Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Ba Chị Em Nhà Họ Tống

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 31732 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Ba Chị Em Nhà Họ Tống
Nguyễn Vạn Lý

Chương 11
Ngày 15-5-1925 tờ New York Times loan báo cái chết của Tôn Dật Tiên. Trước khi chết, Tôn Dật Tiên tìm cách đi Bắc Kinh, hy vọng có thể tránh được biện pháp quân sự bằng cách liên hiệp với các tướng đang kiểm soát thủ đô miền bắc. Các sứ quân làm chủ miền bắc đã bị Phùng Ngọc Tường loại ra ngoài, và họ Phùng muốn nhường cho Tôn Dật Tiên chức tổng thống tại Bắc Kinh, thay vì chức Tổng thống Đặc Biệt tại Quảng Đông. Lời mời của Phùng Ngọc Tường đưa ra đúng lúc Tôn Dật Tiên đang muốn bỏ Quảng Châu và tìm một thủ đô khác.
Phùng Ngọc Tường vốn là một viên tướng theo đạo Thiên Chúa, và đã dùng vòi nước rửa tội tập thể cho binh sĩ dưới quyền. Phùng Ngọc Tường khoe khoang đã dạy dỗ quân sĩ biết phải là tôi tớ của dân chúng, và rất khe khắt với quân phong và quân kỷ. Năm 1924, họ Phùng chán ghét những âm mưu chống đối lẫn nhau của các sứ quân liền chiếm Bắc Kinh, và yêu cầu Nga sô trợ giúp. Nga sô đang giúp Tôn Dật Tiên và Quốc dân đảng trong mưu toan Bắc phạt, nhưng cũng ủng hộ họ Phùng, và đã phái cố vấn và gửi quân viện tới giúp họ Phùng.
Phùng Ngọc Tường biết rõ sức mạnh đang lên của Quốc dân đảng, và danh tiếng của Tôn Dật Tiên. Phùng cũng hiểu rằng bất cứ sự liên kết nào cũng có lợi. Đầu năm 1925, Phùng Ngọc Tường liên lạc với Borodin và đã đi tới các điều kiện hợp tác tốt đẹp. Bây giờ mọi sự đều tùy thuộc Tôn Dật Tiên. Nhưng đối với Tôn Dật Tiên thì thời giờ không còn nhiều nữa. Tôn Dật Tiên đã 58 tuổi, và có bệnh đau bao tử. Trước khi rời Quảng Châu, Tôn Dật Tiên đã cẩn thận sắp xếp lại các chức vụ trong Quốc dân đảng, và giao cho Hồ Hán Dân điều khiển tổng quát. Tôn Dật Tiên cùng Khánh Linh và Borodin lên đường đi Bắc Kinh. Trên đường đi, Tôn Dật Tiên ghé Thượng Hải và Nhật Bản trước. Tại Nhật Bản, Tôn Dật Tiên nhận được một sự đón tiếp rất lạnh nhạt, vì Nhật Bản khó chịu sự liên kết với Nga sô của ông.
Ngày 4-12-1924, Tôn Dật Tiên trở về Trung hoa và tới hải cảng Thiên Tân, với hai bàn tay trắng và một trái tim đầy nhiệt tình. Trong một cuộc hội họp thảo luận với sứ quân Trương Tác Lâm của Mãn Châu, Tôn Dật Tiên ngất xỉu vì đuối sức. Trong ba tuần lễ kế tiếp, Khánh Linh lúc nào cũng túc trực ngồi bên cạnh săn sóc Tôn Dật Tiên. Ngày 31-12, một chuyến xe lửa đặc biệt chở Tôn Dật Tiên về Bắc Kinh, tại đó một đám đông trên một trăm ngàn người đứng chào đón Tôn Dật Tiên tại ngay nhà ga, nhưng ông lúc đó mệt quá, không thể đứng lên chào mừng đám đông được. Ngày 26-1-1925, Tôn Dật Tiên được chở tới bệnh viện, và tại đây người ta khám phá ông bị ung thư gan, và đã đến giai đoạn không thể chữa được nữa.
