Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 16444 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga
Vladimir Vladimirovich Putin

Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ.
Oán hận tích tụ của lịch sử đã ủ men cho chén rượu đắng Chechnya khiến cho Nga nhổ đi thì tiếc, nuốt vào chẳng trôi. Trước những hành động điên cuồng của những phần tử ly khai dân tộc, trước sự phong toả và kìm hãm của các thế lực phương Tây, Putin mới nhậm chức sẽ lựa chọn sao đây? “Được ăn cả, ngã về không”, Putin đã chọn chiến tranh, chọn sự đối kháng với thế lực phương Tây. Vận mệnh trong cuộc chiến tranh Chechnya của Putin, vị “Tổng Tư lệnh tiễu phỉ” này sẽ ra sao?
Chechnya độc lập, cái nút chết trong lòng người lính Nga.
Một ngày hạ tuần tháng 10/1999, trong một lều bạt lớn của căn cứ không quân Mozdok ở Kapkaz của Nga, trước các sĩ quan chỉ huy cao cấp của Nga tiến công Chechnya, Thủ tướng mới nhậm chức Putin nâng cao chén rượu.
Putin nghiêm nghị nói: “Tôi đề nghị mọi người cạn chén vì thắng lợi giành được trong cuộc đấu tranh của Nga với bọn ly khai vũ trang ở Chechnya , vì nền hòa bình lâu dài được thực hiện ở vùng Kapkaz đã chịu bao giày xéo của chiến tranh”.
Nhưng khi 15 vị tướng tá nâng cốc chuẩn bị làm một hơi cạn thì Putin lại đặt mạnh cốc rượu xuống tỏ vẻ quan trọng nói: “Các bạn, khi mọi việc kết thúc triệt để, trên mảnh đất này không còn bọn ly khai nữa, tôi sẽ uống chén rượu này”.
Thấy thái độ Putin cứng rắn, các vị tướng tin tưởng ông chân thành. Một sĩ quan có mặt lúc đó nói: “Nghe ông Putin nói vậy, chúng tôi biết rằng ông đứng về phía chúng tôi. Đây là một lá phiếu tín nhiệm chân chính”.
Tướng Vladimir Samanov, chỉ huy quân đội Nga ở Kapkaz nói: “Vladimir Vladimirovich hiện là hình ảnh của rất nhiều người theo đuổi. Tôi không nghi ngờ về điều đó, mà sẽ đi đầu. Nga bị người ta chê cười, đi ăn xin kẻ khác, tất cả những điều đó người Nga đã nếm đủ”. Samanov đã nói với phóng viên Đài Truyền hình quốc gia Nga, nếu lệnh cho quân đội ngừng tiến công Chechnya thì ông sẽ từ chức. Ông nói: “Tôi sẽ bỏ quân hàm, rời khỏi quân đội làm dân thường. Tôi không muốn phục vụ một quân đội như thế này nữa”. Tổng Tham mưu trưởng quân đội vũ trang Nga Anatoli Khvatsnin cũng lên tiếng, nếu ra lệnh ngừng bắn, ông sẽ cùng với các tướng khác từ chức.
Các vị tướng này có biểu hiện đôi chút bị kích động là điều có thể hiểu được, đối với họ Chechnya là một chữ có tính kích thích mãnh liệt, Chechnya đem lại cho nước này nguy cơ quá nhiều, quá lâu rồi! Bi kịch chiến tranh Chechnya 1994-1996 đã để lại trong họ dấu ấn quá sâu sắc.
Nước Cộng hòa Chechnya
Diện tích khoảng 1,7 vạn km2, phía nam là dãy núi cao khó qua lại, có một đoạn ngắn giáp với Gruzia, biên giới còn lại tiếp giáp với Inguts, bắc Osetxchia, vùng biên khu Stavropon và Dagextan. Theo tài liệu mới nhất dân số nước Cộng hòa Chechnya là 32 vạn, trong đó dân tộc Nga chiếm 2 vạn. Thủ phủ Groznui được phát triển lên từ cơ sở thành Groznui xây dựng từ năm 1918, dân số 15 vạn. Nước Cộng hòa Chechnya có tổng số 5 thành phố và 448 làng. 5 thành phố là Groznui, Gudekmek, Sali, Urusmantan và Acgon. Nước này chia thành 15 khu hành chính.
Cộng hòa Chechnya thành lập ngày 30/11/1922 trên cơ sở là khu tự trị Chechnya. Ngày 15/1/1934, khu tự trị Chechnya sáp nhập với khu tự trị Inguts. Ngày 5/12/1936 đổi thành nước Cộng hòa tự trị Chechnya - Inguts thuộc Liên bang Nga. Ngày 1/11/1991 Dudaev tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Chechnya - nhà nước chủ quyền, quyết định này bị Đại hội Đại biểu nhân dân Nga lần thứ 5 coi là phi pháp.
Vào thế kỷ 19, vị tướng quân nổi tiếng của nước Nga Alesei Yelmonov đã từng nói một câu như thế này: Gọi Chechnya là “sào huyệt phỉ” cũng không quá. Cho dù bấy lâu nay người ta không để ý đến nó, song cũng có một số ít người tìm hiểu hàm ý đích thực của câu nói đó. Ngày nay, sau hơn 150 năm chúng ta có thể dám chắc mà nói rằng, điều mà vị tướng quân, nhà hoạt động chính trị sáng suốt Yelmonov chỉ ra không phải là nói nhân dân Chechnya, mà là hệ thống chính quyền địa phương Chechnya và kết cấu xã hội mà nó xây dựng lúc đó.
Tổ tiên của người Chechnya là người Inguts từ xa xưa đã sống ở vùng núi giữa sườn núi bắc Kapkaz với thượng lưu sông Salo Acgong.
Về nguồn gốc của từ “người Chechnya” cũng có nhiều cách nói khác nhau. Nguồn gốc chính xác nhất của từ này là “đại Chechnya” - tên gọi của làng này, rồi dần dần lưu truyền về sau. Người Chechnya tự gọi mình là những người “bà con thường dân”.
Trong sử sách nước Nga, những ghi chép sớm nhất về người Chechnya là hiệp ước xác lập vào năm 1708 giữa Aiukhan của Kanmet với Pito Aprasin thân tín của Pie Đại đế.
Sự hình thành và phát triển của dân tộc Chechnya đã trải qua bao sự cọ xát. Thế kỷ 13, bị người Tacta Mông Cổ huỷ diệt, cuối thế kỷ 14 lại bị quân Timua giày xéo. Đến thế kỷ 15-16, sau khi nước Kimrtangan giải thể, người Chechnya mới bắt đầu di cư từ miền núi về đồng bằng. Tiến trình này rõ nét nhất từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Thế kỷ 16-19 đạo Islam bắt đầu truyền bá ở Chechnya và Inguts láng giềng. Nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp và nền sản xuất thấp đã duy trì thời gian dài thể chế tộc trưởng, thị tộc và kích thích phương thức mưu sinh kiểu bôn ba, cướp các thực phẩm của các vùng phụ cận phát triển. Người Chechnya coi “phương thức tác nghiệp” này như là một điều hãnh diện.
Chính quyền Nga hoàng không cần biết đến sự sinh tồn của loại người đó trên mảnh đất đoạt từ tay Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ này. Ban đầu, cuộc đấu tranh chinh phục Chechnya tự do đã vấp phải sự chống chọi ngoan cường của dân miền núi, trong cuộc chiến tranh Kapkaz kéo dài gần nửa thế kỷ (1817-1864) sự chống đối vẫn không ngừng. Cuộc chiến tranh này gây cho nhân dân Chechnya những tổn thất nặng nề. Kết quả cũng đã xuất hiện một số lãnh tụ dân tộc miền núi, nhất là Giáo trưởng Samin, nhận thức được cuộc chiến tranh vô bổ, phải giao hảo với Nga.
Sau khi bình định Kapkaz, Chính phủ Nga hoàng về cơ bản giữ thái độ bao dung đối với chế độ truyền thống địa phương và phong tục miền núi. Cả vùng Kapkaz dần dần hội nhập vào nền kinh tế Nga, điều này xúc tiến nền kinh tế và văn hoá Chechnya phát triển, khiến cho công nghiệp và tầng lớp trí thức dân tộc này được nảy nở. Năm 1893 Chechnya khoan được giếng dầu đầu tiên, từ đó đặt cơ sở cho sự phát triển của nền công nghiệp dầu lửa.
Đến năm 1914, lượng dầu khai thác của Chechnya chiếm 18% tổng sản lượng dầu lửa khai thác của Nga. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đường sắt Vladi Kapkaz xuyên qua Chechnya được xây dựng.
Cách mạng Tháng Mười và nội chiến kết thúc, Chính phủ Liên Xô bắt đầu áp dụng chính sách bảo hộ đối với dân miền núi, khiến họ đối kháng với Kozac Nga “phản động”, để các làng mạc của Kozac thuộc về dân miền núi cai quản.
Những năm 20-30, do tập thể hoá và hạn chế quyền bầu cử của nông dân giàu có, vùng bắc Kapkaz bắt đầu xuất hiện hành động chống lại Chính quyền Xô viết.
