Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Người từ miền đất lạnh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 15058 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người từ miền đất lạnh
John Le Carré

Chương 9

Peters đến lúc tám giờ sáng hôm sau và không cần chào hỏi họ ngồi xuống bàn, bắt đầu ngay:
- Thế là anh trở lại Luân đôn, anh làm gì ở đó?
- Họ cho tôi ngồi chơi xơi nước. Tôi đã biết mình hết thời khi cái thằng ngu ở Phòng Nhân Viên ra đón tôi tại phi trường ...khi tôi đã phải đến thẳng Cotrol và trường trình về Karl. Anh ta chết rồi - Còn có gì để nói?
- Họ làm gì với anh?
- Thoạt đầu họ nói tôi có thể loanh quanh ở Luân Đôn đợi đến khi đủ thâm niên lãnh trợ cấp cho khá hơn. Họ tử tế đến độ tôi phát giận - Tôi bảo họ rằng nếu họ muốn ném tiền cho tôi thì sao không làm công việc minh bạch là tính gộp tất cả thời gian phục vụ của tôi lại, mà cứ lại kêu ré lên về vụ gián đoạn công tác? Rồi họ bực mình vì tôi nói thế. Họ liền tống tôi vào Phòng Ngân Sách màm việc với một lũ đàn bà. Tôi không nhớ gì nhiều về giai đoạn đó - lúc bấy giờ tôi bắt đầu uống nhiều. Đúng là một giai đoạn tồi tệ.
Chàng châm một diếu thuốc. Peters gật gù :
- Đó là lý do họ tống tôi đi. Họ không thích tôi uống rượu.
Peter đề nghị :
- Anh hãy cho tôi biết những gì anh còn nhớ rõ về Ban Ngân Sách.
- Thật là một chỗ buồn tẻ. Tôi không phải loại người làm bàn giấy., tôi tự biết thế. Đó là lý do tại sao tôi bám vào Bá Linh. Tôi biết khi họ nhớ đến tôi là họ cho ngồi một chỗ chơi, nhưng mẹ kiếp!
- Anh đã làm những gì?
Leamas nhún vai.
- Ngồi dán mông xuống ghế trong cùng một phòng với hai mụ đàn bà Thuraby và Laurent. Tôi gọi họ là Thursday và Friday (1).
Chàng nhe răng cười một cách ngây ngô. Peters có vẻ không hiểu lối chơi chữ này.
- Chúng tôi chỉ làm trò cạo giấy. Một điệp văn từ Ban tài Chánh được đưa xuống: Trả 700 đô cho người tên là như vậy, có hiệu lực từ ngày đó đến ngày đó. Xin vui lòng xúc tiến. - Đại khái chỉ có thế. Thursday và Friday loay xoay một chút, xếp vào hồ sơ, đóng dấu, và tôi sẽ ký một chi phiếu hoặc nhờ ngân hàng chuyển trương.
- Ngân hàng nào?
- Blatt và Rodney, một ngân hàng nhỏ khá thanh lịch trong thị xã. Cơ sở vẫn tin tưởng dân Eton có tính kín đáo.
- Thế thì chắc anh biết tên tất cả điệp viên trên thế giới chứ?
- Không cần thiết. Khôn khéo là ở chỗ này. Tôi ký chi phiếu, hoặc phát lệnh cho ngân hàng , nhưng để trống khoảng tên người nhận. Rồi bức thư bí mật đó cũng như mọi giấy tờ đã được ký và cả hồ sơ sẽ đi trở về Ban Điều Hành.
- Họ là ai vậy?
- Họ là những người nắm giữ tổng quản lý lịch các các điệp viên. Họ điền tên vào chi phiếu và gửi đi. Phải nói là vô cùng khôn khéo.
Peters có vẻ thất vọng:
- Anh muốn nói rằng anh không có cách nào để biết tên những người được trả tiền?
- Thường thường thì không biết được.
- Nhưng đôi khi?
- Thỉnh thoảng chúng tôi cũng mon men đến chỗ bật mí được. Dĩ nhiên tất cả những mâu thuẩn giữa Ban Ngân Sách Tài Chánh và Ban Điều Hành thường đưa tới ngõ bí. Rắc rối thật, nhưng lắm lúc nhờ thế mà cuộc đời bớt buồn nản.
Leamas đứng dậy và nói tiếp:
- Tôi đã viết sẵn một danh sách tất cả những vụ chi tiền mà tôi có thể nhớ được. Nó ở trong phòng tôi. Để tôi đi lấy.
Chàng đi ra khỏi phòng, với dáng đi kéo lê mà chàng có từ khi đến Hòa Lan. Khi trở lại chàng cầm trong tay một vài tờ giấy có hàng kẽ xé từ quyển sổ ghi rõ số tiền. Chàng nói:
- Tôi viết danh sách này đêm qua. Tôi nghĩ như vậy sẽ đỡ mất thì giờ.
Peters lấy những tờ ghi chú, đọc chậm và cẩn thận. Y có vẻ chịu lắm và bảo:
- Tốt, rất tốt - Vụ tôi nhớ rõ hơn hết là vụ được gọi là " Rolling Stone "(2) nhờ đó tôi đã được xuát ngoại nhiều lần. Một chuyến đến Copenhagen, một chuyến đến Helsinki, chỉ để bỏ tiền vào các ngân hàng.
- Bao nhiêu?
- Mười ngàn Mỹ kim ở Copenhagen, bốn mươi ngàn Đức kim ở Helsinki.
Peters đạt cây viết chì xuống, hỏi:
- Cho ai vậy?