Khi tin Tôn Dật Tiên bị bệnh sắp chết được tung ra thì tất cả những cộng sự thân tín đều tấp nập trở về, đứng bên giường bệnh của ông. Ba phụ tá quan trọng nhất của Tôn Dật Tiên gồm có nhà chính trị hữu khuynh Hồ Hán Dân, nhà chính trị tả khuynh Liêu Trọng Khải và cố vấn quân sự Tưởng Giới Thạch phải ở lại Quảng Châu, vì họ đang có nhiệm vụ giữ vững thủ đô miền nam. Trên giường chết, Tôn Dật Tiên thành lập Hội đồng Chính trị Trung ương thay mặt ông tại Bắc Kinh, và Uông Tinh Vệ được giao phó nhiệm vụ điều khiển Hội đồng này.
Khi nhà đại cách mạng nằm chờ chết thì hai vấn đề lớn được đặt ra: có nên tiếp tục sự liên kết với cộng sản không, và ai sẽ thay thế Tôn Dật Tiên lãnh đạo cuộc cách mạng. Một cuộc tranh quyền bắt đầu ngay từ đó, âm thầm nhưng quyết liệt và đẫm máu. Tại Nga sô, Lênin cũng vừa mới từ trần. Borodin đánh điện về xin chỉ thị khẩn cấp, nhưng không được trả lời, vì Stalin và Trotsky còn mải tranh dành quyền hành. Trong khi đó, quanh giường chết của Tôn Dật Tiên, người ta đang cố lợi dụng những giây phút cuối cùng của nhà cách mạng này. Borodin thì nói: "Trong giờ phút cuối cùng, Tôn Dật Tiên còn tỉnh táo và nói: "Ước gì Nga sô tiếp tục giúp đỡ Trung hoạ" Tưởng Giới Thạch ở xa Tôn Dật Tiên hàng ngàn dậm, cũng nói cho mọi người biết trong giờ phút lâm chung, Tôn Dật Tiên đã lấy hết hơi sức tàn ra để gọi ba chữ: "Tưởng Giới Thạch."
Trong lúc đó bên giường chết của Tôn Dật Tiên, Uông Tinh Vệ đọc chúc thư cuối cùng của ông. Tôn Dật Tiên nghe xong, đồng ý và run tay ký với sự giúp đỡ của Khánh Linh. Chúc thư này để lại cho Khánh Linh tất cả những sách vở, giấy tờ và vật dụng cá nhân của ông trong căn nhà đường Rue Molière tại Thượng Hải. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Tôn Dật Tiên đã thu được hàng triệu đô la quyên góp được, nhưng khi chết ông chỉ để lại cho vợ một ít sách vở và đồ dùng cá nhân, chứ không có tiền bạc gì. Dưới đây là nguyên văn chúc thư của Tôn Dật Tiên ký ngày 11-3-1925:

"Trong 40 năm qua, tôi đã cống hiến đời tôi cho chính nghĩa Cách Mạng Quốc Gia, mà mục tiêu là nâng Trung Hoa lên địa vị độc lập và bình đẳng với các quốc gia khác. Kinh nghiệm 40 năm qua khiến tôi tin tưởng rằng, để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải thức tỉnh quần chúng và liên kết với cuộc chiến đấu chung của các dân tộc khác trên thế giới đã đối xử bình đẳng với tạ"
"Cuộc Cách Mạng vẫn chưa được hoàn thành. Xin các đồng chí hãy đi theo những văn liệu của tôi, như Kế Hoạch Tái Thiết Quốc Gia, Tam Dân Chủ Nghĩa và Tuyên Ngôn Của Quốc Hội Đầu Tiên, và phải tận tâm áp dụng những tài liệu này. Trên tất cả, lời tuyên bố triệu tập Quốc Dân Đại Hội Trung Hoa của chúng ta và việc bãi bỏ các hiệp ước bất bình đẳng phải được thực thi càng sớm càng tốt. Đây là huấn thị chân thành của tôi cho mọi người."
Bản chúc thư trên đây về sau được đọc trước mỗi buổi họp của Quốc dân đảng, và trở thành một bài "Phúc Âm" của phong trào tôn thờ Tôn Dật Tiên. Một lá thư từ giã Nga sô viết bằng Anh ngữ được Tống Tử Văn đọc lên cho Tôn Dật Tiên nghe trước khi ông ký. Lá thư này được xuất hiện trên từ báo Sự Thật của Nga sô.