Năm 1992 Nazmotkin Ksinski, Giáo trưởng ở Chechnya và Dagextan, lãnh đạo người Chechnya và Inguts khởi nghĩa. Năm 1922-1924 Quân khu bắc Kapkaz và Tổng cục Bảo vệ An ninh Chính trị Nhà nước thuộc Uỷ ban Nhà nước Liên Xô đã hành động nhưng không thành công. Tháng 8, 9 năm 1925, dưới sự chỉ huy của Ubolevich, Tư lệnh Quân khu bắc Kapkaz đã sử dụng biện pháp trấn áp quy mô lớn. Sau đó còn hành động nhiều lần nữa ở Chechnya: tháng 12/1929, tháng 3, 4/1930 và tháng 3, 4/1932. Năm 1936, tình hình mới yên trở lại, cho đến tháng 9/1938, Chechnya-Inguts thỉnh thoảng có phỉ hoạt động.
Trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc, vùng này thành lập một đảng có tên gọi là “Đảng đặc biệt anh em Kapkaz” - một tổ chức bí mật, còn có mối liên hệ với quân Đức. Năm 1941-1943, sau một loạt hành động quân sự, đảng này bị tiêu diệt. Tháng 2/1944, theo quyết định số 5073 do Uỷ ban Quốc phòng ra ngày 31/1/1944, 38,7 vạn người Chechnya và 9,1 vạn người Inguts bị đưa đến Kazacxtan, Trung Á và Xiberia.
Đến cuối những năm 80, tình hình chính trị xã hội ở Chechnya bắt đầu lên đến đỉnh điểm. Thời gian này không chỉ riêng có Chechnya công khai đưa ra yêu cầu chủ nghĩa dân tộc và khẩu hiệu ly khai.
Tháng 11/1990, được sự đồng ý của Đảng uỷ Xô Viết Chechnya - Inguts và Xô Viết Tối cao Liên Xô lúc đó, cho thành lập Đại hội toàn quốc người Chechnya, đại hội nhanh chóng biến thành một tổ chức chính trị, chẳng bao lâu sau bãi bỏ ban lãnh đạo.
Tháng 6/1991, Đại hội Đại biểu lần thứ 2 của Đại hội toàn quốc người Chechnya đã bầu Thiếu tướng Dudaev, người Chechnya, Sư trưởng một sư đoàn không quân, làm Chủ tịch Uỷ ban. Thực ra, trước đó Chechnya đã khẩn trương xây dựng cơ cấu chính quyền chủ nghĩa dân tộc ly khai đối lập với Trung ương. Đầu tháng 9, các phần tử vũ trang dùng vũ lực chiếm toà nhà làm việc của chính quyền. Được người lãnh đạo nghị viện Nga đồng ý, họ đã thành lập Uỷ ban Tối cao lâm thời gồm một số đại biểu Xô Viết Tối cao Chechnya - Inguts và Đại hội toàn quốc người Chechnya. Xô Viết tối cao Nga cho rằng Uỷ ban này là cơ quan quyền lực tối cao hợp pháp của Chechnya.
Ba tuần lễ sau, Ban chấp hành Đại hội toàn quốc người Chechnya tự động thông qua quyết định về việc giải tán Uỷ ban Tối cao lâm thời và tập trung toàn bộ quyền lực về mình. Ngày 27/10 tổ chức bầu tổng thống và Nghị viện của nước Cộng hòa Chechnya dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các phần tử vũ trang, tổng số chỉ có 10-12% cử tri đi bầu.
Ngày 1/11/1991, Tổng thống mới được bầu Dudaev bất chấp quy định của Hiến pháp Nga đã thành lập nước Cộng hòa Chechnya quốc gia có chủ quyền. Đồng thời dùng vũ lực tước đoạt các nhà làm việc của Xô Viết Tối cao nước cộng hòa và cơ quan bảo vệ pháp luật, làm một số quan chức tử vong. Họ đánh chiếm kho quân sự, tước đoạt khoảng 8,6 vạn khẩu súng, 15 vạn lựu đạn, 260 máy bay và 100 bộ thiết bị kỹ thuật thiết giáp. Nhờ đó mà trong thời gian rất ngắn Dudaev đã tổ chức được đội quân "quốc dân” trang bị hoàn thiện. Chechnya trở thành nơi ẩn dật của bọn tội phạm địa phương và bọn khủng bố dân tộc. Chúng cưỡng bức nhân dân Chechnya chấp nhận hệ thống chính quyền, tham gia vào các hoạt động quân sự quốc tế, buôn lậu và tiền tệ phi pháp.
Năm 1994-1996, Chính phủ Nga bị sức ép tình hình, đã áp dụng một loạt các biện pháp vũ lực mong lập lại trật tự ở nước Cộng hòa Chechnya trở về quỹ đạo của Hiến pháp. Sự ngoan cố của bọn theo chủ nghĩa ly khai đã dẫn đến xung đột vũ trang quyết liệt, lần này do chuẩn bị không đầy đủ, quyết tâm của người lãnh đạo chính trị không kiên quyết làm kéo dài cuộc chiến tranh khiến quân Nga tổn thất nặng nề. Theo thống kê, có hơn 4.000 binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc chiến đấu ở Chechnya, gần 1 vạn người bị thương, 300 người mất tích.
Ngày 27/5/1996 tại điện Kremlin Mátxcơva, Chính phủ Nga và đoàn đại biểu có vũ trang bất hợp pháp Chechnya đã đạt được một hiệp định ngừng mọi hành động quân sự ở Chechnya, ngày hôm sau Tổng thống Yeltsin vội vàng đến ngay Chechnya thị sát và phát biểu về việc giải quyết vấn đề Chechnya, nhấn mạnh kế hoạch hòa bình giải quyết nguy cơ. Đến đây, tình hình căng thẳng ở Chechnya sau gần một năm rưỡi đã có chuyển biến. Nhưng Basaep mới nắm chức tổng tư lệnh vũ trang bất hợp pháp là một tên cuồng tín trong bọn người theo chủ nghĩa ly khai ở Chechnya, chính quyền Nga lo rằng “bầy rắn không đầu” Chechnya sẽ càng rối loạn hơn.
Bị tổn thất nặng nề, quân Nga hận Dudaev đến xương tuỷ, chỉ muốn xoá sổ luôn hắn, và thế là liên tục 5 lần bắn tên lửa vào Dudaev (4 lần trước đều không đạt hiệu quả). Lần này tên lửa bắn theo tần số sóng điện thoại di động Dudaev sử dụng liên lạc với các sĩ quan chỉ huy quân đội dưới quyền hắn, loại tên lửa tự hành “không đối đất” này có thể tìm mục tiêu theo sóng vô tuyến điện, sau khi trinh sát báo cáo Dudaev bắt đầu gọi điện, tốp không quân liền cất cánh từ căn cứ gần đó phóng tên lửa về hướng phát ra sóng vô tuyến điện, 4 lần trước, trước khi tên lửa đến được mục tiêu Dudaev đã ngừng nói chuyện, tên lửa rơi chỗ khác. Tuy vậy, lần này Dudaev không thoát khỏi số mệnh bi thảm, đặc công Nga với kế sách tỉ mỉ đã dùng biện pháp khoa học kỹ thuật cao hạ thủ được Dudaev.
Tối 21/4, tại một nơi vắng vẻ cách thành phố Groznui 30 km về phía nam, Dudaev dùng điện thoại di động nói chuyện với sứ giả hòa bình giữa Chechnya ở Nga đã bị nhóm hành động đặc công phát hiện và lập tức xác định được vị trí của Dudaev, báo số liệu chuẩn xác cho đơn vị không quân trực 24/24 giờ liên tục chờ lệnh, máy bay chiến đấu Nga lập tức phóng tên lửa và tên lửa tự hành, Dudaev đã biến thành tro bụi.
Lúc đó, trên vũ đài chính trị Chechnya nổi lên mấy nhân vật:
Chakaev vì được sự “quan tâm đặc biệt” của Kremlin trở thành người lãnh đạo Chính phủ Chechnya, trong tư tưởng không thể thiếu nhân tố thân Mátxcơva, bị bọn phản loạn Chechnya gọi là bù nhìn của Mátxcơva. Bởi vậy ông ta muốn giữ một khoảng cách nhất định với Mátxcơva, hơn thế có lúc còn phê bình tư lệnh quân Nga xử lý chưa thỏa đáng trong một số hành động quân sự.
Andabiev từng là người kiên định ủng hộ độc lập cho Chechnya. Do Dudaev đã bỏ mạng nên đã trở thành tổng thống “đương nhiên”, tuy vậy ông ta chuyển hướng, bất ngờ hội ngộ với Mátxcơva và ký kết hiệp định.
Maxkhadov là tướng lĩnh cao cấp Chechnya đã ký hiệp định với Nga ngày 30/7/1995, mặc dù sau đó hiệp định không được thực hiện, nhưng Mátxcơva vẫn không thừa nhận kỹ xảo đấu tranh của ông ta, cho rằng ông là một viên tư lệnh phiến quân ôn hòa nhất về chính trị và bằng lòng hợp tác.
