Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Đàn Chim Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21378 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đàn Chim Việt
Việt Dương Nhân

Ơn đền, Oán Xả
(Kính dâng mùa Phật Đản 2547 - 2003)
Thập niên 1970, Sài-Gòn sắp vào lễ Giáng-Sinh và Tết Dương-Lịch, thời tiết mát dịu, trong những thương-xá Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tự Do... mỗi tiệm người ta sửa sang trang hoàng trưng bày quần áo và tặng phẩm rất sang trọng. Về đêm, các nhà thờ và những đại lộ đèn đuốt sáng chang, rực rỡ đủ màu trông thật vui mắt...
Chiều thứ Bảy biết bao trai thanh, gái lịch, tay đan tay cùng nhau dặt dìu thả bộ tà tà ngắm cảnh rộn rịp... Trong số đó có Đặng Anh Phong và Trần Thị Thanh Vân, đôi nhân tình vào tuổi đôi mươi, sống theo thời đại mới, đang tươi cười hớn hở đèo nhau trên chiếc Vespas-Italie chạy lòng vòng trung tâm thủ-đô. Sau đó họ chạy thẳng xuống quán Nhà-Bè ăn cơm tây-cầm và gỏi tôm càng ngó sen... Hai cô cậu ngồi ăn uống, giao đầu với nhau. Phong đưa ánh mắt đa tình như soi thấu tâm hồn lãng mạn yêu đương của Vân.
Sau những lần hẹn hò... ngắn ngủi, Phong và Vân vượt qua vòng lễ-giáo. Rồi Phong từ giã Vân đi du học bên Hoa-Kỳ. Nào ngờ Vân lại mang thai. Bởi nàng ỷ y nên không hỏi địa chỉ. Nghĩ là Phong sẽ gởi thư về cho nàng sau khi đến nơi. Nhưng Vân chờ đợi mỏi mòn ngày tháng trôi qua mà vẫn bặt tin của Phong... Khi cái bụng càng ngày càng to, Vân bị gia đình ruồng bỏ, nàng đành xách gói đến nương nhờ nhà Tuyết, đứa bạn gái trang lứa cũng đang có bầu, lấy chồng người Pháp đứng tuổi, tên Michel. Ông có nhà hàng ‘’Thái Dương’’ (Le Soleil) ở Thủ-Đức.
Bốn tháng sau, Vân sanh đứa con trai kháu khỉnh đặt tên Anh Toàn. Vài tháng sau, Tuyết sanh đứa con gái đặt tên Chantal...
Đầu tháng Tư năm 1975, tình hình chiến cuộc đang sôi nổi, các tỉnh miền Trung liên tiếp thất thủ. Tuyết cùng chồng và con hồi hương về Pháp. Họ giao quyền cho Vân trông coi nhà hàng. Bé Anh Toàn được hơn một tuổi. Rồi Sài-Gòn bị cưỡng chiếm, những ngày sau 30 tháng Tư, một cuộc đổi đời khắc nghiệt do Cộng Sản Bắc Việt độc trị... Vân dẫn con tìm đường vượt biển (...). Hai mẹ con Vân được sang Pháp tị-nạn. Sau vài tuần ở trong trại tạm cư để khám sức khỏe. Vợ chồng Tuyết và Michel vào bảo lãnh Vân và bé Toàn về cư ngụ chung tại số... đường Lecourbe quận 15 Paris.
Năm sau, vào dịp học trò được nghĩ hai tuần lễ mùa đông. Vợ chồng Tuyết dắt con đi trượt tuyết. Michel bất cẩn bị lạc tay lái, xẩy ra tai nạn. Tuyết chết liền tại chỗ, Michel bị thương nhẹ, còn bé Chantal bị gãy chân mặt.
