Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17016 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga
Vladimir Vladimirovich Putin

Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã nói với phóng viên rằng nhiệm vụ chủ yếu xây dựng khu an toàn ở Chechnya “sắp hoàn thành”. Mục tiêu cuối cùng của quân đội Liên bang Nga tại Chechnya không chỉ là xây dựng khu vực an ninh mà còn phải tiêu diệt bọn phỉ có vũ trang. Chỉ có tiêu diệt hết bọn chúng, làm cho chúng không bao giờ có điều kiện ngóc đầu dậy được nữa thì mới hoàn thành nhiệm vụ.
Sergeiev nói: “Cục diện ở Chechnya đã được khống chế, nhiệm vụ của giai đoạn một xây dựng khu vực an ninh đã hoàn thành”. Đồng thời ông cho biết “quân đội Liên bang còn phải đứng trước rất nhiều vấn đề phức tạp”.
Sergeiev nói với các phóng viên, quân đội Nga không chỉ dừng lại trên khu vực dọc bờ sông Chiolek - Chechnya. Họ sẽ không dừng lại mà đang tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các phần tử khủng bố và bọn phỉ có vũ trang trong biên giới Chechnya. Ông nói: “Quân đội sẽ ở lại đó để ổn định tình hình…”.
Lực lượng vũ trang Chechnya âm mưu ngăn cản cuộc tiến công toàn diện vào lãnh thổ Chechnya của quân đội Liên bang. Theo lời của Sergeiev “xung đột vũ trang vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở khu vực phía tây Chechnya. Các phần tử vũ trang đã sử dụng những thủ đoạn vô cùng đê tiện, trước tiên là tiến hành các hoạt động phá hoại”.
Sergeiev nói, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với các ngành sức mạnh khác áp dụng hàng loạt các biện pháp dự phòng, phòng ngừa khả năng xảy ra các hành động khủng bố, đặc biệt là ở khu vực Bắc Kapkaz - nơi tiếp giáp với Chechnya. “Chúng ta không được coi nhẹ sự khống chế của một bộ phận tổ chức nên cuộc chiến tranh này”. Ông nói, quân đội Liên bang Nga còn phải đối mặt với sự xung đột càng nghiêm trọng hơn với bọn phỉ có vũ trang”.
Sergeiev nói rõ rằng một đội quân của các phần tử vũ trang do Basaev lãnh đạo đang bị bao vây ở khu căn cứ Klaconxu “nơi đó đang đánh nhau rất ác liệt”, các phần tử vũ trang bị “tổn thất nặng nề”…
Để ngăn cản cuộc tấn công của quân đội Liên bang Nga vào Chechnya, quân ly khai đã áp dụng sách lược “tích cực phòng ngự”. Họ tổ chức thành từng tổ, mỗi tổ 5-6 người mai phục ở những trận địa đã được chuẩn bị chu đáo để tập kích rồi sau đó rút lui. Khi rút lui, chúng thường xuyên gài mìn trên những đoạn đường mà quân Nga sẽ hành quân qua.
Nhà lãnh đạo các phần tử vũ trang Chechnya đang chuẩn bị triển khai các hoạt động khủng bố với quy mô lớn trong lãnh thổ Nga. Salman Laduev đang chuẩn bị phá hoại các lò phản ứng hạt nhân. Vì lẽ đó mà phải tổ chức một đội biệt động 15 người do Slav đứng ra tổ chức. Basaev chú trọng xây dựng tổ hành động khủng bố là phụ nữ, chuẩn bị tiến hành các hành động khủng bố ở phía nam của Nga.
Khả năng có thể tới 25.000 phần tử vũ trang Chechnya đang chống lại quân Nga. Trong số này, không ít kẻ mới chỉ 16-18 tuổi.
Phó Thư ký Ủy ban an ninh Nga Vaxiliev cho rằng Chechnya đã lấy đi một lượng lớn dầu mỏ của Nga. “Matxkhadov không thể khống chế cục diện này được”. Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Liên bang, 90% lượng dầu mà nước cộng hoà này khai thác bị bán ra nước ngoài một cách phi pháp. Theo thống kê của các chuyên gia, điều này sẽ đem lại khoảng 800-900 triệu USD thu nhập cho các phần tử khủng bố. 12 vạn tấn dầu của Azerbaijan (trên đường ống dẫn từ Bacu đi qua) đã “biến mất” ở Chechnya.
Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Nga, buôn bán các chất ma tuý là một nguồn thu khác của bọn phỉ Chechnya, lợi nhuận từ khoản này mỗi năm chừng một tỷ USD. Lượng heroin, các chất gây nghiện khác đến từ Chechnya đã làm tổn thất mà xã hội Nga phải gánh chịu lên đến mức nguy hiểm.
Vaxiliev nói, tập đoàn tội phạm quốc tế đã lợi dụng Chechnya để đưa vào Nga lượng USD giả rất lớn. Hiện nay, Bộ Nội vụ Nga đang điều tra hơn một chục vụ án loại này. Khoảng 1/3 số đôla giả thu được trong năm 1999 được tuồn vào từ Chechnya. Phần lớn số tiền giả không phải được sản xuất tại Chechnya mà là được chuyển về từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các nước khác nữa. Chechnya cũng bắt đầu sản xuất tiền giả tại các xưởng in tiền bí mật ở Groznui và một vài khu vực khác, trong đó đa số xưởng phi pháp này đã bị không quân Nga tiêu diệt.
Bắt cóc tống tiền cũng là một nguồn thu nhập của bọn phỉ, mỗi năm chúng thu từ khoản này khoảng hàng chục triệu USD. Năm 1999 tại Bắc Kapkaz có 278 người bị bắt cóc. Theo tài liệu của Bộ Nội vụ, tại Chechnya, có khoảng trên 60 tập đoàn tội phạm hoạt động trên lĩnh vực này với tổng số hơn 2.000 tên. Trước đó, đã phá được 37 vụ án, bắt được 130 tên. Trong 5 năm trước, có 1.289 người bị bắt cóc, trong đó có 63 người nước ngoài.
Mấy tháng gần đây, Chính phủ Nga đã không thể chịu đựng được trước các sự kiện bi thảm. Các phần tử khủng bố đã tấn công Daghetxtan, láng giềng của Chechnya, đánh bom các khu dân cư tại Matxcơva, Volgadonxk. Hoạt động khủng bố này đã làm cho hàng trăm người chết và tàn phế.
Putin muốn cho mọi người cả trong và ngoài nước tin rằng không thể nào để tiếp tục xảy ra như vậy được nữa, Matxcơva sẽ áp dụng biện pháp kiên quyết để lập lại trật tự và tiêu diệt các phần tử khủng bố ở Chechnya, đây cũng là yêu cầu lợi ích quốc gia của Nga.
Cùng lúc đó, Matxkhadov cũng không từ bỏ các nỗ lực ngoại giao, chính trị. Ông ta đã hoạt động khắp nơi trên thế giới, tuyên truyền rằng cuộc xung đột Bắc Kapkaz lần này có tính chất quốc tế. Ông ta kêu gọi Liên minh châu Âu, Nghị viện châu Âu, thậm chí cả NATO, yêu cầu “dựa vào luật pháp quốc tế” để can thiệp quân sự vào cuộc xung đột giữa Cộng hoà Chechnya và Liên bang Nga.
Maxkhadov dùng hành động để nói lên rằng ông ta ủng hộ nguyện vọng của các phần tử ly khai Chechnya yêu cầu tách ra khỏi Liên bang Nga và tuyên bố Chechnya là một quốc gia độc lập. Các đời chính phủ Chechnya đều cố gắng không ngừng đòi độc lập, giành được sự thừa nhận của quốc tế. Tổng thống đầu tiên của Chechnya, Tướng không quân của Liên Xô trước đây Dudaev là người đầu tiên bắt đầu cuộc chiến chính trị này. Năm 1991, ông ta đã từng biểu thị, sẽ bằng mọi cách nỗ lực để giành được sự công nhận của quốc tế.
Trong lần đoàn đại biểu Nghị viện Chechnya thăm nước cộng hòa vùng Ban tích của Liên Xô trước đây, ý đồ giành độc lập của các phần tử ly khai Chechnya đã gặp thất bại. Mọi người đều biết, trong mỗi quốc gia vùng biển Ban Tích, có một số thế lực chính trị có ảnh hưởng tương đối đã đồng tình với chính quyền hiện nay ở Chechnya. Nhưng Latvia và Litva lại xem các nghị sĩ của Chechnya như là đại biểu của một chủ thể Liên bang Nga, ngay từ đầu đã cương quyết từ chối bàn về vấn đề địa vị của Chechnya. Extonia lại cự tuyệt không cho đoàn đại biểu này nhập cảnh.
Những hoạt động ở Mỹ và Anh của Matxkhadov cũng chẳng kết quả gì. Ông ta đặt rất nhiều hy vọng vào chuyến thăm Mỹ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1998. Trước khi bắt đầu chuyến thăm, các quan chức Groznui đã tuyên bố Matxkhadov sẽ tiến hành hội đàm với Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Quốc vụ khanh nước Mỹ, Matxkhadov được coi là người lãnh đạo của một chủ thể Liên bang Nga đi thăm không chính thức Mỹ. Nhà lãnh đạo này lại chỉ được gặp các nhân viên công tác thuộc Nghị viện Mỹ mà thôi.
Hai năm gần đây, nhà lãnh đạo Chechnya này đã đưa ra cho 21 quốc gia kiến nghị về xây dựng quan hệ ngoại giao, nhưng chỉ có duy nhất phong trào “Taliban” của Afghanistan là trả lời mà thôi. Ngay cả các phần tử Taliban chuyên khủng bố này cũng quyết định tạm thời huỷ bỏ bước đi này. Ít nhất là cuộc đàm phán với Afghanistan dự định tổ chức ở Groznui để bàn về “bước đột phá đã giành được sau thời gian chờ đợi lâu trong quan hệ ngoại giao” đã bị ngừng lại.
