Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Sử Trung Quốc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 79035 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sử Trung Quốc
Nguyễn Hiến Lê

Chương VI ( 4)

- Chính sách xã hội tàn bạo, ngu xuẩn
- Không thể nào cai trị một dân tộc như Trung Hoa mà chỉ dùng ngoại nhân ( Mông Cổ, sắc mục, không cần sự hợp tác của Trung Hoa được, và chính sách kinh tế dại dột kể trên là hai nguyên nhân quan trọng gây sự suy vi của nhà Nguyên, khiến cho dân Trung Hoa từ trên xuống dưới đều thâm oán Mông Cổ. Họ tạm chịu được rợ Liêu, rợ Kim mà không sao chịu được rợ Mông. Chỉ một số ít Hán gian có học là chịu hợp tác với triều đình Nguyên; kẻ sĩ có tư cách phải trốn vô rừng, cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, người thì viết tiểu thuyết, viết tuồng , người thì vẽ cảnh thiên nhiên để tiêu ma ngày tháng hoặc gởi gấm nổi lòng. Nông dân thì họp thành hội kiến, chờ ngày nổi loạn.
- Nguyên nhân thứ ba cũng rất quan trọng là triều đình nhà Nguyên loạn ngay từ khi từ Hốt Tất Liệt chết, và do chính Hốt Tất Liệt d gây ra.
Theo tục Mông Cổ , thì khi một Khả Hãn ( vua ) chết. các thân vương, các người quan trọng trong hoàng tộc và các đại thần họp nhau để bàn vị Khả Hãn lên nối ngôi. Hốt tất Liệt độc tài, cho chỉ mình có công chiếm Trung Hoa, non sông Trung Hoa là của riêng mình, non sông Trung Hoa là của riêng mình, chẳng cần hỏi ý Cơ mật viện mà tự ý truyền ngôi cho thái tử theo tục Trung Hoa và triều đình Nguyên phải chịu ngay hậu quả tai hại của chính sách truyền tử chứ không truyền hiền của nhà Chu đó, chính sách mà Khổng Tử miễn cưỡng chấp nhận chứ không thích.
Đại thần và hoàng tộc đều bất mãn nhưng Hốt còn sống thì không dám nói ra. Nhất là một số người tự cho mình có đủ tư cách để kế vị, lại càng uất ức.
Thành Tôn nối ngôi là ngươi cương quyết, giữ ngôi được 12 năm. Rồi từ đó mà Nguyên suy luôn. " Thần khí " tức ngai vàng đã lập rồi thì ai mà không ham, nó gây sự tranh giành, gây bè phái, ám sát, thoán đoạt, rồi xa hoa , dâm dật, đủ những cái tệ của chế độ quân chủ phương Đông. Coi qua bảng năm vua kế tiếp, ta thấy triều đại của họ sao mà ngắn ngủi! Chỉ trong 25 năm mà ngai vàng , thay chủ tới 5 lần, đa số chỉ giữ ngôi được 3, 4 năm, không ông nào thọ quá 35 tuổi. Là vì họ mới lên ngôi , đã có người, có phe âm mưu lật họ. Có bao nhiêu ông bất đắc kỳ tử, tôi không biết. Nhưng triều thần, hoàng tộc chắc chắn là chia bè đảng thanh toán lẫn nhau rất hăng.