Ngày 11-3-1925, Tôn Dật Tiên yêu cầu được chuyển sang nằm trên một chiếc ghế bố của binh sĩ. Đúng 9:30 sáng ngày 12-3-1925 Tôn Dật Tiên từ trần, hưởng thọ 59 tuổi. Trong hai tuần lễ, trên nửa triệu người đã đến nghiêng mình trước linh cữu của ông. Rồi quan tài của ông được đưa lên chùa Thanh Vân ở phía tây Bắc Kinh. Tôn Dật Tiên ước muốn được chôn cất tại một ngọn núi bên ngoài thành phố Nam Kinh, nơi có lăng tẩm của hoàng đế đầu tiên nhà Minh.
Cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên được coi là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất Trung Hoa, kể từ sau cuộc cách mạng của Tần Thủy Hoàng. Tôn Dật Tiên chưa thực hiện được những điều ông ấp ủ, nhưng ông cũng đã đưa ra những tư tưởng mới, thay đổi hẳn chế độ chính trị và cải tạo xã hội Trung Hoa. Học thuyết của Tôn Dật Tiên thể hiện trong ba nguyên tắc: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do và Dân sinh hạnh phúc. Người ta gọi học thuyết này là Tam Dân Chủ Nghĩa. Tôn Dật Tiên được toàn thể người Trung Hoa tôn kính như một bậc Quốc Phụ.

TƯỞNG GIớI THạCH, NHÀ Lãnh Đạo Mới
Trong Quốc dân đảng, những người hy vọng nhất để kế vị Tôn Dật Tiên gồm có Hồ Hán Dân, Uông Tinh Vệ và Liêu Trọng Khải. Trong ba người này thì Liêu Trọng Khải có uy thế nhất, vì Liêu Trọng Khải chủ trương thân Nga, được Borodin và phe cộng sản hết sức ủng hộ. Chính Liêu Trọng Khải đã cố vấn cho Tôn Dật Tiên và khuyên Tôn Dật Tiên nên đi theo Nga sộ Khi Tôn Dật Tiên chết thì Liêu Trọng Khải là tổng đốc Quảng Đông.
It ai nghĩ đến một ứng viên thứ tư: đó là Bố già Đỗ Đại Nhĩ. Đỗ Đại Nhĩ cũng có ý nhòm ngó địa vị lãnh đạo Quốc dân đảng, nhưng hắn cũng biết nhược điểm của hắn chỉ là một tên cướp và trùm buôn lậu, không đủ uy tín để lãnh đạo. Đỗ Đại Nhĩ đi đến một kết luận là phải đặt người của mình vào chức vụ lãnh đạo Quốc dân đảng. Người mà Đỗ Đại Nhĩ cần dùng chính là Tưởng Giới Thạch, một người vẫn chịu ơn Đỗ Đại Nhĩ.
Các công nhân tả phái tại Thượng Hải tổ chức những cuộc biểu tình liên miên, gây ảnh hưởng tai hại cho các tổ chức thợ thuyền Lục Hội của Đỗ Đại Nhĩ. Đỗ Đại Nhĩ thấy đến lúc cần phải ra tay, và phái Curio Trương xuống Quảng Đông trợ giúp Tưởng Giới Thạch đoạt quyền hành và loại phe tả ra khỏi Quốc dân đảng. Ngày 20-8-1925, Liêu Trọng Khải tới dự một phiên họp tại Quảng Châu. Khi Liêu Trọng Khải vừa bước xuống xe thì một toán năm người chĩa súng vào họ Liêu và bắn xối sả. Liêu Trọng Khải ngã gục xuống chết ngay trước trụ sở Quốc dân đảng.
Borodin và Tưởng Giới Thạch liền mở một cuộc điều tra về vụ ám sát Liêu Trọng Khải. Một người tình nghi được dẫn tới cho Tưởng. Trong lúc thẩm vấn, Tưởng nổi giận rút súng bắn chết người tình nghi đó tại chỗ. Cuộc điều tra hoàn toàn thất bại, không tìm ra tung tích thủ phạm. Nhưng phần đông đều cho rằng thủ phạm là đàn em của Đỗ Đại Nhĩ, vì cảnh sát nhận thấy vụ giết Liêu Trọng Khải rất giống với các vụ ám sát của Lục Hội.
