Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21547 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Ilya V. Gaiduk

Chương 8 (TT)

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko, trong bài diễn văn đầu năm 1966, đã khuyến cáo rằng "Liên Xô không thể bỏ quá mọi diễn biến tình hình ở bất cứ khu vực nào trên thế giới". Gromyko nói thêm: "Chính sách không can thiệp công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào của Liên Xô không có nghĩa là Liên Xô bỏ qua và trung lập trước những hành động can thiệp của các nước khác".

Rõ ràng là Liên Xô đã cố ý gán ghép ý nghĩa trên cho khái niệm "can thiệp" theo hệ thống giá trị riêng của mình.

Đồng thời, Gromyko còn tuyên bố thẳng thừng: "Vấn đề biên giới ở Châu Âu đã được giải quyết triệt để và vững chắc. Biên giới quốc gia của bè bạn và đồng minh của chúng ta đều được đảm bảo an ninh như biên giới của riêng chúng ta".

Đây là lời cảnh báo dứt khoát rằng Kreml sẽ không nương tay để bảo vệ các vị trí của Liên Xô ở châu Âu.

Do vậy, khi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc mất quyền kiểm soát tình hình đất nước trong những năm 1967-1968, thì Liên Xô thấy rõ mối đe doạ đối với chủ nghĩa xã hội trong một khu vực kề cận biên giới Liên Xô cũng là mối đe doạ đối với vị trí đại chiến lược của mình.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô coi quan hệ với Tiệp Khắc là một trong những yếu tố chủ yếu trong chính sách Châu Âu của mình và cân bằng lực lượng Đông-Tây. Đặc biệt, theo Trợ lý chính sách đối ngoại Andrei Alexanderov Ageiltov thì ông Breznev coi Tiệp Khắc với Ba Lan, Đông Đức là xương sống của khối Warsawa. Nhưng Tiệp là đồng minh đáng tin cậy và giá trị nhất trong ba nước trên.

Quan điểm này chịu ảnh hưởng các kinh nghiệm chủ quan của các nhà lãnh đạo Liên Xô đặc biệt là của Breznev.

Moskva đã theo dõi chặt chẽ các sự kiện xảy ra ở Tiệp Khắc từ 1967 và đã tiến hành nhiều hoạt động phòng ngừa tình hình bùng nổ nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô không ngờ lại xảy ra một cuộc khủng hoảng có quy mô và tính chất nghiêm trọng như vậy trong mùa xuân và mùa hè 1968. Trong hoàn cảnh đó, Kreml đã cố gắng kiểm soát tình hình bằng mọi phương tiện kể cả hoạt động quân sự.

Kreml đã họp các nước trong khối Warsawa để cùng các nước này thuyết phục các đồng minh Tiệp Khắc kéo lại tình hình theo hướng có lợi cho Liên Xô.

Khi các hoạt động ngoại giao này thất bại vì bị sức ép từ phía những người theo đường lối cứng rắn ở Kreml và lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa khác, Kreml đã sử dụng vũ lực giải quyết tình hình vì họ sợ việc Tiệp Khắc li khai sẽ làm suy yếu vị trí của Liên Xô.

Quyết định can thiệp vào Tiệp Khắc được Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua một cách miễn cưỡng.

Theo các tài liệu hiện được tiết lộ lần đầu tiên, gần như đến phút chót Breznev vẫn không đồng ý thông qua một quyết định hành động như vậy.

Nhưng tầm quan trọng của Tiệp Khắc đối với việc thống nhất phe xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực, cũng như sức ép của các đồng nghiệp đã xoá đi mọi suy tính khác.

Vào đêm 20 và 21 tháng 8, lực lượng vũ trang của năm nước khối Warsawa gồm cả lực lượng của Liên Xô đã xâm lược Tiệp Khắc.

Ngày hôm sau, tờ Pravda đăng bài của hãng TASS viết về "yêu cầu của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc kêu gọi các đồng minh giúp đỡ và đưa quân đội vào lãnh thổ của mình.

Ban lãnh đạo Liên Xô không thể không tính đến bước đi này, có thể gây ra phản ứng ở phương Tây. Đó chính là sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ nước khác, nhưng Liên Xô ngoan cố bám lấy biện giải của mình về nguyên tắc này. Trong khi quyết định can thiệp, Kreml luôn tin rằng sẽ không có phản ứng mạnh mẽ nào xảy ra.

Các nước Tây Âu rõ ràng là không thể chống đỡ được hành động này của Liên Xô, mà chỉ có thể có những biện pháp trả đũa từ phía Mỹ.

Nhưng Washington không thể trả đũa bằng vũ lực vì hai lí do: Trước hết từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới lãnh đạo Mỹ đã thừa nhận Đông và Trung Âu thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô.

Thứ hai là chính quyền Johnson không hề muốn từ bỏ việc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và việc Liên Xô giúp giải quyết cuộc chiến ở Việt Nam, để đáp ứng lại những nguyên tắc quan trọng khác.

Hay nói một cách khác, các chính trì gia Mỹ không thể để những chuẩn mực đạo đức lấn át những hành động chính trị thực tiễn mà họ phải tiến hành.

Từ lâu Washington đã nhận thức rõ hiểm hoạ của việc Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc nhưng trước khi sự việc xảy ra, Chính phủ Mỹ không hề làm gì để ngăn chặn hiểm hoạ đó. Song liệu chính quyền Mỹ muốn ngăn chặn hiểm hoạ đó không? Johnson đã thừa nhận trong hồi kí của mình "Chúng ta không thể làm được gì nhiều ngoài đứng xem và lo ngại".

Ông ta nói vì không có kí kết hiệp ước gì với Tiệp Khắc, những tia hy vọng mong manh để NATO ủng hộ bằng các hoạt động quân sự, chính những người Tiệp Khắc cũng không muốn kháng cự.

Phản ứng chính thức duy nhất của Mỹ đối với hành động xâm lược này là việc Johnson hoãn chuyến thăm Moskva để bắt đầu các cuộc hội đàm về vũ khí chiến lược.

Phản ứng đối với việc Liên Xô vi phạm Luật pháp quốc tế rất yếu ớt. Không có một cuộc thảo luận nào được tổ chức ở Liên Hợp quốc, cũng không có cấm vận trong kinh tế hoặc văn hoá với Liên Xô.

Đối với việc Tổng thống Mỹ huỷ bỏ chuyến thăm Liên Xô, Johnson thực sự muốn đi thăm vì ông ta muốn tô điểm cho ghế Tổng thống của mình bằng một hành động mạnh mẽ cuối cùng nào đó, có thể là một cuộc họp cấp cao với phía Liên Xô nhằm thoả thuận các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí.

Như Clark Clifford đã tường trình, Tổng thống Mỹ "không muốn từ bỏ mục tiêu to lớn cuối cùng của mình và tìm mọi cách tránh huỷ bỏ đó".

Tuy nhiên, sau khi tuyên bố huỷ bỏ chuyến viếng thăm nói trên, Johnson đã nhiều lần đề cập lại ý tưởng về một chuyến thăm Moskva.

Ngay khi cuộc xâm lược của Liên Xô đã trở thành một việc đã rồi, Mỹ đã biến Tiệp Khắc thành lợi thế mặc cả trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong quan hệ Xô-Mỹ.

Ngày 17 tháng 9, chính quyền Mỹ thông báo kín cho phía Liên Xô biết rằng "Họ có thể giảm sức ép ở Tiệp Khắc bằng các cuộc Hội đàm về Trung Đông".

