Nói về Nguyễn Hữu Chỉnh về đến tư dinh, thủ hạ Nguyễn Viết Tuyển hỏi Chỉnh rằng: - Tướng quân những muốn mượn tay quân Tây Sơn mà về đất Bắc. Nay Nguyễn Huệ đã lấy xong Thuận Hoá nhưng không tiến quân khỏi sông Linh Giang thì làm sao ta về Bắc được? Chỉnh trầm ngâm đáp: - Ngày mai ta sẽ khuyên Nguyễn Huệ mượn tiếng phò Lê diệt Trịnh. Nếu Nguyễn Huệ nghe lời ta nghĩ là ta đã bắn một mũi tên trúng hai mục đích đó. Tuyển hỏi: - Thế nào là một mũi tên trúng hai đích? Chỉnh đáp: - Nguyễn Nhạc chí nhỏ, tài sơ nhưng quyền hành lớn. Nguyễn Huệ chí cả tài cao mà lại ở dưới quyền Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ nghe lệnh Nguyễn Nhạc nhưng trong lòng ắt là bất phục. Nguyễn Nhạc dùng Nguyễn Huệ tránh sao khỏi nghi ngờ. Nay nếu Nguyễn Huệ nghe lời ta mượn tiếng phò Lê diệt Trịnh đem quân ra Bắc. Diệt Trịnh rồi Huệ rút quân về tất phải cử người ở lại Bắc Hà để phò Lê. Người ấy không phải là ta thì còn ai cho hợp lý hợp tình hơn nào. Ấy là một mục đích. Viết Tuyển hỏi: - Ấy thật là diệu kế. Còn mục đích thứ hai là gì? Chỉnh không đáp mà hỏi lại Tuyển: - Theo người trong thiên hạ ngày nay ai là kẻ anh hùng? Tuyển đáp ngày: - Theo tôi Nguyễn Huệ thật là bậc anh hùng trong thiên hạ. Chỉnh nói: - Nguyễn Huệ đánh Nam dẹp Bắc chước quỷ mưu thần đạp đổ nhà Nguyễn ở Đàng Trong, bốn lần và Gia Định đánh Nguyễn Phúc Ánh không còn manh giáp, trong một đêm tiêu diệt năm vạn quân Tiêm La thật đáng mặt anh hùng. Nhưng đoán anh hùng từ lúc hàn vi mới là thức giả. Vậy ta muốn hỏi người ai chưa nên sự nghiệp mà đáng mặt anh hùng, sánh cùng Nguyễn Huệ? Tuyển đáp: - Tôi là người hèn mọn chẳng thấy việc cao xa. Xin tướng quân chỉ dạy. Chỉnh trầm ngâm nói: - Nếu Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc tất Nguyễn Nhạc vốn sẵn đã nghi ngờ sẽ bắt tội kháng lệnh, dù nghĩ tình ruột thịt cũng tước mất binh quyền. Ấy là ta không đành mà trừ được Nguyễn Huệ. Chẳng phải là địch thứ hai sao? Nguyễn Viết Tuyển vòng tay bái nói: - Hùng tài của tướng quân thật đã sánh cùng Nguyễn Huệ. Nguyễn Hữu Chỉnh cười lớn rằng: - Sau khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc thì trong thiên hạ chỉ còn lại một mình ta là đáng anh hùng. Rồi Chỉnh đến gặp riêng Nguyễn Huệ nói: - Nay Chúa công kéo quân đến đây chỉ đánh một trận gom châu Thuận Hoá uy danh lừng lẫy. Chúa công nên thừa lúc thế quân như chẻ tre đem quân Bắc tiến cho non sông quy về một mối, xoá bỏ ranh giới Linh Giang mà hai nhà Trịnh - Nguyễn đã dựng nên suốt hai trăm năm này. Ấy chẳng phải là công nghiệp chưa từng có hay sao? Nguyễn Huệ điềm nhiên hỏi: - Từ ngày vừa Lê Thái Tổ dựng nước đến nay đã ba trăm năm lòng người đời đời nhớ ơn, đến như họ Trịnh hung tàn còn không dám truất