Mười ngày sau, bài vị của Thu Đồng chính thức được đưa vào từ đường nhà họ Tăng bằng một cuộc lễ nho nhỏ. Người họ Tăng và họ Trác đứng thành hàng dọc hai bên. Tịnh Nam phải đứng giữa tay nâng bài vị Thu Đồng, báo cáo với tổ tông mình.
- Cháu đích tôn là Tịnh Nam, có thiếp là Trác Thị tên Thu Đồng, không may mất sớm. Chọn ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho bài vị vào từ đường. Xin bẩm cáo, mong tổ tông chấp nhận.
Khấn xong, Tịnh Nam phải dập đầu ba cái, rồi mới mang bài vị lên bàn thờ. Mặc dù chỗ đặt chỉ là một góc nhỏ khó thấy nhưng cũng làm hài lòng hai họ. Sau đó, họ Trác và họ Tăng cùng thi lễ để tỏ lòng kính trọng người chết.
Trác lão gia thấy cuối cùng rồi bài vị của con gái cũng được vào từ đường nhà họ Tăng. Bất giác rơi lệ, ông lầm bẩm nói:
- Thu Đồng, chuyện chung thân đại sự của con. Coi như cha đã lo xong, con đã được chính danh, và cũng đã chính thân rồi.
Người nhà họ Trác nghe vậy thảy đều rơi lệ. Mộng Hân đứng đó tràn ngập cảm xúc. Hai ngày trước, chuyện xung đột của hai nhà họ Tăng họ Trác còn đó. Vậy mà...
Mộng Hân có lần đã trao đổi với Vũ Hàng.
- Kỳ thật, tôi thấy chịu không hiểu nổi. Tại sao nhà họ Trác lại quan trọng hóa chuyện bài vị Thu Đồng được vào từ đường nhà họ Tăng như vậy? Người thế nào thì cũng đã chết rồi. Bài vị có vào được từ đường thì cũng có lợi lộc gì đâu?
Vũ Hàng đã thở dài nói:
- Đây chính là nỗi đau của nhà họ Trác. Họ thực ra chẳng biết phải xử trí như thế nào mới an ủi được linh hồn người chết. Mà cũng có thể là họ không biết phải làm gì để tự xoa dịu chính mình. Cái họ Tăng kia, đối với họ, nó thật tình cao cả. Vì cái hư vinh lưu truyền trăm năm qua nó như một huyền thoại. Thu Đồng đã chết, không làm sao để sống lại, thì chỉ còn cách đưa cô ta vào từ đường nhà họ Tăng, để hưởng theo một chút hư vinh. Cái tư tưởng đó, nói thật, đáng thương hại!
Bây giờ đứng đây nhìn thấy người nhà họ Trác người nào cũng có vẻ hả hệ Mộng Hân mới hiểu được nỗi thương tâm của họ. Thật đáng tội, nhưng tội nhất là Thu Đồng. Chiếc bài vị của Thu Đồng, đứng lẩn khuất giữa rừng bài vị nhà họ Tăng lạc lõng. Hân chợt thấy thương cảm. Hân không biết có thật là người ta khi chết đi vẫn còn linh hồn không? Nếu có, thì có chắc là Thu Đồng muốn vào từ đường này? Vì một kẻ vô tình vô nghĩa như Tịnh Nam để phải chết. Chết xong, linh hồn còn bị đưa vào đây để tổ tiên họ Tăng tiếp tục canh chừng kềm tỏa? Ờ như vậy thì tội nghiệp cho Thu Đồng quá.
Nghi lễ đã kết thúc. Mộng Hân vội vã đến trước mặt người nhà họ Trác, nàng mở chiếc bị mang theo, trao từng quà tặng cho mỗi người, nói:
- Đây là một số vật dụng lặt vặt mà đính thân tôi làm, nó chẳng đẹp lắm đâu. Nhưng có một chút thành ý. Cái túi đựng thuốc lá này là tặng cho lão gia. Cái khăn choàng đầu này tặng cho lão má. Túi đụng tiền này xin tặng cho Thu Quý, còn cái túi này để đựng bút nghiên xin tặng cho Thu Dương.
Người họ Trác nhìn nhau, có vẻ cảm động khôn cùng. Người họ Tăng cũng nhìn nhau kinh ngạc. Chỉ có Tịnh Huyên là người như bị lây bệnh của Mộng Hân, rút lấy cây bút trong người đưa cho Thu Dương nói:
- Ở đây, tôi có chiếc bút máy mà lần trước anh Vũ Hàng đi Thượng Hải mua về. Nhưng vì tôi không có đi học nên không có xài bao nhiêu. Nếu anh không chê là bút đã xài rồi, thì xin hãy nhận để viết. Coi như đó là lòng thành của tôi.
