Phụ lục I Bảng các triều đại Tôi theo bảng trong bộ Từ Nguyên, bảng này khác với bảng mà đa số học giả Pháp dùng, nhưng chỉ khác tới trước năm -827 thôi. Trước -827 các niên đại trong bảng Từ Nguyên xa hơn; từ năm đó trở đi, niên đại trong hai bảng y như nhau. Tôi bỏ bớt nhiều đời vua trước đời Tần, những đời mà trong sử ít nhắc tới. 1. Thời Ngũ Đế (có ngôi sao ở trước) Năm lên ngôi *Hoàng Đế 2697 Thiếu Hạo (Phục Hi) 2597 *Chuyên Húc 2513 *Đế Khốc 2435 Đế Chí 2365 *(Đường) Nghiêu 2357 *(Ngu) Thuấn 2255 2. Đời Hạ (2205 – 1766)
Năm lên ngôi (1) Vũ (cũng gọi là Đại Vũ) 2205 Khải 2197 Thái Khang 2188 Trọng Khang 2159 Tiếp theo là 12 đời vua nữa rồi tiếp vua cuối cùng là Kiệt 1815
3. Đời Thương hay Ân (1766 – 1122 ) Năm lên ngôi Thang 1766 Thái Giáp 1753 Tiếp theo là 25 đời vua rồi tiếp vua cuối cùng là Trụ 1122 4. Đời Chu (1122 – 255 Võ Vương 1122 Thành Vương 1115 Khang Vương 1078 Tuyên Vương (2) 827 ............... bỏ 22 đời đến Noản vương 314 – 255 ( Noản Vưong bị Tần bắt đưa qua Tần – Nhà Chu chấm dứt năm 255 ) 5. Đời Nhà Tấn (3) 255- 207 Chiên Tương Vương chiếm Chu 256 Hiến Văn Chương ( 3 ngày thì chết ) 250 Trang Tương Vương 250 Thủy Hoàng Đế 246 Từ Anh 207 6. Nhà Hán – 208+ 220 Tiền hoặc Tây Hán Cao đế ( Cao tổ ) tức Lưu Bang 206 Huệ đế 25 Lữ Hậu ( vợ Cao đế ) 187 Cảnh đế 156 Võ đế ( 4 ) 140 Chiêu đế 86 Tuyên đế 73 Nguyên đế 48 Thành đế 32 Ai đế - 6 Bình đế + 1 ( Nhà Tần) Vương Mãng + 9 Hậu hoặc Đông Hán Quang Võ đế 50 Minh đế 58 Chương đế 76 Hòa đế 89 Thương đế 106 An đế 107 Thuận đế 126 Xung đế 145 Chất đế 146 Hoàn đế 147 Linh đế 168 Thiếu đế 189 Hiến đế 189 7. Thời Tam Quốc - Nhà Ngụy 220 – 265 Nhà Thục Hán 221 – 264 Nhà Ngô 229 – 280 Tôi bỏ bớt chỉ kể vài tên : Ngụy Vân đế 220 Ngụy Minh đế 227 Ngụy Phế đế 224 Hán Chiêu Liệt 221 Hán Hậu chủ 223 Ngô Đại đế 222 Ngô Phế đế 252 8. Nhà Tấn 265 – 420 Tây Tấn Võ đế (3) 265 Huệ đế 290 Hoài đế 307 Mẫn đế 313 Đông Tấn Nguyên đế 317 Minh đế 323 Thành đế 326 Khang đế 343 Mục đế 345 Ai đế 362 Phế đế 366 Giản Văn đế 371 Hiến Vũ đế 373 An đế 397 Cung đế 419 9. Nam Triều 420 – 589 Tống Vũ đế 265 ............................... bỏ bảy đời Tề Cao đế 479 Võ đế 482 ............... bỏ 5 đời Lương Võ đế 502 Giản Văn đế 549 .............................. bỏ 4 đời Trần Võ đế 557 Văn đế 560 ..................... bỏ 3 đời 10. Bắc Triều 386 – 581 Bắc ngụy 386 – 533 Đông Ngụy 534 – 557 Tây Ngụy 556 – 581 Bắc Chu 556 – 581 Những triều này sử Trung Hoa không cho là chính thống nên không chép các đời vua 11.Tùy 589 – 618 Văn đế 589 Dạng đế 605 Cung đế 617 12. Đường 618 – 907 Cao Tổ 618 Thái Tôn 627 Cao Tôn 650 Trung Tôn 684 ( bị Võ hậu phế) Huyền Tôn 713 ( Minh Hoàng ) Túc Tôn 756 Đại Tôn 763 Đức Tôn 780 Thuận Tôn 805 Hiếu Tôn 806 Duệ đế ( do Võ hậu lập) 684 Võ hậu xưng đế 684 chết ..................... 