Basaev, Tư lệnh chiến trường Chechnya mới 31 tuổi, tháng 6/1996 làm nên “sự kiện con tin Bukinnovxkh” kinh động thế giới, đưa đến đàm phán hòa bình sau đó, ông ta có ảnh hưởng lớn ở Chechnya, là tên cuồng tín trong bọn theo chủ nghĩa ly khai Chechnya, nổi tiếng về hoạt động khủng bố.
Về một ý nghĩa nhất định nào đó, tình hình Chechnya phát triển tuỳ thuộc bởi thái độ chính trị của những nhân vật kể trên.
Hiệp định đình chiến Chechnya tuy đã ký kết, trong đó không đề cập đến vấn đề địa vị của Chechnya trong Liên bang Nga, mà vấn đề này chính là tiêu điểm chia rẽ Chính phủ Liên bang Nga với lực lượng vũ trang của phái chống đối Chechnya, là hội chứng của vấn đề Chechnya, phái chống đối Chechnya nhất quán yêu cầu Chechnya hoàn toàn “Độc lập”, Chính phủ Liên bang lại quyết không nhượng bộ về nguyên tắc là sự toàn vẹn lãnh thổ. Điều này đã làm cho tiền đề tự trị cao độ của Chechnya là Chechnya phải tồn tại trên bản đồ của Liên bang Nga, bởi vậy trước khi phái chống đối Chechnya chưa chịu từ bỏ lập trường độc lập, nguy cơ Chechnya vẫn chưa thể giải quyết triệt để, mặt khác mọi người còn ngại ngùng trước uy quyền và ảnh hưởng của Andabiev, có dấu hiệu chứng tỏ nội bộ đội ngũ chống đối Chechnya thiếu nhất trí. Bộ Tổng Tham mưu Nga cho hay Matxkhadov và Basaev đều từ chối ủng hộ hiệp định hòa bình, họ dự định “tiếp tục chiến đấu với quân đội Liên bang đến thắng lợi cuối cùng”.
Dư luận cho rằng, hiệp nghị được ký kết đưa đến sự phân hoá trong nội bộ vũ trang Chechnya. Basaep, đầu sỏ bọn vũ trang Chechnya, ra tuyên bố: “Không ai được trao quyền cho Andabiev đàm phán với Nga”, Chính phủ Chechnya tỏ ra hết sức bất bình trước việc Mátxcơva đưa ra đàm phán giữa chính phủ hợp pháp của nước cộng hòa với lực lượng vũ trang bất hợp pháp, người đứng đầu nước cộng hòa ông Trápkáep cho rằng hiệp nghị phải được ký kết giữa Nga với chính phủ hợp pháp Chechnya, bọn thổ phỉ phải bị đưa ra toà án, đương nhiên không có quyền ký hiệp định.
Sáng sớm ngày 1/6, sau vài giờ ngừng bắn toàn diện được thực hiện giữa hai bên Nga - Chechnya, Tổng Tham mưu trưởng vũ trang Chechnya, Matxkhadov dẫn một đội chiến đấu hơn 150 tên tập kích vào làng Sali ở phía nam Chechnya, bắt 26 quân nhân của Bộ Nội vụ Nga, sau đó không lâu tại thủ phủ Groznui của Chechnya lại xảy ra nổ bom, làm chết 4 binh sĩ Nga, bị thương 5 người, sau sự việc xảy ra, hai bên Nga - Chechnya đã đối thoại ngay, lực lượng vũ trang Chechnya rút khỏi làng Sali nhưng binh sĩ Nga bị bắt không được thả.
Tướng Samanov chỉ huy quân Nga cho rằng sự kiện làng Sali về toàn cục đã phản ánh tình hình phức tạp tại biên giới Chechnya, một mặt ngày 1/6 bắt đầu thời gian ngừng bắn, mặt khác một bộ phận vũ trang Chechnya tiếp tục đối kháng với quân đội liên bang, khả năng khiến hiệp định Mátxcơva bị huỷ bỏ, phía Chechnya không ổn định, quân Nga tạm thời ngừng rút quân.
Ngày 6/8, bọn vũ trang ly khai Chechnya đánh lén vào thủ đô Groznui của Chechnya, kịch chiến với quân đội Liên bang. Đây là cuộc xung đột kịch liệt nhất xảy ra từ khi Chính phủ Nga ký hiệp định ngừng bắn với lực lượng vũ trang ly khai Chechnya từ tháng 5 đến nay. Lần xung đột này khiến tình hình Chechnya lại xấu thêm.
Theo báo chí, 6 giờ ngày 6/8, khoảng 300 tên vũ trang ly khai được trang bị tốt, tuân theo lệnh của thủ lĩnh Andabiev tập kích vào kho hàng hóa của nhà ga và 6 khu nhà làm việc của Chính phủ ở Groznui, sau đó triển khai chiến đấu tại trung tâm, toà nhà chính phủ của nước cộng hòa, Bộ Nội vụ, Cục An ninh, mục tiêu pháo kích của chúng là tòa nhà chính phủ ở trung tâm thành phố, toà nhà này bị phá huỷ hầu như hoàn toàn. Cùng ngày, bọn ly khai Chechnya còn tập kích vào Acgong và Gudekmet ở phía đông Groznui, chiếm đóng Gudekmet. Ngày 7/8, ngoài toà nhà chính phủ, Cục An ninh và Bộ Nội vụ còn nằm trong tay quân Nga, trung tâm thành phố Groznui bị bọn chống chính phủ khống chế. Ngày 12/8, chiến sự ở Groznui vẫn tiếp diễn, quân đội Liên bang bị chết trận hơn 200 người, bị thương hơn 800 người.
Sau sự kiện, Thủ tướng Nga Cheknomukdin lập tức gọi điện cho Mikhailov, Trưởng đoàn đại biểu Liên bang đang đàm phán với phái đối lập Chechnya tại Groznui và trao đổi ý kiến với Tổng thống Yelsin về tình hình Chechnya. Ông ta cũng mạn đàm với Lebed, Thư ký Hội đồng An ninh phụ trách vấn đề an ninh. Ngày 9/8, Tổng thống Yelsin ra tuyên bố về tình hình xấu đi ở Chechnya. Ông ta chỉ trích hành động của lực lượng vũ trang ly khai của Chechnya ở Groznui, đồng thời ông ta tỏ ý từ nay về sau vẫn áp dụng phương pháp đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề Chechnya, nhưng quyết không cho phép “dùng ngôn từ giả tạo đàm phán với chính quyền Liên bang”. Ngày 10/8, Yelsin nhận chức Bí thư Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Lebed, Trợ lý An ninh quốc gia của Tổng thống thay mặt Tổng thống ở Chechnya. Ngày 11-12, Lebed chớp nhoáng đến Groznui thảo ra một kế hoạch có 3 nội dung: Hội nghị An ninh đánh giá tình hình Chechnya, các ngành chủ quản Liên bang cung cấp vật chất kỹ thuật bảo đảm, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Nga phụ trách khống chế quân đội Liên bang. Ngày 11, Thủ tướng Nga Cheknomukdin đề xuất thi hành tình trạng khẩn cấp từ 2-3 ngày.
Về nguyên nhân của lần tập kích này, người phát ngôn của lực lượng chống đối Chechnya nói: "Mục đích tấn công của họ là nhằm phá hoại đàm phán, tiến tới cản trở tiến trình giải quyết vấn đề Chechnya trước khi Tổng thống Yelsin làm lễ nhận chức, phải “thể hiện lực lượng vũ trang của phái chống đối, chứng minh chúng ta không phải là một quần thể chia rẽ, mà là một tổ chức có chỉ huy và chiến lược thống nhất, có thể bắt Nga phải mưu cầu hòa bình, lật đổ Chính phủ Chakaev thân Nga”.
Lebed đi lại 5 lần giữa Mátxcơva và Chechnya, nhiều lần đàm phán với Matxkhađốp - Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang bất hợp pháp Chechnya. Ngày 30/8 đã ký hiệp định Khaxaviut tuyên bố gác vấn đề độc lập của Chechnya 5 năm nữa, quân đội Nga rút khỏi Chechnya.
Do hiệp định Khaxaviut quy định, “Vấn đề độc lập của Chechnya” để lùi đến năm 2001 giải quyết. Nhưng trước sau Chechnya vẫn không từ bỏ chủ trương độc lập của nó. Tháng 1/1997, sau khi Matxkhadov được bầu làm Tổng thống nước cộng hoà này, Chechnya coi việc “xây dựng quan hệ ngoại giao” với điện Kremlin là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, vẫn kiên trì Chechnya là quốc gia độc lập, quan hệ với Nga được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Còn Liên bang Nga thì cho rằng, trong hiệp định hòa bình hai bên đã đồng ý “gác lại” vấn đề độc lập của Chechnya, vì vậy trước hết phải giải quyết tốt vấn đề kinh tế xã hội của Chechnya với tiền đề “nước Cộng hoà Chechnya là một trong 89 chủ thể hành chính của Liên bang Nga”. Năm 1997, Yelsin và Matxkhađốp đã 2 lần hội ngộ, nhưng cuộc đàm phán song phương như “người điếc đối thoại”, quan hệ chính trị Nga - Chechnya chẳng hề tiến triển. Yelsin chuẩn bị thăm Chechnya lần nữa, nhưng Matxkhadov thì coi cuộc viếng thăm của Yelsin là “phải tuân thủ nghiêm ngặt tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia” và các chuẩn mực ngoại giao được công nhận, chứ không phải viếng thăm mang “tính thị sát”.