bỏ. Nay ta lấy lý gì để kéo quân vào đất ấy được? Chỉnh đáp: - Họ Trịnh bao đời nay hiếp đáp vua Lê, thiên hạ đều bất bình. Vả lại quân nhà Trịnh thêm nạn kiêu binh muôn dân hờn oán, nếu Chúa công dùng chiếc bài phò Lê diệt Trịnh thì nhân dân Bắc Hà ai là chẳng theo. Huệ nói: - Ta hỏi thế là để thử tài ông mà thôi. Tám năm trước đã biết trước sẽ có ngày đêm quân Bắc tiến diệt Trịnh phò Lê, nên ta mới khuyên Hoàng huynh cho lên ngôi Hoàng đế. Nếu lúc ấy Hoàng huynh nghe lời ta thì hôm nay ta ra Thăng Long phò Lê diệt Trịnh đường đường chính chính đóng quân ở Bắc Hà thống nhất giang sơn dựng đời thịnh trị. Ngặt nỗi Hoàng huynh ta này đã xứng đế hiệu lập riêng một nước nếu muốn thống nhất sơn hà chỉ có cách phế bỏ nhà Lê, bằng không phải kéo quân về trả nước cho họ. Nếu vậy ta đem quân ra Bắc được lợi lộc gì? Chỉnh đáp: - Thánh nhân dựng nghiệp chỉ nói về nghĩa không kể về lợi. Nay Hoàng thượng lên ngôi là mất nghĩa để thống nhất giang sơn thì Chúa công phải tự lập mà dựng nên nghiệp lớn. Nay Chúa công để quân ra Bắc diệt Trịnh phó Lê lại cứu dân khỏi ách họ Trịnh ấy là được nghĩa. Vua Lê nhu nhược, trăm họ mến đức nhưng bá quan lại chẳng sợ uy làm gì mà nước không sinh loạn. Thừa lúc nước loạn Chúa công cử người ở lại mượn tiếng phò Lê định yên cõi Bắc rồi sẽ tuỳ thời mà liệu việc, cũng chưa hẳn là không lợi cho nghiệp đế về sau. Huệ cười hỏi: - Lời ông cũng phải, vậy theo ông sau khi ta rút quân về ai có thể ở lại định yên cõi Bắc? Chỉnh giả vờ hỏi lại rằng: - Dưới trướng chúa công nhiều tướng giỏi chẳng biết người sẽ chọn ai. Huệ đáp: - Việc này chỉ có ông là làm được mà thôi. Chỉnh thất sắc nói: - Tôi bất tài dám đâu nhận trọng trách ấy. Huệ vờ nói lảng sang chuyện khác rằng: - Ta chỉ vâng lệnh Hoàng huynh đánh Thuận Hoá. Nếu đem quân ra Bắc e mang tội kháng lệnh thì sao? Chỉnh đáp: - Binh pháp có câu: "Tướng ngoài biên ải không cần phải nhất nhất tuân lệnh của vua". Huệ ngẫm nghĩ hôi lâu rồi bảo: - Những điều ông nói đều đúng, riêng việc này ta cần suy nghĩ lại. Và có một điều ta cấm ông không được gọi ta bằng hai tiếng "Chúa công"! Hữu Chỉnh đáp: - Hai tiếng Chúa công tôi vô tình thốt ra bằng lòng kính phục. Bởi chí Hoàng thượng không bằng chí của tướng quân, xin tướng quân tha tội. Tự hậu không còn dám hồ đồ như thế nữa. Nói rồi Nguyễn Hữu Chỉnh cáo lui. Nguyễn Hữu Chỉnh về rồi, Nguyễn Huệ cứ đi đi lại lại trong phòng, hết ngồi lại đứng, không ngớt thở dài, suốt đêm chẳng tài nào ngủ được. Hôm sau Huệ đem theo vài người hậu cận ra khói thành đến cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương ngắm dòng nước chảy suy nghĩ đăm chiêu. Trên mặt sông phẳng lặng vài chiếc thuyền con chở than đi bán nhẹ nhàng lướt sóng. Bỗng