Mặc dù phần lớn chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tán thành việc duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga, lên án bọn khủng bố Chechnya tấn công trộm nước láng giềng Daghetxtan và hoạt động khủng bố ở Matxcơva… nhưng Matxkhadov vẫn muốn đi ngược lại trào lưu lịch sử, tiếp tục trình diễn màn kịch ly khai hòng tìm kiếm sự độc lập cho Chechnya. Nhưng, liệu có chính phủ nước nào để cho một phần tử khủng bố mặc lễ phục xuất hiện trên đất nước mình?
Sau đó, Putin lại tuyên bố, nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ Nga tại Chechnya là khôi phục lại cuộc sống bình thường tại đó. Ngày 17 tháng 10, khi trả lời phỏng vấn chương trình “Tấm gương” của Đài truyền hình Nga, ông nói: “Tại nước Cộng hoà Chechnya, chúng tôi sẽ hồi lại việc học tập ở các trường học, các bệnh viện được mở cửa lại, bắt đầu phát lương, trả phụ cấp và lương hưu”. Đó chính là những công việc cần phải làm của người đại diện Liên bang Nga tại Cộng hoà Chechnya - ông Nikola Kotman. Ông này sẽ phụ trách vấn đề an ninh và cả vấn đề kinh tế xã hội của Chechnya. Putin nói: “Tất cả các khoản tiền của Liên bang sẽ thông qua để đưa tới Chechnya. Chúng ta tin rằng ông ta sẽ mang số tiền đó đưa tới tận tay những người cần được nhận nó”.
Putin nói, trong khoảng thời gian 3 năm rưỡi tới 4 năm trước, hằng tháng, Chính phủ Nga đều chuyển một khoản ngân sách đến Chechnya dùng để trả lương và lương thực. Nhưng, những người dân bình thường ở Chechnya chưa bao giờ nhận được một xu nào cả. Hiện này, người đại diện Chính phủ Nga tại Chechnya sẽ phụ trách phân phối số tiền này, như vậy có thể cải thiện được tình hình.
Người đứng đầu Chính phủ Nga Putin cho biết, ông “tuyệt đối không đồng ý” với quan điểm của một số người muốn đưa những sự việc xảy ra tại Chechnya biến thành thảm họa nhân đạo. Cái mà người dân tránh không chỉ những hành động chiến tranh, mà chủ yếu là tránh đi những điều kiện không có cách nào để sinh tồn mà họ phải đối mặt trong mấy năm gần đây - đó là những điều kiện vô cùng khốn khó và họ thường xuyên phải sợ hãi. Mọi người chạy khỏi Chechnya “đến chỗ chúng tôi, những khu vực khác nhau của Nga để tìm sự bảo vệ, mong chờ sự giúp đỡ của Chính phủ Nga”. Putin nói tiếp: “Chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch thật rõ ràng để giúp đỡ những người này. Chúng tôi sẽ giúp đỡ họ và bây giờ chúng tôi đã làm như vậy. Chính phủ có đủ sức người và sức của để giải quyết vấn đề này”.
Cùng với việc triển khai một loạt đòn tiến công chính trị, quân Nga vẫn tiến lên không ngừng, ngày 18/10, quân Nga củng cố trận địa cách Groznui 18-20 km. Họ đã chiếm lĩnh hoàn toàn các điểm cao chiến lược và khống chế toàn bộ các con đường dẫn tới Chechnya, cá biệt có những đơn vị trinh sát đã đến cách Groznui chỉ 5-6 km. Cho đến trung tuần tháng 10, quân đội Liên bang Nga tại Chechnya đã hy sinh 178 người, bị thương 400 người, còn tổn thất phía các phần tử ly khai vào khoảng 2.500 người.
Cùng ngày, tin tức tốt lành từ tiền phương truyền về làm nức lòng mọi người. Thiếu tướng Vladimir Sanmanov Quân đoàn trưởng Quân đoàn Lục quân Nga khi nói chuyện với nhân dân Chechnya trên Đài Truyền hình ORT Nga đã khẳng định, quân Nga đã bao vây Basaev - một trong những tên đầu sỏ chủ yếu của phiến quân Chechnya. Ông ta nói: Basaev đang bị khốn đốn tại một ngôi làng cách Groznui khoảng 37 dặm Anh về phía tây bắc. Thiếu tướng nói: “Căn cứ vào những tin tức tình báo chúng tôi nắm được, chúng tôi đã bao vây chặt Basaev. Y đang điên cuồng như một con chó dại”.
Cho tới lúc đó, quân Nga đã tiến gần đến thủ phủ của Chechnya, sau khi quân Nga tiến công và chiếm được một điểm quan trọng nằm ở phía bắc Groznui 20 km, chuẩn bị triển khai tấn công Chechnya giai đoạn hai, tập kết lực lượng và tăng cường các trận địa ở gần sông Chiolek, tạo áp lực lớn đối với thủ phủ của nước cộng hoà - nơi quân ly khai đang bị bao vây, quân Chính phủ Nga đánh nhau ác liệt với khoảng 200 quân Chechnya, đã sử dụng máy bay và pháo xe tăng bắn tập trung dày đặc làm cho quân Chechnya phải lùi dần về sau dãy núi Tenxkaia, quân Nga lại tiếp tục khống chế dọc theo dãy núi. Tướng quân Sanmanov, chỉ huy quân đoàn 58 tiến công khu vực này đã không có bình luận gì về việc có tiến công toàn diện thủ phủ Chechnya không. Ông nói với hãng thông tấn Nga: “Bản thân Groznui không phải là mục tiêu, nếu nhận được lệnh đánh chiếm thành phố này, chúng tôi sẽ tiến công”. Ngay cả thượng cấp của ông ta, Tổng tư lệnh quân đội Liên bang ở Bắc Kapkaz cũng hết sức nhỏ nhẹ: “Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả, chúng tôi không cần nó… cần biết rằng chiến thuật của chúng tôi hoàn toàn là một việc khác”.
Thông tấn Nga nói, quân đội Liên bang cũng đã khống chế được con đường nối liền Groznui với Inguts. Vị tổng tư lệnh này còn nói rằng Matxcơva chẳng vội vã gì chiếm nước cộng hoà này. Ông nói thêm: “Chúng tôi không vội, quân đội tấn công theo kế hoạch, sẽ không có chuyện áp dụng những chiến thuật thiếu suy nghĩ kiểu như kỵ binh cứ mang giáo xông lên”.
Nga có tấn công Groznui hay lại trở thành vấn đề mà mọi người quan tâm, bàn bạc. Ngày 20/10, Thượng tướng Manilov, Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất lực lượng vũ trang Nga nói, chúng tôi sẽ giải phóng Groznui và các điểm cư dân khác từ tay quân khủng bố, các phần tử vũ trang ly khai sẽ bị tiêu diệt. Đây là tuyên bố đầu tiên rằng quân Nga thề sẽ giải phóng hoàn toàn Chechnya.
Ông nói, quân đội Liên bang sẽ “sử dụng mọi biện pháp để tiêu diệt các phần tử khủng bố. Để làm việc này, nếu cần chúng tôi sẽ tiến hành thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Chechnya”. Nhưng ông nhấn mạnh rằng sẽ không tiến hành tác chiến chính diện bằng chủ lực đối với các phần tử khủng bố để giảm tối đa thương vong cho quân đội Liên bang và nhân dân.
Ông nói, quá trình giải phóng Chechnya không chỉ bao gồm mặt quân sự và kỹ thuật quân sự mà còn bao gồm cả các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội và thông tin.
Cùng ngày, Thủ tướng Nga Putin trong khi đi thị sát quân Nga tại các khu vực mà Chechnya khống chế đã nói, quân Nga sẽ chiến đấu đến cùng.
Trong khi mọi người suy đoán quân Nga đang vạch kế hoạch tác chiến trên bộ để tấn công Groznui thì bất ngờ, Putin đã đến tận phía bắc Chechnya. Putin đã nói với dân sở tại: “Chúng tôi sẽ quyết định vấn đề Chechnya thông qua bỏ phiếu. Nhưng chỉ có làm được việc này trong bối cảnh bọn phỉ bị tiêu diệt mà thôi”.
Trước thế áp đảo của quân đội Liên bang Nga, các phần tử vũ trang Chechnya đang khẩn trương xây dựng tuyến phòng thủ liên hoàn ở Groznui, trên một số ngôi nhà và đường phố đã xây dựng các công sự chiến đấu. Một số cơ cấu và tổ chức đã bắt đầu sơ tán từ Groznui tới các vùng núi.
Tư lệnh cảnh vệ Groznui của Chechnya Munaep phán đoán: “Tôi cho rằng, quân đội Liên bang Nga trong cuối tháng 10 sẽ tiến vào Groznui, nhưng chúng tôi sẽ không bó tay giao thành phố cho họ. Hiện này, lực lượng và tiền bạc của chúng tôi dùng vào việc phòng thủ Groznui nhiều hơn tháng 1 năm 1995”.
Trước những lời nói này, quân Nga lập tức trả lời ngay, tối 21/10 quân Nga bắn tên lửa vào dinh Tổng thống Chechnya ở trung tâm Groznui, suýt nữa thì bắn trúng. Năm quả tên lửa đã phát nổ ở khu chợ gần dinh Tổng thống giết chết 10 người. Rất may, Tổng thống Chechnya lúc ấy không có mặt trong dinh.
Nơi tên lửa nổ chỉ cách dinh Tổng thống 10-40m, lúc đó, có khoảng 200 người đang mua bán trong chợ.
