Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Tôtem Sói

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 43465 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tôtem Sói
Khương Nhung

Chương 33

Với thế giới cơ đốc mà nói, ba thế kỷ tính từ đầu thế kỷ 13 tới thế kỷ 15 là thời kỳ suy thoái. Mấy thế kỷ đó là thời đại của các tộc Mông Cổ. Cuộc sống du mục đến từ Trung Á chi phối thế giới đã biết đương thời. Đỉnh cao của thời kỳ này, thống trị Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Ai Cập, Bắc Phi, bán đảo Ban căng, Hungari và Nga La Tư là người Mông Cổ hoặc người Thổ Nhĩ Kỳ cùng nguồn gốc người Đột Quyết và truyền thống của họ.

(Anh) Herbert J.Wells "Thế giới sử cương"



Gấu, hổ, sư tử, voi có thể tròng dây vào cổ mà dắt, còn sói thảo nguyên Mông Cổ thì không.
Sói con thà bị siết cổ chết mà không chịu dắt theo xe bò khi chuyển nhà.
Đàn bò, cừu của đại đội xuất phát trước khi trời sáng, đoàn xe rầm rộ vượt đèo phía tây, chia tổ tiến vào đồng cỏ mùa thu. Nhưng sáu cổ xe chở nặng của tổ Hai – tổ thanh niên trí thức vẫn chưa khởi động. Ông già Pilich và Caxưmai đã hai lần cho người đến giục.

Mấy hôm nay Trương Kế Nguyên về giúp việc nhà. vậy mà, với con sói cứng đầu cứng cổ, Trần Trận và Trương Kế Nguyên cũng đành bó tay, không thể giải quyết. Trần Trận không ngờ cậu nuôi con sói đã gần nữa năm, đắng cay chua ngọt đã từng, cuối cùng bị kẹt trong chuyện chuyển nhà.
Từ đồng cỏ mùa xuân chuyển về đây, sói con khi ấy mới cai sữa, chỉ dài hơn một thước, khi chuyển nhà, cậu bỏ nó vào trong thùng đựng phân khô. Qua nữa mùa xuân và một mùa hạ đến dầu mùa thu, sói con đã thành một sói lớn vóc dáng trung bình. Trong nhà không có thùng hay lồng sắt chứa được nó, mà dù có vừa nhưng Trần Trận không sao nhét được nó vào. Cậu không có xe chở riêng nó. Các cậu vốn thiếu xe, các hòm sách của cậu và Dương khắc chiếm quá nữa thùng xe, sáu cỗ xe đều quá tải nghiêm trọng, đường dài không khéo bị lật hoặc phát sinh sự cố. Ngày chuyển nhà còn phụ thuộc vào thời tiết, để tránh mưa, đại đội chuyển sớm hơn dự định, Trần Trận nhất thời không biết làm thế nào.
Trương Kế Nguyên mồ hôi đầm đìa, trách: Làm ăn gì thế? Lẽ ra phải luyện dắt nó từ lâu.
Trần Trận không vui: Không dạy là thế nào? Lúc còn nhỏ nó nhẹ, mình lôi nỗi, nhưng về sau lớn lên mình không lôi nổi nữa. Cả mùa hè nói lôi mình không bao giờ cho mình dắt, mình kiên quyết lôi là nó cắn. Sói không như chó, chết bỏ chứ không nghe lời. Sói không dạy được như hổ, sư tử. Cậu trông thấy sói biểu diễn rạp xiếc bao giờ chưa? Người dạy thú giỏi đến mấy cũng không dạy được sói. Có mời nữ tài tử Liên Xô về đây cũng chịu. Cậu trông thấy sói nhiều hơn mình, sao chưa hiểu sói?
Trương Kế Nguyên nghiến răng trèo trẹo, nói: Để mình lôi nữa xem sao, không được mình cưỡng chế. Cậu ta cầm cây bổng đi đến trước mặt sói, đón xích từ tay Trần Trận, bắt đầu lôi. Sói lập tức nhe răng gầm gừ, trằn mình về phía sau. bốn chân tì lên mặt đất, rụt cổ, một tất cũng không nhượng bộ. Như chơi trò kéo co, Trương Kế Nguyên cũng cố sức kéo mà không nỗi. Cậu bèn xoay người rồi như phu kéo thuyền trên sông, vắt xích lên vai, dùng sức mạnh toàn thân mà kéo. Lần này thì kéo được. Bốn chân sói cào thành hai rãnh, đùn lên hai mô đất nhỏ. Con sói nỗi cáu, định cắn. Nó chững lại khiển Trương Kế Nguyên mất đà ngã vập mặt xuống đất. Nó cũng ngã lộn vòng, người và sói kề bên nhau, miệng sói chỉ cách yết hầu Kế Nguyên nữa thước. Trần Trận sợ quá vội ôm cổ con sói. Con sói bị kẹp trong nách Trần Trận. Nhìn Kế Nguyên gầm gừ, tiếc không cắn được cậu.

Hai người sợ tái mặt, thở phì phò. Trương Kế Nguyên nói: Giờ thì phiền đây! Lần di chuyển này phải hai ba ngày. Nếu chỉ một ngày thì ta hãy để sói lại, hôm sau đánh xe không về chở đi. Nhưng nếu lộ trình ba ngày thì cả đi lẫn về năm sáu ngày. Người dữ kho len và đám nhân công vẫn chưa đi, bỏ sói con một mình ở lại, không bị bọn họ giết chết, cũng bị đội diệt sói của Đoàn bộ giết chết. Mình thấy dứt khoát phải đem con sói đi, đúng rồi, buộc vào xe bò mà kéo!
Trần Trận nói: Kéo theo xe bò? Hôm trước mình đã thử, không ăn thua, suýt tắt thở. Giờ mình mới hiểu thế nào là ngang ngạnh, là thà chết chứ không khuất phục. Sói thà chết chứ không chịu nhượng bộ, mình hết cách rồi đấy.
Trương Kế Nguyên không tin, nói: Để nhìn thấy đã. Cậu bắt một con chó cái đi bên cạnh làm thị phạm cho nó bắt chước.
Trần Trận lắc đầu: Mình đã thử, không ăn thua.