trong những chiếc thuyền ấy cất lên giọng ca trong trẻo rằng: Vả bấy lâu thần nịnh Chúa hôn, gương bình trị lòng trời ắt muốn! Sao gặp hội binh kiêu dân oán, sửa kỷ cương tài cả chẳng ra? Huệ giật mình bảo quân: - Hãy mau gọi những chiếc thuyền ấy lại cho ta! Quân chưa kịp gọi thì những chiếc thuyền ấy đã qua khỏi khúc quanh mất hút. Nguyễn Huệ liền vội vã về dinh gọi đô đốc Nguyễn Văn Tuyết lên một chiếc thuyền lớn cứ ngược dòng Sông Hương mà đi. Gặp chiếc thuyền bán thân nào Huệ cũng gọi lại hôi rằng: - Xin cho hỏi các ngươi có biết kẻ bản than nào lúc sáng ca rằng: " Vả bấy lâu thần nịnh Chúa hôn, gương bình trị lòng trời ắt muốn! Sao gặp hội binh kiêu dân oán, sửa kỷ cương tài cả chẳng ra?" hay chăng? Những người bán than đều lắc đầu bảo: "Không biết!". Đến chiều tối người ca hai câu phú ấy vẫn bặt tăm. Huệ thất vọng ra về. Các tướng nghe Huệ gặp điều buồn bực liền đến vấn an. Vừa trông thấy Huệ, Trần Quang Diệu giật mình hỏi: - Mới không gặp một ngày sao Long Nhương mặt mày hốc hác, thần sắc xanh xao như thế? Huệ đáp: - Ta có việc lo buồn suốt đem trằn trọc thành ra như vậy. - Long Nhương có thể cho chúng tôi biết được hay chăng. - Việc này các ngươi không thế hiểu được đâu. Nguyễn Văn Tuyết vểnh râu xen vào hỏi: - Có phải vì tìm không gặp tên nho sinh ca ban sáng mà Long Nhương buồn bực hay chăng. Để tôi ở tìm bắt nó về cho Long Nhương trị tội. Huệ gạt đi bảo: - Văn Tuyết chớ nói càn. Việc ta lo buồn không phải do người ca ấy. Ta muốn tìm người ca ấy, hoạ may người này có thể giải được nỗi lo của ta! Trần Quang Diệu bàn rằng: - Ngươi ca hai câu phú ấy ắt không phải là kẻ tầm thường, chí muốn giúp đời không phải người ở ấn. Ta không biết kẻ sĩ ở đâu để dùng lễ cầu hiền. Cao nhân ai lại nhận mình là cao nhân. Dù nhận để giúp đời tránh sao khỏi thế thái hiểu lầm là tham danh hám lợi. Theo tôi người này nhất định ở trong đoàn thuyền bán than ấy nhưng vì tự trọng nên không thể nhận mình là người ca câu phú ấy mà thôi. Huệ hỏi: - Ta không biết chỗ ở để cầu. Hiền sĩ vì sĩ mà không thể đến. Vậy phải làm sao? Diệu hiến kế: - Những người bán than đều ở thượng lưu cầu Trường Tiền. Nay Long Nhương cứ đem một chiếc thuyền chặn ở cầu Trường Tiền rồi cứ làm như vậy... như vậy... người ấy tất phải ra. Nguyễn Huệ khen rằng: - Ấy thật là diệu kế. Nguyễn Huệ thân hành đem vài chiếc thuyền đến cầu Trường Tiền, sai Trần Quang Diệu đón phường bán than ở thượng lưu xuống, nói: - Ta sẽ ra đầu đề, nếu trong các ngươi có ai làm được một bài thơ phú thì ta sẽ cho qua cầu bán than bằng không thì phải quay về. Phường bán than năn nỉ rằng: - Chúng tôi nghèo hẹn ít học chỉ biết chèo thuyền bán than, không biết làm thơ phú. Nếu tướng quân không cho