Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 80332 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng
nhiều tác giả

Sổ mũi

Trung bình mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại. Tại sao mũi có thể làm được chuyện này, khi chiều dài của khí quản từ mũi đến phổi chỉ dài trên dưới hai tấc tây?
Trên đường từ lỗ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi. Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.
Thông thường, nước mũi chảy dọc xuống theo vách sau của mũi và cổ họng, kế đó được đánh văng lên do một số tế bào mỏng như chỉ (các tế bào này lúc nào cũng phe phẩy qua lại, có công dụng như một cây chổi quét dọn những vật có thể làm nghẽn lối không khí lưu thông; đồng thời, các nhu động này cũng làm nước mũi bay hơi để làm ẩm không khí).
Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm nhu động phe phẩy của những tế bào hình sợi chậm lại (một số loại vi khuẩn cũng có khả năng làm các tế bào này bị tê liệt, không phe phẩy được). Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.
Bây giờ bạn đã biết được nước mũi ở đâu mà chảy ra hoài như vậy; giai đoạn kế tiếp là tìm cách ngăn chặn chúng bằng những phương pháp sau đây:
Rửa mũi bằng nước muối
Nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của chứng sổ mũi. Vì thế, bạn nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào hình sợi có thể hoạt động bình thường trở lại.
Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Kế đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.
Bạn sợ nước muối vào mũi sẽ tạo cảm giác khó chịu? Không đâu, dung dịch nước muối được pha như trên có nồng độ gần bằng nồng độ muối trong cơ thể, và bạn sẽ cảm thấy nó giống như nước mũi, nước miếng của chính bạn, hoàn toàn không chút khó chịu nào. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối
Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ như trên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.
Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.
Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn ít phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.
Đừng ăn cay
Có lẽ bạn từng có cảm giác nước mũi chảy ra khi ăn quá cay. Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, càri... có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Đừng uống sữa
Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.
Có phải bạn thường sổ mũi khi lo nghĩ nhiều?
Một số người thường bị sổ mũi hay nghẹt mũi khi buồn phiền hay lo lắng nhiều. Bác sĩ Jerold tại Đại học y khoa Washington cho biết, hệ thần kinh đảm nhiệm việc điều hành và giữ ấm đường hô hấp. Khi một người lo lắng hay buồn phiền, thần kinh hệ thường không hoàn thành được nhiệm vụ này. Nếu bạn để ý thấy chuyện này có xảy ra cho mình, hãy cố quên đi sự buồn phiền bằng cách tìm những chuyện vui!
Chỉ dùng thuốc khi cần thiết
Các dược phẩm thuốc bán tự do ngoài hiệu thuốc tây dưới cái tên nasal decongestant (thuốc trị nghẹt mũi), antihistamine (thuốc trị dị ứng, thường có công dụng làm mũi ngưng chảy nước) tuy có thể làm bạn dễ chịu hơn nhưng cũng không nên uống thường xuyên vì chúng có thể gây lệ thuộc thuốc.
Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, việc dùng lâu hơn có thể gây biến chứng ngược, thường làm mũi bị bít kín lại. Thuốc antihistamine có thể gây chứng buồn ngủ, bần thần; không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.
Ngăn ngừa bằng máy phun hơi ẩm
Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm loại tự động (humidipier). Loại này thường tự phun hơi ẩm lên lúc không khí trở nên khô, ngăn ngừa được chứng sổ mũi, nghẹt mũi.

<< Say sóng | Sốt >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 296

Return to top