Thu Dương nhìn ánh mắt trong sáng của Tịnh Huyên, cảm động, tay mân mê cây bút thành khẩn. Trác lão gia cúi chào liên tục nói:
- Quí vị đã không khinh thường chúng tôi, lại còn tặng quà cáp, thật là... thật là...
Mộng Hân vội đỡ lời.
- Sao lại có chuyện khinh thường, đã là người nhà với nhau thì chẳng qua chúng tôi muốn biếu một ít quà mọn thôi.
Ngay lúc đó, Tăng lão phu nhân dộng chiếc gậy xuống đất mấy chập, rồi nói:
- Được rồi, lễ đã chấm dứt. Bây giờ các người hãy rời khỏi từ đường, còn muốn chiêu đãi gì thì hãy đến nơi khác.
Nói xong, bà chống gậy bỏ đi.
Mộng Hân giật mình quay lại, bắt gặp cái ánh mắt giận dữ của Tịnh Nam. Nàng lo lắng và suy nghĩ Thu Đồng vậy mà tốt phước hơn nàng. Thu Đồng còn được yêu. Còn nàng không có gì hết ngay từ đầu.
Người họ Trác vừa rời khỏi là Mộng Hân và Tịnh Huyên đã bị Tăng lão phu nhân triệu vào phòng riêng.
Vừa nhìn thấy mặt bà ra lệnh.
- Hai đứa hãy quỳ xuống!
Mộng Hân và Tịnh Huyên không dám cãi, vội quỳ.
- Mộng Hân, con có biết tội con chưa?
Mộng Hân lắp bắp, chợt nhớ ra.
- Con... thưa nội, phải chăng đừng nên tặng quà cho nhà họ Trác?
Tăng lão phu nhân hừ một tiếng.
- Thì ra con cũng biết điều đó là không phải. Ở nhà này phải nhớ là, thứ nhất, chúng ta không hề có lệ tặng quà bao giờ. Nếu muốn đặt ra một lệ nào mới, thì người quyết định đó là ta chứ không phải con. Điều thứ hai, bất luận trong ngoài muốn đại diện cho cả nhà phát biểu, thì phải tuần tự từ trên xuống dưới. Bữa nay trong từ đường, con đã lấn lướt không kể bề trên, lại phát biểu lắm điều. Lần trước con đã một lần làm vậy, nhưng ta nghĩ con là cháu dâu mới vào nhà, chưa rõ phép tắc, nên bỏ quạ Còn bây giờ thì con vào nhà đã được gần tháng. Gia quy ra sao con không thể bảo là mình không biết. Vậy mà vẫn cứ tái phạm, vậy thì ta phải dùng gia pháp để trừng phạt con, kể từ đây về sau, con biết thế nào là lớn, là nhỏ, không còn tái phạm nữa.
Mộng Hân chỉ cúi đầu, yên lặng.
- Còn Tịnh Huyên!
Tăng lão phu nhân trừng mắt nhìn Tịnh Huyên.
- Con càng ngày càng không ra thể thống. Vật mang trên người mà lại tùy tiện mang cho người. Chị dâu con là cô dâu mới. Còn con? Không lẽ cũng là con gái mới nữa ư? Nhà có luật nhà. Mộng Hân hồ đồ rồi con cũng hồ đồ theo ư? Bây giờ ta phạt hai chị em ngươi. Hãy vào quỳ trong từ đường nửa ngày.
Mộng Hân thấy chuyện liên lụy đến Tịnh Huyên vội vã lên tiếng.
- Xin nội đừng phạt Tịnh Huyên. Cô ấy còn nhỏ, chỉ nhìn thấy con làm gì là bắt chước theo chứ không cố tình.
Tăng lão phu nhân chẳng nhìn lên phán.
- Bây giờ phạt thêm nửa ngày, tổng cộng là một ngày cho tội mới.
Mộng Hân nghe phán giật mình, lại buột miệng hỏi:
- Nội vừa nói là tăng hình phạt con thêm nửa ngày có nghĩa là miễn tội cho Tịnh Huyên, đúng không?
Tịnh Huyên sợ hãi kêu lên.
- Không phải, không phải. Đừng tăng thêm hình phạt của chị dâu. Con chịu lỗi phần con. Nội, con biết lỗi con rồi, con sẽ đến từ đường ngay.
Tăng lão phu nhân vừa rít một hơi thuốc mà thím Trương vừa đem đến và phán.