qua chắc phải chết đói. Trần Quang Diệu nhất định bảo quân chặn lại không cho đi. Đến chiều cũng chẳng có ai chịu làm thơ phú cả. Nguyễn Văn Tuyết bực dọc nói lớn rằng: - Thu phục võ tướng thì dễ, cầu kẻ sĩ sao mà khó thế? Lúc ấy có một chiếc thuyền bán than cũng vừa chèo đến. Người mới đến thân mình đen đủi bụi thân, nhưng đôi mắt sáng quắc, toát lên vẻ ung dung từ tại. Người ấy nói với Trần Quang Diệu rằng: - Tôi dốt nát nhưng trong nhà đã hết gạo nên đánh liều múa rìu qua mắt thợ. Nếu không hay xin tướng quân tha tội. Trần Quang Diệu mừng thầm nhưng vờ nạt: - Phải đọc thơ phú bằng tiếng Nam ta, không đọc bằng tiếng Hán. Đọc hay cho qua, đọc dở đuổi về. Người ấy nói: - Xin tướng quân ra đề. Nguyễn Huệ xen vào ôn tồn bảo: - Ai cũng muốn qua cầu bán than. Vậy ra đâu đề là qua cầu bán than. Người ấy ứng khẩu đọc ngay một bài thơ Nôm rằng: "Thương người lạnh, ta bán than. Lòng nhân đã mỏi, con mang cho đầy. Neo thuyền đậu dưới cầu này. Nhân tình thế thái đổ đầy hai vai. Thuyền ta xuôi ngược sông dài. Đời như dòng nước chảy hoài ngàn năm! Nhen khó cháy chẳng mua lầm. Lửa lòng nguội tắt lạnh căm đó mà. Thân hầm chẳng phải than hoa. Dẫu cùng nhơ nhớp như gà tranh ăn! Hồn tương tư, cánh chim Bằng. Trời cao đổi gió, ngậm trăng no sấu. Than đen vẽ sóng bạc đấu. Thì thôi lỡ nhịp qua cầu mà chi? Đời như nước gánh về đi. Cầm bằng ném ngọc lưu ly đáy hồ! … Người ấy đọc xong, Nguyễn Huệ tấm tắc khen: - Hay! Quả nhiên là xuất khẩu thành thơ. Chẳng phải anh hùng thì không thể làm được bài thơ này. Oán thán thay! Mà hùng tráng thay! Giọng điệu này ắt hắn phải là kẻ anh hùng lỡ vận. Nói rồi Nguyễn Huệ liền mời người ấy lên thuyền hỏi: - Chẳng hay tiên sinh cao danh là gì. Quê quân ở đâu? Người ấy đáp: - Tôi tên Trần Văn Kỷ. Nguyễn Huệ mừng quá ngắt lời Trần Văn Kỷ rằng: - Lục lâm chung thấy tôi có dặn, ngày sau tiến quân đến Phú Xuân phải mời cho được Trần tiên sinh ra giúp rập. Tôi nghe lời ấy nên vừa đến đã sai quân đến làng Văn Trình tìm kiếm, nhưng tiên sinh đã dời nhà đi, hỏi thăm không ai biết. Nay được diện kiến dung nhan thật là duyên hạnh ngộ. Vẫn Kỷ hợi: - Thầy của tướng quân có phải là quân sư Trương Văn Hiến chăng?. - Trương Văn Hiến chính là thầy tôi đó. Văn Kỷ nói: - Tới đối với Trường tiên sinh là hàng hậu bối. Lúc Trường tiên sinh còn ở Phú Xuân vẫn thường cùng tôi luận bàn thế sự, khinh Chúa tôi nhà Nguyễn mà chẳng ra ứng thi. Nay nghe Trường tiên sinh mất sớm thật thương tiếc vô cùng. Con phần tôi về sau họ Trịnh vào chiếm Phú Xuân, tôi ra thi do Giải Nguyên. Nhưng sau thấy Chúa Trịnh ở ngoài chẳng khác nào Chúa Nguyễn ở trong, lại thêm trấn thủ Phạm Ngô Cầu ngu si, tàn ác, tham lam nên tôi từ quan lui về ở ẩn. Lòng vẫn hàng mong