Mùa đông năm nay, Hạ Lỗi đến Đại Lý thế là chẵn một năm. Anh kịp xây dựng một ngôi nhà nhỏ của mình, một mảnh vườn nhỏ, bức tường "chiêu bích", thuyền đánh cá và dụng cụ săn bắn của mình ... Anh dường như toàn biến thành một người tộc Bạch.
Anh cùng người tộc Bạch trở nên thân mật không thể tách rờị Khi anh xây dựng ngôi nhà nhỏ, cả nhà Tắc Vi và người tộc Bạch đều tham giạ Mọi người giúp anh trộn vữa xây gạch, chạm trổ cửa lầụ Khi anh đóng chiếc thuyền nhỏ, người tộc Bạch cũng giúp anh tìm gỗ đóng thuyền, còn vì anh làm lễ hạ thủy thuyền. Tắc Vi vì anh dệt lưới đánh cá, Đao Oa đưa đến cả bộ đồ câụ Để biểu thị sự bái phục đối với anh, Tắc Vi còn đưa đến cung tên và những dụng cụ săn bắn, hoan nghênh "vị thần bản chủ" này ở lâu đài tại đâỵ Về chuyện xưng hô "thần bản chủ" giữa anh với người tộc Bạch, dù cho anh có cố gắng giải thích thế nào họ cũng không sáng ra được, càng nói họ càng mù mờ. Nhất định có một lần, anh cố sức khắc phục thói mê tín của người Tộc Bạch, cứu cho hai đưa trẻ sinh đôi ... Người tộc Bạch cho rằng, thai sinh đôi là đắc tội với thiên thần, cần phải đem hai đứa trẻ đó tế trời, nếu không trời sẽ giáng tai ương xuống cho dân chúng. Hạ Lỗi dùng sức mạnh của sinh mệnh mình bảo vệ cho hài nhi khỏi bị hại, bởi anh là thân bản chủ nên mọi người mới nửa tin nửa ngờ. Cha mẹ hai đứa hài nhi ấy vô cùng biết ơn Hạ Lỗị Trại ba phục cả từ lòng dạ đến lý lẽ, nhất tâm nhất y muốn học pháp thuật của "thần bản chủ". "pháp lực" của vị "thần bản chủ" này, cứ một đồn mười, mười đồn trăm, xa gần nức tiếng.
Hạ Lỗi biết muốn trừ bỏ sự mê tính của người tộc Bạch, không phải là việc một sớm một chiều, anh không vội, vẫn còn có thời gian. Anh bắt đầu dạy người tộc Bạch nhận mặt chữ, bồi đắp cho họ tri thức về y học, đem phương pháp khoa học mình đã học được ở trường áp đụng vào việc chăn nuôi và trồng trọt. Thu hoạch hết sức chậm chạp, nhưng đã thấy hiệu được hiệu quả. Người tộc Bạch ngày càng kính phục anh. Họ sợ nhất là "thần bản chủ" một ngày kia sẽ bỏ họ mà đị Họ cũng tỏ ra quan tâm tới việc "bản chủ thần" vẫn không có một vị "bản chủ thần nương nương". Các cô gái tộc Bạch đều hát hay múa đẹp, cũng thường thường "túi thêu hoa sen" lên tặng cho Hạ Lỗi, chỉ có điều vị thần bản chủ này không hiểu sao lại không màng đến chuyện tình cảm. Tắc Vi cận kề lâu nay bên Hạ Lỗi, dường như anh không có cách nào chiếm được trái tim anh.
Một hôm Hạ Lỗi cùng Tắc Vi đi câu cá ở Nhĩ Hảị Bỗng nhiên trên trời cuốn mây đùn, xuất hiện một lớp mây sà thấp che ánh mặt trời đị Tắc Vi ngẩng đầu nói rành rọt:
- Anh xem, kia là mây Vọng Phu!
- Cô nói cái gì? Cô nói cái gì? Hạ Lỗi chấn động nhìn trừng trừng Tắc Vị
- Mây Vọng Phu - Tắc Vi hoang mang bối rối, nhìn Hạ Lỗi, không hiểu sao anh lại khích động như vậỵ Cô lấy ngón tay chỉ lên không - Thứ mấy này là "mây Vọng Phủ" Rất nổi tiếng của Đại Lý chúng tôi đấỵ
- Mây Vọng Phủ Hạ Lỗi kinh ngạc khôn xiết. Sao lại gọi là "mây vọng phu"
- Đám mây này là từ một người đàn bà biến ra! Tắc Vi mở cặp mắt đen, từ tốn giải thích - Mỗi khi mây Vọng Phu xuất hiện thì sắp có gió lớn, gió sẽ thổi rẽ nước Nhĩ Hải, lộ ra một con la bằng đá ở trong đó! Bởi vì con la đó, là chồng của người đàn bà!
