Bella, sao cậu còn chưa về đi ? – Mike lên tiếng hỏi, anh bạn nhìn sang bên cạnh chứ không nhìn tôi trực diện.
Tôi cũng không biết là mình đã quên để ý tới giờ giấc được bao lâu rồi.
Đó là một buổi chiều buồn tẻ ở nhà Newton. Lúc này, trong cửa hàng chỉ còn có mỗi hai người khách quen, hai du khách balô vô cùng sành sỏi, chỉ cần nghe qua cách họ trò chuyện với nhau thôi cũng đủ kết luận vì điều đó. Nãy giờ, Mike đã theo dõi hết cuộc tranh luận của hai người. Chẳng là giữa lúc anh chàng đang tính tiền, họ trò chuyện với nhau về những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến đi, ai cũng cho rằng mình có kinh nghiệm hơn người kia. Cũng nhờ vậy mà Mike thư giãn được đôi chút.
-Mình ở lại thì có sao đâu – tôi trả lời. Tôi đã không còn giam mình trong cái vỏ ốc mà sầu đời nữa, hôm nay, mọi thứ cơ vẻ như xa lạ và ồn ã quá, tựa hồ như tôi đã rút bông gòn ra khỏi lỗ tai vậy. Tôi cố bỏ ngoài tai cuộc trò chuyện của hai vị khách bộ hành đang cười đùa, chòng ghẹo nhau, nhưng không thành công.
-Tôi cho cậu hay - vị khách đậm người có bộ râu hung đỏ, hoàn toàn chẳng hợp tông chút nào với mái tóc màu nâu sẫm, nói – tôi đã từng thấy bọn gấu xám Bắc Mỹ loanh quanh ở Yellowstone rồi, nhưng bọn chúng chẳng có vẻ gì gọi là hung dữ cả - đầu tóc của người đang nói rối bù, bộ quần áo trông cũng đã mặc vài ngày rồi chưa thay. Anh ta vừa mới đi núi về.
-Không dám đâu. Gấu đen thì làm sao mà to bằng đó được. Còn mấy con gấu xám Bắc Mỹ mà cậu nhìn thấy chắc chỉ là gấu con thôi - vị khách thứ hai vặn lai bạn mình. Anh ta cao, ốm nhom ốm nhách, gương mặt sạm nắng, dãi dầu gió sương.
-Mình nói thật đấy, Bella à, khi hai anh chàng này ra khỏi cửa hàng làm mình cũng đóng cửa luôn – Mike thì thầm.
-Được thôi, nếu cậu muốn mình về... – Tôi nhún vai.
-Chắc chắn là nó cao hơn cậu - vị khách để râu vẫn khăng khăng ( còn tôi thì gói ghém đồ đạc của mình lại – to như cái nhà và đen như hắc ín. Tôi phải báo cho đơn vị bảo vệ rừng biết mới được. Mọi người cần phải được cảnh báo « COI CHỪNG - ĐỪNG LÊN NÚI » - cái bảng cần phải được để ở trước cửa đường vài dặm.
Vị khách có nước da rám nắng bật cười :
-Để coi... lúc đó cậu đang đi trên đường à ? chắc cả tuần qua, cậu đã chẳng ăn, ngủ cho ra hồn, phải không ?
-Hừưm, ủa Mike, xong rồi hả ? – Vị khách có râu sực tỉnh nhìn sang chúng tôi.
-Hẹn thứ hai gặp lại cậu nhé ! – tôi lầm bầm.
-Vâng, xong rồi – Mike trả lời, ngoảnh mặt về phía hai người khách.
-Này, gần đây, ở khu vực này, có cảnh báo gì không... về gấu đen ấy ?
-Không ạ. Nhưng tốt nhất là hãy luôn đề phòng và bảo quản thực phẩm đúng cách ( !). À, hai anh đã thấy mặt hàng mới chưa : lựu đạn hơi cay phòng gấu ? Nặng chưa tới một kilogram đâu...
Cánh cửa trượt mở, tôi bước ra ngoài mưa, nép mình trong áo khoác, hối hả chạy đến chỗ chiếc xe tải. Mưa giội xối xả xuống chiếc mũ trùm đầu của tôi, nghe ồn đến lạ thường, nhưng rồi.. khi tiếng động cơ xe vang lên, mọi tiếng ồn xung quanh... đều « chìm nghỉm » hết.
