Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Tôtem Sói

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 43451 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tôtem Sói
Khương Nhung

Chương 36

Qua đường biên phòng liền trông thấy dãy Đen ẩn hiện xa xa, Dương Khắc liền cho xe chạy chậm theo con đường đất trên thảo nguyên.
Trần Trận thở dài, nói: Sự tồn tại của sói là tiêu chí tồn tại về sinh thái trên thảo nguyên. Không còn sói, thảo nguyên cũng không còn hồn. Hiện nay cuộc sống trên thảo nguyên đã biến chất, mình rât nhớ màu xanh ngọc của đồng cỏ nguyên thuỷ. Là con người hiện đại, trên đất Hán trung nguyên tối kị muốn trở lại như cũ, vì như vậy là trở lại nông canh, trở lại phong kiến chuyên chế và "nồi cơm to" (ăn tập thể). Nhưng đối với thảo nguyên, mong muốn trở lại như cũ là tình cảm hiện đại nhất của con người hiện đại.
Dương Khắc lấy ngón tay day day huyệt thái dương, nói: Mình cũng hoài cổ, về tới thảo nguyên, trong đầu mình toàn là hình ảnh du mục nguyên thuỷ. Những chuyện hai ba mươi năm về trước mà tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua.
Dương Khắc lại nói: Sau khi về thành phố, ai làm việc người ấy, nhưng cậu nên giới thiệu cho mình biết kết quả nghiên cứu mà cậu khổ công trong bao nhiêu năm.
Trần Trận nói: Những năm gần đây, mình có cách tiếp cận và lập trường hoàn toàn mới để nhận thức lại văn hoá nông canh và quốc dân tính của dân tộc Hoa Hạ, như vậy có thể làm rõ nguồn gốc của "con bệnh Trung Quốc" thuộc phạm trù "bệnh cừu", "bệnh gia súc".
Dương Khắc nói: Chúng mình vừa qua một cuộc trải nghiệm, tinh thần du mục thảo nguyên vẫn còn, nên dùng nó để phân tích xem sao.
Trần Trận nhập cuộc ngay lập tức, anh giằn giọng, nói: Căn bệnh của Trung Quốc là ở nông canh và tính cách nông canh. Trước kia, trong giới trí thức đã có người đặt vấn đề như thế, nhưng phê phán không sâu và không triệt để, lại vấp phải sự chống đối và phê phán ngược quyết liệt. Mình cho rằng, cuộc đấu tranh tư tưởng liên quan đến vận mệnh Trung Quốc này sở dĩ kéo dài suốt một thế kỷ không kết thúc. chính là vì chưa tìm ra loại vũ khí phê phán có hiệu lực. Đối với ý thức nông canh sâu đậm và có truyền thống của Trung Quốc, phê phán linh tinh không tác dụng, mà phải phê phán và thanh toán trên bình diện lịch sử, phân tích có hệ thống, mà quan trọng nhất là phải sử dụng vũ khí tinh thần của du mục là loại vũ khí có lịch sử lâu đời hơn, sức sống mạnh mẽ hơn, sức chiến đấu kiên cường hơn nông canh.
Mình nói tinh thần du mục ở đây là tinh thần đại du mục, không chỉ khoanh lại trong tinh thần du mục thảo nguyên, trong tinh thần "du mục" trên biển, mà còn bao gồm "du mục" trong vũ trụ mà vẫn mang dáng vẻ tiến nhanh tiến mạnh của thế giới hiện đại. Trong lịch sử, tinh thần đại du mục không những xoá bỏ chế độ nô lệ dã man của La Mã và chế độ phong kiến chuyên chế đen tối trung thế kỷ, phát triển thị trường và "đồng cỏ" rộng lớn ở hải ngoại, mà còn đang hăng hái tấn công vũ trụ, nhằm phát triển "đồng cỏ vũ trụ" càng rộng lớn hơn, giành không gian sinh tồn thoáng đãng hơn cho nhân loại. Tinh thần du mục này lấy tính cách mạnh mẽ của sói làm nền tảng. Chuyện"Sói bay" trên thảo nguyên chẳng qua là muốn bay lên trời, bay vào vũ trụ đó thôi.
Dương Khắc khen: Mở đầu khá đấy, trúng phóc điều mình thích thú nhất.
Trần Trận lôi trong cặp ra một kẹp tài liệu đánh máy vi tính, hắng giọng, nói: Báo cáo của mình hơi dài, mình không đem theo bản in mà chỉ đem theo đĩa mềm. Lần này cùng cậu về thảo nguyên, minh muốn trình bày để cậu góp ý. Hôm nay chỉ trình bày vắn tắt để cậu bổ sung.
Dương Khắc nói: Được.
Trần Trận nói: Mình thấy khiếm khuyết chí mạng của văn minh nông canh Hoa Hạ là ở chỗ trong nền văn minh nông canh không có cạnh tranh sinh tồn khốc liệt sâu rộng hơn so với đấu tranh giai cấp.
Dương Khắc gật đầu, nói: Nhưng văn minh du mục thì ngược lại, sự cạnh tranh sinh tồn trong cuộc sống du mục rất tàn khốc và rất phổ biến. Xã hội nông canh làm gì có chuyện không ngừng cạnh tranh sinh tồn. Thầy nghiêm thì trò giỏi. Cạnh tranh quyết liệt sinh ra những đàn sói, những chiến mã, những dân tộc mạnh mẽ. So sánh hai hoàn cảnh sinh tồn là có thể nhận ra hai tính cách khác biệt. Quả là có sự khác biệt giữa sói và cừu. Thảo nào dân tộc thảo nguyên thường ví mình như sói, ví dân tộc nông canh như cừu. Những năm đó Lanmutrắc không gọi mình là Dương Khắc, mà gọi kèm theo tên âm "e", coi mình như cừu mới sinh, quật mình liên tiếp năm sáu cú, mấy cô gái Mông xinh đẹp nhìn anh ta cười tán thưởng. Lanmutrắc còn chỉ cô Xazânxĩxicơ, bảo mình, "Làm sao dám gả cô gái xinh nhất vùng Ơlôn cho con cứu non như cậu, cô ta nổi cơn chén béng cậu thì làm thế nào? Mọi người cười ồ, mình cũng cười. Cười nhưng nước mật đắng lên họng. Cuộc rượu hôm vừa rồi anh ta có nhắc tới chuyện đó.
Trần Trận cười buồn: Hồi áy chúng mình chẳng làm nên trò trống gì, lên thảo nguyên đã mấy năm mà vẫn không cắt được cái đuôi "cừu". Nhưng còn triệu triệu người Hán thì sao? Khi mới lên thảo nguyên, câu nói xúc phạm mình nhất là, mục dân gọi ngươi Mông Cổ là sói, gọi người Hán là cừu. Nó giáng một đòn khá mạnh vào tư tưởng "đại Hán" của mình. Chính vì bị cú đả kích về tinh thần đó, mình quyết tâm nghiên cứu sói và cừu, nghiên cứu tinh thần và tính cách hai dân tộc…
Ô tô chạy qua nơi ông già Pilich chỉ huy đánh vây xưa kia. Dương Khắc ngậm ngùi, nói: Trận đánh năm xưa vẫn như đang bày ra trước mắt. Chúng mình tận mắt chứng kiến kỵ binh thảo nguyên anh dũng thiện chiến như thế nào. Đó mới chỉ là một trận bủa vây thông thường. Bọn mình hồi học trung học cũng tham gia một cuộc đi săn của nông dân, chẳng có gì đáng học.
Trần Trận hỏi: Cậu đã suy nghĩ vấn đề này chưa? Vì sao thời kỳ Chu Tần Hán Đưòng dân tộc Hoa Hạ từng đánh cho Khuyển Nhung, Sơn Nhung, Hung Nô, Đột quyết không còn mảnh giáp? Tới Hán Đường vẫn còn mấy trăm trận ác chiến, tiêu diệt hoặc đánh đuổi Bắc Hung Nô và Tây Đột Quyết hùng mạnh. Đây là thời kỳ huy hoàng nhất của Trung Quốc cổ đại, về mặt văn hoá cũng phát triển rực rỡ. Vì sao thời kỳ ấy dân tộc Hoa Hạ lợi hại như thế, tính cách dân tộc kiên cường dũng mãnh như thế?
Dương Khắc trả lời không cần nghĩ: Mình nghĩ thời kỳ đó dân tộc Hoa Hạ đang trong giâi đoạn đi lên, giai đoạn đi lên thường tràn đầy sức mạnh.
Trân Trận nói: Mình thì cho rằng, khi ấy trong huyết quản dân tộc Hoa Hạ còn đậm "máu sói". Nhân loại thoát thai từ dã thú. Thời kỳ viễn cổ, thú tính sói tính trong con người rất mạnh. Đây là điều kiện cơ bản để con người tồn tại được trong cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt hàng mấy chục vạn năm. Không có tính cách dũng mãnh đó, nhân loại đã bị hoàn cảnh thiên nhiên ác liệt và bầy thú đào thải từ lâu. Nhưng thú tính sói tính cũng gây nguy hại rất lớn cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nếu như người trong một nước đều như sói xâu xé lẫn nhau thì tất cả sẽ chết, sẽ tuyệt diệt, Nền văn minh của nhân loại được phát triển trên cơ sở chế ngự và điều khiển thú tính và sói tinh tự thân của nhân loại. Đây là một trong những ván đề cơ bản mà các bậc thánh hiền, các nhà tư tưởng, các nhà chính trị xưa nay của Trung Quốc và nước ngoài đã suy nghĩ. Nhưng nếu tiêu diệt hoàn toàn thú tính sói tính trong nhân tính của con người, thậm chí thay vào đó bằng "cừu tính", "gia súc tính", như vậy loài người mất đi điều kiện cơ bản để sinh tồn, bị đào thải trong cuộc cạnh tranh tàn khốc, mà văn minh nhân loại cũng không còn gì để bàn.
Do vậy, nếu không có nhân loại nửa dã man thì văn minh nhân loại không được duy trì và tiến những bước dài. Con đường phát triển của các dân tộc phương tây là duy trì nửa dã man trong nhân tính, còn dân tộc Hoa Hạ thì cố sức đi theo con đường phát triển văn minh nông canh "phi dã man" trong nhân tính. Nói một cách hình tượng, phương tây đi theo con đưòng "văn minh sói", còn Hoa Hạ đi con đường "văn minh cừu", người ta phát triển thuận lợi từ "dã man sói cổ đại" lên "văn minh sói cổ đại", lên "văn minh sói hiện đại", giờ đây đang diễn tiến theo hướng "người văn minh" viết hoa, trong tương lai. Mà chúng ta thì không biết còn bao nhiêu giai đoạn nữa, hơn nữa lại còn trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Xưa kia các thánh hiền lương thiện chất phác của Hoa Hạ, bị hạn chế bởi các giai đoạn lịch sử, ra sức khắc kỷ phục lễ, thực hiện lý tưởng đại đồng, coi của cải trong thiên hạ là tài sản chung, cho rằng chỉ cần khắc phục sói tính trong nhân tính là lý tưởng trên được thực hiện. Vì vậy, về giáo hoá tinh cách, Nho giáo hàng ngàn năm dạy người ta: "Làm người thì phải dịu dàng đôn hậu". Thé nhưng trên đời này, tính cách bò cừu là "dịu dàng nhân hậu" nhất. Lời dạy của Nho gia rõ ràng mang nặng tính chất nông canh tôn sùng cừu, ghét bỏ sói. Đến lý học đời Tống lại càng cực đoan, ra sức cổ suý "tồn thiên lý, diệt nhân dục", ham muốn bình thường nhất cũng diệt, còn như diệt thú tính sói tính trong nhân tính thì khỏi cần phải nói. Trên cơ sở tồn tại dân tộc nông canh, trải qua hàng ngàn năm giáo hoá rèn cặp, tầng lớp trí thức Hoa Hạ đều là bậc quân tử khiêm nhường ôn hoà nhân hậu, hạ tầng Hoa Hạ nhan nhản nhứng lương dân thuận dân hèn nhát yếu đuối bị người khinh rẻ. Tính cừu trở thành quốc dân tính của người Hoa Hạ. Con đường này quá cực đoan, sau đó, đàn cừu đôn hậu gặp đàn sói thảo nguyên hung tợn, kết quả bộ "Nhị thập tứ sử" đã chép: Máu chảy thành sông! Rồi sau, thế giới trở nên nhỏ bé, "văn minh cừu "của Hoa Hạ đôn hậu gặp "văn minh sói" phương tây hung dữ, hai nền văn minh đụng nhau, đổ kểnh tất nhiên là văn minh cừu. Vì vậy con đường cổ kính của Hoa Hạ tất nhiên bị con đường phương tây đè bẹp, cuối cùng trở thành thực dân địa và nửa thực dân địa của phương tây.
Dương Khắc hào hứng bắt chuyện, hỏi: Mình quả thật không hiểu làm sao Trung Quốc cổ đại lại chọn con đường bế tắc như thế? Các thời kỳ Chu Tần Hán Đường chẳng đã rất oanh liệt đó sao?
Trần Trận bắt đầu phân tích rành rẽ: Con đường thuở ban sơ là do hoàn cảnh khách quan quyết định. Tộc Hoa Hạ sinh sống trên mảnh đất cực kỳ thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Đó là "lưu vực lưỡng hà", tức lưu vực Hoàng hà Trường giang. Lưu vực này rộng lớn hơn nhiều so với lưu vực sông Nil của Ai cập, lưu vực lưỡng hà Babilon, lưu vực sông Hằng ấn Độ. Do đó tộc Hoa Hạ phải chấp nhận sự sắp đặt của cuộc sống nông canh lớn nhất thế giới. Đây chính là lý do tồn tại của tộc Hoa Hạ. Tính cách dân tộc cũng bị cải tạo, bị quyết định bởi tính chất nông canh.
Các dân tộc phương tây dân số ít, đất chăn nuôi rộng, kề biển, nông nghiệp không chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nghề săn bắn, chăn nuôi, nông nghiệp, thương nghiệp, mậu dịch, hàng hải… cùng nhau phát triển; Sói thảo nguyên, sói rừng, sói núi cao, sói đồng bằng, sói biển tự do sinh sống. Phong cách du mục và tính cách hung hãn của du mục phương tây được lưu truyền lại dai dẳng, hơn nữa được tăng cường liên tục qua các trận thương chiến, thuỷ chiến và chiến tranh mậu dịch, sau này bước vào thời kỳ cạnh tranh sinh tồn tàn khốc, sói tính không ngừng phát huy, vì vậy tính cách hăng hái cầu tiến của các dân tộc phương tây chưa bao giờ bị yếu đi. Sự tồn tại dân tộc quyết định tính cách dân tộc, còn tính cách dân tộc quyết định số phận dân tộc. Tính cách này là nguyên nhân chủ quan khiến các dân tộc phương tây vươn lên đứng đầu thế giới.
Thế giới từ xưa tới nay đại để có sáu nghề và sáu loại dân tộc: Săn bắn, du mục, nông canh, thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp, trong đó nông canh rất đặc thù, vì rằng chỉ nông canh mới tự cấp tự túc, tự phong bế, hoa tự thụ phấn, tự thoái hoá, về cơ bản không cần cạnh tranh, không cần trao đổi hoặc tạp giao. Trừ nông canh, năm nghề khác không "hoà bình" chút nào, không thể tự cấp tự túc, buộc phải cạnh tranh, trao đổi, giết chóc mới mong tồn tại phát triển. Năm nghề này đều là những nghề cạnh tranh quyết liệt, đầy bất trắc, một mất một còn. Nếu năm dân tộc này không có tính cách ngoan cường như sói thì không thể sinh tồn. Do đó từ sáu nghề lớn này nảy sinh sáu loại dân tộc, trừ dân tộc nông canh, năm dân tộc khác là săn bắn, du mục, kinh thương, hàng hải và công nghiệp đều là những dân tộc dũng mãnh có chí tiến thủ nhất trên thế giới.
Hơn nữa, giữa năm nghề và năm loại dân tộc có quan hệ kế thừa, từ săn bân du mục phát triển lên kinh thương hàng hải, từ kinh thương hàng hải phát triển lên công nghiệp cận hiện đại. Năm nghề đòi hỏi dũng mãnh chuẩn bị cho dân tộc dũng mãnh ra đời, và chỉ có dân tộc dũng mãnh mới làm những nghề này. Những nghề buộc phải làm từ cấp thấp đến cấp cao chính là dòng chính của lịch sử thế giới. Thế giới phương tây về cơ bản phát triển từ thời đại săn bắn du mục lên kinh thương hàng hải, lên công nghiệp hiện đại.
Lịch sử các dân tộc nông canh cổ đại là dòng phụ của lịch sử theo ý muốn chủ quan, tự cung tự cấp. Họ đã sáng tạo văn minh cổ đại rực rỡ. Nhưng dân tộc du mục và hậu duệ đã tràn vào lưu vực của dân tộc nông canh, cướp đi những phát minh sáng tạo của họ, diệt nước họ, giết hoặc bắt dân tộc họ làm nô lệ, và tiếp tục giương buồm tiến xa hơn trong sóng gió kinh hoàng, sáng tạo một nền văn minh tiên tiến hơn. Dân tộc Hoa Hạ vừa cất bước là đã bị lún trong ruộng đất, sa ngay vào dòng chảy phụ của phát triển lịch sử, càng đi càng yếu, tất nhiên về tính cách dân tộc cũng bị thiệt thòi.
