Vài năm trước, khi bạn bị đau dạ dày, bác sĩ sẽ kê cho bạn một danh sách dài vô tận những thực phẩm cần kiêng cữ, khiến bạn nghĩ rằng căn bệnh này là một dấu chấm kết thúc mọi lạc thú về ăn uống. Ngày nay, y học chứng minh được rằng thực phẩm không có liên quan đến chứng đau dạ dày. Bác sĩ Steve G., một chuyên gia về tiêu hóa, cho rằng sự kiêng cữ hoàn toàn không giúp ích gì cho một người bệnh.
Bệnh đau dạ dày có hai loại. Loại đau trong dạ dày và loại đau ở khúc ruột già tiếp giáp với cơ quan này. Yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là chất axit dạ dày, vi khuẩn, tâm trạng lo lắng, buồn rầu của bệnh nhân.
Đau dạ dày thường là một bệnh kinh niên. Nó cứ đau rồi khỏi, khỏi rồi đau trở lại. Với những kiến thức y khoa hiện tại, không một ai dám quả quyết rằng bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi chứng đau dạ dày hay chưa. Tuy nhiên, những phương pháp dưới đây có thể giúp giảm bớt sự khó chịu:
Hãy rút kinh nghiệm của riêng bạn về thực phẩmMột người có thể cảm thấy xót ruột khi ăn món cà ri, người khác lại khó chịu khi ăn kem... Cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm. Chỉ có bệnh nhân mới có thể biết chắc chắn mình không hợp với món gì. Hãy để ý từng loại thực phẩm một và xem loại nào làm cho bạn khó chịu. Các bác sĩ chỉ lờ mờ thấy được rằng đa số mọi người hay bị đau khi dùng những thực phẩm có nhiều gia vị.
Cẩn thận về sữaTrước đây, người ta nghĩ rằng việc uống một ly sữa có thể làm giảm chứng đau dạ dày. Chuyện này đúng, nhưng chỉ đúng cho lúc đó. Sữa sau khi xoa dịu lại có công dụng kích thích các tuyến axit trong dạ dày, khiến chúng hoạt động nhiều hơn. Axít này sẽ làm bạn đau đớn hơn sau đó.
Sửa lại tập quán ăn uốngĐể giữ eo, nhiều người chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Chuyện này nhìn chung không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu sau khi giảm bớt số bữa ăn, bạn bị chứng xót dạ dày và chứng này không chấm dứt trong một vài ngày, cần hỏi ý kiến bác sĩ về tập quán ăn uống của mình.
Có những người thích ăn chỉ một hai món trong bữa ăn, và ngày nào cũng ăn hoài những món đó. Việc này không tốt cho dạ dày. Nên ăn nhiều món khác nhau trong bữa ăn và thay đổi hằng ngày.
Hãy sống cởi mở và lạc quan.Kinh nghiệm của nhiều bác sĩ cho thấy, bệnh đau dạ dày thường trở nặng hơn khi bệnh nhân phải lo nghĩ nhiều. Một số bác sĩ nhận xét, phần lớn bệnh nhân đau dạ dày là những người trầm lặng, có gì hay để trong lòng mà không chịu nói ra. Nếu bạn thuộc type người này, lại đang đau dạ dày, hãy cố thay đổi tính tình. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Những lúc phải lo nghĩ hay buồn phiền, bạn hãy nghĩ đến cái dạ dày. Thất tình, đụng chạm trong sở, không vui vẻ trong gia đình, khủng hoảng tiền bạc... là những vấn đề có thể dẫn bạn đến bệnh đau dạ dày kinh niên.
Dùng thuốc Pepto-Bismol (Bismuth)Bác sĩ Barry M. (Australia) sau khi xét nghiệm hàng trăm bệnh nhân đau dạ dày đã phát hiện ra rằng, đa số họ nhiễm cùng một loại vi khuẩn. Ông thử cho họ uống thuốc Bismuth (có công dụng giết vi khuẩn trong dạ dày) và kết quả là những người đó đều khỏi bệnh.
Bismuth được bán tại các nhà thuốc tây dưới dạng thuốc viên hay thuốc nước màu hồng dùng để trị tiêu chảy. Bán không cần đơn.
Lưu ý: Thuốc Bismuth không được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ công nhận là thuốc trị đau dạ dày.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý:
- Dùng thuốc xoa dịu tạm thời: Tất cả các loại antacid bán trên thị trường đều có thể xoa dịu chứng đau dạ dày, điển hình là các biệt dược Mylanta và Maalox.
- Đừng dùng aspirin: Thuốc này chỉ có thể trị các chứng đau nhức thông thường, và thường làm bệnh dạ dày trở nên tệ hơn.
- Bớt tiêu thụ chất sắt: Chất sắt có khả năng ăn mòn dạ dày (tuy rất yếu). Nếu bạn đang uống chất này mỗi ngày, hãy ngừng ngay. Các rau cải chứa nhiều sắt như rau dền, rau muống... không có hại lắm.
- Đến bác sĩ ngày nếu có triệu chứng đi tiêu ra máu hoặc phân màu đen, nôn ra máu hoặc những hạt màu nâu. Đây là các triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tử vong.