Tôi không vội vã về nhà ngay, căn nhà vắng vẻ, hiu quạnh lắm. Đêm qua, tôi đã thất kinh hồn vía rồi, không còn muốn tìm lại cảm giác từ cõi chết trở về đâu. Cho dù là sau khi nỗi đau đã lắng xuống, tôi hoàn toàn có thể chợp mắt được rồi, thì mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Đúng như tôi đã nói với Jessica sau khi xem phim xong, đó là một trăm phần trăm tôi sẽ gặp ác mộng.
Hiện thời, tôi vẫn thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng, đêm nào chúng cũng « đến thăm » tôi. Thật ra thì không hẳn là ác mộng, cũng chẳng hẳn là nhiều ác mộng lắm cho cam, mà lúc nào cũng chỉ là một ác mộng duy nhất. Những tưởng, sau nhiều tháng trời mệt mỏi chịu đựng, tôi đã miễn nhiễm được với nó rồi chứ. Ai ngờ, nó chẳng bao giờ thất bại khi « hù doạ » tôi, nó chỉ bỏ đi ngay khi tôi ngồi bật dậy và gào thét ầm nhà. Ngài cảnh sát trưởng bây giờ cũng chẳng thèm đến phòng của tôi mà kiểm tra xem có chuyện gì không nữa, « ngài » tin chắc rằng chẳng có kẻ gian nào lẻn được vào nhà mà bóp cổ tôi hay là có chuyện gì ghê gớm đại loại như vậy – « ngài » đã quá quen với chuyện đó rồi.
Mà ác mộng của tôi chắc cũng chẳng làm cho ai khác, ngoài tôi ra, sợ được. Chắc chắn chẳng có ai thèm ngồi bật dậy mà khóc thét « A » rồi « Hu hu ! » đâu. Chẳng có xác chết nào hồi sinh, chẳng có bóng ma nào vật vờ, lại càng không có gì cả. Sự thật là như vây, không có gì cả. Tất cả chỉ là một mê cung của hàng hà sa số những cây phủ đầy rêu, không gian im ắng não nề đến mức hoá thành một thứ áp lực khó chịu ép vào thái dương. Trời mờ tối, hệt như lúc chạng vạng của một ngày đầy mây, chút ít ánh sáng còn sót lại cũng chẳng đủ sức soi rõ một thứ gì. Trong cái khung cảnh u ám ấy, tôi nhỏ bé đang vội vã, loanh quanh không tìm được lối đi, cứ mãi tìm kiếm, tìm kiếm và tìm kiếm. Thời gian cứ thế lạnh lùng lướt qua, tinh thần của tôi cũng theo đó mà giảm sút., mọi sức lực có được đều dồn cả cho đôi chân, chạy, chạy, phải chạy nhanh hơn nữa... cho dẫu càng gia tăng tốc lực thì tôi lại càng lóng ngóng, vụng về... Và rồi tôi cũng đến được tâm điểm của giấc mơ
Hiện giờ, tôi cũng còn cảm giác được là ác mộng đang đến với mình, vậy mà chẳng thể nào tỉnh lại được kịp lúc để khỏi phải « đụng độ » với nó – Vào đúng cái lúc tôi đã quên mất là mình đang tìm kiếm cái gì, thì cũng là lúc mà tôi chợt nhận ra rằng chẳng có cái gì để mình tìm, chưng có cái gì để mình kiếm cả. Xung quanh chẳng có cái gì khác ngoài khung cảnh vắng lặng, ảm đạm đến thê lương, chẳng có gì khác giành cho tôi... không một cái gì, ngoại trừ chính sự thật là không có cái gì ấy...
... Và tiếp theo đó là tiếng thét thật dài...
Nãy giờ tôi không để tâm xem là mình dang phóng xe đi đâu - cứ tự nhiên thả ga trên những con đường vắng vẻ, ướt mèm... không dẫn về nhà - bởi lẽ tôi cũng chẳng biết phải đi đâu cả.