- Bây giờ hình phạt thêm một buổi tối nữa cho cả hai đứa. Tổng cộng là một ngày một đêm. Cả hai cùng chịu hình phạt như nhau.
Rồi bà hỏi tiếp:
- Thế nào? Có ai muốn nó gì nữa không?
Thật ra thì Mộng Hân còn rất nhiều điều muốn nói nhưng đã bị Tịnh Huyên nắm lấy chéo áo giật mạnh, ý khuyên đừng nên nói gì cả. Thế là Mộng Hân biết càng nói càng không hay, tốt nhất là giữ im lặng.
Và như vậy, Mộng Hân với Tịnh Huyên cùng bị nhốt trong từ đường đúng một ngày một đêm. Lấy chồng chưa đầy một tháng mà Mộng Hân đã được nếm mùi “quỳ trong từ đường”. Từ khi về nhà họ Tăng, đụng chuyện ở “cổng sắc phong” Mộng Hân đã hiểu là cuộc hôn nhân của mình đầy bi kịch, chứ không phải chỉ là hạnh phúc. Một ngày một đêm, giam người trong từ đường, khiến Mộng Hân càng thấm thía hơn thế nào là “bi kịch trong bi kịch” Vợ chồng bất hòa cũng chưa bi thảm. còn trong nhà này, cửa lại có nhiều tầng, khiến người bình thường khó mà có thể chịu đựng. Rồi Mộng Hân nghĩ đến chuỗi ngày dài sắp tới, mà lòng không khỏi rối ren.
Chuyện Mộng Hân bị nhốt vào từ đường làm Từ má sợ khiếp vía. Bà vội chạy đến cầu với Tịnh Nam. Lúc đó ông Mục Bạch và Vũ Hàng cũng có mặt. Hình như họ cũng đang bàn tán về chuyện hai chị dâu em chồng bị phạt đó. Từ má thấy mặt Tịnh Nam đã quỳ xuống nói:
- Công tử ơi, công tử mau mau chạy đến cứu mợ đi. Dù sao mợ cũng là vợ của công tử mà, lúc còn ở nhà mợ chưa từng bị phạt như vậy. Vả lại, bây giờ mợ đâu phải còn là trẻ con đâu? Sao lại bắt quỳ? Muốn phạt mợ thì tôi sẵn sàng chịu thế chọ Ở nhà tôi, mợ là cành vàng lá ngọc đấy.
Tịnh Nam vừa cười vừa nói:
- Ha Ha! ở nhà các ngươi cô ấy là cành vàng lá ngọc, còn ở đây thì không. Cô ta không biết thế nào là gia quy, không biết người lớn kẻ nhỏ, bị phạt là đáng tội rồi. Hãy để cho cô ấy bị phạt, để bớt tính hay nói. Nội đã phạt đúng. Nội đã hành xử thay tạ Như vậy thì tại sao ta phải đi xin giùm? Ta còn muốn cô ấy bị quỳ cả hai ngày lận cơ.
Từ má không tin những gì vừa nghe phật lòng nói:
- Dù gì cô ấy cũng là vợ mới cưới của cậu mà? Cậu chẳng một chút thương yêu gì mợ sao mà lại nói vậy? Cậu phải biết là nhà họ Tăng ta có quá nhiều quy luật. Phải để từ từ mợ mới hiểu rõ. Mới về nhà chồng chưa đầy một tháng, là đã bị phạt quỳ, như vậy cũng tội chứ?
- Nếu biết đó là chuyện khó chịu thì tốt hơn nên ít nói đi, đừng làm ra vẻ ta đây một chút. Bằng không từ đây về sau sẽ phải ngủ dài dài trong từ đường.
Tịnh Nam vừa nói vừa phe phẩy quạt cười, người như chẳng chút liên can.
ông Mục Bạch thấy vậy không dằn được nói:
- Tịnh Nam, con qua phòng nội nói một tiếng, xem có thể giúp gì cho Mộng Hân và Tịnh Huyên không?
Tịnh Nam trợn mắt nói:
- Tại sao con phải làm thế? Ngay từ cái hôm đầu tiên bước vào nhà đến nay, Mộng Hân chưa hề nói với con một câu nào nghe được. Với một con vợ như vậy, còn đi nói giúp cho cô ta làm gì? Không, con không làm đâu. Con không bao giờ làm.