Hạ Lỗi ngây người ra nhìn Tắc Vi, lòng lâng lâng với những kỷ niệm ngày xưa ...
- Chuyện này xảy ra hơn một nghìn năm về trước. Người đàn bà đó là con gái của vua Nam Chiếụ Tắc Vi nói tiếp Công chúa từ nhỏ được hứa gả cho một vị tướng quân. Nhưng cô lại yêu một người đi săn ở Thương Sơn mười chín ngọn. Bất kể sự phản đối của gia đình, cô cùng người thợ săn kết làm vợ chồng và cùng sống ở trong một hang núị Vua Nam Chiếu giận quá, liền mời một pháp sư đến làm phép, đánh người thợ săn rớt xuống Nhĩ Hải, biến thành một khối đá. Chúng tôi gọi khối đá là con la đá. Công chúa đau buồn lâm bệnh rồi chết trong hang núi ấỵ Sau khi chết, cô hóa thành một vầng mây, bay đến phía trên Nhĩ Hải, dẫn tới cuồng phong, thổi rẽ Nhĩ Hải ra, cho tới khi nhìn thấy con la đá đó mới thôi! Đó là "mây vọng phu" mà ở vùng chúng tôi ai ai cũng biết!
Hạ Lỗi không tin nổi ngẩng đầu nhìn trời, lại nhìn Nhĩ Hải, lại ngẩng đầu nhìn trời, tâm trạng hết sức hoang mang. Anh nói như than thở:
- Tôi nghĩ là tôi đã từ núi Vọng Phu chạy thoát! Sao lại còn có mây Vọng Phủ Sao lại như thế được? ...
- Ấy ấy! Tắc Vi kêu to - Anh đừng động mạnh, thuyền sắp lật rồi! Thật đấy, thuyền sắp lật rồi! ...
Tắc Vi vừa đứt lời thì thuyền lật thật. Hạ Lỗi cùng Tắc Vi rơi xuống nước. Ngay cả một xâu cá buộc trên thuyền, cũng theo đó mà trở về Nhĩ Hảị May mà Tắc Vi rất quen với nước, lôi Hạ Lỗi bơi vào bờ. Hai người ướt lướt thướt, nước rỏ ròng ròng, lạnh đến nỗi răng đánh vào nhau cầm cập. Tắc Vi chăm chú nhìn vẻ hoảng hốt của Hạ Lỗị Đột nhiên nhịn không nổi, cô cười phá lên:
- Té ra là thần bản chủ không biết bơi! Tôi cứ nghĩ thần bản chủ thì cái gì cũng làm được!
- Tôi đã nói với cô hàng trăm lần rồi, tôi không phải là ...
- Thần bản chủ! Tắc Vi vội tiếp. Nói xong, cô nhanh nhẹn chạy đi lượm cành cây để nhóm lửa sưởi ấm cho cá hai người
Trong lúc ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa, Hạ Lỗi đã kể cho Tắc Vi nghe về họn Vọng Phu và Mộng Phàm. Đây là lần đầu tiên anh kể cho Tắc Vi nghẹ
- Bây giờ tôi mới biết ý nghĩa của hai chữ Mộng Phàm! Cô cảm động tiếng nói nghẹn ngàọ Đột nhiên, nhiệt tình bốc lên, cô đưa tay ra nắm chặt lấy tay Hạ Lỗi, sôi nổi nói - Hòn Vọng Phụ của anh xa xôi tậm phương bắc, bây giờ anh ở phương nam, lìa nơi đó càng xa càng xa, phải vậy không? Đừng nghĩ ngợi nữa, đừng thương tâm nữa ... Tôi ... hát điệu tử cho anh nghe nhé! Cô liền cất giọng hát trong trẻo và uyển chuyển:
Đường lớn cũng một đường
Đường nhỏ cũng một đường,
Đường lớn đừng nhỏ tùy anh lựa,
Đường lớn thênh thang ra cửa thành,
Đường nhỏ khuất khúc quanh co qua cầu nhỏ.