Lúc này, tôi lại ước ao sao cho mình được tê liệt mọi cảm xúc, nhưng lại không sao nhớ được là trước đây, mình đã xoay xở điều ấy như thế nào. Cơn ác mộng vẫn làm tình làm tội đầu óc tôi, buộc tôi lại lan man nghĩ về những điều đã khiến mình đau khổ. Tôi không muốn nhớ lại cánh rừng một chút nào. Rồi khi nhận ra là trong tâm trí của mình không còn hiện lên một hình ảnh nào nữa, tôi mới ý thức được rằng đôi mắt của mình đã mọng đầy những nước, nõi đau lai bắt đầu nhoi nhói khắp lồng ngực. Một tay giữ lấy vôlăng, tay kia, tôi ôm ghì lấy những chỗ đau.
Như thể anh chưa hề tồn tại trên cõi đời này. Lời nói từ quá khứ chợt hiện về khuấy đảo tâm trí tôi, nhưng không còn rõ ràng như trong ảo giác của tôi tối hôm qua nữa. Tất cả chỉ còn là những từ ngữ, không kèm theo âm thanh, tựa như những chữ in trên một tờ giấy. Chỉ là những từ ngữ thôi, ấy vậy mà chúng xé toạc được những chỗ tấy đau nơi lồng ngực, cho vết thương loang ra, loang ra. Một cách nặng nề, tôi đạp chân vào phanh, hiểu rằng mình không nên tiếp tục cầm lái trong tình trạng kiệt cùng sức lực như thế này.
Đổ gục người xuống, tôi mặc nhiên để gương mặt mình tỳ trên vô lăng mà cố gắng điều hoà hơi thở cho trở lại bình thường.
Tôi không biết nỗi đau này có thể tồn tại trong bao lâu. Có lẽ vào một ngày nào đó, sau nhiều năm trôi qua- khi đau khổ đã thuyên giảm đến mức mà tôi còn có thể chịu đựng được – tôi sẽ hồi tưởng được lại quãng thời gian vài tháng ngắn ngủi ấy, một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời của tôi. Giả sử như nỗi đau chịu lắng dịu để tôi làm được điều đó, thì tôi tin chắc một điều rằng tôi sẽ vô cùng biết ơn anh, về những tháng ngày anh đã dành cho tôi - nhiều hơn những gì tôi mong đợi, nhiều hơn những gì tôi xứng đáng được hưởng. Có lẽ vào một ngày nào đó, tôi sẽ nhìn lại cuộc đời của mình theo hướng này mà thôi.
Nhưng nếu chẳng may sự thể lại không khá hơn thì sao ? Ngộ nhỡ những vết thương lòng không bao giờ chịu khép miệng thì sao ? Lỡ « liều thuốc độc tinh thần » này thay vì có thể tan biến đi, lại trường tồn mãi mãi thì sao ?
Tôi bấu chặt lấy lồng ngực. Như thể anh chưa hề tồn tại trên cõi đời này – tôi « tua » lại câu nói ấy trong tận cùng nỗi tuyệt vọng. Thật là một lời hứa ngốc ngếch và vô lý nhất chưa từng thấy ! Anh tự tiện lấy các bức ảnh của tôi, lại còn đem đi mất những món quà anh đã tặng tôi nữa ; mà những việc làm đó có làm thay đổi được mọi thứ, biến mọi thứ trở về như cũ, như từ trước khi tôi gặp anh đâu cơ chứ. Bằng chứng hiển nhiên nhất chính là trạng thái tinh thần không lúc nào ổn của tôi đây. Tôi đã thay đổi, tính cách của tôi quay ngược đúng một trăm tám mươi độ, chẳng còn ai nhận ra cái con Bella – tôi - trước kia nữa. Còn diện mạo thì khỏi phải nói, khác xưa hoàn toàn – gương mặt xanh xao, trắng bệch, ngoại trừ mấy cái quầng thâm ở dưới mắt do những cơn ác mộng hành hạ. Hiện tại, đôi mắt của tôi đã chuyển sang màu đen, đủ sức để « chõi » với nước da tái xanh tái xám rồi – giá mà tôi được trời ban cho nhan sắc, thì nhìn từ xa, có lẽ tôi còn vượt quá cả ma-cà-rồng nữa. Đằng này, tôi lại là một đứa con gái không đẹp, thế nên tôi giống một thây ma biết đi hơn.
