Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> Hai mươi năm sau

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 100555 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hai mươi năm sau
Alexandre Dumas

Chương 95

Anne d Autriche xem qua bản hiệp ước mà d Artagnan đưa trình. Bà nói:
Tôi chỉ thấy những điều kiện chung thôi. Những quyền lợi của các ông de Conti, de Beaufort, de Bouillon, d d Elbeuf, và ông chủ giáo đều có ghi. Nhưng còn điều kiện của các ông đâu?
- Thưa Lệnh bà, chúng tôi thừa nhận mình trong khi đặt mình vào tầm cao của mình. Chúng tôi nghĩ rằng tên tuổi của chúng t ô không đáng ghi vào bên cạnh những đại danh ấy.
- Nhưng tôi đoán rằng ông chẳng từ chối trình bày với tôi nhưng yêu sách của ông bằng lời.
- Thưa Lệnh bà, tôi nghĩ rằng Lệnh bà là một nữ hoàng vĩ đại và quyền thế, và chắc là sẽ chẳng xứng đảng với sự vĩ đại và quyền thế ấy, nếu không khen thưởng xứng đáng những cánh tay sẽ đưa Các hạ về Saint-Germain.
- Đó là ý định của tôi, nói đi.
- Xin lỗi Lệnh bà, tôi bắt đầu bằng tôi, nhưng cần phải nêu rõ tầm quan trọng của tôi, tôi không vơ lấy nó nhưng người ta đã ban cho tôi. Đối với con người đã thương lượng việc chuộc lại ngài giáo chủ thì việc khen thưởng không thể dưới tầm của Hoàng thượng và người đó phải được phong làm chỉ huy thị vệ, đại khái như là đại uý ngự lâm quân.
- Đó là chức vị của ông de Treville mà ông yêu cầu đấy.
- Chức vị ấy hiện nay khuyết, thưa Lệnh bà, từ một năm nay ông de Treville rời bỏ nó và chưa có ai thay thế.
- Nhưng đó là một trong những chức vụ quân sự hàng đầu của hoàng gia.
- Ngài de Treville xưa cũng chỉ là một thiếu sinh bình thường ở xứ Gascogne như tôi thôi, và cũng giữ chức vụ đó hai mươi năm.
- Cái gì ông cũng đối đáp được cả, - Anne d Autriche nói.
Và cầm một tấm bằng ở trên bàn giấy bà điền vào rồi ký.
D Artagnan đỡ lấy tấm bằng, cúi mình thi lễ và nói:
- Thưa Lệnh bà, tất nhiên đây là một phần thưởng đẹp đẽ và cao quí; nhưng mọi việc ở trên đời này đều đầy bất trắc, và một người khi Reuil vào sự thất sủng của Hoàng thượng thì hôm sau mất luôn cái chức vụ đó.
Đỏ mặt lên vì cái trí não kia cũng tinh tế như trí não của bà và thấy suốt tâm địa bà, bà nói:
- Vậy thì ông muốn gì nào?
- Một trăm nghìn livrơ cho cái gã đại uý ngự lâm quân khốn khổ này, được trả ngay mà công việc phục vụ của hắn không vừa lòng Hoàng thượng nữa.
Anne ngập ngừng, d Artagnan nói tiếp:
- Tôi xin phép Lệnh bà hãy lưu ý rằng, hôm nọ theo phán quyết của nghị viện dân chúng Paris treo giải thưởng sáu trăm nghìn livres cho ai đem nộp ngài giáo chủ còn sống hay chết sống thì đem treo cổ, chết thì kéo ra bãi đổ rác?
- Thôi được, thế cũng là phải chăng, - Anne d Autriche nói,
- Vì rằng ông chỉ đòi ở một hoàng hậu có một phần sáu số tiền mà nghị viện đề ra.
Và bà ký một điều ước cấp một trăm nghìn livres.
- Rồi sao nữa, - bà hỏi.
- Thưa Lệnh bà, ông bạn Du Vallon của tôi giàu, có do đó không ao ước của cải, nhưng tôi nhớ rằng giữa ông ấy và ngài Mazarin có bàn vấn đề phong Nam tước cho lãnh địa của ông ấy. Tôi còn nhớ rõ đó là một điều đã hứa hẹn.
- Một tên nông dân thô lỗ ấy à? - Anne d Autriche nói, - Người ta sẽ cười cho.
