốc tế và đặc biệt về quan hệ Xô-Mỹ" cho các lãnh đạo Liên Xô Kissinger đã bảo đảm với Dobrynin rằng trong chính sách đối ngoại, Nixon coi các mối quan hệ Xô-Mỹ không kém phần quan trọng như vấn đề Việt Nam.

Tổng thống Mỹ nóng lòng tránh một sự đối đầu với Moskva và hy vọng rằng các mối quan hệ tay đôi dưới nhiệm kỳ Tổng thống của ông ta có thể bước vào một thời kỳ xây dựng.

Kissinger cũng đề cập tới vấn đề về một cuộc gặp có thể của Nixon với các lãnh đạo Liên Xô và nhấn mạnh mong muốn của Tổng thống nhằm tránh đưa ra công khai một cách không cần thiết vẩn đề này.

Ông ta đã đề cập đến các cuộc gặp gỡ như vậy có thể diễn ra một lần trong năm giống như một chuyến công cán thương mại và không gây ra sự ầm ĩ.

Nhưng các cuộc gặp gỡ như vậy có thể trao đổi các ý kiến hữu ích tạo ra sự hiểu biết giữa hai bên và tránh có những bước đi nguy hiểm do không hiểu nhau.

Kissinger còn thảo luận tình hình ở Châu Âu, vấn đề Mỹ-Xô cùng phê chuẩn một Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, giải quyết vấn đề Trung Đông, các cuộc thương lượng về vũ khí chiến lược.

Ông nói rõ rằng Mỹ đã xem xét các quyền lợi của Liên Xô ở một số khu vực ví dụ như: ở Đông Âu, nơi chính quyền Nixon không định làm gì là khu vực mà Liên Xô cho là "thách thức" với vị trí của họ trong khu vực.

Thậm chí Kissinger còn nói với Điện Kremlìn rằng: Đừng quá chú ý vào lời bình luận công khai chỉ trích sự biệt lập của một số nước Đông Âu của Tổng thống Nixon, đó chẳng qua là một xảo thuật mị dân trong cuộc bầu cử Mỹ.

Các lời bình luận của Kissinger dường như làm người ta ngạc nhiên, song chúng muốn nêu lên một vấn đề tinh tế và cấp thiết của chính quyền Nixon là Việt Nam.

Điều đó càng sớm trở nên rõ ràng với Dobrynin rằng sự bận tâm của chính quyền Nixon là bằng cách nào, với sự trợ giúp của Liên Xô, để kết thúc Cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á.

Theo Đại sứ Liên Xô, những vấn đề này chưa được Kissinger hay Tổng thống đề cập trong cuộc gặp gỡ trước đây.

Song, đối với vấn đề về các cuộc thương thuyết giữa Mỹ-Bắc Việt Nam, Kissinger đã kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Xô để tháo gỡ bế tắc trong cuộc Hoà đàm ở Paris một cách mạnh mẽ.

Kissinger sớm chú ý tới các cố gắng của Liên Xô nhằm hỗ trợ các cuộc đàm phán, cũng như các hoạt động của người Liên Xô trong các tháng gần đây.

Với mục tiêu rõ ràng gây sức ép đối với Moskva về vấn đề này, ngay lập tức Kissinger quay sang vấn đề Trung Quốc và các ý định của Mỹ nhằm cải thiện các mối quan hệ với Bắc Kinh.

Mặc dù ông ta bảo đảm với Dobrynin rằng, Washington coi Liên Xô (chứ không phải Trung Quốc) như là một đồi tác quan trọng của Mỹ trên chính trường quốc tế, các lãnh đạo Liên Xô đáng tin cậy hơn Mao Trạch Đông.

Dobrynin tin rằng việc đưa vấn đề Trung Quốc vào cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam là hành động có mục đích.

Điều này càng được khẳng định hơn sau khi Kissinger tuyên bố rằng: "Cần kết thúc cuộc xung đột với Việt Nam càng sớm càng tốt, và Liên Xô phải đóng một vai trò tích cực hơn để đạt được một sự dàn xếp, không nên phó thác mọi việc cho Hà Nội, và những đánh giá tình hình quốc tế thường xuất phát từ quan điểm bó hẹp, riêng biệt của nó sẽ chỉ đem lại các quyền lợi của Trung Quốc".

Con bài Trung Quốc không phải là con bài duy nhất Washington có được mà còn một con bài khác, đó là việc đe doạ dùng áp lực quân sự chống lại Bắc Việt Nam.

Dobrynin biết rằng trong tiến trình đàm phán của họ, "Kissinger lại một lần nữa (trước đó là Nixon) đưa ra một lời bình luận về tác động nếu Hà Nội vẫn làm tắc nghẽn các cuộc đàm phán, vì vậy sau một vài tháng sẽ là cần thiết để Chính phủ Mỹ xem xét "các lựa chọn khác nhằm thuyết phục Hà Nội".