Về chính trị, nhà cầm quyền Chechnya nắm quyền chủ động, còn Liên bang Nga thì ở vào thế bị động. Tháng 5/1996, Nga - Chechnya đã ký kết điều ước về hòa bình và trên nguyên tắc bình đẳng với nhau, đặt cơ sở luật pháp thực hiện hoà bình ở Chechnya, đánh dấu quan hệ Nga - Chechnya bước vào giai đoạn mới. Hơn nữa, điều ước này còn quy định hai bên sẽ “được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực của luật pháp quốc tế và quốc gia bình đẳng”, điều này mâu thuẫn với lập trường mà Nga duy trì “Chechnya là một bộ phận của Liên bang Nga”, cho Chechnya với thân phận “quốc gia độc lập” làm bạn với Nga, chôn vùi đi những hiểm hoạ tiềm ẩn. Matxkhadov lợi dụng triệt để quyền lực chính trị tự chủ, thành lập chính phủ phái cứng rắn, vẫn coi tội phạm chiến tranh Basaev là Thủ tướng Chính phủ Chechnya. Chính phủ Nga dù tỏ ra bất bình kịch liệt, nhưng cũng không còn cách nào khác. Về kinh tế, Nga cõng trên lưng một bao quá nặng, hai chính phủ Nga - Chechnya đã ký hàng loạt hiệp nghị hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm khôi phục các biện pháp bảo đảm đời sống của các điểm dân cư Chechnya, cấp phát tiền hưu và tiền lương, khôi phục các hạng mục kinh tế quốc dân… Chính phủ Nga còn đổ của cho các đặc khu kinh tế của Chechnya, thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt, mở lại đường hàng không, đường sắt và đường bộ, giúp cho dầu lửa của vùng Chechnya và việc cung ứng dầu lửa trở lại trong tay nhà cầm quyền Chechnya. Chính phủ Nga bỏ vốn cứu vãn nền kinh tế Chechnya đầy khó khăn. Chechnya yêu cầu Nga bồi thường tổn thất chiến tranh lên tới 260 tỷ đôla. Đến nay Nga đã bỏ ra 142 triệu đôla vào việc xây dựng lại nền công nghiệp cho Chechnya.
Không chỉ có thế, năm 1997 Matxkhadov tuyên bố, tiếng Chechnya dần dần phải chiếm địa vị thay tiếng Nga, lấy người Nga làm đối tượng tiến hành đại “thanh lý” đối với tất cả các cơ quan, “thay đổi có tính căn bản đối với Chính phủ”, bước sang năm mới 1998, Chechnya bắt đầu dùng chứng minh thư mới, thực hiện tiền hàng mới và thay đổi biển xe ôtô… đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kapkaz. Hiện nay Chính phủ Chechnya phấn đấu cho hai mục tiêu, một là cố gắng ký hiệp định với các nước ngoài Kapkaz, nhằm giảm bớt sự ỷ lại đối với Nga, hai là đàm phán về các hạng mục mà Chechnya không thể thực thi, cố gắng về mặt tâm lý không thoát khỏi ảnh hưởng đối với Nga. Cuối năm 1997 Phó Thủ tướng Chechnya Chakaev thăm Gruzia, hai bên thảo luận vấn đề phát huy tác dụng của con đường bộ Tbilisi - Groznui, con đường này có thể giúp Chechnya vòng qua Nga mà liên hệ với bên ngoài, từ đó phá vỡ sự phong tỏa của Nga. Điều này có ý nghĩa chiến lược. Chechnya còn ra sức mở rộng quan hệ với Azecbaizan hai bên đã thảo luận vấn đề gia công tổng hợp dầu lửa của Chechnya và gia công từng phần dầu lửa của Kasbien.
Chính quyền Chechnya để tranh thủ độc lập, đã yêu cầu sự giúp đỡ của phương Tây và Islam nhiều hơn. Khi bầu cử Tổng thống Chechnya, Matxkhadov đã nhận tiền viện trợ 35 vạn USD của Hội đồng An ninh châu Âu. Năm 1997, Matxkhadov lần lượt đi thăm các nước Thổ Nhĩ kỳ, Gruzia, Balan, Mỹ…, ông ta một mặt tích cực mời thương gia các nước đầu tư vào Chechnya, mặt khác mong muốn các nước đó lên tiếng ủng hộ về chính trị đối với Chechnya. Ông ta nói: “Nếu Nga không là nước đầu tiên công nhận Chechnya, thì các nước khác có thể công nhận trước”.
Ngày 25/1/1997, sau khi đơn vị quân đội cuối cùng của Liên bang Nga rút khỏi Chechnya, Chechnya khôi phục lại cục diện của tháng 12/1994 trước khi quân Nga tiến công. Để đối phó với phái cứng rắn trong nội bộ Chechnya và “đề phòng kẻ địch xâm nhập từ bên ngoài”, Matxkhadov giải tán đội bảo vệ Tổng thống do Dudaev thành lập và tổ chức lại đội bảo vệ quốc dân Chechnya, đội bảo vệ Tổng thống, đội bảo vệ Islam và quân chính quy… Theo dự tính của các chuyên gia, đội quân này có khoảng hai vạn người. Đội bảo vệ Tổng thống, người chỉ huy là Tankhadov, dưới quyền là một tiểu đoàn lính dù mạnh, một tiểu đoàn bộ binh môtô, một đại đội nghi thức và một đại đội kỵ binh, tổng cộng khoảng 2.000 người, những lực lượng vũ trang khác bao gồm quân đội ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu (1.500 người), quân đội đang chỉnh biên các cấp (1,5 vạn người), trong đó bao gồm các đơn vị do Basep chỉ huy như tiểu đoàn dù mạnh Apukhain, tiểu đoàn Mutslin của Basaev, binh đoàn đặc chủng của Kláep, trung đoàn chống tăng, binh đoàn bộ binh môtô số 1 và số 2, trung đoàn bộ binh số 3, trung đoàn bộ binh sơn cước của Ansanukháep, hai tiểu đoàn công trình và hai tiểu đoàn thông tin.
Chechnya bầu ra Nghị viện mới phục vụ cho lợi ích của tập đoàn thống trị tối cao, ngoài ra, theo mệnh lệnh của Matxkhadov đã thành lập pháp viện giáo pháp Islam tối cao. Pháp viện này ngay từ đầu mới ra đời đã có quyền lực lập pháp tối cao ở Chechnya, đây cũng là chủ định giữ nó với nghị viện tất sẽ không ngừng xung đột. Ngày 3/2 cùng năm đó Matxkhadov phát biểu trên truyền hình, tuyên bố Chechnya thực hiện toàn diện chế độ giáo pháp Islam.
Sự hình thành phái đối lập vũ trang mà người lãnh đạo là các sĩ quan chỉ cũ Dudaev Basaev, Islapiép… khiến cho tình hình chính trị của Chechnya càng thêm bê bối. Sắc lệnh giải tán tất cả lực lượng vũ trang bất hợp pháp mà Tổng thống Chechnya công bố trở thành một trang văn rỗng. Điều đó cũng chứng tỏ, các quan chức Groznui căn bản không có khả năng đáp lại sự khiêu chiến của các sĩ quan chỉ huy ngoài mặt trận.
Thực hiện chế độ giáo pháp Islam cũng không thể làm tiêu tan được sự xung đột giữa nhà cầm quyền với các phe phái đối lập. Kết quả đã xuất hiện hai Uỷ ban quốc vụ, một do Basaev lãnh đạo, còn một do Matxkhadov lãnh đạo. Chính vì vậy mới xảy ra việc sĩ quan chỉ huy chiến trận Basaev tự ra chủ trương, chỉ huy bọn thổ phỉ Chechnya xâm nhập Daghetxtan giúp các phần tử độc lập Daghetxtan vũ trang phản loạn. Matxkhadov cố sức muốn cùng chúng vạch rõ biên giới, song không làm được, cuối cùng mới vời đến quân đội Liên bang Nga đi quét sào huyệt và ngọn lửa chiến tranh lại một lần nữa bùng cháy trên đất Chechnya.
Và lần này quân đội Liên bang Nga vào là đã được sự chuẩn bị.
Tập kích đường không vào bọn phỉ nổi loạn, Putin tỏ thái độ cứng rắn.