Qua cầu nhỏ, đến sườn non,
Đường lờn đường nhỏ đều một đường
Đi tới đi lui thì cũng vậy,
Kia hoa tựa cửa thêu túi sen,
Thêu túi sen đeo lưng chàng,
Túi sen may cho đều,
Đường chỉ quấn cho đều,
Quấn chặt lòng chàng, chẳng rẽ nhau ...
Điệu tử hát được một nửa, Đao Oa đi dọc theo bờ, tìm đến nơị
- Các người nhóm lửa làm gì? Nướng cá ăn à?
- Cá? Hạ Lỗi lúc này mới nhớ ra, quay đầu nhìn - Hỏng rồi, cá rơi cả xuống nước hết rồi!
- Cá rơi cả xuống nước? Đao Oa nhìn Tắc Vi, lại nhìn Hạ Lỗi, - Cả hai người cũng rơi xuống nước có phải không?
- Đúng vậy, chúng tôi ở trên thuyền chuyện vãn, tôi bỗng đứng lên ... thuyền không hiểu sao lại lật ...
Không giải thích còn đỡ, giải thích một cái lại càng mờ ám. Đao Oa chưa nghe xong đã đẩy vẻ cười cợt, tay múa chân nhảy, miệng líu lo:
- Hay, hay! Các người rơi cả xuống nước, rồi ngồi ở đây hong quần áo, hát điệu tử, hay! hay! Các người cứ hong quần áo, hát điệu tử tiếp đi, tôi về nhà đây ...
Đao Oa vừa kêu vừa chạy như bay đị
- Đao Oa! Đao Oa! Hạ Lỗi vội kêụ
Nhưng Đao Oa đã không còn thấy hình bóng đâu nữạ Anh không biết làm thế nào, quay đầu lại nhìn thấy Tắc Vi đôi mắt rất sáng vì ánh lửa hắt vào và khuôn mặt ửng đỏ như say rượụ
Tối hôm đó, cha mẹ Tắc Vi mang một tấm da dê thuần trắng đến nhà nhỏ của Hạ Lỗị Hai người điều cười đến cả không khép nổi miệng:
- Đây là tấm da dê của hồi môn của Tắc Vị Chúng tôi đã lựa chọn nó lâu rồị Đó là từ một ngàn con dê trắng chọn rạ Anh xem, một sợi lông tạp cũng không có! Cha Tắc Vi nói:
- Những sính lễ "tám bát lớn" đều miễn! Anh từ nơi xa đến chúng đòi hỏi gì cả! Tất cả lễ tiết theo quy cũ, nhà gái chúng tôi lo liệu hết! Mẹ Tắc Vi nói "Điêu mai" đã sao tấm xong rồi, còn như "đằng cơ" tức là mũ của cô dâu, cũng đã chế xong từ lâu rồi!
- Hôn lễ định vào mồng ba tháng giêng, là ngày tốt! Bà con ở tám thôn chín trại gần đây đều có mặt. Chúng tôi phải làm cho hai người một đám cưới kiếu tộc Bạch to nhất! Mọi người ca hát, nhảy múa, uống rượu, vui ba ngày ba đêm.
Cha Tắc Vi nóị
- Anh không phải lo gì cả, cứ việc làm tân lang đi! Mình anh từ trên chí dưới, mặc gì đội gì, đều do chúng tôi may sắm. Tôi cam đoan với anh, hai người sẽ là tân lang và tân nương bảnh bao nhất của tộc Bạch!
Hạ Lỗi bị động đứng lên, mở mắt rất tọ Đó là ý trời chăng? Mình phải đi xa xôi đến Đại Lý, mới tìm được một nửa của mình? Trước đây ở Bắc Kinh mũ lọng san sát, chỉ thấy mình ôm bầu nhiệt huyết suông. Ngày nay đến Đại Lý, chốn Đào nguyên ngoài đời, mới phát hiện ra ý nghĩa của "cuộc sống". Anh nhớ lại năm nào đó, từng nói với Khang Bỉnh Khiêm:
- Chưa biết chừng tôi gặp một cô gái thôn quê, cũng là hạnh phúc một đời rồi!
Anh chăm chú nhìn hai người già đang hớn hở, đưa tay từ từ đỡ lấy tấm da dê trắng. Cái ấm áp trên da trên, khiến anh bỗng nhớ lại rất lâu trước đây anh cũng từng có cảm giác như thế từ con gấu đồ chơị Con gấu nhỏ ấy tên là Song song. Tim anh bỗng quặn thắt. Không, qua rồi! Chuyện rất lâu về trước đều qua cả rồi! Anh cầm tấm da dê rồi ôm chặt vào ngực.