705 Trung Tôn ( phục vị) 705 Duệ Tôn 710 Mục Tôn 821 Kính Tôn 825 Văn Tôn 827 Tuyên Tôn 847 Ý Tôn 860 Hi Tôn 874 Chiêu Tôn 889 Chiêu Tuyên đế 904 13. Ngũ Đại 907 – 960 (Tôi bỏ các vua Liêu, gốc Kiết Đan ) Hậu Lương Thái tổ 907 Mạt đế 913 Hậu Đường Trang Tôn 923 Minh Tôn 926 Hậu Tấn Cao tổ 936 Xuất đế 942 Hậu Hán Ẩn đế 948 Hậu Chu 951 Mẫn đế 933 Thái tổ 951 Thế Tôn 954 Cung đế 959 14 - Tống 960 – 1279 ( Tôi bỏ các vua Liêu và Kim) Bắc Tống Thái tổ 960 Thái Tôn 976 Chân Tôn 998 Nhân Tôn 1.063 Anh Tôn 1.063 Thần Tôn 1.067 Triết Tôn 1.086 Nam Tống Cao Tôn 1.127 Hiếu Tôn 1.062 Quang Tôn 1.189 Ninh Tôn 1.194 Lý Tôn 1.224 Độ Tôn 1.265 Cung đế 1.275 Huy Tôn 1.100 Khâm Tôn 1.126 15 - Nguyên 1206 – 1279 ( Mông Cổ) Thái tổ ( Jengis ) 1.206 Thái Tôn ( Ogodéi) 1.229 Định Tôn ....... Chết Hoàng hậu lên 1.246 Hiến Tôn ( Mongka) 1.260 Thế Tôn ( Khoubilai) 1.260 Thành Tôn 1.294 Vũ Tôn 1.307 Nhân Tôn 1.311 Anh Tôn 1.320 Thái Định đế 1.323 Minh Tôn 1.329 Ninh Tôn 1.332 Thuận đế 1.333 16 - Đời Minh 1.368 – 1644 Thái tổ - Hồng Vũ (5) 1368 Huệ đế - Kiến Văn 1402 Nhân Tôn - Hồng Hi 1424 Tuyên Tôn – Tuyên Đức 1424 Anh Tôn – Chính Thống 1435 Cảnh Tôn - Cảnh Thái 1449 ( Khi lên ngôi trở lại) - Thiên Thuận 1457 Hiến Tôn – Thành Hóa 1465 Hiếu Tôn - Hoằng Trị 1487 Võ Tôn – ( Chính Đức ) 1505 Thế Tôn – Gia Tĩnh 1522 Mục Tôn – Long Khánh 1566 Thần Tôn - Vạn Lịch 1572 Quang Tôn – Thái Xương 1620 Hi Tôn – Thiên Khải 1620 Tư Tôn – Sùng Trinh 1627 17 . Đời Thanh 1583 – 1912 ( Mãn Châu ) Thái tổ 1583 Thái Tôn 1627 Thế Tổ - Thuận Trị 1644 Thánh Tổ - Khang Hi 1661 Thế Tôn – Ung Chính 1723 Cao Tôn- Càn Long 1736 Nhân Tôn – Gia Khánh 1796 Tuyên Tôn – Đao Quang 1821 Văn Tôn – Hàm Phong 1851 Mục Tôn - Đồng Trị 1862 Đức Tôn – Quang Tự 1875 Phổ Nghi – Tuyên Thống 1900 Từ Hi thái hậu cầm quyền suốt đời Quang Tự
