Ngồi ở phòng làm việc với đầy ứ hồ sơ và bản kế hoạch chưa hoàn chỉnh cho tháng sau, nhưng Trọng chẳng thể làm việc gì được cho suôn sẻ. Anh cứ chốc chốc nhìn xuống đồng hồ với vẻ sốt ruột.
Quái thật! Sao đến giờ vẫn chưa chịu nhắn về? Đồng hồ nhích một giây là anh nóng ruột thêm một giây. Nới lỏng cà vạt, anh rút một điếu thuốc đặt lên môi, thầm hy vọng khói thuốc có thể giúp anh kiên nhẫn chờ đợi.
Điện thoại reo vang là Trọng giật nảy người, anh chộp vội ống nghe:
- Alo, tôi nghe.
Giọng Yên Hoa tíu tít ở đầu dây bên kia:
- Anh Trọng ơi, là Yên Hoa đây. Em vừa bố trí cho khách lên phòng hết rồi. Tạm ổn bước đầụ
Anh thở phào nhẹ nhõm:
- Nè, cô nương sao đến giờ này mới gọi về? Làm anh trông quá chừng.
Yên Hoa ngạc nhiên:
Ủa, bộ... mấy tour đặc biệt này phải gọi điện về báo khi đến nơi hả anh Trọng? Sao em không nghe anh dặn?
Trọng dụi tắt điếu thuốc giải thích:
- Đâu có. Tại anh sợ em chưa quen lắm với công việc mới mẻ này nên ngóng tin em thôi. Là tại anh lo xa đó mà.
- À ra là vậy - Yên Hoa hiểu ra - Cám ơn anh.
Trọng mỉm cười:
- Không có gì. Đâu thử nói anh nghe xem chuyến bay thế nào? Chương trình họ đề ra có gì vướng mắc không? Có gì thì em cứ nói, anh gỡ rối cho.
Giọng Yên Hoa vui vẻ:
- Không anh Trọng ơi, hay nói đúng hơn là chưạ chưa có gì rắc rối hết. Bây giờ tất cả tốp khách ấy đều về phòng và nghỉ ngơi rồi. Đến sáu giờ thì họp mặt ở dưới nhà hàng. Họ bảo đến lúc đó họ sẽ lên chương trình tham quan, quay phim chỗ nào trước.
- À vậy à. Vậy là em sắp "trả bài" rồi đấy. Có run không?
Yên Hoa cười trong máy:
- Có hơi chút chút anh Trọng ạ. Đứng nói trước đám đông thì em cũng tạm quen rồi, nhưng họp hành trong bữa ăn tối như vậy thì em chưa thấy qua. Cảm thấy cũng ngộ ngộ.
Khẽ cười trước cách nói của cô, anh hắng giọng chỉ vẽ:
- Yên Hoa nè, em có vẻ khá tự tin rồi đấy. Điều này rất tốt. Cứ mạnh dạn mà làm tốt công việc nhé. Ngày mai, nếu có bất cứ vướng mắc nào cần hỗ trợ, em gọi ngay cho anh nhé. Có viết ở đó không? Ghi số máy cầm tay của anh nè.
Đọc cho cô số máy của mình xong, anh nghe cô nhỏ nhẹ:
- Anh Trọng ưu tiên cho em quá. Cám ơn anh nhiềụ
Trọng nói đùa:
- Lỡ tin vaò em rồi, thì phải cố giúp một tay cho công việc xuôi chèo mát mái thôi. Cho nên em đừng ngại nhé, gọi bất cứ lúc nào cũng được.
- Dạ em hiểu.
Liếc nhìn đồng hồ, anh nói như ra lệnh:
- Bây giờ cũng gần năm giờ mất rồi, em ráng nghỉ ngơi một chút để còn chuẩn bị tinh thần tí nữa họp bàn chương trình nữa. Thôi anh cúp máy để em nghỉ nhé. Chúc em lát nữa ăn nói suôn sẻ, thành công.
Giọng Yên Hoa lém lỉnh:
- Dạ chào sếp. Chúc sếp chiều thứ bảy vui vẻ. Và sếp yên tâm, cho dù có bí lối, em cũng không gọi phá đám sếp một chiều cuối tuần đẹp như hôm nay đâu.