Các lựa chọn đó rất rõ ràng với Dobrynin, việc có công trong việc làm các nhà lãnh đạo của ông ta chú ý tới các giọng điệu về "các lựa chọn khác" để nói với Nixon và Kissinger…

Dobrynin tin rằng trong khi các lời bình luận như vậy rõ ràng là nhằm "tống tiền" Bắc Việt Nam và một phần là đối với cả người Liên Xô với những lời bóng gió về việc ném bom lại Bắc Việt Nam trừ phi tình hình các cuộc Hoà đàm ở Paris được thay đổi.

Trong bản báo cáo cho các lãnh đạo Liên Xô, Dobrynin đã kết luận rằng đối với chính sách đối ngoại của Nixon, vấn đề số một vẫn là câu hỏi bằng cách nào tìm ra cách rút khỏi Cuộc chiến tranh Việt Nam theo các điều kiện chấp thuận được mà có thể bảo đảm cho việc tái cử chức Tổng thống Mỹ.

Viên Đại sứ Liên Xô tin rằng các cố gắng nhằm thuyết phục Liên Xô giúp giải quyết cuộc xung đột sẽ vẫn tiếp tục.

Một số lãnh đạo Liên Xô đọc bản báo cáo của Dobrynin sớm phát hiện ra rằng lời dự báo của đại sứ đã đánh giá được chính quyền Nixon đáng tăng cường gây áp lực với Moskva.

Ngày 27 tháng 9, trong cuộc tiếp xúc với Dobrynin, Kissinger đã khuyến cáo rằng tất cả đòi hỏi của phía Mỹ về sự giúp đỡ của Liên Xô kết thúc cuộc chiến tranh không đạt được kết quả sẽ làm khó cho phía Mỹ xúc tiến mạnh mẽ các quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Để tăng thêm ấn tượng về sự quyết tâm của Mỹ, Nixon đã gọi điện cho Kissinger trong khi ông ta đang tiếp Đại sứ Liên Xô, và yêu cầu ông ta nói với Dobrynin rằng Việt Nam là vấn đề quan trọng nhất trong các mối quan hệ Mỹ-Xô.

Ngày 20 tháng 10, đích thân Tổng thống gặp Dobrynin trong "một cuộc nói chuyện nghiêm túc" về lập trường của Liên Xô đối với Việt Nam và các triển vọng về các mối quan hệ Xô-Mỹ. Ông ta đã nói với viên Đại sứ Liên Xô, người vừa thông báo cho Nhà Trắng về việc Liên Xô sẵn sàng bắt đầucuộc thương lượng về vũ khí chiến lược, rằng một sự cải thiện các mối quan hệ tay đôi tuỳ thuộc vào mong muốn của Liên Xô "làm một số việc với Việt Nam". Vì cho tới lúc đó, theo Nixon cho biết, sự tiến bộ thật sự của vấn đề này vẫn rất khó khăn.

Nixon muốn Liên Xô hiểu rõ việc Liên Xô tiếp tục gắn bó với ông ta trong ba năm và ba tháng sắp tới, và trong suốt thời gian đó, ông ta vẫn nhớ công việc đã làm ngày hôm nay. Nixon luôn đe doạ: chính quyền ông ta sẽ có cách riêng để kết thúc cuộc chiến tranh.

Rõ ràng Dobrynin chưa chuẩn bị trước một cuộc tấn công như vậy, thậm chí các lời hứa và những lời đe doạ không có gì mới đối với ông ta. Tuy nhiên Ban lãnh đạo Liên Xô không có ý định chịu nhượng bộ áp lực của Washington.

Việc Liên Xô không muốn chấp nhận chính sách gắn liền của Nixon không phải xuất phát từ việc Liên Xô mong muốn có lợi từ việc chiến tranh tiếp tục hay nhìn thấy Mỹ sa lầy hơn trong cuộc xung đột, cho phép Liên Xô được tự do hành động ở các khu vực khác của thế giới.

Mặc dù những xem xét như vậy không phải không hoàn toàn được các nhà lãnh đạo Liên Xô nghĩ tới trong các chính sách đối ngoại, các yếu tố tác động đến lập trường của Moskva về vấn đề gắn liền là rất phức tạp.

Mặt khác, các lãnh đạo Liên Xô nhận thấy dù Nixon cho rằng ông ta có lợi thế trong chính sách đối với Liên Xô, song ông muốn hoà hoãn với Moskva hơn là Moskva muốn hoà hoãn với Mỹ.

Sự ngang bằng hạt nhân không để Tổng thống có quyền lựa chọn bằng việc đi tới sự thoả thuận với Liên Xô nhằm tránh nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Trong các bối cảnh đó, các cố gắng nhằm có được các nhượng bộ từ phía Moskva để đổi lấy sự hợp tác cắt giảm vũ khí chiến lược và tăng cường các mối quan hệ kinh tế đã bị các lãnh đạo Liên Xô cho là hành động hối lộ và hăm doạ.