Chú thích: (1) Năm cuối của một ông vua thuộc trọn về ông đó, dù ông chết vào khoảng đầu năm. Năm sau mới thuộc về vua sau. (2) 2) Từ đây mới thật có tín sử (3) (3) Từ đây tôi chép đủ các đời vua của những triều đại quan trọng (4) (4) Những tên Võ đế, Cảnh đế, Vạn đế .... đều là miếu hiệu , tên để thờ trong tôn miếu của mõi nhà. Hán Võ đế là ông vua đầu tiên dùng thêm niên hiệu ( nom de prériode) , như năm 140 dùng niên hiệu Kiến Nguyên, năm 134 dùng niên hiệu Nguyên quang ..... ông dùng tới 11 niên hiệu . Vua Cao Tôn đời Đường dùng tới 14 niên hiệu . Tôi bỏ hết các niên hiệu đó . Đời Minh và Thanh , mỗi vua chỉ dùng một niên hiệu, và các sử giça ưa dùng niên hiệu hơn miếu hiệu để gọi, nên từ đời Minh tôi mới chép thêm niên hiệu. (5) Từ đây tôi chép cả niên hiệu ********* PHỤ LỤC II SỰ VIỆC QUAN TRỌNG TỪ 1911 đến 1973 ( Tôi tóm tắt tài liệu của Alain Peyrefitte trong Quand la Chine s’ éveillera ...tr 445 – 455 ) A. CỘNG HÒA TIỂU TƯ SẢN ( 1911 – 1927) 10. 10.1911 . Cách mạng Vũ Xương ( Hán Khẩu ) . Trong 50 ngày, cách mạng lan tới 14 trong số 18 tỉnh, tuyên bố không tùy thuộc Mãn Thanh nữa. 1.1.1912 Thành lập , Chính phủ cộng hòa ở Nam Kinh, Tôn Văn ở Mỹ về, được bầu làm Tổng Thống. Dùng Tây lịch. Thân Vương Cung, phụ chính đ(i thần, cầu cứu Viên Thế Khải, Viên đời được toàn quyền. 12.2.1912 Viên thuyết phục được : Phổ Nghi phải thoái vị. Viên nắm hết quyền. 15. 2. 1912 Tôn Văn nhường chức Tổng Thống cho Viên . 8.4.1923 Quốc Hội họp ở Bắc Kinh, phản đối Viên, bị Viên giải tán. Viên dẹp luôn Quốc Dân đảng. Tôn Văn lánh qua Nhật. 1914 Nhật tuyên chiến với Đức ( thế chiến I) , rồi chiếm Sơn Đông cùng các nhượng địa khác của Đức. 12.1. 1915 Nhật đưa 21 điều « yêu cầu « cho Bắc Kinh , muốn biến Trung Hoa thành một nước bảo hộ của Nhật. Viên điều đình không được, khắp nước nổi lên phong trào chống Nhật. 1915 – 23.3. 1916 Viên vận động để được bầu làm hoàng đế. Phe cộng hoà và các tướng nổi lên chống đối. Viên phải bỏ ý đó non 100 ngày sau, và chết tháng 6 – 1916. 1916 - Thời quân phiệt làm loạn bắt đầu. Ở Bắc , còn một chính phủ hữu danh vô thực tại Bắc Kinh. Ở Nam, Tôn Văn lập một chính phủ Cộng hòa tại Nam Kinh. Sự thực các đốc quân chia nhau mỗi người chiếm một nơi, làm chúa trong miền và đánh nhau lung tung. 1918 – 1919 Trung Hoa cho 175.000 thợ qua Pháp giúp đồng minh , và 400 sinh viên thợ, trong số đó có Chu Ân Lai và Chen Yi . 4.5. 1916 Ngũ tứ vận động Phong trào vận động dân tộc đầu tiên do sinh viên Bắc Kinh phát động rồi lan khắp nước để phản đối hội nghị Versailles cho Nhật hưởng những quyền của Đức ở Sơn Đông. Một số trí thức ghét Tây Phương hướng về Nga Sô vì Nga Sô tuyên bố bỏ hết các quyền lợi thời Nga hoàng ở Trung Hoa ( nhưng không trả lại các đất Nga đã chiếm được thời trước ở Sibérie và ở các tỉnh bờ biển). 