- Được - D Artagnan nói. - Nhưng tôi tin chắc một điều, ấy là kẻ nào cười trước mặt ông ấy sẽ không cười được hai lần đâu.
- Thôi được, cho cái tước vị ấy, - Anne d Autriche nói và ký luôn.
- Bây giờ còn hiệp sĩ hoặc tu viện trưởng D Herblay, xin tuỳ Thánh thượng gọi.
- Ông ta muốn làm giám mục à?
- Không ạ, ông ta mong muốn một điều dễ dãi hơn.
- Điều gì?
- Ấy là Đức vua hạ cố làm cha đỡ đầu cho con trai bà de Longueville.
Hoàng hậu tủm tỉm cười.
- Thưa Lệnh bà, - D Artagnan nói, - Ông de Longueville là dòng dõi hoàng gia.
- Phải, nhưng con ông ta?
- Thưa Lệnh bà, đứa con trai ấy… cũng thế chứ ạ, bởi vì chồng của mẹ nó đã như vậy.
- Thế bạn của ông không yêu cầu thêm gì cho bà de Longueville à?
- Thưa Lệnh bà, không ạ, bởi vì ông ấy đoán rằng Đức vua khi nhận làm cha đỡ đầu cho đứa trẻ, không thể không tặng cho mẹ nó nhân lễ mừng giải cữ một món quà dưới năm trăm nghìn livres, và tất nhiên vẫn giữ cho cha nó quyền cai trị xứ Normandie.
- Về quyền cai trị xứ Normandie, tôi nghĩ có thể cam kết, - Hoàng hậu đáp, - Nhưng về khoản năm trăm nghìn livrơ, thì ngài giáo chủ không ngớt nhắc nhở tôi rằng không còn tiền bạc trong các quỹ của Nhà nước nữa.
- Thưa Lệnh bà, nếu Người cho phép, chúng ta sẽ cùng đi tìm kiếm và chúng ta sẽ tìm thấy.
- Còn gì nữa.
- Dạ, hết rồi ạ.
- Ông chẳng có một người bạn đồng đội thứ tư nào?
- Có chứ ạ; bá tước de La Fère.
- Ông ta xin gì.
- Không xin gì cả.
- Không xin gì ư?
- Không.
- Trên đời này có một người có thể đòi hỏi mà không đòi hỏi gì ư?
- Thưa Lệnh bà, có bá tước De La Fère; ông ta không phải là một con người.
- Vậy là gì?
- Bá tước de La Fère là một  nữa của Thánh.
- Ông ta chẳng có một con trai, một cậu thiếu niên, một người họ hàng, một đứa cháu đấy ư? Ông Comminger đã nói với tôi về cậu ta như một chàng trai dũng cảm, cậu ta đã cùng ông de Châtillon mang về những lá cờ ở mặt trận Lens mà.
- Như Hoàng thượng nói, ông ta có một đứa con nuôi tên là tử tước de Bragelonne.
- Nếu người ta ban cho cậu ta một trung đoàn, thì người cha đỡ đầu sẽ nói gì?
- Có thể ông ấy sẽ đồng ý.
- Có thể à?
- Vâng, nếu như đích thân Hoàng thượng yêu cầu ông ấy nhận.
- Đúng như ông nói, đấy là một con người kỳ lạ. Được rồi, chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm và chúng tôi có thể nói với ông ta. Ông hài lòng chứ?
- Vâng, thưa Hoàng thượng. Nhưng có một điều mà Người chưa ký.
- Điều gì?
- Mà điều ấy lại là quan trọng nhất.
- Việc chấp thuận bản hoà ước?
- Vâng.
- Để làm quái gì? Ngày mai tôi sẽ ký.
- Có một điều mà tôi ngỡ có thể khẳng định với Hoàng thượng, - D Artagnan nói,
- Đó là nếu như Hoàng thượng không ký phê chuẩn bản hiệp ước hôm nay thì sau này sẽ không có dịp để ký nữa. Vậy tôi van xin Lệnh bà ký, ở dưới bản hiệp ước đó có câu hoàn toàn do ngài Mazarin viết, như Lệnh bà thấy đấy.
"Tôi bằng lòng phê chuẩn bản hiệp ước do nhân dân Paris đề nghị".
Anne bị tiến tới rồi không thể lùi, đành phải ký.
Nhưng vừa ký xong, thì lòng kiêu hãnh nổ ra ở bà như một cơn giông tố, và bà bưng mặt khóc nức nở.