Điều đó đã được Dobrynin khẳng định trong cuộc nói chuyện với Harriman ngày 19 tháng 2.

Hơn nữa, khi các nhà ngoại giao Liên Xô ở Washington phân tích về chính sách của chính quyền Nixon, họ thấy rằng sự chú ý có mục tiêu của Mỹ trong việc phát triển các mối quan hệ với Liên Xô có xu hướng đối lập với chính sách gắn liền.

Họ kết luận rằng, song song với các mặt tiêu cực, chính sách của Nixon vốn kế thừa các chính quyền trước về sự thừa nhận cường quốc quân sự của Liên Xô. Vì sự cần thiết, Mỹ nên tránh đối đầu…".

Ảnh hưởng của một sự thừa nhận như vậy, theo ý kiến của các nhà ngoại giao Liên Xô, còn ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ trong tương lai.

Nếu trong một tình thế mà cả hai nước có vị thế ngang nhau thì sự đe doạ của Nixon gây sức ép quân sự chống lại Bắc Việt Nam sẽ không có ý nghĩa gì, vì Washington cần phải xem xét rằng cố gắng hăm doạ Hà Nội có thể gây ra một phản ứng của các đồng mình của họ ở Moskva, mà có thể đẩy thế giới vào một cuộc đối đầu hạt nhân.

Nói một cách khác, như ông Stephen Ambrose đã nhận xét "cái sai lầm trong lý lẽ của Nixon" là ông ta không có con át chủ bài… Người Liên Xô có thể sánh với người Mỹ về bom, đó là lý do tại sao sự lựa chọn nguyên tử không phải là một lựa chọn thực sự.

Nixon nghĩ rằng ông ta có thể đe doạ Bắc Việt Nam chấp nhận một cuộc ngừng chiến (thực sự là một cuộc ngừng bắn). Song bất cứ một sự ám chỉ đe doạ huỷ diệt Hà Nội đều ngay lập tức bị phản công, bằng việc người Liên Xô đe huỷ diệt Sài Gòn.

Nixon không phải là người điên duy nhất đưa ra các lời đe doạ như vậy.

Trên cơ sở của một sự phân tích như vậy, Moskva đã chống chính sách gắn liền của Nixon với ý tưởng của Liên Xô về "gắn liền trong sự đảo ngược".

Thế giới thực sự liên kết lẫn nhau, cả Nixon và Kissinger đều đúng trong khi xem xét các sự kiện ở các nơi khác nhau của thế giới là luôn gắn vào nhau. Nhưng họ quên rằng Nixon không thể đứng ngoài sự kết bện đó của thế giới. Chính sách đối ngoại của nước Mỹ bị tác động bởi một số yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ, để giành được thắng lợi, phải chú ý tới điều đó. Chính quyền Nixon không thể loại trừ được điều này.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng nhận ra gót chân Asin của Washington và chống lại các cố gắng nhằm đạt được sự nhượng bộ của Kreml. Chính sách của họ được thiết lập dựa trên cơ sở đánh giá: "sự tương quan các lực lượng" mà cuối những năm 60 họ có cơ hội hơn.

Vì vậy để đáp lại các cố gắng của phía Mỹ nhằm làm Liên Xô dính líu vào quá trình giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á như là một điều kiện các cuộc thương thuyết về các vấn đề quân sự và các vấn đề tay đôi khác, Liên Xô đã sử dụng sự bất đồng ý kiến giữa Nhà Trắng và các ngành khác của Chính phủ Mỹ, và đẩy mạnh đề nghị riêng của nó đối với các cuộc thương thuyết về SALT. Sau đó, Điện Kreml biết được sự háo hức của Nixon đối với một cuộc họp thượng đỉnh với các lãnh tụ Liên Xô, nên làm cho nó gắn liền với thắng lợi của các cuộc thương thuyết ở Berlin.

Nhưng một yếu tố khác đã gây ảnh hưởng tới lập trường của Moskva đối với Việt Nam.

Do Dobrynin thường xuyên giải thích cho Kissinger là ảnh hưởng của Liên Xô đối với Hà Nội là rất hạn chế, vì Bắc Việt Nam rất giỏi vận động Moskva và Bắc Kinh và các kế hoạch lâu dài của Điện Kreml đối với vai trò của Bắc Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.

Thật khó khăn cho Nixon và Kissinger, chấp nhận một ý tưởng về việc Liên Xô với tất cả số viện trợ cho Bắc Việt Nam, lại vẫn thiếu lực đòn bẩy để ép Hà Nội đối với vấn đề chiến tranh và hoà bình.