Tính cách dân tộc của tổ tiên Hoa Hạ không thua kém các dân tộc phương tây, cũng dũng cảm tài trí, mạnh mẽ kiên cường, cũng đầy tham vọng, nhưng một khi rơi vào ruộng đất phì nhiêu, nơi ôn hoà đôn hậu nhất thế giới, thì dù muốn cũng không thể hung hãn. Đồng ruộng mênh mông của Trung Quốc cổ đại là nơi thuần hoá sói và tính cách sói thảo nguyên.
*
Ô tô chạy vào đồng cỏ phía nam đường biên phòng, cỏ đã thưa tới mức trông thấy đất, y như cỏ trên bãi tập lái xe. Thảo nguyên tây bắc, nhất là thảo nguyên Nội Mông, là một trong những nơi phát tích của nên văn hoá cổ đại Trung Quốc. Theo "Lịch sử địa lý cổ Nội Mông", những phát lộ khảo cổ cho thấy ngay từ thời kỳ đồ đá mói, Nội Mông đã có hoạt động của con người. Tính trường tồn của "văn hoá hang động" khiến thế giới kinh ngạc. Di chỉ đại diêu tai ngoại thành đông bắc thành phố Hồi Hột, là một trong những địa điểm văn vật quan trọng được nhà nước bảo vệ. Di chỉ đại diêu có một xưỏng chế tác đồ đá của con người thời viễn cổ từ thời kỳ đồ đá cũ tảo kỳ (sớm) sang trung kỳ cho tới vãn kỳ (muộn), trước sau mấy chục vạn năm, di tích sớm nhất cách nay 70 vạn năm, sớm hơn di chỉ người vượn Bắc Kinh từ 10 đến 15 vạn năm. Sang thời đại đồ đá mới, phạm vi hoạt động của người xưa ở Nội Mông càng rộng, đến nay đã phát hiện trên 1000 di chỉ, mà về hình dáng và phong cách men màu của hiện vật đã phát lộ, thì khác với văn hoá Ngưỡng Thiều và văn hoá Long Sơn.
Còn nữa, người Lam Điền phát lộ ở tây bắc Thiểm Tây cách đây khoảng 80 đến 60 vạn năm, có lịch sử lâu đời hơn người vượn Bắc Kinh. Tuy là người vượn Bắc Kinh nhưng không thuộc người trung nguyên lưu vực Hoàng Hà, mà là người phương bắc viễn cổ. Thời kỳ viễn cổ, cao nguyên và thảo nguyên phương bắc cỏ xanh tốt, khí hậu ẩm, thích hợp với cuộc sống của con người. Cuộc sống săn bắn, du mục, hái lượm của người viễn cổ trên thảo nguyên, còn trung nguyên, trung và hạ lưu Hoàng Hà trước khi Hạ Vũ trị thuỷ, định kỳ hoặc không định kỳ thuộc "vùng lũ sông Hoàng", rất nhiều nơi không thích hợp cho con người cư trú. Trung nguyên là cao nguyên hoang thổ bị bào mòn, được phù sa sông Hoàng bồi đắp thành đồng bằng. Do đó cao nguyên tây bắc và thảo nguyên là cha, Hoàng Hà là mẹ của trung nguyên. Về lịch sử, người thảo nguyên tây bắc lâu đời hơn người trung nguyên. Tổ tiên của người trung nguyên đến từ cao nguyên tây bắc và thảo nguyên.
Những ngưởi thảo nguyên đầu tiên ở Trung quốc, chắc chắn là với tinh thần và tính cách du mục mạnh mẽ và đặc tính lưu động bành trướng, dấn dà thâm nhập trung nguyên, ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển văn minh các bộ tộc trung nguyên và dân tộc Hoa Hạ.
Viêm đế và Hoàng đế thuỷ tổ nhân văn dân tộc Trung Hoa, xuất thân từ bộ tộc du mục tây bắc. Theo truyền thuyết, Viêm đế và Hoàng đế xuất thân từ bộ tộc Thiếu Điển thời viễn cổ. Phạm Văn Lan tổng hợp các truyền thuyết mà sử sách đã ghi, cho rằng: Viêm đế họ Khương, một chi của tộc KhươngTây Nhung, du mục từ phía tây vào trung bộ trước tiên", dần dà bắt đầu nông canh. Tộc Khương cổ điển hình cho các tộc du mục, là một trong những tộc tổ người Hán. Tộc Tây Khương tính cách mạnh mẽ không phải trong truyền thuyết, mà là trên thực tế. "Hậu Hán thư. Tây Khương truyện", chép: "Tây Khương… coi chết trận là chuyện tốt, chết bệnh là chuyện dở, chịu rét chịu khổ như cầm thú, phụ nữ sinh nở cũng không kiêng gió, tuyết. Tính cách mạnh mẽ dũng cảm, chắc là nhận được khí của hành kim." Những lời nhận xét hay tuyệt, đúng là đang nói về sói, khái quát cao tính cách sói thảo nguyên và dân tộc du mục trên thảo nguyên. Vì rằng chỉ sói thảo nguyên và dân tộc du mục thà chết trận còn hơn chết vì bệnh tật. Đoạn ghi chép và lời bình đã chỉ ra một cách sinh động có chung đặc trưng tính cách sói của tộc Tây Khương và tộc du mục Trung Quốc; và cũng chỉ ra nguồn gốc tính cách dân tộc du mục tây bắc: "Giống như cầm thú", cũng có nghĩa là dũng mãnh như cầm thú, như chim ưng như sói thảo nguyên.; và cũng chỉ ra xuất xứ của khí chất cương cường thuộc hành kim của dân tộc Trung Hoa là khu vực du mục phía tây và tây bắc. Mình cảm thấy tự hào và phấn khởi vì tổ tiên người Hán tính cách kiên cường dũng cảm như thế.
Tộc Khương là dân tộc lâu đời đáng kính nể và là một trong những tộc tổ của dân tộc Hoa Hạ Trung Quốc. Nó không chỉ sản sinh phần lớn các tộc Tây Nhung bao gồm "Khuyển Nhung", "Bạch Cẩu" (chó trắng), "Bạch Lang" (sói trắng), mà còn sản sinh ra các tộc Hán, Đảng Hạng, Thổ Phiên, Tạng, hơn nữa một chi của tộc Khương du nhập thảo nguyên Mông Cổ tham dự vào sự hình thành của dân tộc thảo nguyên Mông Cổ. Theo công trình nghiên cứu của một chuyên gia, ngữ hệ Hán Tạng đơn âm tiết và có thanh điệu, bắt nguồn từ tiếng Khương cổ đơn âm tiết. Cho đến bây giờ có rất nhiều chữ Hán còn mang dấu vết huyết thống du mục của người Khương - tổ tiên người Hán. Thí dụ, chữ "mỹ" (đẹp) là do hai chữ "dương" (con cừu) và chữ "đại" (to) hợp thành. Hứa Thận trong "Thuyết văn giải tự" giải thích: "mỹ" thuộc bộ "dương", con cừu to". Từ Huyền chú thích: Cừu to ắt đẹp mắt, do vậy thuộc bộ "đại". Có thể thấy quan điểm thẩm mỹ của tổ tiên Hoa Hạ là quan điểm thẩm mỹ của dân du mục. Hai chúng mình từng làm dương quan (người chăn cừu), có thể lĩnh hội mỹ cảm này. Thịt cừu là thức ăn chính của dân du mục, nuôi một đàn cừu non thành một đàn cừu lớn, đẹp lòng lắm chứ! "Cừu to" cũng là quan điểm thẩm mỹ cúa sói thảo nguyên Khi một con sói lớn bắt được một con cừu lớn, nó rất đẹp lòng nên sủa lung tung. Nếu tổ tiên người Hán là nông dân, thì chữ "mỹ" không viết "cừu to" mà phải là "gạo nhiều". Thời viễn cổ thi cừu đẹp, bây giờ thi người đẹp, nhưng bản thân chữ "mỹ" vẫn là "cừu to".
Sự vĩ đại của tộc Khương là ở tính cách cương cường và trí tuệ siêu việt. Những tộc cùng thời như Hung Nô đều đã bị diệt vong, vậy mà tộc Khương vẫn tồn tại một cách ngoan cường cho đến ngày nay, các tộc con cháu với dân số khiến thế giới kinh ngạc: trên một tỉ người…
Ta hãy trở về thời kỳ Viêm Hoàng. Sau khi Viêm đế vào trung nguyên, Xuy Vưu tộc Cửu Lê "mình thú nói tiếng người" trong truyền thuyết phương nam cũng tiến lên trung nguyên, xung đột dữ dội với tộc Viêm đế. Tộc Viêm đế mới bắt tay vào nghề nông bị tộc Cửu Lê Xuy Vưu bức bách, "Tộc Cửu Lê đuổi tộc Viêm đế đến tận Trác Lộc". Viêm đế bèn liên kết với Hoàng đế dũng mãnh cùng nhau tác chiến, đánh bại Xuy Vưu tại Trác Lộc. Và đuổi Tộc Cửu Lê ra khỏi trung nguyên.Tộc Hoàng đế sau khi đánh bại tộc Viêm đế, đẩy tộc Viêm đế xuống lưu vực Trường giang, mới chính thức định cư tại trung nguyên. Sau đó tộc Hoàng đế lại liên kết vói tộc Viêm đế, cùng nhau chống lại các tộc man rợ phương nam.
Mình cho rằng, sở dĩ tộc Hoàng đế chiến thắng tộc Cửu Lê XuyVưu là do tính cách dân tộc. Đó là khi ấy tộc Hoàng đế vẫn còn là tộc du mục. "Sử ký. Tam hoàng bản kỷ" giải thích: Viêm đế Hoàng đế đều là con trai Thiếu Điển, mẹ là con gái Oa thị… Khương Cơ nhị đế đều là con Thiếu Điển thị. Mẹ Hoàng đế lại là mẹ Thần nông". Vì vậy tộc Hoàng đế và tộc Viêm đế là một họ. Tộc Viêm đế bắt nguồn từ tộc Khưong Tây Nhung, vậy tộc Hoàng đế cũng bắt nguồn từ cao nguyên tây bắc. Sử ký chép rằng, tộc Hoàng đế trong truyền thuyết phát tích từ khu du mục tây bắc, phạm vi hoạt động tại tây bắc, những sự tích và công tích chủ yếu đều tại tây bắc. Trang tử nói: Côn Lôn lở, Hoàng đế nghỉ". "Sơn hải kinh" chép: "Côn Lôn hư, Hoàng đế dời đô". "Sử ký. Ngũ đế bản kỷ" chép: "Tộc hoàng đế luôn di chuyển, lấy quân doanh làm nhà" Hơn nữa, có thổ đức, nên hiệu là Hoàng đế". Sử ký chú thích: Thổ đức, thổ màu vàng, nên xưng là Hoàng đế". Đất màu vàng tức hoàng thổ, cao nguyên hoang thổ tây bắc là đất du mục. Phạm Văn Lan cho rằng: Tộc Hoàng đế vốn cư trú trong núi vùng Trác Lộc, sống cuộc sống du mục nay đây mai đó. Trong truyền thuyết, Hoàng đế và Viêm đế đánh bại Cửu Lê Xuy Vưu ở Trác Lộc; Ba trận đánh lớn giữa Hoàng đế và Viêm đế xảy ra tại Bản Tuyền, mà Bản Tuyền thuộc Hoài Lai Hà Bắc, xưa có tên là Hoài Nhung, là khu du mục, cách Trác Lộc mấy chục dặm về phía đông. Trác Lộc là phần đất phía tây của Hoa bắc, là mảnh đất mỏ vẹt từ Nội Mông cắm vào Hoa bắc, thời thượng cổ là khu du mục điển hình. Thời thượng cổ, Trác Lộc Hoài Lai, Nguỵ Hà và Yên Sơn là địa bàn của các tộc du mục. Về sau Hoàng đế định đô ở Trác Lộc. Cuối cùng Hoàng đế lá rụng về cội, "Hoàng đế băng, táng tại Kiều Sơn", mà Kiều Sơn ai cũng biết là ở tây bắc. Viêm Hoàng nhị đế phát tích từ tộc du mục tây bắc và khu vực du mục, do vậy chắc chắn là sùng bái Trời, cũng là sùng bái thảo nguyên và Tăngcơli của dân tộc du mục. "Sử ký" chép: Hiên Viên Hoàng đế sau khi giết Xuy Vưu, được "chư hầu tôn làm vua".
Trần Trận lấy trong cặp tờ phiếu, nói: Tộc du mục tây bắc Trung Quốc đời nọ tiếp đời kia sùng bái Tăngcơli, điều này đã được khảo chứng. Cậu có nghe nhà nghiên cứu lịch sử châu Á nói gì không? Ông nói rằng, nửa cuối thể kỷ thứ ba, người Hung Nô tổ chức thành một dân tộc thống nhất mạnh mẽ, thủ lĩnh của họ xưng là Thuyền Vu, tên gọi đầy đủ là Xânglicutu Thuyền Vu, dịch ra Hán văn là "thiên tử". Ta có thể tách bạch Xângli là Đột Quyết - gỗc chữ Mông Cổ, Tăngcơli (Trời) là dịch âm từ chữ Đột Quyết và chữ MôngCổ. Cậu thấy đấy, từ Hung Nô tới Đột Quyết rồi tới Mông Cổ đều sùng bái Tăngcơli. Hung Nô là dân tộc lâu đời nhất, thời cổ có tên là "Huân Chúc", đời Hạ xưng là "Đôn Duy", thời Ân Thương xưng là "Quỉ Phương", đến thời Hán mới xưng là Hung Nô. "Sử ký" chú thích: "Huân Chúc" là biệt danh của Hung Nô. Thời kỳ Hoàng đế từng kết thân với Huân Chúc. "Sử ký. Ngũ đế bản kỷ" chép: "Hoàng đế… giao hảo với Huân Chúc phía bắc". Từ đó có thể đoán định rằng, thời kỳ Hoàng đế, tộc du mục tây bắc sùng bái Tăngcơli, nếu không các bộ tộc đương thời không suy tôn Hoàng đế làm thiên tử (con trời). Sùng bái Tăngcơli và tên gọi Thiên tử có từ tộc du mục tây bắc thời cổ đại.
Do tộc Hoàng đế là tộc du mục nên có tính cách mãnh thú như sói. "Ngũ đế bản kỷ" chép: Hoàng đế huấn luyện… đánh nhau với Viêm đế ở Bản Tuyền". Trong truyền thuyết, quân đội của Hoàng đế toàn là mãnh thú, mang rõ đặc tính của quân đội du mục. Cần chú ý là, trong sáu loại mãnh thú trên không có sói, vì rằng sói không thể dạy, ngay cả nửa thần nửa người như Hoàng đế cũng không dạy được sói, hơn nữa, tộc du mục sùng bái sói thảo nguyên không khi nào sai khiến sói.
Vì vậy, người Hán chúng ta thực tế là hậu duệ của dân tộc du mục tây bắc. Sau đó tộc Hán khinh rẻ dân tộc du mục, như vậy là vong bản, quên cả tổ tiên. Tộc Hán xuất thân từ dân tộc du mục, và có thể khẳng định trong huyết quản vẫn còn sói tính. Đó là nguồn phục hưng dân tộc Trung Hoa, phải giữ nó như giữ lửa và phát huy sức mạnh của nó.
*
Dương Khắc mắt sáng lên: Thảo nào dân tộc thảo nguyên đời đời sùng bái Tăngcơli, dân tộc nông canh Hoa Hạ đời đời sùng bái "trời". Thì ra tục "sùng bái trời" của tộc Hoa Hạ là do Viêm Hoàng nhị đế đem từ quê hương thảo nguyên, từ chỗ tổ tiên du mục tới Hoa Hạ.
Trần Trận mỉm cười: Đúng vậy. Các dân tộc du mục Trung Hoa sở dĩ cùng nguồn gốc là vì trời là cha thảo nguyên là mẹ sinh ra hai anh em, dân tộc thảo nguyên là anh, dân tộc Hoa Hạ là em, hai dân tộc lâu đời châu Á này cùng sùng bái trời, sùng bái Tăngcơli. Sự sùng bái tối cao này ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với văn minh Trung Hoa. Giờ nhìn lại ta thấy, lịch sử Trung Hoa sau Viêm Hoàng chứng tỏ, những dân tộc anh em cùng nguồn gốc cùng sùng bái trời, dù đánh nhau máu chảy thành sông, nhưng vẫn là cùng nhau sáng tạo văn minh và lịch sử Trung Hoa. Một khi dân tộc Hoa Hạ trong hoàn cảnh nông canh bạc nhược, đấng cao xanh Tăngcơli cử dân tộc du mục đầy sói tính tiến vào trung nguyên, tiếp máu cho dân tộc nông canh. Được tiếp máu, dân tộc Hoa Hạ cứ mối làn tiếp là một lần trỗi dậy. Sau đó, vì ông em quá dặt dẹo vực không dậy nổi, nên ông anh tiến vào làm chủ trung nguyên, làm chủ một nửa Trung Quốc, thậm chí toàn bộ Trung Quốc, thay ông em giữ gìn xã tắc, bảo vệ văn minh Hoa Hạ cho đến khi gặp văn minh phương tây. Hai dân tộc anh em đã dùng phương thức đặc thù, cùng nhau sáng tạo nền văn minh xán lạn Trung Hoa, và cũng là sáng tạo kỳ tích duy nhất trên thế giới. Bốn nền văn minh cổ lớn nhất thế giứi, chỉ còn mỗi văn minh Trung Hoa không bị đứt đoạn, tiếp tục tồn tại đến bây giờ. Hơn thế, cón tiếm ẩn khả năng phục hưng dân tộc.
