Ngày 28-1-1932 Nhật bản tấn công Thượng Hải. Quân đội TQ (Tưởng) chống lại kịch liệt và chịu nhiều thiệt hại. Qua sự can thiệp của Hội Quốc liên, một hiệp ước ngừng bắn tạm thời được ký kết. Trong thời gian hai bên đánh nhau ĐCSTQ không bỏ lỡ cơ hội bành trướng đất đai, nên sau khi ký ngừng bắn với Nhật, Tưởng Giới Thạch cương quyết phải "ổn định nội bộ" trước. Tháng 5-1932 Tưởng bắt đầu chiến dịch tiêu diệt CS lần thứ tư.
Trong khi đó tại Thụy Kim, Mao đã giành được quyền lãnh đạo quân đội từ tay Chu Đức sau khi được sự hậu thuẩn của Chu Ân Lai. (Để đạt được sự hậu thuẩn này Mao cho rải truyền đơn khắp nơi ký tên Chu Ân Lai lên án chế độ Cộng sản dã man và trong khi đảng cố gắng thanh minh với công chúng cũng như với Moscow rằng đây chỉ là thư giả mạo, Mao ép Chu Ân Lai phải liên hiệp với ông.) Khi Tưởng mở đợt tấn công vào Giang Tây, Liên Xô ban lệnh cho quân cộng sản trực diện đối kháng, thì Mao một lần nữa chống lại lệnh đó mà ra lệnh rút quân, chiến lược của Mao là wait and see. Các tướng lãnh hồng quân nhất định chống lại lệnh của Mao, tình hình chỉ tạm thời lắng dịu khi Moscow rút lại lệnh tấn công mà tuyên bố ủng hộ Mao.
Tháng 1-1933 Bạc Cổ, một cán bộ cộng sản trung ương được cử tới Thụy Kim (Bạc Cổ là người luôn luôn xúi giục đảng hất cẳng Mao). Bạc Cổ, nhỏ hơn Mao 14 tuổi, được sự ủng hộ của tập thể thay thế Chu (Chu Ân Lai không tham quyền cố vị như Mao) làm tổng bí thư đảng. Bạc Cổ và Chu đánh thắng quân Tưởng nhiều trận và buộc Tưởng phải rút quân vào tháng 3-1933, chấm dứt chiến dịch diệt Cộng lần thứ tư của Tưởng. Trong cuộc chiến này, quân Tưởng không những phải chiến đấu chống Cộng, mà còn phải đối phó với quân Nhật đang up hiếp Bắc Kinh, sau khi họ đã dựng lên một chính phủ TQ thân Nhật. Liên Xô cũng góp phần không nhỏ trong cuộc chiến này bằng cách cung cấp những tin tức tình báo họ thu lượm được cho hồng quân TQ.