Cái chết của Liêu Trọng Khải tạo ra một khoảng trống trong ban lãnh đạo Quốc dân đảng, và Curio Trương được bầu vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc dân đảng ngày 19-5-1926. Tuy nhiên Curio Trương chỉ đóng vai trò mở đường cho Tưởng Giới Thạch. Chỉ vài tuần sau, ngày 7-7-1926, Curio Trương từ chức để Tưởng được bầu vào chức chủ tịch này, đúng như dự định của Bố già Đỗ Đại Nhĩ. Con đường cho Tưởng Giới Thạch nắm quyền và trở thành một nhà độc tài của Trung Hoa đã rộng mở.
Phe Tưởng Giới Thạch chủ trương phải loại bỏ nhà chính trị trung lập Uông Tinh Vệ và phe cộng sản. Tưởng quyết định đánh phe địch một đòn ác liệt bất ngờ. Một đêm tất cả các nhân viên chính trị và chính ủy tại trường võ bị Hoàng Phố bị bắt giữ. Các cấp chỉ huy cộng sản cũng bị bắt. Các tay anh chị tấn công đám nông dân có thiện cảm với cộng sản tại nhiều nơi. Đến sáng thì Tưởng Giới Thạch hoàn toàn làm chủ Quảng Châu. Uông Tinh Vệ hoảng sợ, đến ra mắt và nộp cho Tưởng Giới Thạch tất cả ấn tín của văn phòng Quốc dân đảng, và sau đó xuống tầu thủy đi Âu châu "để chữa bệnh". Tưởng Giới Thạch ra lệnh tất cả các cố vấn Nga sô phải rời khỏi Trung hoa.
Các lãnh tụ cộng sản vội bỏ trốn. Nhưng vài ngày sau, Tưởng Giới Thạch lên tiếng xin lỗi, và cho biết đã có sự hiểu lầm, đồng thời thả hết những người bị bắt giữ. Tưởng hứa sẽ trừng phạt các sĩ quan có trách nhiệm trong vụ bắt bớ này. Nhưng Tưởng Giới Thạch đã chính thức trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Quốc dân đảng như Tôn Dật Tiên trước kia.
Các nhà lãnh đạo cộng sản tại Trung Hoa và Nga sô đều không phản ứng kịp thời trước sự chiếm quyền của Tưởng Giới Thạch. Lúc đó tại Nga sô, Stalin và Trotsky còn mải gầm gừ giết nhau, và Borodin thì không có mặt tại Quảng Châu. Khi Borodin trở về, Tưởng đến tận nơi xin lỗi Borodin, và hứa sẽ loại bỏ những phần tử hữu khuynh trong Quốc dân đảng. Lần này Borodin bị Tưởng lừa thêm một lần nữa. Thực ra Tưởng đang cần loại trừ một số đảng viên không chịu khuất phục, không chịu nộp tiền bảo vệ cho Lục Hội.
Bây giờ Borodin phải tiếp tục hợp tác với Tưởng Giới Thạch. Tưởng yêu cầu Nga sô phải ủng hộ chiến dịch Bắc phạt của Quốc dân đảng, nếu không liên minh Nga-Hoa sẽ chấm dứt, và người Nga phải rời khỏi Trung Hoa ngay tức khắc. Stalin ra lệnh cho Borodin phải chiều theo ý Tưởng Giới Thạch, và phải thay đổi bất cứ cố vấn Nga nào mà Tưởng không thích.
Khi địa vị có vẻ vững rồi, Tưởng liền sai Curio Trương thay mặt mình tới cầu hôn với bà Tống Khánh Linh, quả phụ của Tôn Dật Tiên. Khi Tôn Dật Tiên còn sống Tưởng lúc nào cũng coi ông như một bậc sư phụ, nhưng bây giờ Tưởng muốn kết hôn với bà vợ góa của Tôn Dật Tiên. Tưởng nhìn thấy ở Khánh Linh một cơ hội chính trị quan trọng, vì Khánh Linh được coi là biểu tượng cho công cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên. Nếu lấy được Khánh Linh thì Tưởng sẽ có cái uy tín của Tôn Dật Tiên, và được một khối đa số người Trung Hoa thần phục. Nhưng bà Tống Khánh Linh cự tuyệt lời cầu hôn của Tưởng. Bà vốn khinh bỉ Tưởng là một con người vô tư cách, và cho rằng việc cầu hôn này không phải là do tình yêu mà chỉ là tham vọng chính trị.