Con đường văn minh Trung Hoa là một con đường đặc biệt được sản sinh từ thảo nguyên mạnh mẽ lớn nhất thế giới và từ đồng ruộng yếu đuối nhất thế giới.
Còn điều này nữa, trong cuộc đại chiến Viêm Hoàng, cuối cùng Hoàng thắng, nguyên do: Tuy cùng là tộc du mục, nhưng tộc Viêm vào khu vực nông canh ở trung nguyên trước mấy trăm năm, tự xưng "Thần nông thị", là bộ tộc tiến hành sản xuất nông nghiệp qui mô lớn nhất trong các bộ tộc Hoa Hạ thời thưọng cổ. Do đó Viêm đế bị tính cách nông canh làm cho mềm yếu sớm hơn tộc Hoàng đế. Tinh thần du mục liên tiếp chiến thắng, cuối cùng chiến thắng tinh thần nông canh, qui luật khách quan này trên thế giới cũng đúng với lịch sử Trung Hoa. Đại chiến Viêm Hoàng trở thành khởi điểm của dòng chính cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn minh Trung Hoa, dòng chính đó là cuộc đấu tranh, dung hoà và phát triển giữa dân tộc du mục và dân tộc nông canh, giữa tinh thần du mục và tinh thần nông canh. Cuộc đấu tranh này có lịch sử lâu đời hơn, dai dẳng hơn lịch sử đấu tranh giai cấp. Nó bắt đầu từ khi giai cấp chưa hình thành. Hơn nữa, dòng chính này của lịch sử ảnh hưởng sâu sắc tới văn minh Trung Hoa, đến nay vẫn còn phát huy tác dụng.
Dương Khắc vô cùng hào hứng, nói: Hay lắm! Xem ra, nếu không đến đất tổ thảo nguyên, gặp gỡ dân tộc thảo nguyên, sói thảo nguyên và tôtem sói, thì chúng ta sẽ không thể đứng trên lập trường mới toanh như thế này để làm rõ cội nguồn văn minh Trung Hoa và nội dung của nó là những gì. Từ sau ngày lên thảo nguyên đánh bạn với sói, chủ nghĩa sô vanh đại Hán của mình xẹp đi nhiều.
Trần Trận nói: Những năm gần đây mình suy ngẫm và nghiên cứu nhưng vấn đề này. Trong khoảng năm nghìn năm, sự hình thành và diễn biến tính cách dân tộc Hoa Hạ trong lịch sử tương đối phức tạp. Nhưng chắc chắn là có thể tìm ra qui luật, giờ đây đã lần ra đầu mối.
Dương Khắc nói: Nói tiếp đi, nếu cậu không mệt, mình tháp tùng cậu đến cùng.
Trần Trận nói: Mình cũng đang muốn nói với cậu, nói ra thì lý giải rõ ràng hơn. Cậu nghe khiến mình càng có hứng…Để lát nữa nói tiếp, sắp đến nhà cũ của sói con rồi. Mình phải báo cáo với ông thầy sói con về kết quả nghiên cứu của mình. Sói con đúng là ông thầy của mình, còn một thầy nữa là ông Pilich. Sói thảo nguyên và ngưòi thảo nguyên đều là thầy mình.
*
Bãi sậy dày đặc dưới chân núi đã biến mất từ lâu. Ô tô chạy trên những cây sậy mọc lúp xúp, vàng úa rồi leo lên con dốc thoai thoải dưới chân núi Đen.
Dương Khắc hỏi: Cậu còn nhớ hang sói không?
Trần Trận khẳng định: Học trò làm sao quên cổng nhà thầy? Phải dừng xe ở chân dốc rồi đi bộ lên một đoạn.
Ô tô chậm chạp leo dốc, ngày càng tới gần hang sói con.Trần Trận chợt thấy bối rối, tâm trạng y hệt một tội phạm chiến tranh đến tạ tội trước lăng mộ. Trong lăng mộ ấy chôn cất bảy sói thảo nguyên Mông Cổ bị chính anh giết chết, năm con chưa mở mắt, một con chập chững biết đi, còn một con thì bị dùng kim đầu cọp bẻ gãy răng nanh, dùng xích sắt tước mất tự do của một cuộc đời ngắn ngủi, lại còn chính tay đập chết. Vốn thích tự do và ngày càng tôn sùng tự do, Trần Trận không dè lại gây ra một tội ác của kẻ chuyên chế độc tài. Anh quả thật không làm sao chấp nhận tội ác đẫm máu đó của chính mình, đôi lúc anh căm ghét cả công trình và kết quả nghiên cứu của anh. Chính vì tính hiếu kỳ và lòng say mê nghiên cứu mà anh đã cắt đứt niềm vui và tự do của bảy sói con, bản thảo cúa anh viết bằng máu của chúng, dòng máu cao quí của sói chúa Bạch lang trên thảo nguyên Mông Cổ… Hơn hai mươi năm nay, trong lòng anh thường xuyên bị giày vò và hối hận sâu sắc về món nợ máu này. Anh ngày càng hiểu tâm trạng của người thảo nguyên trong khi giết sói, hiểu vì sao khi chết họ tự nguyện đem thi thể mình giao lại cho đàn sói. Đó không chỉ là linh hồn lên trời, và cũng không phải "ăn thịt trả bằng thịt", mà có thể trong đó bao hàm ý nghĩa trả giá cho sự sai lầm, vì tình yêu đối với sói… Nhưng nay không còn bãi thiên táng nữa.
Hơn 20 năm nay, sói con đáng kính nể, đáng yêu và đáng thương luôn xuất hiện trong giấc mơ, trong ý nghĩ của anh, nhưng sói con chưa hề cắn anh, chưa hề trả thù anh, thậm chí cắn ý nghĩ của anh cũng không. Sói con cứ cười khà mà chạy trước mặt anh, ôm chân anh, dụi đầu vào gối anh, và lại còn liếm tay anh, liếm mặt anh. Một bận Trần Trận mơ thấy anh nằm ngủ trên bãi cỏ đột nhiên tỉnh dậy thấy sói con nằm ngay bên cạnh, anh hốt hoảng lấy tay che họng, nhưng sói con thấy anh tỉnh dậy liền nằm lăn chổng bốn vó lên trời cho anh gãi ngứa. Không biết bao nhiêu giấc mơ trong hơn hai mươi năm qua, sói con bao giờ cũng lấy ân báo oán, đến bên anh thân mật như con đến với cha… Một điều anh không hiểu nổi là, sói con không những không ghét anh, không nhe răng nhe lợi với anh, không gầm gừ uy hiếp anh, trái lại luôn tỏ ra thân thiện, yêu mến anh, tình yêu biểu hiện qua ánh mắt sói rất thuần khiết không bao giờ thấy ở người. Dương Khắc trông thấy sườn dốc đất đá lởm chởm hình như nhớ lại hành động diệt chủng cách đây hai bảy hai tám năm, cũng cảm thấy hối hận. Xe dừng lại trên đỉnh dốc, Trần Trận chỉ bãi đất bằng phẳng không xa, nói: Chỗ đó là cái hang tạm của lũ sói con, chính mình đã đào chúng lên, mình là thủ phạm. Khi mình rời Ơlôn, con sói đã cào bằng, không còn vết tích gì nữa. Chúng mình đi bộ đến cái hang cũ đi. Hai người xuống xe. Trần Trận xốc ba lô lên vai dẫn Dương Khắc đi vòng đến quả núi nhỏ.
Mỏm núi giờ đây trơ trụi, không còn đầy gai góc và cỏ thanh khoả như xưa, dưới chân núi cũng không còn bãi sậy như tấm bình phong, đi thêm mấy chục bước, miệng hang cũ trông rõ mồn một hình như to hơn trước, trông xa y như cái động bỏ phế trên cao nguyên hoàng thổ Thiểm bắc. Trần Trận nín thở bước tới, thấy cái hang không rộng ra mà do trụi hết cỏ xung quanh nên tưởng như rộng ra. Đại hạn liên miên khiến cái hang về cơ bản vẫn giữ được nguyên dạng, chỉ đáy hang có một ít đá sỏi rơi xuống. Trần trận bước tới quì xuống trước miệng hang, định thần nhìn kỹ vào bên trong, đường trong hang đã bị cỏ lông chông lấp kín, lấy đèn pin ra soi, chỗ rẽ trong hang đã bị đá sỏi lấp quá nửa. Trần Trận ngẩn ngơ ngồi xuống lưỡi đất trước cửa, mắt nhìn miệng hang không chớp.
Dương Khắc cũng soi đèn pin xem xét hồi lâu, nói: Đúng rồi, chính là cái hang này. Cậu chui vào từ chỗ này. Khi ấy mình có hai cái sợ, thứ nhất sợ sói mẹ cắn cậu, thứ hai sợ sói bên ngoài cắn mình. Hồi ấy chúng mình đúng là ăn quả liều. Nói thật, lập luận của cậu đã đi sâu vào vấn đề cốt lõi của thảo nguyên, rút ra từ hang sói.
Dương Khắc lại cúi xuống gọi: Sói con ra ăn cơm! Trần Trận và tôi đến thăm sói đây! Dương Khắc gọi như gọi sói con ra ăn cơm hồi ở đồng có mùa hè. Nhưng không bao giờ còn thấy sói con từ trong hàng chui ra nữa…
Trần Trận đứng lên phủi bụi đất trên người rồi lại ngồi xuống chậm rãi vặt cỏ trên lưỡi đất, lấy trong ba lô bảy cái lạp sường kính cẩn bày trên mặt đất, trong đó có một cái rất to dành riêng cho sói con, lấy ra bảy nén hương, châm lửa cắm trên lưỡi đất, lại lấy tờ bìa 2 của tác phẩm đốt theo. Lưỡi lửa liếm ba chữ "Lang đồ đằng" cùng tên tác giả, Trần Trận hi vọng linh hồn sói con cùng ông già Pilich ở trên trời chấp nhận lời hứa và sự hối hận của anh. Ngọn lửa cháy đến gần tay anh mới tắt. Trần Trận lại lấy ra chai rượu "Nhị oa đầu" mà ông già Pilich rất thích, tưới rượu trên lưỡi đất và cỏ xung quanh. Anh biết, bên mỗi hang sói cũ trên thảo nguyên Ơlôn đều có dấu chân ông già Pilich. Cậu không nghe lời ông già, kiên trì nuôi sói con khiến ông chạnh lòng. Lỗi lầm này không bao giờ sửa được.
Hai người giơ hai tay, lòng bàn tay ngửa lên trời ngưỡng vọng Tăngcơli, dõi theo làn khói đi tìm linh hồn ông già và sói con.
Trần Trận rất muốn kêu lên rõ to: Sói con ơi! Bố ơi! Con đến thăm sói con và bố đây!... Nhưng anh không dám, anh không xứng đáng được phép gọi như thế. Anh cũng không dám đánh động linh hồn ông già và sói con, chỉ sợ họ thức dậy nhìn xuống "thảo nguyên" khô héo.
Tăngcơli muốn khóc mà không có nước mắt…
*
Trời hãy còn sớm, hai người trở lại bên xe lấy giỏ thức ăn xuống ăn dưới bóng xe. Trần Trận buồn quá uống rượu cho vợi nỗi đau, rượu bốc lên mắt cay xè.
Dương Khắc nói: Cậu đừng nên thương cảm quá. Hãy viết ra tất cả, đó chính là sự an ủi và bù đắp lớn nhất đối với sói con và ông già. Thực tế là sau đó sói con rất thân với chúng ta, nhất là thân với cậu, nó coi cậu như cha đẻ. Chính là Tăngcơli nói rõ chân tướng sự việc, nên nó không giận cậu. Thời bây giờ, ngày càng không thể tin vào tình cảm con người, hành nghề luật sư mười mấy năm. mình ngày càng thất vọng về người Trung Quốc. Ông bố chưa chết, vậy mà con cái tranh giành tài sản bên giường bệnh khiến ông không thể trút hơi thở cuối cùng. Tiếng khóc thật sự não lòng ở thành phố hiện nay là khóc con chó thân yêu bị chết… Sau này người ta chỉ có thể tìm chân thiện mỹ ở thế giới động vật.
Trần Trận nói: Đâu chỉ có chân thiện mỹ mà thôi.
Dương Khắc nói: Tiếp tục trình bày đi. Trên sa trường quê hương của sói thảo nguyên, toạ đàm về lang đồ đằng, là lễ cầu hồn tốt nhất đối với các tử sĩ và tráng sĩ thảo nguyên. Sói con ở trên trời chắc chắn sẽ nghiêng đầu lắng nghe cậu luận bàn về nó.
Trần Trận tợp một ngụm rượu, một luồng khí sói xông lên đầu, anh thao thao bất tuyệt tại cuộc toạ đàm tại hiện trường thảo nguyên:
Nói chung, hoàn cảnh thảo nguyên, sói tính có khả năng tạo huyết cho tính cách và huyết dịch sói; hoàn cảnh ruộng đất cừu tính có khả năng tạo huyết cho tính cách và huyết dịch cừu. Khi Viêm hoàng nhị đế soái lĩnh bộ tộc tiến vào trung nguyên, tình thế khi đó như thế này: Thứ nhất, Viêm Hoàng nhị đế sẵn có tính cách hung hãn của sói và dòng máu mang tính sói; Thứ hai, trung nguyên và tây bắc khi đó còn là vùng chăn nuôi, mãnh thú từng đàn. Do đó dân tộc Hoa Hạ vẫn còn khả nằng tạo huyết mạnh mẽ dòng máu sói. Thứ ba, ruộng đất khai phá rộng lón khiến khả năng tạo huyết dòng máu cừu tính phát huy tác dụng. Thứ tư, Nho gia Khổng học chưa ra đời, Nho gia mà sau này xuất hiện là tập đại thành ý thức nông canh, ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành hình thức tính cách dân tộc Hoa Hạ. Điều cần nói rõ là, Nho gia thời kỳ đầu sản sinh trên mảnh đất nửa chăn nuôi nửa trồng trọt, vì vậy, tuy Nho gia sâu đậm ý thức nông canh tam cương ngũ thường, bảo thủ phục tùng, nhưng Nho gia kinh điển vẫn còn rót lại phong cách du mục và tính cách sói, như "thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức", khác xa Nho gia thuần nông canh thời kỳ Tống, Minh.
Do vậy thời kỳ đầu, dòng máu sói tính của các tiên dân Viêm Hoàng chưa bị pha loãng bởi cuộc sống nông canh an nhàn. Tính cách hung hãn của sói và tinh thần du mục chưa bị mềm yếu bởi hoàn cảnh an nhàn của cuộc sống nông canh.
Bộ tộc Viêm Hoàng bắt đầu nửa chăn nuôi nửa trồng trọt. Như vậy, họ vừa có tính cách dũng mãnh trong chiến đấu và tài năng quân sự trác việt, vừa có điều kiện lao động sản xuất tương đối yên ổn, cung ứng đầy đủ tư liệu cho cuộc sống, do vậy dân tộc mới này sản sinh ra năng lượng to lớn. Từ đó, các tiên dân Viêm Hoàng trỗi dậy ở trung nguyên, dân số gia tăng nhanh, đất đai mở rộng mau chóng từ lưu vực Hoàng Hà xuống tận Trường giang. Lăng Đại Vũ là ở giang nam.
Thế nhưng cuộc sống nông canh mở rộng dần thui chột tính cách sói còn rớt lại trong dân tộc du mục, và cũng phá hoại dần khả năng tạo huyết sói tính trong vùng du mục ngày càng bị thu hẹp ở trung nguyên. Đến cuối đời Thương, tộc Chu ở miền tây bắt đầu nổi lên, khi đó Chu đã bắt dầu làm ruộng, nhưng do nước Chu ở miền tây, nên cư dân trong nước phần lớn là bộ tộc du mục Nhung Địch. Những người cầm quyên nhà Chu từng mất bao nhiêu thời gian cải tạo tập tục Nhung Địch, xây dựng quan hệ mới sản xuất phong kiến. Nói chung, dân tộc du mục thượng võ thiện chiến; dân tộc nông canh thượng văn trọng giáo hoá. Trong nước Chu tồn tại hiện tượng tạp cư giữa tộc du mục và tộc nông canh, khiến nước Chu về mặt tính cách có ưu thế về tạp giao nửa cừu nửa sói giữa tộc du mục và tộc nông canh. Lại nữa, nước Chu thường xuyên bị dân tộc Nhung Địch xâm lấn, bị buộc phải chiến đấu, nên về mặt tính cách và quân sự được rèn luyện qua thực tiễn. Do đó dân tộc Chu tương đối toàn diện về tính cách, kết hợp giữa sói và cừu, nửa dã man nửa văn minh, văn thao vũ lược, trí dũng song toàn, khiến dân tộc này dòng máu mang nhiều sói tính hơn, tính cách cũng mạnh mẽ hơn dân tộc nông canh là chính ở trung nguyên, Dân tộc Chu còn có mền văn minh lễ nghi tương đối cao và một sức hướng tâm khoan dân yêu dân.