được gặp minh quân đem chút tài hèn ra giúp dân giúp nước. Huệ hỏi Văn Kỷ: - Có phải hôm trước tiên sinh ca hai câu phú rằng: " Vả bấy lâu thần nịnh Chúa hôn, gương bình trị lòng trời ắt muốn! Sao gặp hội binh kiêu dân oán, sửa kỷ cương tài cả chẳng ra?" đó chăng? Văn Kỷ nói phải. Huệ lại hỏi: - Tiên sinh ca hai câu phú ấy là có ý gì? Văn Kỷ ngạc nhiên hỏi lại Huệ rằng: - Thế chẳng phải tướng quân sắp sửa đem quân Bắc tiến mượn tiếng phò Lê diệt Trịnh thống nhất sơn hà đó sao, mà còn hỏi tôi những lời ấy? Huệ giật mình đáp: - Đúng là tôi sẽ đem quân Bắc tiến... Nhưng không được. Phải! Phải thống nhất sơn hà. Nhưng e rằng không được! Trần Văn Kỷ cười lớn rằng: - Tướng quân ngôn ngữ bất nhất tất tâm thần bất định. Tướng quân ở trong tình thế phải chọn một trong hai. Huệ hỏi: - Thế nào là chọn một trong hai? Văn Kỷ đáp: - Nếu chọn nước chọn dân, phải phụ anh, phụ Chúa. Hoặc ngược lại. Ấy là chọn một trong hai vậy. Huệ kinh ngạc nói: - Sinh tôi là cha mẹ, hiểu tôi có hai người, xưa là Trương quân sư thầy tôi, nay là Trần tiên sinh vậy! Đó chính là điều mà mấy hôm này tôi mất ăn mất ngủ. Theo tiên sinh nếu tôi kéo quân ra Bắc diệt Trịnh phò Lê thống nhất sơn hà, Hoàng huynh tôi không thể bỏ qua tội kháng lệnh cho tôi sao? Văn Kỷ đáp: - Kháng lệnh là cái cớ, không phải tội của tướng quân. Huệ hỏi: - Vậy thế nào là tội? Văn Kỷ đáp: - Tôi tướng quân là tài cao chí lớn hơn vua. Huệ lại hỏi; - Dám hỏi sao tiên sinh lại nghĩ rằng chí Hoàng huynh không lớn? Trần Văn Kỷ cười lớn một hồi, rồi đáp: - Ngươi đời sau bình luận về thời Hán - Sở tranh hùng rằng: Lưu Bang không có tài trị nước bằng Tiêu Hà, không có tài quân sự bằng Hàn Tín, không có tài chính trị bằng Trương Lương, vậy tại sao ba người này đều thần phục Lưu Bang? Bởi Tiêu Hà chỉ lập chí làm thừa tướng, Hàn Tín chỉ lập chí làm nguyên soái Trương Lương chỉ lập chí báo thù cho nước Hán không có ai lập chí làm vua như Lưu Bang cả. Ấy là chuyện xưa ở nước Tàu. Còn chuyện nước ta ngày nay chí thống nhất sơn hà là chí lớn, chí làm vua lại là chí nhỏ. Năm ấy Thái Đức Hoàng thượng lên ngôi là chỉ nghĩ đến việc lấy đất họ Nguyễn ở Đàng Trong mà lập riêng một nước. Nếu nghĩ đến việc thống nhất sơn hà ắt biết có ngày phải diệt Trịnh phò Lê thì không được lên ngôi vua mới là thượng sách. Xem thế mới biết chí của Thái Đức Hoàng thượng là chí nhỏ vậy. Nguyễn Huệ trầm ngâm nói: - Trần tiên sinh lập luận rất sâu sắc, thật có mắt tinh đời. Nay nếu ta muốn thống nhất sơn hà phải đem quân Bắc tiến. Vậy đối với Hoàng huynh ta nên thế nào? Văn Kỷ đáp: - Tướng quân ra Bắc lần này phải mượn tiếng phò Lê diệt Trịnh. Diệt Trịnh xong thì phải kéo quân về, trả nước cho vua Lê, vì nước của tướng quân là nước của