Như thể anh chưa hề tồn tại trên cõi đời này ? Thật là điên rồ. Đó là một lời hứa chẳng bao giờ anh giữ được, một lời hứa mà ngay khi anh vừa nói ra, dã trở nên vô nghĩa rồi.
Tôi khẽ động đầu vào cái vôlăng, mong sao có thể làm vơi đi cơn nhức nhối.
Rồi tôi chợt nhận ra là mình cũng ngớ ngẩn không kém gì cái lời hứa kia của anh, vì khi không tôi lại quyết tâm giữ đến cùng lời hứa của mình. Hợp lý ở chỗ nào khi tôi thì cứ chăm chăm làm theo giao ước, còn « người ta » thì đã vi phạm ngay từ đầu ? Ai mà thèm kiểm chứng xem tôi có làm điều gì khinh suất, chẳng có lý do gì khiến tôi không được làm gì khinh suất, chẳng có nguyên do gì khiến tôi không được có hành động nào dại dột.
Tôi bật cười, cười một cách chua chát, cười với chính bản thân mình, miệng vẫn còn hổn hển thở. Khinh suất ở thị trấn Forks.... – trong cơn tuyệt vọng, tôi chợt nảy ra một ý định...
Cái ý nghĩ cay độc ấy đã làm xao lãng được tâm trí của tôi, xoá sạch mọi cơn đau, không chừa lại một chút dấu vết nào. Hơi thở của tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, và tôi đã có thể ngồi dậy mà tựa lưng vào thành ghế. Tiết trời hôm nay lạnh, nhưng trên trán của tôi đã bắt đầu lấm tấm mồ hôi.
Và cứ như vậy, tôi « tua » đi « tua » lại cái ý nghĩ đen tối vừa nảy sinh trong đầu, bởi tôi không muốn bị rơi trở lại vào cái bể ký ức khổ đau đó nữa. Khinh suất ở Forks à, thế thì phải có nhiều sáng tạo vào - nhiều hơn những gì mình đang có hiện thời, tôi thầm nhủ. Ước gì tôi có thể tìm được một cách mà... Ừưmmm, có lẽ tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi rũ bỏ giao ước, khi đắm mình vào trong nỗi cô độc. Tôi đã chính thức trở thành một kẻ hứa mà không giữ lời rồi cũng nên. Chậc, nhưng mà làm sao toi có thể biến mình thành một kẻ cố tình quên hết mọi thề hẹn, khi mà ở đây, trong cái thị trấn bé con con này này luôn bình yên, hiền hoà được chứ ? Lẽ tất nhiên, không phải Forks lúc nào cũng an lành, nhưng hiện tại, chính xác thì nó đang là như vậy đấy. Nó buồn tẻ, nên nó bình an vô sự.
Tôi nhìn chằm chặp ra ngoài ô cửa kính chắn gió một đỗi khá lâu, thế mà những suy nghĩ cũng chẳng chịu nhanh lên hộ cho – đã vậy, những ý nghĩ đó hình như cũng chẳng dẫn tới đâu cả. Chán nản, tôi đưa tay tắt máy xe, tội nghiệp cho cái xe, nãy giờ nó cũng đã kêu gào đến rát cả « cuống họng » rồi, tôi tất bật bước ra ngoài mưa.
Cơn mưa phùn lạnh lẽo mau chóng thấm vào tóc tôi, từng giọt nước nhẹ nhàng lăn dài xuống má, hệt như nước mắt. Thế cũng hay, nhờ vậy mà đầu óc của tôi được gột rửa hoàn toàn. Chớp chớp mắt để giũ sạch nước mưa đọng trên khoé mắt, tôi thẫn thờ bước sang phía bên kia đường.