*
Tưởng Giới Thạch nối tiếp công cuộc Bắc phạt của Tôn Dật Tiên, và cuộc chinh phạt bắt đầu vào mùa hè 1926. Mục tiêu đầu tiên là lưu vực sông Dương Tử, 600 dặm về phía bắc. Đại quân Bắc phạt chia làm hai đường tiến quân. Một cánh quân do phe cộng sản chỉ huy tiến về thành phố Vũ Hán. Một cánh do chính Tưởng chỉ huy và tiến về Nam Xương và Thượng Hải.
Phe cộng sản tận tình khai thác cuộc hành quân Bắc phạt. Tới đâu phe cộng cũng kêu gọi nông dân và công nhân đứng dậy chống lại các sứ quân. Cuộc tiến quân của phe cộng có sự trợ giúp của các sĩ quan Nga sô nên có kết quả rất tốt. Những hứa hẹn của cộng sản đã khiến nông dân hăng hái làm tai mắt từ hậu phương của các sứ quân. Các kỹ thuật phá hoại của các đảng viên cộng sản cũng gây nhiều khó khăn cho các sứ quân. Phe cộng sản còn âm mưu cướp công của Tưởng Giới Thạch bằng cách tổ chức những cuộc nổi dậy kiểu cộng sản của công nhân tại Thượng Hải.
Đối với Tưởng Giới Thạch thì kẻ thù bất cộng đới thiên là cộng sản. Tưởng biết phe cộng đang muốn nhuộm đỏ Thượng Hải, nên Tưởng hành quân một cách rất nhàn tản, không muốn tiến tới Thượng Hải ngaỵ Tưởng muốn dùng các tay anh chị trong Lục Hội làm thịt công nhân và phe cộng tại Thượng Hải trước. Tưởng muốn dưỡng quân nên tránh mọi giao chiến với các sứ quân, và hạn chế hoạt động của các cán bộ cộng sản được phái đi theo Tưởng. Tưởng còn cấm chỉ nông dân không được trả thù các sứ quân và giới phú hào. Các quan sát viên ngoại quốc lại khen ngợi Tưởng là một nhà quân sự có tinh thần trách nhiệm.
Đến tháng 10-1926 thì cánh quân do cộng sản chỉ huy đã chiếm được Vũ Hán, Hồ Nam và Hồ Bắc. Đến tháng 12 thì cánh quân này chiếm được Giang Tây và Phúc Kiến. Vũ Hán là một thành phố lớn và giầu thịnh, vì thế chính phủ Quốc dân đảng rời thủ đô từ Quảng Châu lên Vũ Hán, trong đó có Borodin, bà Tống Khánh Linh, và Tống Tử Văn. Các nhượng địa của Anh tại vùng tây bắc này cũng bị quân đội Bắc phạt phe cộng sản chiếm lại. Anh quốc liền phái một đạo quân viễn chinh hùng hậu sang Trung Hoa, với nhiệm vụ cố giữ nhượng địa quan trọng nhất của Anh là Thượng Hải.
Đạo quân Bắc phạt phía đông của Tưởng Giới Thạch tiến vào Nam Xương, một thành phố cổ kính, và nằm chờ tại đó. Trong khi đó tại Thượng Hải, các cán bộ cộng sản nhận được những mệnh lệnh mâu thuẫn của Stalin. Họ dự định làm một cuộc nổi dậy vào tháng 10, trước khi đại quân của Tưởng tới. Các Bố già Hoàng Mặt Rỗ và Đỗ Đại Nhĩ biết được kế hoạch nổi dậy của phe cộng sản nên cũng chuẩn bị đối phó, tấn công lại phe cộng sản. Tưởng phái một viên tướng của mình tới Thượng Hải, và cho phe công nhân biết Tưởng sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp cuộc nổi dậy của công nhân bằng một "đơn vị đặc biệt" được huấn luyện tại trường Hoàng Phố. Đỗ Đại Nhĩ thông báo cho viên sứ quân tại Thượng Hải biết các kế hoạch của phe cộng sản, và viên sứ quân này đã sẵn sàng chờ đợi. Khi cuộc nổi dậy của công nhân cộng sản khởi sự thì họ không thấy "đơn vị đặc biệt" mà Tưởng hứa sẽ trợ giúp họ. Các công nhân chỉ thấy hỏa lực rất mạnh của viên sứ quân đang chờ đợi sẵn. Phe công nhân và cộng sản bị thảm bại nặng nề; rất nhiều công nhân và cán bộ cộng sản bị giết trong cuộc nổi dậy này.