Vũ Hàng đứng gần đó nghe Tịnh Nam nói mà khó chịu ra mặt. Khi Vũ Hàng biết được chuyện Mộng Hân bị Tăng lão phu nhân phạt quỳ từ đường, chàng vừa giận vừa bất bình vì từ cái hôm ở cổng sắc phong, cơn gió lạ thổi mạng che mặt cô dâu trúng vào vai chàng, rồi những tiếp xúc đó đã khiến Vũ Hàng có cảm tình với người con gái vừa về làm dâu nhà họ Tăng ngaỵ Vũ Hàng quý Mộng Hân vì tính bộc trực, vì Mộng Hân thích ứng khó khăn với vai trò mới của mình mà không hề than vãn. Tình cảm Vũ Hàng dành cho Mộng Hân càng tăng. Một cô gái với bề ngoài yếu đuối, mong manh lại có được một tâm cảm sâu sắc, kiên cường khiến người khác phải nể vì. Đâu phải dễ kiếm? vậy mà chuyện đó lại bị phạt quỳ ở từ đường. Chồng không những không bênh mà lại còn nói điều mỉa mai. Thật đáng bực lắm chứ? Vũ Hàng khó chịu nhìn Tịnh Nam. Càng nhìn càng ngứa mắt, không dằn được, nên bước tới chụp lấy ngực áo Tịnh Nam nói:
- Ngươi đúng là con người không lương tâm. Ở đây lải nhải ích gì? Hãy đi tìm nội xin tội cho Mộng Hân đi.
Tịnh Nam la lên.
- Trời ơi! làm gì mà nắm áo tôi kéo vậy? Vua không vội thì thôi, sao thần dân lại khéo lo chớ? Ngươi có điên không? Chiếc áo ta mới may mà mi làm sứt nút thế này.
Vũ Hàng bực mình, quay sang ông Mục Bạch.
- Hắn chỉ lo chuyện áo đứt nút, đứt khuy hơn là lo cho Mộng Hân. Cha thấy thế nào?
ông Mục Bạch thấy vậy bất ngờ quay qua Vũ Hàng, Vũ Hàng vội nói:
- Thưa cha, đây là chuyện riêng của nhà cha, con không có quyền can thiệp, nhưng mà con vẫn có quyền bất bình chứ? cha không thấy bất bình ư?
ông Mục Bạch chau mày nói:
- Cái chuyện này... Vũ Hàng ngươi cũng biết tánh ý của nội cơ mà. Ngay từ đầu nội con đã không đồng ý cho Thu Đồng vào từ đường, vì vậy mới mượn cớ này để phát tiết cơn giận thôi. Mộng Hân đang bị nội giận. Bây giờ ngoại trừ Tịnh Nam ra, chẳng ai có thể nói giúp được đâu. Nói vô đôi khi còn bị gánh họa.
Vũ Hàng lắc đầu.
- Thật con không dám tin, Mộng Hân đã làm một chuyện đầy tình cảm, đầy nhân hậu như vậy sao lại bị phạt quỳ ở từ đường? Trong khi kẻ gây họa lại nhởn nhợ Cha, mẹ quá bất lực, không giúp đỡ gì cho Mộng Hân cả.
Lời của Vũ Hàng làm Tịnh Nam nổi giận, chỉ thẳng vào mặt Vũ Hàng, Tịnh Nam nói:
- Hừ! Ngươi đúng là thứ nhiều chuyện, hay chõ mồm vào việc người khác. Mộng Hân là người của tạ Họ Tăng muốn phạt như thế nào tùy, chẳng dính dáng gì đến họ Giang nhà ngươi cả. Xin hãy nghĩ kỹ điều đó.
Vũ Hàng chưa kịp nói trả thì ông Mục Bạch đã gõ đầu Tịnh Nam một cái mắng.
- Tao đã dặn mi bao nhiêu lần, bảo mi phải kính nể Vũ Hàng, vậy mà ngươi lại xem lời ta như gió thoảng ngoài tai. Vả lại, Vũ Hàng nói cũng đúng, người gây ra tai họa cho nhà là ngươi, làm cả nhà phải lo chạy xuôi chạy ngược. Rồi chuyện ngươi lại làm cho người vợ mới cưới của mình bị phạt. Thế mà ngươi vẫn còn đứng đó mà cười nhạo, ta không hiểu sao lại có một đứa con đáng nghét như ngươi. Ngươi làm ta tức chết đi mất.
Tịnh Nam chẳng lộ chút gì là khiếp sợ, hét trả.
- Cha thì chỉ biết chửi mắng. Suốt ngày cha cứ bảo là làm chuyện sai trái. Con biết mà, trong tim cha chỉ có một thằng con nuôi duy nhất của chạ Cha không cần con ruột. Chuyện Thu Đồng là tại con trai nuôi của cha làm không xong việc, mới đưa đến tình trạng đó, chứ nếu hắn mà có năng lực một chút, thì đã đấm mõm được nhà họ Trác rồi đâu phải đưa bài vị kia vào từ đường.