1921 Hội nghị Washington yêu cầu Nhật trả Sơn Đông cho Trung Hoa. 1.7.1921 Thành lập đảng Cộng sản Trung Hoa ở Thượng Hải gồm 12 người tới dự. Trần Độc Tú được bầu làm tổng thư ký , Mao Trạch Đông làm thư ký đảng ở Hồ Nam. 1921 – 1922 Thành lập những tổ Cộng sản Trung HGoa ở Pháp, Bỉ , Đức. 1923 – 1927 Mặt trận thống nhất đầu tiên Quốc Cộng ( do sự thoả hiệp giữa Tôn Văn và Joff) , đại diện cho Lénine . Cộng sản được nhận vào Quốc dân đảng, 1923 Mao được làm ủy viên trung ương của đảng , chủ tịch phòng( cũng gọi là bộ) tổ chức. 1924 Ngoại Mông tuyên bố thành lập Chính phủ Cộng Hoà Xô Viết. 30. 5. 1925 Ngũ táp vận động. Tẩy chay ngoại nhân, đình công . Tôn Văn chết, Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng . Mao vận động nông dân ở Hồ nam 1925 – 1926 Tưởng Giới Thạch và Cộng Sản chống đối nhau. PHỤ LỤC II SỰ VIỆC QUAN TRỌNG TỪ 1911 đến 1973 ( Tôi tóm tắt tài liệu của Alain Peyrefitte trong Quand la Chine s’ éveillera ...tr 445 – 455 ) A. CỘNG HÒA TIỂU TƯ SẢN ( 1911 – 1927) 10. 10.1911 . Cách mạng Vũ Xương ( Hán Khẩu ) . Trong 50 ngày, cách mạng lan tới 14 trong số 18 tỉnh, tuyên bố không tùy thuộc Mãn Thanh nữa. 1.1.1912 Thành lập , Chính phủ cộng hòa ở Nam Kinh, Tôn Văn ở Mỹ về, được bầu làm Tổng Thống. Dùng Tây lịch. Thân Vương Cung, phụ chính đ(i thần, cầu cứu Viên Thế Khải, Viên đời được toàn quyền. 12.2.1912 Viên thuyết phục được : Phổ Nghi phải thoái vị. Viên nắm hết quyền. 15. 2. 1912 Tôn Văn nhường chức Tổng Thống cho Viên . 8.4.1923 Quốc Hội họp ở Bắc Kinh, phản đối Viên, bị Viên giải tán. Viên dẹp luôn Quốc Dân đảng. Tôn Văn lánh qua Nhật. 1914 Nhật tuyên chiến với Đức ( thế chiến I) , rồi chiếm Sơn Đông cùng các nhượng địa khác của Đức. 12.1. 1915 Nhật đưa 21 điều « yêu cầu « cho Bắc Kinh , muốn biến Trung Hoa thành một nước bảo hộ của Nhật. Viên điều đình không được, khắp nước nổi lên phong trào chống Nhật. 1915 – 23.3. 1916 Viên vận động để được bầu làm hoàng đế. Phe cộng hoà và các tướng nổi lên chống đối. Viên phải bỏ ý đó non 100 ngày sau, và chết tháng 6 – 1916. 1916 - Thời quân phiệt làm loạn bắt đầu. Ở Bắc , còn một chính phủ hữu danh vô thực tại Bắc Kinh. Ở Nam, Tôn Văn lập một chính phủ Cộng hòa tại Nam Kinh. Sự thực các đốc quân chia nhau mỗi người chiếm một nơi, làm chúa trong miền và đánh nhau lung tung. 1918 – 1919 Trung Hoa cho 175.000 thợ qua Pháp giúp đồng minh , và 400 sinh viên thợ, trong số đó có Chu Ân Lai và Chen Yi . 4.5. 