Lúc bấy giờ, Vân cảm thấy ngại ngùng ở lại, sợ ‘’lửa gần rơm’’ có ngày sẽ phực cháy bất tử... Vì người bạn thân đã khuất bóng. Bởi nàng có quan niệm sống là, không thể lấy chồng bạn, hoặc bạn chồng. Nên nàng xin phép Michel ra ở riêng. Trong hoàn cảnh gà trống nuôi con của Michel. Hơn nữa, ông đang làm quản lý cho nhà hàng ‘’Hoa Tím’’ (Fleur Violette) rất sang trọng tại trung tâm Paris. Ông năn nỉ Vân :
- Cô Vân à ! Cô và bé Toàn cứ ở lại đây đi. Tôi rất cần cô để trông nôm nhà cửa và săn sóc bé Chantal. Tôi sẽ khai báo và trả lương bổng đàng hoàng cho cô.
Vân gật đầu và nghĩ :‘’Mình mang ơn Tuyết và Michel lớn rng như trời biển. Nay vì áy ngại mà mình bỏ cha con ông ấy đi, thì mình thật là kẻ vô ơn bạc nghĩa...Chắc Michel không phải là loại người sàm bậy...’’.
Nàng ngẩng mặt nhìn Michel :
- Vâng ! Tôi sẽ ở lại đây để tỏ lòng biết ơn của ông và Tuyết đã cưu mang hai mẹ con tôi bao nhiêu năm nay.
Ánh mắt Michel sáng lên :
- Tôi thành thật cảm ơn cô nhiều.
*
Năm tháng trôi nhanh, đã hơn hai năm mẹ con Vân sống êm đềm trong căn nhà tiện nghi và rộng rải. Rồi hè tới, học sinh nghĩ học, Michel đề nghị với Vân cho hai đứa nhỏ đi nghĩ mát do nhà trường tổ chức. Vân bằng lòng, rồi nàng lo đi đặt người ta thêu tên của hai đứa nhỏ để may vào những quần áo, khăn khiếu. Hai đứa nhỏ đã đi, nhà vắng. Bỗng một đêm, Michel nhà về thật khuya. Ông tắm rửa thay đồ xong, ông gõ cửa phòng của Vân. Vân đang ngủ, giật mình ngồi dậy ra mở cửa... Michel nhào vô ôm chầm lấy Vân. Vân không làm sao cưỡng lại và không dám la làng, sợ Michel giết chết. Nàng đành nhắm mắt cho Michel mặc tình thỏa mãn ‘’con lợn lòng’’...
Sau khi Vân bị Michel làm nhục, nàng đau khổ tận cùng và ôm mối căm thù chất ngất trong lòng. Nàng chờ hai đứa nhỏ đi nghĩ hè trở về. Nàng hâm dọa với Michel là sẽ đi ra cớ bót. Michel thức tỉnh sợ ở tù. Ông năn nỉ Vân cho ông bồi thường một trăm ngàn quan. Nước đường cùng, Vân đành phải nhận tiền và cuốn gói ra đi.
Vân dắt bé Toàn ra bộ Xã-hội xin chỗ ở tạm. Một tháng sau, nàng tìm cách mướn một căn phòng nhỏ và lo cho bé Toàn vô trường. Nàng đi tìm việc lòng vòng những nhà hàng, quán rượu trong Paris. Nàng được việc; rửa ly, lau chùi trong quán rượu ‘’Bướm Say’’ (Papillon Ivre) thật sang trọng trên đại lộ Champs-Élysées. May mắn, Vân gặp được bà chủ còn trẻ đẹp, tên Corinne, người đàn bà Pháp, trạc tuổi ba mươi, tánh tình rộng rãi và rất dễ thương. Giữa chủ tớ, sau giờ làm việc hai người thường tâm sự, có lẽ đồng hoàn cảnh ‘’hồng nhan bạc phận’’ nên họ hạp nhau.
Vân làm việc một thời gian ngắn, thì trong quán có người muốn lấy phần hùn ra. Corinne hỏi Vân :
- Vân à ! Em biết nói chút đỉnh Anh-Pháp. Em có muốn hùn với chị quán này không ?
Vân ngạc nhiên :
- Trời ơi ! Em đâu có tiền nhiều !