Vũ Hàng nghe nói giận run, vì không chịu được, chàng bỏ đi ra ngoài. Tối hôm ấy, suốt đêm Vũ Hàng không về nhà. Chàng ở lại trên một chiếc tàu buôn của Thái Phong Hàng. Vũ Hàng đã có một ống tiêu làm bạn, chàng ngồi trên boong thuyền thổi mãi. Đó là thói quen, một khi gặp chuyện không vui là Vũ Hàng thường hay lên thuyền. Chàng ở đấy có khi đến mấy ngày liền mới về nhà lại.
Mộng Hân và Tịnh Huyên bị nhốt ở từ đường suốt một ngày một đêm khi được thả ra, mặt nàng trắng bệch, tay chân lạnh ngắt, đi không nổi. Từ má phải dìu đi. Trong khi Tịnh Huyên thì chẳng hề hấn gì. Tịnh Huyên còn nói mình đã quỳ quen rồi, còn dạy khôn Mộng Hân.
- Đừng lo, từ từ là chị sẽ cảm thấy bớt sợ ngay!
Còn từ từ nữa ư? Từ má nghe nói sợ hãi, kéo lấy áo Mộng Hân nói nhỏ.
- Chúng ta trở về Đôn Khê đi, ở đây đáng sợ quá.
Mộng Hân lắc đầu.
- Anh ta giờ đã đến Tứ Xuyên rồi, ta về Đôn khê để mà làm gì? Vả lại trước đây có lần, anh ta đã tặng cho ta một chữ, đấy là chữ nhẫn. Ngoài chuyện nhẫn nhục ra, ta chẳng còn làm gì khác được hơn.
Rồi im lặng một chút, Mộng Hân tiếp:
- Chuyện đã thế này, ta chỉ nên cầu an thôi. Vú hãy yên tâm từ đây về sau, tôi sẽ cố không đụng đến nội của Tịnh Nam nữa đâu. Tôi sẽ cố tránh, cũng không biện bạch gì nữa đâu. Tôi đã biết bà ta là người thế nào.
Từ má không dằn được nói:
- Dượng rõ là người tàn nhẫn! Lão gia và Vũ Hàng muốn dượng ấy đi xin cho mợ, nhưng dượng đã cự tuyệt. Thiếu gia Vũ Hàng đã giận quá đến độ cãi nhau với dượng suýt tí đã đánh nhau.
Mộng Hân thấy vậy xúc động. Vũ Hàng! Cái tên như một làn gió êm dịu khiến nỗi đau trong lòng Mộng Hân vơi đi rất nhiều. Dù sao thì dưới mái nhà họ Tăng, cũng còn có người biết nói đến lẽ phải. Nhưng Giang Vũ Hàng là ai? Từ đâu đến? Sao lại cam tâm là trâu ngựa cho nhà họ Tăng như vậy?
Ba ngày sau rồi Mộng Hân cũng biết được lai lịch của Giang Vũ Hàng. Lúc đó, vào lúc ban chiều, khi Mộng Hân đi ngang qua nhà chứa nước trong hoa viên. Mộng Hân chợt nghe có tiếng sáo ai đang thổi gần đấy. Tiếng sáo rất haỵ Nàng không dừng được, đứng lại nghe cho đến lúc nó dừng hẳn. Vừa dợm bỏ đi, thì bất ngờ thấy Vũ Hàng cầm ống sáo xuất hiện. Hai người đụng mặt, bất giác giật mình. Mộng Hân lúng túng.
- Nghe tiếng sáo hay quá, nên đứng nghe. Tiếng sáo anh thổi hay quá.
Vũ Hàng có vẻ thích thú nói:
- Vậy à? Tôi đã mê nhạc từ nhỏ nên học qua rất nhiều thứ, phong cầm, kèn, sáo. Nếu tiểu thơ thích khi nào rảnh tôi sẽ thổi cho nghe nhé?
Vũ Hàng nói một cách tự nhiên, nói xong, chợt chăm chú nhìn Mộng Hân rồi dịu dàng hỏi:
- Còn tiểu thở Lúc này tiểu thơ khỏe chứ?
Không biết sao, Mộng Hân trở nên lúng túng.
- Vâng... tôi vẫn khỏe.
Vũ Hàng nhìn Mộng Hân, đột nhiên thở dài, nói ra điều ân hận.