Cùng lúc đó, quân Nga càng áp sát Groznui - thủ phủ của Chechnya.
Hãng tin Nga Itar Tass dẫn lời một quan chức Nga cho biết, máy bay chiến đấu Nga ngay từ sáng sớm đã ném bom ngoại vi Groznui, quân đội Liên bang cũng đã bố trí trận địa cách Groznui 12-14 km.
Quân Nga thông báo cho Itar Tass rằng máy bay chiến đấu Nga đã oanh tạc khu vực đông bắc và tây bắc Groznui, quân Nga cũng đã pháo kích phía nam Chechnya - nơi nghi có cứ điểm của quân khủng bố.
Cùng lúc đó, số lượng quân Nga đã vượt qua sông Chiolek và củng cố trận địa ở bờ nam sông. Dòng sông này là dải phân cách giữa khu vực mà quân Nga khống chế ở phía bắc Chechnya với các khu vực khác của Chechnya.
Hôm qua, sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Chechnya nói, cuộc không kích vào sáng sớm của Nga đã làm 56 người thiệt mạng, 200 người bị thương.
Ngày 23/10, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Chechnya tuyên bố, hôm trước, tên lửa lazer mà quân Nga bắn từ Daghetxtan sang Groznui thủ phủ Chechnya đã làm ít nhất 137 người chết và 260 người bị thương. Đây là một sự kiện đẫm máu nhất kể từ khi Nga đưa quân vào Chechnya.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Chechnya nói với phóng viên thông tấn Pháp rằng những người tận mắt nhìn thấy sự việc này ở đặc khu Notraiut của Daghetxtan gần phía đông nam Chechnya cho biét, trước khi xảy ra tiếng nổ từ Groznui truyền tới, họ đã tận mắt nhìn thấy 5 quả tên lửa có dẫn đường bay thấp qua nơi họ ở. Năm quả tên lửa này đã bắn trúng Groznui và các vùng lân cận. Tên lửa đã bắn trúng một khu chợ ở trung tâm Groznui, một ngôi nhà và một công trình kiến trúc bỏ không.
Hai quả khác đã bắn trúng Kalinilnovxki và Olimpitxki thuộc ngoại ô Groznui. Các chuyên gia quân sự đã chứng nhận điều đó.
Ở Matxcơva, các quan chức Nga đã phủ nhận việc pháo kích và không kích Groznui, thế nhưng họ thừa nhận đã triển khai “hành động đặc biệt” đối với Groznui nhằm tiêu diệt những vụ mua bán vũ khí trái phép tại đó. Phía Nga nói rằng, cái mà họ phá huỷ là chợ mua bán vũ khí của Chechnya.
Người phát ngôn của quân đội Nga tại Bắc Kapkaz nói: “Hành động này do một đơn vị quân đội thực hiện… đã phá huỷ một cái chợ và những vũ khí, quân dụng và các vụ mua bán ngay tại chỗ”.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nói: “Ngày hôm nay, chúng ta không oanh tạc dinh thự của Matxkhadov, trung tâm Groznui và các vùng phụ cận khác”.
Đồng thời với việc mặt trận chính không ngừng tiến lên. Phía tây liên quân đóng ở Bắc Kapkaz của Nga đã tiến vào Ingut giáp biên giới Chechnya và khống chế vùng biên giới, đặt rất nhiều trạm gác trên các con đường Ingut - Chechnya. Trước đó, mọi vấn đề an ninh xã hội ở khu vực này đều do người của Bộ Nội vụ Ingut phụ trách biên giới giữa Ingut và Chechnya đã bị đóng hoàn toàn. Khu an toàn sẽ do ba phòng tuyến tổ chức thành, nhiệm vụ chủ yếu của nó là phòng chống bọn phỉ vũ trang và các phần tử khủng bố theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan từ Chechnya xâm nhập vào Ingut và các khu vực khác của Nga.
Ngày 24/10, Cục An ninh Liên bang nói, họ đã điều tra rõ các phần tử khủng bố và bọn phỉ đã trà trộn vào số dân chạy tránh nạn từ Chechnya sang Ingut. Tin tức tình báo cho hay, Basaev và Khata trước mắt có ý đồ hoạt động khủng bố và phá hoại ở Matxcơva, Saint Petersburg và các chủ thể khác của Liên bang Nga.
Phòng tin tức lâm thời thuộc tập đoàn quân phía đông của quân Nga cũng đã thông báo: Những kẻ cầm đầu bọn phỉ vũ trang Chechnya một lần nữa tuyên bố rằng chúng đang chuẩn bị tiến hành khủng bố và phá hoại với quy mô lớn các lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị tổng hợp nhiên liệu năng lượng đối với Liên bang Nga.
Đồng thời, mặc dù bị thất bại thảm hại, các phần tử vũ trang vẫn tích cực điều động binh lực, chuẩn bị phát động một cuộc chiến mới.
Ngày 25/10, bộ đội tiền phương thuộc lực lượng tuyến phía đông và phía bắc của Liên bang Nga tiếp tục tiến công sâu vào Chechnya, có những đơn vị đã tiến đến nơi chỉ cách Groznui 8 km, từ trên ngọn núi Chiolek đã có thể nhìn thấy sân bay Groznui.
Phó Tư lệnh đơn vị liên hợp trung ương Bielousov nói, nhiệm vụ của quân đội là phong tỏa Groznui. Tư lệnh Kadansev bổ sung thêm, chiến thuật của quân đội Liên bang vẫn là lợi dụng không quân và pháo binh để tiến công kẻ địch, sau đó lục quân mới tiến đánh. Trước mắt, quân Bộ Nội vụ đã chiếm lĩnh được thêm Chiolek.
Đồng thời quân Nga còn tiết lộ, trên chiến trường Chechnya, có cả phần tử vũ trang của một số nước khác cùng tham gia, Cục thông tin Bộ Quốc phòng Nga nói, gần đây có tới gần 400 tên lính đánh thuê người Anbani và Pakixtan gia nhập đội ngũ bọn phỉ và còn 500 người đang chuẩn bị từ Afghanistan xâm nhập vào Chechnya.
Nhưng với quân Nga, những thắng lợi liên tiếp trên chiến trường vẫn tồn tại những điều lo âu, đó chính là những tổn thất to lớn và kéo dài của chiến tranh. Đúng như lời của một nhà chính trị người Nga nói “chiến tranh dễ bắt đầu, nhưng thật khó kết thúc”. Khi giao chiến, nhất thiết phải xác định mục tiêu, đạt được mục tiêu đã có thể xác nhận giành thắng lợi.
Họ cho rằng, mục tiêu mà quân Nga tuyên bố khi mở chiến dịch ở Chechnya là tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố vũ trang, làm cho chúng không có đường nào chạy thoát. Nói cách khác, chiến tranh là cần phải tiêu diệt sạch các phần tử khủng bố hoặc buộc chúng phải đầu hàng. Nhưng vì gần đây rất khó có thể nghĩ rằng chúng sẽ đầu hàng, cho nên cần phải tiêu diệt cả vài vạn phần tử ly khai - những người được phần lớn số cư dân ở lại ủng hộ. Như vậy cần phải có sự chuẩn bị để tiến hành chiến tranh du kích trong vài năm và phải biến những khu vực thanh trừng các phần tử vũ trang thành khu vực quân quản.
Phương án muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh lại yêu cầu phải sử dụng bộ binh với quy mô lớn, bởi vì máy bay và trọng pháo không có cách nào mở các cuộc tấn công mang tính quyết định đối với những phần tử khủng bố đang phân tán mỏng ra trong toàn bộ Chechnya. Nếu như muốn nhanh chóng kết thúc chiến dịch này, tất nhiên phải một lần nữa tiến hành cuộc chiến bằng bộ binh.
Do vậy, chỉ đơn thuần bằng nỗ lực quân sự có thể phải tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài, hoặc là tạo ra một tổn thất khó có thể chịu đựng nổi. Do vậy cần phải tìm giải pháp chính trị. Nếu như có thể đàm phán một cách khéo léo, đàm phán không phải là cách đầu hàng, mà là một thủ đoạn để giảm thương vong tới mức thấp nhất. Nhưng, đàm phán với ai đây? Bắt giữ đặc sứ của Chechnya tại Matxcơva, đưa ra điều kiện đối thoại hiển nhiên là không chấp nhận được. Người Chechnya vẫn chưa thể coi chính phủ lưu vong Chechnya được điện Kremlin thừa nhận là chính phủ hợp pháp, bởi vì hiệp nghị đối với người Chechnya thực tế chẳng có ý nghĩa gì lắm.
Từ đó có thể thấy rằng nhất thiết phải có một chủ thế đàm phán mới, chủ thể này trong con mắt người dân Chechnya và trung ương Liên bang đều phải mang tính hợp pháp. Chủ thể này phải thông qua bầu cử mới có được. Vậy ai đi bầu? Bầu như thế nào? Đương nhiên là phải do nhân dân Chechnya bầu, nhưng hiện này phần lớn số người ở tuổi bầu cử lại không có ở Chechnya, nhưng họ có đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người cử tri và được quyền ứng cử vào cơ quan nhà nước Chechnya. Trong cuộc tuyển cử Duma quốc gia Nga có thể lập khu vực bầu cử Chechnya ở ngoài các khu vực khác và lập khu vực bầu cử ở những nơi có nhiều cử tri sống, những khu vực này có thể là những trại lánh nạn ở xa quê hương, ở những thành phố lớn có số đông người Chechnya chạy tới đó, hoặc là ở những khu vực do quân đội Liên bang kiểm soát.