- Thì bữa hôm, em nói với chị là em được thằng cha già Michel gì đó, ổng đền em cả trăm ngàn quan. Nay, số tiền ấy, em còn để dành không ?
- Em xài thâm gần mười ngàn rồi.
- Hùn với chị một phần tư, rồi từ từ sau này em có tiền chị sẽ nhường thêm một phần tư nữa. Nếu em muốn, em chỉ bỏ ra bảy mươi lăm ngàn quan là đủ rồi.
- Vậy hả chị ? Thôi, để em về suy nghĩ lại. Vì, nếu em hùn với chị, em phải lo gởi con em vô trường nội trú.
- Được rồi. Nè, có gì để chị giới thiệu bé Toàn vào trường ‘’Saint-Thomas’’, trường mà Jean-Marc, con trai của chị hiện đang học trong đó. Trường này tốt lắm, học hết bậc tiểu học là họ tự động chuyển trường khác lên đến đại học luôn. Em khỏi phải lo.
- Thật, chị tử tế quá. Em thành thật cảm ơn chị.
- Chị thấy em có tâm hồn chân thật. Đồng phận gái giúp đỡ nhau chớ có gì đâu mà lắm ơn nghĩa em !
Mọi việc xuôi chiều. Corinne giúp cho mẹ con Vân vô dân Tây và đổi tên Trần Anh Toàn ra thành Antoine Trần ...
*
Hai mươi lăm năm sau...
Antoine Trần, con trai của Vân, học hành rất giỏi và trở thành một vị bác sĩ trẻ nổi tiếng về chuyên khoa giải phẫu chân tay, xương chậu. Cậu làm trong nhà thương ‘’Sport’’ ở quận 5 Paris. Cậu thấy mẹ mình đã lớn tuổi mà vẫn còn lo làm việc. Cậu hay khuyên mẹ nên bán lại phần hùn...
Một hôm Vân tâm sự với Corinne :
- Chị Corinne ơi ! Con em khuyên em nên giải nghệ nghề bán rượu. Em cũng thấy mệt mỏi rồi.
Corine đưa ánh mắt dịu dàng nhìn Vân :
- Con trai của chị cũng khuyên chị như vậy. Chị chưa kịp nói với em, nay em nói ra trước. Chị cũng muốn đi hưu trí cho rồi. Vậy, hôm nào rảnh rang, tụi mình đi đăng báo bán luôn nha Vân !
Vân nhào lại ôm vai Corinne :
- Thật hả chị ? ... Jean-Marc, con chị trở thành ông kỹ sư, Toàn, con em là bác sĩ, mà hai bà mẹ tóc đã chen sương mà còn đứng bán rượu. Thật, tội nghiệp cho các con mình !
Corinne cười đắt chí :
- Nhờ hai đứa nhỏ học trường Đạo từ thuở bé, nên tánh tình hiền từ không dám ngăn cản tụi mình. Chứ gặp con người khác thì hổng biết chuyện gì đã xẩy ra rồi !... Mấy chục năm, hai chị em mình tích tụ nhiều kỷ niệm với biết bao khách quen thuộc. Bao nhiêu ông đã qua đời, bao nhiêu cậu sinh viên nay đã làm Ông-lớn ! Nay, tụi mình giải nghệ, chắc họ sẽ buồn !
Vân mỉm cười :
- Họ không buồn đâu. Em nghĩ, chắc họ sẽ ăn mừng đấy chị à !
Corinne gật đầu :
- Có thể, có thể lắm em à... !
- Chỗ này thế nào cũng có một cánh hoa hồng tươi thắm. Một nàng trẻ đẹp nhào vô thay chị em mình. Vì tụi mình, bây giờ thuộc loại hoa tàn-tạ rồi !
Ánh mắt Corinne bỗng dưng buồn, nàng gượng cười :
- Chị mong như vậy ! Cho mấy cánh ‘’Bướm Say’’ tiếp...
*
Một ông Tây, ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc bạc trắng, bước vào nhà thương ‘’Sport’’. Ông nhìn dáo dác, đi đến cô tiếp viên và hỏi :
- Chào cô ! Thưa cô ! Xin cô cho tôi gặp bác sĩ Trần.