1916 Ngũ tứ vận động Phong trào vận động dân tộc đầu tiên do sinh viên Bắc Kinh phát động rồi lan khắp nước để phản đối hội nghị Versailles cho Nhật hưởng những quyền của Đức ở Sơn Đông. Một số trí thức ghèt Tây Phương hướng về Nga Sô vì Nga Sô tuyên bố bỏ hết các quyền lợi thời Nga hoàng ở Trung Hoa ( nhưng không trả lại các đất Nga đã chiếm được thời trước ở Sibérie và ở các tỉnh bờ biển). 1921 Hội nghị Washington yêu cầu Nhật trả Sơn Đông cho Trung Hoa. 1.7.1921 Thành lập đảng Cộng sản Trung Hoa ở Thượng Hải gồm 12 người tới dự. Trần Độc Tú được bầu làm tổng thư ký , Mao Trạch Đông làm thư ký đảng ở Hồ Nam. 1921 – 1922 Thành lập những tổ Cộng sản Trung HGoa ở Pháp, Bỉ , Đức. 1923 – 1927 Mặt trận thống nhất đầu tiên Quốc Cộng ( do sự thoả hiệp giữa Tôn Văn và Joff) , đại diện cho Lénine . Cộng sản được nhận vào Quốc dân đảng, 1923 Mao được làm ủy viên trung ương của đảng , chủ tịch phòng( cũng gọi là bộ) tổ chức. 1924 Ngoại Mông tuyên bố thành lập Chính phủ Cộng Hoà Xô Viết. 30. 5. 1925 Ngũ táp vận động. Tẩy chay ngoại nhân, đình công . Tôn Văn chết, Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng . Mao vận động nông dân ở Hồ nam 1925 – 1926 Tưởng Giới Thạch và Cộng Sản chống đối nhau. B. NỘI CHIẾN ĐẦU TIÊN ( 1927 – 1936) 1927 Mao trong bài điều tra về phong trào nông dân ở Hồ nam cho nông dân là lực lượng chính của cách mạng. Chủ trương đó bị ủy ban trung ương Đảng gạt bỏ. Mao mất chân trong phòng chính trị của Đảng. Tháng 4, Tưởng Giới Thạch tấn công Cộng sản ở các thị trấn lớn nhất là Thượng Hải . Đảng mất đầu, lui vào bóng tối hoạt động. 1928 Tưởng Giới Thạch vô Bắc Kinh , dùng chế độ độc tài quân nhân . Mao Trạc Đông và Chu Đức trốn vào miền núi Hồ Nam và Giang Tây lập đạo hồng quân thứ nhất và một Xô Viết trong miền. 1929 Mao và Chu lập chính phủ Xô Viết ở Giang Tây. Anh trả vài nhượng địa cho Trung Hoa. 1930 Trung Hoa thừa nhận quyền của Pháp ở Đông Dương. Mao và Lý Lập Tam bất đồng ý kiến: Mao dùng nông dân, Lý dùng thợ thuyền làm chủ lực cách mạng ( Lý làm chủ tịch đảng). Tưởng lại tấn công - Vợ Mao bị Tưởng giết. Cộng lại thất bại ở vài thị trấn : Tràng sà , Vũ Hán, Nam Xương. 1931 Nhật chiếm Mãn Châu, lập Mãn Châu quốc. Đại hộu thứ I của đảng Cộng sản hợp ở Thụy Kim, bầu Mao làm chủ tịch chính phủ đầu tiên Cộng Hoà Xô Viết (ở Giang Tây) – và Chu ĐỨc làm tổng tư lệnh Hồng Quân. 1933. Nhật chiếm một phần Hà Bắc ( tỉnh có kinh đô Bắc kinhà Từ 10. 1934 đến 10. 