Rõ ràng là Washington có thể sử dụng các chiến thuật tương tự trong đàm phán với Việt Nam.

Trong khi phương Tây không chống lại hành động xâm lược Tiệp Khắc của Liên Xô, thì ở phương Đông, Kreml được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hà Nội vì Liên Xô đã nỗ lực bảo vệ sự thống nhất của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Việc Bắc Việt Nam đồng ý ủng hộ cuộc xâm lược này thể hiện một bước ngoặt quyết định đối với Liên Xô nhưng là một đòn mạnh mẽ đánh vào Bắc Kinh.

Các tờ báo hàng đầu của Bắc Việt Nam không những chỉ đăng toàn văn tuyên bố của TASS về việc quân đội khối Warsawa tiến vào lãnh thổ Tiệp Khắc, mà còn phụ hoạ các lập luận của Liên Xô biện minh cho hành động nói trên với tuyên bố rằng: "Đó là hành động được tiến hành vì mục đích cao cả".

Khi Bắc Kinh phát động chiến dịch rộng lớn phản đối hành động xâm lược của Liên Xô, thì sự ủng hộ của Bắc Việt Nạm đã nhanh chóng được chú ý và đánh giá cao ở Moskva.

Nhân dịp kỷ niệm hai mươi ba năm thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một bài bình luận của tờ Pravda-luôn phản ánh quan điểm chính thức của Chính phủ, với nhan đề "Nhân dân Việt Nam anh hùng" và thừa nhận quan điểm của Hà Nội đối với cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc rằng: "Nhân dân Việt Nam, qua kinh nghiệm của riêng mình, tin tưởng vào sức mạnh vĩ đại của tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. Nước của Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ủng hộ hành động của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Nhân dân lao động Việt Nam đang tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống đế quốc và luôn thấy rõ những hoạt động đen tối, nhơ bẩn chống các nước xã hội chủ nghĩa của chúng".

Việc Hà Nội công khai ủng hộ Moskva là một dấu hiệu tích cực đối với các nhà lãnh đạo Liến Xô để định hướng, đánh giá chính sách của Bắc Việt Nam ngày càng liên minh chặt chẽ hơn với Liên Xô và độc lập hơn với Trung Quốc.

Nhưng dẫu sao thì Hà Nội cũng sẵn sàng bỏ qua ý kiến của "nước láng giềng phía Bắc vĩ đại của mình", nên Kreml rất hài lòng vì những ảnh hưởng ngày càng tăng đối với chính sách của Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề hội đàm.

Do đó, Moskva đã vội vã đáp lại biểu hiện mới về lòng trung thành của Việt Nam bằng cách thúc đẩy thắng lợi của các cuộc Hội đàm ở Paris ngay khi sự kiện Tiệp Khắc đã dẹp yên vào cuối tháng 9.

Trong tháng 9, các cuộc Hội đàm Bắc Việt Nam Mỹ đã có bước tiến nhất định.

Sau nhiều tháng hè dài đàm phán không có kết quả, dù đã có các cuộc trao đổi chính thức, công khai hay có các cuộc họp kín giữa Cyrus Vance và Hà Văn Lâu, hoặc đã có các cuộc hội đàm bí mật cấp cao giữa Harriman và Lê Đức Thọ tại một trong nhũng "nhà an toàn" thiết kế riêng cho những cuộc gặp gỡ như vậy, nhưng cũng chỉ có những thay đổi nhỏ trong lập trường không khoan nhượng của các nhà đàm phán Hà Nội.

Harriman và Vance đã nhanh chóng nhận thấy điều này.

Ngày 17 tháng 9 tại Washington, Harriman đã nói với Tổng thống Mỹ rằng theo ông ta thì đoàn đại biểu của Hà Nội tại Paris "rất nghiêm túc tạo ra những bước tiến triển", Vance khẳng định ý kiến này của Harriman khi ông trở lại Mỹ và gặp Johnson ngày 3 tháng 10. Vance dự đoán rằng "phía Bắc Việt Nam có thể cho là tình hình quân sự của họ có thể suy giảm trong những tháng tới".

Vào lúc phía Nam Việt Nam đang nhận được những khối lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh và tỏ ra ngày càng tự tin, "Hà Nội có thể muốn giải quyết tình hình càng sớm càng tốt".

Mặc dù có ý kiến lạc quan như vậy, Johnson vẫn hoài nghi về triển vọng gần để đạt được tiến bộ trong hội đàm. Tuy nhiên, các cuộc họp bí mật diễn ra liên tiếp giữa các nhà đàm phán chủ chốt của hai phía cũng không phải là hoàn toàn không có kết quả.

Harriman và Vance xác định quan điểm của Mỹ dựa trên ba vấn đề cơ bản và những điểm này đã được làm sáng tỏ vào mùa hè năm đó. Mỹ sẵn sàng chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam, nếu tổ chức ngay các cuộc hội đàm nghiêm túc có sự tham gia của các đại diện chế độ Sài Gòn, và nếu Hà Nội đồng ý không xâm phạm khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt Nam.

Nhưng Washington không thể duy trì ngừng ném bom nếu phía Bắc Việt Nam và Việt cộng tiến hành tấn cống quy mô lớn chống phía Nam Việt Nam ở các thành phố như Sài Gòn, Huế hoặc Đà Nẵng.

Các đại biểu phía Bắc Việt Nam dường như đã sẵn sàng chấp nhận quan điểm của Mỹ về khu phi quân sự và các cuộc tấn công các thành phố chính của Nam Việt Nam. Chí ít họ cũng thể hiện sự thông hiểu các quan tâm của Mỹ về những vấn đề này. Nhưng việc đưa cả chế độ Sài Gòn vào bàn đàm phán đã thực sự trở thành trở ngại lớn.

Vance đưa vấn đề này ra khi trao đổi với Valentin Oberemko, thái độ của phía Bắc Việt Nam đối với vấn đề này "hoàn toàn không thực tế".

Trong buổi gặp gỡ Oberemko ngày 21 tháng 9, Vance thúc giục Chính phủ Liên Xô gây sức ép đối với Hà Nội nhằm làm cho Bắc Việt Nam nhận thấy rõ ràng họ đang bám giữ một lập trường không thực tế và hoàn toàn vô lí "đối với việc ngăn cản chế độ Sài Gòn tham gia quá trình đàm phán".

Vance lưu ý Oberemko rằng Mỹ phản đối Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tham gia các cuộc hội đàm, mặc dù dư luận chung đều phản đối.

Vance nhấn mạnh: "Các nhà đàm phán đang "ở một thời điểm quan trọng" và cơ bản là Liên Xô phải sử dụng ảnh hưởng của mình ở thời điểm này để giúp chúng ta vượt qua những cản trở và tiến lên".

Oberemko hứa sẽ chuyển tải các quan điểm này về Moskva nhưng lại chất vấn liệu đưa các đại diện Sài Gòn vào hội đàm có là trở ngại chính cho các cuộc đàm phán nghiêm túc không.

Vance trả lời là có, vì tất cả các vấn đề khác làm Việt Nam không phản đối.

Sau khi tham kiến Harriman, để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này, Vance đã gửi một bức thư cho Oberemko chỉ rõ rằng đối với Mỹ, không thể tính đến việc chấm dứt ném bom mà không có các đại diện chính quyền Sài Gòn tham gia vào các cuộc Hội đàm ở Paris.

Đồng thời, các nhà đám phán Mỹ yêu cầu Rusk xem xét lại công thức của Mỹ đối với việc tham gia của chế độ Sài Gòn.