Phe cộng vội phái Chu Ân Lai tới Thượng Hải để cứu nguỵ Chu Ân Lai chỉ huy và tổ chức lại các lực lượng xung kích cộng sản đã bị đánh bại và đang mất tinh thần. Chu Ân Lai là một người cộng sản thành thị, từng làm việc chặt chẽ với Borodin, và có một số kinh nghiệm công xã tại Ba Lệ Phe cộng sản không biết được rằng họ đang xông vào một cái bẫy do Tưởng và các tay anh chị Lục Hội đang giăng sẵn.
Sau cuộc tàn sát tháng 10, Thượng Hải vẫn còn trong tình trạng căng thẳng. Người ta lo sợ Thượng Hải sẽ bị cộng sản chiếm. Các thương gia đem gia đình trốn vào khu tô giới Pháp, có quân đội Pháp canh gác cẩn mật sau rào kẽm gai và các ụ đất. Quân Anh tăng cường đông nhất, cứ một người dân Anh sống tại Thượng Hải thì có hai quân sĩ tới bảo vệ. Phi cơ Anh bay tuần thám trên không phận, và dưới hải cảng có trên 30 chiến hạm của Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý và Bồ Đào Nhạ Viện binh ngoại quốc vẫn tiếp tục tới.
Phe cộng sản và công nhân Thượng Hải hiểu nhầm ý của Tưởng Giới Thạch, và quyết định phát động cuộc nổi dậy ba ngày trước khi quân của Tưởng tới nơi. Ngày 19-2-1927, xe điện và tầu thuyền trên sông ngừng chạy, nhà bưu điện bị khóa lại, các xưởng máy im lặng, và các cửa tiệm trên đại lộ Nam Kinh cũng đóng cửa. Tất cả sinh hoạt của Thượng Hải ngừng lại theo lệnh của cộng sản trong một cuộc đình công lớn nhất.
Lúc đó đại quân của Tưởng Giới Thạch vẫn còn cách xa Thượng Hải. Nằm chờ sẵn cuộc đình công của cộng sản là các cảnh sát được vũ trang đầy đủ, và các lính đánh thuê của sứ quân địa phương. Tất cả lực lượng này được sự hỗ trợ của cảnh sát quốc tế. Công nhân đều vắng mặt nên mục tiêu lúc đầu chỉ là những sinh viên đi phát truyền đơn, và một số công nhân vác biểu ngữ đình công. Cảnh sát và quân lính xông ra, lôi các sinh viên và thợ thuyền ra giữa đường và chặt cổ họ. Bên trong các tô giới, cảnh sát quốc tế cũng bắt giữ những sinh viên phát truyền đơn và đẩy họ ra ngoài cho các lính đánh thuê chặt đầu. Riêng ngày 19-2 có tới hai trăm người bị chặt đầu. Đầu của họ được cắm vào những cây sào và vác đi rước khắp thành phố để thị uỵ Hàng ngàn người hoảng sợ bỏ trốn khỏi Thượng Hải.
Hai ngày sau, các cuộc hỗn chiến xảy ra ngoài đường phố. Lực lượng sứ quân địa phương xông ra, mặc sức chém giết những kẻ hôi đồ, công nhân và cán bộ cộng sản. Trong lúc phe cộng sản mong đợi quân của Tưởng Giới Thạch tới giúp thì Tưởng ra lệnh cho binh sĩ đừng lại, cách Thượng Hải 25 dặm. Những cái xác không đầu nằm rải rác khắp đường phố. Mấy tuần sau, viên tướng ra lệnh chặt đầu phe cộng sản được Tưởng thăng chức Tư lệnh Đệ Bát Quân Đoàn.