Vì vậy vào năm 1969, rõ ràng Liên Xô là người ủng hộ cơ bản đối với Bắc Việt Nam trong số các nước xã hội chủ nghĩa. Năm đó, Bắc Việt Nam đã nhận được số viện trợ nửa tỷ đô la từ Liên Xô, chiếm năm mươi phần trăm số viện trợ khối cộng sản cung cấp. Mặc dù số viện trợ quân sự suy giảm trong năm 1969, do giảm bớt các hoạt động quân sự ở chiến trường, song con số vẫn trên hai trăm triệu đô la. Các lực lượng vũ trang của Bắc Việt Nam (theo một bản báo cáo của Liên Xô), phần lớn đều được trang bị bởi Liên Xô và là một đội quân mạnh nhất khu vực.

Từ năm 1969 đến năm 1971, Moskva đã ký với Hà Nội bảy hiệp nghị viện trợ và phát triển hợp tác kinh tế, có hiệp nghị là hỗ trợ phát triển kinh tế và quốc phòng. Cũng như một số năm trước, viện trợ của Liên Xô đối với Hà Nội không chỉ đổ vào việc tăng cường ảnh hưởng chính trị.

Mặc dù Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam cố gắng giảm bớt sự gắn bó quan hệ với Liên Xô cũng như Trung Quốc, và không muốn để mất đi tính độc lập của mình trước hai đồng minh đầy thế lực.

Trong các báo cáo của các nhà ngoại giao Liên Xô gửi về Moskva đã nêu lên các lời than phiền về thái độ cố xa lánh này. Một trong các bản báo cáo hàng năm của những năm tháng đó đã viết: "Các đồng chí Việt Nam vẫn có lập trường như trước đây, không quá tin vào Liên Xô, dựa trên thuyết trước đây: không làm hỏng hay trầm trọng các mối quan hệ với Liên Xô, song cũng không nhích quá lại gần với Liên Xô với đầy đủ lòng tin".

Các quan chức Liên Xô không có các ảo mộng rằng tiến trình này sẽ thay đổi trong một tương lai gần.Chính sách độc lập của Hà Nội thể hiện ở một số lĩnh vực trong quan hệ Liên Xô-Bắc Việt Nam.

Moskva cay đắng nhận ra rằng các cố gắng của các đồng chí Việt Nam là nhằm hạn chế tư tưởng của Liên Xô đối với Bắc Việt Nam, và hạn chế thông tin về các sự kiện ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Người Việt Nam đối xử một cách nghi ngờ đối với số chuyên gia dân sự hay quân sự người Nga, đôi khi để cho các mối ngờ vực trở thành mối quan hệ không hữu nghị. Vì vậy chúng làm cho Moskva không biết về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam, và các lãnh đạo Liên Xô thường biết các hoạt động ngoại giao của Hà Nội qua các báo chí hay các hãng tin quốc tế, như trường hợp trao đổi giữa Nixon và Hồ Chủ tịch.

Để tránh sự nhầm lẫn đó, Có quan KGB đã nghiêm túc xem xét việc thiết lập "các mối tiếp xúc mật" để nhận được các thông tin về tình hình Ban lãnh đạo Việt Nam và các mối quan hệ của Việt Nam với Bắc Kinh.

Bất chấp trở ngại đó, người Liên Xô đã giành được một số thắng lợi trong các cố gắng của họ nhằm tăng cường vị thế của mình ở Việt Nam. Một trong số thắng lợi đó là sự thay đổi thái độ của Bắc Việt Nam đối cuộc đấu tranh ngoại giao.

Tháng 1 năm 1970, Phiên họp lần thứ 18 của Đảng Lao động Việt Nam đã thừa nhận mục tiêu đầu tiên của Đảng là sự phối hợp ba biện pháp đấu tranh cho thống nhất đất nước. Lần đầu tiên kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến tranh, Ban lãnh đạo cộng sản đặt các cố gắng ngoại giao và chính trị ngang với cuộc đấu tranh vũ trang. Một giải pháp tương tự cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc Hoà đàm Paris vì thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam.

Các quan chức Liên Xô được tình báo Liên Xô thông báo trước về sự thay đổi thái độ này, coi đó là cố gắng thắng lợi của họ làm giảm bớt lập trường ủng hộ Trung Quốc của Hà Nội.

Một dấu hiệu tích cực khác trong quan điểm của Liên Xô là ngày càng. có nhiều cuộc tiếp xúc giữa Bắc Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng tham gia trên các diễn đàn quốc tế về giáo dục, y tế và văn hoá. Những thay đổi đó cũng như ảnh hưởng của Hà Nội ngày một tăng trong khu vực làm cho các nhà ngoại giao Liên Xô thấy cần phải phối hợp với các đồng minh trong chính sách đối với Việt Nam nhằm buộc chặt Việt Nam vào khối Liên Xô trong các công việc quốc tế.

Tháng 6 năm 1970, Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội đã gửi về Moskva một Bị vong lục phân tích về các khả năng phối hợp như vậy.