Đoàn Mỹ đã tuyên bố với phía Bắc Việt Nam rằng việc hiểu rõ vấn đề thiết yếu này "có thể là một yếu tố chính trong việc tạo thuận lợi đi đến quyết định chấm dứt ném bom".

Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ không hài lòng với lối nói đó. Họ e ngại điều này còn có thể bao hàm các nhân tố khác nữa. Oberemko cũng nghĩ như vậy.

Harriman và Vance kết luận rằng các chỉ thị của Washington đã hướng dẫn cho các sứ giả của mình ở Paris là "quá hẹp hòi" và cần phải mở rộng hơn nữa, thay cách diễn đạt về công thức cũ nói trên nhằm làm rõ nghĩa câu "hiểu rõ về vấn đề này có thể là một nhân tố chính tạo điều kiện thuận lợi đi đến quyết định chấm dứt ném bom.

Các đại diện Mỹ yêu cầu rằng cách diễn giải mới này phải được thực hiện càng sớm càng tốt, vì họ hy vọng sẽ đạt được một phản ứng tích cực từ phía Hà Nội về vấn đề này.

Tuy nhiên, phía Bắc Việt Nam trong nhiều tuần lễ không trả lời về vấn đề chế độ Sài Gòn tham gia đàm phán.

Trong khi đó, Moskva cố vận động hậu trường để giải quyết vấn đề này: Moskva rõ ràng đại diện cho phía Bắc Việt Nam, cho nên khi thăm Mỹ đầu tháng 10, Gromyko đã chất vấn Rusk liệu thoả thuận về việc đưa cả đoàn của nguỵ Sài Gòn vào bàn đàm phán có lẽ là điều kiện tiên quyết cần thiết để đi đến việc chấm đứt ném bom hay không và liệu có thể thay thế Thiệu và Kỳ bằng những người khác có thể chấp nhận đối với Hà Nội như là một thoả hiệp được không.

Tuy nhiên, Gromyko nhấn mạnh rằng câu hỏi của ông ta không hàm ý chính trị mà chỉ là một câu hỏi đơn thuần, nhưng rõ ràng là theo gợi ý của Hà Nội lòng căm thù đối với "lũ bù nhìn của Mỹ" là lý do tại sao Hà Nội từ chối không đồng ý cho chế độ Sài Gòn tham gia hội đàm.

Cuối cùng thì với những tác động của Liên Xô, Bắc Việt Nam đã thay đổi thái độ.

Ngày 9 tháng 10, trong lúc nghỉ giải lao uống trà, sau khi Harriman và Vance khẳng định việc đưa các đại điện của Chính phủ Nam Việt Nam vào đàm phán là "hoàn toàn không thể thay đổi được" , Xuân Thuỷ và Lê Đức Thọ đã thông báo với phía Mỹ rằng Bắc Việt Nam sẵn sàng đàm phán chủ đề này trong một cuộc họp kín.

Hai ông nói thêm rằng điều cần thiết liên quan đến vấn đề này cần có "thiện chí và suy nghĩ nghiêm túc" thì hai ông sẵn sàng.

Khi cuộc họp kín được tổ chức tại một "nhà an toàn" do CIA bố trì ở ngoại ô Paris, các đại diện Bắc Việt Nam đã chất vấn phía Mỹ ràng liệu Mỹ có chấm dứt ném bom hay không nếu Hà Nội đồng ý để Chính phủ Sài Gòn tham gia hội đàm.

Harriman lảng tránh trả lời trực tiếp câu hỏi trên hứa sẽ báo cáo về Washington.

Báo cáo của Harriman đã gợi lên hy vọng ở Washington như Lyndon Johnson đã viết: "Băng giá bắt đầu tan".

Nhưng chính quyền Mỹ thận trọng không vội đẩy đến một bước đi quyết định.

Washington tham khảo ý kiến các Đại diện Mỹ ở Sài Gòn là Đại sứ Ellsworth Bunker và Tướng Crerghton Abrams-Tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam.

Cả hai ông này đều đồng ý với ý kiến phải nói cho Bắc Việt Nam biết rằng Chính phủ Mỹ sẵn sàng sớm định một ngày để chấm dứt hoàn toàn các cuộc tấn công chống Bắc Việt Nam.

Ngày hôm sau, đồng nghiệp của Vance trong Đại sứ quán Liên Xô là Oberemko đã đưa cho Vance một bức điện khẩn của Moskva, nội dung nói rằng nếu Mỹ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam, Hà Nội sẽ đồng ý cho Chính phủ Sài Gòn tham gia đàm phán ngay tức khắc.

Một lần nữa Washington tỏ ra thận trọng.

Johnson và Rusk muốn có sự khẳng định trực tiếp từ phía Moskva.

Ngày 13 tháng 10, Rusk gặp Dobrynin và đưa cho ông ta nội dung bức điện mà Oberemko chuyển hôm trước.

Ông nói với Đại sứ Liên Xô rằng chính quyền Mỹ muốn biết đích xác nguồn gốc bức điện.

Rusk cho rằng một mặt có thể ông Oberemko chỉ muốn nhắc lại bức điệu nào đó nhận được từ phái đoàn Bắc Việt NamParis.

Mặt khác có thể ông ta đã hành động theo chỉ thị của Chính phủ Liên Xô chăng.

Rõ ràng là Washington muốn có thêm sự bảo đảm từ phía Moskva.

Ngày hôm sau, Dobrynin chuyển lời đáp của Chính phủ Liên Xô cho phía Mỹ: "Ngài tham tán của chúng tôi (ông Oberemko) đã thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ Liên Xô.

Sự thể hiện thiện chí mới của phía Bắc Việt Nam, mà chúng tôi nói ở đây, đang tạo ra khả năng thực tế đạt được những tiến bộ nhanh chóng theo hướng này".

Khi nhận được khẳng định từ Moskva, Johnson họp các thành viên nội các và các cố vấn để tham khảo ý kiến về các bước đi tiếp theo.

Washington chỉ thị cho Harriman và Vance thông báo cho Hà Nội biết rằng phải bắt đầu trong vòng hai mươi bốn giờ sau khi ngừng ném bom.

Nhưng sau sự khởi đầu đáng hứa hẹn này, tiến trình hoà bình lại bế tắc; lần này không những do phía Bắc Việt Nam cản trở mà chủ yếu vì phía Nam Việt Nam phản đối.

Xuân Thuỷ nói với Vance rằng "yêu cầu ngay tiếp theo" của Washington là phi thực tế vì mặc dù các sứ giả của Hà Nội sẵn sàng gặp gỡ đoàn Mỹ, nhưng họ không thể đảm bảo sự hiệu diện của đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng chỉ trong một thời gian gắn như vậy.

Đối với Sài Gòn, triển vọng đàm phán với một kẻ thù như Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, là cái cớ để trì hoãn đàm phán.

Mặc dù bi quan trước thất bại ở Sài Gòn và Paris, Johnson không hề mất hy vọng.

Rusk gửi một bức điện cho Trưởng đoàn đàm phán Mỹ ở Paris chỉ thị không cố ép về điều kiện "ngày tiếp theo" mà nên đổi thành "trong hai hoặc ba ngày sau khi ngừng ném bom". Đồng thời Rusk sẽ gặp Dobrynin để thuyết phục chính quyền Liên Xô về tầm quan trọng phải đạt được thời gian dừng ngắn nhất giữa việc ngừng ném bom và bắt đầu đàm phán.