Khi cuộc tiễu phỉ ở đã sắp kết thúc, Thủ tướng Chính phủ Nga, Putin bắt đầu chuẩn bị một kế hoạch mạnh dạn - lợi dụng thời cơ có lợi là những hành động khủng bố mà bọn thổ phỉ Chechnya đã làm như “bắt cóc, buôn lậu, nổ bom” không được lòng người cả trong và ngoài nước, triệt để cắt bỏ cái ung nhọt này ở Bắc Kapkaz. Ngày 14/9/1999, trong cuộc họp Duma triệu tập lần đầu tiên, Putin nêu ra một kế hoạch điều chỉnh tình hình Chechnya: thứ nhất, áp dụng biện pháp cách ly nghiêm ngặt tạm thời với các vùng biên giới giáp ranh Chechnya, nhưng Chechnya vẫn là bộ phận hợp thành của Liên bang Nga. Bất kỳ hành vi nào làm tổn hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ Nga đều bị coi là hành vi phi pháp. Thứ hai, phải xem xét lại một cách đúng đắn đối với tình hình chấp hành “Hiệp định Khaxaviut”. Bọn theo chủ nghĩa ly khai đơn phương lợi dụng sơ đồ hiệp định giải quyết vấn đề vị trí của Chechnya đạt được năm 1996 để thực hiện phân chia đất nước. Thứ ba, triệt để tiêu diệt bọn phỉ vũ trang trong biên giới Daghetxtan. Ban lãnh đạo Chechnya phải chuyển giao bọn phỉ trong biên giới Chechnya cho phía Nga, nếu không Nga sẽ vượt qua biên giới Chechnya tiêu diệt chúng. Thứ tư, đề nghị những người Chechnya có uy tín do buộc phải sống ở nước ngoài hợp thành cơ cấu đại biểu hợp pháp của nước Cộng hoà Chechnya ở Nga. Cuối cùng Putin nhấn mạnh, chỉ có thực các giải pháp đó, mới có thể thảo luận vấn đề địa vị kinh tế chính trị của Chechnya trong tương lai, điều đó chứng tỏ lập trường cứng rắn của Putin trong vấn đề Chechnya.
Tiếp sau đó, Putin bắt đầu chuẩn bị dư luận cho mục đích này, ông công khai bày tỏ trong mọi trường hợp, vụ nổ bom của bọn tội phạm xảy ra ở Mátxcơva gần đây được sự hỗ trợ của Chechnya, Putin nói: “kẻ nổ bom hai toà nhà công sở ở Mátxcơva đang ẩn nấp ở Chechnya, được phần tử cực đoan Chechnya ủng hộ. Nga yêu cầu Chechnya phải đem nộp tên đó”.
Sau cuộc tiếp kiến Thủ tướng Ireland ông Putin cũng nói: “Bọn khủng bố chắc chắn ẩn náu ở Chechnya và được các phần tử cực đoan giúp đỡ”. Ông nói: “Chúng ta sẵn sàng đòi giới lãnh đạo của nước cộng hòa này đem nộp tội phạm”. Lời nói của Putin có căn cứ, có một tên không rõ lai lịch gọi điện cho thông tấn xã Nga - TASS nói: khủng bố xảy ra ở Nga là một tổ chức vũ trang của Daghetxtan thực hiện, và cảnh cáo sẽ còn đánh bom nữa. Người gọi điện có giọng Kapkaz nói rằng đó là sự cảnh cáo đối với quân Nga, để họ ngừng hành động tiến công vào sào huyệt phỉ ở Daghetxtan. Người đó còn nói: “Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục oanh tạc vào dân thường, giết hại vô số phụ nữ và trẻ em ở Khamachi”. Hắn đe doạ: “Chúng tôi tuyên bố, mỗi một trái bom của Nga sẽ không phải là không có phản ứng ngược lại. Không có một trẻ em hoặc một phụ nữ nào phải chết mà không được trả thù. Cái chết sẽ tiếp theo cái chết”.
Ngày 18/9, quân đội Liên bang Nga đóng ở Daghetxtan lần đầu tiên thừa nhận tối hôm trước họ đã oanh tạc “căn cứ máy bay chiến đấu của đạo giáo Islam ở Chechnya”.
Trước đó, chỉ có Chính quyền Chechnya thông báo các vụ oanh tạc. Từ đầu tháng 9 bắt đầu bị oanh tạc tới tấp. Nhà cầm quyền Chechnya nói, các vùng bị oanh tạc có trên 200 dân thường bị chết.
Ngày 17/9 có 6 đợt oanh tạc, ít nhất làm 3 người chết, 3 người khác bị thương.
Quan chức Chechnya nói, sáng hôm qua một số làng bị hai đợt pháo kích trong đó có một số làng sát biên giới Daghetxtan.
Ibrahimov nói với nhà báo: “Theo tình báo, Tư lệnh Chechnya đã ấn định thời gian và địa điểm, chuẩn bị tiến hành một hành động quân sự mới”.
Vùng tiến công theo kế hoạch của Chechnya là Khaxaviut, Kitsria, Babaiut, Chumada. Những địa điểm này đều ở vùng biên giới Chechnya.
Ibrahimov tuyên bố, quân đội Liên bang Nga tuy biết tin sớm về cuộc tiến công, họ cũng đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc tiến công này.
Thủ tướng Nga Putin ngay sau đó đã cho biết Nga sẽ oanh tạc với quy mô lớn vào trận địa của lực lượng vũ trang ly khai Chechnya.
Cũng cùng lúc đó, nhân viên điều tra của Nga xác định thủ lĩnh tổ chức khủng bố đã gây ra một loạt vụ nổ bom ở Nga. Các vụ đánh bom xảy ra trong vòng gần hai tuần lễ ở Nga đã làm chết gần 300 người.
Cảnh sát tiết lộ Kchiasev là đầu sỏ tổ chức khủng bố đã gây ra các cuộc đánh bom ở Matxcơva. Nhân viên điều tra nói, tên người Chechnya này 29 tuổi, sinh ra ở khu tự trị Karakhali Sesk. Mấy ngày trước đó, nhân viên điều tra đã tìm cách truy bắt một tội phạm dùng hộ chiếu của người khác. Chủ nhân hộ chiếu là Laipnov đã chết cách đó hơn một năm. Kchiasev thuê một phòng tầng trệt của hai nhà công sở bị đánh bom ở Matxcơva, cùng với người giúp việc là Saikakov - một người đàn ông Uzbek cùng gây án.
Do vậy, công chúng Nga phẫn nộ, Putin té nước theo mưa, bắt đầu tranh thủ sự ủng hộ của nghị viện, thông qua kế hoạch đối phó phiến quân Chechnya gây ra các vụ đánh bom.
Thủ tướng Putin sau khi triệu tập họp kín với một số uỷ viên Nghị viện Liên bang (Thượng viện), đa số ủng hộ việc áp dụng biện pháp cứng rắn đối phó với sự tập kích của Chechnya.
Đối mặt với kế hoạch của Nga, Chechnya kêu gọi quốc tế phản đối “hành vi xâm lược” của Nga đối với nhân dân họ. Chechnya cảnh cáo rằng họ sẽ dùng mọi biện pháp phòng vệ.
Mặt khác, cảnh sát đã bắt giữ hai tên tội phạm Chechnya là Dakhkirokov 32 tuổi và Sadiev (40 tuổi), hiện đang bị tù tại Lcutovo chờ xét hỏi. Kết quả hóa nghiệm cho thấy, tay của Dakhkirokov có dính thuốc nổ. Cảnh sát còn tìm thấy trong nhà Sadiev có thuốc nổ cùng loại và một khẩu súng ngắn.
Một tên đồng bọn khác của bọn chúng là Khchiaev cùng học một trường. Bọn chúng cuối năm ngoái gia nhập tiểu đoàn huấn luyện của Chechnya do viên tư lệnh Khatav tổ chức. Khatav là một trong số lãnh tụ gần đây đã lãnh đạo bọn phản loạn ở Daghetxtan.
Đài Truyền hình NTV dẫn lời của cơ quan hành pháp nói Khchiaev và đồng bọn đã xâm nhập vào Nga một tuần trước khi nổ ra bạo động ở Daghetxtan, nhưng chúng đã đặt thuốc nổ từ trước.
Các nhân viên điều tra của cảnh sát nói, chủ mưu vạch kế hoạch này rất có tổ chức. Chúng dùng hộ chiếu giả, vận chuyển số lớn thuốc nổ bằng tàu thuỷ đến các nơi của Nga, đặt kíp hẹn giờ, thuê phòng ở các toà nhà được chọn làm mục tiêu.
Thông tấn xã ở Tass dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Rusailo nói, quân đội Nga trong cuộc điều tra chống khủng đã thu tổng số 74 quả bom.
Rusailo nói ông ta hài lòng về kết quả thu được. Ông bổ sung thêm trong khi càn quét cũng đã bắt được 2.200 tên “tội phạm”.
Lúc này, Putin đã giành được chủ động về chính trị, dân chúng Nga phẫn nộ cực độ đối với hoạt động khủng bố được Chechnya tiếp tay.