Trương Kế Nguyên không tin: Cứ thử lần nữa xem sao. Nói rồi cậu dắt tới chỗ xe bò chở rất nặng lấy đoạn thừng một đầu buộc cổ sói. Đầu kia buộc vào thành gióng ngang phía đuôi xe. Trương Kế Nguyên cho xe đi vòng quanh con sói. Con chó không cần co kéo, ngoan ngoãn theo sau xe. Trương Kế Nguyên vừa đi vừa dỗ con sói: Ta sẽ đến một nơi rất tốt, thế, thế, theo sau xe bắt chước đi, có gì đâu, dễ ợt. Mày thông minh hơn chó, làm sao không biết đi theo? Nào, nhìn đây!
Sói con nhìn chó cái mà không hiểu gì, nó ngẩng mặt, vẻ bất cần. Trần Trận vừa dụ vừa dỗ, kéo sói đi theo chó cái. Sói con miễn cưỡng đi mấy bước, thực tế vẫn là sói kéo Trần Trận đi theo. Nó thích con chó cái, chứ không phải thích đi bộ. Đi một vòng nữa Trần Trận móc cái xích lên gióng thanh ngang đuôi xe, sói con lập tức ra sức co lại, mạnh hơn kéo cọc, cái xe nặng như thế mà chệnh choạng không vững.
Trần Trận nhìn ra cánh đồng mênh mông , không một căn lều, một con cừu. Cậu đâm cuống, chận nữa là đêm nay không đến được chỗ tạm trú, bao nhiêu là đường rẽ, bao nhiêu là tổ nhóm, chẳng may lạc đường, tối đến người mệt, không có chó thì gác đêm làm sao? Nếu đàn cừu xảy ra chuyện, tìm ra nguyên nhân là do nuôi sói, Trần Trận chắc chắn bị phê phán, sói con sẽ bị nguy hiểm.
Trần Trận ý đã quyết, nói: Trả con chó đi thì nó cũng chết; lôi nó đi theo thì nó cũng chết. thôi thì cho nó tìm cái sống trong cái chết vậy. Đi! Lôi nó đi theo! Cậu đánh xe đi trước mình đi sau áp tải, nhân tiện trông nom nó.

Trương Kế Nguyên thở dài, nói: Xem ra trong điều kiện du mục nguyên thuỷ khó mà nuôi được sói.