Cô tiếp viên tươi cười :
- Chào ông ! Thưa ông ! Ông tên chi ? Ông có hẹn với bác sĩ Trần à ?
- Không ! Xin cô cho tôi cái hẹn.
- Hiện bác sĩ Trần đang có mặt. Để tôi hỏi thử nha !
Cô tiếp viên, bấm điện thoại và hỏi :
- Thưa, bác sĩ, có ông khách muốn gặp bác sĩ.
- Được, cô mời ông vào.
Ông Tây, tức là ông Michel. Ông nghe tiếng bác sĩ Trần rất giỏi về mổ chân. Ông tìm đến để lo chữa cái chân của Chantal, con gái ông hiện vẫn còn đi khập khểnh. Ông bước vào phòng, bác sĩ Trần đứng lên bắt tay chào và mời ngồi. Ông Michel kể lể thân phận, cắt nghĩa, phân trần về cái chân của đứa con gái bị tai nạn xe hơi hơn hai mươi năm về trước. Ông Michel không nhìn ra Toàn, và Toàn cũng không một mải mai nào nhớ ông được. Nhưng khi nghe ông Michel nói, trong ký ức của Toàn mang mán nhơ nhớ... Rồi Toàn cũng không lấy làm quan trọng. Mà cậu chỉ nghĩ đến lương tâm nghề nghiệp của mình thôi. Ông Michel lấy hẹn, rồi đưa Chantal đến khám bệnh và định ngày giải phẫu.
Cuộc giải phẫu kết quả tốt đẹp.
*
Ba tháng sau, Chantal đi đứng như người bình thưòng. Lúc bấy giờ ông Michel rất mực giàu có, ông làm chủ chánh thức nhà hàng ‘’Fleur Violette’’ mà ngày xưa ông làm quản lý. Ông nổi tiếng có ‘’máu mặt’’ trong Paris. Ông bỏ tiền đăng rất nhiều báo chí để tạ ơn bác sĩ Antoine Trần, và nhã ý gả con gái mình...
Trong mấy tháng, Toàn và Chatal có mấy cuộc hẹn hò nhau đi ăn, đi xem xi-nê. Tình cảm của cô cậu bắt đầu vào cuộc tình gần gũi hơn...
Một đêm đẹp trời, ông Michel mời Toàn đi dùng cơm ngoài nhà hàng ông. Ông và Chantal đến rước Toàn. Sau khi dùng bữa cơm Tây thượng thặng tại nhà hàng ‘’Pré C.’’ xong. Trên đường về, ông Michel mời Toàn đi uống ‘’dégestif’’, ông nói :
- Xin mời bác sĩ đi tiếp với chúng tôi. Vì có một quán rượu rất sang trọng giữa trung tâm đang đăng báo bán. Tôi nghe tiếng mà chưa bao giờ đến. Sẵn dịp, mình đến uống và xem coi. Có gì tôi sẽ mua lại cho Chantal trông nôm...
Chiếc xe Mercedes màu xám bạc dừng ngay cửa quán rượu ‘’Papillon Ivre’’, Toàn giựt mình, nhưng làm bộ làm tĩnh. Cậu nghe vui vui trong lòng và nghĩ : ‘’Kể như mẹ mình sẽ nghĩ làm việc rồi !’’. Quán khuya, đèn muộn, khách vắng... Ba người bước vào... Toàn lại chào ông nhạc sĩ dương-cầm, ôm hun Corinne, hun mẹ và giới thiệu :
- Thưa ông Michel, đây là mẹ tôi...
Ông Michel rất đổi ngạc nhiên. Ông gật đầu và bắt tay Vân :
- Dạ, chào bà !
Toàn nói tiếp :
- Ông là chủ nhà hàng ‘’Fleur Violette’’ đó má. Còn đây là cô Chantal, con gái của ông, là bệnh nhân, con vừa chữa khỏi cái chân của cô, mà con có kể cho má nghe hôm trước đó.