Để được sự ủng hộ hơn nữa của quốc tế, Ngoại trưởng Nga Ivanov tối 18 đã phát biểu tại hội nghị trù bị cho cuộc họp ngoại trưởng 8 nước Otawa: “Vấn đề chủ nghĩa khủng bố quốc tế là một sự kiện khiêu chiến nguy hiểm đối với thế giới, phải có biện pháp khẩn cấp tập thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố lan tràn”. Hoạt động diễn đàn triển khai ngay sau đó của Ivanốp đã có những tiến triển. Ông bày tỏ với phóng viên, trong đàm phán “chúng ta đã thương lượng, đề nghị tổ chức gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao “tám nước lớn” trong thời gian gần nhất nhằm thảo luận về sự thách thức có tính toàn cầu đối với thế giới và tìm sách lược đối phó với sự thách thức đó”.
Đối với sự chỉ trích của Nga, phía Chechnya ra sức phủ nhận, ngày 19/9 họ cho rằng họ không có quan hệ gì đối với các vụ đánh bom liên tiếp xảy ra gần đây ở các nơi của Nga, và nói rằng do nội bộ Nga dẫn đến các vụ khủng bố xảy ra nhiều như vậy, chỉ trích Nga mượn cớ tuyên chiến với Chechnya.
Cùng lúc đó, không quân Nga liên tục oanh tạc các mục tiêu khả nghi của quân du kích trong biên giới Chechnya, và triển khai một đợt oanh tạc mạnh nhất trong tháng 8. Nhiều làng mạc trong biên giới Chechnya bị bắn phá chưa kịp sửa đã lại bị đánh. Chính phủ Chechnya nói rằng hơn 200 dân các làng bỏ mạng trong các cuộc oanh tạc gần đây. Mátxcơva phủ nhận việc họ ném bom dân thường, nói rằng máy bay nhằm đúng cứ điểm của quân du kích ly khai, nếu như có bom lạc thì đó là sự chẳng may vô tình.
Tổng thống Chechnya Matkhadov bày tỏ, chủ nghĩa khủng bố không phải là chính sách của nhà nước Chechnya. Ông chỉ trích đó là Nga có ý tuyên chiến với Chechnya.
Chechnya và Daghetxtan đã thực sự thành chiến trường. Ngày 19/9, phiến quân đóng trại tại vùng biên giới giáp ranh Chechnya và Daghetxtan sau 24 giờ bị đánh thiệt hại nặng, 4 khu doanh trại, 5 cứ điểm và 21 xe ôtô bị không quân Nga phá huỷ, khoảng 140 tên phỉ bị chết.
Trung tâm thông tin tạm thời của quân đội Liên bang cho rằng tấn công có tính phòng ngừa vào căn cứ và khu tập kết của bọn vũ trang là đã làm thất bại kế hoạch của chúng một lần nữa xâm nhập Daghetxtan.
Cùng lúc đó, khoảng 2.000 tên vũ trang ly khai tập kết ở vùng biên giới Chechnya giáp với Stavropon. Chúng củng cố quân sự, đào hào, xây dựng điểm phóng tên lửa kiên cố.
Đối mặt với tình hình này, tổ chức hành chính khu biên cương Stavropon áp dụng hàng loạt biện pháp an ninh tương ứng. Pháo binh và vũ khí thiết giáp của cảnh sát và đội bảo vệ của vùng biên cương chốt giữ ở khu biên giới Stavropon - Chechnya được tăng cường thêm. Đội tuần tra biên giới được máy bay yểm trợ. Hệ thống thông tin liên lạc giữa đội bảo vệ các làng dọc theo biên cương cũng được hoàn thiện hơn. Điện đài trước đây sử dụng bị bọn vũ trang Chechnya cắt đứt thì được thay thế bằng điện đài đời mới.
Ngày 21/9 Thủ tướng Nga Putin khi trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Nga, đã nói thêm về chính sách Chechnya của ông. Ông nhận xét tình hình Chechnya và hoạt động của bọn khủng bố trên lãnh thổ Nga, phân tích bối cảnh đó, đề ra nhiệm vụ chính của chính của Chính phủ và xã hội.
Phóng viên hỏi thẳng: “Tất cả phát sinh từ đâu?”
Putin trả lời:
“Đây là vấn đề nhiều mặt phức tạp! Tôi cho rằng trước hết phải chú ý đến những sự kiện xảy ra trong lịch sử cận đại của nước ta.
Chúng ta hãy nghĩ lại những sự kiện xảy ra khi Liên Xô giải thể và sau đó. Sau khi Liên Xô giải thể tình trạng phân lập dâng cao. Đặc biệt là thế lực ở nước Cộng hoà Chechnya vốn mang tính ly khai mạnh mẽ. Nga và Chechnya đã tiến hành đàm phán lâu dài không thu được kết quả tích cực. Quân đội Nga vào Chechnya, các nơi phản ứng kịch liệt về điều này, ở Chechnya, trên toàn thế giới, điều chủ yếu nhất là ngay cả ở nhiều nơi của Nga người ta cũng coi đây là dã tâm đế quốc của người lãnh đạo nước Nga.
Vậy làm thế đúng hay sai, hãy không đánh giá về điều đó. Bây giờ chúng ta cũng không thảo luận động cơ của nó là gì. Tôi cho rằng, ở thời điểm đó tất cả các biện pháp hoà bình không phải là đã dùng hết. Tôi xin nhắc lại, ai đúng ai sai chúng ta hãy tạm không kết luận vội.
Tôi chỉ muốn nhắc mọi người chú ý: Tất cả sự việc đều phát sinh trong tình hình quân sự bất lợi, kế hoạch hành động quân sự thiếu chu đáo và gây ra thương vong nặng nề".
Trong bối cảnh như vậy mà ký hiệp định Khaxaviut, nghiêm chỉnh mà nói, từ góc độ pháp luật, đó căn bản không phải là hiệp định bởi vì nó vượt ra ngoài phạm vi quy định của pháp luật Nga, đó là nghĩa vụ một bên là Trung ương Liên bang, một bên là nước Cộng hoà Chechnya đều phải đảm nhận về mặt đạo lý. Rõ ràng người khởi thảo và ký kết văn kiện này muốn đạt được mục đích hoàn toàn khiến người ta có thể lý giải: ngừng chiến tranh để tránh chết chóc nhiều hơn.
Tình hình mấy năm gần đây chứng tỏ không nên xem nhẹ kinh nghiệm quốc tế của hoạt động chống khủng bố, có nghĩa là sau khi ký hiệp định Khaxaviut cần phải vận dụng kinh nghiệm quốc tế như thế nào. Ở đây tất cả đều tự nhiên diễn biến. Quân đội Liên bang một lèo rút tất cả. Không củng cố trận địa đáng lẽ phải củng cố, thậm chí không đòi thả từ binh và trao trả thi thể.
Lúc này tình hình gì đã xảy ra ở Chechnya? Mặc dù Nga đứng về luật pháp không thừa nhận địa vị quốc gia độc lập của nó, nhưng trên thực tế nó bắt đầu xây dựng cơ cầu quyền lực cho mình độc lập. Quân đội Nga đã rút toàn bộ ra khỏi Chechnya, cơ cấu quyền lực và cơ cấu quản lý của Liên bang nga ở đó đều đã bị giải tán, trên lãnh thổ Chechnya không còn cơ quan bảo vệ luật pháp nga. Chechnya bắt đầu xây dựng cơ cấu quyền lực của mình. Bầu Tổng thống Matxkhadov, ông ta vốn là sĩ quân đội Liên Xô. Chính vì vậy dân nước cộng hoà đã bầu ông làm Tổng thống. Nhân đây cũng nêu thêm, bây giờ muốn đàm phán thì chỉ có thể đàm phán với ông ta.
Sau đây trên đất Chechnya sẽ như thế nào? Lập tức sẽ bùng nổ cuộc đấu tranh quyền lực. Chechnya trên thực tế chia năm xẻ bảy, xuất hiện cục diện quân phiệt cát cứ, gọi họ là những sĩ quan chỉ huy chiến trận. Số người này bắt đầu theo đuổi hoạt động tội phạm kinh tế. Một số nhà máy đã khôi phục sản xuất ma tuý, bắt đầu in ấn đôla giả, bắt giữ con tin, trộm cắp súc vật…
Nga áp dụng biện pháp gì đối với tình trạng này? Không có, không hề có một chút biện pháp nào. Chúng ta làm cái gì ở đó cũng không ra hồn. Vì sao vậy? Đó là hội chứng tổng hợp sự thất bại của chiến tranh. Có người sợ mất địa vị của mình, có người sợ cản trở sinh mệnh chính trị của mình, có người lo lắng cho tính mệnh chính trị của mình, có người lo lắng cho tính mạng của mình, có người lo lắng cho tính mạng của mình, sợ khủng bố. Đương nhiên vẫn còn cảnh sát hại người Nga ở Chechnya, nhưng việc làm này không còn hứng thú nữa, chủ yếu là vì kinh tế đã cạn, không còn gặt hái được gì ở người Nga nữa, họ cũng nghèo như người Chechnya vậy, tôi nói đây là bà con Chechnya.