Phe cộng sản tại Thượng Hải thấy không mong được Tưởng giúp, nên quyết định tự lực đứng lên đảo chánh cướp chánh quyền Thượng Hải vào đêm 22-3-1927. Chu Ân Lai không quên kinh nghiệm đau đớn của cuộc hỗn chiến ngoài đường phố hồi tháng 10 năm trước, nên đã tổ chức lại lực lượng năm ngàn cán bộ cộng sản thành từng tiểu tổ, mỗi tổ 30 người. Các tiểu tổ này được công nhân hỗ trợ. Lực lượng của Chu Ân Lai được vũ trang bằng gậy, búa hoặc dao. Tuy nhiên họ cũng có khoảng 150 khẳu súng Mauser và mỗi tiểu tổ được phát cho một khẩu Mauser. Về nhân sự thì phe cộng sản không gặp khó khăn. Vào đêm đảo chánh, cộng sản có 800 ngàn công nhân đi theo. Riêng Chu Ân Lai dẫn 300 người tấn công sở cảnh sát và chiếm được nhà máy điện, và trung tâm điện thoại điện tín. Đến trưa ngày hôm sau, toàn thể Thượng Hải rơi vào tay cộng sản. Những binh lính cuối cùng của sứ quân Thượng Hải đầu hàng tại ga xe lửa lúc 6 giờ chiều. Đúng lúc đó thì đại quân của Tưởng tới nơi.
Một cánh quân khác của Tưởng tiến chiếm được thành phố Nam Kinh. Một số nhà cửa của các nhà truyền giáo bị cướp bóc. Ba tên lính của Tưởng bắt được một phụ nữ Mỹ, lôi lên lầu và hiếp bà tạ Tin này được truyền tới Thượng Hải, và lan tràn khắp báo chí thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ liền mở một cuộc điều trạ Vì vụ này, Tưởng tiếp tục ở đưới tầu thủy của mình, không dám lên bờ, sợ bị dính líu vào vụ hãm hiếp tai tiếng. Trong khi đó Thượng Hải nằm hoàn toàn trong tay cộng sản, dưới quyền chỉ huy của Chu Ân Lai và một nhóm vài ngàn cán bộ. Nhưng tại Hàng Châu, các đàn em của Bố già Đỗ Đại Nhĩ tấn công và triệt hạ các cơ sở của công nhân tả phái, và hạ sát bất cứ ai chống lại họ.
Khi tầu của Tưởng cặp bến Thượng Hải, Tưởng lập tức đến một nơi họp bí mật với Bố già Hoàng Mặt Rỗ. Ngày hôm sau Tưởng ra lệnh thiết quân luật tại Thượng Hải, nhưng chưa ra tay ngaỵ Một cuộc thương lượng ngầm đang diễn ra giữa giới tài phiệt Thượng Hải và Lục Hội. Tưởng có thể tiêu diệt phe cộng sản và lấy lại được Thượng Hải cho các thương gia ngay, nhưng Tưởng muốn được trả công một cách xứng đáng. Văn hào Pháp André Malraux đã viết trong Số Phận Con Người như sau: "Không phải vì bạn trả tiền cho Tưởng mà ông ta sẽ diệt cộng sản, trái lại chính vì ông ta diệt cộng sản mà bạn phải trả tiền cho ông tạ"
Các triệu phú Thượng Hải cuối cùng đã đồng ý cho Tưởng "vay" một số tiền ba triệu đô la để được bảo vệ chống lại cộng sản! Số tiền này được nộp ngày 4-4 như là một số tiền đặt cọc trước. Vài ngày sau các nhà triệu phú sẽ phải cho Tưởng "vay" thêm 7 triệu đô la nữa. Một nhóm thương gia khác phải bỏ ra 15 triệu đô la cho Tưởng xử dụng và vài ngày sau đó lại "cho vay" thêm 30 triệu nữa để Tưởng có thể thiết lập một chính phủ ôn hòa tại Nam Kinh. Như vậy tổng cộng Tưởng thu được 50 triệu đô la trong việc giải phóng Thượng Hải. Tuy nhiên đó chỉ là tiền nổi, còn tiền chìm bao nhiêu thì không ai biết được.