vua Thái Đức ở Đàng Trong. Khi tướng quân kéo quân về, Hoàng thượng sẽ mượn cớ kháng lệnh mà bắt tội, ít nhất cũng tước hết binh quyền của tướng quân. Vậy muốn thống nhất sơn hà, tướng quân chỉ còn một cách là bất tuân thành chỉ, ở lại Phú Xuân không được về Quy Nhơn phục mệnh. Huệ buồn rầu hỏi: - Vậy là ta phải mang tiếng phản Chúa phụ anh. Trần Văn Kỷ đáp: - Nếu bây giờ tướng quân sợ tội kháng lệnh, thay vì kéo quân ra Bắc lại quay về Quy Nhơn thì chẳng bao giờ còn có cơ hội thống nhất sơn hà, định yên xã tắc, dựng đời thịnh trị. Đó là ý của tôi, tuỳ tướng quân quyết định. Nguyễn Huệ ứa nước mắt nói: - Nếu về Quy Nhơn thì xót thương lê dân ở Bắc Hà, đem quân Bắc tiến thì mắc tội với anh. Anh ta thay cha nuôi dậy ta từ nhỏ, nay phải phụ anh lòng ta sao nỡ. Trần Văn Kỷ vòng tay nói: - Dù không đem quân ra Bắc cũng xin tướng quân hãy vì dân trong nước vua Thái Đức. Tôi xin phép cáo từ. Nguyễn Huệ ngạc nhiên hỏi: - Mới gặp nhau chưa thoả lòng cầu hiền, sao tiên sinh định bỏ tôi mà đi. Trần Văn Kỷ đáp: - Tướng quân kéo binh về Quy Nhơn thì những điều tôi vừa nói với tướng quân nếu Hoàng thượng nghe được ắt cái đầu tôi không còn trên cổ. Nên tôi xin được về cùng non nước, đi trong gió mây mà tránh tai hoạ vậy. Huệ nắm tay Văn Kỷ nói: - Xin tiên sinh chớ vội. Tôi đã quyết định rồi, sẽ đem quân Bắc tiến. Hôm sau Nguyễn Huệ họp các tướng nói: - Nay ta định đem quân Bắc tiến, mượn tiếng phò Lê cứu dân lành thoát tay họ Trịnh bạo tàn. Nhưng ngặt nỗi nếu về Quy Nhơn xin lệnh và lương thực của Hoàng huynh e Hoàng huynh không cho đi. Nếu không đủ lương thực sao đánh được Bắc Hà. Các tướng có kế gì chăng? Nguyễn Văn Lộc hỏi: - Thành Phú Xuân ta vừa chiếm được lương thực dồi dào, sao Long Nhương lại bảo là không có lương? Huệ buồn rầu đáp: - Chúa tôi họ Trịnh hà khắc để lương dân đói rách lầm than. Mấy năm gần đây thêm thiên tai hạn hán mất mùa dân tình càng thêm điêu đứng. Nay ta vừa lấy đất Thuận Hoá, liền mở kho lương phát cho dân nghèo, nên hiện nay lương thực ở thành Phú Xuân chỉ đủ để dự trữ cho dân đến mùa thu hoạch không thể dùng vào việc quân. Ấy là nỗi lo của ta. Nghe Nguyễn Huệ nói định đánh Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh mừng lắm liền rút từ tay áo ra một tấm bản đồ. Giở bản đồ trên bàn, Hữu Chỉnh nói: - Đây là bản đồ đất Bắc, nếu ta đem thuỷ quân vào cửa Ba Lạt theo sống Nhị Hà đánh lấy Vị Hoàng thì có thể giải quyết việc quân lương. Huệ hỏi: - Tại sao đánh lấy Vị Hoàng thì có thể giải quyết việc quân lương? Chỉnh đáp: - Vì ở Vị Hoàng có một kho lương thực. Kho này chứa thóc của các trấn Thận Hoá, Nghệ An, Thanh Hoá gồm trăm vạn hộc. Nhưng nếu ta đem thuỷ quân đánh lấy Vị Hoàng là đơn độc vào sâu trong đất