Vân gật đầu chào, mà ánh mắt nàng phừng phừng lửa hận... Nàng nén lòng, đi vòng vào sau ‘’comptoir’’, đứng nhìn Corinne. Corine hiểu ý, nàng đem carte rượu đưa cho khách. Toàn vào trong đứng gần mẹ và hỏi nhỏ :
- Má không được khỏe hả má ?
Vân im lặng lắc đầu. Toàn hỏi tiếp :
- Sao mặt má đỏ quá vậy ? Coi chừng áp huyết cao đó má à !
Đằng này, ông Michel cũng lặng im. Hơn một giờ khuya, sắp đóng cửa. Ông nhạc sĩ dương-cầm tuổi quá lục-tuần, dáng người ốm yếu đang ngồi nhâm nhi ly rượu đỏ. Ông liền đệm bài ‘’Đừng Xa Tôi’’ (Ne me quitte pas) của Jacques Brel.
Ông Michel nói với Corinne :
- Bà cho tôi ba ly Cognac ‘’Napoléon’’.
Toàn lịch sự, đi ra cụng ly với ông Michel và Chantal. Họ không nói gì, mà chỉ lặng thinh như đang lắng nghe đệm dương-cầm. Khoảng mười lăm phút sau, Toàn nói :
- Dạ, thưa ông ! Đã khuya quá rồi. Chút nữa, tôi về chung với mẹ tôi, ông khỏi mất công.
Ông Michel gật đầu. Ông móc trong bóp ra tờ giấy năm trăm quan để trên bàn, rồi cùng Chantal đứng dậy chào tất cả, ông và con ra về.
Toàn lái xe, mẹ cậu ngồi bên, lòng cậu vui lắm. Còn bà Vân thì đầu óc đang quay cuồng những kỷ niệm buồn đau khi xưa... Bất chợt, Toàn hỏi :
- Má thấy cô Chantal đẹp không ? Mẹ cô ấy là Việt Nam đó má !
Vân thở ra :
- Má biết mẹ cô và mang ơn mẹ cô ấy nhiều lắm...
Toàn giật mình làm chiếc xe hơi chao đảo, cậu liền hỏi :
- Má ! Má nói gì ? Má biết mẹ của Chantal hả ?
- Để về nhà, hoặc hôm nào rảnh má sẽ kể cho con nghe.
- Con nóng ruột muốn biết liền...
- Vậy là con và cô Chantal có gì rồi phải không ?
- ... ... ! ! !
Hai mẹ con Vân về đến nhà, thay đồ xong, Toàn ra salon ngồi nghe mẹ kể...
(......)
Đã hơn ba giờ sáng... Toàn thở ra và nắm tay mẹ :
- Nghĩa tình cao chất ngất, mà oán hận cũng thẳm sâu... Má ơi ! Ở đời, ai cũng có khi lầm lỗi... Má à ! Ơn đền, oán xả nghe má !
Vân nhích lại gần và đưa tay vuốt tóc con :
- Má không xả bỏ, thì má làm gì bây giờ ? Má đâu có bao giờ muốn ai khổ, nhứt là con của má... Thật, sống một kiếp người, nếu gặp tai họa khổ sỡ tận cùng. Rồi sau đó, ông trời cũng đền bù lại phước lành. Phước-họa thường hay đi đôi con à ! Nhờ gặp những tai họa dồn dập, nay má mới được có thằng con làm ông bác sĩ hiền từ như vầy nè...
Toàn ngả đầu vào mẹ :
- Con cảm ơn Trời-Phật, và cảm ơn người mẹ tuyệt vời của con đây...
*
Tà áo trắng, ban mai thuở ấy,
Chiều hoàng hôn, chợt thấy nắng hồng
Ai nào hiểu, ánh mắt trong,
Có bao nổi khổ chất chồng tuổi xuân ?
(Ngoại ô Paris, hoàng hôn 17-05-2003)

<< Lời giới thiệu về nhà văn Việt Dương Nhân | Vầng Trăng Của Mẹ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 248

Return to top