Điều đó chính là đường lối không nhìn xa trông rộng. Những người cho rằng không nên thiết lập biên giới bây giờ lại nêu ra vấn đề vòng vèo? Tại sao bọn phỉ lại có thể đi lại qua biên giới. Khi bọn phỉ hoạt động trong biên giới các chủ thể khác của Nga, bị truy kích nhưng cứ đến đường biên với Chechnya, quân đội Nga chỉ còn biết quay đầu, không thể tiến thêm, vì theo hiệp định Khaxaviut thì phải duy trì địa vị của Chechnya.
Tình trạng đó được duy trì trong thời gian rất lâu, chúng ta muốn làm gì cũng không hay, những người ngoài thì lại thấy rất rõ. Trên lãnh thổ Liên bang Nga xuất hiện phi địa không ai quản, trên thực tế đây là một vùng đất phản loạn, nó rất dễ bị khống chế, người ta rất dễ lợi dụng tính đối chọi của nó để hoàn thành những toan tính chính trị. Thế là đã sản sinh cach nghĩ lợi dụng Chechnya, giống như sử dụng con dao găm Kapkaz để cắt miếng bơ Nga. Tôi nói đây là cái gì? là cách nghĩ thành lập quốc gia chính trị thần quyền trên lãnh thổ nước cộng hoàc Chechnya và một số nước cộng hoà ở bắc Kapkaz.
Mục đích của họ rất đơn giản, đầu tiên là xuất phát từ ý nghĩ về mặt kinh tế: Nắm trong tay mình vùng đất này của thế giới, cũng như tất cả tài nguyên khoáng sản của một vùng ở Nga. Chính vì mục tiêu đó mà bao nhiêu tiền bạc, vũ khí chảy vào Chechnya, sĩ quan huấn lệnh nước ngoài và lính đánh thuê bắt đầu đặt chân vào đây. Chính vì mục đích đó, bắt đầu mượn cớ xây dựng đội quân chính qui của nước cộng hoà để tổ chức bọn phỉ, huấn luyện chúng, trong đó bao gồm cả việc nước ngoài huấn luyện.
Sự phát triển của hình thái đại thể là như vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng chính từ quá trình phát triển này khiến bọn theo chủ nghĩa cực đoan và một số người ở nước ngoài không chút e dè cho rằng liên bang Nga cực kỳ mềm yếu, thời kỳ chuyển sang xâm lược công khai đã đến rồi.”
Phóng viên lại hỏi:
- “Ngài đánh giá thế nào về sự việc xảy ra ở Daghetxtan ?”
Putin trả lời:
- Tôi cho rằng, chính do cảm thấy chính quyền Nga mềm yếu bất lực, bọn phỉ mới có hành động khủng bố quốc tế một cách trực tiếp đối với Nga. Đối với chúng tôi, lãnh thổ không thành vấn đề, không ai có thể mang lãnh thổ đem đi chỗ khác được. Vấn đề là an ninh cho nhân dân. Chúng tôi đang tranh thủ sự bảo đảm quốc tế cho nền an ninh đó. Nếu điều này được viết trong hiệp ước với Nga thì có thể lại bàn về vấn đề này.
- Bộ trưởng Quốc phòng của ngài có thể nói về kế hoạch hành động của Nga. Nói đến việc tổ chức những hành động phá hoại. Nghe nói đã có lệnh đặc biệt phát xuống người chỉ huy...?
- Số lãnh đạo tư tưởng không thông, nhiều lần họ kiên quyết đòi làm như vậy, nhưng tôi phản đối. Chechnya xưa nay không đánh nhau trên đất người khác. Mặc dầu lần này, Nga lại muốn rửa nhục. Có nghĩa là, muốn đánh nhau. Chúng tôi đã quen rồi. Đáng tiếc là lại có hàng vạn binh lính chết, dù đó binh lính chúng tôi hay binh lính Nga.
Cũng ngày đó, Thủ tướng Chính phủ Nga Putin đã tiếp phóng viên chương trình “Gương sáng” của Đài Truyền hình Nga đến phỏng vấn.
Khi đạo diễn chương trình hỏi vị lãnh đạo Nga có kế hoạch gì đối với Chechnya sau này, Thủ tướng Nga đã nhấn mạnh: “Chechnya là lãnh thổ của Liên bang Nga”. Putin nói thế có nghĩa là “lực lượng vũ trang của chúng ta hoạt động trên lãnh thổ của mình, được sự đồng ý của người lãnh đạo chính trị quốc gia, của Thủ tướng Liên bang Nga, muốn điều động thế nào thì điều động”. Theo Thủ tướng Nga cho biết: “Giai đoạn đầu chúng tôi sẽ xây dựng khu vực an ninh không chỉ bó hẹp ở những khu vực hiện nay quân đội Liên bang đang đóng, mà sẽ xây dựng ở cả những khu vực khác”.
Putin nhấn mạnh, không những phải tiêu diệt tất cả bọn thổ phỉ vũ trang Chechnya, càng phải “xoá bỏ mọi điều kiện mà chúng có thể trỗi dậy”. Cho nên sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể, cả quân sự và chính trị. Putin nói: “Chúng tôi sẽ cố gắng hạn chế thương vong ở Chechnya”. Ông nói đó là thực chất phương châm chỉ đạo của Tổng thống và Thủ tướng đối với lực lượng vũ trang Nga tại Chechnya.
Thủ tướng bổ sung: “Hiện nay chiến sự đang tiến hành, mà đã là chiến tranh, tất sẽ có thương vong. Đương nhiên rất đáng tiếc là sau này vẫn còn có thương vong. Nhưng tôi xin nhắc lại, dù sử dụng chiến lược nào, chúng tôi cũng cố gắng giảm thương vong tới mức tối thiểu”.
Putin chỉ rõ, hành động của quân đội Liên bang bao trùm 4 khu vực, đều giáp với Chechnya, đó là biên khu Stavropon, Dagetxtan, nước Cộng hoà Ingut và nước Cộng hoà Bắc Osetchia. Giữa Nga và Chechnya với những khu vực này đã xây dựng các khu vực an ninh.
Putin nói, chiến sự ở Chechnya đối với tình trạng kinh tế tài chính của quốc gia “về nguyên tắc không có ảnh hưởng gì”. Nhưng ông cho biết “chúng ta phải tăng thêm tiền đề bảo đảm cho hoạt động của quân đội”. Ông còn nói: “Nếu cho rằng chúng ta chỉ giới hạn trong phạm vi ngân sách trước đây là có thể tiêu diệt được bọn thổ phỉ thì thật là hoang đường và buồn cười”. Đồng thời ông còn nhấn mạnh: “Chúng ta không xâm phạm bất cứ ai, sự việc xảy ra ở Chechnya trên một chừng mực nhất định là ngoài dự kiến của chúng ta, mặc dù chúng ta có biết sự việc xảy ra ở Chechnya dang được tiến hành như thế nào”. Putin tỏ ý lấy làm tiếc về việc người lãnh đạo Chechnya “đã không ngăn chặn được bọn phỉ”, “bây giờ buộc chúng tôi phải có biện pháp để lập lại trật tự”.
Putin nói, như vậy là phải rót thêm tiền, nhưng khoản tiền này sẽ được điều chỉnh từ các khoản thu ngoại ngạch, “chúng ta trông mong vào khoản tiền này, tin rằng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, chúng ta sẽ có khoản tiền này”.
Thủ tướng Putin nhấn mạnh: “Dù thế nào đi nữa, chúng ta không biến nền kinh tế của chúng ta thành nền kinh tế quân sự hoặc nền kinh tế quân sự hóa. Nhưng trước sau quốc phòng vẫn là mặt ưu tiên phát triển của chúng ta. Trong dự đoán nó vẫn chiếm hàng đầu. Để xây dựng quốc phòng chúng ta đã chi rất nhiều tiền. Nên đối với khoản tiền đã cấp phát có thể phân phối lại”. Đồng thời Putin cũng nói, lực lượng hạt nhân chiến lược sẽ không bị cắt giảm kinh phí.
Cùng dự phỏng vấn với Putin còn có Nguyên soái Sergeiev Bộ trưởng Quốc phòng. Nguyên soái Sergeiev nói: "Những người Chechnya chân chính yêu cầu giúp họ giải phóng khỏi bàn tay bọn thổ phỉ Groznui. Chúng ta giúp họ.Ở Chechnya có bọn thổ phỉ, cũng có những người Chechnya chân chính”.
Ông nhấn mạnh, bây giờ mục tiêu chủ yếu của bộ chỉ huy chiến dịch thực hiện hành động chiến đấu “không phải là thời gian, mà là không bị tổn thất”. Ông nói, một ngày đêm gần đây chúng ta không có tổn thất. “Nhưng ngày hôm trước, chúng ta đã mất ba quân nhân”.
Theo cách nói của Sergeiev, hao binh tổn tướng là do chúng ta không cấp đủ kinh phí cho huấn luyện chiến đấu trong thời bình, đó là những tổn thất vô lý. Ông nói: “Hành động của chúng ta không làm đúng theo quy định, động tác của người lái và kỹ thuật viên cơ giới không thành thạo. Những cái đó dẫn đến việc không chú ý trong thao tác phương tiện vận tải, đạn dược, nên số thương vong do chủ quan, sơ suất chiếm trên 40%".