Dobrynin hứa sẽ báo cáo ngay việc này về Moskva.

Đối với chính quyền Johnson, việc thuyết phục được Sài Gòn đồng ý ngồi vào bàn đàm phán còn khó khăn hơn nhiều.

Trong khi Hà Nội tích cực tiến tới một giải pháp vì đã thấy thắng lợi có thể đạt được trong bầu cử Tổng thống của Nixon năm 1968 và, tình hình bất ổn trong quá trình chuyển giao chính quyền ở Washington, thì ngược lại Sài Gòn lại cho rằng nếu Johnson thất cử và Nixon thắng cử, chính quyền của Đảng Cộng hoà có thể sẽ quan tâm hơn tới nhu cầu của các đồng minh Nam Việt Nam và nỗ lực hơn để đi đến một giải pháp có thể chấp nhận được đối với Sài Gòn.

Với những hy vọng được sự ủng hộ từ một số thành viên trong nội các của Nixon, Thiệu từ chối hợp tác với Johnson và cố ý cản trở quá trình đàm phán.

Hạ tuần tháng 10 là một giai đoạn đàm phán căng thẳng ở Paris để giải toả một số bế tắc giữa các bên tham chiến.

Một trong những bên tích cực nhất trong vở bi kịch này là Liên Xô.

Ngoài việc luôn thấy rõ mối hiểm hoạ đổ vỡ trong quá trình hội đàm, các nhà lãnh đạo Liên Xô còn thấy rõ triển vọng thắng cử của Nixon. Theo quan điểm của Moskva, Nixon là người quá khó đánh giá trước được.

Liên Xô muốn đạt được một hiệp định giữa Washington và Hà Nội trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vì vậy, Moskva đã can thiệp vào tất cả những vấn đề có thể làm chậm hoặc thậm chí làm gián đoạn tiến trình ký kết hiệp định.

Kreml chỉ thị cho các quan chức ngoại giao Paris, Washington và Hà Nội nghiên cứu tìm kiếm khả năng thoả hiệp giữa các bên đàm phán.

Các nhà lãnh đạo Xô viết đã dính líu sâu vào cuộc đàm phán, thúc đẩy Mỹ và Bắc Việt Nam đưa ra những nội dung cơ bản cho hiệp định cuối cùng.

Các quan chức Mỹ còn được thông báo rằng Chính phủ Liên Xô đã chỉ thị cho giới báo chí Xô viết đặt các tin viết về Việt Nam ở vị trì thật thấp nhằm đạt được thế chủ động đối với Hà Nội ở Hội nghị Paris.

Một cản trở mới giữa Washington và Hà Nội sau cản trở về việc tham gia của Nam Việt Nam đó là khoảng thời gian cần thiết từ lúc tuyên bố ngừng ném bom đến khi bắt đầu đàm phán.

Mỹ khăng khăng đòi khoảng thời gian đó không quá ba hoặc bốn ngày Bắc Việt Nam đề nghị phải "một vài tuần" mới đủ để Mặt trận dân tộc giải phóng phái đại diện của mình đến thủ đô Paris.

Khi các bên vẫn khăng khăng giữ quan điểm đã tuyên bố thì người Mỹ lại "gõ cửa" Liên bang Xô viết.

Ngày 18 tháng 10, Harriman và Vance gặp Oberemko để thuyết phục Moskva tham gia vào việc định ngày cho cuộc đàm phán.

Sau khi nghe tóm tắt về tình trạng cuộc đàm phán, Oberemko cho rằng cả hai bên Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà đều nhấn mạnh quá mức về tầm quan trọng của thời gian ngừng đàm phán. Ông ta nói: "Nên có cách đi đến thoả hiệp".

Sau khi đã có sụ đồng ý kéo dài thời gian ngừng đàm phán từ hai tiếng lên hai hoặc ba ngày thì người Mỹ không thoả hiệp nữa.

Harriman và Vance khuyên rằng: "Cách tốt nhất là cả Oberemko và Liên Xô hãy dùng ảnh hưởng của mình để buộc Bắc Việt Nam" đưa ra ngày cụ thể cho các cuộc hội đàm "quan trọng".

Trong khi Oberemko báo cáo về xin chỉ thị Moskva và Moskva đang cố gắng tìm cách thuyết phục Hà Nội thì một số vấn đề mới lại nẩy sinh. Cơ cấu đàm phán sắp tới và sự cần thiết ra thông cáo chung về Hiệp định giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Người Mỹ đề nghị đàm phán "hai bên, bốn phái", nghĩa là Mỹ và Sài Gòn đại diện cho "bên chúng tôi", Việt Nam dân chủ cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng đại diện cho "bên các ngài".

Bắc Việt Nam phản đối đề nghị này và kiên quyết giữ quan điểm Hội nghị "bốn bên".

Washington không đồng ý với công thức "bốn bên" vì "bốn bên" có nghĩa là mặc nhiên công nhận Việt cộng là một lực lượng độc lập và có chủ quyền, ngang hàng với Sài Gòn.

Hơn nữa, phái đoàn Hà Nội đề nghị ra một thông cáo đặc biệt, công khai hoặc bí mật, trong đó, Mỹ phải chấp nhận ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam vô điều kiện.

Chính quyền Johnson lại càng tránh đề nghị trên của Hà Nội, vì chấp nhận ngừng ném bom vô điều kiện là một đòn sấm sét giáng vào uy tai nước Mỹ và như vậy, rõ ràng là Bắc Việt Nam sẽ giành được lợi thế, vì ngay từ đầu cuộc chiến, Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán với "bọn xâm lược Mỹ" chỉ sau khi Mỹ ngừng ném bom vô điều kiện.

Oberemko gặp Vance vào ngày 22 tháng 10.

Rõ ràng là Oberemko rất quan tâm đến tiến triển của cuộc đàm phán, đặc biệt là sau khi ông nhận thấy rằng Bắc Việt Nam "cảm động" và "nghi ngờ" vì cuộc gặp riêng của người Nga với người Mỹ.

Song Oberemko vẫn cố gắng làm giảm căng thẳng và đảm bảo với Vance rằng sở dĩ Bắc Việt Nam có thái độ như vậy đơn giản là do hiểu nhầm qua phiên dịch.

Oberemko nói rằng ông ta đã từng bị hiểu nhầm trong tiếp xúc với Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Quay sang vấn đề có tính chất nghiêm trọng hơn, Oberemko nói với Vance rằng cần phải có một "bên thứ ba" để cố gắng giải quyết tình hình bằng cách đưa ra "một giải pháp chung phù hợp".

Với lời lẽ như vậy, ông ta ngầm tự cho phép Liên bang Xô viết đảm trách vai trò trung gian giữa hai bên, trong đó Oberemko "với vai trò đại diện cho Chính phủ Xô viết đưa ra những lời khuyên chung", đề nghị Mỹ ngừng ném bom vào ngày 24 hay 25 và đại diện của bốn bên tham chiến sẽ gặp nhau vào ngày mồng 1 hoặc mồng 2.

Rõ ràng là Liên Xô đã đưa ra một giải pháp thoả hiệp vừa phù hợp với yêu cầu của Mỹ "hai hoặc ba ngày" vừa thoả mãn đòi hỏi của Việt Nam "một vài tuần" cho thời gian ngừng đàm phán.

Đề cặp đến thông cáo chung.

Oberemko nói: "Đó không phải là trách nhiệm của Chính phủ Xô viết tuy nhiên, Việt Nam dân chủ cộng hoà và Mỹ nên đạt được sự hiểu biết lẫn nhau bằng văn bản hoặc thoả thuận miệng".