Trần Trận bố trí cỗ xe cố dắt chó và sói đi cuối đoàn xe, buộc dây mũi con bò cuối cùng vào dóng ngang đuôi xe, xong xuôi, cậu hô to: Lên đường!
Trương Kế Nguyên không dám ngồi trên xe thứ nhất để đánh xe. Cậu dắt bò bước chậm rãi, xe nọ tiếp xe kia lên đường. Khi cỗ xe cuối cùng chuyển bánh, con chó cái lập tức đi theo, nhưng sói con đợi khi chiếc xích dài ba mét sắp căng vẫn chưa nhúc nhích. Sáu con bò thiến trong lần chuyển nhà này là những con khỏe nhất, nhanh nhẹn nhất trong đàn bò. Để dùng vào công việc chuyển nhà, chúng dã được nhốt riêng ăn uống ít đi trong ba ngày xẹp bớt cái bụng bự, giờ là lúc sức vóc lý tưởng nhất. Sáu con bò thiến đi thành chuỗi, sói con làm sao cưỡng nổi, ngay cả chống chân trằn lại cũng chưa kịp, đã bị lôi đi xềnh xệch.
Sói con vừa sợ vừa tức, điên cuồng chống lại, bốn chân quờ quạng chạm đất là bật dậy chạy lên vài bước chuẩn bị tư thế trằn lại không cho lôi đi. Xe bò đã ra đến đường đi của xe, lăn bánh nhanh hơn, sói con chống trả quyết liệt, hơn chục bước lại bị dây thừng xiết ngã. Dây thừng trên xe lôi sói con như lôi chó, gốc cỏ cà đứt từng mảng lông. Sói con mỏi dừ gáy nhưng chịu lực lờn nhất lại là yết hầu. Đai da trên cổ càng thít càng chặt, sói con thè lưỡi, mắt đảo tròng. Chính là vào lúc ấy nó vùng dậy loạng choạng chạy tới phía trước, rồi khi sợi xích sắp căng nó lại chạy lên. Trần Trận phát hiện lần chạy sau nó chạy nhiều hơn trước hai bước, rõ ràng là để có nhiều thời gian hơn để sức trằn có hiệu quả. Khi xích chưa căng nó chuẩn bị tư thế ngả người ra sau, bốn chân cày đất, ngã lăn rồi lại vùng dậy chạy tới trước, lại tì đất chống cự, lại ngã lăn.
Con chó cái nghiêng đầu thông cảm nhìn sói con, rên ư ử. Lại còn giơ chân chạm vào sói con một cái như có ý bảo, hãy đi như tôi đây nếu không muốn bị lôi chết. Nhưng sói con không thèm để ý tới con chó cái, nó dứt khoát không đứng chung hàng ngũ với loài chó, tiếp tục phản kháng theo cách thức của nó. Trần Trận nhận thấy không phải sói con không biết chạy theo hoặc đi theo xe, hoặc không biết cách đi như chó cái bên cạnh. Nó thà chịu cực hình đi theo kiểu của nó, còn hơn bị lôi xềnh xệch như chó.
Bị dắt và không để cho dắt đi, là ranh giới căn bản giữa sói và chó, giữa sói và sư tử, hổ, gấu, voi, giữa sói và rất nhiều người. Không con sói thảo nguyên nào vượt qua ranh giới này: Đầu hàng con người. Cự tuyệt phục tùng, cự tuyệt dắt mũi là tiêu chí tuyệt đối để trở thành sói Mông Cổ chân chính, ngay cả sói con chưa từng được sói mẹ dạy dỗ cũng thế.
Sói con vẫn chống cự quyết liệt, cát sỏi trên mặt đường rắn như tấm giấy ráp cà chân sói tóe máu. Trần Trận đau lòng quá. Sói thảo nguyên, tôtem tinh thần các dân tộc quật cường trên thảo nguyên ngàn vạn năm, có một sức mạnh tinh thần khiến con người hổ thẹn và ngưỡng mộ. Một số người không nhiều dám sống theo ý mình, kiên cường bất khuất, thậm chí dám trả giá bằng sinh mạng cho cuộc sống đó như sói thảo nguyên.
Vì vậy, Trần Trận cảm thấy nhận thức của cậu về sói thảo nguyên trước đây quá nông cạn. Trong một thời gian dài cậu vẫn cho rằng sói coi miếng ăn bằng trời, coi giết chóc bằng trời. Tuy không phải tất cả như thế, nhưng có loại người suy bụng ta ra bụng sói. Sói thảo nguyên bất kể ăn thịt hay cắn chết đều không phải mục đích mà vì tự do, độc lập và sự tôn nghiêm thiêng liêng bất khả xâm phạm của sói. Thiêng liêng tới mức mục dân thật sự sùng bái sói, đều tình nguyện đưa thi thể đến bãi thiên táng thần bí, mong linh hồn được tự do bay bổng như linh hồn sói.
Sói con ngoan cường bị lôi xềnh xệch bốn năm dặm, lông gáy bị cà đứt quá nửa, da rớm máu, bàn chân chắc nịch bị mài trên cát sỏi trơ cả vuốt. Khi sói con lần sau cùng bị cỗ xe lôi ngã, nó không đứng dậy được nữa vì sức cùng lực kiệt, nằm thẳng cẳng như bị thòng lọng xiết cổ trong các cuộc vây ráp, chỉ há miệng mà thở. Tiếp đó, sói con miệng sùi bọt máu, đai cổ đã cứa rách họng. Trần Trận sợ quá quát dừng xe. Cậu nhảy xuống ngựa, bế sói con toàn thân co giật đi tới chừng một mét cho sợi xích chùng lại. Sói con thở hắt ra, máu loang đầy bàn tay Trần Trận, cánh tay cậu cũng dính máu phía sau ót nó. Sói con thoi thóp, miệng đày bọt máu, đau đớn cào tay Trần Trận nhưng móng đã cụt hết, bàn chân chỉ còn là một cục thịt bầy nhầy. Trần Trận ứa nước mắt.
Trương Kế Nguyên chạy tới, xem xét mấy chỗ trên mình sói, giật mình kinh hoảng. Cậu loay hoay bên sói con không biết làm gì, nói: Sao nó lại ngang ngạnh đến thế kia chứ ! Chẳng phải tự tìm cái chết là gì. Làm thế nào bây giờ?
Trần Trận ôm chặt sói con không biết nên làm như thế nào, sói con đau đớn run rẩy khiến cậu càng xót xa.
Trương Kế Nguyên lau mồ hôi mặt, nghĩ một lát rồi nói: Mới hơn nửa năm tuổi mà đã không cho dắt. Mà bây giờ đưa được nó đến đồng cỏ mùa thu, sau đó mỗi tháng chuyển nhà một lần, khi ấy nó đã thành sói lớn, thì làm thế nào với nó? Theo mình thì thả nó ra cho nó tự kiếm sống.
Trần Trận giận tím mặt, cậu quát Trương Kế Nguyên: Cậu không trực tiếp nuôi nó nên cậu không hiểu. Tự kiếm sống? Có khác gì đẩy nó vào chỗ chết! Mình nhất định nuôi nó. Mình dứt khoát nuôi nó thành sói lớn. Hãy cho nó sống. Nói rồi Trần Trận bước tới cỗ xe chở đồ đạc linh tinh và phân khô, giận dữ cởi dây thòng với xe đi đầu, lôi cỗ xe này về cuối đoàn xe, cởi dây buộc, đổ hết phân khô đựng đầy chiếc sọt lớn đan bằng cành liễu xuống đường, biến chiếc sọt thành nhà giam, một cái lồng tạm thời nhốt sói con.