Những ông vua được quyền thần ủng hộ, đưa lên ngôi, không chắc chắn là có tài , mà chắc chắn là không có quyền. Kẻ đưa họ lên, tất là cậy công mà chuyên quyền, họ thành ra bù nhìn hết. Tới khi họ bị lật, bị giết thì phe lật, giết họ phải giết luôn phe đã lập họ. Như vậy liên tiếp một phần tư thế kỷ, triều đình Nguyên tất hóa ra vô tổ chức, bất lực , hiệu lệnh ban ra, địa phương không nghe , và hiệu lệnh của vua này mâu thuẩn với vua trước, cứ thay đổi như chong chóng , biết theo ai, theo ai cũng có thể mang họa, chẳng theo ai cả là hơn hết. Sử gia Trung Hoa chép về thời đó bảo : " Hiệu lệnh bất thường, như trò con n ít ", nha thự tạp loạn". " việc không qui nhất " sau cùng cái tới mức " mỗi nhà - gia đình đại thần - tự làm chính trị, mỗi người tự coi là Quốc Gia " ( Nguyên sử ký sự bán mạt của Trần Bang Chiêm). Mấy hàng đó đáng cho chúng ta suy nghĩ
Tới đời vua cuối cùng là Thuận Đế, tình thế còn tệ hại hơn nữa. Ông ta giỏi chữ Hán. Hán hoá rồi - nhưng nhu nhược, dâm dục và rất mê tín, hoàn toàn bị một bọn Lạt ma đồi trụy sai khiến, nhồi như nhồi bột, tin bùa phép của bọn phù thủy và dùng những thuật rất tởm về phòng khuê để tìm khoái lạc và hy vọng trường thọ. Ông ta sai cất một cái phòng gọi là phòng vô tội " Chambre de l Innocence - Tsui Chi dịch) trong đó ông ta tha hồ hành hạ bọn cung nữ. Các quý phi của ông ta phải khỏa thân múa " Khúc Quỷ nhà Trời " (Danse des diables célestes ) mà nội cái tên cũng đủ cho ta tưởng tượng nó ra sao rồi. Các Lạt Ma mà ông tin hơn các thượng thư, dĩ nhiên cũng có mỗi người một " hậu cung "riêng.
Vua quan như vậy, còn bọn quân lính Mông Cổ ra sao? Họ cũng Hán hóa, nghĩa là mất hết cái vũ dũng truyền thống mà hóa ra nhút nhát, ngại khó nhọc, ngại chiến đấu, cũng chỉ ham hưởng lạc, tới nỗi một miền nọ có một đảng cướp khỏang 50 tên mà triều đình phải tới 1.000 quân Mông Cổ tới mới dẹp nổi. Hốt Tất Liệt cấm dân của ông Hán hóa nhưng cấm sao nổi. Đời sống Trung Hoa có nhiều cái thú quá, nhất là đời sống ở Hàng Châu, Karo Korum làm sao sánh được. Thức ăn toàn là mỹ vị, y phục toàn là lụa gấm, thèm thanh sắc của thiếu nữ Trung Hoa nữa ... Thế hệ Mông c Cổ đầu tiên làm chủ Trung Hoa là thế hệ chiến sĩ có thể chống nổi với những sự cám dổ đó, thế hệ sau sinh ở Trung Hoa tất thích sống trong lâu đài hơn là trong lều, ăn nem, chả của Trung Hoa hơn là ăn thịt ngựa và uống sữa nữa. Vì vậy mà nhà Nguyên làm chủ Trung Hoa chưa được 90 năm đã bị đuổi về các cánh đồng của họ. Mà chẳng riêng nhà Nguyên các Hãn quốc khác cũng vậy, cũng chỉ giữ được thuộc địa khoảng 100 năm, trừ Khâm sát hãn quốc nằm ở phía Bắc hoang vắng, xa xôi, là tồn tại được hai thế kỷ rồi mới bị Nga diệt. Vậy một dân tộc dù hùng cường tới đâu cũng không thể thịnh hoài được; kẻ bị trị dù yếu tới đâu mà còn giữ được ngôn ngữ , truyền thống thì tất có lúc sẽ đuổi được kẻ thù đi.

D. VĂN HÓA
Trên tôi đã nói về tình hình xã hội và kinh tế đời Nguyên, nên trong mục cuối cùng này tôi chỉ xét về văn hóa.
- Tôn giáo nói chung khá phát đạt, nhưng Phật Giáo đại thừa không thêm được một tôn phái nào; Phật Giáo có phần bị nén mà Lạt Ma giáo được đề cao nhất, rồi tới Hồi Giáo.