địch e rằng mạo hiểm. Nguyễn Huệ mừng rỡ nói: - Có quân lương ta chẳng lo gì nữa. Con việc đánh lấy Vị Hoàng có gì là mạo hiểm. Hữu Chỉnh hỏi: - Từ sông Linh Giang trở ra phải quá hai thành Nghệ An, Thanh Hoá, đường xa hàng mấy trăm dặm mới đến Vị Hoàng. Nếu Bùi Thế Toại ở Nghệ An chặn được bộ binh ta rời quân ở Thanh Hoá do Tạ Danh Thuỳ tiến ra và quân ở Thăng Long tiến vào đánh quân ta ở Vị Hoàng, thì lúc ấy ta lưỡng đầu thọ địch sao bảo là không mạo hiểm. Huệ cười bảo: - Quân ở Nghệ An thiên binh thiên tướng gì mà có thể ngăn được bộ binh ta. Còn việc vào sau đất địch ư? Ta bốn lần vào Gia Định, từ ải Vân Phong phải qua Bình Thuận, Trấn Biên, Sài Côn, Phiên Trấn mới đến Trường Đồn đường xa hàng ngàn dặm đều từ trong lòng địch. Vậy mà ta vẫn sai tướng trước đem thuỷ quân đánh lấy Trường Đồn chặn đường lui quân của giặc. Nay đánh lấy Vị Hoàng ở Bắc Hà, so với việc đánh lấy Trường Đồn ở Nam Hà ngày xưa có đáng gì mà bảo là mạo hiểm. Việc này ông Chỉnh chớ lo. Nay ta phong Hữu Chỉnh chức Hữu quân tiên phong đem tám ngàn quân và tám chục đại thuyền tiến đánh Vị Hoàng, chiếm khó lương. Ta sẽ cho Đô đốc Nguyễn Văn Lộc và Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết là hai tướng giỏi thuỷ binh của ta theo trợ giúp. Ba người hay cùng nhau bàn bạc việc quân, nếu gặp giặc cứ để Tuyết, Lộc đi đầu không ngại gì cả. Rồi quay sang Nguyễn Văn Lộc, Huệ hỏi: - Từ Phú Xuân đến Vị Hoàng phải hết mấy ngày đường? Lộc đáp: - Nay đang là tháng năm, gió Đông Nam thổi mạnh, đi đến nơi nhiều nhất là năm ngày đường. Huệ liền bảo: - Ta cho đạo quân của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc năm ngày lương. Đến nơi đánh thắng giặc lấy lương mà ăn. Hữu Chỉnh thất kinh hỏi: - Việc quân thắng bại là thường. Nay Long Nhương chỉ cấp lương đủ dùng trên đường đi, ngộ nhỡ không thắng giặc là Long Nhương đem chúng tôi và chỗ chết hay sao? Nguyễn Huệ lại cười bảo: - Quân dưới quyền của ta trải qua hàng trăm trận đánh Nam dẹp Bắc chỉ có thăng chẳng biết thua. Vả lại Nguyễn Văn Tuyết và Nguyễn Văn Lộc đều là tâm phúc của ta. Ta lại đem tâm phúc của ta vào chỗ chết hay sao mà ông phỏng ngại. Nếu Hữu Chỉnh không đi thi Tuyết và Lộc lập tức xuất quân. Nguyễn Hữu Chỉnh vội vàng nói: - Quân ta thiện chiến tiến binh thần tốc như vậy tôi còn ngại gì mà chẳng đi. Nguyễn Huệ gọi Trần Quang Diệu bảo: - Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân hãy lãnh năm ngàn tinh binh theo đường thượng đạo đánh lấy Nghệ An. Trần Văn Kỷ hỏi: - Quân của Ninh Tốn ở Cát Doanh và Phái vị hầu ở Động Hải đã rút về hợp cùng Bùi Thế Toại trấn thủ Nghệ An. Quân Trịnh ở Nghệ An hai vạn người, tướng quân Trần Quang Diệu chỉ có năm ngàn quân làm sao thắng giặc? Nguyễn