Làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng và thời gian bị bệnh?Khi bệnh cảm đến, từ người lực lưỡng cho đến người chân yếu tay mềm đều chỉ có thể làm một việc giống nhau là ... chịu đựng. Thuốc kháng sinh, thần dược của nhân loại trên mọi chứng nhiễm trùng, hoàn toàn bó tay trước virus cảm cúm. Vì vậy, ta chỉ có thể uống thuốc cảm rồi chờ đợi, cầu trời cho cơn bệnh chóng qua.
Có nhiều cách để rút ngắn thời gian bị cơn bệnh hành hạ xuống còn 1-2 ngày thay vì một tuần, hoặc làm giảm các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, đau họng, ho, nhảy mũi xuống còn 20% mức thông thường.
Vitamin CChất này như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn hay vi trùng. Nhờ đó, cơn bệnh đáng lẽ phải kéo dài 7-8 ngày chỉ còn lại 2-3 ngày.
Vitamin C còn giúp làm giảm ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần... và nhiều triệu chứng cảm khác. Một thí nghiệm tại đại học Wisconsin cho thấy, ở những người dùng vitamin C (mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 500 mg), các triệu chứng cảm chỉ bằng một nửa so với những người không uống.
Việc bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc rau sẽ tốt hơn là uống thuốc viên.
Một số cách trị cảm cúm khác
- Bổ sung chất kẽm: Có công dụng rút ngắn cơn bệnh, làm dịu cảm giác khô cổ, rát cổ. Kẽm được chế thành thuốc viên hoặc kẹo ngậm. Phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc đơn bác sĩ. Nếu được dùng quá nhiều, kẽm có thể trở thành chất độc.
- Ăn tỏi: Có công dụng giết vi trùng và rút ngắn cơn cảm cúm. Ăn tỏi sống có hiệu quả cao hơn uống thuốc làm từ tỏi.
- Uống nước la hán quả (Lohan quo): Có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả, dùng pha nước uống. Vị thuốc này có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng; thường chỉ sau 1-2 lần uống là có thể tiêu trừ hết đờm ở cổ họng.
- Súc miệng nước muối: Khi súc, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu. Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, khạc ra đờm nhiều hơn.
- Uống trà nóng hoặc canh nóng: Càng nóng càng tốt, miễn là đừng để bị bỏng miệng. Uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết. Có công dụng làm thông mũi.
- Tắm nước nóng: Tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Phương pháp này có công hiệu gần giống như phương pháp xông cổ truyền tại Việt Nam.
- Không hút thuốc: Khói thuốc làm tăng cảm giác khó chịu và làm cơn bệnh lâu dứt hơn.
Dùng thuốc chữa nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt- Thuốc kháng histamine với tên biệt dược là Sudafed Plus, Contact, Dimetapp, Cholotrimeton... dưới dạng thuốc nhỏ. Thuốc này ngăn chặn các histamine, không cho tiết nước mũi, nước mắt, phòng ngứa. Không dùng quá 3 ngày liên tiếp; nếu dùng lâu hơn, mũi sẽ sưng và nghẹt trầm trọng hơn. Thuốc có thể gây buồn ngủ.
- Thuốc chống ngạt mũi: Loại thuốc uống tuy công hiệu chậm hơn loại xịt nhưng có thể dùng lâu hơn mà không bị biến chứng. Chỉ được dùng tối đa 3 ngày (thuốc xịt) hoặc 7 ngày (thuốc uống).