Điện thoại đã ngưng nhưng giọng cười của cô như còn vang lên trong trẻọ
Trọng cúp máy và mỉm cười, nhìn vẩn vơ, tư lự vào cái điện thoại. Tiếng chào nhau của các nhân viên ở phòng ngoài vẳng vào khiến anh sực tỉnh. Hết giờ làm việc rồi chắc.
Chợt nhớ còn một việc cần phải làm, Trọng xách cặp, thu dọn sơ lại bàn rồi ra khỏi văn phòng.
Lái xe ra khỏi bãi, anh chạy ghé vào một chợ nhỏ gần đó mua mớ cam và táo. Xong, anh cho mấy cái túi lỉnh kỉnh ấy vào xe, lái thẳng đến bệnh viện.
Bây giờ mới là lúc thăm thằng bạn thân gặp tai nạn xui xẻo và nói chuyện với nó đây. Hy vọng anh không phải tốn nhiều thì giờ và công sức cho cái tính hay than vãn và phàn nàn của hắn. Nhất là sau chuyện anh quyết định gọi Yên Hoa thay cho hắn trong chuyến đi công tác khó khăn đó.
- Mày còn dám nói quyết định đó là đúng à? Một con bé mới ra trường tập sự mà mày giao cái công việc dành cho mấy thằng kỳ cựu như tao là chết ngắt rồi chứ đúng cái chỗ nào? Phen này mày chuẩn bị tinh thần để nghe khách kiện đi là vừa. Tao không tin nổi một thằng quản lý du lịch ngon lành xưa nay như mày mà lại thiếu sáng suốt, quyết định hấp tấp, ẩu tả như vậy.
Điềm nhiên nghe Lân giận dữ tuôn cả tràng, Trọng không phản ứng gì. Đợi Lân nói xong, anh hất hàm:
- Mày nói đã chư? Nếu rồi thì tới phiên tao nóị
Gương mặt hầm hầm quạu quọ, Lân lừ mắt:
- Muốn nói gì thì nói thử nghe.
Trọng thong thả hỏi:
- Mày cho là tao dở khi gọi Yên Hoa thế mày. Vậy chứ nếu là mày, thì mày giải quyết ra sao cho hay?
Lân vung tay:
- Thiếu gì cách. Kiếm người có khả năng để thế gấp, nếu không thì đình tạm vài ngày...
- Đình tạm vài ngày để làm gì? Đợi vài ngày là mày có thể lành bệnh à?
Lân khựng người trước câu hỏi đó của Trọng, anh bối rối:
- Không cứ gì đợi tao. Thì... đợi người nào phù hợp với việc này nhất thì cho thế, chẳng lẽ trong số nhân viên hướng dẫn của mình không tìm ra người naò.
Trọng ra vẻ gật gù:
- Vậy mày cho là trong hai mươi mốt hướng dẫn viên chính thức của mình, ai là phù hợp nhất?
Lại là một câu hoi khó đối với Lân, anh ngập ngừng suy nghĩ:
- À thì... gọi Hùng hay Tân gì đó...
Trọng lắc đầu:
- Mày quên đà từng bảo tao, tuy hai người có thâm niên kinh nghiệm trong các tour du lịch, nhưng lại mắc một khuyết điểm là nói như trả bài vậy, Không có hứng thú gì hết, nhiều lần bị khách góp ý là phục vụ chu đáo nhưng cách phục vụ rườm rà tẻ nhạt, làm người ta chán đó sao?
Lân lúng túng:
- Ờ thì họ quả là có khuyết điểm đó...
Trọng thừa thắng diễn giải:
- Mày tưởng tượng thử nếu nhóm phóng viên đó thấy cung cách phục vụ như vậy, họ sẽ thế nào? Ngay cả danh lam thắng cảnh nước anh, anh còn không thấy hứng thú, thì những người nước ngoài như chúng tôi làm sao tìm thấy sự đồng cảm và yêu mến cảnh vật, con người ở đây, để viết bài khen tặng được?
Lân vội gỡ thế bí:
- Nếu chê hai người đó thì mày cũng có thể tìm chị Kim. Chị ấy lớn tuổi, lại cũng có nhiều kinh nghiệm.