Thế kỷ 11 trước công nguyên, Chu Vũ vương liên kết tám nước Nhung Địch, đích thân chỉ huy "ba trăm cỗ xe trận, ba ngàn dũng sĩ, bốn ngàn năm trăm giáp sĩ tiến sang phía đông phạt Trụ". Xe trận (nhung xa), dũng sĩ (hổ bôn) là đặc trưng quân đội du mục hổ sói nhà Chu. Chu Vũ vương trước khi quyết chiến với bảy mưoi vạn đại quân của Trụ vương nhà Thương, từng trỏ lên trời mà thề, hiệu triệu toàn quân "chiến đấu như hổ như gấu như sài", dũng cảm diệt địch. "Sài" tức sói. Quân Chu dữ như hổ như sói, lấy ít thắng nhiều, giành thắng lợi lón diệt Thương Trụ, dựng nên vương triều Tây Chu ảnh hưởng cực lớn tới văn minh Trung Hoa.
Tây Chu trong quá trình tạp cư cùng dân tộc Nhung Địch, chịu ảnh hưởng sâu sắc tín ngưỡng sùng bái trời của dân du mục, sau đó, nhà Chu đem ảnh hưởng này vào Hoa Hạ, tiếp tục phát triển sùng bái trời thành sự sùng bái cao nhất của dân tộc Hoa Hạ, quân vương cao nhất của nhà Chu được gọi là Thiên tử.
Ưu thế tạp giao nửa cừu nửa sói của nước Chu và triều Chu, không những khiến nước Chu và nhà Tây Chu được tiếp một đợt dòng máu sói tính của dân tộc du mục, mà toàn thể dân tộc Hoa Hạ cũng được tiếp một đợt như thế, khiến dòng máu sói tính bị pha loãng bởi dòng máu cừu tính trong nghìn năm nông canh, lại đậm đà sói tính như cũ. Lần tiếp máu này sản sinh ra Chu Văn vương, Chu Vũ vương và Chu Công, những nhân vật vĩ đại ảnh hưởng sâu sắc đến dân tộc và văn minh Hoa Hạ. Các thánh hiền của dân tộc Hoa Hạ thời đó đều có tinh thần du mục: Tính cách mạnh mẽ, tấm lòng rộng mở, tầm nhìn rộng. Tinh thần thời đại "Thiên hành kiện,dĩ tự cường bất tức" sản sinh trong thời kỳ này và cũng phản ánh chính xác tính cách dân tộc đương thời, và, trong tinh thần dân tộc đó có tinh thần du mục Trung Hoa.
Văn minh nông canh sản sinh tư tưởng cầu an, là nguyên nhân bên trong khiến nhà Thương diệt vong. Nhà Chu luôn phấn đấu vươn lên, tất yếu thay thế nhà Thương là phải lẽ. Thời kỳ thịnh trị của Tây Chu sử dụng cả văn lẫn võ, văn trị võ công xán lạn, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển dân tộc Hoa Hạ.
Trần Trận ngồi tựa bánh xe duỗi thẳng hai chân, nói tiếp: Từ đó trở đi, dân tộc Trung Hoa phát triển theo con đường riêng biệt. Nông canh tất nhiên làm mềm yếu tính cách dân tộc nông canh, còn du mục thảo nguyên tất nhiên làm mạnh mẽ tính cách dân tộc du mục. Sự phát triển và duy trì nền văn minh Trung Hoa cổ đại phải dựa vào sự tiếp máu định kỳ và không định kỳ của dân tộc du mục. Đây là qui luật phát triển của văn minh Trung Hoa cổ đại mấy ngàn năm, mà qui luật này liên quan đến vấn đề sinh tồn và phát triển dân tộc, tức vấn đề tính cách dân tộc.
Lịch sử Trung quốc và thế giới đã chứng minh, lịch sử quyết không phải một đống sự kiện ngấu nhiên tích tụ lại, mà trong đó nó phát triển theo qui luật khách quan. Vậy mà qui luật đặc thù về sự thịnh suy của văn minh Trung Hoa cho đến bây giờ vẫn bị "một đống những sự kiện ngẫu nhiên" che khuất. Nếu như không từ góc độ và phương pháp nghiên cứu "tồn tại dân tộc và tính cách dân tộc" để phân tích cái "đống" này, người Trung Quốc sẽ không bao giờ nắm được qui luật phát triển đặc thù của nền văn minh và vận mệnh Trung quốc.
Với cá nhân mà nói, tính cách là nhân tố quyết định anh ta thành công hoặc phát triển. Với dân tộc mà nói, tính cách dân tộc là vấn đề lớn của đất nước liên quan chặt chẽ với sự tồn vong của dân tộc. Nhìn vào lịch sử thành bại hưng vong của các dân tộc trên thế giới, tính cách dân tộc thuộc vấn đề cốt lõi của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, dân tộc nào mạnh mẽ vươn lên thì cơ hội sinh tồn và phát triển càng nhiều hơn lớn hơn.; dân tộc nào tính cách hèn yếu, khả năng bị đào thải lớn hơn. Nhìn vào tiêu chuẩn giá trị những dân tộc thực sự tồn tại trên thế giới, tính cách dân tộc ươn hèn là khiếm khuyết chí mạng của một dân tộc. Vì rằng, tính cách dân tôc ươn hèn là nguyên nhân sinh ra mọi cái xấu: Nó sẽ dẫn đến hàng loạt những tội sác đáng xấu hổ không thể tha thứ, không cầu tiến, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, làm nhục quốc thể, cắt đất cầu hoà, bán nước cầu vinh, cúi đầu làm tôi tớ; Nhân dân bị giết hại, bị bán rẻ, bị nô dịch. bị phân biệt đối xử.; Dân tộc bị cải giống, văn hoá bị lai căng, tên họ bị thay đổi, thân phận bị coi thường…Rất nhiều dân tộc nông canh lâu đời trên thế giới vì tính cách ươn hèn nên bị thế giới tàn nhẫn đào thải không thương tiếc. Thế giới phát triển cho đến nay, dân số tăng mạnh, không gian sinh tồn và tài nguyên ngày càng thiếu, tính cách dân tộc lại càng nổi bật. Vì vậy càng phải hết sức coi trọng vấn đề tính cách dân tộc. Vậy nên phải từ góc độ tính cách dân tộc mà xem xét lại lịch sử phát triển văn minh Trung Hoa.
Mình cho rằng, cống hiến vĩ đại cúa dân tộc du mục Trung Hoa đối với dân tộc và nền văn minh Trung Hoa, quan trọng nhất là cống hiến về tinh thần và tính cách. Một khi tính cách dân tộc mạnh mẽ tiến thủ, ắt sáng tạo và là cột trụ bảo vệ văn văn minh Trung Hoa. Dân tộc nông canh Hoa Hạ sáng tạo đầu và tay văn minh Trung Hoa cổ đại, còn tinh thần du mục và tính cách du mục là xương sống của toàn bộ dân tộc Trung Hoa và văn minh Trung Hoa.
Cần đặc biệt chỉ rõ, từ sau Tây Chu, một qui luật về thịnh suy có tính chủ đạo cũng bắt đầu. Một khi cừu tính trong tính cách dân tộc Hoa Hạ mạnh hơn sói tính, Hoa Hạ liền bị dị tộc xâm lược, giang sơn đổ nát, bị người xâu xé; một khi sói tính trong tính cách dân tộc Hoa Hạ mạnh hơn cừu tính, Trung Quốc Hoa Hạ thực hành bạo chính, quân phiệt hỗn chiến, dân chúng nổi lên như ong, loạn lạc không dứt. Chỉ khi nào Hoa Hạ về tính cách dân tộc cừu tính và sói tính cân bằng, sói tính nhỉnh hơn cừu tính một chút thì khi đó cương vực mở rộng, dân giàu nước mạnh, kinh tế văn hoá thịnh vượng phồn vinh.
Dưới đây, ta hãy xem thử lịch sử Trung Quốc có phát triển theo qui luật đó không, và những sự kiện lịch sử có mang dấu ấn của qui luật đó không?
Đến cuối đời Tây Chu, do hoàn cảnh nông canh hoà bình trong một thời gian dài, khiến nhà vua hoang dâm vô độ, chơi trò đốt phong hoả lâu để bỡn cợt chư hầu. Nhà vua tính cách ươn hèn, không lo cho dân giàu nước mạnh, kết quả Chu U vương bị tộc Khuyển Nhung hùng mạnh giết chết, sủng phi Bao Tự bị bắt sống, bảo khí "chín đỉnh" tương trưng cho quyền lực tối cao Hoa Hạ bị Khuyển Nhung cướp về thảo nguyên, tây bắc đô thành Phong, Cảo bị Khuyển Nhung chiếm lĩnh. Nhà Tây Chu cường thịnh ba trăm năm bị diệt. Từ đó, Khuyển Nhung trở thành kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc Hoa Hạ. Cho đến đời Đường, dân tộc trung nguyên vẫn gọi tất cả các dân tộc tây bắc là "Khuyển Nhung" hoặc "Nhung Địch". Đời Đại Tôn nhà Đường, Thái Thường Bác Sĩ Liễu Kháng dâng sớ nói rằng: "Khuyển Nhung vượt Quan Lũng, không đánh mà chiếm được kinh sư"… Trong những năm đời Đường Đức Tôn, đại thần Liễu Hồn tâu lên Đức Tôn: "Nhung Địch là loài lang sói, không thể kết minh". Chữ "khuyển" trong "Khuyển Nhung" hàm ý cực kỳ khinh miệt, hơn nữa, bảo Nhung Địch là "sài lang", rõ ràng là chỉ sói tính của dân tộc "Nhung Địch" hoặc "Khuyển Nhung". Đến thời kỳ đầu Xuân thu, Khuyển Nhung lại trở thành kẻ địch mạnh của nước Tần, sau đó, một chi của Khuyển Nhung di cư lên thảo nguyên Mông Cổ phía bắc, trở thành một trong những dân tộc du mục sớm nhất trên thảo nguyên. Nghiên cứu dân tộc du mục, tinh thần du mục và tôtem của dân tộc du mục Trung Quốc, nên bắt đầu từ Huân Chúc cổ Hung Nô và Khuyển Nhung.
Theo cứ liệu lịch sử, dân tộc Nhung Địch tự kể về tổ tiên là hai chó trắng, và coi dân tộc du mục cổ xưa nhất ở tây bắc tôtem chó trắng, thuộc tộc Tây Khương, là thân cận với tổ tiên tộc Viêm Hoàng. Ngay từ thời Viêm Hoàng, Khuyển Nhung đã là kẻ thù mạnh của tộcViêm Hoàng Hậu Hán thư chép: "Xưa Cao Tân thị có giặc Khuyển Nhung, nhà vua sợ bị xâm lược, đem quân chinh phạt mà không thắng". Cao Tân thị là chắt của Hoàng đế, bố của Nghiêu đế. Sử liệu chỉ chép tôtem của tộc Khuyển Nhung là chó trắng, không ghi rõ chó hoang hay chó nhà.Có điều, chó trắng là chó hoang hay chó nhà liên quan rất lớn đến vấn đề tính cách dân tộc và hoàng loạt vấn đề then chốt vè nguồn gốc thờ tôtem của dân tộc du mục và dân tộc Trung Hoa.
Mình cho rằng, chó trắng chính là sói trắng, theo ghi chép của "Hậu Hán thư", đến triều Hán, trong phạm vi hoạt động của Khuyển Nhung trước kia xuất hiện nước sói trắng Tây Nhung dân số rất đông (Tây Nhung Bạch lang quốc). Đến đời Minh đế (Đông Hán) có trên trăm nước sói trắng, số hộ một triệu ba mươi vạn, dân số trên sáu triệu người, tình nguyện qui thuộc nhà Đông Hán. Vua sói trắng còn sai người làm ba bài thơ, gộp lại thành"Bạch lang ca" dâng Đông Hán hoàng đế. Do đó, mình cho rằng, nước sói trắng là biến giống từ nước chó trắng, vua sói trắng là hậu duệ của Khuyển Nhung, mà tộc sói trắng thì sùng bái sói trắng, lấy sói trắng làm tôtem của bộ tộc. Sự tồn tại của nước sói trắng cũng có thể chứng minh chó trắng mà Khuyển Nhung sùng bái rất có thể chính là sói trắng.
Bàn lùi một chút, ngay dù chó trắng không phải sói trắng, thì chó trắng phải như chó ngao Tây Tạng, to lớn và hung dữ hơn sói thảo nguyên. Theo cứ liệu lịch sử, tộc Khuyển Nhung cực kỳ hung tợn. Nhiều năm nghiên cứu các tộc du mục, mình thấy tộc Khuyển Nhung dã man nhất lâu đời nhất trong lịch sử, xét về tính cách dân tộc mà nói, không khi nào thờ chó nhà là con vật dễ sai bảo. Cũng như dân tộc sống trên lưng ngựa trên thảo nguyên xưa nay không khi nào thờ ngựa. Vì rằng ngựa là con vật thuần dưỡng, dân tộc thảo nguyên Trung Hoa không khi nào sùng bái con vật do mình thuần dưỡng, cũng không bao giờ đưa chó nhà lên làm linh vật của dân tộc. Hơn nữa, tôtem là sự sùng bái về tinh thần của dân tộc thảo nguyên, còn gia súc là nô bộc thường bị con người đánh đập sai khiến, chẳng thiêng liêng gì hết. Chúng mình ở thảo nguyên trên mười năm đều biết, mục dân tuy yêu chó, nhưng trong thâm tâm họ, địa vị sói và chó khác nhau xa. Chó là bạn chiến đấu của người thảo nguyên, còn sói là thần linh của người dân thảo nguyên.
Do đó mình cho rằng: Tộc Khuyển Nhung sùng bái chó trắng, hoặc sói trắng hoặc chó hoang trắng, một loại chó hoang cùng họ với sói, hình dáng giống sói, hung dữ như sói. Cho nên "tôtem chó" của tộc Khuyển Nhung thời đó cúng như "tôtem sói". Khuyển Nhung cổ được ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, là một trong những bộ tộc du mục sùng bái sói sớm nhất.
Nói Khuyển Nhung là một trong những bộ tộc sùng bái tôtem sói sớm nhất, là vì, theo lịch sử ghi chép, tộc mẹ của Khuyển Nhung là tộc Khương cổ cũng sùng bái tôtem chó. "Tư trị thông giám", quyển 190 chép:’Đời Đường có Bạch Giản, Bạch cẩu Khương vào tiến cống’, hơn nữa, Đường còn ‘cắt đặt dất Khương Bạch cẩu thành hai châu’. Điều này chứng tỏ tộc Khương cổ sùng bái chó trắng. Trên thực tế, dùng phép qui loại dân tộc mà xét, tộc Khuyển Nhung chính là tộc Tây Khương. Hứa Thận tại "Thuyết văn giải tự" giải thích: "Khương là người chăn cừu Tây Nhung", do đó Khuyển Nhung chính là Tây Khương, Tây Khương bao gồm Khuyển Nhung. Vậy thì các tộc "Khuyển Nhung", "Bạch cẩu", và "Bạch lang" (sói trắng) nói trên đều là tộc Tây Khương. Do đó có thể đoán dịnh rằng, tộc Tây Khương chính là dân tộc du mục lấy tôtem là chó trắng hoặc sói trắng. Tộc Khương cổ dũng mãnh "lấy chết trận là chuyện tốt lành, chết bệnh là chuyện dở" không khi nào sùng bái chó nhà tức chó đã thuần dưỡng, do đó "bạch cẩu" (chó trắng) mà tộc Khương cổ sùng bái không phải sói trắng thì cũng là chó rừng hung dữ hơn sói. Do vậy, tộc Khương cổ là dân tộc cổ xưa nhất sùng bái tôtem sói. Do một trong những thuỷ tổ nhân văn của Hoa Hạ là tộc Viêm đế họ Khương, một chi của tộc Khương cổ, mà Hoàng đế lại cùng họ với Viêm đế, vậy thì, nếu truy ngược lên, tôtem chó trắng, hoặc tôtemsói, là tôtem nguyên thuỷ chính yếu nhất của dân tộc Trung Hoa.
Sùng bái tôtem sói bắt đầu từ tộc Khương cổ xưa nhất của Hoa Hạ, tộc Khuyển Nhung và tộc cổ Hung Nô Hồn Chúc, rối đến các tộc du mục Bạch Lang (sói trắng), Hung Nô, Cao Xa, Tiên Ty, Đột Quyết, Khiết Đan, tiếp tục cho đến dân tộc Mông Cổ hiện nay. Đây là tôtem của các tộc du mục lâu đời nhất thế giới, trên thảo nguyên tây bắc và thảo nguyên Mông Cổ có sức sống mạnh mẽ, từng dân tộc du mục bị tộc du mục khác mạnh mẽ hơn đánh bại, tộc nọ thy thế tộc kia, nhưng tôtem sói và tinh thần sói thì vĩnh viễn tồn tại. Loại văn hoá tôtem và tinh thần này chưa bao giờ đứt đoạn, thậm chí có bề dày hơn cả lịch sử văn minh nông canh. Tiếc rằng giá trị tinh thần to lớn bao hàm trong tôtem sói, xưa nay chưa được người Hán sợ sói ghét sói coi trọng và nghiên cứu, thậm chí còn cố ý bỏ quên.
