Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Sử Trung Quốc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 81288 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sử Trung Quốc
Nguyễn Hiến Lê

Chương 8 (6 )

5. Nga nhảy vô chia phần.
Nước Nga từ đầu thế kỷ XVIII, sau khi Đại đế Pierre biến pháp, thành một cường quốc ở Bắc Âu, muốn tranh giành ảnh hưởng với các nước Tây Âu như Anh, Pháp; nhưng vì tiến sau hai nước này, mà cũng vì vị trí của non sông, không dễ gì kiếm được một lối thoát ra biển: Thoát ra Đại Tây Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh lẫn Pháp chặn (eo biển Dardanclles bị họ kiểm soát), biển phía Bắc băng đóng quanh năm, chỉ còn một cách là ngoi qua phía Đông, vượt Sibérie mà ra Thái Bình Dương.
Khoảng giữa thế kỉ XVII, Nga đã tiến tới Hắc Long Giang bị Mãn Thanh chặn lại, hai bên ký với nhau điều ước Nertchinsk. Thời Đạo Quang nhân dịp Trung Hoa bị nội loạn và ngoại ưu, Nga tìm cách lấn thêm đất của Trung Hoa. Năm 1847, Nga hoàng phái Mursvier qua Đông Sibére, kinh doanh ở Viễn Đông. Mursvier lập thêm nhiều đồn doanh ở miền Hắc Long Giang, cắm cờ Nga, nhận làm thuộc địa của Nga, rồi yêu cầu Thanh đình định lại biên giới. Năm 1855, Thanh đương bối rối về loạn Thái Bình, Niệm, Hồi, vì yêu sách của Anh, nên thỏa mãn tất cả các điều ước của Nga xin, và ký với họ điều ước Ái Huy, nhường cho họ phía Bắc Hắc Long Giang, lại cho họ được quản trị chung với mình miền đông Ô Tê Lí Giang (Ussuri).
Năm 1860, Nga viện cớ đã làm trung gian giúp Thanh điều đình với Anh Pháp, xin được đền công, thêm vào điều ước Bắc Kinh 15 khoản nữa, mà những khoản chính sau đây:
    1. Miền Đông Ô Tê Lí Giang cho tới bờ biển thuộc hẳn về Nga, chứ không phải của chung Nga và Trung Hoa.
    2. Mở một nơi ở Tân Cương cho Nga lập thương điếm.
    3. Thương nhân nga được tự do ra vào Bắc Kinh.
Người Trung Hoa cho hai điều ước đó là nhục nhã nhất. Không tốn một viên đạn, không mất một tên lính mà Nga chiếm thêm được trên 2.000.000 dặm vuông, cổ kim chưa có trường hợp ngoại giao nào kỳ cục như vậy. Từ đó phía Bắc Trung Hoa bị Nga uy hiếp, sau này gây ra biết bao tai họa cho dân tộc Trung Hoa, hiện nay vẫn chưa chấm dứt.
Đó là phía Đông Bắc, phía Tây Bắc Nga cũng dùng mánh khóe mà xẻ được của Trung Hoa nhiều miền lớn.
Đầu đời Đạo Quang, ở Tân Cương, người Hồi nổi loạn, Nga nhân đó bắt Thanh phải định lại biên giới, và Thanh phải dâng họ trên 30.000 dặm vuông.
Tám chín năm sau, lại có loạn Hồi ở Thiểm Tây, Cam Túc, Nga lại buộc định lại biên giới, và mỗi lần như vậy, Nga lại xẻo được của Thanh một miếng.
Thấy dễ ăn quá, mà miếng nào cũng ngon cả, Nga lại càng thêm, năm 1871 (đời Đồng Trị), mặc dầu chẳng có loạn gì cả, Nga cũng viện cớ để dễ duy trì sự trị an ở biên cảnh, tiến quân vào I Lê (I-Li), tuyên bố “tạm chiến I Lê, đợi khi nào Thanh đình có đủ khả năng thống trị miền đó thì sẽ trả lại”. Nga tốt bụng, như vậy Thanh lấy lẽ gì mà từ chối ? Nhưng 7 năm sau 1878 – đời Quang Tự), Thanh đã bình định được Tân Cương rồi, xin Nga trả lại I Lê, Nga thản nhiên nuốt lời, bắt Thanh phải kí một điều ước gồm 18 khoản mà hai khoản chính là Thanh phải bồi thường quân phí 5.000.000 rúp (tiền Nga) cho Nga, và cắt nhường Nga miền phú nguyên duy nhất của I Lê. Từ Hi Thái Hậu lúc đó cầm quyền, không chịu, chuẩn bị chiến tranh với Nga. Lần này Anh đưng giữa điều đình (nên hiểu là ép Thanh phải nhường) và sau 6 tháng đàm phán hai bên ký điều ước I Lê ở kinh đô Nga:
    - Trung Quốc phải bồi thường 9 triệu rúp quân phí cho Nga.