- Thật không phải, đối với chuyện nhà họ Tăng, nhiều lúc tôi nghĩ nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu. Nội thường không thèm để ý đến ý kiến tôi, ít khi chịu nghe tôi nói. Cái hôm mà tiểu thơ và Tịnh Huyên bị quỳ ở từ đường, tôi chẳng biết làm thế nào để giúp đỡ. Nhiều lúc thấy mình thật bất lực.
- Tại sao anh lại nói những điều đó với tôi.
Mộng Hân tuy nói thế, nhưng thấy cảm động vô cùng.
- Tôi biết là anh đã làm hết sức mình, nhưng khi mà nội giận, là chẳng nghe lời ai cả. Nếu anh Tịnh Nam mà có đi xin, tôi nghĩ cũng chẳng có kết quả gì đâu. Nhưng mà tất cả cũng đã quạ Tôi cũng chẳng sao cả.
Vũ Hàng nhìn Mộng Hân chăm chú soi mói.
- Thật không sao ư? Nhưng thôi tôi cũng biết qua chút đỉnh về ngành y khi nào tiểu thơ cảm thấy khó chịu trong người, cứ cho tôi biết, lúc nào tôi cũng có thuốc chữa.
Vũ Hàng nói xong sợ nàng nghi ngờ lại tiếp:
- Tôi nói thiệt đấy, tôi là một thầy thuốc, tôi đã được học nghề y ngay từ nhỏ. Tôi có thể điều trị nhiều thứ bệnh, có thể băng bó vết thương, nhưng với vết thương lòng của tiểu thơ là tôi không thể trị được.
Mộng Hân nghe Vũ Hàng đùa, không hiểu sao tim chợt đập mạnh. Những cảm xúc ngổn ngang trong lòng. Nàng chỉ yên lặng, chứ không nói gì cả.
Thái độ của Mộng Hân, như làm cho Vũ Hàng sực tỉnh. Chàng chợt thấy mình nói nhiều quá, nói một cách không thận trọng suy nghĩ. Hay là điều đó đã khiến Mộng Hân cảm thấy bị xúc phạm rồi ư? Nghĩ thế, Vũ Hàng bắt đầu lúng túng. Để che đậy cái lúng túng đó. Vũ Hàng lại tiếp:
- Tịnh Huyên có nói gì với tiểu thơ về tôi không?
- Không... không nhiều lắm.
Lời của Mộng Hân làm Vũ Hàng nghĩ ngợi, rồi một mình tự khai ra.
- Tôi lớn lên từ một giáo đường ở thành phố Hàng Châu. Giáo đường đó có tên là Thánh Mẫu, do một cha đạo người Anh cai quản. Ở đấy thu nhận biết bao là trẻ con bị bỏ rơi. Nói rõ hơn, đó là một cô nhi viện. Và tôi là một trong những đứa trẻ đó. Lúc còn nhỏ đã bị bỏ trên thềm giáo đường Thánh Mẫu.
Rồi Vũ Hàng móc trong cổ áo ra một tấm kim bài đưa cho Mộng Hân xem, tiếp:
- Lúc đó trên người tôi chẳng có một cái gì, ngoài chiếc kim bài này. Có lẽ người cha người mẹ bỏ rơi tôi, muốn ai nhặt được có chút ít lộ phí. Trên tấm kim bài đó có hai chữ Vũ Hàng. Và đó là gốc gác cái tên hiện tại của tôi. Còn họ tộc ư? Tôi được mục sư Giang nhặt được. Ông ấy đúng ra có tên là Johnson, nhưng đọc trại ra theo tiếng Tàu thành họ Giang. Đó tiểu thơ thấy không? Tôi người có gốc gác không rõ ràng so với một gia lực lừng lẫy như họ Tăng này, thì nó là một trời với một vực.
Mộng Hân lắng nghe một cách xúc động, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nàng nhìn tấm kim baì, thấy chữ viết trên đấy là chữ thảo, nét bút đẹp và mạnh mẽ. Rõ ràng là viết trước rồi sau đó mới đem khắc một kỷ vật đầy ấn tượng. Vũ Hàng cất tấm kim bài rồi tiếp tục nói:
- Lúc nào tôi cũng mang tấm kim bài này trong người vì nó là vật duy nhất thuộc về tôi. Đã lâu rồi, tôi không còn đi tìm người đã sinh thành ra tôi. Nhiều lúc tôi cũng có suy đoán, nhưng rồi... Tôi chẳng thế nào tha thứ cho cha mẹ mình được cả. Sinh ra mà không dưỡng không dạy thì... Đó là một chuyện tàn nhẫn vô cùng. Dù cho bất cứ một lý do gì, cha mẹ cũng không có quyền bỏ rơi con cái của mình như vậy. Tiểu thơ nghĩ có đúng không?