Đặc biệt quan trọng là hai nền văn hoá ở đại lục Trung Hoa "chưa từng đứt đoạn" này, văn hoá tôtem sói của dân tộc du mục có sức sống mạnh mẽ hơn, có giá trị hơn. Nếu không có tinh thần và văn hoá tôtem sói "chưa từng bị gián đoạn", thì văn hoá nông canh của dân tộc Hoa Hạ mầy nghìn năm có thể bị đứt đoạn. Văn minh mấy nghìn năm của Trung Quốc chưa khi nào bị đứt đoạn là một kỳ tích đã được công nhận trong lịch sử văn minh thế giới, mà kỳ tích đằng sau kỳ tích trên là nền văn minh tôtem sói lịch sử càng lâu đời hơn chưa từng bị đứt đoạn. Tôtem sói sở dĩ trở thành tôtem của rất nhiều bộ tộc du mục trên thảo nguyên tây bắc và thảo nguyên Mông Cổ bởi sức mạnh chinh phục không thể không sùng bái, sức hấp dẫn về trí tuệ không thể cưỡng lại. Tinh thần tôtem sói mạnh mẽ này là tinh tuý của tinh thần du mục Trung Hoa, nó ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và tính cách dân tộc du mục tây bắc, ảnh hưởng sâu sắc đến dân tộc và văn minh Trung Hoa và cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới.
Mình cho rằng, tôtem sói và tinh thần tôtem sói có lịch sử lâu đời, chính là nguồn gốc sức sống bất diệt của tinh thần du mục cổ và hiện đại. Người Trung Quốc hiện nay phải cảm thấy may mắn và tự hào vì có một di sản tinh thần lâu đời vĩ đại và quí báu như thế. Giờ đã đến lúc lột bỏ cái vỏ nông canh cừu tính để tinh thần ấy toả sáng chói lọi. Nó là nguyên liệu tinh thần bản thổ quí báu nhất của công trình chuyển đổi tính cách dân tộc Trung Hoa đương đại. "Con sư tử ngủ phương đông" sẽ do tinh thần tôtem sói mà sống lại, thức tỉnh và vươn lên.
*
Hay lắm! Nữa đi! Dương Khắc khen rố rít rồi bật nắp lon bia đưa cho Trần Trận, bản thân cũng bật nắp một lon ngửa cổ uống một ngụm lớn, nói: Cậu đào sâu vấn đề này còn sâu hơn sói đào hang, đụng đến tận tổ tộc Viêm Hoàng. Mình đồng ý với kết luận của cậu. Mình cũng cho rằng, "bạch khuyển" (chó trắng) mà Khuyển Nhung Tây Khương sùng bái chính là chó rừng hoặc sói trắng. Minh hiện giờ vẫn rất sùng bái con Nhị Lang. Tôtem mà tộc Khương và Khuyển Nhung sùng bái là loại chó rừng như thế hoặc hung dữ như chó ngao Tạng, không khi nào sùng bái loại chó lớn nhưng chịu sai khiến, nếu không, sẽ khó lý giải do đâu các dân tộc du mục phương đông có sức mạnh như thế. Mình bị thuyết phục hoàn toàn. Nói tiếp đi!
Lon bia vào bụng, Trần Trận càng hào hứng. Anh ngồi xếp bằng tròn, lưng thẳng, tiếp tục thuyết trình: Sau Tây Chu, lịch sử bước vào thời đại chiến quốc, do tính cách mạnh mẽ của tổ tiên Hoa Hạ di truyền lại còn mạnh, do vẫn còn một số bộ tộc du mục ở Thiểm Tây, Sơn Tây Hà Bắc và vùng bắc Hoa bắc, thậm chí dải đất Bình Sơn thuộc huyện Định - Hà Bắc còn bảo lưu đồng cỏ chăn nuôi và dân tộc du mục, có một nước Trung Sơn trứ danh được thành lập từ thời Hung Nô đã mấy trăm năm, nổi tiếng thế giới về sản phẩm "Sói Trung Sơn", do đó tính cách dân Trung Sơn mạnh mẽ, xưng vương cùng với Hàn, Yên, Tống, còn chiếm một vùng rộng lớn của Yên. Thế mới biết trung nguyên Hoa bắc hồi đó còn rất nhiều đất đai và tính cách sói. Hơn nữa, khi đó trung nguyên thường xuyên bị các dân tộc du mục xâm nhập và tiếp máu, nên trong thời kỳ xuân thu chiến quốc, tính cách của toàn thể dân tộc Hoa Hạ vẫn mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ tới mức sản sinh ra một chế độ chuyên chế trung ương tập quyền. Thời kỳ Xuân thu Chiến quốc, sói đàn đuổi hươu ở trung nguyên, chư hầu tranh bá Hoa Hạ, máu đẫm đại địa trung nguyên. "Nếm mật nằm gai, phấn đấu vươn lên", đó là hình ảnh tả chân của tính cách và tinh thần dân tộc thời bấy giờ, từ tính cách ấy mà tuôn trào những ý tưởng sắc bén, những sức mạnh tiến thủ như hoả diệm sơn liên tiếp trong 500 năm. Thời kỳ này, về tư tưởng văn hoá càng giống như một cuộc tạo sơn trời long đất lở, các "sói gia" như Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, binh gia… trăm nhà đua tiếng, nhan nhản khắp nơi, một thời rrực rỡ chưa hề có về tư tưởng văn hoá trong lịch sử cổ đại Hoa Hạ. Về sau, Trung Quốc có mấy cuộc phục cổ về văn hoá, mưu toan khôi phục tinh thần và tính cách dân tộc thời ấy tuy không thành công, nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu. Phong trào phục cổ của Hàn Dũ đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Thức đời Bắc Tống đã dấy lên khí thế "Hàn triều Tô hải" ngất trời. Lịch sử đã chứng minh, không thể phục cổ về kinh tế chính trị, vì nếu làm vậy là thụt lùi, nhưng về tinh thần và tính cách dân tộc nhát thiết phải thường xuyên "phục cổ". Phong trào"Văn hoá phục hưng" của phương tây là một thành công vĩ đại.
Đến đời Tần, nước Tần lại có sự mở đầu tương tự mà không giống Tây Chu. Nước Tần cũng ở vào phía tây, do đó Tần cũng có khu vực du mục rộng nghìn dặm và cơ sở kinh tế nửa chăn nuôi nửa nông canh Tần Xuyên, Hán Trung, Ba Thục và một tính cách quốc dân pha tạp nửa sói nửa cừu trên cơ sở hình thành dân tộc này. Tính cách mạnh mẽ yêu cầu cải cách và nguyện vọng biến pháp. Thương Ưởng nhà Tần biến pháp lúc đầu thành công. Sáu nước lấy nông canh làm chính và tin theo Chu lễ, do cuộc sông nông canh quá dài nên tính cách quốc dân mềm yếu. Nước Tần mau chóng xác lập ưu thế áp đảo với sáu nước, đến đời Tần Thuỷ Hoàng quét sạch sáu nước, thống nhất Hoa Hạ. Năm 221 tcn, Tần Thuỷ Hoàng dựng nên một nhà nước trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng khai thác tính cách nhanh nhẹn của sói, dĩ kim phi cổ, đốt sách chôn nhà nho, cưỡng chế thực thi "viết cùng loại chữ, xe cùng loại trục, hành động cùng qui tắc", lại đắp trường thành, làm đường dũng đạo, thành lập kỵ binh, tấn công Hung Nô. Dám nói dám làm, khí thế dời non lấp biển, sáng tạo một thời đại hoàn toàn mới mạnh mẽ xốc tới. Cần nói thêm là, "ba cùng" về chữ viết, về xe cộ, về hành động, đã đặt nền móng cho sự thống nhất dân tộc Hoa Hạ. Trung Quốc "đại thống nhất" đầu tiên không phải do Nho gia thực hiện, trái lại, do Tần Thuỷ Hoàng - kẻ đốt sách chôn nhà nho dựng nên. Cũng cần nói thêm rằng, sự thành lập vương triều phong kiến chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc, chứng tỏ tính cách quốc dân của dân tộc nông canh Hoa Hạ đã bắt đầu bộc lộ sự ươn hèn.
Thế nhưng Tần dựng nước trên đất đai Nhung Địch, đời Tần Mục Công diệt 12 Nhung quốc, mở rộng hàng ngàn dặm, trở thành "Tây Nhung bá vương", sử dụng phong tục tập quán và luật pháp của dân tộc du mục Tây Nhung. Tư Mã Quang nói Tần "ăn tham như sói", có thể thấy nước Tần chịu ảnh hưởng sâu sắc tính cách sói và tôtem sói của dân tộc Tây Nhung. Nước Tần khi ấy đã là một nước lớn ở phía tây, Tần Nhương Công từng được Chu Bình vương công nhận là chư hầu. Nhưng các nước chư hầu Hoa Hạ khác lại cho Tần là man rợ, quyết không thừa nhận Tần là một nước chư hầu Hoa Hạ, không cho Tần tham gia minh ước. Thành phần dân tộc du mục trong nội bộ nước Tần quả thực rất lớn, vậy nên sói tính trong tính cách quốc dân nước Tần quá mạnh. Sinh ra trên mảnh đất như thế, Tần Thuỷ Hoàng rất dễ trở thành bạo quân. Kết quả, bạo hành dẫn tới bạo loạn, những hảo hán sói tính tiềm phục tại sáu nước phất cờ nổi dậy, dân tộc Hoa Hạ mà tính cách đã bắt đầu ươn hèn, lại trở nên mạnh mẽ, khởi nghĩa vũ trang khắp nơi trên toàn quốc, khiến nhà Tần đến Tần Nhị thế thì suy vong.
Giai đoạn nhà Tần, dân tộc thảo nguyên tiếp cho dân tộc Hoa Hạ một đợt máu mang sói tính, làm nhạt máu cừu qua nghìn năm cuộc sống nông canh tràn đầy huyết quản, khiến dân tộc Hoa Hạ lại một phen trỗi dậy sói tính trong tính cách dân tộc.
Năm 206 tcn, Lưu Bang dựng nên vương triều Tây Hán. Thời kỳ Tây Hán, "Hán thừa Tần chế", thừa kế sói tính triều Tần, tính cách Hán Vũ đế thì như Tần Thuỷ Hoàng thứ hai, các sử gia đánh giá Vũ đế" không khác Tần Thuỷ Hoàng là mấy". Hung hăng hiếu chiến, dốc toàn bộ binh lực tài lực chinh chiến liên miên, không chịu thoả hiệp, diệt bằng được Hung Nô mới thôi. Triều đình nhà Hán bấy giờ phái chủ chiến chiếm ưu thế tuyệt đối, "những người hăng hái không sợ chết đầy triều", mang đậm tính cách dân tộc, coi chết trận là chuyện hay, chết bệnh là chuyện dở". Hán Vũ đế còn mạnh dạn dùng những tướng lĩnh đầy sói tính như Lý Quảng, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, lấy kỵ binh chống kỵ binh, lấy kỵ xạ chống kỵ xạ, hung hãn quả cảm, rong ruổi đường dài, thâm nhập thảo nguyên huyết chiến cùng Hung Nô trên chục năm, đánh cho Hung Nô mất hết sĩ khí. Hán Vũ đế hùng tài thao lược, biến trường thành vốn có tác dụng chống thâm nhập trở thành phòng tuyến bao vây kinh tế, một thứ vũ khí phong toả, nghiêm cấm xuất vũ khí đạn dược qua cửa quan, từng giết rất nhiều người vi phạm lệnh cấm.
Đương thời sinh trưởng trên mảnh đất màu mỡ, Nho gia đã lớn thành đại thụ, chui vào quan trường chủ đạo hình thái ý thức. Nho gia chủ trương lấy nghề nông làm gốc,khoan dưỡng sức dân, thuế má nhẹ nhàng; Chủ trương thực thi nhân chính, lấy thuần hoá để mềm hoá tính cách đổi lấy sự ổn định cho đất nước và xã hội. Chủ trương này được nhà vua tin dùng. Lấy điển chế trị quốc an dân, cầu được hoà bình phát triển. Về nhận thức, Hán Vũ đế cao hơn Tần Thuỷ Hoàng, ông ta hiểu vai trò của Nho gia. Do đó thời Tây Hán sói cừu kết hợp, bá đạo vương đạo đan xen, máu sói máu cừu đại để cân bằng. Thời Tây Hán, tính cách dân tộc Hán từ "sói dã man" thời Tần, phát triển thành "sói văn minh" thời Hán, đạt tới trình độ tốt nhất của "sói văn minh" thời cổ, gần như tương đương với tính cách dân tộc La Mã cổ đại, về mặt cường thịnh cũng không hơn kém nhau là mấy. Thời ấy dân tộc Hán dũng cảm ngoan cường, khai sơn phá thạch, hăng hái chống kẻ địch mạnh, tráng khí ngất trời. Thời ấy đất nước thịnh vượng, nước mạnh dân giầu, văn sử triết kinh, nghệ thuật khoa kỹ phát triển rực rỡ. Cuộc chinh phục tây bắc và tây vực lần thứ nhất đã mở rộng đất đai du mục của Hoa Hạ, cắt đứt nguồn tài chính của Hung Nô, tiêu diệt quân chủ lực Hung Nô, mở ra một thời đại huy hoàng 400 năm. Đế quốc đại Hán là một trong những thời đại rất đáng tự hào của dân tộc Hoa Hạ. Tiếc rằng những thời đại sau đó, tính cách dân tộc thuần Hán chưa khi nào đạt tới đỉnh cao như thế, từ đó trở đi, một mình Hán tộc không thể chông đỡ lâu đài văn minh Hoa Hạ.
Cùng với chính sách đồn khẩn thú biên được thực thi, nông canh xâm lấn thảo nguyên và những cuộc tấn công bằng quân sự đối với dân tộc thảo nguyên, và với "chính sách đuổi Nhung" tàn nhẫn, dùng vũ lực đuổi dị tộc ra khỏi biên giới, khiến dân tộc du mục chống trả quyết liệt, cuối cùng, dân tộc thảo nguyên tích luỹ được một lực lượng to lớn. Đến cuối đời Tấn, năm dân tộc thảo nguyên Hung Nô, Yết, Để, Khương và Tiên Ty trước sau tiến vào Trung nguyên, lần lượt thành lập 16 nước, sử gọi là "năm Hồ mười sáu nước". Tần Hán mấy trăm năm trở lại nông nghiệp phát triển mạnh, nông nghiệp Hoa Hạ chiếm ưu thế, toàn bộ tộc Hán đã trở thành tộc nông canh tiêu chuẩn, tính cách dân tộc cừu hoá, sợ chiến trận, sợ chết, không đỡ nổi một cú đánh. "Năm Hồ" như sói xông vào đàn cừu, toàn bộ trung nguyên biến thành thiên hạ của sói thảo nguyên khoảng 120 năm. Trong khoảng thời gian đó, sói tính ở trung nguyên cực thịnh, do đó tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương cốt đầy đồng, dân số giảm mạnh. Nhưng nguyên nhân nội tại vẫn tại bản thân văn minh nông canh, tính cách nông canh ôn hoà đôn hậu không thể chống lại kẻ xâm lược hung hãn.
Bắc Nguỵ thành lập nước năm 386, là một nước kết hợp tưong đối tốt sói tính và cừu tính. Mình rất thích Bắc Nguỵ. Tộc Tiên Ty và sau này là tộc Mông Cổ dựng nên Bắc Nguỵ đều thuộc Đông Hồ, hai dân tộc này có chung ngôn ngữ. Bắc Nguỵ xuất xứ tại núi Tiên Ty thuộc Bắc Lộc, dãy Đại Hưng An. Tiên sinh Hàn Nho Lâm, nhà nghiên cứu có uy tín, Hội trưởng Hội nghiên cứu lịch sử nhà Nguyên, nói: "Theo các học giả hiện đại, Tiên Ty chính là tộc Mông Cổ".
Ngay từ thời Hoà Đế đời Đông Hán, đại tướng Đậu Hiến đánh bại Hung Nô, Tiên Ty thừa cơ chiếm lĩnh đất cũ của Hung Nô, hơn mười vạn hộ Hung Nô tự xưng là Tiên Ty, gia nhập tộc Tiên Ty cùng với văn hoá Hung Nô và sự sùng bái nguyên thuỷ của người Hung Nô. Do đó Tiên Ty lại là dân tộc hỗn hợp Đông Hồ và Tiên Ty. Thác Bạt Bộ Tiên Ty cực kỳ hung hãn, nhưng văn hoá Tiên Ty cực kỳ lạc hậu, chữ viết chưa có. Thế nhưng họ có tính cách mạnh mẽ và cái đầu thông minh như sói thảo nguyên Mông Cổ, tài năng quân sự siêu việt, là một chi cự phách trong Đông Hồ. Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào giống hệt thần sói oai vệ lạ thường. Ông ta dựa vào kỵ binh Tiên Ty dũng mãnh quét sạch đàn sói, chưa đầy mười năm đã thống nhất miền bắc Trung Quốc. Sau nhà Tây Chu, trong lịch sử Trung Quốc đã mở ra một triều đại đầu tiên do dân tộc thảo nguyên thiết lập.
Một điều thú vị nữa, Tiên Ty Thác Bạt rất thích dùng mưu như sói thảo nguyên, say mê văn hoá Hán, thêm một biểu hiện nữa về ý chí tiến thủ của dân tộc du mục trong việc khai thác và học tập. Thời kỳ Phùng Thái hậu và Hiếu Văn Đế ra sức đề xướng học tập văn hoá Hán, cổ vũ kết hôn với người Hán. Sau đó, hàng triệu Tiên Ty thiên đô về Lạc Dương, hoàn toàn sử dụng tiếng Hán, y phục Hán, chế độ Hán., thậm chí đổi họ Tiên Ty sang họ Hán. Thí dụ đổi họ Thác Bạt thị sang họ Trường Tôn thị, khiến sứ giả Giang nam người Hán không biết mình đến nước Hồ hay nước Hán.