Về cơ cấu đàm phán, Oberemko đề nghị gọi đích danh tên bốn đoàn đàm phán chứ không dùng từ "bên" như vậy sẽ phù hợp với cả công thức của Mỹ và của Bắc Việt Nam.

Cuộc đàm thoại giữa Oberemko với Vance đã chứng minh vai trò của Liên Xô là hỗ trợ cho cả hai bên đạt được hiệp định chứ không trực tiếp tham gia đàm phán với trách nhiệm và nghĩa vụ.

Một vấn đề đáng lưu ý là trong khi khẳng định vai trò "bên thứ ba", Oberemko nhấn mạnh ông ta làm việc đó là theo "chỉ thị" của Chính phủ Liên Xô, có nghĩa là chính Liên Xô sẽ quyết định những vấn đề cần đến vai trò tham gia của Moskva.

Oberemko tuyên bố: "Liên Xô đang cố gắng để đạt được một hiệp định trên nguyên tắc".

Đồng thời, Oberemko còn nói rõ rằng Kreml mong muốn có một giải pháp toàn bộ.

Ông ta yêu cầu chuyển đề nghị này về Washington càng sớm càng tốt và gợi ý Vance cần quan tâm một vấn đề cần thiết đó là việc phái đoàn Mỹ phải tiến hành hội đàm với Bắc Việt Nam ngay sau khi có lệnh từ Washington.

Oberemko giải thích: "Từ sau cuộc gặp gần đây nhất với Bắc Việt Nam, chúng tôi không thể đưa ra sáng kiến cho cuộc gặp riêng rẽ sắp tới với Bắc Việt Nam".

Trong bức điện báo cáo về Washington, Harriman và Vance đề nghị chấp nhận về nguyên tắc giải pháp do Liên Xô đưa ra.

Trong cuộc gặp tiếp theo, Oberemko nói với Vance rằng ông đã trao đổi với Bắc Việt Nam những vấn đề mà ông đã đề cập với Vance trong lần gặp trước.

Theo ý Oberemko, phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà đồng ý với công thức do Liên Xô đưa ra, chỉ đơn giản gọi tên bốn phái đoàn tham gia đàm phán. Họ cũng chấp nhận thời gian ngừng đàm phán do Liên Xô đưa ra.

Nhưng phái đoàn đàm phán Hà Nội kiên quyết đòi ngừng ném bom hoàn toàn vô điều kiện, Oberemko còn thổ lộ với Vance rằng ông ta đã thuyết phục Hà Nội không đòi hỏi một thông cáo chung về hiệp định giũa Mỹ và Bắc Việt Nam, đây là một bước tiến tới thoả hiệp.

Nhưng Hà Nội vẫn khăng khăng đòi một văn bản bí mật.

Kết thúc buổi đàm đạo với Vance, Oberemko nói rằng Đại diện Việt Nam dân chủ cộng hoà "rất coi trọng diễn biến trong hai mươi tư giờ qua" có ý khẳng định thoả hiệp cuối cùng của các bên đàm phán đã hy vọng trong tầm tay.

Các cuộc đàm phán về những vấn đề cơ bản tiếp tục diễn ra cho đến ngày 27 tháng 10.

Liên Xô thường can thiệp trong suốt thời gian này cố gắng hoà giải quan điểm của hai bên.

Họ thậm chí gợi ý các bên đưa rá giải pháp thoả hiệp, và còn tác động đến cả cấp cao nhất.

Trong một cuộc đàm đạo với Vance, Oberemko tiết lộ rằng Chính phủ Xô viết "quan tâm sâu sắc đến việc tìm kiếm một giải pháp" và rằng chính ông ta "đang thi hành chỉ thị của Chính phủ Xô viết".

Để hỗ trợ cho "những lời tâm tình" của Oberemko với Vance, ngày 25 tháng 10 Kosygin đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Johnson bày tỏ mối quan tâm và băn khoăn vì chưa đạt được hiệp định.

Thủ tướng Liên Xô thúc giục Mỹ phải có một quyết định sớm đối với "các chi tiết không quan trọng, những chi tiết không có ý nghĩa gì trên thực tế".

Không nghi ngờ gì nữa, lá thư này không chỉ nói lên ý đồ của Liên Xô muốn thuyết phục Mỹ từ bỏ các đòi hỏi của mình mà còn là một sự thị uy của Moskva đến Tiến trình đàm phán Paris.

Ngày 27 tháng 10, hai ngày sau khi Kosygin gửi thư cho Harriman và Vance báo cáo về Washington rằng Bắc Việt Nam đã chịu từ bỏ tất cả những đòi hỏi không mang tính quyết định và đề nghị Mỹ chấm dứt ném bom vào ngày 30 tháng 10 và bắt đầu đàm phán giữa Mỹ, Việt Nam dân chủ cộng hoà, Sài Gòn và Mặt trâu Dân tộc giải phóng vào 3 tháng 11.

Khi nhận được báo cáo này, Johnson đã triệu tập các cố vấn đến để phân tích đánh giá tình hình.

Rusk nhận xét Bắc Việt Nam "đã có bước đi quan trọng".

Rusk nói với Tổng thống rằng: "Nếu có mười bước đi quan trọng đối với chúng ta thì họ tiến hành được tám, ta chỉ có hai".

Rusk và các cố vẩn khác đã hướng tổng thống chú ý đến vai trò to lớn của Moskva trong quá trình đám phán.

Song, Tổng thống Johnson vẫn hoài nghi và ông quyết định phải thông báo đầy đủ cho Liên Xô ba vấn đề cơ bản liên quan đến điều kiện ngừng ném bom của Mỹ.

Mặc dù Rusk đảm bảo với Tổng thống rằng các quan chức Mỹ đã nhiều lần nêu vấn đề này ra với phía Liên Xô trong các lần gặp gỡ, nhưng Johnson vẫn không hài lòng.

Tổng thống muốn Moskva đảm bảo rằng Hà Nội sẽ tôn trọng tất cả các điều khoản liên quan đến khu phi quân sự và các thành phố Nam Việt Nam.

Tổng thống nghi ngại, "Liệu Liên Xô có thực sự cho rằng Hà Nội sẽ tôn trọng? Họ có hiểu rằng nếu khu phi quân sự và các thành phố Nam Việt Nam không được tôn trọng thì chúng ta sẽ ném bom trở lại? Hãy buộc Liên Xô phải đảm bảo với chúng ta rằng Chính phủ Việt Nam Cộng hoà sẽ được chấp nhận".

Johnson quyết định sẽ khẳng định lại quan điểm của Mỹ cho Liên Xô biết.

Với mục đích đó, Tổng thống đã triệu Dobrynin đến và trao cho ông ta một ván bản trong đó phân tích khá chi tiết những điều kiện này của Washington.

Tổng thống đề nghị Liên Xô chuyển các điều kiện này của Washington đến Bắc Việt Nam "nhằm tránh bất kỳ sự trả giá nào vì bị lừa gạt và sự mạo hiểm nào do hiểu lầm".

Ngày hôm sau, Johnson nhận được câu trả lời của Moskva trong đó nói rõ rằng Bắc Việt Nam đang làm mọi việc để đạt được hiệp định và vì vậy bất kỳ sự nghi ngờ nào về quan điểm của Hà Nội cũng đều "không có căn cứ".

Johnson còn yêu cầu phái đoàn Mỹ ở Paris phải có báo cáo tường trình để xem họ có hiểu rõ quan điểm của Hà Nội hay không.