    - Cắt nhường miền Tây I Lê cho Nga.
Vậy là bỗng dưng Trung Hoa mất trên 660.000 dăm vuông ở biên cương Tây Bắc, Nga trả cho Thanh một khu đất ở phía Nam, nhưng đòi thêm bốn triệu rúp. Đây cũng vừa đấy.
Lạ lùng thay lũ cháu chắt của Khang Hi, Càn Long này đã tiêu tốn bao nhiêu công của mới làm chủ được miền Tây Bắc đó, bây giờ họ nhường lại cho Nga cai trị. Y như bọn con nhà giàu tới thời suy, vung phí của cải tổ tiên cho mau hết, không hề tiếc.
6. Triều đình vãn Thanh – Từ Hi Thái Hậu.
Dẹp được Thái Bình Thiên Quốc, loạn Niệm, Hồi là công của ba danh thần Hán: Tăng Quốc Phiên, Lí Hồng Chương và Tả Tôn Đường. Chính họ đã làm cho nhà Thanh phục hưng lại, nhưng không được trọn dụng, triều đình Thanh vẫn nghi kỵ họ; họ càng thành công thì bọn quí tộc Mãn càng ghen ghét. Cho nên họ chỉ được làm những chức trưởng quan ở địa phương. Ngay như Tăng Quốc Phiên cũng phải giữ ý, không dám đưa ra một kế hoạch lớn để làm cho Thanh hùng cường lên. Đó là một nguyên nhân khiến cho Thanh không vượng lên được.
Ở triều đình họ không dám dùng người Hán có tài, mọi việc bọn vua chúa Mãn quyết định với nhau hết, mà bọn này đã “chẳng biết chút gì tình hình dân chúng”, lại ít học, ngu dốt, càng mù tịt về tình hình thế giới.
Khi liên quân Anh Pháp vào Bắc Kinh, Hàm Phong trốn ở Nhiệt Hà, giao việc nước cho một người em (Cung Thân Vương). Ông ta là ông vua trác táng nhất đời Thanh, bẩm sinh vốn bạc nhược mà ngày đêm chìm vào tửu sắc, năm sau chết ở Nhiệt Hà, mới khoảng 30 tuổi, ở ngôi được một năm.
Con ông mới 6 tuổi lên nối ngôi, niên hiệu Đồng Trị (1862 – 77) Hoàng Hậu vợ của Hàm Phong, Từ An không có con, Đồng Trị là con một cung phi. Từ Hi(1) của Hàm Phong, nhưng theo phong tục Trung Hoa, vẫn coi Từ An là mẹ lớn.
Hoàng tộc quyết định đê cho hai bà đó “thùy liêm thính chính” (rủ mành mành mà nghe việc nước), nghĩa là cùng quyết định việc nước thay vua, cùng phụ chính. Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người tốt, giúp ý kiến hai bà thái hâu đó.
Từ An Thái Hậu ít học, đôn hậu, có phẩm cách. Từ Hi học khá hơn, đọc viết được chữ Hán (triều đình dùng toàn chữ Hán, cà ngôn ngữ Hán nữa), thông minh, lanh lợi, rất có bản lĩnh, nhưng cũng rất nhiều tật : Ham quyền như Võ Hậu đời Đường, dâm dật, xa xỉ, để đạt được mục đích thì vô sở bất vi, tính tình bất thường, lúc thì hiền, rộng lượng, lúc thì tàn nhẫn vô cùng.
Mới đầu Từ Hi chỉ là một cung tần, nhờ hát hay, khéo nịnh được Hàm Phong yêu, rồi có con, từ đó sinh ra hách dịch, độc tài, Hàm Phong biết trước rằng Từ Hi sau này sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết để di chúc lại bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám, Lí Liên Anh, cho Từ Hi hay rồi hủy di chúc liền, từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung.
Mới đầu Từ An thái hậu và Từ Hi thái hậu cùng thính chính, nhưng lần lần Từ Hi lấn Từ An, quyết định mọi việc, Từ An hiền hậu, nhượng bộ nhiều lần. Năm 1872, Đồng Trị 18 tuổi, hai bà tính lập hậu (cưới vợ) cho ông rồi sẽ thôi không thính chính nữa.
Đồng Trị không ưa mẹ đẻ mà quí Từ An thái hậu, lựa người Từ An đề nghị tên là A Lỗ Đặc, gạt bỏ người Từ Hi giới thiệu. Do đó mà Từ Hi thù cả Đồng Trị lẫn Từ An.