Trọng nhăn mặt:
- Chị Kim nói tiếng Anh khó nghe thấy mồ, làm sao tụi nhà báo Mỹ chịu, vả lại chị Kim còn đang bận đi tour Nha Trang, mấy ngày nữa mới về.
- Vậy còn...
Trọng thản nhiên chờ đợi:
- Còn ai nữa?
Nghĩ hoài không ra được một cái tên khả dĩ phù hợp để bài bác Yên Hoa, Lân nổi cáu la lên:
- Thì còn cả đống người ở công ty, sao may không chọn đại, cứ nhất mực chọn Yên Hoa? Con nhỏ đó là cái gì mà mày tin tưởng nâng đỡ dữ vậy ? Bộ mày... khoái nó chắc?
Trọng nghiêm mặt:
- Nói bậy. Mày bỏ cái kiểu nói càn đó đi nhé. Nếu trong công ty mà xầm xì cái chuyện tưởng tượng này của mày thì còn gì là tính nghiêm túc, công bình của công ty. Người ta sẽ nói sao tao ra sao?
Lân làm thinh. Trọng lắc đầu nói:
- Tao còn nhớ khi Yên Hoa mới vào Công ty, tao giao cho mày huấn luyện kỹ năng trong ba tháng thử việc, mày đã kết luận với tao như thế nào về Yên Hoa? Nhạy bén, thông minh, ứng xử tốt, chỉ có một khuyết điểm nhỏ đó là còn trẻ quá có thể khiến khách du lịch ngại và không tin tưởng lắm thôi, có phải vậy không?
Lân ậm ừ:
- Thì cũng đúng. Nhưng mà...
- Còn nhưng mà gì nữa? - Trọng hỏị
- Con nhỏ đó còn... ngốc nghếch lắm, cứ như chỉ mới bước vào đời thôi. Thì nó cũng khá lanh lẹ đó, nhưng là dạng lanh lẹ của con nít ham học hỏi càng nhiều càng tốt. Nếu trừ đi ba tháng thử việc, thì con nhỏ ăn lương chính thức chỉ mới có bốn năm tháng đây thôi. Làm sao có thể để nó thế chỗ một người kỳ cựu như tao được. Tao cho đó là một điều... một điều làm tao tức lắm.
Quá hiểu tâm trạng của thằng bạn, Trọng cũng giả vờ hỏi:
- Vậy là sao?
Lân loay hoay tìm từ để diễn đạt:
- Nó làm tao cảm thấy như... như bị qua mặt vậy. Mới mấy tháng trước còn dạy nó đánh vần, bây giờ nó đã ngon lành nhảy lên ngang hàng với mình rồi, mày nghĩ có bực không? Ở đâu có nghề dễ học, dễ tiến thân quá như vậy ?
Trọng phì cười:
- Nói tới nói lui, thì ra mày không chịu Yên Hoa là tại... ganh tị
Lân phản đối:
- Tao không có ganh tị.
Trọng nhướng mắt:
- Lại còn chối, mày không ganh tị sao cứ gạt bỏ người ta? Nếu con bé đủ sức đảm đương công việc, đáng lẽ mày phải mừng vì học trò của mình đã lãnh hội được những gì mình muốn truyền đạt, mày phải mừng vì ở cương vị ông chủ, mày đã có một nhân viên giỏi chứ.
Liếc nhìn Lân, anh cười:
- Còn nữa, mày phải mừng vì những ngày mày nằm viện, có người tạm gánh dùm mày công việc khó nhá đó.
- Nhưng Yên Hoa...
Trọng ngắt lời:
- Bằng Báo chí, bằng tiếng Anh, cộng với tinh thần cầu tiến, tao tin là nếu mình tạo cơ hội cho con bé đó thì không hề uổng phí đâu. Cái gì cũng có bước đầu lạ lẫm và khó khăn, nếu không thì làm sao gặt hái được kinh nghiệm làm việc?
Lân im lặng khịt mũi. Dường như Trọng cũng chưa thuyết phục anh được, nhưng tìm không ra lý lẽ để phản bác. Cuối cùng anh phẩy tay lầu bầu:
- Thôi mặc cho mày quyết định đấy. Dầu gì mày cũng nắm sáu mươi phần trăm cổ phần và đứng tên Giám đốc, nếu chuyến này mày vì cảm tình riêng tư nào đó mà đưa ra quyết định sai lầm, công ty bị khách chửi, bị mất tin tưởng, bị lỗ lã thì mà cũng chịu phần nhiều hơn tao. Kệ vậy!