Trương Kế Nguyên không kịp ngăn, phát cáu: Cậu điên rồi! Đường xa, cơm nước trà lá đều trông vào chỗ phân khô này, nếu dọc đường gặp mưa, bốn chúng ta không nấu cơm được mà ăn. Đến nơi ở mới rồi vẫn cần phân khô mấy ngày nữa. Cậu dám vứt phân đi để chở sói, mục dân mà biết chửi thối óc! Cao Kiện Trung thế nào cũng ca cẩm cho mà xem.
Trần Trận nhanh tay bốc xếp, nghiến răng chịu rầy la, cậu nói: Tối nay ở chỗ tạm trú qua đêm, mình sẽ vay Caxưmai ít phân khô, đến nơi ở mới mình sẽ đi kiếm phân khô, không lỡ chuyện ăn uống của các cậu đâu.
Sói con từ nơi giáp ranh giữa sống với chết trở về. Bất chấp bốn chân đau buốt, nó ngoan cố đứng giữa đường, bốn chân vẫn run, miệng rớm máu, cổ vươn ra, tiếp tục tư thế bám trụ, mắt mở to, sẵn sàng chiến đấu bất chấp các móng chân đã mòn vẹt. Trần Trận trong lòng đau xót, cậu cúi xuống bế nó lên đặt nằm trên mặt đất. Cậu không nỡ nhìn nó đứng trên bốn chân. Cậu gọi người mở thùng xe lấy thuốc bạch thược Vân Nam bôi lên vết thương. Miệng sói con vẫn chảy máu. Trần Trận lại lấy ra hai miếng thịt bò luộc hình thoi, bôi một lớp bạch thược lên miếng thịt đút vào miệng cho sói con nuốt tớm. Trần Trận nghĩ bạch thược có thể cầm máu vết thương ở họng sói con.
Trần Trận lại chằng buộc các thứ trên xe chở phân khô, sắp xếp lại các thứ linh tinh, dùng thớt cũ ván cũ chừa ra một khoảng trống quá nửa thùng xe để đặt vừa cái sọt, trải lên đó tấm da sống làm đệm, một mảnh thảm làm nắp đậy, xong xuôi, cậu định nhốt sói con vào đó. Nhưng mà bỏ con sói vào cái "nhà tù" này bằng cách nào? Trần Trận khó nghĩ quá. Sói con đã lãnh đủ sự ghê gớm của cỗ xe nên luôn luôn giữ một khoảng cách bằng chiều dài sợi xích, không bao giờ lại gần. Trần Trận cởi xích cầm trong tay, xắn tay áo bế sói con lên, chuẩn bị thả sói con vào sọt, nhưng vừa đi được một bước, sói con đã điên cuồng chống lại, chưa kịp thả, nó đã ngoạm luôn cánh tay cậu. Trần Trận kêu lên một tiếng, sợ toát mồ hôi, cho đến khi chân chạm đất sói con mới nhả tay cậu ra. Trần Trận đau, vẩy tay lia lịa. Không chảy máu nhưng trên tay có bốn vết bầm tím như bị giầy đá bóng dẫm lên.
Trương Kế Nguyên sợ tái mặt, nói: May mà cậu đã bẻ răng nó, nếu không nó cắn gãy tay cậu. Mình thấy không nên nuôi nó nữa, sau này khi đã trưởng thành, nó có thể cắn đứt cánh tay đấy.
Trần Trận nổi cáu, nói: Đừng nhắc tới chuyện ấy nữa, nếu không vì chuyện ấy mình đã thả nó về đồng cỏ rồi. Bây giờ đã tàn phế, da thịt mình mà cắn không thủng, thả về thảo nguyên nó sống thế nào? Chính là mình đã biến nó thành què quặt, mình phải nuôi dưỡng nó suốt đời. Giờ binh đoàn về đây xây dựng các điểm định cư, sau khi định cư, mình sẽ xây cho nó một cái chuồng, khi ấy có thể bỏ xích…
Trương Kế Nguyên nói: Thôi thôi, ngăn nữa là không xong với cậu. Tính chuyện lên đường đi, nhưng làm sao đưa được nó lên xe? Cậu bị thương rồi, để mình thử xem.
Trần Trận nói: Cứ để mình bế vẫn hơn. Sói con không quen cậu, nó sẽ không khách khí với cậu, chưa chừng nó cắn đứt mũi cậu. Nào, lại gần đây, cầm lấy miếng thảm, mình quẳng nó vào sọt là cậu đậy lên.
Trương Kế Nguyên kêu lên: Thế cậu không sợ nó cắn đứt cánh tay hả? Sói là cái loại trở mặt như trở bàn tay, không khéo nó cắn đứt họng cho mà xem!
Trần Trận nghĩ một lúc, nói: Cắn thì cũng phải bế. Giờ phải hi sinh chiếc áo mưa. Cậu chạy tới bên hộc xe lấy ra chiếc áo mưa quân đội bằng vải cao su, ném cho sói con hai miếng thịt, rồi nhân lúc nó mất cảnh giác, cậu chụp áo mưa lên sói con, nhanh chóng cuộn lại thật chặt, tranh thủ lúc nó chưa kịp trấn tĩnh, ném nó vào trong sọt như ném một quả bộc phá, Trương Kế Nguyên lao tới trùm tấm thảm lên. Khi sói con cắn thủng áo mưa chui ra, nó đã bị giam trong sọt. Hai người chằng buộc tấm thảm rất kỹ, Trần Trận thở một hơi khoan khoái, người ướt đẫm, ngồi thừ trên mặt đất, không còn chút hơi sức. sói con loanh quanh trong sọt một vòng, Trần Trận chuẩn bị đề phòng nó cắn rách thảm chui ra.
Đoàn xe sắp lăn bánh, Trần Trận sợ cái sọt đan bằng cành liễu không thể nhốt con thú khoẻ mạnh, cậu vừa dỗ dành vừa cho thêm mấy miếng thịt luộc, rồi lại ra sức an ủi nó, lại gọi tất cả chó lớn chó con đến chơi với nó. Trương Kế Nguyên ngồi trên xe đầu ra roi cho bò đi nhanh. Trần Trận cầm cây mã bổng liên tục gõ vào thành sọt đề phòng sói con phản kháng. Cậu bám sát xe chở sói không rời nửa bước chỉ sợ sói con mê hoặc cậu, đợi lúc cậu ra chỗ khác, liền xé rách sọt, xông ra khỏi “nhà tù". Lại còn cái dây xích liệu có chắc không? Trần Trận đi sau xe mà trong lòng phấp phỏng.
Nhưng tình hình sau đó nằm ngoài dự kiến: Xe bắt đầu chuyển bánh, con sói trong sọt không hề quậy phá nhưng nó không bình thường. Trần Trận chua bao giờ thấy ánh mắt nó hoảng loạn đến thế. Nó sợ đến nỗi không dám nằm xuống, đầu cúi gằm, đuôi kẹp giữa hai chân, toàn thân run rẩy. Trần Trận nhìn qua kẽ sọt thấy sói con ngày càng sợ, co rúm lại như con nhím. Nó không ăn không uống, không kêu không gào, không cắn không không xé y như một tên tù say xe, mất hết sức phản kháng.
Trần Trận cảm thấy đây là chuyện lạ. Tay cầm gậy, cậu bám sát sau xe sang bên kia đèo. Qua kẽ sọt thấy sói con vẫn đứng yên bất động, nhưng đôi mắt nhớt nhác, đuôi cụp, nhìn Trần Trận bằng ánh mắt xa lạ, đáng thương quá! Sói con đã kiệt sức, chân vẫn đau, miệng vẫn đang chảy máu. Hình như đầu óc nó vẫn đang tỉnh táo, nhưng nó không dám nằm xuống nghỉ, theo bản năng, nó sợ xe lắc, sợ thảo nguyên. Hơn nữa năm nay Trần Trận nghĩ mãi mà không hiểu vì sao sói con có hành vi bất thường như thế, cậu không giải thích được.