Cần phải nói rõ một điều, dân tộc thảo nguyên chủ động tiếp thụ văn hoá Hán là có căn nguyên sâu sắc về chủng tộc. Trong văn hoá Hán cao nhất là sùng bái trời, tức sùng bái Tăngcơli, mà sùng bái trời trong văn hoá Hán bắt nguồn từ sùng bái Tăngcơli trong dân tộc thảo nguyên, là sự sùng bái nguyên thuỷ mà tổ tiên Viêm Hoàng đem từ thảo nguyên tới. Do đó sự sùng bái tối cao của dân tộc thảo nguyên Mông Cổ không mâu thuẫn với văn hoá sùng bái trời của dân tộc Hán, trái lại, do có mối căn duyên thời sùng bái nguyên thuỷ, nên tình cảm gần gũi dễ dàng tiêp thu. Về sau, tộc Mông Cổ bản thổ và tộc Hán Hoa Hạ không theo đạo Cơ đốc và Ixlam giáo mà đều theo Phật giáo vì có chung mối quan hệ lớn là sùng bái trời; Hai là, trong giới Nho học thời kỳ đầu một số có tinh thần mạnh mẽ vươn tới của dân tộc du mục, chẳng hạn như "thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức", "phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", tinh thần kiên cường bất khuất này phù hợp với tính cách dân tộc du mục thảo nguyên; Ba là, Nho gia hoàn toân ủng hộ "thiên tử", tức "Con củaTăngcơli". Tóm lại văn hoá Hán vốn là văn hoá từ sau khi dân tộc du mục vào khu vực nông canh phát triển lên, vì vậy, sau này dân tộc thảo nguyên làm chủ trung nguyên, không cần làm lại văn hoá từ đầu, chỉ cần đem tới những thành quả văn hoá của lớp người đi trước và lớp người bây giờ là đủ. Đương nhiên, sau đó các tộc Tiên Ty, Mông Cổ đều nhìn thấy khiếm khuyết của văn hoá Hán, đã chọn lọc rất kỹ khi tiếp thu, và tăng thêm vào đó rất nhiều nội dung văn hoá du mục.
Cần giải thích một điều, quan điểm truyền thống cho rằng dân tộc du mục tuy có thể chinh phục trung nguyên bằng vũ lực, nhưng tộc Hán có thể chinh phục dân tộc du mục bằng văn hoá Hán. Đây là quan điểm sô vanh đại Hán tộc. Sai lầm lớn nhất của quan điểm này ở chỗ phủ định nhân tố phi văn hoá căn bản nhất - tác dụng chinh phục của ruộng đất Hoa Hạ. Đồng ruộng mênh mông của Hoa Hạ có thể chinh phục và mềm hoá tất cả những dân tộc du mục dũng mãnh, tác dụng chinh phục của đồng ruộng Hoa Hạ lớn hơn tác dụng chinh phục của văn hoá. Tính chất phiến diện trong quan điểm dân tộc du mục bị văn hoá Hán chinh phục, còn ở chỗ đã phủ định thành phần du mục trong văn hoá Hán, phủ định quyền sở hữu cục bộ của dân tộc du mục trong văn hoá Hán. Vả lại, trên thực tế dân tộc du mục cũng không bị văn hoá Hán chinh phục một cách bị động, mà dân tộc du mục chủ động chọn lọc văn hoá Hán, mà nguyên nhân quan trọng là trong văn hoá Hán có thành phần văn hoá du mục.
Cuộc cải cách của Thác Bạt Tiên Ty tương đối thành công, chính trị Bắc Nguỵ ổn định, kinh tế phồn vinh, dân số tăng vọt, quan hệ quốc tế rộng rãi mang dáng dấp một nước lớn ở phương đông. Hơn nữa, văn hoá phát triển, phật giáo thịnh hành, các hang động Vân Cương, Long Môn đến nay vẫn khiến người ngưỡng mộ, khiến các quốc gia Hán tộc Nam triều hủ bại, nội loạn triền miên không thể so sánh với Bắc Nguỵ, đến nỗi người Trung Quốc sau này phần lớn chỉ biết đến Bắc Nguỵ tiếng tăm lừng lẫy, mà rât ít biết những nước của người Hán cùng thời ở Nam triều như Tống, Tề. So sánh Bắc Nguỵ với Nám triều, thấy rõ văn hoá nông canh và tính cách dân tộc đã bộc lộ những yếu kém chí mạng của cừu tính. Dân tộc du mục một khi tập hợp được sức mạnh của cả dân tộc, hễ có thời cơ là chiếm trung nguyên bằng vũ lực,chỉ qua vài đời ngắn ngủi đã nắm trong tay thành quả văn hoá dân tộc Hoa Hạ sáng tạo trong mấy nghìn năm, thậm chí còn hơn hẳn một cái đầu. Còn dân tộc Hán thiếu tinh thần tiến thủ, tuy tiên tiến hơn dân tộc thảo nguyên về văn hoá, nhưng vẫn phải tiếp máu định kỳ hoặc không định kỳ để sống. Nếu trong khoảng vài trăm năm mà không được một lần tiếp máu qui mô lớn, xương cốt nó mềm đến nối không đỡ nổi ngôi nhà Hoa Hạ. Cổ nhân có câu: "500 năm tất có bậc vương giả". Trên thực tế, bậc "vương giả" đó chính là tinh thần và tính cách du mục, "vương giả" cụ thể là những người đại diện cho tinh thần và tính cách du mục.
Tiên Ty thống trị bắc Trung Quốc hơn 140 năm, lần tiếp máu và lai tạp dòng máu của dân tộc thảo nguyên đối với dân tộc ho Hạ nông canh só ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rất sâu. Tiếp máu và pha máu thể hiện chủ yếu trên hai mặt: Một là ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần và tính cách du mục đối với dân tộc nông canh sau khi dân tộc du mục xâm nhập trung nguyên. Cái gọi là "tiếp máu" chính là sự tiếp nhận tinh thần du mục; Hai là pha máu tạp giao đã tăng cường ưu thế lai, tăng số lượng người mang tính cách mới. "Ngũ Hồ nhập Trung Hoa" gây ra chiến tranh liên miên ở trung nguyên, Lạc Dương bị đốt cháy, máu chảy thành sông, nhân dân tan tác, dân số giảm mạnh. Chiến tranh loạn lạc lần đầu tiên tạo nên một cuộc thiên di lớn của dân tộc Hoa Hạ. Sử chép, trung châu, tức trung nguyên, chừng sáu bảy mươi phần trăm người Hán tản cư về Giang nam, dân số người Hán ở miền bắc càng ít đi. Sau đó,dòng người bất tận cuả dân tộc du mục, nhất là dân tộc Tiên Ty đổ về trung nguyên và Lạc Dương hoang vắng. "Trung Quốc thông sử giản biên" viết: "Dân số Quan trung một triệu người, Để Khương và Tiên Ty chiếm một nửa ". Nguỵ Hiếu Văn đế thiên đô từ Bình Thành về Lạc Dương, các quan văn võ và quân đội, kể cả hoàng gia, chỉ vẻn vẹn một triệu người. Để học tập văn hoá Hán và tăng cường dân số, tập đoàn thống trị Tiên Ty đích thân thực hiên chính sách thông hôn Tiên - Hán. Do ở địa vị thống trị, dân tộc du mục chiếm ưu thế về tài sản và quyền lực, nên tha hồ thông hôn nạp thiếp sinh con đẻ cái, khiến dân số du mục tăng trưởng nhanh hơn dân số nông canh. Vì vậy thông qua 260 năm tiếp máu và tạp giao, mười sáu nước Bắc triều trên thực tế đã trở thành vùng dân tộc hỗn hợp, số dân Hán tương đương số dân du mục nhưng ảnh hưởng của dân tộc Tiên Ty đặc biệt lớn.
Lần tiếp máu và pha máu này khiến tính cách và tinh thần dân tộc Hoa Hạ trung nguyên đã bị hèn yếu và cừu tính, mạnh mẽ trở lại. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, dân tộc du mục Trung quốc tiếp máu và thông hôn với dân tộc nông canh Trung Quốc, với dân tộc nông canh mà nói, là sự việc đau khổ và tàn nhẫn, nhưng với "con bệnh Trung Quôc" thì lại là cấp cứu điều trị cần thiết, khách quan mà nói, nếu không có cuộc tiếp máu và thông hôn lâu dài và rộng khắp này, sẽ không có Tuỳ Đường vĩ đại sau này.
Bắc Nguỵ về sau chia cắt thành Đông Nguỵ và Tây Nguỵ, hai nước vẫn do tộc Tiên Ty chấp chính. Năm 550 Cao Dương phế Đông Nguỵ Đế, tự lên ngôi, đặt quốc hiệu là Tề, sử gọi Bắc Tề. Năm 556, người Tiên Vũ Văn Giác phế truất Tây Nguỵ Cung đế, tự lập làm vua, quốc hiệu Chu, sử gọi Bắc Chu, chính quyền Tiên Ty vẫn y nguyên. Thời kỳ Chu Vũ đế, một ông vua hùng tài thao lược lại diệt Bắc Tề, lại thống nhất bắc Trung Quốc.
Năm 581, đại thừa tướng Bắc Chu Dương Kiên phế truất Chu Tịnh đế cướp vương triều Bắc Chu,dựng nên nhà Tuỳ, ông chính là Tuỳ Văn đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Do đó nhà Tuỳ được thiết lập trên cơ sở nhà nước Tiên Ty. Sau Bắc triều, do năm tộc du mục được tiếp máu trong khoẩng 260 năm, dân tộc Trung Quốc là một dân tộc hỗn hợp do dân tộc Tiên Ty bao gồm dân tộc Hán và dân tộc du mục hợp thành. Và cũng do Dương Kiên cướp ngôi, lập ra nhà Tuỳ, nên tập đoàn thống trị Tiên Ty Bắc Chu vẫn được giữ lại về cơ bản, triều đình nhà Tuỳ đầy quan lại người Tiên Ty, ngay Hoàng hậu Tuỳ Văn đế là Độc Cô hoàng hậu cũng là người Tiên Ty. Độc Cô hoàng hậu là con gái đại tướng Độc Cô Tín, đại quí tộc Tiên Ty. Do vậy, từ triều Tuỳ trở đi, về mặt tổ chữc chính quyền và cơ cấu xã hội, tỉ trọng Tiên Ty cực lớn. Từ thành phần dân tộc mà xét, Tuỳ là triều đại vĩ đại do tộc Tiên Ty và tộc Hán cùng nhau dựng nên. Thời Tuỳ Văn đế, dân tộc trung nguyên tính cách mạnh mẽ, văn hoá phát triển, cũng là thời kỳ kết hợp tương đối tốt cừu với sói.
Vậy nên, triều Tuỳ hùng mạnh, sáng tạo, lập nhiều kỳ công đáng kính nể; thực hiện quân điền chế, đào sông, mở khoa thi, đánh bại 40 vạn quân kỵ của Đột Quyết hùng mạnh, chinh phục nam Trung Quốc, kết thúc tình trạng rối ren, chia cắt trong bao nhiêu năm, dưng nên một quốc gia thống nhất rộng lớn.
Có điều đặc biệt là, miền bắc Trung Quốc trải qua chiến tranh liên miên do các tộc du mục xâm nhập, lẽ ra phải lạc hậu hơn Nam triều không bị dị tộc xâm lấn, vậy mà trên thực tế hoàn toàn ngược lại. Tại Nam triều, các chính quyền Hán tộc Tống Tề Lương Trần đều hủ bại, yếu đuối bất lực, nội bộ lục đục. Sau đó, chính quyền Hán tộc nam Trung Quốc bị nhà Tuỳ diệt gọn dễ như trở bàn tay.
Từ đó, Trung Quốc cổ đại lại xuất hiện một qui luật: Trung nguyên phía bắc được các tộc du mục tiếp máu và thông hôn, cho dù bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nhưng vẫn có thể tiêu diệt hoặc bức hàng chính quyền Hán tộc nam Trung Quốc, còn chính quyền Hán tộc cuối cùng ở nam Trung Quốcdễ dàng bị quốc gia phương bắc tiêu diệt, không một ngoại lệ. Qui luật này còn thích ứng ngay từ thời Tần trở đi. Tần diệt Sở Ngô, Nguỵ diệt Thục, Tấn diệt Ngô, Tuỳ diệt Lương Trần, Tống diệt Hậu Thục Nam Đường Ngô Việt, Nguyên diệt Nam Tống, cho đến Thanh diệt Nam Minh, Tam Phiên Thái bình thiên quốc. Qui luật này đã chứng minh, tính cách du mục mạnh hơn rất nhiều so với tính cách nông canh. Tính cách mạnh mẽ là nhân tố có tính quyết định cho một dân tộc đứng vững trong một rừng dân tộc. Nam Trung Quốc thuần nông một khi đã mất đi tinh thần du mục Viêm Hoàng mà lại không được tiếp máu từ tinh thần du mục, là mất đi xương sống của dân tộc, thì dù kinh tế văn hoá phát triển, cũng không cách gì bảo vệ quốc thổ và nền độc lập quốc gia.
*
Trần Trận nhìn hang sói trên sườn núi thở dài, nói: Nhưng triều Tuỳ cũng chết yểu, nguyên nhân cơ bản là tỉ lệ sói cừu không cân bằng. Tập đoàn thống trị nhà Tuỳ sói tính quá mạnh so với cừu tính. Bản thân Tuỳ Dạng đế là con lai giữa người Hán và người Tiên Ty. Mẹ ông ta là Văn hiến Độc Cô hoàng hậu là một phụ nữ Tiên Ty hung hãn ngay cả Tuỳ Văn đé cũng sợ. Gia đình Độc Cô hoàng hậu đã cung cấp ba hoàng hậu (bao gồm cả Độc Cô trong đó) và một Hoàng Thái hậu. Chị ruột bà là Hoàng hậu Chu Minh Đế Bắc Chu, con gái lớn của bà là hoàng hậu Chu Tuyên Đế, chị em họ của bà là mẹ đẻ Đường Cao Tổ Lý Uyên nhà Đường. Dòng họ Tiên Ty nhà bà tính cách mạnh mẽ, thế lực to lớn, ảnh hưởng sâu sắc cá ba triều đại: Bắc Chu, Đại Tuỳ và Đại Đường. Bà ta ở hoàng cung, hậu cung không dám dâng phi tần cho vua, bà ta dám giết mỹ nữ mà vua yêu thích. Người phụ nữ đầy sói tính này nắm quyền lớn trong triều, cùng với Tuỳ Văn Đế xưng "nhị thánh". Độc Cô hoàng hậu còn lập mưu bỏ con trưởng lập con út Dương Quảng mà bà rất yêu, làm Hoàng Thái tử. Về sau, Độc Cô hoàng hậu trở thành người mẫu cho Võ Tắc Thiên bắt chước. Do vậy, Tuỳ Dạng Đế Dương Quảng do bú "sữa sói" mà thành "sói". Do kế thừa quá nhiều gen sói của mẹ, Tuỳ Dạng Đế là một bạo quân ít thấy trong lịch sử Trung Quốc, thích dùng vũ lực, tàn bạo ác độc, thuế má nặng nề, dân tình đói khổ. Tuỳ Dạng Đế huy động vài triệu quân, ba lần đi đánh Cao Ly thua cả ba, tổn thất nặng nề, sức nước suy kiệt, khiến cả nước chống lại ông ta. Nhà Tuỳ được 37 năm thì mất, tương tự nhà Tần. Năm 618, Lý Uyên quí tộc Hán đã Hồ hoá, lập nên nhà Đường.
Triều đại Đường mà người Trung Quốc rất tự hào, thực tế là một vương triều vĩ đại do hai tộc Tiên Ty và Hán cùng nhau tạo dựng nên, là sự kết tinh vĩ đại của tính cách sói với tinh tuý của văn minh Hoa Hạ, là đỉnh cao của văn minh Hoa Hạ cổ đại. Cũng giống như "Hán kế thừa chế độ nhà Tần", triều Đường kế thừa chế độ triều Tuỳ. Vương triều Lý Đường kế thừa hoàng tộc triều Tuỳ, đặc biệt là tính cách Tiên Ty hung hãn của phụ nữ hoàng triều Tuỳ. Về mặt tính cách huyết thống, ông vua khai quốc và và những bậc quân chủ trong vương triều Lý Đường, đều là con lai giữa người Hán đã Hồ hoá với phụ nữ quí tộc Tiên Ty. Mẹ đẻ, hoàng hậu và một con dâu Đường Cao Tổ Lý Uyên là người Tiên Ty. Bà nội, mẹ đẻ và Hoàng hậu Đường Thái Tôn Lý Thế Dân là người Tiên Ty. Cụ nội, bà nội, mẹ đẻ Đường Cao Tôn Lý Trị là người Tiên Ty. Còn mẹ đẻ Lý Uyên chính là chị em họ của hoàng hậu Độc Cô khét tiếng. Nhiều đời liên tục tạp giao, ảnh hưởng lâu dài về tính cách sói của gia tộc Tiên Ty, khiến máu Hán trong huyết thống gia tộc Lý Đường giảm xuống chỉ còn dưới một phần tư. Vì vậy giống lai chiếm ưu thế khác thường. Thái Tôn Lý Thế Dân lại càng nổi bật. Dũng mãnh ngoan cường, tính cách sói của ông ta được coi là nhất trong các đế vương. Thậm chí, gia đình họ Lý còn cho con trai thái tử đi học tiếng Hồ, ăn món ăn Hồ, ngưỡng mộ lá quân kỳ đầu sói của Đột Quyết. Những chuyên cực đoan này chứng minh huyết thống dân tộc thảo nguyên trong gia tộc Lý Đường và ảnh hưởng sâu rộng của nó.