- Về triết học. Hán Hành đem cái học của Chu Hi truyền bá ở phương Bắc, không phát huy thêm được gì.
Một điều ngộ nghĩnh đáng ghi là một chí sĩ cuối Tống đầu Minh tên là Đặng Mục, viết hai thiên Quán Đạo và Lại Đạo chê chế độ quân chủ tập quyền và quan liêu là không hợp lý. Ông bảo : " Vua lấy thiên hạ làm của riêng, tàn hại nhân dân để làm vui cho mình ...., thu thập thật nhiều tài vật, sợ người khác đoạt mất. lại đặt ra quân đội, hình pháp để tự vệ như vậy thì cái họa tranh đoạt không khi nào ngưng được ..." quan lại lớn nhỏ ... chơi bời, ăn không ... hại hơn là hổ báo, đạo tặc..., họ đoạt cái ân của dân, dân làm sao khỏi oán phẫn, nổi loạn ! Chỉ có cách là phế vua, đuổi quan đi, để dân tự trị thì mới an lạc được. Chế độ quân chủ đã tới lúc bị oán quá rồi, mà mầm dân chủ đã muốn nhú.
Văn Thơ
- Sử ký: Một nhà quý tộc Mông Cổ, Đoái Đoái, phụng chiếu viết mấy bộ sử về Tống, Liêu, Kim, Nguyên, nhưng không có giá trị: sai lầm, thiếu sót, văn rất kém. Da Luật Sở Tài, người Khiết Đan, cùng có một bộ Tạp Lục về chiến tranh, gồm 348 quyển. Đáng kể là bộ Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm, một klẻ sĩ ẩn cư không chịu ra làm quan với Mông Cổ.
- Cổ văn kém hơn đời trước xa, tác giả chỉ mô phỏng Âu Dương Tu và Tăng Củng mà thiếu tài.
- Thơ, tình đẹp, lời nồng song thiếu phần đặc sắc. Từ có một thế gọi là tản khúc, hơi thịnh, tác giả chán nản hết thảy, từ danh đến lợi, chỉ ca tụng thú điền viên, sơn thủy.
- Cuối đời Nguyên, tiểu thuyết viết bằng bạch thoại bắt đầu thịnh và qua đời Minh mới phát triển mạnh, nên tôi để đến chương sau sẽ xét.
- Tuồng
Một ảnh hưởng quan trọng của Trung Á là nghệ thuật diễn tuồng. Từ vua quan đến dân đều thích, nên nhiều nhà văn Trung Hoa đem cả tâm lực ra soạn tuồng, nhưng không ký tên thực vì có thành kiến rằng nó không phải là thứ văn đứng đắn ( người ta viết bằng bạch thoại, nhiều câu, đoạn theo thể biến ngẫu để cho du dương, dễ ngâm), một phần cũng vì trong tuồng cổ có nhiều chộ chẳng hạn khi nêu gương ái quốc) bọn cầm quyền không ưa. Mặc dầu vậy, tuồng đời Nguyên có địa vị của từ đời Tống, thành tinh hoa văn hoa văn học đời Nguyên, nhờ nhửng nguyên nhân sau đây:
- Văn nhân và dân chúng bị áp bức quá, không dám thổ lộ nỗi uất hận trong câu chuyện, trong văn thơ, phải mượn tuồng để phát biểu, nhất là tuồng có sức lôi cuốn dám đông rất mạnh. Nghiến răng nguyền rủa Tần Cối ( Hán giang đời Tống) tức là nguyền rủa kẻ bán nước đương thời ; vỗ tay hoang nghênh Nhạc Phi tức là khuyến khích những vị anh hùng muốn rửa cái nhục vong quốc.
* Văn nhân không thể - hoặc không muốn - dùng khoa cử , thi phú để hiển danh nên đem hết tài năng ra soạn tuồng. Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử, họ cách biệt hẳn với nhà cầm quyền, quay về sống với dân chúng, chịu cảnh nhục chung với dân chúng, sáng tácf cho dân chúng.