Lũ bò thiến ra sức xủa đuổi đàn bò, đội xe tiến nhanh, Trần Trận chỉ việc ngồi trên lưng ngựa nên có thì giờ suy nghĩ. Cậu nghĩ sói con hung dữ là thế bổng chốc trở nên sợ hãi, yếu đuổi, rất không đúng với tính cách sói thảo nguyên mà Trần Trận cho rằng hoàn mĩ nhất cũng có khiếm khuyết về tính cách.
Trần Trận nhìn con sói mà suy nghĩ đau cả đầu, luôn thấy nó giống ai đó hoặc giống vật gì đó. Nghĩ mãi, chợt hình ảnh người anh hùng cái thế Asin trong thần thoại Hi Lạp loé lên trong đầu. Chẳng lẽ sói thảo nguyên cũng có chỗ yếu như gót chân Asin? Trong thần thoại Hi Lạp, Asin dũng mãnh vô song, nhưng có một nhược điểm chí mạng, hể rời mặt đất là cơ thể mất hết sức mạnh. Kẽ thù của Asin là Cái Nhĩ Khô Lý Tư phát hiện ra nhược điểm này, tìm cách nhất bổng Asin lên không trung và bóp chết. Chẳng lẽ sói thảo nguyên cũng thế. Một khi rời mặt đất, rời bà mẹ thảo nguyên sinh ra và nuôi dưỡng, sói mất hết sức mạnh thần kỳ, trở nên yếu đuối, èo ợt. Phải chăng sói nương tựa và lưu luyến đất mẹ thảo nguyên sâu sắc đến thế? Phải chăng sự hung hãn và dũng mãnh của sói là do thảo nguyên ban cho?
Trần Trật chợt tỉnh, có lẽ câu chuyện thần kỳ về anh hùng Asin và đất mẹ Cai A, bắt nguồn từ sói? rất có thể là, người Hi Lạp Arian trong thời kỳ đầu của cuộc sống du mục đã từng nuối sói? Trong khi vận chuyển sói phát hiện ra chỗ yếu của sói, điều này gợi cho người ta sáng tác nên thần thoại vĩ đại đó. Còn về mặt triết lý, nó từng ảnh hưởng đến biết bao nhiêu người từ phương Đông và phương Tây, thậm chí "Lịch sử Đảng Cộng sản liên Xô" còn lấy làm đoạn kết cho cuốn sách, nhắc nhở Đảng viên Cộng sản trên toàn thế giới không được xa rời đất mẹ - nhân dân, nếu không, Đảng lớn mạnh đến mấy cũng bị kẻ thù bóp chết. Thần thoại được dẫn trong 2 trang vậy mà Trần Trận không ngờ trên thảo nguyên Mông Cổ, hình như cậu bắt gặp nguồn gốc nảy sinh và nguyên dạng thần thoại đó. Thần thoại Hi Lạp ra đời cách đây hơn hai nghìn năm, vậy mà sói thảo nguyên vẫn duy trì cá tính và nhược điểm cách đây hơn hai nghìn năm. Hoá thạch sống của sói có giá trị cực kỳ giá trị đối với người hiện đại muốn tìm hiểu nguồn gốc tinh thần và sự phát triển của những dân tộc tiên tiến. Trần Trận lại nhớ tới những tấm huy hiệu của thành phố La Mã vẽ sói mẹ đang cho hai sói con bú sữa - về sao hai anh em nhà sói xây dựng nên thành La Mã. Ảnh hưởng tinh thần của sói đối với phương Đông và phương Tây vô cùng lớn. Cho đến bây giờ triết lý tinh thần của sói vẫn chỉ đạo các dân tộc tiên tiến. Vậy mà con sói trong cuộc sống hiện thực, đang bị lũ người ngu ngốc giết hại không thương tiếc...
Vết thương trên cánh tay đau buốt, nhưng Trần Trật không hề có ý trách con sói, trái lại còn cảm ơn sói bất cứ ở đâu và lúc nào cũng gợi mở cho cậu nhiều điều, bất kể tình huống nào cậu vẫn nuôi con sói cho đến trưởng thành, và nó nhất định phải có người nối dõi.
Triết lý xa xôi mãi, Trần Trận không thể không trở về hiện thực trước mắt, vấn đề là từ nay duy chuyển sói như thế nào? Nhất là khi sói trưởng thành, ai dám bế bỏ vào sọt? sọt không vừa với nó nữa, có khả năng dành hẳn một xe chuyên chở nó? đến mùa đông phải dành một xe chở thức ăn, lại càng thiếu xe, không có phân khô khi chuyển nhà, lấy gì đun nấu, sưởi ấm? Chẳng lẽ cứ vay mượn Caxưmai? Dọc đường, Trần Trận suy nghĩ mông lung, trăm mối như tơ vò.
Vừa xuống hết dốc, sáu con bò thiến của đội đánh hơi thấy đàn bò, bắt đầu bước rất nhanh đuổi theo đoàn xe di chuyển phía xa, chỉ còn nhỏ bằng những hạt vừng.
Lúc đội xe sắp ra khỏi cửa núi án ngữ bãi chăn mùa hạ, chiếc xe com măng ca nhãn hiệu "Gát" cuốn theo một đám bụi, xịt tới, không đợi xe bò nhường đường, nó trèo lên lề phóng qua. Khi hai xe chạm trán, Trần Trận trông thấy trên xe hai xạ thủ ngoại hạng, vài cán bộ mục trường và một mục dân Mông Cổ mặc áo dài. Người này vẫy chào cậu, nhìn hoá ra Đanchi. Thấy kiện tướng Đanchi đi cùng hai xạ thủ ngoại hạng, tim Trần Trận lại đập như trống làng. Cậu chạy vọt lên hỏi Trương Kế Nguyên: Có phải Đanchi dẫn người đi bắn sói không?

