Ở châu Âu, nhiều người bị khô bàn tay suốt nửa năm mùa khô. Bệnh này có triệu chứng giống hệt bệnh nứt nẻ bàn chân của người Việt. Chúng có cùng nguyên nhân và cùng cách chữa trị. Tất cả những mẹo vặt y học được đề cập đến trong chương này đều có thể áp dụng cho chứng khô, nẻ chân tại Việt Nam.
Cần nói thêm rằng bệnh này hầu như không bao giờ xuất hiện trên trẻ em. Đây cũng là một bằng chứng hùng hồn về nguyên nhân chính yếu tạo nên sự khô nứt: Cơ thể con người già đi, nó không còn tạo được đủ chất dầu giữ cho da mềm nữa. Khi mùa khô đến, da không có lớp dầu bảo vệ nên bị mất hơi nước, khiến cho các tế bào bị khô đi, cuối cùng những đường nứt nẻ xuất hiện.
Hiện tượng nứt nẻ bàn chân cũng có cùng nguyên nhân: thường bạn đi ngoài đường hay trên đất mà để chân trần hoặc chỉ mang dép; sức nóng của mặt đất làm cho da khô đi, cộng thêm sự cọ xát giữa bàn chân với mặt đất hoặc với dép, tạo nên những vết nứt. Một số người bị nứt chân vì hay tiếp xúc với nước. Nước làm cho da mềm đi, sau đó lại bay hơi, làm các tế bào co lại, cùng với sự khô dầu của bàn chân đã tạo nên sự nứt nẻ.
Khi những vết nứt này trở nên nghiêm trọng, chúng thường gây cảm giác rát buốt, xốn xang mỗi khi co duỗi bàn tay hay bàn chân... Chứng này tuy không tạo hậu quả nghiêm trọng nhưng chắc chắn có thể làm bạn phải nghỉ việc một vài ngày do cảm giác xốn xang và sự bất tiện khi cầm nắm đồ vật.
Bạn không muốn nghỉ làm vì sự khó chịu này? Bạn cũng không muốn cảm giác rát buốt khó chịu làm sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng?... Hãy làm theo những phương pháp sau đây:
Đừng để vết thương tiếp xúc với nướcBác sĩ Joseph, chuyên khoa về da nói: "Việc căn bản là phải tránh tiếp xúc với nước bằng mọi giá. Hãy nghĩ rằng nước là axít phá hủy bàn tay (chân) bạn. Khi bạn rửa tay chân, lớp dầu bảo vệ da cũng bị rửa đi mất. Vì thế, da bạn bị mất nước rất nhanh chóng, khiến tay chân càng khô hơn nữa".
Dùng lotionCác loại lotion - chất sền sệt đựng trong bình dành cho các phụ nữ bôi để tránh bị khô da, có bán tại hầu hết các nhà thuốc tây - đều có công dụng giữ cho da không bị mất nước. Chất này có tác dụng giống như dầu của cơ thể tiết ra để bảo vệ da vậy.
Hãy bắt đất với lotion; nếu vẫn chưa hết, hãy dùng chất bảo vệ da sệt hơn là kem dưỡng (cream). Sau cùng, có thể dùng chất sệt nhất là ointment (tất cả đều có bán tại các tiệm thuốc tây).
Khi dùng các loại trên, nên thoa trước một lớp mỏng, xoa đều, rồi thoa thêm một lớp nữa. Hai lớp mỏng sẽ bảo vệ tốt hơn một lớp dày.
Dùng tất và găng tayMột đôi găng tay bằng vải hay bằng da có thể làm bàn tay nứt nẻ mau lành hơn. Tương tự, nếu bị nứt nẻ ở chân, bạn nên mang tất. Các vật dùng bằng vải hay da này bảo vệ tay hoặc chân bạn tránh khỏi sự cọ xát trong những động tác thường ngày. Chúng còn giữ cho tay chân không bị bẩn và nhờ đó không phải rửa thường xuyên. Nếu phải rửa bát hoặc làm vườn, hãy mang găng tay bằng cao su để ngăn nước thấm vào. Không nên mang găng cao su lâu quá vì như vậy da sẽ không đủ không khí; hơn nữa da tay lại toát mồ hôi, có thể gây nứt nẻ nhiều hơn.