Còn một vấn đề nữa là: Trong chiến tranh, bất kỳ một cách làm để tiết kiệm tiền bạc nào cũng đều tạo ra những hy sinh lớn hơn, đặc biệt là sự hy sinh của người lính. Nếu như không có tiền và vật chất kỹ thuật bảo đảm thì sẽ không có sự mở đầu tốt đẹp. Do đó không thể tính toán quá chi ly đối với hệ thống vũ khí có độ chính xác cao, mặc dù cần phải trả một cái giá rất đắt.
Cần phải trả tiền đầy đủ cho những người lính được trưng dụng ra chiến trường. Cần phải cấp phát lương bổng và chế độ ăn uống cho binh lính theo lời hứa của thủ tướng, việc này xem ra còn nhiều vấn đề và đương nhiên có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của quân đội. Vì vậy, cần phải nhanh chóng xác định vấn đề đãi ngộ đối với những người tham chiến ở Chechnya.
Nhưng, nếu không tiết kiệm kinh phí, thì khoản tiền này chắc chắn là một gánh nặng không nhỏ đối với nền kinh tế Nga. Đã có chuyên gia ở Nga cho rằng khoản chi phí khổng lồ trong cuộc chiến tại Chechnya đã chôn vùi nốt những hy vọng cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế Nga.
Một phóng viên Nga đã có được một tin từ Bộ Tài chính Nga rằng hình như tất cả mọi nguồn thu nhập ngoại ngạch (ước khoảng 50-80 tỷ rúp) đều bị ném cả vào cuộc chiến tranh này. Một vị thứ trưởng tài chính Nga đã phát biểu trong một cuộc họp gần đây rằng, năm 2000, ngoài ngân sách quốc phòng đã được quy định trong dự toán cuối năm trước ra, còn phải chi thêm 26 tỷ rúp. Đến cuối năm, chỉ nguyên việc xây dựng “khu an toàn” đã phải cần hơn 7 tỷ rúp, mà Bộ Quốc phòng lại yêu cầu nhiều hơn, khoảng 15-20 tỷ rúp. Theo đánh giá của các chuyên gia, để xây dựng bức “màn sắt” ở Chechnya, ngân sách đã phải chi ra 45 tỷ rúp.
Nhưng chi phí cho chiến tranh ngày càng cao hơn. Chi phí cho các hoạt động quân sự ít nhất cũng cao gấp hai lần chi phí xây dựng “khu an toàn”. Điều này cuối cùng sẽ phá hoại sự phát triển kinh tế nước nhà, chôn vùi hẳn hy vọng cuối cùng về tăng trưởng kinh tế của Nga.
Bộ Tổng tham mưu phản bác lại những lời nói trên, theo họ những con số đưa ra ở trên đã bị tăng lên nhiều lần. Theo lời của Thượng tướng Manilốp, Phó Tổng tham mưu thứ nhất thì những hành động quân sự trong vòng nửa tháng ở Daghetxtan chỉ tiêu tốn hai tỷ rúp chứ không phải là hai tỷ USD như các nhà báo nói.
Các chuyên gia hàng không cho hay, máy bay chiến đấu SU 25 mỗi lần xuất kích chỉ tiêu tốn bằng 1/6 số tiền 60 vạn rúp mà báo chí đưa ra; còn SU 24 - loại máy bay ném bom chỉ hết 20 vạn rúp, máy bay trực thăng hết 15 vạn rúp chứ không phải là 35 vạn rúp.
Điều mà họ thấy bực bội nhất là bài báo về “giá tiền của các loại vũ khí quân dụng”. Một viên đạn giá 8 rúp, một quả đạn pháo lớn 6.000 rúp, một viên đạn xe tăng 7.000 rúp. Tất cả những con số mà báo đưa ra đều sai. Họ nói rằng giá này là giá thị trường tự do hiện này, nhưng phần lớn số đạn dược đều sản xuất từ thời còn tồn tại Liên Xô, giá đạn dược lúc ấy không đáng kể.
Hiện nay, số đạn loại này tồn tại rất nhiều, cũng không có nơi để. Việc bảo quản, tiêu phòng và các biện pháp an toàn khác cũng như phương thức sử dụng tiên tiến đòi hỏi phải chi một khoản tiền lớn. Không có đạn dược thì sẽ chẳng có vấn đề này. Cho nên, tiêu hao bớt đi một phần “tử thần gỉ sắt” này có lẽ là một biện pháp tốt đối với quân đội.
Nhưng dù nói gì chăng nữa, hành động tiễu phỉ ở Bắc Kapkaz vẫn cần phải một lượng tiền lớn. Mỗi tháng chi phí ngoài hạn ngạch lên tới 4 tỷ rúp.
Thời gian và tiền bạc đối với cuộc chiến Chechnya là một vấn đề quan trọng để làm phức tạp hoá thêm vấn đề Chechnya và cũng là vấn đề bắt buộc Chính phủ Nga phải xử lý cẩn thận.
Theo phân tích của các chuyên gia Nga, sự giải thể của Liên Xô trước đây không chỉ dẫn tới những thay đổi căn bản về không gian địa lý, chính trị, mà còn làm cho một loạt các khu vực trước đây của Liên Xô cũ xuất hiện hiện tượng quyền lực trống rỗng. Hậu quả của nó là các thế lực của chủ nghĩa phân liệt ngóc đầu dậy, về điểm này biểu hiện rõ nhất ở khu vực Bắc Kapkaz. Khu vực giàu có về năng lượng và các tài nguyên khác này đã biến thành vũ đài của sự tranh cướp ác liệt của một số quốc gia; họ lợi dụng sự khó khăn trước mắt của Nga, âm mưu làm cho khu vực Bắc Kapkaz tách khỏi nước Nga, đưa nó vào phạm vi kiểm soát của mình.
Ủng hộ độc lập của Chechnya có lợi cho ai đây? Những ai mong muốn Chechnya tách khỏi nước Nga?
Bắc Kapkaz là khu vực chiến lược quan trọng, rất nhiều nước hy vọng đưa Chechnya vào tầm khống chế của mình, trong đó bao gồm Mỹ, một số nước châu Âu và các nước A-Rập. Đối với những quốc gia này, Chechnya là một công cụ để họ thực hiện các mục tiêu riêng của mỗi nước. Cũng chính vì lẽ đó, Tổng thống Chechnya Matxkhadov, phần tử khủng bố Basaev và các nhà lãnh đạo khác của Chechnya đã lập tức trở mặt, trở thành tín đồ của giáo phái.
Nhân tố dầu mỏ cũng không thể coi nhẹ, ở khu vực Bắc Kapkaz, lợi ích dầu mỏ của nhiều nước đan xen vào nhau. Các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập không muốn dầu mỏ ở Caxipia xuất hiện trên thị trường thế giới, vì như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận siêu ngạch của họ, nhưng họ không có cách ngăn chặn nổi dòng chảy của thứ “vàng đen” này. Do đó, họ hình như đã nhận thức được rằng có thể thực hiện được một mục tiêu nhỏ hơn, nhưng cũng rất quan trọng, đó là giảm bớt lượng dầu mỏ ở đây, làm cho nó chỉ có một con đường vận chuyển duy nhất. Để làm được việc này, chỉ cần không để đường ống dẫn dầu từ Bacu của Chechnya đến Tân Rosik hoạt động bình thường là có thể đạt được mục đích. Nhưng, nếu như Chechnya bị Nga khống chế thì chắc chắn không có cách nào thực hiện được mục tiêu sau này.
Nếu Chechnya luôn ở trạng thái lộn xộn, bọn phỉ có thể tuỳ ý làm gì cũng được thì chẳng cần nói làm gì nữa. Bọn này có thể làm tê liệt đường ống dẫn dầu, trước mắt thực tế đã là như vậy. Dầu mỏ vận chuyển từ Bacu thường xuyên bị rò rỉ, bọn thổ phỉ liên tục cướp đi, buộc Matxcơva phải ngừng vận hành hệ thống dẫn dầu này và tính toán đến việc xây dựng một đường ống dẫn khác vòng qua Chechnya. Nhưng như vậy phải mất rất nhiều thời gian, điều này có lợi cho các nước xuất khẩu nhiện liệu Omxuki.
Tuyến ống dẫn dầu từ Bacu đến Tân Rosik ngừng vận chuyển cũng có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Vì như vậy, nguồn dầu mỏ chủ yếu từ Caxipia sẽ được vận chuyển tới Chieyikhal (một cảng nằm trên bờ biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ).
Không còn nghi ngờ gì nữa, Chechnya độc lập sẽ có lợi cho các thế lực muốn từng bước làm suy yếu nước Nga, như vậy sẽ làm Nga không thể tham gia và giải quyết các vấn đề quan trọng của châu Âu và thế giới. Ở đây trước tiên bao gồm Mỹ và các quốc gia NATO. Họ vẫn lo lắng trước một nước Nga lớn và có tiềm lực quân sự vững mạnh. Các quan chức Washington không thể công khai ủng hộ các phần tử theo chủ nghĩa ly khai Groznui, nhưng rất hiển nhiên, việc gạt Nga ra khỏi khu vực Kapkaz là điều có lợi cho Mỹ. Các nhà chiến lược bên kia bờ đại dương cho rằng một nước Chechnya độc lập có thể gây thêm áp lực cho Daghetxtan, bởi vì nước cộng hoà này có thể cung cấp con đường thông với Địa Trung Hải. Hạn chế được Nga trong vấn đề này là điều mơ ước của họ.
“Mũi tên bắn ra không quay trở lại”, cho dù còn rất nhiều khó khăn, Putin đã không còn đường lui nữa.
Ngày 26/10, cuộc chiến đấu ác liệt nhất từ trước đến nay đã lại bùng nổ ở Chechnya, xe tăng và bộ binh Nga đã lập phòng tuyến chiến đấu với quân Chechnya ở biên giới Groznui, trọng pháo của Nga đã bắn phá dữ dội thủ phủ Chechnya.