Trương Kế Nguyên nói: Phía đó toàn là sơn địa, ở giữa là bãi lầy và một con sông nhỏ xe không chạy được vậy không phải đi săn sói, có lẽ đi giúp nhà kho di chuyển.
Vừa tới bãi chăn, một con ngựa từ phía tổ xe phóng tới trước mặt Trần Trận, tới gần hoá ra bố Pilich. Ông già thở dốc, mặt hầm hầm, hỏi: Các con có thấy Đanchi trên chiếc xe vừa đi qua không?

Hai người trả lời có trông thấy. Ông già bảo Trần Trận: Cậu cùng tôi về khu lều bạc. Quay lại, ông bảo Trương Kế Nguyên: Cậu đi trước đi, lát nữa chúng tôi sẽ quay lại.

Trần Trận ghé tai Trương Kế Nguyên nói nhỏ: Cậu phải thường xuyên nhìn lại sói con, chú ý cái xe sau cùng. Nếu sói con phá hỏng xe, cậu cứ để yên đợi mình về, tính sau. Nói rồi cậu chạy trở lại theo đường cũ. Ông già nói: Chắc Đanchi dẫn người đi săn sói. Những ngày này, tài săn bắn của đan chi đã đến tai cấp trên, cậu ta nói thạo tiếng Hán, nên làm tham mưu trên đoàn bộ, đàn bò giao cho cậu em trai, còn cậu ta suốt ngày ngồi xe gíp săn sói, thân với tất cả các quan lớn bé. Cách đây mấy hôm còn còn dẫn một ông cốp bắn hạ mấy con sói. Bây giờ người ta là dũng sĩ diệt sói của đoàn sư.
Trần Trận nói: Nhưng mà đằng ấy toàn nuối với sông có gì mà bắn?
Con không hiểu.
Ông già nói: Có một gã đã mách tôi, Đanchi dẫn người về khu lều trại cũ. Tôi biết anh ta định làm gì rồi.
Trần Trận hỏi: Anh ta về đấy làm gì hở bố?
Ông già định nói: Đánh bả, đặt bẫy ở tất cả các nhà. Những con sói già bị bệnh hoặc què quặt rất đáng thương. Không thể tự kiếm ăn, phải ăn thức ăn thừa của sói lớn. Thường thì chúng ăn thức ăn thừa của người, bữa no bữa đói. Mỗi khi người và gia súc chuyển nhà, chúng đến bới chúng bới trong đống tro, đống rác cũ ăn những mẫu da, mẫu xương, cơm thừa, bã đậu... lại cả chó, cừu, bê chết đã chôn dưới đất, bới lên ăn tất. Mục dân Ơlôn đề biết chuyện này. Những lần chuyển nhà bỏ quên thứ gì đó quay lại thường thấy dấu vết của sói. Mục dân ở Lạcma rất nhân hậu, biết những con sói mò đến đều đáng thương, nên không cài bẫy, đánh bả. Có người còn cố ý bỏ quên vài thứ cho sói ăn.

Ông già thở dài, nói: Từ khi có các hộ ngụ cư, lâu dần họ cũng thấy chuyện này, gia đình Đanchi kể từ khi bố cậu ta mỗi khi chuyển nhà đều cài bẫy đánh bả, sau một hai hôm nay về giết sói lấy da. Vì sao nhà ấy có nhiều da bán hơn những nhà khác? Vì họ không thờ Lạcma, không kính trọng sói, dám dùng độc chiêu để sát hại những con sói đó. Cậu xem, sói đâu độc ác bằng con người!

Ánh mắt buồn thảm, chòm râu run run, ông già nói: Những ngày này họ bắn chết bao nhiêu là sói. Đàn sói không dám đi bắt mồi nữa, tôi đoán ngay cả sói khoẻ mạnh cũng mò về khu lều cũ kiếm cái ăn. Đanchi ranh hơn cáo. Cứ đà này, người thảo nguyên Ơlôn không lên trời được nữa rồi, thảo nguyên Ơlôn sắp đi đứt rồi!