Xét về nhạc và cách điệu chung, tuồng đời Nguyên có thể chia làm:
- Bác khúc có giọng điệu hùng , như tuồng Tì Bà Kí.
- Nam khúc có giọng điệu lãng mạn như tuồng Tây Sương Ký
Tuồng của Việt Nàm bắt chước tuồng Trung Hoa, cho nên tuồng của hai nước có những đặc điểm như nhau:
* Không theo phép tam nhất trí ( Règles des trois unités) như bi kịch cổ của Hi Lạp , Pháp. ta thường thấy trong màn trước một vai còn trẻ tử biệt cha mẹ để đi thi mà hai màn sau vai đó đã già; màn trước diễn cảnh triều đình mà màn sau diễn cảnh chiến trường cách xa cả ngàn dặm; tình tiết trong bản tuồng cũng ít khi tập trung vào một việc chính để tiến tới kết cục.
* Kết cục luôn vui ( có hậu ) vì nhà soạn tuồng luôn luôn có ý răn đời: tiết phụ thì được phong, nghịch tặc thì bị giết, trung thần thì được vinh....
* Cách dàn xếp không tách bạch rta từng hồi, từng cảnh như bi kịch Pháp vì sự dàn cảnh, bài trí rất sơ sài, có khi không thay đổi từ đầu đến cuối.
* Nhà dàn cảnh luôn luôn dùng qui ước mà khán giả phải hiểu; một cây roi đủ thay một con ngựa , hể mặt đỏ râu dài thì là trung thần, mặt loang lỗ, trắng đen thì là nịnh thần....
* Trong tuồng có nhiều đoạn nói lối để các vai tự giới thiệu mình hoặc tóm tắt những việc đã xảy ra cho khán giả để hiểu.
Những vai nữ thường do đàn ông ( kép) đóng thay.
Thời Mông Cổ, có tới bốn năm chục nhà soạn tuồng, nổi tiếng nhất là Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ, Bạch Phác, Maã Trí Viễn. Họ sáng tác rất mạnh, được cả ngàn tuồng, nay không còn được đủ
Về nội dung, ta có thể sắp làm năm loại:
* Tuồng diễn những vụ xử án công bằng. Xã hội đời Nguyên là xã hội bất công, dân chúng Trung Hoa bị ngoại bang áp bức, công lý không còn, dân không biết kêu ca vào đâu chỉ nuôi hy vọng gặp được những vị quan thanh liêm, công bằng như Bao Công để họ thán oan. Những tuồng Hồ Điệp mộng, Đậu Nga oan ... của Quan Hán Khanh thuộc loại này.
* Tuồng nghĩa hiệp. Có thể cả đời, hai ba đời không gặp được một vị quan thanh liêm, nhân từ, nhất là ở đời Nguyên. Mông Cổ nắm hết việc cai trị , nên người ta gặp những tay nghĩa hiệp để nhờ họ phục cừu cho mau; đó là đề tài những tuồng Tam Hồ Hạ Sơn, Phong tuyết khốc hàn đình ...
* Tuồng nhân quả. Những bậc nghĩa hiệp cũng không dể gì gặp được, chỉ còn cách nuốt hận và mượn thuyết quả báo của nhà Phật để tự an ủi và cảnh cáo kẻ khác. Tư tưởng đó được phát biểu trong những tuồng Thần Nô nhi, Lão sinh nhi ...
* Tuồng thần tiên. Tiêu cực hơn nữa, người ta lánh đời, đi tìm đạo tiên, lên tu trên núi để mượn tiếng chim kêu vượn hót mà quên đi kiếp đời khổ nhục, chẳng còn biết có vua, có nước, có Hán, có Tần, có Tống, có Nguyên nữa, như các nhân vật chính trong Trần Đoàn cao ngọa của Mã Trí Viễn, Hoàng Lương mộng ....