Sau đúng một phú định thần nhìn kỹ khung cảnh xung quanh, tôi mới nhận ra được là mình đang ở đâu. Tôi đã đậu xe ở.... ngay chính giữa một con đường nhỏ - một nhánh nhỏ trên đại lộ Russell. nằm về phía bắc thị trấn. Hiện tôi đang đứng trước cửa nhà Cheney – còn chiếc xe tải của tôi thì nằm án ngữ ngay trước lối vào nhà họ - bên kia đường là căn hộ của anh em nhà Marks. Tôi hiểu rằng mình phải « di dời » chiếc xe tải, và mình phải trở về nhà. Thật không nên chút nào khi cứ thơ thẩn như thế nào ngoài đường, đầu óc thì để mãi tận đâu đâu, còn cơ thể thì mệt nhoài, đã vậy lại còn muốn « phá làng, phá xóm », để cho chiếc xe tải gầm rú khắp thị trấn Forks này nữa. Mặt khác, thể nào cũng có người sớm nhận ra tôi và « báo cáo » lại với ngài cảnh sát trưởng cho mà xem.
Tôi hít vào một hơi thật sâu, toan bỏ đi, thì bất chợt, cái biển hiệu trong sân nhà Marks đập vào mắt tôi - thật ra, nó chỉ là một miếng bìa cạc-tông đang dựa tạm vào chân thùng thư đặt trước nhà. Miếng bìa viết nguệch ngoạc mấy cái chữ cái in hoa.
Đôi khi, những gặp gỡ tình cờ lại trở thành định mệnh.
Trùng hợp chăng ? Cớ sao lại như thế chứ ?
Tôi không rõ nữa, nhưng xem ra cũng có hơi vớ vẩn một chút khi cho rằng đấy là do số phận, rằng mấy chiến xe gắn máy rỉ sét, xiêu vẹo trong sân nhà Marks, bên cạnh cái tấm biển viết tay « BÁN XE » kia vốn đã được định sẵn cho một sự việc nào đấy rất ghê gớm, vì rằng chúng đang đứng sừng sững ngay đó để thu hút mối quan tâm của tôi.
Có lẽ chẳng phải là do định mệnh. Có lẽ đấy là tất cả những gì có thể dẫn đến kinh suất mà tôi nhìn ra được, trong lúc này.
Khinh suất và dại dột. Chẳng phải đó là tất cả những từ mà ngài cảnh sát trưởng vẫn thường xuyên sử dụng để gán cho xe máy đó sao ?
Thật ra, nếu so với những cảnh sát ở các thị trấn lớn hơn, thì công việc của bố tôi chưa đến nỗi nào gọi là bận rộn luôn tay, không có thời gian để thở, nhưng nói vậy cũng không phải là bố chưa xử lý một vụ tai nạn giao thông nào. Trên những xa lộ dài tít tắp, trơn tuột, đầy những đoạn ngoằn ngoèo đâm xuyên qua rừng, lắm ngã rẽ khó nhận thấy cứ nhận thấy cứ liên tục tiếp nối nhau, thì làm sao mà thiếu được các pha hành động nghẹt thở kia chứ ? Khi những chiếc xe tải khổng lồ chở gỗ lạc tay lái ở các khúc cua, thì hầu hết các số phận là phải vĩng biệt thị trấn Forks. Ngoại trừ các trường hợp đó ra thì... phần lớn tai nạn đều xảy ra ở xe máy. Ngài cảnh sát trưởng đã từng thấy một vụ tai nạn có rất nhiều nạn nhân, hầu hết là trẻ em mới lớn, nằm la liệt trên đường quốc lộ. Và bố đã buộc tôi phải hứa, từ trước khi tôi đón sinh nhật lần thứ mười kia lận, rằng không bao giờ được vi vu trên xe máy. Ngày ấy, chẳng cần phải suy tính gì cho lôi thôi, tôi gật đầu hứa ngay. Ai mà thèm lái xe máy ở đây chứ ? Và cũng không ngần ngại gì, tôi cũng hứa luôn : chỉ được đi xe sáu-mươi-dặm-một giờ.
Nhiều lời hứa quá...
... Và tất cả như được sắp sẵn đâu vào đấy cho tôi. Tôi muốn dại dột và khinh suất, tôi không muốn giữ lời hứa nữa nữa. Việc gì cứ phải ép mình chịu khổ mãi như vậy ?
Tôi chỉ nghĩ được đến đây thôi. Rồi tôi bì bõm lội mưa đến trước cửa nhà Marks, bấm chuông.
Một người vội vã bước ra mở cửa, đó là người em, cậu ta hiện đang là học sinh năm thứ nhất của trường trung học. Tên của cậu ấy thì tôi quên mất rồi. Mái tóc hung hung đỏ của cậu chàng chỉ xấp xỉ lưng chừng vai tôi.