Mộng Hân gật đầu, Vũ Hàng lại tiếp:
- Mục sư Giang không những chỉ là một mục sư, ông ấy còn là một bác sĩ y khoa. Từ nhỏ tôi được sống bên ông ấy, nên học được một chút y thuật. Cô nhi viện nào có nhiều tiền? Vì vậy bất cứ một đứa nhỏ nào dù lớn hay bé mà có bệnh, là tôi với mục sư Giang đảm nhiện chạy chữa cả.
Rồi Vũ Hàng nhìn lên bầu trời cao, hồi tưởng.
- Thú thật, những ngày đó cực khổ vô cùng, nhưng đó là những ngày hạnh phúc nhất của tôi.
Mộng Hân ngẩn người ra nghe.
- Mãi đến năm tôi mười lăm tuổi, tôi mới gặp được cha nuôi hiện naỵ Lúc đó người buôn bán tại Hàng Châu và có lẽ vì muốn làm một ít điều thiện, người đã đến nhà thờ Thánh Mẫu tham quan. Trong hàng trăm đứa trẻ mồ côi, người đã chấm được tôi, chọn tôi làm con nuôi, lại đưa tôi lên trường đại học Bắc Kinh cho học ngành y cho đến lúc tốt nghiệp. Cha nuôi quả là một quý nhân trong cuộc đời tôi. Năm tôi tròn mười chín tuổi, có lần người đã mang tôi về nhà này. Tôi được cư xử như con ruột trong nhà. Người còn dạy tôi cách buôn bán tham gia vào sự nghiệp của nhà họ Tăng. Tôi không biết sao mình lại có duyên với ông ấy như vậy? Có lẽ vì cái cảm giác “gia đình” đã thu hút tôi, xóa bỏ được nỗi trống trải cô đơn của mình. Vì vậy, mà tôi đã đồng ý về đây. Sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tuổi của cha nuôi càng lúc càng cao, người cũng tin tưởng tôi nên giao phần lớn sự nghiệp lại cho tôi cai quản. cái ơn tri ngộ kia, khiến tôi càng ngày càng lún sâu vào gia đình này. Không thể rút lui được. Bây giờ ân tình, đạo nghĩa, mọi thứ như vây chặt. Tuy vậy dù có ở chung cùng một nhà, nhưng cách suy nghĩ và việc làm của tôi hoàn toàn khác hẳn. Nhiều lúc còn xung khắc, nên tôi cũng có lần suy tính chuyện bỏ đi, nhưng lại đi không đành. Địa vị tôi trong nhà này nghĩ cũng kỳ cục. Chủ không ra chủ, mà tớ không ra tớ. Tôi không biết mình là gì nữa.
Vũ Hàng nhìn lên ánh mắt thân tình.
- Nói chuyện với tiểu thơ lâu thế này, không phải tôi muốn diễn giải điều gì. Mà tôi chỉ muốn cho tiểu thơ biết tại sao lúc nội ra lệnh phạt, tôi lại chẳng có lập trường rõ ràng, tôi không giúp ích được gì cho tiểu thợ Bây giờ hẳn tiểu thơ đã hiểu rồi chứ?
Mộng Hân nhìn Vũ Hàng thật lâu. Lời của Vũ Hàng vừa trình bày đã cho Mộng Hân xúc động mạnh. Một con người chẳng giấu giếm xuất thân thấp hèn của mình lại còn muốn giúp Mộng Hân thoát khỏi trừng phạt. Mặc cảm và chính nghĩa sâu sắc, làm Mộng Hân cảm động vô cùng. Nhất là khi nghe Vũ Hàng trình bày cái địa vị của mình, “chủ không ra chủ, mà tớ chẳng ra tớ, không trên cũng không dưới lơ lửng giữa chừng” Mộng Hân lại nghĩ đến thân phận mình “Đồi thị thiên nhai luân lạc nhân, tương phùng hà tất tăng tương thức” mà đồng cảm. Vũ Hàng thì bị cái ân tình, đạo nghĩa trói chân nơi nhà họ Tăng. Còn nàng thì vì chuyện hôn nhân, cũng bị giữ chặt nơi này cùng nỗi bi ai tương tự.
Vũ Hàng thấy Mộng Hân yên lặng lo lắng.
- Có phải là tôi đã nói hơi nhiều ư? Có làm cản trở công việc gì của tiểu thơ không?
Mộng Hân sợ Vũ Hàng bỏ đi vội vã nói:
- Không có! không có! Mà anh đã lập gia đình chưa?