Nhìn những giọt nước mắt ấy, d Artagnan rùng mình. Ngay từ thời ấy các bà hoàng khóc lóc như những người đàn bà tầm thường.
Chàng Gascon lắc đầu. Những giọt lệ vương hầu ấy thiếu đốt lòng anh. Anh quỳ xuống và nói:
- Xin Lệnh bà hãy nhìn gã quý tộc khốn khổ đang quỳ dưới chân Người, hắn xin Người hãy tin rằng chỉ một cử chỉ của Hoàng thượng thôi là hắn có thể làm tất cả để vui lòng Người! Hắn tự tin ở mình, hắn tin ở bè bạn, hắn cũng muốn tin ở nữ hoàng của mình và chứng cớ là hắn không sợ hãi gì hết, hắn không lợi dụng gì hết, hắn sẽ dẫn ngài Mazarin trở về với Hoàng thượng không điều kiện gì hết. Đây, thưa Lệnh bà, đây là những chữ ký thiêng liêng của Hoàng thượng, nếu như Lệnh bà thấy cần phải đưa cho tôi thì Lệnh bà sẽ làm. Nhưng từ giờ phút này trở đi: những chữ ký ấy không ràng buộc gì Lệnh bà nữa.
Và d Artagnan vẫn quỳ, với cái nhìn rừng rực niềm kiêu hãnh và lòng táo tợn nam nhi, anh đưa lại cho Anne d Autriche cả mớ giấy tờ mà anh mất bao công sức mới giành giật được từng tờ một.
Nếu như ở trên đời này tất cả không phải đều tốt, và tất cả không phải đều xấu, thì có những lúc, trong những trái tim khô cằn và lạnh giá nhất, nhờ được tưới bằng những giọt lệ của một nỗi xúc động cao độ sẽ nảy mầm một tình cảm khoan dung hào hiệp, mà sự tính toán và lòng kiêu ngạo sẽ bóp nghẹt ngay, nếu một tình cảm khác không chiếm lấy nó ngay khi mới ra đời.
Anne đang ở trong một lúc như thế, d Artagnan nhượng bộ trước nỗi xúc động của bản thân mình, hoà nhịp với nỗi xúc động của Hoàng hậu, anh đã hoàn tất công trình của một thuật ngoại giao sâu sắc Anh lập tức được đền bù về tài khéo léo hoặc lòng tận tụy của mình, tuỳ theo người ta muốn làm vinh dự cho trí não hoặc con tim anh về cái động cơ nó khiến anh hành động.
Anne nói:
- Ông nói đúng. Tôi đã không biết đến ông. Đây là những văn bản đã ký mà tôi trao lại cho ông một cách tự do. Hãy đi đi và nhanh chóng đưa ông giáo chủ trở về.
- Thưa Lệnh bà, - D Artagnan nói, - Tôi có trí nhớ và nhớ rằng cách đây hai mươi năm, đứng sau tấm thảm ở Toà Đô sảnh, tôi đã có vinh dự được hôn lên một trong hai bàn tay tuyệt mỹ kia.
- Vậy thì bàn tay kia đây, - Hoàng hậu nói, và để bàn tay trái không kém rộng rãi như bàn tay phải (bà tháo ở ngón tay một chiếc nhẫn kim cương gần giống chiếc nhẫn ngày xưa đã ban cho d Artagnan), - Xin ông hãy cầm lấy và giữ chiếc nhẫn này để nhớ đến tôi.
D Artagnan vừa đứng lên vừa nói:
- Thưa Lệnh bà, bây giờ tôi chỉ còn một ao ước, ấy tôi điều đầu tiên Lệnh bà đòi hỏi ở tôi sẽ là tính mạng tôi.
Và với cái phong thái chỉ có ở riêng anh, anh đứng dậy và đi ra.
Nhìn d Artagnan rời chân, Anne d Autriche lẩm bẩm:
- Ta đã quên những con người này, nhưng bây giờ ta dùng họ thì quá muộn rồi, trong một năm nhà vua sẽ thành niên.
Mười lăm tiếng đồng hồ sau, d Artagnan và Porthos đưa Mazarin trở về với Hoàng hậu và một người lĩnh tấm bằng đại uý ngự lâm quân, một người nhận tờ sắc phong Nam tước.
- Thế nào, các ông hài lòng chứ? - Anne d Autriche hỏi.