Harriman và Vance báo cáo với Tổng thống rằng họ đã nếu vấn đề khu phi quân sự và không tấn công vào các thành phố lớn cùng quan điểm của Mỹ mong muốn.

Việt Nam dân chủ cộng hoà đáp ứng hai vấn đề này trong mười hai cuộc họp kín. Họ đảm bảo chắc chắn với Johnson rằng công thức nêu trong tuyên bố của phía Mỹ "hoàn toàn phù hợp" với chỉ thị của Washington.

Ngoài ra, Harriman và Vance đã đề cập vấn đề khu phi quân sự và tấn công vào các thành phố lớn trong bốn cuộc họp với đại diện Xô viết ở Paris. Phía Mỹ nói với người Nga rằng Mỹ sẽ ném bom trở lại nếu Việt Nam dân chủ cộng hoà không tôn trọng những vấn đề đã cam kết.

Từ đó, đại diện người Nga thường xuyên và định kỳ gặp gỡ phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, chắc chắn là Bắc Việt Nam đã hiểu được những ý chính của phía Mỹ do Liên Xô truyền đạt lại.

Trong bản báo cáo, các Sứ giả Mỹ ở Paris đã khẳng định một cách chắc chắn rằng: "Việt Nam dân chủ cộng hoà sẽ thi hành những gì chúng ta đã yêu cầu họ là tôn trọng khu phi quân sự và không tấn công vào những thành phố lớn.

Mặc dù hiện tại chúng ta không nhận được sự đảm bảo trực tiếp rằng Việt Nam dân chủ cộng hoà sẽ tôn trọng các đề nghị của chúng ta-song, chúng ra tin tưởng rằng họ hiểu rõ những gì chúng ta muốn".

Tuy nhiên, Harriman và Vance cũng dự kiến một tình huống xấu: "Nhiều khả năng sẽ có một số vi phạm nhỏ như chuyển một số lượng quân và trang thiết bị không đáng kế qua khu phi quân sự".

Nhưng họ tin tưởng rằng những vi phạm xảy ra như vậy sẽ được giải quyết thoả đáng trong bối cảnh chung.

Mặc dù còn những trục trặc này, song, Johnson vẫn hài lòng với tất cả những lời đảm bảo mà ông ta đã nhân được.

Điều làm ông ta thất vọng là sự không thoả hiệp của đồng minh, từ khi Sài Gòn từ chối đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng, nguy cơ đe doạ phá vỡ thoả hiệp của người Mỹ càng lớn: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phớt lờ tất cả sự cảnh báo và đe doạ của Washington và viện hết lý do này đến lý do khác để trì hoãn đàm phán với đối phương. Thậm chí, bức điện riêng của Johnson cũng không lay chuyển được quan điểm của Sài Gòn.

Washington đã tự thấy một viễn cảnh đen tối.

Trong nhiều tháng, Washington đã cố gắng tìm cách buộc Hà Nội phải nhượng bộ về vấn đề chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán và về một hiệp định, ít nhất thoả thuận ngầm cũng được gồm các điều khoản chắc chắn đảm bảo an ninh cho Nam Việt Nam sau khi Mỹ ngừng ném bom.

Cuối cùng, khi Bắc Việt Nam đã chịu nhượng bộ thì cản trở chính trong việc giải quyết vấn đề lại do phía chính quyền Sài Gòn gây nên.

Johnson chờ phản ứng tích cực của Nguyễn Văn Thiệu trong nhiều ngày.

Ngày bắt đầu đàm phán mồng 2 tháng 11 phải lùi lại đến mồng 4 tháng 11.

Không thể ngừng cuộc đàm phán vô thời hạn.

Tổng thống bị sức ép mạnh mẽ không chỉ từ phía Bắc Việt Nam mà còn từ phía Moskva, nơi mà theo các quan chức ngoại giao Xô viết ở Paris nói, Thủ tướng Kosygin "đang chờ đợi tin đàm phán".

Mặt khác, các cố vấn thân cận còn thúc giục Tổng thống xúc tiến, không cần biết Sài Gòn có chấp nhận hay không.

Tuy vậy, Tổng thống vẫn kiên quyết từ chối và ngày bầu cử Tổng thống 5 tháng 11 đang đến gần làm cho Tổng thống càng mong muốn tiến hành đàm phán.

Cuối cùng, Tổng thống quyết định đơn phương hành động.

Tám giờ tối ngày 31 tháng 10, một mệnh lệnh được gửi cho lực lượng không quân và hải quân ngừng toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam trên không và trên biển. Chậm nhất trong vòng mười hai tiếng đồng hồ lệnh này phải được thực hiện. Đồng thời Tổng thống tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia nhấn mạnh rằng cuộc Hội đàm Paris sẽ được tổ chức vào tuần sau.

Đối với Nam Việt Nam, Johnson nói, Chính phủ Sài Gòn được "tự do tham gia đàm phán".

Kể từ khi bắt đầu cuộc đàm phán tháng 5 năm 1968 đến nay, đây là kết quả đáng mừng sau nhiều lần thảo luận ở Paris cũng như ở Washington ở Hà Nội và ở Moskva.

Liên Xô rất hài lòng với những cố gắng của mình trong việc thúc đẩy một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh kéo dài ở Đông Nam Á. Báo Pravda đăng đầy đủ những tin về Hội nghị Paris. Ngày 2 tháng 11, báo này đã đăng bài bình luận của đại diện Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Paris về việc Mỹ ngừng ném bom và đăng bài phát biểu của Tổng thống Johnson trên truyền hình.

Cùng ngày 2 tháng 11, Chính phủ Liên Xô đã tuyên bố trong đó nêu rõ Hội nghị Paris là một "thắng lợi quan trọng trên con đường tìm giải pháp hoà bình ở Việt Nam".

Nhiều tiếng nói lên án và đòi chấm dứt Cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam, rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và tìm một giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề Việt Nam. Nhưng thực tế lại cản trở các mong muốn chính trị. Thiệu vẫn tiếp tục khước từ đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng.

Nhiều tuần đã trôi qua nhưng không có "cuộc hội đàm phán quan trọng" nào được diễn ra ở Paris. Moskva không giấu nổi nỗi thất vọng với các cuộc chạy đua trong các sự kiện vừa qua.

Vào ngày 7 tháng 11, báo Pravda thông báo với độc giả rằng lẽ ra giai đoạn quan trọng của cuộc đàm phám Paris đã được nối lại sau một thời gian tạm ngừng nhưng đến phút chót Washington đã quyết định hoãn vì chính quyền Sài Gòn không chấp nhận ngồi đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng. Các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô đã giễu cợt rằng sự lý giải này là "không có căn cứ." Moskva đã đổ lỗi cho người Mỹ kéo dài thời gian ngừng đàm phán.

Washington không tin vào sự đảm bảo của Liên Xô và Kreml không thể khống chế được Hà Nói, vì vậy Moskva mới nghi ngờ về khả năng dàn xếp của Mỹ với chính quyền Sài Gòn.