Ngày 1-4 tại Mạc tư khoa, Stalin tuyên bố: "Tôi đã được báo cáo Tưởng Giới Thạch sẽ chống lại cách mạng. Tôi biết hắn đang cướp tay trên của chúng ta, nhưng chính hắn sẽ bị đè bẹp. Chúng ta sẽ bóp nát hắn như bóp một trái chanh rồi liệng đị" Tuy vậy Stalin không cho phép cộng sản Trung hoa chống lại Tưởng, và tờ Sự Thật của Nga vẫn ca ngợi cuộc tiến quân của Tưởng vào Thượng Hải như là một bước tiến mới trong công cuộc cách mạng thế giới. Stalin ra lệnh cho cộng sản Trung hoa phải tập hợp công nhân lại, dấu vũ khí để dành khi cần dùng tới. Trong khi đó Tưởng tuyên bố quyết định chống lại phe cộng sản tại Vũ Hán, và các lãnh tụ, đảng viên cộng sản và sinh viên công nhân thân cộng đều bị truy lùng gắt gao.
Ngày 6-4 tại Bắc Kinh, 500 quân của sứ quân Mãn châu Trương Tác Lâm tấn công vào trụ sở của phái bộ ngoại giao Nga sộ Hai mươi đảng viên cộng sản Trung hoa bị bắt tại trụ sở này, trong đó có Lý Đại Chiêu và hai người con gái của ông tạ Lý Đại Chiêu là người thủ thư tại thư viện Bắc Kinh trước kia đã từng giúp đỡ Mao Trạch Đông kiếm được việc làm tại thư viện trong lúc Mao Trạch Đông đang túng quẫn. Lý Đại Chiêu bị quân của Trương Tác Lâm tra khảo rất tàn độc, và cuối cùng ông ta bị đè xuống để bị thắt cổ một cách thật từ từ để ông ta chịu một cái chết rất chậm. Người con gái 17 tuổi của Lý Đại Chiêu cũng bị tra khảo dã man, và cũng bị thắt cổ chết như thân phụ. Tưởng Giới Thạch đánh điện xin lỗi Nga sô về vụ tấn công trụ sở ngoại giao của Nga sô tại Bắc Kinh. Tưởng đoan chắc là có sự hiểu lầm trong vụ này.
Tại Thượng Hải ngày 11-4, quân đội Anh và Nhật tấn công vào các nơi ẩn nấp của các cán bộ cộng sản. Những tù binh bắt được đều giao lại cho quân của Tưởng để hành quyết. Lúc 4 giờ sáng ngày 12-4, các tay anh chị của Lục Hội bắt đầu ra tay tấn công phe cộng sản tại khắp thành phố. Các cấp lãnh đạo của cộng sản tan tác. Phần lớn bị bắt và giết, trừ một số nhỏ, trong đó có Chu Ân Lai, trốn được về Hán Khẩu. Theo tác giả Edgar Snow thì các tay anh chị Lục Hội đã giết được từ năm ngàn tới mười ngàn người thuộc phe cộng sản trong suốt 9 giờ hoành hành.
Ngày 13-4, các nhà lãnh đạo cộng sản còn lại tổ chức một cuộc đình công mới. Gần một trăm ngàn công nhân xuống đường, tiến về bộ chỉ huy của Tưởng Giới Thạch. Nhưng họ bị quân sĩ hai bên đường bắn hạ hàng loạt. Những người bỏ chạy trốn cũng bị quân Quốc dân đảng lôi ra giữa đường và dùng lưỡi lê đâm chết. Ñt nhất trên 300 người bị giết trong cuộc xuống đường.
Đến đây thì Thượng Hải hoàn toàn nằm trong tay của Tưởng Giới Thạch và Bố già Đỗ Đại Nhĩ. Chính phủ tả phái tại Vũ Hán phản đối và ra lệnh cách chức và bắt giam Tưởng Giới Thạch, nhưng mệnh lệnh của Vũ Hán vô giá trị, vì Tưởng nắm tất cả sức mạnh quân sự lúc bấy giờ. Borodin tổ chức một chiến dịch tuyên truyền chống lại Tưởng, nhưng thất bại. Cuối cùng Borodin phải đốt hết hồ sơ, và sắp đặt cho các cố vấn Nga trở về nước.

<< Chương 10 | Chương 12 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 259

Return to top