1935 Hồng quân ở Giang Tây bị Tưởng bao vây; Mao và Chu Đức dẫn đầu Hồng Quân , làm cuộc trường hành tới Thiểm Tây dài 12.000 cây số, tới Thiểm Tây. Mất một năm. 1935 – 1936 Ba đạo quân khác cũng trường hành tới Thiểm Tây, hợp với quân của Mao – Chu. 12 – 1936 Thành lập một chính phủ kháng Nhật ở Diên An . Mao làm chủ tịch . C. MẶT TRẬN THỐNG NHẤT QUỐC - CỘNG ĐỂ KHÁNG NHẬT 12- 1936 Vụ Tây An - Tưởng bị bộ hạ là Trương Học Lương bắt cóc. Chu Ân Lai ở Diên An lại thuyết phục Tưởng cùng với Cộng lập mặt trận thống nhất kháng Nhật . Tưởng được thả 1937 Nhật chiếm Hoa Bắc và miền Thượng Hải. 1940. Tưởng và chính phủ Quốc dân đảng rút lên Trùng Khánh ( Tứ Xuyên ) 1940 – 1941 Mặt trận thống nhất kháng Nhật tan rã. 1942. Một phong trào chỉnh phong trong đảng Cộng sản; phe thân Nga sô bị “ chỉnh” 1943. Lưu Khiết Kỳ nhận rằng Mao đã tạo một thứ “ Mác xít Trung Hoa” . Theo Chu Ân Lai đảnh có 800.000 đảng viên. 1945 . Hiệp ước thân thiện Nga - Tưởng Giới Thạch. Sau khi Nhật đầu hàng. Hồng quân chiếm Hoa Bắc và Mãn Châu trước các đạo quân của Tưởng, những đạo quân này được Mỹ giúp cho phương tiện di chuyển. D. NỘI CHIẾN THỨ NHÌ ( 1947 – 1949) Cộng sản tiếp tục tuyên truyền trong giới nông dân về tinh thần dân tộc, cải cách điền địa, Nga vẫn chính thức ủng hộ Tưởng Giới Thạch. 1948 Lâm Bưu diệt quân tộc, cải cách điền địa, Nga vẫn chính thức ủng hộ Tưởng Giới Thạch. 1 – 1949 Hồng quân vô Bắc Kinh. 1949 Quân đội của Tưởng thua, rút ra Đài Loan E. THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC ( 1949 - 1957) 1949- 1952. Thời theo chế độ " Tân dân chủ ". Diệt kẻ chống đối và uốn nắn ý thức của dân chúng. 1 -10- 1949.Tuyên bố thành lập chính phủ Cộng Hoà. Mao làm chủ tịch 1950 Ký hiệp ước thân thiện với Nga Sô Chiến tranh Triều Tiên. Do NGa thúc , Mao phải gởi " chí nguyện quân" qua Bắc Triều Tiên. Đài Loan được Mỹ bảo vệ chọ Cải cách đìền địa 1953 - 1957 Thời xây dựng kinh tế 1953. Đình chiến ở Triều Tiên. Staline chết. 1954. Kroutchev qua thăm Bắc Kinh lần đầu. 1956 - 1957 " Trăm hoa đua nở " Đảng hứa cho các nhà trí thức được hưởng tự do hơn. Trong mấy tuần phong trào chỉ trích đường lối văn nghệ của chính quyền nổi lên mạnh quá. Phải đản áp dữ dội; mấy trăm ngàn trí thức phải đi cải tạo. F. THỜI NHẢY VỌT VÀ TỰ DO VỀ KINH TẾ 1958 – 1965 1958 Kế hoạch năm năm thứ nhì Năm “ Nhảy vọt ”, dự tính thực hiện xong trong hai năm mục tiêu của kế hoạch 5 năm . Thành lập công xã nhân dân . Kroutchev rút lời hứa giúp Trung Hoa chế tạo bom hạch tâm . Trung Hoa không chịu ở dưới quyền chỉ huy quân sự của Nga nữa . 