Trọng mỉm cười, tạm hài lòng với kết quả của chuyến viếng thăm bạn. Anh đứng dậy:
- Thôi được rồi, coi như mày cũng đã đồng ý với tao. Bây giờ chỉ còn đợi tin tốt khi Yên Hoa hoàn thành chuyến đi đã rồi mình bàn tiếp.
Lân lẩm bẩm:
- Thì cứ đợi xem tin có tốt không.
Trọng lờ đi câu nói mỉa mai của Lân, anh với tay lấy cặp:
- Tao về cho mày nghỉ đây, kẻo người nhà của mày nãy giờ sốt ruột ngoài kia. Chắc là tao bị ghét ghê lắm khi khóa cửa bàn công chuyện với mày trong đây.
Anh cười vẫy nhẹ tay:
- Nghỉ khỏe nhé. Chúc mày sớm quay về với công việc.
Lân nói theo:
- Nhắc mọi người tới thăm tao với, ở trong này buồn quá chừng.
Trọng gật gù hứa hẹn với bạn mà thầm buồn cười. Cái thằng vốn năng động và ham vui, nằm một chỗ kiểu này thì khó chịu phải biết.
Y như Trọng dự đoán, anh vừa mở cửa là hứng ngay những ánh mắt hờn giận từ hai bà cô của hắn. Thản nhiên chào hai bà, anh đi thẳng xuống dưới lầụ
Ra đến ngoài trời, ngồi vào xe, anh quay kính xuống để đón ngọn gió mát tinh khôi. Lái chầm chậm xuống đường, anh thở hít khí trời một cách khoan khoái. Bệnh viện và những mùi thuốc men luôn làm anh thấy ngạt thở. Bây giờ được thở hít khí trời tự nhiên, thật thoải mái biết baọ
Đường phố với đầy ắp những cặp thanh niên ăn mặc rạng ngời, tươi vui làm Trọng nhớ lại lời Yên Hoa. Hôn nay là một ngày thứ bảy.
Có điều cô đã đoán sai khi cho rằng anh sóng đôi với ai đó rong chơi trong chiều cuối tuần này. Cô đâu biết chiều nay cũng như mọi chiều thứ bảy, anh sẽ lại tìm thư giãn với mớ băng video mướn ở tiệm gần nhà, hoặc nằm dài nghe nhạc cùng con chó Ki dưới chân mà thôị
Còn cô, tội nghiệp cô gái nhỏ. Chiều cuối tuần của cô gái xinh đẹp mới hai mươi ba tuổi là phải đem hết kiến thức và khả năng để ứng phó với một nhóm phóng viên lành nghề. Liệu cô có vượt qua được thử thách này, và vui mừng khi đạt được thành công?
Trọng chợt nhớ đến vẻ ngây thơ nhưng đầy lạc quan của cô vào những ngày đầu đến công ty. Lân hời hợt như vậy mà nói trúng khi nhận xét cô như một cô gái tuổi nhỏ, mới bước vào đời, nhưng quá hăng hái học hỏi như muốn hiểu biết hết cả thế giới.
Trọng cười thầm. Nhìn Yên Hoa, có ai ngờ cô gái ngộ nghĩnh đó là con gái của bác sĩ Lâm Hải, vị bác sĩ Trưởng khoa Giải phẫu nổi tiếng. Ngay cả anh, nếu không có cú điện thoại gọi đến gởi gắm của ông vào tháng trước, anh cũng không nghĩ một cô gái có gia thế vững vàng và tăm tiếng như vậy lại thích sống tự lập đến nỗi tự rời nhà, tự kiếm việc làm và sống riêng như thế.
Hôn nay, anh đã chắp hộ cô đôi cánh, không biết rồi cô có đủ sức bay lên không? Mong sao với sự tự tin và tinh thần cầu tiến, cô sẽ thành công xứng đáng.
Trọng lẩm bẩm riêng mình:
- Em sẽ làm được mà, phải không Yên Hoa?
Không biết cô có nghe thấy lời anh không.
Chiều thứ bảy đường phố thật đông người, thật nhộn nhịp như mọi chiều thứ bảy.