* Tuồng luyến ái. Nhân quả là mơ hồ, tu tiên cũng là ảo vọng, đều không thực tế, không bằng trầm túy bên cạnh mỹ nhân, nhìn về ngọc, nghe tiếng oanh mà đánh đắm nỗi sầu trong ly rượu, đó mới thực là cảnh tiên, cảnh tiên trong cõi tục. Những tuồng trong loại này nhiều nhất, được nhiều người thích vì rất mãng mạn, như Bái nguyệt đình, Phong hoa tuyết nguyệt, Ngọc xuân đường .... Nổi danh nhất là Tây sương Ký của Vương Thực Phủ.
Có tài nhất là Quan Hán Khanh. Ông soạn được 63 tuồng, nay chỉ còn 13. Hai tuồng Đậu Nga oan và Cứu phong trần rất được truyền tụng . Có người ví tuồng của ông với bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, có tác giả lại so sánh nó với thơ Đường, họ đều nhận thấy rằng nó có địa vị rất lớn trong văn học Trung Hoa. Ông rất khéo về kết cấu và miêu tả.
Vương Thực Phủ , tác giả Tây Sương Ký, có tài tả tâm lý một thiếu nữ đa tình bị lễ giáo kiền thúc: mới đầu muốn yêu mà không dám, về sau khi đã yêu thì nhiệt tình vô cùng, lúc trằm mặt, lúc phóng đảng cũng rất mực.
Một học giả, Vương Quốc Duy phê bình tuồng đờ Nguyên như sau:
" Cái hay của tuồng đời Nguyên ... có thể tóm tắt trong một tiếng là tự nhiên ( ....) Vì người soạn tuồng đời ấy ( .....) không có ý lấy văn học cầu danh vị; cũng không có ý chôn tác phẩm vào danh sơn để lưu truyền hậu thế. Họ cảm hứng mà viết để làm vui mình và vui người; lời khéo vụng, họ không kể , ý thô lậu, họ không ngại ( ...) . Họ tả cảm tưởng trong lòng cùng tình trạng xã hội, mà cái lẽ chân thành, cái khí hùng dũng thường hiện trong văn ...."
- Về các nghệ thuật điêu khắc, kiền trúc, đồ sứ, dệt, thảm ..., Trung Hoa đều học được của Tây Yạng, Ấn Độ, Ả Rập ít nhiều như các trang trên tôi đã nói qua.
Riêng về họa, Trung Hoa không chịu ảnh hưởng của nước ngoài. Đời Nguyên có tới 400 danh họa gia, thịnh hơn các đời trước; cơ hồ một số lớn buồn về thời cuộc, lấy môn đó để tiêu khiển, nhiều nhà vô ẩn trong núi, chuyên về cảnh lân tuyền, như những bức " Xuân Hạ Ẩn Cư " của Vương Mông; " Thúy Trúc U Cư "
Một nhòm khác trong đó có Nghệ Toản tạo ra một lối mới của miền Nam; Nghệ Toản có những bức Tây Lâm thiền thất, Sơ Lâm cô đình biểu hiện được cái thú nhàn tản.
Triệu Mạnh Phủ là một quí tộc Tống hàng Nguyên . Cha con, anh em, vợ chồng đều vẽ giỏi. Bức tranh vẽ một người Hồ săn bắn của Phủ nổi tiếng vì ghi được dũng khí của kị sĩ Hồ.
Khoa học:
Đời Nguyên không phát minh được gì mà tiếp thu được của Trung Á, Tây Á, và Châu Âu ít nhiều về thiên văn học, số học, cơ giới.
Về y học, Lí Cảo nổi danh, ông để lại các bộ Nội , ngoại thương biện luận, Tì vị luận, hình như ông cũng nghiên cứu về châm cứu, có một bức tượng bằng đồng chỉ các huyệt trên cơ thể.



<< Chương VI (3) | Chương VII >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 226

Return to top