Khi nói đến kế hoạch tác chiến tại Chechnya của quân đội Liên bang từ nay về sau, ông nói trước hết “phải xây dựng những khu vực an ninh đáng tin cậy”. Ông nhấn mạnh: “Sử dụng phương thức này, bố trí quân đội với mật độ như thế là để ngăn chặn có hiệu quả bọn thổ phỉ luồn vào những vùng đã giải phóng Dagetxtan, Osetchia, Ingut và một số khu vực khác của Nga. Đó là nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta, từ đó tạo điều kiện tiêu diệt bọn thổ phỉ trên toàn đất Chechnya”.
Khi nói đến những vùng ở Chechnya đã được giải phóng, ông nói: “Ở những nơi này phải sắp xếp đời sống nhân dân cho tốt. Quân đội sẽ trực tiếp tham gia vào công tác này, vì trong thời kỳ quá độ, trên thực tế những nơi này không có cơ quan quyền lực. Ở những nơi này sẽ thành lập bộ máy quyền lực trên cơ sở của hệ thống văn phòng đại diện quân đội, hệ thống này sẽ giải quyết vấn đề về mặt đời sống và xã hội. Cư dân ở những vùng này chủ yếu là đàn bà, trẻ con, người già và đàn ông trung niên. Yêu cầu chủ yếu của họ là cung cấp cho họ một số quần áo trẻ con và kẹo bánh, các trẻ nhỏ đã 4 năm nay không nhìn thấy viên kẹo”. Phải cung cấp dầu ma-zút phục vụ cho việc gieo trồng vụ đông. Phải có những đảm bảo cho người về hưu, “từ năm 1996, dù là người về hưu hay cựu chiến binh đều không được lĩnh đồng tiền nào”.
Sergeiev nói, ở những vùng đã giải phóng, một tuần lễ nay không còn nghe thấy tiếng súng. Từ khi quân đội Liên bang Nga từ miền Bắc tiến vào Chechnya, con sông Chiolek đã trở thành giới tuyến giữa lực lượng vũ trang Chechnya với quân đội Liên bang Nga. Lực lượng vũ trang Chechnya chủ yếu tập kết ở khu vực phía nam sông Chiolek. Quân đội Liên bang Nga không vượt sông Chiolek, mà từ nước Cộng hoà Bắc Osetchia của Liên bang Nga tiến vào vùng tây nam Chechnya.
Ngày 12/10, Thủ tướng Nga Putin tuyên bố, Nga sẽ mở rộng thêm khu vực an ninh của nước Cộng hoà Chechnya và không loại trừ khả năng phái quân đội tấn công thủ phủ Groznui.
Cho đến ngày này, phía Nga vẫn chưa hề có phản ứng gì đối với kế hoạch hoà bình do Matxkhadov đưa ra.
Thủ tướng Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergeiev sau lần trao đổi buổi sáng đã biểu thị, Nga không loại trừ khả năng đưa quân tiến đánh Groznui thủ phủ của Chechnya, giải phóng Chechnya ra khỏi tay những phần tử vũ trang ly khai.
Putin còn nói, mục tiêu cuối cùng của nhà cầm quyền Nga là tiêu diệt hoàn toàn tất cả bọn thổ phỉ trên đất Chechnya. Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng Nga sẽ sử dụng mọi thủ đoạn.
Putin cho biết, trước mắt những khu vực an ninh mà Nga xây dựng ở bắc sông Chiolek sẽ được mở rộng.
Sergeiev khẳng định, Nga sẽ có những bảo đảm chắc chắn, không cho những phần tử vũ trang xâm nhập vào khu vực an ninh.
Những phần tử vũ trang Chechnya tuyên bố, trong đợt phản kích vào miền Trung ở Chechnya, họ đã đánh lui được quân Nga làm cho quân Nga bị thương vong nặng. Nhưng tư lệnh quân Nga cho biết những ngày gần đây không có chiến sự xảy ra ở miền Trung, hiện nay vùng này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của quân Nga.
Khi nói đến việc Basaev đe doạ sẽ tăng cường hoạt động khủng bố ở Nga, Putin nói: “Đối với bọn phỉ không có gì khác, chúng sẽ tiếp tục bị trấn áp và tiêu diệt”. Nhiệm vụ cơ quan quyền lực Liên bang và Thủ tướng vẫn là “tiêu diệt thổ phỉ, làm cho bọn khủng bố không còn đất sống trên bất cứ vùng nào của nước Nga”. Ông nói: “Chúng muốn dùng khủng bố gây hỗn loạn trong dân chúng, gây sức ép với Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ, bằng cả cách thông qua dư luận thế giới để gây sức ép, khiến chúng ta phải ngừng hành động cương quyết tại Kapkaz. Để chúng có thể nấp trong hang mà mài lại nanh vuốt, đánh chúng ta một lần nữa. Nhất định điều đó không thể xảy ra”.
Khi đánh giá sự việc xảy ra ở Kapkaz. Putin nói: “Hành động của Thủ tướng ở Bắc Kapkaz, là điều mà bọn phỉ không ngờ. Mới đầu bọn trùm thổ phỉ đuổi dân chúng khỏi Chechnya, là muốn tạo giả tưởng có vi phạm về nhân đạo, đồng thời gây ra sức ép dư luận từ phương Tây. Chính vì thế một mặt họ đề nghị đàm phán với chúng ta, một mặt lại kêu gào Nga có hành động khủng bố mới”.
Đối với việc cầu hòa của Matxkhadov, Putin hiểu rất rõ, sau khi ông và Igo Sergeiev tuyên bố quân đội Nga vẫn chuẩn bị đánh chiếm Groznui, thì lập tức Atxlam Matxkhadov đưa ra kế hoạch giải quyết hoà bình vấn đề Chechnya, đó không phải là ngẫu nhiên.
Được sự uỷ nhiệm của Putin, Nghị sĩ Duma quốc gia của Chechnya Ibrahim Xulaimanov đã tới Chechnya, Hội nghị với những người lưu vong Chechnya được Putin ủng hộ và Thủ tướng gần đây sẽ bắt đầu tiến hành công tác tại Chechnya. Điều này có nghĩa là, nếu việc giải phóng Groznui có lợi cho Putin thì sẽ sớm là giành lấy Groznui từ tay bọn thổ phỉ.
Putin cho rằng kế hoạch mà Matxkhadov đưa ra biểu thị sự tuyệt vọng. Ví dụ, ông ta đưa ra điều kiện phải lập tức ngừng ngay cuộc chiến, ngừng pháo kích và ném bom, rút hết quân Nga ra khỏi Chechnya. Nghĩa là phía Groznui là không cho phép xây dựng trên lãnh thổ Chechnya và cấm “bất kỳ một cơ sở quân sự, trung tâm huấn luyện và vũ trang phi pháp nào”, bản thân ông Matxkhadov trên danh nghĩa nhân dân Chechnya “tuyên bố sẽ chiến đấu với chủ nghĩa cực đoan vũ trang với bất kỳ hình thức nào”. Matxkhadov cho rằng có thể trong tình hình do lực lượng cảnh sát đặc biệt giám sát Chechnya thi hành nghĩa vụ mà Nga và quân đội có sự tham gia của Chechnya sẽ lại chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố trên khu vực biên giới của mấy nước Bắc Kapkaz.
Chờ khi quân đội Liên bang bước đầu nắm quyền chủ động, Putin sẽ bắt đầu phản ứng với Matxkhadov. Ông dứt khoát từ chối kế hoạch hoà bình của Matxkhadov, ông nói: “Trước tiên hãy giao nộp những kẻ chủ mưu đánh bom ở Dagetxtan và Matxcơva rồi sau đó mới có thể đàm phán một cách toàn diện”. Putin cho rằng Matxkhadov không chịu cắt đứt mối quan hệ với bọn thổ phỉ, bao gồm cả quan hệ với Basaev (chính hắn vừa mới đây còn đe doạ sẽ tiến hành các cuộc khủng bố mới ở Nga). Ông ta đã đi vào con đường chết. Putin một lần nữa ám chỉ rằng, Matxcơva và cả giới lãnh đạo Chechnya, những người được coi là đồng minh của Nga để thảo luận vấn đề Chechnya bên lề cuộc đàm phán. Putin nói, trong cuộc đấu tranh với nọc độc của chủ nghĩa khủng bố, hãy mở rộng khu phòng dịch ra.
Cùng lúc đó, quân đội Liên bang Nga đã dùng máy bay và trọng pháo tấn công vào các điểm tập kết và trang bị của các phần tử vũ trang trên các khu vực khác nhau của Chechnya. Sở chỉ huy, căn cứ và kho tàng của các phần tử vũ trang ly khai và cả các giếng dầu cách Groznui 30 km đều bị phá huỷ.

<< Con thuyền ngược dòng | Vị Tổng Tư lệnh tiễu phỉ. >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 238

Return to top