Mục đích chính của Bị vong lục khá dài đó là đánh giá các triển vọng bao gồm cả Bắc Việt Nam vào quỹ đạo của Liên Xô, dần dần hướng chính sách của Bắc Việt Nam ra xa Bắc Kinh, song lại gần với Liên Xô, và tăng cường ảnh hưởng của Hà Nội ở Đông Nam Á.

Sứ quán Liên Xô gợi ý nên bao gồm Hà Nội vào các cuộc tư vấn đa bên và đôi bên với các nước xã hội chủ nghĩa đối với một số vấn đề chính trị quốc tế. Liên Xô thấy cần tăng cường các hoạt động của người Bắc Việt Nam ở các lĩnh vực của chính sách đối ngoại như giải trừ vũ khí, tuyên truyền.

Đại sứ quán Liên Xô cũng gợi ý nên tăng cường cung cấp thông tin cho Hà Nội về tình hình nội bộ các nước phương Tây hàng đầu.

Bằng tất cả các biện pháp đó, Bị vong lục nhấn mạnh rằng: "Bắc Việt Nam dần can dự vào công việc của thế giới và tiến hành trao đổi thông tin và hợp tác hoạt động đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa khác trên diễn đàn quốc tế sẽ có ý nghĩa thúc đẩy các quan niệm và đánh giá đúng đắn hơn của người Việt Nam về tình hình thực tế của thế giới, có lợi cho chúng ta (Liên Xô) trước hoạt động đối ngoại của Bắc Việt Nam, tạo quyền lợi cho Liên Xô trên trường quốc tế. Mở rộng tư vấn chính trị với Bắc Việt Nam còn giúp Việt Nam tránh sai lầm trong chính sách đối ngoại, thúc đẩy Việt Nam lập lại mối quan hệ vững chắc với Liên Xô".

Vì vậy trong thời gian từ năm 1964-1965 nhiệm vụ của Moskva là lấp lỗ hổng trong các mối quan hệ giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam mà do sự quá thận trọng của Khơrútsôp gây ra và tăng cường vị trí của Liên Xô ở Việt Nam như là một đối trọng với ảnh hưởng của Trung quốc, vào cuối thập kỷ; Ban lãnh đạo của Liên Xô đã xúc tiến mạnh mẽ một chính sách đối với khu vực.

Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là biến Việt Nam lành một đối tác và là vị trí tiền tiêu của Liên Xô ở Đông Nam Á, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc đóng vai trò như vậy trong những năm 50 mà sau đó phá vỡ quan hệ với hệ thống Xô viết.

Ý tưởng đó thậm chí còn được làm sáng tỏ hơn trong một bị vong lục khác của Đại sứ quán Liên Xô vào năm sau đó, sau Đại hội 24 của Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức ở Moskva.

Các nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội tin rằng: "Hiện nay, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang tăng cường con đường độc lập, khi tiến trình của Đảng đang phát triển, nói chung theo hướng có lợi cho chúng ta, khi Bắc Việt Nam trở thành lực lượng lãnh đạo trong cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương, chúng ta (Liên Xô) sẽ có nhiều khả năng thiết lập một chính sách cho khu vực. Có thể kết luận rằng Đông Dương có thể trở thành một chìa khoá của chúng ta đối với tất cả Đông Nam Á. Hơn nữa, ở khu vực này, cho đến nay không có nước nào để chúng ta dựa vào, trừ Bắc Việt Nam".

Cả hai bị vong lục đều được xếp hạng tuyệt mật duy nhất để khẳng định tầm quan trọng của chúng như là các tài liệu hoạch định chính sách.

Đạt được uy tín cao như vậy ở Bắc Việt Nam nên các nhà lãnh đạo Liên Xô cố tránh để xảy ra nguy hại nào cho chính sách của họ.

Vì vậy, họ luôn bác bỏ áp lực của Washington và xui Hà Nội chấp nhận điều kiện của Mỹ về hoà bình.

Họ tiếp tục cung cấp cho Bắc Việt Nam và các đồng minh của Hà Nội (Giải phóng quân) mọi thứ cần thiết cho cuộc đấu tranh quân sự.

Bất chấp các lời than phiền về sự cứng đầu, ích kỷ hai mặt của người Việt Nam, người Liên Xô không bao giờ rời xa cuộc chiến, vì Việt Nam dần dần trở thành không chỉ là vấn đề tư tưởng mà còn là một vấn đề địa lý chính trị của Điện Kreml.

Sau khi các cuộc thương thuyết được tiến hành ở Paris, Moskva tỉếp tục theo đuổi các mục tiêu của nó ở Việt Nam theo các điều kiện vững chắc hơn.

Lúc đầu, người Liên Xô sợ rằng cuộc chiến tranh có thể lan rộng sang các khu vực khác của Châu Á và thậm chí còn gây đối đầu giũa Mỹ và Liên Xô.