Cuộc chiến đấu ác liệt xảy ra trên khu vực ngoại ô phía bắc cách Groznui chừng 4 km. Ở phía đông thành phố cũng xảy ra nhiều cuộc chiến đấu.
Theo báo cáo, một số lính trinh sát của Nga đã lặng lẽ tiến vào ngoại ô Groznui và treo giải thưởng một triệu USD nếu ai bắt hoặc giết được lãnh tụ đầu sỏ của phiến quân Basaev.
Các tay súng bắn tỉa Chechnya cũng thường xuyên tấn công quân Nga, giết chết 81 binh sĩ Nga. Tổng thống Ingut đã thừa nhận, quân Chechnya đã tập kích vào trận địa quân Nga.
Ngay từ rất sớm, Bộ Quốc phòng Nga đã phủ nhận nguồn tin nói rằng quân phản loạn Chechnya đã đi ngang qua khu vực này, cùng trong ngày hôm đó quân đội Liên bang đã kiểm soát được một số vùng như Schipunoda, Atramatsnoxt, Cachiront, Xakochri… đều là những điểm dân cư tập trung đông đúc nằm ngay sát vùng ngoại ô Gumes.
Ngày 27/10, qua bản tin hàng ngày, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, miền đất Chechnya bị bọn lực lượng vũ trang chiếm cứ đã bị chia cắt làm ba phần. Vùng đất do Basaev kiểm soát nằm gần kề Tatghikixtan Klaev ở mạn tây bắc, Catapu chiếm phần đất gần Inkosan.
Bọn phiến quân đã cấu trúc một trận địa phòng ngự hình vòng cung xung quanh Groznui, cải tạo đường phố và nhà cửa, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã nói với phóng viên rằng nhiệm vụ chủ yếu xây dựng khu an toàn ở Chechnya “sắp hoàn thành”. Mục tiêu cuối cùng của quân đội Liên bang Nga tại Chechnya không chỉ là xây dựng khu vực an ninh mà còn phải tiêu diệt bọn phỉ có vũ trang. Chỉ có tiêu diệt hết bọn chúng, làm cho chúng không bao giờ có điều kiện ngóc đầu dậy được nữa thì mới hoàn thành nhiệm vụ.
Sergeiev nói: “Cục diện ở Chechnya đã được khống chế, nhiệm vụ của giai đoạn một xây dựng khu vực an ninh đã hoàn thành”. Đồng thời ông cho biết “quân đội Liên bang còn phải đứng trước rất nhiều vấn đề phức tạp”.
Sergeiev nói với các phóng viên rằng quân đội Nga không chỉ dừng lại trên khu vực dọc bờ sông Chiolek - Chechnya. Họ sẽ không dừng lại mà đang tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các phần tử khủng bố và bọn phỉ có vũ trang trong biên giới Chechnya. Ông nói: “Quân đội sẽ ở lại đó để ổn định tình hình…”.
Lực lượng vũ trang Chechnya âm mưu ngăn cản cuộc tiến công toàn diện vào lãnh thổ Chechnya của quân đội Liên bang. Theo lời của Sergeiev “xung đột vũ trang vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở khu vực phía tây Chechnya. Các phần tử vũ trang đã sử dụng những thủ đoạn vô cùng đê tiện, trước tiên là tiến hành các hoạt động phá hoại”.
Sergeiev nói, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với các ngành sức mạnh khác áp dụng hàng loạt các biện pháp dự phòng, phòng ngừa khả năng xảy ra các hành động khủng bố, đặc biệt là ở khu vực bắc Kapkaz - nơi tiếp giáp với Chechnya. “Chúng ta không được coi nhẹ sự khống chế của một bộ phận tổ chức nên cuộc chiến tranh này”. Ông nói, quân đội Liên bang Nga còn phải đối mặt với sự xung đột càng nghiêm trọng hơn với bọn phỉ có vũ trang”.
Sergeiev nói rõ rằng một đội quân của các phần tử vũ trang do Basaev lãnh đạo đang bị bao vây ở khu căn cứ Klaconxu “nơi đó đang đánh nhau rất ác liệt”, các phần tử vũ trang bị “tổn thất nặng nề”…
Để ngăn cản cuộc tấn công của quân đội Liên bang Nga vào Chechnya, quân ly khai đã áp dụng sách lược “tích cực phòng ngự”. Họ tổ chức thành từng tổ, mỗi tổ 5-6 người mai phục ở những trận địa đã được chuẩn bị chu đáo để tập kích rồi sau đó rút lui. Khi rút lui, chúng thường xuyên gài mìn trên những đoạn đường mà quân Nga sẽ hành quân qua.
Nhà lãnh đạo các phần tử vũ trang Chechnya đang chuẩn bị triển khai các hoạt động khủng bố với quy mô lớn trong lãnh thổ Nga. Salman Laduev đang chuẩn bị phá hoại các lò phản ứng hạt nhân. Vì lẽ đó mà phải tổ chức một đội biệt động 15 người do Slav đứng ra tổ chức. Basaev chú trọng xây dựng tổ hành động khủng bố là phụ nữ, chuẩn bị tiến hành các hành động khủng bố ở phía nam của Nga.
Khả năng có thể tới 25.000 phần tử vũ trang Chechnya đang chống lại quân Nga. Trong số này, không ít kẻ mới chỉ 16-18 tuổi.
Ngày 13/10, sĩ quan chỉ huy Chechnya đã nói với phóng viên: “Quân đội của tôi không bị đánh bại, mặc dù quân Nga tiếp tục không kích Chechnya, nhưng quân đội Chechnya quyết không phụ lòng mong mỏi của nhân dân, cần phải chống lại quân Nga và quân Nga cuối cùng cũng sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán”. Ông ta một lần nữa công khai biểu thị hy vọng đàm phán một cách hoà bình để giải quyết các vấn đề xung đột; ông ta còn hứa rằng, nếu quân Nga thực lòng muốn đàm phán hoà bình, bản thân ông ta sẽ xử lý các phần tử vũ trang. Nhưng, cùng lúc đó, Matxkhadov lại nói, quân đội của ông đã đẩy lùi quân Nga ở nhiều nơi. Một lần nữa ông biểu thị yêu cầu đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Yeltsin. Ông ta cho rằng sớm muộn Yeltsin sẽ đồng ý tiến hành đàm phán.
Matxkhadov cho rằng sách lược trước mắt của Nga chính là thông qua các cuộc ném bom để cắt đứt đường cung cấp dầu lửa và điện cho Chechnya. Matxkhadov huyênh hoang rằng nếu mất điện mà trở thành một tai họa, chúng có thể khắc phục những khó khăn này.
Thủ tướng Nga Putin vẫn kiên quyết rằng chỉ sau khi Chính phủ Chechnya giao nộp các phần tử khủng bố đã gây ra hàng loạt các vụ đánh bom bên trong lãnh thổ Nga cho phía Nga thì Chính phủ Nga mới suy nghĩ tới vấn đề đàm phán hoà bình.
Lúc đó, ở các điểm dân cư như Groznui, Salivi Chieno… lực lượng vũ trang ly khai Chechnya đã tiến hành gia cố một số công trình kiến trúc, chuẩn bị để biến thành những trận địa cố thủ lâu đài. Một số cư dân địa phương cũng bị đưa đi xây dựng công sự. Một bộ phận phỉ vũ trang đã rút lui vào các vùng nói của Chechnya, ngay tại những nơi đó họ cũng lợi dụng địa hình núi non để xây dựng công sự; các phần tử vũ trang bị thương vong nặng nề, tất cả thương binh đều được chuyển về Bệnh viện số 9 Groznui, nơi đây chật ních người bệnh.
Cùng với sự leo thang của chiến sự, ảnh hưởng và uy tín của Matxkhadov ở Chechnya liên tuc giảm xuống. Để tìm mọi cách củng cố địa vị của mình, Matxkhadov ra lệnh tăng cường xây dựng lực lượng lính đặc biệt, đội ngũ này do dân binh tổ chức nên, sẽ trở thành đội dự bị của cá nhân ông ta. Ông ta đã nhận nhiệm vụ phó thủ tướng để chỉ huy đội quân này.
Đồng thời, Matxkhadov đã uỷ thác cho Hiệp hội văn hoá Chechnya và Bắc Kapkaz đóng tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 10 phải truyền đạt một bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chechnya, nói rằng các nhà đương cục Chechnya yêu cầu đưa vấn đề độc lập của bán đảo Skandinavi và Kôsôvô ra lời kêu gọi lực lượng gìn giữ hoà bình đóng ở các nước châu Âu và Liên Hợp Quốc hãy ngăn chặn hành động xâm lược của Nga.
Khu vực xung quanh bị quét sạch, quân phỉ ở Groznui trở thành “cua trong rọ”.
Quân đội Nga sau khi tạo được thế trận bao vây nhiều tầng nhiều lớp đối với quân phiến loạn và tiếp tục siết chặt thòng lọng. Ngày 12/11, chỉ cần một chiến dịch nhỏ là quân Nga chiếm được Guemes, thành phố lớn thứ nhì của Chechnya. Sau khi tiến vào thành phố, quân Nga lập tức mở cuộc càn quét để tiêu diệt sạch bọn tàn quân còn tản mát trong nội thành.
Cùng lúc chiến dịch giải phóng Guemes. Quân Nga tiếp tục xuất kích lực lượng máy bay chiến đấu tiến hành oanh kích thủ đô Groznui, nhằm tăng cường sức ép đối với thành phố này. Tổng số lần xuất kích của máy bay chiến đấu quân đội Nga là 180 phi vụ, được đánh giá là đợt không kích dữ dội ác liệt nhất kể từ đầu tháng 9 khi quân đội Nga khai chiến với Chechnya.