- Chưa, tôi chưa muốn lập gia đình. Cũng chính vì vậy mà cha nuôi cằn nhằn, mấy lần người đã chọn người cho tôi, muốn tôi thành gia thất, người nói làm như vậy người mới xong bổn phận. Nhưng tôi không chịu, chẳng hiểu sao tôi lại sợ chuyện lập gia đình.
- Sao lại vậy?
- Vì tôi cứ có cảm giác là mình có ở chốn nào đi nữa, cũng chỉ là “khách” thôi. Cuộc đời tôi chưa an định. Hiện tôi ở trong nhà họ Tăng, nhưng trong tương lai, chắc rồi sẽ phiêu bạt nơi xạ Tôi không muốn có một cái gì ràng buộc. Vả lại tôi cũng không tự tin. Tôi không nghĩ là mình sẽ mang lại được hạnh phúc cho người khác.
Mộng Hân không ngăn được nói:
- Anh phải tự tin chứ? Một người vừa nhân từ, chân thật, có tài năng, biết tiến thân như anh sẽ là đối tượng mà bao nhiêu cô gái mơ ước.
Mộng Hân tự nhiên chẳng đắn đo suy nghĩ. Mãi khi thấy khuôn mặt Vũ Hàng đỏ bừng, nàng mới giật mình nhìn xuống. Trong khi Vũ Hàng nhìn nàng với ánh mắt xúc động.
- Tiểu thơ nói hay lắm. Từ nào đến giờ tôi chưa hề nghe ai nói với mình những điều như vậy. Tôi giống như một con trâu già, chỉ húc đầu vào đá thôi.
Rồi không hiểu sao đột nhiên Vũ Hàng hỏi:
- Nếu tiểu thơ mà chưa lập gia đình, tiểu thơ có dám dùng những lời đó ca ngợi người khác không?
Mộng Hân giật mình tái mặt. Vũ Hàng biết là mình lỡ lời. Vũ Hàng lúng túng lùi ra sau một bước nói:
- Xin lỗi. Đúng ra tôi không nên hỏi tiểu thơ một câu như vậy, xin lỗi.
Rồi vội quay người bỏ đi, Mộng Hân nhìn theo. Trước mặt nàng, ngoài bóng Vũ Hàng ra là tòa nhà cao ngất của nhà họ Tăng. Mộng Hân bàng hoàng không kém.
Tối hôm ấy, Vũ Hàng lại thổi sáo. Mộng Hân ở trong phòng vẫn nghe được tiếng sáo trôi vào. Trong khi Tịnh Nam đã ngủ say trên giường, đến tận nửa khuya, tiếng sáo đang thổi chợt ngưng bặt. Mộng Hân chờ mãi, vẫn không nghe thấy tiếp. Điều đó làm nàng có cái cảm giác như vừa đánh mất một cái gì. Đứng ở trong cửa sổ nhìn ra, khói sương bao phủ bên ngoài lầu các lờ mờ trong sương. Nàng chợt nhớ đến hai câu thơ.
Nhớ Vũ Lăng, người xa
Khói mây lầu che phủ.
Vũ Lăng người xả Ai là người đang ở Vũ Lăng? Mà Mộng Hân đâu có ai ở xa đâu mà nhớ? Mộng Hân giật mình, nhưng “nhớ” một thứ kỳ lạ. Từng câu từng lời đó cứ hiện ra trong đầu. Không nhất thiết phải có người rất xa mới nhớ.
”Nước chảy bên lầu làm ai nhớ?
Tựa mắt ưu tư thêm nỗi sầu... ”
Một tuần lễ sau. Vũ Hàng theo tàu buôn của Hãng Thái Phong mang hàng đến Thượng Hải. Tịnh Huyên nói Vũ Hàng thường đi xa như vậy có lúc kéo dài cả nửa năm trời mới quay trở về nhà. Không hiểu sao, Mộng Hân lại thở phào, lòng như đã trút được mối đe dọa tiềm tàng đâu đó. Nhưng rồi cũng thấy có chút buồn buồn, nhất là mỗi khi đi ngang qua nhà thủy tạ, chẳng hiểu sao Mộng Hân lại thích dừng lại một chút. Và câu thơ “Nhớ Vũ Lăng người xa, khói mây lầu che phủ” lại hiện ra trong đầu. Bây giờ Vũ Lăng người xa như có một ý nghĩa nào đó. Mộng Hân cố xua không dám nghĩ tiếp, nhưng cũng cảm thấy “Nước chảy bên lầu làm ai nhớ? Tựa mắt ưu tư thêm nỗi sầu”.
Cái tình cảm kỳ quặc kia đeo cứng khiến Mộng Hân thẫn thờ không thôi.