Sau năm 1968, các cuộc Hội đàm ở Paris cho thấy cuộc xung đột chỉ giới hạn trong biên giới cửa Việt Nam chứ không lan rộng ra các nước Đông Dương.

Vì vậy, nó trở nên quan trọng đối với Moskva là ngăn chặn một sự phá hoại các cuộc thương lượng và buộc các bên tham gia vào bàn đàm phán.

Vì vậy vai trò của Liên Xô đã thay đổi.

Khi diễn ra các cuộc đàm phán sơ bộ giữa Mỹ và Việt Nam, Liên Xô tham gia tháo gỡ một số vấn đề bế tắc và làm dễ dàng một Hiệp nghị ngừng ném bom và Hội nghị bốn bên.

Còn khi các cuộc đàm phán bắt đầu, Liên Xô đã giảm bớt các hoạt động của mình.

Đại sứ Liên Xô Zorin đã giải thích lập trường đó trong buổi lễ chào tạm biệt ông Harriman: "Trong giai đoạn đầu của các cuộc thương thuyết chủ đề là cuộc ném bom Bắc Việt Nam, một nước xã hội chủ nghĩa, có quan hệ trực tiếp với Liên Xô về mặt chính trị và ngoại giao, vì vậy Liên Xô có quyền trực tiếp phải bảo vệ nó. Liên Xô phải cung cấp mọi viện trợ cho Việt Nam và Liên Xô đã làm như vậy. Trong một giai đoạn mới của cuộc hoà đàm, chủ đề đầu tiên là Nam Việt Nam, là nước mà Liên Xô không có quan hệ trực tiếp. Liên Xô có quan hệ tốt và hữu nghị với Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nam Việt Nam (FLN), nên Liên Xô rất quan tâm tới các thắng lợi của FLN và sẵn sàng ủng hộ lập trường và tư tưởng chính trị của mặt trận. Tuy nhiên, nền hoà bình trong khu vực chính là vấn đề nội bộ của người Việt Nam cùng với việc giải quyết lực lượng đại diện cho Nam Việt Nam. Vì vậy, hơn lúc nào hết, Mỹ có lý do quan trọng trực tiếp tham gia với người Việt Nam giải quyết vấn đề. Đặc tính của các cuộc thương thuyết đã thay đổi và người Liên Xô có ít lý do để có quyền lợi cụ thể. Vì thực tiễn của tình hình, vai trò của Liên Xô lúc này bị giảm xuống".

Qua lời Đại sứ Zorin, rõ ràng Liên Xô không bỏ quên vai trò của họ trong các cuộc thương thuyết.

Một điều luôn luôn trở thành nguyên tắc làm việc của Moskva là nó không bao giờ thương lượng với người Bắc Việt Nam, còn người Mỹ thì làm như vậy.

Người Liên Xô đã đi theo tiến trình như vậy trong suốt quá trình của các cuộc Hoà đàm ở Paris; tham gia vào các cuộc thương thuyết và vai trò trung gian hoà giải, làm giảm các cố gắng của Washington.

Song Điện Kreml cũng cố gắng không để lỡ cơ hội gây ảnh hưởng ở Paris theo chiều hướng có lợi nhất cho Moskva.

Các nhà cầm quyền Liên Xô đã phân tích mọi bước ngoặt trong chính sách của người Bắc Việt Nam liên quan đến các cuộc thương thuyết để có thể can thiệp hay tránh các vấn đề mà theo họ là đưa đến các kết quả nguy" hiểm.

Các cố gắng của Liên Xô là giữ cho hai bên tiếp tục thương thuyết và tránh các hành động phá hoại tiến trình thương thuyết.

Họ xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng tới thái độ của Bắc Việt Nam như sự chán chường của dân chúng sau nhiều năm chiến trành, các vấn đề nội bộ đang phát triển, sự không nhất quán trong các kế hoạch của chính quyền Nixon, đặc biệt là cách thức cố vấn, ý kiến có lợi cho các cuộc họp ở Paris.

Vì mục tiêu đó, Moskva đã sử dụng một số quan hệ tiếp xúc với các quan chức Việt Nam.

Các cuộc thương lượng cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô - Việt Nam tạo cơ hội quan trọng cho Điện Kreml thể hiện các quan điểm của nó đối với tình hình và thuyết phục Hà Nội chấp nhận ý kiến của họ.

Những cuộc thương thuyết như vậy thường được tổ chức hàng năm, thường vào các chuyến đi của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đến Moskva.

Ví dụ như chuyến đi của ông Phạm Văn Đồng năm 1970 đến thủ đô của Liên Xô, khi Thủ tướng Bắc Việt Nam hỏi liệu Moskva có cố vấn điều gì liên quan tới chuyến đi, Đại sứ Liên Xô Sherbakov đã thể hiện một mong muốn rằng các mặt chính trị của các cuộc thương thuyết cần "xây dựng hơn, toàn diện hơn và thành thật hơn". Ông gợi ý trao đổi các quan điểm về "các biện pháp mới được bổ sung và các thách thức của một giải pháp đối với vấn đề Đông Dương, các hình thức mới gây ảnh hưởng tới Mỹ, tình hình ở Campuchia và Lào". Đại sứ nêu lên hai nguyện vọng đó với lời đảm bảo rằng Việt Nam thì đưa ra các quyết định của mình, còn Moskva luôn sẵn sàng cố vấn cho các bạn.