Từ Hi cấm Đồng Trị ăn nằm với A Lỗ Đặc, người ông ta mến vì hiền đức, mà bắt phải ăn nằm với một cung phi tên là Phong, ông ta cương quyết không chịu, có lẽ do đó mà sinh ra chán nản đau khổ, thường cùng với một vài hoạn quan ban đêm trốn ra khỏ cấm thành, đi chơi phố phường, có lần về trễ, không kịp buổi triều. Hai năm sau ông chết, sử chép là do bịnh “Thiên hoa” (bệnh lên đậu), nhưng dân gian đều xưng do bệnh hoa liễu. Ông chết rồi, A Lỗ Đặc khổ sở, Từ Hi bắt bà phải tự tử để không được làm thái hậu mà “thính chính” trong đời vua sau.
Đông Trị không có con, Từ Hi lựa một đứa cháu trong hoàng tộc, mới bốn tuổi, em con chú của Đồng Trị, đưa lên ngôi để dễ thao túng.
Hồi này Thái hậu Từ An đã bị Từ Hi đầu độc chỉ vì bà bắt gặp một nhà sư trong phong ngủ của Từ Hi. Bà nổi cơn đau bụng rồi chết thình lình, năm giờ sau không một người nào hay.
Quang Tự bốn tuổi vào cung, bị Từ Hi quản thúc chặt chẽ quá, hóa ra khiếp nhược. Lương Khải Siêu trong tập “Mẫu Tuất chính biến ký” bảo không có một em bé nào như cậu. Năm tuổi lên ngôi vua, lên ngôi rồi thì không một người nào – ngay cả mẹ nữa – được phép lại gần trừ mỗi một người là Từ Hi, mà Từ Hi thì kiêu xa dâm dật, có ngó ngàng gì tới cậu đâu. Ăn cũng một mình. Món ăn la liệt trên bàn, nhưng già nửa đã thiu rồi, vì những món hôm trước ăn không hết, hôm sau dọn lại, món ăn được thì đặt xa quá với không tới, thành thử bữa ăn không no mà không dám nói với ai. Vì Từ Hi rất dữ, mỗi chút là quát tháo, đánh đập nữa, hoặc bắt quì cả mấy giờ. Bà ta “luyện vua” cho tới mức sợ bà như sợ cọp, bảo gì cũng phải nghe. Lớn lên vua Quang Tự mỗi ngày phải vỗ thỉnh an bà một lần, mà thình an thì phải quì, cho phép đưng dậy mới đứng.
Thái giám Lí Liên Anh cũng ăn hiếp Quang Tự nữa, tàn nhẫn vô cùng. Hắn là một tên kép, rất đẹp trai, hát rất hay, được Từ Hi sủng ái, tời mức hắn nói gì, bà ta cũng nghe, hắn tự phụ, tự coi là ngang với bà. Đình thần sợ hắn như sợ bà vậy. Quang Tự có một quí phi rất hiền, trung thành với ông, ông rất quí mến, Lí Liên Anh ghét nàng, xô nàng xuống giếng, một hoạn quan thủ hạ của hắn, liệng đá xuống lấp giếng, Quang Tự không dám nói gì cả.
Sau vụ Mậu Tuất chính biến (coi ở sau), Quang Tự bị giam trong một phòng bẩn thỉu, ăn không được no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã tới khi chết, một phần cũng là do Lí Liên Anh, hắn rất ghét nhóm Khanh, Lương mà Quang Tự tin cậy, dùng để duy tân Trung Quốc. Cũng chính hắn khuyên Từ Hi dùng quyền phỉ để diệt người da trắng, do đó mà liên quân tám nước vào phá Bắc Kinh. Tới lúc đó thì ai cũng biết nhà Thanh sắp sụp đổ, vì hai nạn ngoại thích và hoạn quan một lúc. Uy tín Trung Quốc không còn gì cả.
Nhưng cũng có học giả Âu khen Từ Hi vào hạng nữ hoàng Catherine của Nga, có tài cai trị, biết tin dùng người Hán, chỉ phải cái tội ít học, nên lạc hậu, không tiến kịp thời đại. Lời khen đó có phần quá đáng. Bà tin bọn Tăng Quốc Phiên, Lí Hông Chương thật, nhưng chỉ cho họ nắm quân đội, tài chính và việc cai trị ở các tỉnh thôi, mà triều đình vẫn hủ bại, hậu quả là “ngoài nặng trong nhẹ”, quyền cai trị ở ngoài các tỉnh lần lần qua tay người Hán, họ mạnh lên; còn quyền thống trị của người Mãn ở trong (triều đình) nhẹ lần, khiến cho Mãn Thanh dễ bị diệt vong.
- Cuộc vận động tự cường.
Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều đại quốc, coi các nước Tây phương là ngoại di, không thèm để ý tới. Sau khi liên quân Anh – Pháp tới Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theolối của họ - Vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương nghĩ tới việc tự cường bàn với Tăng Quốc Phiên, Lí Hồng Chương, Tả Tôn Đường. Họ đồng ý với nhau rằng “muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới”. Năm 1862 họ giao cho Lí Hồng Chương thi hành.
Trong khoảng năm mươi năm sau, Lí lập Đông văn quán (tìm hiều nghiên cứu học thuật phương Tây), Quảng phương ngôn quán (dạy ngôn ngữ phương Tây). Chế pháo cục, thuyền xưởng, Thủy quân, Thuyền chánh học đường, Cơ Khí cục, xây pháo đài theo kiểu Tây phương ở Đại Cổ, khai mở, khai xưởng dệt,mở điện báo cục ở một số tỉnh…
Tăng và Lí itếp xúc với Ung Wing một sinh viên nghèo ở Ma Cao du học sinh đầu tiền ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp Đại học Yale, Tăng phái Ung Wing qua Mĩ mua máy. Ông thuyết phục Tăng gởi 120 thanh niên đa số gốc ở Quảng Châu, qua Âu Mĩ học mười lăm năm rồi về giúp nước. Một số lớn qua Mĩ (2) ba chục người sang Anh, ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức.
Phong trào tự cường đó tiến chậm, chủ yếu là nhắm vào quốc phòng mà thôi, chưa phải là một cuộc cải cách lớn. Vạy mà bọn thủ cựu đã nổi lên phản đối, cho Lí Hồng Chương là Hán gian, theo Tay phương là làm cho Trung Quốc hóa ra di địch. Họ họp thành mộ phe không bao giờ bàn tới học thuật Tây phương, tự cho mình là thanh cao. Dân gian thì đại đa số vẫn cày cấy để kiếm cơm ăn, việc nước không hề biết tới. Chí có mỗi một người sáng suốt là Wong Tao (3) học giỏi chữ Hán, rồi ngoài hai chục tuổi, trong khoảng từ 1840 đến 1860 giúp việc cho nhà in của một hội truyền giáo anh ở Thượng Hải. Bị nghi ngờ là tiếp xúc với Thái Bình Thiên Quốc, ông ta phải trốn qua Hương Cảng, giúp James Legge dịch Tứ Thư và Ngũ Kinh rồi qua ở Scotland (Tô Cách Lan) hai năm với Legge. Khi trở về Hương Cảng ông xuât bản một nhật báo riêng, sau hợp tác với một tờ báo của người Anh ở Thượng Hải nữa (1872). Ông cảnh cáo nhà cầm quyền rằng công cuộc tự cường không có kết quả được vì chỉ trị ngọn chứ không trị gốc. Phải thay đổi cả chế độ mới được. Nhưng thời cơ đó cơ hồ không ai hiểu ông, mãi tới gần cuối thế kỷ nhóm Khang – Lương nhờ đọc nhiều sách Âu Tây dịch ra tiếng Trung Hoa mới nhận Wang có lí, còn triều đình Thanh thì vẫn ngoan cố, phải đợi đến thua Nhật năm 1894 – 95, rồi Liên quân tám nước vào đập phá cung điện ở Bắc Kinh (1901) mới miễn cưỡng nhượng bộ phe duy tân một chút.
Trong khi đó, công việc duy tân ở Nhật tiến rất mau, chỉ từ 1872 đên 1900 đã theo kịp Âu Mĩ, năm 1905 thắng được một nước bạch chủng là Nga. Sử gia Mỹ Eberhard bảo như vậy là nhờ từ mấy thế kỷ trước Nhật đã có một giai cấp tư bản bourgeois (tức thương nhân) “cộng sinh” với giai cấp chư hầu (feudataire) lớn, giai cấp trên (bourgeois) để chuyển qua chế độ tư bản, còn giai cấp sau biến thành bọn đế quốc kiểu Âu.
Có thể đó là một lý do quan trọng. Lý do chính là Minh trị Thiên Hoàng sáng suốt, nhiệt tầm vì quốc gia dân tộc, còn Từ Hi thái hậu chỉ nghĩ đến quyền lời riêng : Bà ta lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng cho bà lúc về già.

Chú Thích
(1) Từ An, Từ Hi đều là tên hiệu, họ là người Mãn, tên rất khó nhớ, nên chúng tôi không dùng.
(2) Nhóm đầu tiên qua năm 1872 có vài nhà Nho theo dạy cho họ Tứ thư và Ngũ Kinh.
(3) Về Ung Wing và Wang Tao tên dùng tài liệu trong East Asia- The Modern Transformation của Đại học Harvard, các bộ sử chữ Hán của tôi có không nói tới.

<< Chương 8 (5) | Chương 8 (7) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 178

Return to top