Bộ chỉ huy quân sự của Chechnya cho biết, đợt ném bom của không quân đã phá huỷ 5 ngôi nhà 9 tầng ở thủ đô Groznui, một quả bom đã rơi đúng vào hầm phòng không ở trung tâm thành phố làm 9 người chết trong đó có 7 bà già.
Một phóng viên của hãng UPI đã tận mắt chứng kiến nhiều tốp máy bay ném bom của quân Nga tiến hành oanh tạc nhiều giờ liền trên thành phố Ulusmatan nằm ở mạn phía nam cách Groznui 15 km.
Chính phủ Chechnya cho biết, những cuộc tập kích đường không của quân đội Nga đối với các vùng Ulusmatan và làng Ancakancara ở vùng ngoại ô phía tây Groznui đã gây thiệt hại làm chết 18 dân thường, 30 người bị thương, hành động tập kích đường không đã làm cho thêm nhiều người phải rời bỏ Chechnya, một người dân ở Ulusmatan phát biểu: “Họ đã giết hại rất nhiều người, ngày hôm qua nhiều trẻ em bị thiệt mạng”.
Đồng thời, bộ đội xe tăng thiết giáp của quân Nga cũng lợi dụng ban đêm, từ phía tây thâm nhập vào Chechnya chiếm giữ một ngã tư quan trọng trên tuyến đường bộ chủ yếu nối liền với thủ đô Groznui.
Nhà báo Maria Esmol người đang có mặt tại một điểm ở gần Salnov Vodoxk là một làng có tầm chiến lược quan trọng trên biên giới miền Tây, tiết lộ rằng sáng ngày hôm đó cô đã nhìn thấy cuộc tấn công mãnh liệt của nhiều máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và pháo lớn của quân Nga tấn công vào hai làng Pamott và Samasuki.
Esmol kể lại lời của một lính Nga ở trạm kiểm soát nói với cô rằng quân Nga đang mở cuộc truy quét quân phiến loạn ở khu vực này, trước mắt đang tập trung loại bỏ bọn phiến loạn đến từ Salnov Vodoxk, còn ở miền Đông Chechnya thì quân đội Nga tuyên bố rằng đã hoàn thành 1/2 đợt truy quét lớn vào từng căn nhà ở thành phố lớn thứ nhì là Guemes.
Phóng viên Savoronov của tờ Thương Tín Nước Nga đã tận mắt chứng kiến cuộc càn quét của quân đội Nga đối với thành phố Guemes, nhà báo này mô tả: Nhằm giúp nhà báo khảo sát thành phố Guemes, quân Nga đã cung cấp cho anh một chiếc xe ca, nhãn hiệu Uran kiểu cũ. Chiếc xe cà khổ này nằm lọt thỏm giữa đội hình xe quân sự, trên đường hành tiến có những cú xóc nẩy người, càng gần đến thành phố cảnh tượng bày ra trước mắt làm cho người ta liên tưởng đến các cuộn phim thời sự về thế chiến thứ hai, hai bên vệ đường ngổn ngang xác xe ô tô xen lẫn với cây cối bị cháy đổ và bề bộn gạch đá, chốc chốc lại hiện ra các biển báo “chú ý có mìn”.
Trước đó mấy hôm, bọn phiến loạn vẫn lợi dụng những căn nhà của dân ở vùng ngoại vi thành phố chống trả một cách điên cuồng, sau đợt tập kích mãnh liệt bằng pháo lớn và máy bay, những ngôi nhà này hầu như bị san bằng thành đống gạch vụn. Khi tiến gần đến khu vực trung tâm thành phố thỉnh thoảng nhìn thấy vài người xuất hiện trên phố, họ nhìn đoàn quân với ánh mắt kinh ngạc và tò mò, tuyệt nhiên không biểu lộ một thoáng niềm vui nào.
Cuộc mít-tinh tập hợp nhân dân dự định sẽ tiến hành vào hồi 3 giờ chiều. Đó là cơ hội để Bộ tư lệnh trả lời những vấn đề dân chúng trong thành phố quan tâm.
Chúng tôi bước lại gần một người Chechnya ăn vận quần áo thể thao, tay cầm máy bộ đàm có vẻ như đang ra lệnh cho ai đó, hỏi anh ta xem có chỗ nào ăn cơm trưa được không, anh ta bảo, hãy chờ anh một lát, sau mấy phút thì xuất hiện hai chàng trai trẻ, họ bảo chúng tôi đi theo họ, dọc đường được biết tôi là phóng viên làm việc và sinh sống ở miền Tátghikixtan, thì một người dẫn đường nói với tôi một câu mang ý nghĩa sâu xa: “Nếu gặp nhau vào một thời điểm khác, thì chắc chúng tôi sẽ có nhiều điều hỏi anh”.
Chúng tôi ăn cơm trong một căn nhà chật hẹp của dân. Khi bà chủ thu dọn bàn ăn, thì ông chủ Roslan giới thiệu với chúng tôi về tình hình trong thành phố trước khi quân Nga tiến vào bằng những sự kiện đã xảy ra trước đó, ngoài đội quân chiến đấu đặt dưới sự chỉ huy của trùm phỉ khét tiếng Roslan Gelaep ra, còn một số nhóm phỉ nhỏ lẻ khác hoạt động trong thành. Khi quân đội Nga áp sát uy hiếp Guemes, đặt thành phố trước nguy cơ bị huỷ diệt thì nhân dân địa phương mới bắt đầu đấu tranh thật sự với bọn thổ phỉ, người ta nô nức ghi tên gia nhập vào đội dân quân do anh em nhà Amataep đứng ra tổ chức, vì từ lâu họ đã bất bình với Matxkhadov rồi.
Có đến mấy tuần lễ, tổ chức dân quân đã tìm cách thuyết phục đội quân chiến đấu rời khỏi thành phố này. Hai bên vẫn xảy ra giao tranh, cuối cùng bọn thổ phỉ hiểu ra rằng họ không thể cùng lúc tác chiến trên hai chiến tuyến nên đành phải rời bỏ thành phố, nhiều người đã bỏ mạng trong khi tìm cách đột phá vòng vây, tuy nhiên theo lời giới thiệu của Roslan, thì có thể vẫn còn một số tên phỉ lẩn lút trong thành phố.
Trong khi chúng tôi nói chuyện, thì bánh mì được bày ra bàn, còn có cháo yến mạch và một ít thịt, nghe nói, đây là chỗ thịt cuối cùng mà họ còn dành dụm được, loáng một cái chúng tôi đã ăn xong bữa và trở về khu trung tâm thành phố một cách trót lọt. Lúc này cuộc mít-tinh đã bắt đầu.
Có khoảng 200 người gồm đàn ông và đàn bà vây quanh vị đại diện của cơ quan chính quyền mới đang đứng giữa hội trường - vị Tư lệnh phòng thủ thành phố Guemes là Thiếu tướng Alexandre Storianov, tiếp đó là bài phát biểu ngắn gọn của thị trưởng mới xuất thân từ giáo viên Maria Kimidievna và tư lệnh tập đoàn quân miền Đông của quân đội Liên bang là Giennadi Fumenko, sau đó là giải đáp các câu hỏi của dân chúng. Những vấn đề nổi cộm mà nhân dân quan tâm là: Đến khi nào thì cung cấp lại hơi đốt điện? Đến khi nào thì mở lại trường học và bệnh viện? Cách giải quyết thất nghiệp ra sao? Storianov trả lời ngay tại chỗ: rất nhiều vấn đề phải do chính nhân dân địa phương tự mình giải quyết. Vào 9 giờ sáng mai, tôi sẽ vui lòng thu nhận tất cả mọi người muốn làm việc, trong đó đặc biệt cần thợ điện, thợ hơi đốt, bác sĩ, giáo viên, công nhân xây dựng. Chúng tôi chắc chắn sẽ xử lý tốt vấn đề trả thù lao, đương nhiên chúng tôi cũng không quên lớp người về hưu. Chúng tôi sẽ dần dần từng bước khôi phục lại cuộc sống bình thường, cũng giống như tất cả những miền đất đã được giải phóng khác. Chỉ cần vài ngày sau thì mạng lưới điện và hơi đốt sẽ được khôi phục. Vì chưa có giấy tờ tuỳ thân chính thức, chúng tôi sẽ cấp giấy chứng minh tạm thời để sau này cấp lại chứng minh thư công dân nước Nga. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin cảnh báo rằng từ 6 giờ tối đến 8 giờ sáng hôm sau trong thành phố sẽ thực hiện giới nghiêm, ai vi phạm sẽ bị truy cứu nghiêm khắc, thậm chí có thể bị bắn bỏ tại chỗ.
Sau những lời nói nghiêm khắc đó, vị tướng đi đến trước cột cờ tạm dựng, hòa theo tiếng nhạc bài quốc ca Nga phát ra từ trong một chiếc xe thiết giáp của bộ đội thông tin đậu ngay gần đó, Thiếu tướng tự tay kéo ngọn cờ Nga lên, trong tiếng vỗ tay hoan hô của nhiều người.