Các cuộc tiếp xúc ở cấp khác còn có cuộc gặp gỡ giữa các nhà ngoại giao Liên Xô ở nước ngoài với các quan chức Bắc Việt Nam, đầu tiên là ở Hà Nội và Paris.

Các cuộc đàm luận của Đại sứ Liên Xô Sherbakov và các đồng nghiệp của ông với lãnh đạo Hà Nội đặc biệt quan trọng. Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội lớn hơn một phái đoàn ngoại giao ở nước ngoài. Các nhân viên sứ quán có toàn quyền đại diện Chính phủ Liên Xô ở Việt Nam dân chủ cộng hoà. Khi xảy ra một tình thế mà các lãnh đạo Liên Xô ít biết về các thực tiễn diễn biến ở khu vực xa xôi, trừ một số nguyên tắc chung, các nhà ngoại giao Liên Xô không chỉ là người phát ngôn cho Điện Kreml mà còn tham gia vào tiến trình hoạch định các quyết định, mà các Đại sứ quán ở nơi khác không được làm như vậy. Điện Kreml còn tham vấn họ về các vấn đề riêng biệt liên quan đến chính sách đối với Việt Nam.

Nó đặc biệt quan trọng trong khi Bắc Việt Nam, đang trong chiến tranh, trở thành một trọng điểm khát vọng của một số cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Đại sứ Sherbakov gặp gỡ với các nhà cầm quyền Bắc Việt Nam đôi khi không khác với các cuộc thảo luận của họ ở Moskva.

Trong các cuộc gặp gỡ đó, Sherbakov đề cập đến một số vấn đề trong chính sách của Việt Nam, kể cả các cuộc đàm phán với Mỹ.

Ông ta nhận được các thông tin từ các lãnh đạo Bắc Việt Nam về các diễn biến gần đây của các cuộc hoà đàm, ý kiến của ông đối với chúng, đưa ra các đề nghị đối với các hoạt động ngoại giao của Bắc Việt Nam và giải thích về lập trường của Chính phủ Liên Xô.

Trong cuộc trò chuyện với ông Xuân Thuỷ, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt Nam ở Paris tháng 6 năm 1969, Đại sứ Liên Xô đã cố vấn Hà Nội: "Nên tránh bất cứ hành động cực đoan nào, không công nhận cách giải quyết hoàn toàn mang ý nghĩa tuyên truyền, mà cũng không quá nặng vào phương pháp đấu tranh quân sự".

Sherbakov cố thuyết phục người đối thoại với ông rằng: "Trong chiến thuật phối hợp ba cuộc đấu tranh ngoại giao, chính trị và quân sự, phương pháp chính trị và ngoại giao dần dần chiếm lĩnh vị trí quan trọng hơn".

Các cuộc Hoà đàm ở Paris có thể ảnh hưởng tới các sự kiện ở Việt Nam.

Trong khi đó, đồng nghiệp của ông Sherbakov ở Paris, ông V.Zorin đã tiếp xúc với phái đoàn cộng sản Việt Nam ở các hội nghị bốn nước.

Một quy định với các nhà thương thuyết Bắc Việt Nam là gặp Đại sứ Liên Xô và thông báo cho ông ta về hiện trạng các cuộc đàm phán.

Hà Nội không quá nóng vội nghe theo lời cố vấn của các đồng chí Liên Xô, song họ rất cần Liên Xô ủng hộ các hành động của họ, và họ nhận thấy uy tín và sức mạnh của Liên Xô có thể sử dụng tạo tiện lợi cho họ.

Vì vậy, các chuyến viếng thăm của ông Xuân Thuỷ và Lê Đức Thọ đến Sứ quán Liên Xô ở Paris có hai mục đích: thể hiện sự tôn trọng vai trò của Liên Xô trong các cuộc thương lượng, và đổi lại, yêu cầu sự ủng hộ của Liên Xô đối với Bắc Việt Nam.

Vì vậy, từ năm 1969-1972, thường xuyên có các cuộc gặp gỡ giữa các nhà ngoại giao Liên Xô ở Paris và các đoàn đại biểu Cộng sản Việt Nam để thảo luận các diễn biến của các cuộc thương thuyết.

Moskva không chỉ thông báo về các phiên họp chính thức mà còn đề cập đến các nội dung các cuộc gặp riêng giữa ông Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ với Henry Kissinger.

Ví dụ, ngày 16 tháng 3 năm 1970, Kissinger đã gặp Bắc Việt Nam ở Paris để thảo luận bí mật.