Báo Pravda số ra ngày 13 tháng 11, đã đăng bài phản bác lại sự lý giải của Mỹ rằng tiến trình đàm phán bị gián đoạn kéo dài là do chính quyền Sài Gòn từ chối đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng trong đó viết: "Không cần thiết phải có bình luận gì thêm về sự lý giải không có căn cứ này. Điều rõ ràng là Mỹ có thể độc lập giải quyết vấn đề chấm dứt xâm lược Việt Nam, rút lực lượng quân sự Mỹ và thủ tiêu căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam mà không cần phải tham khảo chính quyền Nguỵ Sài Gòn nhưng có điều gì đó khác thường buộc chúng ta phải cảnh giác. Bên cạnh "tính bảo thủ" của chính quyền Sài Gòn là sự phản đối của lực lượng quân sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, những người không bằng lòng với những thay đổi quan trọng trong tiến trình giải quyết hoà bình cho vấn đề Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Xô viết bày tỏ sự thất vọng của họ không chỉ trên các tờ báo chính của họ mà còn được chuyển trực tiếp đến giới lãnh đạo Hoa Kỳ.

Trong suốt cuộc hội đàm với Nghị sĩ Mỹ đến thăm Moskva, Kosygin nói thẳng ra rằng: Cuộc đàm phán Paris "không tiến triển nhanh chóng và thuận lợi như Paris mong muốn". Ông nhấn mạnh thêm: "Đây là lỗi của Hoa Kỳ, Việt Nam (Hà Nội) muốn có giải pháp và chúng tôi cũng muốn đóng góp vào giải pháp này".

Suốt trong những tuần cuối năm 1968, Moskva đã liên tiếp bắn tín hiệu sẵn sàng giúp đỡ kể cả bằng con đường chính thức và bí mật. Thậm chí, họ vẫn tiếp tục bắn tín hiệu khi Hà Nội không đồng tình.

Họ biết rõ quan điểm của Bộ Chính trị Việt Nam dân chủ cộng hoà cho rằng đến khi Nixon nhậm chức, cuộc đàm phán Paris không có giá trị thực tế.

Đánh giá kết quả chuyến thăm gần đây của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đến Bắc Kinh và Moskva, trong báo cáo trình bày trước các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nhấn mạnh qua các Cuộc hội đàm ở Moskva các Sứ giả của Hà Nội thấy rõ các nhà lãnh đạo Xô viết có ý định "gây sức ép với chúng ta".

Mặc dù vậy, Moskva vẫn rất muốn Đàm phán Paris được nối lại trước khi Tổng thống mới Hoa Kỳ làm lễ nhậm chức và Gromyko đã nói rõ ý định này với Đại sứ Mỹ Liewellyn Thompson. Với ý định sẽ đưa vấn đề ra thảo luận trong chuyến thăm Moskva với Tổng thống Johnson "đang được chuẩn bị ở cả Washington và Moskva", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xô viết nói rằng Kreml tin tưởng vào tác dụng của việc trao đổi quan điểm về những vấn đề đáng quan tâm ở Đông Nam Á.

Gromyko nói tiếp: "Theo quan điểm của chúng tôi vấn đề chính hiện nay của khu vực này vẫn là chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam và đạt được một giải pháp hoà bình dựa trên cơ sở tôn trọng quyền hợp pháp và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam".

Đó là những gì mà các nhà lãnh đạo Xô viết không thể nói một cách chính thức với các nhà lãnh đạo Mỹ mà phải thông qua các kênh riêng.

Vào tháng 11, một nguồn tin từ Sứ quán Mỹ ở London thông báo cho người Mỹ biết về cuộc toạ đàm của ông ta với Van Kouhkov, Bí thư thứ hai Sứ quán Liên Xô về nhiều vấn đề khác nhau trong quan hệ Mỹ-Xô trong đó có vấn đề liên quan đến Việt Nam. Koulikov đã tâm sự với ông ta vì sự dàn xếp tương lai ở Đông Nam Á mà Moskva đã dự kiến một viễn cảnh cho thời kỳ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Theo Koulikov, Liên Xô không muốn thúc giục Mỹ rút khỏi khu vực này. Đặc biệt, Liên Xô không chống lại các Hiệp định quân sự song phương giữa Mỹ với Thái Lan, Indonesia, Phihppines và Singapore. Liên Xô cũng không chống lại các căn cứ quân sự Mỹ ở các nước này. Koulikov cho rằng sự có mặt của Mỹ ở Đông Nam Á là mong muốn của Liên Xô vì "đừng quên rằng chúng ta đang phải đối mặt với một kẻ thù chung ở Châu Á".

Trong cuộc toạ đàm này, Koulikov đã tiết lộ hai ý định quan trọng trong quan điểm của Liên Xô đạt được sự hiểu biết lẫn nhau với người Mỹ về ảnh hưởng toàn cục ở Đông Nam Á và trên cơ sở này sẽ thiết lập một liên minh chống lại Trung Quốc. Ý đồ này của Liên Xô nhằm ngăn chặn khả năng Washington chơi con bài Trung Quốc để chống Liên Xô, một mối lo ngại tiềm tàng của Moskva. Vì vậy, cuối năm 1968, Moskva tỏ quyết tâm cao độ giúp đỡ Washington tìm kiếm một giải pháp toàn bộ cho cuộc hội đàm Paris.

Thậm chí, sau khi Sài Gòn đồng ý cử một phái đoàn sang Paris và đại diện của Nam Việt Nam đến thủ đô nước Pháp vào ngày 8 tháng 12, cuộc đàm phán vẫn không được bắt đầu vì các nhà ngoại giao bất đắc dĩ của chính quyền Sài Gòn nêu lên nhiều vấn đề thủ tục rườm rà.

Vấn đề lớn nhất là vị trí ngồi trên bàn Hội nghị.

Từ khi Nam Việt Nam muốn Hà Nội và Mặt trận dân tộc giải phóng chỉ là một bên trong cuộc hội đàm thì họ yêu cầu việc bố trí nơi ngồi, hình thức kê bàn, vị trí đặt quốc kỳ, danh thiếp phải đáp ứng được quan điểm của họ.

Song, Hà Nội kiên quyết đòi Bắc Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng phải được bố trí ngồi như hai đoàn đại biểu riêng biệt trên một bàn vuông với hai danh thiếp khác nhau và hai lá cờ khác nhau.

Mỹ đưa ra một thoả hiệp: Bốn đoàn đại biểu, bàn tròn, không cờ, không danh thiếp.

Nhưng cả hai bên Việt Nam không chấp nhận giải pháp của Mỹ.

Để tháo gỡ tình trạng bế tắc này, Harriman và Vance đưa ra một số kiểu bàn khác nhau như: vuông, chữ nhật, ô, van, bình hành, hình thoi, bán nguyệt và vòng cung.

Cuộc họp của các đoàn diễn ra gay gắt chủ yếu tranh luận về lĩnh vực hình học hơn là "các vấn đề quan trọng".

Cuộc tranh luận chọn kiểu bàn "họp diễn ra trong mười tuần, và cuối cùng, một kiểu bàn đã được chọn, đó là một bàn tròn rộng.

Nam Việt Nam vẫn kiên quyết phản đối quyền bình đẳng của Mặt trận dân tộc giải phóng so với các đoàn khác.

Mỹ đưa ra một đề nghị phân chia ranh giới giữa hai bên nhưng Hà Nội kịch liệt phản bác đề nghị này vì nó gợi lại quan điểm "bên tôi-bên anh" là quan điểm này các bên đã thống nhất loại bỏ.

Những người Xô viết ở Paris được thông báo đầy đủ những diễn biến này, quyết định nhảy vào cuộc một lần nữa.