Mình lấy mấy thí dụ trong "Tư trị thông giám" cho cậu nghe: Một bận, Lý Thế Dân cùng Lý Uyên xuất kích, Lý Uyên tiến quân bất lợi, Lý Thế Dân đích thân dẫn quân tiến đánh địch từ phía sau, sử dụng song đao đi trước sĩ tốt, tự tay giết chết mấy chục quân địch, giết đỏ mắt, đao mẻ mấy miếng, hai tay áo đẫm máu địch. Ông ta rũ sạch máu, tiếp tục xung sát cho đến khi quân địch bị đánh tan, chuyển bại thành thắng. Lại có lần Lý Thế Dân đánh nhau với Đậu Kiến Đức, Lý Thế Dân chỉ đem theo viên đại tướng Uất Trì Kính Đức và vài chục binh sĩ dụ địch. Năm nghìn quân kỵ của Đậu Kiến Đức lướt tới, Lý Thế Dân thiện xạ, bắn chết luôn một viên tướng và mấy tên địch. Uất Trì Kính Đức cũng bắn chết hơn mười quân địch, khiến mấy nghìn quân địch sợ không dám đuổi theo. Lại nữa, trong sự biến Huyền Vũ môn, vì lợi ích Đại Đường, Lý Thế Dân ra tay trước, bố trí quân mai phục giết anh và em ruột là Kiến Thành và Nguyên Cát. Lý Thế Dân bắn chết Kiến Thành mà không run tay, dũng mãnh như sói, đoạt lại ngôi Thái tử.
Lý Thế Dân dũng cảm thiện chiến, đại trí đại dũng, ngay cả kỵ binh Đột Quyết quân kỳ thêu đầu sói vàng, thậm chí Khan Đột Quyết cũng phải nể sợ. Đường Thái Tôn còn được phong là "Vua trời", cũng có nghĩa là "Vua Tăngcơli". Sau này nhà Đường hàng phục được Đột Quyết là nhờ ở sói tính trong gia tộc Lý Đường. Trong triều nhan nhản hiền thần danh tướng người thảo nguyên, trong đó nổi tiếng nhất là Trường Tôn Vô Kỵ. "Cựu Đường thư. Trường Tôn Vô Thị truyện" chép: Trường Tôn Vô Kỵ là người sắp đặt "Sự biến Huyền vũ môn" thâm hiểm, chính ông ta ra sức khuyên Lý Thế Dân ra tay trước, còn ông ta đích thân dẫn 9 người trong đó có Uất Trì Kính Đức, Hầu Quân Tập phối hợp Lý Thế Dân giết Kiến Thành và Nguyên Cát. Trường Tôn Vô Kỵ là đệ nhất công thần đưa Lý Thế Dân lên ngôi vua, đảm nhiệm chức Tể tướng trong suốt 30 năm. Trường Tôn Vô Kỵ là người Tiên Ty, tổ tiên là hoàng tộc Tiên Ty Bắc Nguỵ, là dòng họ thế gia,đại thần trong các triều Bắc Nguỵ, Tây Nguỵ, Bắc Chu, được phong vương, thế tập tước Công, bố ông ta là Hữu Kiêu Vệ Tướng triều Tuỳ. Trường Tôn Vô Kỵ lại là anh ruột Văn Đức Trường Tôn hoàng hậu Đường Thái Tôn. Bà nội, mẹ đẻ, Hoàng hậu, thậm chí Tể tướng đều là người Tiên Ty. Cậu thấy đấy, huyết thống và tính cách Tiên Ty trong vương triều đại Đường đậm như thế nào.
Sự vĩ đại của vương triều Đại Đường bắt nguồn từ tinh cách dân tộc vĩ đại, và cũng bắt nguồn từ những người phụ nữ vĩ đại trong triều. Ba người phụ nữ thời Đường sơ không chỉ sinh ra ba bậc đế vương kiệt xuất, mà còn đích thân thành lập đội nữ binh, một "Nương tử quân" đầu tiên ở Trung Quốc. Nữ hoàng đầu tiên ở Trung Quốc cũng bắt đầu từ triều Đường. Chúng mình lên thảo nguyên chẳng đã lĩnh hội rồi đấy sao? Dân tộc thảo nguyên rất tôn trọng phụ nữ, phụ nữ có địa vị rất cao, phần lớn phụ nữ dám nói dám làm, người như Caxưmai không hiếm. Dòng máu Tiên Ty trong triều quyết định công trạng lớn lao của những phụ nữ trong triều Đường. Theo "Tân Đường thư. Truyện các công chúa": Bình Dương công chúa, con gái Đường Cao Tổ Lý Uyên, khi Lý Uyên nổi dậy chống nhà Tuỳ, công chúa đến Quan Trung thành lập đội nữ binh liên tiếp đánh thắng quân Tuỳ và phát triển nghĩa binh đến 7 vạn người, tiếng tăm vang dội, lập công lớn khi Lý Uyên đánh chiếm Tràng An. "Tân Đường thư" chép: "Công chúa (Bình Dương công chúa - Lời người dẫn) dẫn một vạn tinh binh, hội quân với Tần vương tai Vị Bắc… tên gọi Nương tử quân ." Sơn Tây có cửa quan nổi tiếng tên gọi "Nương tử quan", sở dĩ có tên ấy là do Bình Dương công chúa từng trú quân nơi này. Mẹ đẻ Bình Dương công chúa là Thái mục Hoàng hậu Đậu thị người Tiên Ty, vợ Lý Uyên. Bình Dương công chúa là người phụ nữ kiệt xuất cùng cha cùng mẹ cùng tính cách cùng gây dựng giang sơn với Lý Thế Dân. Nương tử quân có ảnh hưởng sâu rộng tới phái nữ Trung Quốc, mà tinh thần Nương tử quân bao hàm tinh thần sói và tinh thần du mục phóng khoáng, khao khát tự do.
Lại nữa, Võ TắcThiên, nữ hoàng duy nhất ở Trung Quốc là ở đời Đường. Võ Tắc Thiên sinh ra ở Sơn Tây thấm đậm tinh thần du mục, có truyền thống cưỡi ngựa bắn cung. Tỉnh Sơn Tây là một trong những căn cứ địa của tộc Tiên Ty. Đô thành củaTiên Ty Bắc Nguỵ thời kỳ đầu đặt ở thành Sơn Tây. Bố đẻ Võ Tắc Thiên từng theo Lý Uyên khởi nghĩa chống Tuỳ, sau được phong ứng quốc công. Vì vậy cũng nên coi Võ Tắc Thiên là sói nữ trong dòng tướng.Về sau, Võ Tắc Thiên chịu ảnh hưởng tinh thần du mục của hoàng tộc Lý Đường, trở thành nhà chính trị kiệt xuất tính cách sói ở Trung Quốc. Về tính cách, dũng cảm kiên cường, trí tuệ siêu việt, tầm nhìn xa rộng, cứng rắn rất mực; về chính sách: Đả kích sĩ tộc, đẩy mạnh khoa cử, phá cách chọn người tài, khuyến khích nông tang, phát triển dân số. Duy trì suốt nửa thế kỷ sự hưng thịnh của triều đại Trinh Quan do Đường Thái Tôn khai sáng.
Trần Trận dừng một lát, đột nhiên hỏi Dưong Khắc: Cậu có chú ý bức hình Võ Tắc Thiên không?
Dương Khắc hơi bõ ngỡ, lắc đầu, nói: Không chú ý, cậu thấy có điều khác à?
Trần Trận nói: Mình đã xem chân dung bà ta, khuôn mặt phúc hậu, có tướng làm mẫu nghi thiên hạ. Tượng đá cao to nhất Lạc Dương được khắc theo lệnh bà ta. Bức tượng thần thái siêu nhiên, đẹp mà đoan trang, đầu và cổ đầy đặn. Nghe nói nhà điêu khắc thời ấy căn cứ vào người thật mà tạc, người Trung Quốc ai cũng biết. Về tiêu chuẩn thẩm mỹ, đời Đường coi béo là đẹp. Các vua đời Đường đèu tuyển người béo vào hậu cung. Đường Thái Tôn tuyển Võ Tắc Thiên làm phi. Con trai Đường Thái Tôn là Đường Cao Tôn Lý Trị theo đuổi Võ Tắc Thiên đến khi lập bà ta làm Hoàng hậu. Sau đó Đường Huyền Tôn lập Dương Ngọc Hoàn làm Quí phi. Các triều vua đều thích những phụ nữ béo tốt, hoàn toàn ngược lại tiêu chuẩn thẩm mỹ của các vua tộc Hán. Các vua Hán đa số tích những phụ nữ mảnh mai, tỉ như: "Sở vương thích eo nhỏ, hậu cung chết đói bỏ". Sủng phi Triệu Phi Yến của Hán Thành đế, "eo lưng chưa đầy chẹt tay", về sau được nhà vua đưa lên làm Hoàng hậu.
Vậy Hán Đường hai triều đại cùng nổi tiếng trong lịch sử, vì sao tiêu chuẩn thẩm mỹ lại khác nhau đến thế? Nguyên nhân là hoàng tộc nhà Đường và lịch đại các triều Hoa Hạ, huyết thống dân tộc khác nhau. Đời Đường "coi béo là đẹp", phản ánh sâu sắc huyết thống và dấu ấn dân tộc Tiên Ty. Mình trước kia vẫn thắc mắc hoài về chuyện vì sao triều đại trước thì chuộng gầy mà triều đại sau thì chuộng béo? Về sau, sau khi làm rõ huyết thổng Tiên Ty của vương triều Lý Đường thì mới vỡ nhẽ, rồi liên tưởng tới cuộc sống của chúng ta trên thảo nguyên, liền rất thông. Lúc đầu khi chúng ta mới lên thảo nguyên đã phát hiện người Mông Cổ coi béo là đẹp, thí dụ cô gái tròn xoay Zânxixicơ biệt hiêu "thùng tô nô" thì quả là béo, ngay Dương Quí phi cũng không béo bằng. Hồi đó có đến hơn nửa số mã quan vây quanh lấy lòng cô ta. Những cô gái Mông Cổ được mục dân coi là người đẹp vùng Ơlôn đều béo. Dân tộc Tiên Ty và dân tộc du mục thảo nguyên Mông Cổ có mối quan hệ nhân duyên với nhau. Chắc chắn dân tộc Tiên Ty truyền Lang đồ đằng cùng với tiêu chuẩn thẩm mỹ "béo đẹp" cho dân tộc Mông Cổ. Trên thực tế, dân tộc du mục vẫn coi nuôi béo gia súc là một nghề, coi "to béo" là đẹp, đương nhiên thẩm mỹ dân tộc cũng nhìn nhận như thế.
Dương Khắc gật đầu lia lịa rồi cười, nói: Đúng thế!... Nhưng hình như hơi xa đề thì phải?
Trần Trận nói: Không xa tí nào. Đời Đường coi "béo là đẹp", ý thức dân tộc trên bình diện thẩm mỹ chứng minh nguồn gốc tính cách vĩ đại vì sao mạnh mẽ như thế?. Người Hán luôn né tránh tinh thần du mục và huyết thống thảo nguyên đời Đường, trên thực tế người Hán rất không muốn ghi nhận quá nửa công tích của triều Đường thuộc về dân tộc thảo nguyên.
Mình nói tiếp… Lý Thế Dân hơn người ở chỗ ông ta đặc biệt coi trọng văn trị, chấp thuận chính sách "ngưng binh bị, lo văn giáo" do Nguỵ Trưng đề xuất, mở khoa thi, trọng can gián, ra sức giáo hoá, cải cách chính trị, giảm sưu thuế, khuyến khích làm kinh tế, mở ra triều đại Trinh Quan thịnh trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, cương thổ nhà Đường rộng lớn hơn bất cứ thời đại nào trước đó.
Mình đặc biệt nhấn mạnh: Lý Thế Dân là vị vua đầu tiên ở Trung Quốc đề xuất chính sách "Hoa Di bình đẳng". Ông ta nói: "Xưa nay quí trọng Hoa, khinh rẻ Di Địch, riêng Trẫm yêu cả hai như nhau, nên chúng coi Trẫm như cha mẹ". Chính sách "Hoa Di bình đẳng" được đưa ra trông bối cảnh Hoa Di thông hôn, sói tính cừu tính cân bằng về tính cách trong vương triều Lý Đường. Xưa kia và sau này, tư tưởng Nho gia chính thống ra sức" tôn Hoa biếm Di" (đề cao Hoa, bài xích các dân tộc không phải Hoa), là không nhận thấy giá trị to lớn của tinh thần du mục và tính cách dân tộc thảo nguyên và sự cống hiến có tính cứu nguy đối với dân tộc và văn minh Hoa Hạ. Nho gia còn đưa tinh thần và tính cách đó thành đối tượng chính để đả kích. Chỉ mỗi Lý Thế Dân mang trong mình dòng máu du mục, mới nhìn thấy cả ưu lẫn khuyết của dân tộc Hán và dân tộc thảo nguyên, và đích thân thực hành chính sách "Hoa Di bình đẳng". Triều Đường sở dĩ đạt tới đỉnh điểm huy hoàng của nền văn minh cổ đại, nguyên nhân cơ bản là đã kết hợp được tính cách dũng mãnh cầu tiến của dân tộc thảo nguyên với tinh hoa Nho gia của dân tộc nông canh. Tiếc rằng, đất đai Trung Quốc quá rộng, tư tưởng trác việt "Hoa Di bình đẳng" của Lý Thế Dân nhanh chóng bị ý thức nông canh hẹp hòi Hoa Hạ và tư tưởng chính thống Nho gia bóp chết.Về sau,cuộc tiếp máu mới cấp cứu dân tộc Hoa Hạ vân do dân tộc thảo nguyên cưỡng chế, nhưng con bệnh nông canh tộc Hán đã trầm trọng, tiếp máu kiểu nào cũng không vực dậy được phong cách dân tộc hào mại, dũng mãnh thời kỳ thịnh trị Hán Đường. "Sư tử ngủ phương đông" là trạng thái ngủ đông bắt đầu từ Trung Đường, mà đồng ruộng bao la Hoa Hạ chính là "chiếc giường êm" cho sư tử ngủ say, còn Nho học là liểu thuốc ngủ.
Bắt đâu từ loạn An Sử cho đến Năm Đời Mười Nước trong khoảng 200 năm, Hoa Hạ trở lại cừu tính, đất nước rối ren. Từ đó dân tộc nông canh Hoa Hạ bắt đầu xuống dốc, tuy đôi lần xuất hiện đỉnh nhỏ, nhưng xu thế xuống dốc không thể cứu vãn. Duy trì bảo vệ văn minh và quốc thổ Hoa Hạ ngày càng dựa vào dân tộc thảo nguyên.
Tuy toàn bộ dân tộc nông canh đang hèn đi, nhưng soi tính di truyền trong dòng máu Viêm Hoàng của tổ tiên, cùng với những cuộc tiếp máu thông hôn không ngừng, trong đông đảo nông dân Hoa Hạ vẫn còn giữ lại được một ít hạt giống kiên cường dũng mãnh. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân trong lịch sử Trung Quốc, chính là sự phản kháng của nông dân do một số hảo hán mang sói tính cầm đầu. Nhưng khởi nghĩa nông dân chỉ là công cụ để thay đổi triều đại, một khi khởi nghĩa thắng lợi, cũng không đem lại chút gì mới mẻ cho vương triều mới. Cuộc đại khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo cuối đời Đường coi như một hành động quan trọng phục hưng dân tộc, không thành công. Tìm nguyên nhân, khởi nghĩa nông dân là "sản phẩm phụ" sản sinh từ mảnh đất nông canh, nó không tránh khỏi những hạn chế do tính chất ươn hèn của vương triều nông canh. Đại quân khởi nghĩa Hoàng Sào thế như chẻ tre, mà lại còn ngu xuẩn đốt cháy thành Tràng An, công trình hùng vĩ nhất của Trung Quốc cổ đại, nhưng nó vẫn bị kỵ binh Sa Đà không tên tuổi của Tây Đột Quyết tiêu diệt. Đó là do kẻ được tiếp máu cơ địa không bằng kẻ tiếp máu. Từ sau Hán Đường, dân tộc nông canh Hoa Hạ bất luận quân chính phủ hay quân khởi nghĩa nồng dân giao chiến với kỵ binh du mục đều thua nhiều thắng ít.
Đến Năm Đời Mười Nước là thời kỳ động loạn dữ dội do sói tính mạnh hơn cừu tính quá nhiều. Trong Năm Đời Lương Đường Tấn Hán Chu, Hậu Đường Hậu Tấn Hậu Hán, đều là chính quyền Sa Đà Tây Đột Quyết. Cùng thời, còn có nước Liêu hùng mạnh, là đất nước của dân tộc du mục do Khiết Đan - hậu duệ của Tiên Ty, dựng nên.
