Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 83018 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng
nhiều tác giả

Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân

Chứng này thường đến với bạn vào mùa đông và tại những nơi thời tiết lạnh. Khi phải ra ngoài trời lạnh, bạn thường bắt đầu có cảm giác tê cóng các đầu ngón tay và ngón chân trước tiên. Cảm giác tê cóng này đôi khi trở thành đau buốt, nguy hiểm. Tình trạng trên cũng có thể đến với bạn ngay trong khi bạn nằm ngủ và có cảm giác hai bàn chân lạnh buốt, hoặc khi bạn chơi đàn dương cầm, đánh máy chữ nhiều.
Sau cảm giác lạnh buốt này, đột nhiên bạn cảm thấy gân tay hay chân co rút lại, không theo sự điều khiển của bạn nữa, đầu ngón tay, chân tái xanh lại vì máu lưu thông không kịp; bạn bị chuột rút. Chứng này tuy chỉ gây đau đớn chút ít nhưng sẽ trở thành nghiêm trọng nếu bạn không chữa trị kịp thời. Dần dà, các ngón tay, chân hay bị tê lạnh sẽ mất cảm giác, và sẽ trở nên yếu ớt hơn.
Chứng tê lạnh hay chuột rút chủ yếu do khí hậu gây ra, cũng có thể do sử dụng các dụng cụ, máy móc rung động nhiều như máy cưa, máy khoan, máy đào bê tông, do hay sử dụng các ngón tay và ở các vị trí hay bị mỏi như đánh dương cầm, đánh máy chữ; hoặc do các tư thế làm việc phải đưa tay lên cao trong thời gian dài... Chứng chuột rút cũng có thể do sự mất quân bình của hệ thần kinh gây ra.
Dù vì lý do nào, dù chứng chuột rút hay tê cóng này xảy ra ở tay hay chân, những phương pháp dưới đây cũng cung cấp cho bạn những nên tảng y học hữu hiệu trong việc chữa trị và ngăn ngừa.
Ăn nhiều thực phẩm có chất sắt
Chất sắt đầy đủ sẽ giúp cho thân thể chống lạnh hữu hiệu hơn. Thực phẩm có nhiều chất sắt bao gồm các loại thịt đỏ (nhớ bỏ hết mỡ), gà vịt, cá, và các rau cải có màu xanh đậm.
Đừng dùng nhiều cà phê, thuốc lá
Thuốc lá làm máu lưu thông chậm hơn vì chúng tạo nên một lớp màng tích tụ trong hệ thống động mạch. Chất nicotine trong thuốc lá cũng như cafein trong cà phê có khả năng làm mạch máu bị co nhỏ lại và khiến cho máu giảm tốc độ lưu thông. Khi máu lưu thông chậm hơn, những nơi xa xôi như đầu ngón tay, chân thường trở nên lạnh vì không tiếp nhận đủ nhiệt lượng cần thiết.
Cẩn thận khi "sưởi ấm" bằng rượu mạnh
Bạn từng uống một ngụm rượu mạnh giữa trời lạnh? Ấm làm sao cái cảm giác đó. Chất alcohol trong rượu có tác dụng ngược với nicotine hay cafein. Nó này làm các mạch máu trương căng lên và máu lưu thông dễ dàng hơn. Các triệu chứng lạnh bàn chân hay bàn tay thường giảm ngay sau một vài ngụm rượu.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng phương pháp này khi bạn không ở cách qúa xa nhà hoặc những chỗ có thể sưởi ấm. Nếu bạn đang bị lạc một mình trong rừng và phải đi bộ nhiều cây số mới tìm được chỗ sưởi, rượu có thể làm bạn cạn nguồn thân nhiệt (vì nhiệt lượng đã theo máu tràn ra hết tứ chi rồi). Khi nguồn thân nhiệt bị cạn hết, một người đi bộ giữa rừng có thể bị chết cóng trước khi tìm được làng mạc để sưởi ấm.
Mẹo vặt:
- Khi bị chuột rút, hãy bấm mạnh môi trên bằng ngón tay trỏ và ngón cái độ nửa phút, sẽ hết.
- Bột phấn trị hôi chân sẽ giúp bạn bớt bị cóng bàn chân. Các tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân và dưới nách. Khi mồ hôi tiết ra nhiều, nó sẽ bay hơi và làm làn da nơi đó trở nên lạnh hơn. Việc dùng bột phấn rắc vào để hút mồ hôi chân trước khi mang tất sẽ làm chân bớt bị cóng hơn rất nhiều.
- Với nhiệt độ ấm áp vừa phải trong phòng, bạn cho bàn tay (hoặc bàn chân) vào một chậu nước thật ấm, ngâm độ phút. Kế đó, bước ra một nơi thật lạnh và lại ngâm tay trong một chậu nước thật ấm trong 10 phút. Làm như vậy mỗi ngày từ 3 đến 6 lần, cách ngày lại tiếp tục như vậy.
Trong một thí nghiệm với 150 quân nhân, sau khi tập như vậy được 54 lần, nhiệt độ đo được khi bàn tay họ ở trong thời tiết lạnh ấm hơn 7 độ so với trước khi tập... Nếu bàn tay, bàn chân bạn cũng được tập luyện để ấm hơn 7 độ như vậy, bạn sẽ không bị chuột rút nữa

<< Vết ong chích | Chứng đau thắt trong kinh kỳ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 150

Return to top