Trần Trận không biết làm sao để ông già diệu bớt nỗi đau. Không sao ngăn những người nông canh xấu thói cướp phá thảo nguyên. Trần Trận không biết an ủi ông già như thế nào, đành bảo: Hôm nay con làm sập bằng hết các bẫy!
Hai người qua đèo tiến về khu lều trại gần nhất. Quả nhiên thấy vết bánh xe cách lều trại không xa. Xe chạy nhanh hơn, đã vượt qua đèo đi rồi. Hai người tiến tới nhưng không dám lại gần vì sợ ngựa dính bẫy, bèn xuống ngựa xem xét một hồi. Ông già trỏ đống tro bếp, nói: Đanchi đặt cái bẫy kia mới giỏi, cậu xem, tro trên mặt đất thoạt trông tưởng gió thổi, thực chất là do người rắc, phía dưới là bẫy, bên cạnh cố ý bỏ lại hai móng guốc cừu. Để lại hai miếng thịt cừu thì sói sẽ nghi, còn móng guốc thường vứt sọt rác, nên dễ đánh lừa hơn. Tôi nghĩ rằng, khi rắc tro thể nào cũng dính hơi tay, nhưng tro bếp khử mùi, chỉ những con sói thính mũi mới nhận ra. Những con sói này đã quá già, mũi không thính không nhận ra được...

Trần Trận ngạc nhiên đến sững sờ, không nói được câu nào.
Ông già lại nữa con cừu chết bên cạnh bãi phân bò, nói: Chắc chắn nữa cừu kia đã tẩm thuốc. Nghe nói họ đem từ Bắt Kinh về thuốc cực độc, không mùi vị, sói ngưởi không ra, ăn vào chỉ tàn điếu thuốc là chết.
Trần Trận nói: Vậy ném tất cả xuống cái giếng bỏ đi.

Ông già nói: Mình làm sao dọn hết được, bao nhiêu là lều chứ ít đâu!

Hai người lên ngựa đến xem bốn khu lều trại nữa, phát hiện không phải khu lều trại nào cũng làm giống nhau, nơi đánh bẫy, nơi đặt bã, nơi có cả hai, lại có nơi không làm gì cả. Toàn bộ bố cục thật giả lẫn lộn, hư hư, thực thực, hơn nữa, cứ cách một khu mới đánh bẫy một khu, hai khu cách nhau một đèo nhỏ, nếu sói dính bẫy không ảnh hưởng đến khu khác.

Hai người thấy Đanchi đánh bả nhiều, đánh bẫy ít, mà thường là lợi dụng đống tro, không cất công đào hố mới, nên anh ta hành động mau lẹ, cứ tốc độ này thì toàn bộ lều trại của đại đội chỉ quá nữa ngày là xong.
Không thể tiến thêm nữa, nếu không, Đanchi sẽ nhìn thấy.
Ông Pilich cho ngựa quay về, lẩm bẩm nói một mình: chỉ cứu được bấy nhiêu thôi. Hai người đi tới khu trại có đặt bẫy, xuống ngựa cẩn thận đến bên nữa chiếc đùi cừu thối, lấy ra trong bọc chiếc túi da để nhỏ, rắc lên đùi cừu ít bột trắng như thuỷ tinh, Trần Trận thấy ngay ý đồ của ông già: Loại thuốc của ông là Hợp cung tiêu bán ra, dùng để đầu độc thú lớn, rất nặng mùi, ít độc, chỉ hại đối với những con sói ngu ngốc hoặc cáo, còn phần lớn sói thì không. Thuốc độc kém phẩm chất rải đè lên thuốc tốt, Đanchi công cốc rồi.
Trần Trận nghĩ, ông già lợi hại hơn Đanchi nhiều. Nghĩ một thoáng, cậu hỏi: Gió thổi bay mất hơi độc thì làm thế nào?
Ông già nói: Không thể đâu, người không ngưởi thấy, nhưng sói vẫn ngưởi thấy. Ông già lại tìm mấy chổ đặt bẫy. Ông bảo Trần Trận ném xương gióng chân cho bẫy xập. Đây cũng là phương pháp những con sói nhiều kinh nghiệm phá bẫy.
Hai người lại tới những góc khác của lều trại cho tới khi dùng hết số độc đem theo mới lên ngựa trở về.
Trần Trận hỏi: Bố, khi về Đoàn bộ họ phát hiện chuyện lật bẫy thì làm thế nào? Ông già nói: Họ đi đường vòng, không thấy đâu. Trần Trận lại hỏi: Vài hôm nữa họ phát hiện có người phá bẫy thì làm thế nào? Đây là hành động phá hoại phong trào diệt sói, chắc lôi thôi to!
Ông già nói: Có bị lôi thôi thì đâu đã lôi thôi bằng sói Ơlôn. Hết sói, đám thỏ đồng chuột đồng cày xới đất lên, thảo nguyên không còn, họ cũng không còn, không ai thoát. Tôi có cứu cũng chỉ được vài con sói, được con nào hay con ấy. Sói Ơlôn, hãy chạy đi, chạy sang phía bên kia!... Bọn Đanchi đến tính sổ với tôi càng hay, tôi đang muốn trút giận vào kẻ nào đây.

Lên đỉnh dốc, trên cao mấy con nhạn đang nháo nhác tìm bầy, tiếng kêu thê thảm. Ông già gò lưng ngựa, ngẫn nhìn, than thở: Ngay cả đại nhạn bay về nam cũng không thành bầy nữa, họ ăn sạch cả rồi. Ông già nhìn bãi chăn mới do chính ông khai thác, khoé mắt ứa ra hai giọt nước đục ngầu.

Trần Trận nhớ lại cảnh đẹp mê hồn khi cùng ông già tới bãi chăn mới này, vậy mà mới qua một mùa hạ, bãi chăn đã biến thành nghĩa địa của thiên nga, đại nhạn, vịt trời và sói. Cậu nói: Bố ơi, ta làm việc tốt mà cứ như ăn cắp ấy? Bố ơi, con muốn khóc quá!