Khác với tôi, cậu chàng vừa nhìn thấy tôi đã nhận ra ngay tức khắc :
-Chị Bella Swan ? - cậu ta lên tiếng, giọng nói đầy ắp sự ngạc nhiên.
-Em bán chiếc xe bao nhiêu ? – tôi hổn hển hỏi, ngón cái vung về phía tấm biển, ra hiệu.
-Chị hỏi thật chứ ? - cậu ta hỏi lại tôi.
-Ừ, thật.
-Nhưng chúng không chạy được nữa đâu.
Đó là điều tôi đã đoán được từ trước, khi nhìn tấm biển – tôi thở dài sốt ruột :
-Bao nhiêu hả em ?
-Nếu chị thích thì cứ lấy đi. Mẹ em bảo bố em đem chúng ra đường để nhân viên vệ sinh...quẳng chúng vào xe rác đấy mà.
Tôi liếc nhìn hai chiếc xe máy lần nữa, chúng đang đứng trên mảnh sân chất đầy những củi và gỗ.
-Thật hả em ?
-Thật mà, chị có muốn hỏi mẹ em không ?
Có lẽ tốt hơn hết là đừng có mắc míu gì đến người lớn, lỡ họ sẽ « báo cáo lại tình hình » với ngài cảnh sát trưởng thì khốn.
-Không, chị tin em.
-Để em giúp chị nhé ? – Marks em đề nghị - chúng không nhẹ đâu.
-Ừ, cảm ơn em. Nhưng mà …chị chỉ cần một chiếc thôi.
-Thôi, chị lấy luôn cả hai chiếc dùm em đi - cậu ta trả lời - biết đâu chị cần lấy một vài bộ phận.
Nói rồi, Marks em bước ra ngoài mưa, cùng tôi vần hai chiếc xe nặng trịch lên thùng xe tải. Cậu ta có vẻ rất hăm hở khi « tống khứ » được cả hai chiếc xe, nên tôi cũng bằng lòng nhận lấy luôn cả hai.
-Chị tính làm gì với chúng vậy ? – Marks em hỏi – gia đình em đã không đụng đến chúng mấy năm nay rồi.
Chị cũng đoán như vậy – tôi trả lời, khẽ nhún vai. Chợt tôi nảy ra một ý định bất ngờ không dự tính trước, kế hoạch ban đầu của tôi vẫn sẽ không thay đổi -
- - chắc chị sẽ đem chúng đến nhà Dowling.
-Marks em bày tỏ ngay thái độ:
-Nhà Dowling sửa xe lấy giá mắc thấy mồ.
Vấn đề đó thì tôi không thể phủ nhận. Ông John Dowling vốn “khét tiếng” vì kiểu tính phí; không ai dám tìm đến ông ta, trừ trường hợp bất khả kháng. Hầu hết mọi người thích sửa xe trên Port Angeles hơn, nếu xe của họ còn có thể chạy lên đến đó được. Nghĩ đến điều ấy, tôi tự cảm thấy mình thật may mắn – khi bố tặng tôi chiếc xe tải “sắp đi vào viện bảo tàng”, là cái xe của tôi hiện giờ đây, tôi đã lo lắng không yên. Nhưng ơn trời, nó chưa bị “ốm đau, sụt sùi” gì cả, chỉ phải mỗi tội “gào thét” quá to và chạy tối đa là năm-mươi-lăm dặm một giờ thôi. Về dáng vẻ bề ngoài thì nó đã được Jacob Black chăm chút kỹ đến từng li từng tý, ấy là khi nó còn là của cha cậu, ông Billy…
Một ý nghĩ chợt xuất hiện chớp nhoáng trong đầu tôi - hệt như một ánh chớp loé lên ngang bầu trời – đúng rồi, không tệ chút nào.
-À, em biết không, chị có quen một người biết lắp ráp xe hơi.
-Ồôô. Thế thì tốt quá – Marks em mỉm cười nhẹ nhõm.
Và cho đến tận lúc tôi lái xe đi, Marks em vẫn còn đứng vẫy tay chào tạm biệt. Quả là một người đáng mến biết bao.