Phần lớn những người vỗ tay là dân nói tiếng Nga, theo sự giới thiệu của phụ trách Cục di dân khu Guemes là ông Albeto Mezoev thì có khoảng 3.000 dân nói tiếng Nga sinh sống ở khu vực này. Tôi đến gần hai chị phụ nữ trông bề ngoài có vẻ như người Slavơ và đề nghị họ nói qua về bản thân. Một chị nói “từ khi lọt lòng mẹ chúng tôi đã sinh sống ở Guemes này rồi. Mồ mả bố mẹ tôi cũng ở đây. Trong vòng ba năm nay, khi không nhận được tiền lương, chúng tôi sống nhờ vào cách bán những vật dụng mà mình có. Những người dân hàng xóm thuộc dân tộc Chechnya thỉnh thoảng tiếp tế cho chúng tôi bột mì hoặc một vài thứ khác, chúng tôi chung sống với nhau trong tình cảm bạn bè thân ái. Trước đây người Nga ở đây chiếm đến 90%, còn dân Chechnya đại đa số là người tốt. Tuy nhiên bọn thổ phỉ không hề phân biệt dân tộc nào, mấy năm gần đây bọn chúng ngang nhiên cướp của, giết người, chiếm đoạt nhà ở của người Nga làm cho cuộc sống ở đây trở nên đáng sợ. Ai có thể đi được đã bỏ đi cả, còn chúng tôi chẳng biết đi đâu con cái đều đã trưởng thành và đều sinh sống ở Nga, tuy nhiên nhà ở trở thành vấn đề nan giải. Cầu trời từ nay trở đi có thể sinh sống bình thường. Dường như hầu hết mọi người đều tỏ ra chán nản đối với vấn đề độc lập của Chechnya. Kẻ lớn tiếng hò hét về chuyện này nhất, thì đã sớm cuốn gọi, y như con chuột ta miếng mồi vớ được trốn đi nơi khác”. Trong khi chúng tôi trao đổi, một số kẻ tò mò đã vây kín xung quanh mà phần đông họ là người Chechnya. Họ tỏ ra hoàn toàn tán đồng quan điểm của hai chị phụ nữ Nga, có người còn góp chuyện.
Khi trời chạng vạng tối, thì xuất hiện một đội quân do Thượng tá Giennadi Phumenco lữ đoàn trưởng đội cảnh vệ chỉ huy. Vị sĩ quan này cho biết “cuộc truy quét cho đến này tạm thời chưa xảy ra đụng độ, tuy nhiên tình hình đã đổi khác, khi chiến dịch mới mở màn, thì chủ lực quân của chúng tôi là bộ đội cảnh vệ đặc nhiệm, tập kết ở vùng phía bắc thành phố, còn các mũi cơ động thì bắt đầu hành động từ phía nam thành phố. Sau khi cánh quân chủ lực vượt qua tuyến đường sắt thì các chiến sĩ phát hiện thấy một số ổ đề kháng được xây cất rất tinh vi, bọn phiến loạn ra đầu hàng không nhiều, vì rất nhiều tên đã khôn khéo cải trang thành thường dân ngay sau khi quân đội Nga xuất hiện rồi lẩn lút trong mọi ngõ ngách của thành phố. Trên đường tiến quân chúng tôi đã gỡ được bốn quả bom hẹn giờ do bọn thổ phỉ cài lại, có một quả được đặt ngay trên xe cam nhông của chúng tôi phát nổ làm hai chiến sĩ bị hy sinh. Có một số người rất đáng nghi, vài ngày nữa sẽ tiến hành rà soát lại , còn phải niêm phong tất cả các kho vũ khí bí mật do dân tố giác".
Cuối cùng chúng tôi đã đề cập với Tư lệnh cảnh vệ thành phố Storianov về vấn đề vũ khí trong tay dân binh, thì nhận được câu trả lời của ông: “Tôi cho rằng, những người tốt có vũ khí trong tay sẽ được thu hút vào lực lượng bảo vệ do thành phố tổ chức và một số khác sẽ vào làm việc ở cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương sắp sửa thành lập”.
Khi trời tối hẳn chúng tôi đi xe rời khỏi thành phố Guemes nhìn ra xa thấy nhiều chấm sáng, đó chính là những ánh lửa phát ra từ loại xe chạy bằng dầu Diezen của quân Nga - những người chẳng cần đánh chác gì nhiều mà chiếm được thành phố Guemes. Sự kiện thành phố lớn thứ hai Guemes không đánh mà đầu hàng là điều báo trước rằng ngày tận số của lực lượng vũ trang bất hợp pháp.
Ngày 20/11, nhân dân ở khu vực Akikhoit - Mantan chuẩn bị giao nộp vũ khí đạn dược cho quân đội Liên bang, để biểu thị lòng trung thành của họ với quân Nga.
Chính quyền khu cũng như các vị bô lão đã bày tỏ là dân chúng cũng sẵn sàng gia nhập đội quân do Kantamilov lãnh đạo để đánh nhau với quân phiến loạn Chechnya. Mặt khác, theo nguồn tin từ trung tâm thông tin của quân đội Liên bang Nga cho hay, cho dù Groznui cố tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế, nhưng tư tưởng bất bình chống đối trong hàng ngũ lực lượng vũ trang của họ đang ngày càng tăng lên. Do sinh lực và trang bị của phần tử vũ trang bị tổn thất nặng nề nên đã lâm vào tình trạng thiếu đạn dược, lương thực, nước uống và thuốc chữa bệnh.
Cùng ngày hôm đó, một số nhân vật quan trọng sẽ đến Guemes để giải quyết những vấn đề hết sức cấp thiết về mặt đời sống xã hội, đó là Kosman đại diện toàn quyền của chính phủ Nga tại Chechnya, Tsubai Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần hệ thống điện lực số 1 thống nhất toàn Nga. Atmat Codorov chức sắc cao cấp trong giáo hội Islam ở Chechnya.
Tính đến ngày 20/11, ở Chechnya đã có hơn 40 điểm dân cư vừa giải phóng hồi phục việc cung ứng điện, một số khu khác như Sakovxkaiavà Naon thì được cung cấp điện hạn chế theo thời gian. Tuy nhiên đó là một đóng góp đáng kể tạo điều kiện cho công việc khôi phục đô thị lớn thứ nhì Guemes.
Chiến sự phát triển đến bước đó, đã làm cho giới thông tin phương Tây phải thừa nhận rằng việc gây sức ép với Nga xung quanh vấn đề Chechnya đã không đạt được kết quả.
Mặc dù trong hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng An ninh châu Âu, có nhiều vấn đề quốc tế quan trọng cần phải giải quyết, nhưng giới truyền thông phương Tây bắt buộc thừa nhận rằng, nhân vật chóp bu trong hội nghị này không ai khác là Tổng thống Yeltsin của Nga. Chương trình nghị sự chủ yếu chính là lập trường của Nga và phương án giải quyết của họ về vấn đề Chechnya. Giới truyền thông các nước khi bình luận về hội nghị thượng đỉnh Itxơtambun đều tập trung vào một điểm nóng, đó là việc thúc ép Nga thay đổi thái độ cứng rắn đối với vấn đề Chechnya đã không đạt được kết quả. Tờ báo Tổng Hối của Đức đã bình luận rằng rất nhiều lời chỉ trích nhằm vào Nga trong vấn đề Chechnya đã không thể làm lay chuyển lập trường cứng rắn của họ ở vùng Bắc Kapkaz. Một tờ báo khác của Đức lại nói: “Đứng trước tình hình hết sức rối ren ở Chechnya thì biểu thị thái độ với Nga là biện pháp quá nhẹ nhàng”, báo này còn nói thêm Chechnya là cửa ngõ lớn ở phía đông châu Âu, tại đây đã xảy ra cuộc đối đầu nảy lửa giữa quyền lợi của Mỹ và Nga. Tờ báo Figaro của nước Pháp là quốc gia vẫn giữ thái độ trung lập của người quan sát thì viết: Mâu thuẫn chính yếu giữa Nga và Mỹ có liên quan chặt chẽ đến lợi ích kinh tế, vùng Bắc Kapkaz đã trở thành “con tin” để các nước siêu cường tranh chấp tài nguyên giàu có đặc biệt là dầu mỏ ở vùng biển Kaspia.
Các nhà lãnh đạo một số nước phương Tây nhất trí chủ trương rằng cần phải đối thoại với Chechnya và mở đường cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo. Tuy vậy, giới truyền thông ở các nước đó cũng phải thừa nhận rằng hiện chưa có nhiều cách thức gây sức ép với Nga, do đó chưa tạo được sức mạnh chế áp đối với Nga vì điều này, không những chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền an ninh của Nga và bóp chết “nền dân chủ còn non trẻ”, mà còn có khả năng đưa thế giới một lần nữa rơi vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Còn như cuộc xung đột ở Chechnya nếu nhìn nhận từ một góc độ khác, có thể đánh giá rằng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của thời kỳ chiến tranh lạnh mới, điều này chống lại luật pháp quốc tế, chống đối nhân quyền. Hầu như tất cả các báo phương Tây đều ít nhiều đề cập đến quan điểm này, nhưng sau khi được tin Nga không hề tỏ ra một chút nhượng bộ nào trong hội nghị Itxơtambun, thì giới báo chí phương Tây đành cho rằng một chút thành tích của Paris, London và Washington chính là đưa được vấn đề Chechnya vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh.
Giới báo chí Mỹ nhìn chung đều giữ thái độ cứng rắn. Quan điểm của họ là, chính vấn đề này đã làm mất uy tín của tổ chức An ninh châu Âu. Tờ Thời Báo NewYork bình luận rằng tổ chức này tự đặt cho mình sứ mệnh bảo đảm việc xoá bỏ các mầm mống xung đột và là người bảo vệ nhân quyền.
Nhật Bản cũng không hề né tránh vấn đề này, mặc dù Nhật không hề là thành viên trong tổ chức An ninh châu Âu, nhưng Nhật là siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới, vì vậy ý kiến của Nhật cũng có sức nặng nhất định trên trường quốc tế. Chính kiến của Chính phủ Nhật là nhanh chóng giải quyết vấn đề lãnh thổ ở miền Bắc một cách có lợi nhất, mong mỏi sẽ ký được hiệp định trước đợt bầu cử tổng thống vào tháng 7 năm sau. Dư luận trong giới truyền thống Nhật Bản là đừng để một lần nữa rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh, họ cho rằng xét về mặt nội chính và kinh tế thì Nga không thể chấm dứt được cuộc chiến tranh ở Chechnya được, tuy rằng quá trình cải cách dân chủ tiến triển chậm chạp, nhưng vẫn đang được tiến hành.