1959 – 1962 Thời khó khăn về kinh tế . 1959 . Mao từ chức chủ tịch nhà nước. Lưu Thiếu Kỳ lên thay. Mao vẫn giữ chức chủ tịch Đảng . 8 – 1959 Ủy ban trung ương Đảng họp ở Lư Sơn . Hai phe “hữu” và “tả” chống nhau dữ dội. Bành Đức Hoài, Bộ trưởng Quốc phòng bị cách chức. 8 – 1960 Moscou gọi tất cả các kỹ thuật gia và cố vấn về nước. Trung Hoa kết tội Kroutchev là “ xét lại ” . 1961 . Trong cuộc đại hội đảng Sô Viết ở Moscou, Chu Ân Lai bỏ phòng họp khi Kroutchev vạch lỗi của Đảng Cộng sản Albanie . Luôn ba năm 1959 – 1960 – 1961 Trung Hoa mất mùa. Đói kém tột bực. 9- 1962. Lại họp ở Lư Sơn. Ý thức hệ hóa cứng rắn hơn. - Mở “ phong trào giáo dục xã hội ” để nâng cao tinh thần cách mạng của trí thức và nông dân. - Tôn thờ “ tư tưởng Mao Trạch Đông ” . - Lâm Bưu sửa lại ý thức hệ trong quân đội. 1963 – 1965. Giai đoạn phục hồi kinh tế . 1963 Chu Ân Lai đi thăm các nước châu Phi dể tuyên truyền lối cách mạng của Trung Hoa . 1- 1964 . Pháp và Hoa lục bàn việc trao đổi đại sứ. Nga – Hoa càng thù hằn nhau. G. CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA VÀ PHẢN ỨNG ( 1966 – 1973) Từ 11- 1965 đến 4- 1969 biến cố rất phức tạp, khó sắp đặt cách nào để phản ánh được đúng sự thực, sự sắp đặt dưới đây chỉ mong được hợp lý phần nào thôi, như Peyrefitte đã nhận . Vì vậy tôi chỉ chép một số ít sự việc thôi. Tháng 4 và 5 – 1966. Chuẩn bị đại tấn công Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, Lưu là phó chủ tịch Đảng. Đặng là tổng thư ký ủy ban trung ương Đảng vì họ cho lời Bành Đức Hoài trách Mao tiến mau quá, làm dân khổ là đúng. Bọn vệ binh đỏ chiếm Đại học Bắc Kinh. Các trường đại học đóng cửa . Từ 1 đến 12 tháng 8 năm 1966. Bắt đầu cuộc Cách mạng văn hóa. Mao tung đại chúng ra tấn công phe xét lại trong đẳng. Lâm Bưu thành phó chủ tịch Đảng, thay Lưu Thiếu Kỳ . Tháng 8 tới tháng 11 – 1966 . Vệ binh đỏ tấn công các cán bộ cùa Đảng. Ngày 18 – 8 , mấy trăm ngàn vệ binh đỏ diễn qua Thiên An môn, trước mặt Mao. Rồi họ đi từng đoàn khắp nước để thanh trừng cán bộ Đảng tại các thị trấn, đập phá các di tích thời phong kiến (đền, đài, nghệ, phẩm ). Sau phong trào lan tới nông thôn. Lưu Thiếu Kỳ phải tự kiểm phê ( 23 – 10) . Họ quá khích, nội bộ vệ binh đỏ chia rẽ, các cơ quan của Đảng tê liệt . Từ tháng giêng đến tháng 9 – 1967 Tháng giêng , hai Phong trào lan tới giai cấp thợ thuyền, ở Thượng Hải có những cuộc chiến đấu dữ dội. Ngày 5- 2. Ở Thượng Hải thành lập công xã