Năm 960, Triệu Khuông Dận không tốn một giọt mồ hôi, vong ân bội nghĩa cướp Bắc Tống do Chu Thế Tôn dựng nên sau khi đánh chiếm trung nguyên. Thời kỳ đầu, Bắc Tống ăn theo cuộc tiếp máu thời kỳ Năm Đời, còn có chút sinh khí. Nhưng Tống Thái Tổ không có chút nhuệ khí của "sói văn minh" như Hán Vũ đế và Đường Thái Tôn. Tống Thái Tôn hai lần bắc phạt đều bị nước Liêu đánh cho tơi tả, nhưng khi ông ta thu phục các nước Hán tộc phương nam thì dễ như trở bàn tay.
Từ sau Trung Đường, trọng tâm kinh tế Trung Quốc từ miền bắc chuyển xuống miền nam. Thời kỳ Đường mạt, Năm Đời kinh tế miền bắc bị phá hoại nghiêm trọng, sự cách biệt giữa hai miên nam bắc càng lớn. Thực lực kinh tế lớn mạnh của các nước Hán tộc miền nam không vực nổi tính cách dân tộc đã nhu nhược. Các vị đế vương phương nam từ lâu xương cốt đã nhũn ra vì "xuân hoa thu nguyệt", "điêu lan ngọc thế" và phong cảnh giang nam. Do đó, miền bắcđã được tiếp máu mang sói tính, dễ dàng tiêu diệt hoặc thu phục các nước Hán tộc miền nam. Lý Hậu chủ, Ngô Việt vương lần lượt đầu hàng. Hán Đường xuân thu, các nước miền nam Trung quốc mà khí thế và tính cách "dời non lấp biển", "khí tráng sơn hà", "ba nghìn giáp sĩ nước Việt nuốt chửng Ngô", "Sở tuy ba hộ, nhưng diệt Tần chính là Sở"… nay không còn nữa. Môi trường nông canh lâu dài cộng với Nho giáo, đã "nhũn hoá" miền nam Trung Quốc không thảo nguyên.
*

Trần Trận tiếp tục nói: Triều Tống là thời kỳ tính cách quốc dân Hán tộc có sự chuyển biến về chất. Ngoại trừ tích luỹ rất nhiều nhân tố bất lợi, sự chuyển biến về tính cách đối với Hán tộc triều Tống, có hai tác dụng quan trọng và đặc thù:
Trước hết, Bắc Tống không còn sức thu hồi thảo nguyên vốn có từ Hán Đường. Gọi là Đại Tống, nhưng cương thổ không bằng một nửa thời Hán Đường. Phía bắc bao gồm nước Liêu Khiết Đan khuôn viên vạn dặm gồm miền bắc Hoa bắc và thảo nguyên Mông Cổ. Phía tây là Đảng Hạng Tây Hạ dũng mãnh và Khương tộc Thổ Phiên. Phía tây nam là nước Đại Lý của dân tộc Bạch. Cục diện đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vốn là từ Viêm Hoàng tới Hán Đường, Hoa Hạ có khu chăn nuôi gồm thảo nguyên lớn Bắc bộ và Tây bắc hoàn toàn có khả năng tạo máu với tính cách mạnh mẽ. Thảo nguyên rộng lớn trong lịch sử đã đàp tạo cho dân tộc Hoa Hạ biết bao quân hùng tướng mạnh và những đế vương kiệt xuất. Xưa có câu: "Quan Tây sản sinh ra tướng võ, Quan Đông sản sinh tướng văn". "Lương Châu quan võ, phong thổ binh nhung" (Tống sử. Lý Cương truyện). Lại nói: "Tự cổ trung hưng tự tây bắc, nhưng chiếm cứ trung nguyên thì phải đông nam". Thời Hán Đường, các đế vương hùng tài đại lược sở dĩ tha hồ kinh doanh tây vực, nắm chắc thảo nguyên tây bắc, vì hiểu sâu sắc nơi đây bảo vệ cái gốc nền văn minh Trung Hoa, còn tinh thần và tính cách du mục là xương sống của Trung Hoa. Thời kỳ Hán Đường, hạ tầng cơ sở bán nông bán mục (nửa trồng trọt nửa chăn nuôi) duy trì mạng sống của tính cách nửa sói nửa cừu của dân tộc Hoa Hạ. Triều Tống bất lực không thể thu hồi thảo nguyên tây bắc - mạng sống của dân tộc Hoa Hạ, đã ảnh hưởng chí mạng tới sự chuyển biến tính cách cuối cùng của dân tộc Hán.
Thứ đến, sự thịnh hành của "lý học" triều Tống. Do Hoa Hạ triều Tống chỉ còn quốc thổ thuần nông canh, cây đại thụ Nho giáo Trung Quốc bị mảnh đất thuần nông canh càng phát triển càng nông canh hoá, ngày càng cực đoan. Sự xuất hiện "lý học" triều Tống làm yếu hẳn đi tinh thần vươn lên của Nho gia thuở ban đầu, trái lại, tăng cường đè nén áp chế "tinh thần mới" trong tính cách dân tộc. Tai hại nhất là đề xuất "tồn thiên lý, diệt nhân dục": Tam cương ngũ thường là thiên lý, phải dùng "thiên lý" này diệt trừ nhân dục. Với sói tính và sói dục thì lại càng phải đào tận gốc trốc tận rễ. Chỉ có bịt đường sói thì mới thênh thang đường cừu. Lý học áp chế dân tộc Hán tới mức chỉ biết vâng lời như trâu ngựa đã thuần hoá, bất chấp tất cả, khiến sức sản xuất dưới triều Tống phát triển mạnh mẽ, còn chế tạo ra vũ khí nổ tiên tiến nhất có sức uy hiếp nhất thế giới hồi ấy, như súng hoả mai, hoả tiễn, hoả tật lê, tích lích pháo, súng phun lửa …Mặc dù vậy, vẫn không cứu vãn nổi sự khuyết khiếm trong tính cách dân tộc ngày càng ươn hèn, càng cừu hoá.
Lịch sử đã chứng minh, một dân tộc muốn phục hưng và giàu mạnh, phải phát triển sức sản xuất, nhưng không thể "duy sức sản xuât". Phát triển sức sản xuất là cơ sở chấn hưng dân tộc, nhưng vẫn chưa phải là cơ sở của cơ sở, phải bồi dưỡng tính cách dân tộc cùng với phát triển sức sản xuất, mới chắp đủ hai cánh cho dân tộc bay lên.
Đến triều Tống, về tính cách, Hán tộc Hoa Hạ thuần nông canh rốt cuộc chuyển hoá từ "văn minh sói" mạnh mẽ thời Hán Đường, xuống "văn minh cừu" nhu nhược.
Vậy mà Bắc Tống vẫn có 160 năm ổn định và phồn vinh. Nhưng đó không phái tự thân nó lớn mạnh, mà do kẻ địch mạnh Khiết Đan nước Liêu phát sinh chuyển biến to lớn về tính cách dân tộc. Nước Liêu trước khi triều Tống thiết lập mười mấy năm, đã chiếm khu vực nông nghiệp Hán tộc ở 16 châu U Vân Hoa bắc. Sau đó, nông nghiệp Liêu phát triển mạnh mẽ, lan rộng ra vùng đất đen phía đông bắc. Qua mấy chục năm khai khẩn trồng trọt, dẫn đến tỉ lệ nông nghiệp trong kinh tế nước Liêu ngày càng cao,đông đảo mục dân biến thành nông dân. Vậy là từ một đất nước thuần du mục dần trở thành nước bán canh bán mục lấy nông nghiệp làm chính. Thế là qui luật thép nông canh làm yếu tính cách dân tộc cũng tác động mãnh liệt nước Liêu Khiết Đan, tính cách sói của tộc Khiết đan bắt đầu yếu đi. Thời kỳ Tiêu Thái hậu, hai nước Liêu Tống ký kết hoà ước bất bình đẳng "Minh ước Đàn Uyên". Triều Tống mỗi năm cống nộp Liêu một khoản kếch sù, Tống Chân Tôn còn gọi Tiêu Thái hậu bằng thím, nhưng chiến tranh lâu dài cơ bản chấm dứt, hai nước "hoà bình hữu nghị", yên tâm ngủ ngon, hai nước yên ổn trong hoàn cảnh nông canh, cả hai cùng giàu lên và cùng yếu đi về tính cách.
Nhưng cừu muốn lặng mà sói chẳng dừng, qui luật này vẫn chi phối thế giới. Trong khi nông nghiệp nước Liêu ngày càng phát triển, Nữ Chân một dân tộc du mục sinh sống trên lưu vực Hắc Long giang và Tùng Hoa Giang trỗi dậy mau chóng. Để thoát khỏi sự áp bức của nước Liêu, lãnh tụ Nữ Chân Wan En A Cu Ta dẫn kỵ binh Nữ Chân hung dữ như sói tấn công nước Liêu, nhanh chóng chiếm lĩnh một khu vực rộng lớn của Liêu và thành lập nước Kim. 20 năm sau, triều Kim Thái Tôn, Kim diệt Liêu. Nước Liêu bán canh bán mục cũng không cản nổi kỵ binh dũng mãnh như sói của Kim, nói gì đến Bắc Tống lúc này tuy giàu có nhưng yếu đuối kiểu "văn minh cừu"!
Con cừu đầu đàn của "văn minh cừu" Tống Huy Tôn đã "văn minh" tới mức trở thành một hoạ sĩ kiệt xuất, vẽ chim muông hoa lá mềm mại hơn thêu. Kim Thái Tôn có con mắt tinh đời, nhìn ra ngay chất "cừu" của triều Tống. Quân Kim sau khi diệt Liêu, không cần chỉnh đốn quân sĩ, tiến thẳng xuống phía nam khiến Tống Huy Tôn sợ quá lập tức thoái vị, nhường ngôi cho con trai là Triệu Hoàn, đó là Tống Khâm Tôn. Đây là hai vị vua hủ bại bất tài nhất Trung Quốc. Năm sau. Quân Kim lại tấn công nước Tống, quân Tống bạc nhược như cừu thấy sói, chạy tán loạn. Khai Phong gần như mở cổng thành rước địch, quân Kim đánh chiếm dễ dàng, bắt sống cả hai vua Huy Khâm, bạc vàng châu báu trong kho bị vét sạch, mấy nghìn mỹ nữ hậu cung bị đem về Kim làm thê thiếp. Bắc Tống, một nước mà khi ấy dân số lớn nhất thế giới, sức sản xuất phát triển nhất, có vũ khí lửa tiên tiến nhất, có "Tôn tử binh pháp" trí tuệ nhất, gần như không đánh đã thua, hai năm thì mất nước. Nước Tống khi ấy gì cũng có, nhưng cái mà họ thiếu là tính cách dân tộc mạnhmẽ, "xương sống" của dân tộc.
"Nỗi nhục Tịnh Khang" là sự sỉ nhục lớn nhất của tộc Hán Hoa Hạ, thậm chí còn nhục hơn nỗi nhục của Thanh mạt sau này. Mãn Thanh chí ít còn dám đánh nhau vài trận với liệt cường, cầm cự vài chục năm, và cũng không nhường ngôi cho liệt cường. Một dân tộc nếu như không coi tăng cường tính cách dân tộc là quốc sách cơ bản, thì dù kinh tế văn hoá phát triển đến đâu, dân số quân đội đông đảo đến mấy, kết cục sẽ như vết xe "Bắc Tống".
May mà Trung Quốc khi đó rất xa văn minh Cơ đốc giáo và văn minh Ixlam. Nếu như quân Kim hồi đó là quân đội văn minh cao cấp thì dân tộc Hoa Hạ có thế đã đổi tên, đổi văn hoá, đổi nòi giống, đổi tín ngưỡng. Các dân tộc Tây vực vốn tìn ngưỡng Phật giáo, về sau bị buộc phải theo đạo Ixlam mà thay đổi tất cả đó sao? Chuyện nàycũng không can hệ đối với Tống, vì khi đó Tống đã không đủ sức thu hồi Tây vực.
Cùng với sự tăng trưởng tính nông canh, tính cách dân tộc Hoa Hạ ngày càng ươn hèn, đất đai rộng lớn bị mất, thủ đô Hoa Hạ từ nơi tiếp cận khu vực du mục bỏ chạy về khu vực thuần nông, từ tây bắc rút về đông nam, càng rút càng ươn hèn, càng ươn hèn càng rút chạy. Từ Tràng An của thời kỳ Tần Hán Tuỳ Đường, rút về Lạc Dương của Đông Hán Tây Tấn, lại rút về Khai Phong của Bắc Tống, cuối cúng rút chạy về Nam Kinh, Hàng Châu của Nam Tống. Hàng Châu khi ấy là quê hưong của nhứng lời ca điệu múa mượt mà, tự nhiên trở thành quốc đô cuối cùng của tộc Hán triều Đại Tống. Nếu một dân tộc chỉ đầu và tay phát triển mà không có xương sống rắn chắc, cũng chỉ có thể trở thành một con vật nhuyễn thể không xương. Nam Tống ươn hèn bất tài cuối cùng chỉ còn cách dâng ngọc tỉ truyền quốc cho vương triều Mông Cổ, cả nước đầu hàng. Tình trạng bắc mạnh nam yếu kéo dài cho đến thời cận đại sau khi văn minh phương tây đổ vào nam Trung Quốc kinh tế, kỹ thuật và tư tưởng, mới thay đổi về căn bản.
Trần Trận thở dài, nói: Nhưng mình ngưỡng vọng Tăngcơli, nghĩ kỹ thấy Tăngcơli là đúng. Một dân tộc tính cách ươn hèn mà làm chủ đất đai rộng lớn và phì nhiêu đến thế, Tăngcơli cũng xấu mặt, lẽ trời lồng lộng, khó có thể dung tha một dân tộc mà tính cách "tròn trịa" như thế này. "Lẽ tròi" không sai, những nông phu nhu nhược đừng kêu thiên hạ tàn nhẫn, trên thực tế các nông phu cũng căn cứ vào lẽ trời mà đối xử với hoa màu, quyết không để cây xấu cây tồi chiếm chỗ đất tốt, mà phải cuốc bỏ, nhường chỗ cho những cây tốt cây khoẻ. Có điều, Tăngcơli chưa khai trừ dân tộc "tròn trịa" này, vì rằng đầu và tay dân tộc Hoa Hạ rất nổi tiếng, thuần hoá sớm nhất quả lật và cây lúa, sáng tạo ra kỹ thuật tiên tiến nhất cung cấp cho bốn phát minh lớn: tơ, trà, đồ sứ, nghề nhuộm và văn sử triết kinh mênh mông như biển. Đặc biệt là bốn phát minh lớn: La bàn giúp các dân tộc trở thành nhà hàng hải chân chính, giúp họ trở thành sói biển nhận rõ phương hướng trên đại dương, giúp họ phát hiện đại lục mới, tích luỹ nguyên thuỷ cho chủ nghĩa tư bản; Làm giấy, kỹ thuật in, và thuốc súng thì lại giúp các dân tộc phương tây đánh sập thành luỹ phong kiền phương tây ngu muội và ngoan cố hồi trung thế kỷ. Dân tộc Hoa Hạ đã cống hiến to lớn cho văn minh thế giới, nên ông trời có mắt, Tăngcơli sai người con cả - dân tộc du mục thảo nguyên dạy dỗ cẩn thận thằng em nông canh hèn đớn, liên tục tiếp máu, cứng hoá xương sống cho nó, để nó lại đứng vững.
Nông canh tiếp tục phát huy tác dụng to lớn mềm hoá tính cách dân tộc. Khiết Đan sau khi diệt Liêu, nước Đại Kim hùng mạnh lại sa váo vết xe đổ của nước Liêu. Nước Kim hồi đó nông nghiệp rất phát triển, khi cực thịnh, diện tích canh tác lớn hơn cả nước Tống. Nhân khẩu nông nghiệp bột phát gia tăng, từ 3 triệu hộ ban đầu, phát triển lên 7,6 triệu hộ, dân số 45 triệu người, vượt dân số cả nước thời Tống Chân Tôn. Kết cục, dân tộc Nữ Chân cũng ngày càng bạc nhược.


Chú thích:

[1]Thông tin chi tiết: Samuel Huntington, Sự xung đột giữa các nền văn minh (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, 1996), Nhiều dịch giả, Nxb. Thế giới; Hà Nội 1998; Thomas L. Friedman, Chiếc Lexus và cây ôliu (The Lexus and the Olive Tree, 1999), Lê Minh dịch, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 2005; Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng (The World Is Flat: A Brief History of the Twenty-first Century, 2005), Nguyễn Quang A dịch, Nxb. Trẻ, Hà Nội 2006; Jared Diamond, Súng, vi trùng và thép - Định mệnh của các xã hội loài người (Guns, Germs, and Steel: The Fates of Human Societies, 1997), Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội 2006; Jared Diamond, Loài tinh tinh thứ ba - Sự tiến hoá và tương lai của loài người (The Third Chimpanzee, 2000), Nguyễn Thuỷ Chung và Nguyễn Kim Nữ Thảo dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội 2007, Jared Diamond, Sụp đổ - Các xã hội đã thất bại hay thành công như thế nào (Collapse. How Societies Choose to Fail or Succeed, 2005), Hà Trần dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội 2006; Jonathan Weiner, Mỏ chim sẻ đảo - Câu chuyện tiến hoá (The Beak of the Finch - A Story of Evolution in Our Time, 1995), Nguyễn Ngọc Hải dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội 2006; James Surowiecki, Trí tuệ đám đông (The Wisdom of Crowds, 2004), Nguyễn Thị Yến dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội 2006.

<< Chương 35 | Chương Kết >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 581

Return to top