Huệ cười đáp: - Trần tiên sinh chưa biết đó thôi. Nguyên Trần Quang Diệu đã từng tay không đánh cọp giữa rừng mở đường Thượng đạo. Quân ta hạ thành Phú Xuân trong một đêm chính là nhờ Trần Quang Diệu theo đường Thượng đạo từ hướng Tây đánh xuống. Từ ấy trong quân thường gọi Diệu là Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu đó. Nói xong Nguyễn Huệ lại gọi Nguyễn Lữ bảo: - Tiết chế Nguyễn Lữ! Em lãnh ba ngàn quân ở lại giữ thành Phú Xuân. Tứ sư đệ tướng quân hợp cùng Vũ Văn Nhậm, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú đang đóng giữ luỹ Trường Dục đem quân Bắc tiến. Các tướng hay lãnh lấy lệnh bài! Nguyễn Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu đều bước ra lãnh lệnh. Nguyễn Văn Tuyết vểnh râu hỏi: - Bọn võ tướng chúng tôi đều lãnh lệnh cầm gươm lên ngựa ra trước trận tiền. Vậy con Trần tiên sinh sẽ làm gì? Trần Văn Kỷ cười đáp: - Đâu phải chỉ biết cấm gươm mới là đánh giặc. Ngày xưa vua Lê Thái Tổ khởi binh đánh giặc Mình xâm lược, Ức trai Nguyễn Trãi dùng một ngòi bút mà thăng Vương Thông ở thành Thăng Long, đuổi giặc Mình ra ngoài bờ cõi, rồi Nguyễn Trãi lại dùng văn tài của mình cứu đất nước khỏi nạn binh đao do quân Minh định kế trả thù, ấy chẳng phải chiến công của người cầm bút hay sao? Nguyễn Văn Tuyết lại hỏi: - Việc này tôi có biết. Còn Trần tiên sinh đã cầm bút đánh giặc được hay chưa? Trần Văn Kỷ lấy từ trong ngực ra một tờ thư trao cho Nguyễn Huệ, Kỷ nói: - Đây là tờ hịch phò Lê diệt Trịnh tôi đã sao xong, trình tướng quân duyệt lãm! Nguyễn Huệ tiếp tờ hịch xem, đến một đoạn Huệ thích thú đọc lớn lên rằng: Vả bấy lâu thần nịnh Chúa hôn, gương bình trị lòng trời ắt muốn! Sao gặp hội binh kiêu dân oán, sửa kỷ cương tài cả chẳng ra? Hai câu phú này là tiên sinh đã ca trên dòng sông Hương đây mà. Trần Văn Kỷ nói: - Thưa phải. Nguyễn Huệ lại đọc tiếp rằng: "Chước vạn toàn đã tạc đá Hoành Sơn. Bình tức khắc lại giương buồm Bắc Hải. Sang sông Mạnh phất cờ Chu Vũ, ra tay sửa chính dẹp tà. Vào đất Quan hét ngựa Hán Hoàng, quyết chí lấy nhân trừ bạo. Truyền lệnh ta các tướng đánh đến đâu phải truyền hịch này cho muôn dân đến đó. Nguyễn Huệ lại gọi quân vào trao thư và dặn: - Ngươi mau đem thư của ta về Quy Nhơn trao cho Hoàng thượng bảo người hay ta đem quân Bắc tiến. Nói rồi Nguyễn Huệ xăm xăm bước ra ngoài chính điện. Các tướng lấy làm lạ liền vội vã bắt đầu theo. Ra ngoài Nguyễn Huệ quay mặt về hướng thành Quy Nhơn lạy ba lậy nhủ thầm rằng: Nếu Hoàng huynh có bắt tội, nếu em Huệ này phụ lòng Hoàng huynh cũng bởi vì quốc gia dân tộc phải làm điều bất đắc dĩ mà thôi! Lậy rồi Huệ đủng lên rưng rưng hai giọt lệ bảo các tướng rằng: - Các tướng ai lo việc nấy. Truyền lệnh ta lập tức xuất binh!