Phái viên của Tổng thống đã để nghị một lịch trình chính xác rút lui toàn bộ quân Mỹ trong thời gian mười sáu tháng và cùng xuống thang các hoạt động quân sự ở khắp đông Dương.

Ba ngày sau đó, ngày 19 tháng 3, Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ đã gặp Đại sứ Zorin và thông báo cho ông ta biết về tất cả các chi tiết về cuộc gặp gỡ, chia sẻ cùng viên Đại sứ các tư tưởng của họ trong các cuộc đàm phán: Họ (Việt Nam) lưu ý rằng nếu các cuộc thảo luận không chinh thức không đạt kết quả phá hoại các cơ hội của Đảng Cộng hoà trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, thì họ sẵn sàng kéo dài các cuộc thương lượng nhằm "làm cho các vấn đề trở nên tồi tệ cho Nixon".

Đáp lại, ông Zorin đã nhấn mạnh rằng: "Mặc dù Kissinger đã đưa ra các đề nghị thái quá, nhưng ông ta cũng đưa ra các ý kiến cụ thể về tình hình quân sự".

Khi người Bắc Việt Nam thông báo về việc Kissinger thoả thuận thảo luận cả các vấn đề chính trị lẫn quân sự, ông Zorin cho đó là sự sẵn sàng của Washington ngồi vào đàm phán với Bắc Việt Nam về tất cả các vấn đề, không cần có Sài Gòn, đó là một sự rút lui khỏi lập trường trước đây của Washington. Vì vậy ông Zorin cố gắng nhấn mạnh các mặt tích cực của các cuộc đàm phán nhằm chống lại nguy cơ phá hoại chúng.

Một cuộc thảo luận tương tự như vậy đã diễn ra ở Đại sứ quán Liên Xô sau cuộc họp ngày 4 tháng 4 giữa ông Lê Đức Thọ và Kissinger.

Thật đáng chú ý nếu cuộc thảo luận ngày 19 tháng 3 diễn ra trong sự "thoả thuận chung" thì cuộc thảo luận ngày 6 tháng 4 lại do người Bắc Việt Nam khởi xướng. Lần này ông Lê Đức Thọ đã thông báo cho ông Zorin tất cả các chi tiết về cuộc thảo luận của ông với Kissinger, bày tỏ lòng mong muốn của ông tiếp tục thương lượng mặc dù chưa có sự tiến bộ. Ông Lê Đức Thọ nói rằng "chúng tôi sẽ bình tĩnh chờ đợi".

Người Liên Xô không những quyết tâm giúp đỡ các đồng chí Việt Nam, họ còn lo chuẩn bị lập trường của Bắc Việt Nam trước Liên Hợp quốc. Trong một cuộc họp với đoàn đại biểu Hà Nội, ông Zorin đã nêu vấn đề ông sẽ cần đưa câu hỏi nào với ông Henry Cabot Lodge, lúc đó là trưởng phái đoàn Mỹ ở Paris. Tuy nhiên, Moskva cũng thận trọng không đi quá xa đối với vấn đề này. Họ muốn tránh dính dáng quá nhiều vào các cuộc thương thuyết như vậy để tránh Hà Nội, nghi ngờ họ hành động như là người môi giới giữa Bắc Việt Nam và Mỹ.

Sau năm 1968, Moskva không hề thay đổi chính sách của họ đối với cuộc xung đột ở Việt Nam. Liên Xô vẫn là một diễn viên miễn cưỡng trong cuộc dàn xếp ngoại giao về các vấn đề Việt Nam và luôn đứng đằng sau sân khấu, bất chấp các cố gắng của chính quyền Nixon và sản phẩm của Kissinger gần như bị phá hoại vì sự chống đối mạnh mẽ của Ban lãnh đạo Liên Xô.

Ông Kissinger đã than phiền rằng: "Khoảng mười lần trong năm 1968, trong các cuộc gặp gỡ hàng tháng giữa tôi với ông Dobrynin, tôi đã cố tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô để kết thúc Cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông Dobrynin nói rằng Liên Xô không muốn cuộc chiến tranh tiếp tục, ông chống lại việc leo thang. Tuy nhiên, ông không bao giờ đưa ra một đề nghị cụ thể nào để kết thúc cuộc chiến tranh. Như ông Andrey Alexandrov Agenttov đã nhận xét Điện Kreml vẫn tiếp tục chống lại áp lực của Mỹ nếu nó có thể ngăn chặn được người Mỹ đặt con át chu bài lên bàn, đó là các mối quan hệ của người Mỹ với Trung Quốc. Đầu những năm 70, con bài này đã làm thay đổi các cơ hội của Liên Xô giành thắng lợi trong cuộc chơi, do nó đã thay đổi toàn bộ tình hình thế giới".

<< Chương 8 (TT) | Chương 10 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 905

Return to top