Thượng Hải, tả khuynh. Quân đội phải dẹp cuộc hỗn loạn. Từ tháng 3 đến tháng 8 . Khắp nước đâu đâu cũng có những cuộc đổ máu, nhất là ở Vũ Hán và Quảng Châu, có chiến tranh, nội loạn thật sự. Bọn “ thiên tả ”bắt đầu tấn công Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ lại phải tự kiểm phê lần nữa . Tháng 9 Chu Ân Lai rán lập lại trật tự bằng quân đội. Tháng 9 – 1968 đến cuối năm 1968. Mao thắng . Mao đập lung tung phe hữu và phe tả, ủng hộ triệt để Chu. Lâm Bưu mở lớp dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong quân đội. Tháng 7 tới tháng 10 – 1968 Lưu Thiếu Kỳ bị trục xuất khỏi Đảng. Mao thắng ( nghĩa là dẹp được phe Lưu Thiếu Kỳ, nhưng rồi phải thay đổi đường lối ). Tháng 4- 1969 . Đại học thí IX của Đảng. Bầu Ủy ban trung ương mới. Cải cách kinh tế, hành chánh và đại học. Lưu Thiếu Kỳ chết . 1970 Trung Hoa băng bó lại vết thương. Tháng 8,9: Họp ủy ban trung ương ở Lư Sơn. Lâm Bưu và Mao bắt đầu chống nhau. 7 – 1971 Trung Hoa và Mỹ thương thuyết ngầm với nhau về việc tổng thống Nixon qua Trung Hoa . Hướng mới về đường lối ngoại giao đó gây bất hòa nội bộ. Mao trục xuất Lâm Bưu và Lâm mất tích (13.9.1971) H. HƯỚNG MỚI NGOẠI GIAO 25 – 26 thánh 10- 1971. Trung Hoa được vô Liên Hiệp quốc ( nhờ Mỹ) 1- 1972 . Tướng Chen Yi ( chết) 2- 1942 Nixon qua Bắc Kinh. 7 – 1972 Maurice Schuman qua Trung Hoa . Trung Hoa bảo Châu Âu phải đoàn kết với nhau để chống Nga. Mùa hè 1972. Tuyên bố chính thức rằng Lâm Bưu bị trục xuất. Tháng 9 – 1972. Thủ tướng Nhật Tanaka qua Bắc Kinh. Tháng 2 – 1973. Henry Kissinger qua Bắc Kinh thành lập phòng liên lạc ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington ( tức như sứ quán mà không mang tên sứ quán ). Cũng tháng đó: Hội nghị quốc tế ở Paris về Việt Nam- Từ 1961 – 1962, sau hội nghị về Lào bây giờ Trung Hoa mới lại dự hội nghị này. Tháng 3 – 1973. Trung Hoa lập lại bang giao với Y Pha Nho, rồi với tất cả các nước Châu Âu, trừ Ái Nhĩ Lan ( Irlande) , Bồ Đào Nha và Tòa Thánh Vatican. Vậy là Trung Hoa lập bang giao được 88 nước. Tháng 8 – 1973. Trong đại hội thứ X của Đảng, người ta xác nhận rằng đã thay đổi hẳn đường lối:diệt phe “tả ”, Lâm Bưu ; cách mạng văn hòa thóai trào, xích lại với phương Tây, chống Nga hơn, Mao bớt quyền hành mà quyền hành của Chu Ân Lai tăng lên . Tổng thống Pháp Pompidou qua Bắc Kinh (ông là người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo phương Tây qua Trung Hoa ). 1976 Mao Trạch Đông chết, Hoa Quốc Phong kế vị Hết