Ông già nói: Khóc đi, khóc được thì khóc.
Tôi cũng đang muốn khóc đây. Sói đã đưa hết lớp này đến lợp khác lên trời mà sao bỏ tôi lại một mình...
Ông già ngước nhìn Tăngcơli nước mắt đầm đìa, cất tiếng khóc hu hu như tiếng tru của sói già. Trần Trận nước mắt như mưa, cùng với nước mắt ông già, tưới lên thảm cỏ Ơlôn...
Sói con nhịn đau, đứng hai ngày liền trên xe. Chiều hôm thứ hai, đội xe của Trần Trận và Trương Kế Nguyên dừng lại ở một khu đồng cỏ mùa thu bằng phẳng, cỏ mọc tươi tốt. Láng giềng Quangbu đang dựng lều. Đàn bò của Cao Kiện Trung đã được dẫn đến cánh đồng của chúng. Cậu ta đang đợi cảnh Trần Trận trước căn lều do ông già Pilich chọn hộ. Đàn cừu của Dương khắc cũng ở gần khu lều trại. Trần Trận, Trương Kế Nguyên và Cao Kiện Trung vội vã dựng lều bạt kiểu Mông Cổ. Casưmai và Bayan chở đến hai sọt phân khô. Ba con người một cuộc hành trình hai ngày một đêm đã có thể nỗi lửa, pha trà, thổi cơm. Trước bữa cơm tối, Dương khắc cũng đã tới. Cậu lôi về một cái trục xe bò nhặt được dọc đường, góp phần vào chỗ chất đốt. Hai ngày nay, Cao Kiện Trung mặt nặng mày nhẹ với Trần Trận việc vứt bớt phân bò dành chỗ chở sói con, giờ đã được hoá giải.

Trần Trận, Trương Kế Nguyên và Dương khắc bước tới bên xe tù, thấy cái sọt đã bị sói con dùng răng cùn và hai chân cào rách một lỗ to bằng quả bóng đá, những nơi khác trên thành sọt đầy vết răng và vết chân cào. Trên áo mưa quân dụng rơi đầy những mãnh dụng của cành liễu. Trần Trận đâm hoảng, chắc chắn con sói làm chuyện này trong đêm qua khi đội xe dừng lại qua đêm. Nếu phát hiện chậm hơn chút nữa, sói con có thể chuôi qua lỗ thủng này bỏ trốn. nhưng cái xích vẫn còn một đầu lồng vào giống ngang, nếu vậy, sói sẽ bị chết treo hoặc bánh xe cán chết. Trần Trận xem kỹ, thấy trên các mãnh gỗ vụn đều có vết máu, vội cùng Trương Kế Nguyên khênh chiếc sọt xuống, sói con chuôi ngay vào bụi cỏ. Trần Trận gõ đầu xích ở dóng ngang, lùa sói con tới trước lều bạt. Dương khắc vội đào lỗ chôn cây cọc, lồng một đầu xích vào cọc, chụp nắp hãm, sau khi nhảy xuống hình như con sói vẫn cảm thấy trời rung đất chuyển, gắng gượng đứng một lúc rồi vội nằm bẹp xuống cỏ, hai chân trước bị thương không còn tiếp xúc với vật cứng, sói con yên tâm nhưng mệt đến nỗi không thể ngẩng đầu lên.
Trần Trận hai tay ôm ót sói con rồi dùng hai ngón tay cái thọc vào hai bên mép bên mở miệng sói ra. Cậu thấy vết thương ở họng đã đỡ, nhưng chiếc răng hỏng chân đang rỉ máu, bèn giữ lấy đầu sói đẻ Dương Khắc sờ, Dương Khắc lay lay, nói: Chiếc răng này hình như hỏng rồi! Nghe vậy Trần Trận đau như chính cậu bị gãy răng. Hài ngày nay, sói con dùng máu và sinh mạng để phản đối việc bị dắt và cầm tù, thương tích đầy mình, cắn sé đến hỏng răng cũng không tiếc. Trần Trận buông tay, sói con liên tục liếm cái răng hỏng, xem ra rất đau. Dương Khắc bôi thuốc cho bốn chân sói.

Sau bữa tối, Trần Trận làm cho sói con món hổ lốn gồm mì sợi, thịt vụn, canh thịt, để nguội rồi bê đến. Sói con quá đói, ăn sạch trong nháy mắt. Nhưng Trần Trận thấy họng sói như bị vướng và liên tục liếm chiếc răng đau. Trần Trận buồn quá, sói con không chỉ hỏng răng mà còn bị thương tích rất nặng ở cổ họng và thực quản, không biết chỗ nào có thú y để mời đến khám cho nó.
Dương Khắc bảo Trần Trận: Giờ mình hiểu, sói sở dĩ kiên cường bất khuất vì trong hàng ngũ sói không có "Hán gian" và bọn yếu bóng vía, vì hoàn cành khách quan khóc liệt đã đào thải tất cả những quân vô dụng.
Trần Trận buồn rầu, nói: Thương thay con sói, phải trả giá quá đắt cho sự ương bướng của nó. Con người thì ba tuổi đã lớn, bảy tuổi đã già, nhưng con sói ba tháng đã lớn, bảy tháng đã già!
Sáng hôm sau, Trần Trận quét dọn cho sói con, thấy phân nó xưa kia màu xám, giờ lại màu đen. Trần Trận hoảng quá, vội vạch miệng sói ra xem, thấy họng vẫn đang rĩ máu. Cậu vội bảo Dương Khắc giữ hộ rồi dùng đũa gắp mẫu thảm có bôi thuốc nhét vào họng sói, nhưng sâu trong họng thì biết sao cho vừa, hai người tìm đủ mọi cách chữa chạy cho sói con, mệt bã, tiếc không học nghề thú y.
Ngày thứ tư sắc phân đã nhạt, con sói trở lại nhanh nhẹn, hai cậu thở phào nhẹ nhõm.

<< Chương 32 | Chương 34 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 614

Return to top