D Artagnan nghiêng mình, Porthos tay mân mê tờ sắc phong của mình, mắt nhìn Mazarin.
- Còn điều gì nữa. - Mazarin hỏi.
- Thưa Đức ông, còn điều hứa hẹn tặng huân chương trong kỳ thăng thưởng đầu tiên.
- Ông Nam tước ơi, - Mazarin đáp,
- Ông biết rằng không thể được tặng huân chương, nếu không có những bằng chứng về tài năng.
- Ồ! Thưa Đức ông, - Porthos nói. - Tôi xin cái dải huân chương màu xanh, có phải cho tôi đâu?
- Thế cho ai? - Mazarin hỏi.
- Cho bạn tôi, bá tước De La Fère.
- Ô! - Hoàng hậu nói, - Ông ấy lại là chuyện khác. Những bằng chứng đã có rồi.
- Ông ấy sẽ có?
- Ông ấy đã có.
Cùng ngày hôm ấy, hiệp ước Paris được ký kết và khắp nơi người ta đồn rằng tể tướng đã ở lỳ trong nhà ba hôm để thảo bản hiệp ước cho thật kỹ.
Hiệp ước ấy đã mang lại quyền lợi cho mỗi người như sau:
- Ông de Conti được hưởng xứ Damvilliers, và do chứng tỏ tài năng như một vị tướng, ông được ở lại làm quân nhân và không trở thành giáo chủ. Hơn nữa, người ta đã buông vài lời về sự kết hôn với một người cháu gái của Mazarin. Vài lời ấy được Hoàng thân rất hoan nghênh, đối với ông thì cười ai cũng không can hệ, miễn là người ta cưới vợ cho ông(1).
- Ông de Beaufort trở về triều đình với tất cả những sự bồi thường về việc người ta đã lăng nhục ông và những quyền cao chức trọng mà thử vị của ông có quyền đòi hỏi. Người ta cũng miễn xá hoàn toàn và đầy đủ cho những người đã giúp ông vượt ngục, để cho ông thừa hưởng tước vị đô đốc mà quận công de Vendôme cha ông đã giữ, và một khoản tiền bù cho những ngôi nhà và lâu đài của ông mà nghị viện xứ Bretagne đã cho phá huỷ.
- Quận công de Bouillon được nhận những lãnh địa ngang giá với thái ấp của ông ở Sedan; một khoản bồi thường những lợi tức của thái ấp ấy mà ông không được hưởng trong tám năm, và danh hiệu hoàng thân được ban cho ông và những người trong gia đình.
- Quận công de Longueville được hưởng quyền cai trị Pont de l Arche, năm trăm nghìn livres cho vợ và có vinh dự thấy con trai mình được ông vua trẻ và cô công chúa trẻ Henriette Anh quốc đỡ trên những tấm gấm trong buổi lễ rửa tội.
Aramis chỉ định Bazin sẽ hành lễ trong buổi lễ long trọng và Planchet sẽ cung cấp bánh kẹo.
- Quận công d Elbeuf được người ta cấp một số tiền cho vợ, một trăm nghìn livrơ cho con trai cả, còn ba đứa sau mỗi đứa được hai mươi lăm nghìn livrơ.
Chỉ có ông chủ giáo chẳng được gì cả. Người ta hứa với ông sẽ thương lượng với giáo hoàng về chiếc mũ giáo chủ cho ông, nhưng ông hiểu rõ mình sẽ xây dựng được cái gì trên những lời hứa hẹn của hoàng hậu và giáo chủ. Trái hẳn lại ông de Conti, không thể trở thành giáo chủ, ông buộc vẫn là người kiếm cung.
Cho nên trong khi toàn thể Paris vui mừng về việc Đức vua trở về ấn định vào ngày hôm sau nữa, thì giữa niềm hoan lạc chung ấy, ông chủ giáo de Gondy hết sức bực bội, đến nỗi ông sai đi tìm ngay tức khắc hai người mà ông thường có thói quen cho gọi đến khi ông ở trong những trạng thái tinh thần như vậy.
Hai người ấy, một là bá tước dờ Rochefort, người kia là gã ăn mày ở nhà thờ  Saint- Eustache.
Họ đến rất đúng giờ như thường lệ, và ông chủ giáo đàm đạo vơi họ trong đêm hôm ấy.
Chú thích:
(1) vì ông ta bị gù lưng.

<< Chương 94 | Chương 96 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 199

Return to top