Ngày 21/11, một lần nữa quân đội Nga lại siết chặt thêm gọng kìm, áp sát vào Groznui, đồng thời Matxcơva tuyên bố cự tuyệt mọi cuộc hoà giải.
Quân đội Liên bang Nga đã ép đến khoảng cách dưới 2 km với vùng ngoại vi Groznui, một sĩ quan Chechnya cho biết, giới lãnh đạo Chechnya vẫn sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với nhà cầm quyền Matxcơva.
Thủ tướng Nga Putin tuyên bố, trước khi quân đội Nga dẹp tan các phần tử phản loạn ở Chechnya, thì nhà đương cục Matxcơva không thể tiến hành bất kỳ cuộc thương lượng nào với Chechnya cả. Sau khi xin ý kiến của Tổng thống Yeltsin, Putin trả lời phỏng vấn của đài truyền hình ORT như sau: “Chúng tôi quyết không buông lỏng nhịp độ tiến công, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh”.
Yeltsin đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt ở điện Kremlin gồm Putin, Ngoại trưởng Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và một số nhân vật cao cấp khác để trao đổi ý kiến về hội nghị thượng đỉnh do tổ chức An ninh châu Âu sắp sửa nhóm họp ở Itxơtambun. Lãnh tụ các nước phương Tây đã ra sức công kích Nga một lần nữa tung quân đội vào Chechnya.
Putin nói: “Hành động quân sự truy quét bọn khủng bố ở Chechnya của chúng tôi nhằm vào kẻ thù của chúng tôi là những phần tử khủng bố quốc tế, chúng tôi không thể tưởng tượng là mình lại có thể tiến hành mặc cả chính trị với bọn khủng bố quốc tế được”.
Giới quân sự ở Chechnya cho biết, quân đội Liên bang Nga đã áp sát vùng ngoại ô phía tây Groznui với cự ly bằng dàn hoả tiễn nhiều ống phóng. Người phát ngôn của sở tổng chỉ huy quân đội Nga ở vùng Bắc Kapkaz không những đã thừa nhận nguồn tin đó mà còn cho biết thêm, trên đường rút lui vào thành phố Groznui, quân phiến loạn đã gài mìn vào các công trình xây dựng. Lần này quân đội Nga áp sát vào Groznui với cự ly gần nhất kể từ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Chechnya năm 1994-1996.
Giới quân sự Chechnya còn cho biết, quân Nga đã tiến gần sân bay quốc tế duy nhất ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Groznui không đầy hai cây số và họ đã bắt đầu bắn phá dữ dội vào vùng ngoại ô phía tây nam Groznui. Hiện nhà cầm quyền Chechnya đang khẩn trương huy động lực lượng dự bị ra chi viện cho tiền chiến tuyến.
Giới quân sự Chechnya cũng thừa nhận rằng đã bố trí xong trận địa phòng ngự gồm khoảng ba ngàn năm trăm lính trang bị tên lửa phòng không, súng phóng lựu, súng máy đại liên.
Ngày 24/11, giới quân sự Nga tiết lộ rằng trong bọn cầm đầu quân phiến loạn đang xảy ra mâu thuẫn gay gắt về vấn đề đánh giá tình hình và vạch kế hoạch đối phó với tình thế. Trong đó Basaev và Chatav kiên quyết yêu cầu áp dụng chiến thuật hoạt động khủng bố phá hoại, còn Matxkhadov và Udugov thì lại chủ trương dựa vào sự giúp đỡ và hỗ trợ của quốc tế, tức là giành thắng lợi bằng biện pháp chính trị.
Còn có nguồn tin nói rằng, bọn cầm đầu lực lượng thổ phỉ vũ trang ở Chechnya lại đặt nhiều hy vọng vào tầng lớp thiếu niên tuổi 15-16 tuổi, vì lứa tuổi này trở thành nguồn bổ sung chủ yếu cho lực lượng ly khai . Theo nguồn tin của giới quân sự Nga, bọn phiến loạn Chechnya đang khẩn trương xây dựng một hệ thống thông tin vệ tinh đồ sộ tại khu vực lãnh thổ Gruzia nhằm hiệp đồng quân sự giữa các nhóm phỉ. Sở dĩ họ chọn địa điểm này vì nó nằm ngay gần Chechnya, nhưng quân đội Nga lại không thể sử dụng tên lửa để uy hiếp hoặc có các hành động quân sự tương tự khác để huỷ diệt nó. Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo tình hình này cho Bộ Ngoại giao Gruzia.
Đến lúc này Putin cho rằng thời cơ đã chín muồi và đề nghị đặc xá có điều kiện đối với một số phần tử phản loạn Chechnya. Trong bài trả lời phỏng vấn nhân dịp 100 ngày ông nhận chức trên truyền hình, ông nói “khi cần thì chúng ta sẽ yêu cầu hạ nghị viện phê chuẩn lệnh đặc xá”. Ông nói: “Đối với những người không tàn sát thường dân một cách bừa bãi, thì không trở thành mục tiêu truy quét”. Khi được hỏi về vấn đề quân đội Nga có mở cuộc tấn công cuối cùng vào Groznui thủ phủ của Chechnya hay không, ông trả lời rằng mọi chuyện sẽ tuỳ theo tình hình để xác định mấy khả năng đều có thể lựa chọn, nhưng tốt nhất là để chính những người ở đó hiểu rằng họ cần phải hạ vũ khí” vì thực tế là Groznui đã bị quân đội Nga bao vây đến 80% rồi.
Ông bày tỏ: “Dân chúng ở Groznui đã trở thành lá chắn che chở cho quân phiến loạn, vậy thì nhân dân nên tìm cách đi khỏi thành phố và chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh họ và sẽ cung cấp sự giúp đỡ cần thiết cho họ”.
Có điều ông cũng cảnh báo: “Nếu như (ở trong thành phố Groznui) còn có căn cứ và kho chứa vũ khí của quân phiến loạn, thì chúng tôi sẽ không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc huỷ diệt nó”.
Putin là con người đã nói là làm. Pháo binh Nga được bố trí ở các vùng Alkhaklut đã liên tục mấy ngày phóng tên lửa vào thủ phủ Groznui của Chechnya biến nhiều khu vực của Groznui thành biển lửa.
Một thị trấn quan trọng cách Groznui 20 km là Ulso Mantan cũng bị quân Nga pháo kích dữ dội. Tổng tư lệnh tiền phương của quân đội vũ trang Chechnya là Samali Basaev trong khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Groznui vào ngày 26 đã nói: “Lực lượng vũ trang Chechnya đang chuẩn bị một cuộc tổng phản công quân đội Nga, Basaep cho biết cuộc chiến ở Chechnya đã bước sang giai đoạn quyết định, “điều kiện chín muồi cho phép” đến lúc quân đội Chechnya và quân đội Nga mở cuộc giao tranh trên mặt đất, quân vũ trang Chechnya sẽ triệt để lợi dụng địa thế do địa hình phức tạp cản trở quân đội Nga triển khai bộ đội cơ giới, để phản công mạnh mẽ vào quân Nga.
Ngày 27/11, Tổng Tham mưu phó thứ nhất lực lượng vũ trang, Thượng tướng Manilov tuyên bố rằng không hề có kế hoạch về một cuộc tấn công chính diện quy mô lớn vào Groznui như mọi người dự đoán, nhưng nhất định sẽ giải phóng Groznui, việc giải phóng Groznui hiện đang được tiến hành và sẽ theo đúng kế hoạch và giành thắng lợi theo thời gian dự định. Hiện quân đội Nga đang vạch kế hoạch tác chiến tỉ mỉ cho giai đoạn 3 rồi trình kế hoạch đó lên Tổng thống phê chuẩn.
Cùng ngày quân Nga xuất kích máy bay, pháo hạng nặng đồng loạt tấn công vào các cứ điểm quân phiến loạn nằm trong 35 khu vực trong đó có cả thành phố Groznui. Quân đội Liên bang đang tích cực chuẩn bị để triển khai hành động trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp, tiến hành điều chỉnh từng phần trong quân đội, củng cố trận địa đồng thời tăng cường trinh sát.
Trung tâm thông tin của Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, có bốn người cầm đầu quân ly khai Chechnya là: Amadaev, Abuev, Mutaibov và Uvaixt (nguyên là thị trưởng thành phố Guemes) chuẩn bị hạ vũ khí. Rất nhiều người cầm đầu các nhóm quân đã nhận ra rằng họ không còn lối thoát, tiếp tục kháng cự chỉ là vô ích, do đó họ sẵn sàng chấm dứt mọi hoạt động.
Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy rằng, tính đến thời điểm đó, lực lượng vũ trang ly khai Chechnya đã bắt giữ 56 người nước ngoài làm con tin, trong đó có 12 người nước ngoài không thuộc Liên Xô cũ. Bắt giữ con tin trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của lực lượng vũ trang ly khai.
Ngày 28/11, xe tăng và bộ binh Nga dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu, nỗ lực cắt đứt tuyến tiếp tế cuối cùng giữa Groznui nối liền với các khu vực khác thuộc Chechnya mà phiến quân đang chiếm giữ, mở cuộc chiến đầu kéo dài mấy tiếng đồng hồ với khoảng 500 tên ngoan cố và cuối cùng đã giành được quyền kiểm soát đối với tuyến đường nối liền Groznui với Ulus - Mantan.

<< Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ. | Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ. >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 752

Return to top