Ngày 13 tháng 10, Oberemko nói với Harriman và Vance rằng Bắc Việt Nam sẽ không chấp nhận chia ranh giới. Ông ta đề nghị "một phương án khác" đó là một bàn tròn và hai bên vuông cho bên dịch và giúp việc. Hai bàn này cũng có thể là chữ nhật và đặt vuông hai góc bên phải của bàn chính và như vậy mặc nhiên sẽ chia thành hai bên. Một trong những yêu cầu quan trọng là hai bàn phụ này không được kê sát bàn chính có nghĩa là có khoảng cách nhất định.

Vance hỏi về khoảng cách nhất định này, Oberemko trả lời: "Có lẽ khoảng cách xa vừa đủ cho Bogomolov đi qua" (Bogomolov là Bí thư thứ nhất Sứ quán Liên Xô, người vừa nhỏ lại vừa gầy).

Viễn cảnh phá vỡ bế tắc về hình thù chiếc bàn dường như có hy vọng sau khi Oberemko hứa thảo luận vấn đề này với Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, có ba vấn đề vẫn chưa giải quyết được, đớ là thứ tự phát biểu, cờ và danh thiếp, Vance đề nghị ba vấn đề này phải được đồng thời giải quyết.

Ngày hôm sau, Oberemko đảm bảo với Vance rằng ông ta có đủ cơ sở để tin rằng phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà sẽ chấp nhận phương án thoả hiệp do Liên Xô đưa ra, đó là một bàn chính cộng với hai bàn phụ nhỏ hơn, không cờ, không danh thiếp và thứ tự phát biểu do Pháp xác định bằng phương pháp bốc thăm.

Khi nói về phương án trên, Oberemko nhấn mạnh rằng: "Thời gian là quan trọng và vấn đề nên được giải quyết nhanh chóng".

Cuộc họp ngày 15 tháng 1 giữa phái đoàn Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đạt được thoả thuận về thủ tục. Bắc Việt Nam chấp nhận đề nghị của Liên Xô về kiểu bàn hội nghị và từ bỏ yêu cầu về cờ và danh thiếp. Rõ ràng là Hà Nội làm theo sức ép của Xô viết.

Hà Nội cũng đồng ý rằng phiên họp theo đúng thủ tục của bốn đoàn sẽ được tổ chức tại phòng họp của Khách sạn Majestic không sớm hơn ngày 18 tháng 1.

Johnson cảm thấy nhẹ nhõm vì phiên họp đầu tiên của bốn phái được tiến hành trong thời gian ông ta vẫn đang cầm quyền.

Tuy nhiên, ông ta hối tiếc như lời tự thú trong nhật ký, rằng ông ta rời Nhà Trắng mà "không đạt được một nền hoà bình bền vững, danh dự và công bằng ở Việt Nam", ít nhất, ông ta cũng đã để lại cho người kế nhiệm "một tình hình hứa hẹn hơn và dễ dàng dàn xếp hơn so với những năm trước".

Không nghi ngờ gì nữa, Moskva đã chia sẻ với Johnson niềm vui này.

Harriman hiểu khá rõ điều này và đánh giá rất cao công sức đóng góp của Liên Xô, mặc dù đó là sự đánh giá không công khai. Trong bữa tiệc chia tay Zorin, Harriman đã đánh giá cao vai trò của Liên Xô trong Hội đàm Paris. Sự đánh giá của Harriman về thái độ của Moskva đối với cuộc chiến tranh Việt Nam dường như là hoàn hảo.

Harriman nói với Zorin: "Đầu tiên Tổng thống nói với bạn bè về những gì mà Kosygin đã nói với Tổng thống cách đây ba năm rằng Liên Xô muốn giải quyết vấn đề và sẽ làm những gì có thể trong khả năng của mình để giúp cho cuộc hội đàm được bắt đầu. Điều này Tổng thống muốn nhắc nhở một số người hay đa nghi, tiếp đến, Tổng thống khẳng định: "Chúng tôi không đạt được một giải pháp thực sự nếu không có sự giúp đỡ của Liên Xô và chúng tôi vui mừng vì Liên Xô đã quyết tâ in giúp đỡ…".

Qua lời nhận xét trên của Harriman, liệu chúng ta có đánh giá vai trò của Liên Xô trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán không? Trong cuộc trả lời phỏng vấn của thư viện Johnson, nhằm lưu lại giọng nói lịch sử, Cyrus Vance phản bác quan điểm rằng Liên Xô đóng vai trò trung gian trong cuộc Hội đàm Paris.

Ông ta nói: "Chúng tôi nói cho người Nga rõ những gì chúng tôi đã nói cho Bắc Việt Nam và chúng tôi đề nghị Liên Xô hãy cho chúng tôi biết liệu Liên Xô có khẳng định được rằng Bắc Việt Nam hiểu được những gì chúng tôi đã nói với họ và mong muốn ở họ.

Sau đó, Liên Xô thông báo với chúng tôi rằng Bắc Việt Nam thực sự hiểu chính xác những gì người Mỹ muốn ở họ và hiểu được hậu quả xảy ra nếu họ phá vỡ những điều đã cam kết".

Nói một cách khác, theo Cyrus Vance thì Liên Xô là một kênh liên lạc tin cậy nhất mà qua đó cả hai bên có được thông tin của nhau chứ không có vai trò gì hơn.

Phải chăng đây là đánh giá thực sự của Vance hay ông ta sợ sự tiết lộ vai trò thật của Liên Xô trong-Hội đàm Paris, hoặc đây chỉ là một sự phỏng đoán? Theo một nguồn tin được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu trong thời gian hội đàm và tiếp cận với chính sách của Liên Xô thời kỳ đó cho rằng Moskva không chịu bó tay trong vai trò đưa tin. Moskva không chỉ là "người đưa tin" mà còn sử dụng lợi thế của họ đối với cả Mỹ và Bắc Việt Nam. Liên Xô đã can thiệp tích cực vào tiến trình đàm phán, tìm cách phát triển ảnh hưởng của họ.

Những lần đàm phán bị bế tắc như: hồi tháng 5 Mỹ cố ép phải họp bí mật, tháng 11 bàn đến vấn đề tham gia của Sài Gòn và Mỹ ngừng ném bom, hoặc tháng 1 về vấn đề thủ tục hội nghị trở nên rắc rối… Moskva đều tham gia và đưa ra giải pháp thoả hiệp, thuyết phục cả hai bên nhượng bộ nhằrn đảm bảo cho đàm phán đi đến kết quả.

Rõ rằng là Moskva đã sử dụng áp lực đòn bẩy đối với Hà Nội để duy trì đàm phán và "ép Việt Nam dân chủ cộng hoà phải đi đến một giải pháp hoà bình".

Bởi thế Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ chính trong năm 1969 là: "Thực hiện tốt các bước đi trong năm 1969 để cuối cùng chuyển trọng tâm giải quyết vấn đề Việt Nam từ chiến trường Nam Việt Nam sang bàn hội nghị.

Điều cần thiết là phải khuyên PTV (Đảng Lao động Việt Nam) chuyển từ chiến thuật vừa đánh vừa đàm" sang đàm phán, nối lại Hội nghị Paris, thể hiện thiện chí hơn để đi đến thoả hiệp vấn đề có tính nguyên tắc-rút toàn bộ quân Mỹ".

Các cuộc "đàm phán quan trọng" ở Paris là một đảm bảo đối với Moskva rằng không thể đảo ngược được tiến trình giải quyết vấn đề Việt Nam.

Nhưng còn nhiều vấn đề không chắc chắn đối với Kreml trong tháng 1 năm 1969, trong đó quan trọng nhất là chính sách của chính quyền mới Nixon.

<< Chương 8 | Chương 9 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 697

Return to top