- Có trời biết " Rolling Stone " điều hành theo hệ thống trương mục ký thác. Cơ quan cho tôi một sổ thông hành Anh Quốc giả, tôi đến Ngân Hàng Hoàng Gia Bắc Âu ở Copenhagen và Ngân Hàng Quốc Gia Phần Lan ở Helseiki, gửi tiền và rút lui sổ của một trương mục hỗn hợp dành cho tôi với một biệt danh và cho một người khác chắc là một điệp viên cũng mang một tên giả. Tôi cho ngân hàng một mẫu chữ ký của người cộng hữu trương mục, mà tôi đã lấy ở văn phòng chính. Sau đó điệp viên sẽ được trao cuốn sổ và một thông hành giả để y xuất trình tại nhà băng khi lấy tiền. Tất cả những gì tôi biết được chỉ là biệt danh của y.
Chàng nghe mình nói và tất cả có vẻ vô lý một cách tức cười:
- Đây có phải là thủ tục thông thường?
- Không . Đó là một lối trả tiền cho những vụ đặc biệt ghi bằng một danh sách riêng.
- Nghĩa là?
- Nó có một ám danh ít người biết.
- Ám danh đó là gì?
- Tôi đã nói rồi. " Rolling Stone " Điệp vụ này bao gồm các việc trả tiền bất thường khoảng mười ngàn Mỹ kim bằng đủ loại tiền tệ khác nhau tại các thủ đô khác nhau.
- Luôn luôn tại các thủ đô?
- Theo tôi biết thì thế. Tôi nhớ đã đọc trong một hồ sơ có nhiều lần trả tiền cho " Rolling Stone " trước khi tôi đến làm tại Ban Ngân Sách, nhưng trong những trường hợp đó Ban Ngân Sách yêu cầu Thường Trú Viên lo liệu.
- Những vụ trả tiền khác, trước khi anh đến, được thực hiện ở đâu?
- Một ở Orlo. Còn vụ kia tôi không nhớ chỗ.
- Biệt danh của điệp viên có được giữ nguyên không?
- Không. Đó lại là một biện pháp an ninh nữa. Sau này tôi nghe nói rằng họ học được kỹ thuật này của người Nga. Thật là một kế hoạch trả tiền tinh vi nhất tôi chưa từng thấy. Cũng trong chiều hướng đó tôi đã dùng các biệt danh và thông hành khác nhau cho các chuyến công du.
Như thế mới làm y vui lòng, khiến y có thể tự điền vào những chỗ trống, Lesmas thầm nghĩ:
- Những thông hành giả được cấp cho điệp viên để y có thể rút tiền; anh có biết gì về những thông hành đó không? chúng được làm ra và gửi đi như thế nào?
- Không. Ngoại trừ một điều là tất cả đều phải có chiếu khán để vào quốc gia nơi tiền được ký thác. Và còn có dấu chiếu khán nhập nội.
- Chiếu khán nhập nội?
- Phải . Theo ý tôi loại thông hành này không hề được dùng tại các biên giới - mà chỉ được xuất trình tại ngân hàng để xác nhập lý lịch. Điệp viên chắc phải xử dụng thông hành của chính y để di chuyển, nhập cảnh rất hợp pháp nơi quốc gia mà ngân hàng đặt trụ sở, rồi mới dùng thông hành giả tại ngân hàng. Tôi đoán như thế.
- Anh có biết vì những lý do nào mà những vụ trả tiền trước lại để cho Thường Trú Viên phụ trách, còn những vụ sau thì lại để cho một người rời khỏi Luân Đôn để phụ trách?
- Tôi biết lý do. Tôi đã hỏi hai mụ đàn bà làm ở Ban Ngân Sách là Thursday và Friday. Control lo ngại về chuyện....
- Control ? Anh muốn nói chính ông ta điều hành vụ đó sao?
- Phải, chính ông ta điều hành. Ông ta sợ Thường Trú Viên dẽ bị nhận diện tại ngân hàng. Vì vậy, ông ta dùng một tên phát thư là tôi.
- Anh đi những chuyến ấy hồi nào?
- Đi Copenhagen ngày 15 tháng 6. Tôi bay về ngay trong đêm đó. Đi Helsinki hồi cuối tháng 9. Tôi đã ở lại hai đêm, bay về vào khoảng 28. Có vài mục khá vui ở Helsinki.
Chàng nhăn răng cười nhưng Peters không để ý.
- Còn những vụ trả tiền khác - vào hồi nào.
- Rất tiếc, tôi không nhớ được.
- Nhưng chắc chắn là có một vụ ở Oslo chứ?
- Phải, ở Oslo.
- Hai vụ trả tiền đầu tiên cách nhau bao lâu? Hai vụ do các Thường Trú Viên thực hiện?
- Tôi không rõ. Chắc cũng không lâu lắm. Có thể một tháng . Hoặc lâu hơn một chút.
- Anh có nghĩ rằng điệp viên đã hoạt động một thời gian trước khi được trả tiền lần đầu tiên? Hồ sơ có cho biết điểm này không?
- Tôi không rõ. Hồ sơ chỉ ghi những việc trả tiền thực sự. Vụ thứ nhất vào đầu năm 1959, không có ngày tháng nào khác. Đó là nguyên tắc hành động đối với một danh sách được phổ biến giới hạn. Nhiều hồ sơ khác nhau nói về các mẩu chuyện khác nhau của cùng một trường hợp. Chỉ có người nào giữ các hồ sơ tổng quát mới có thể ghép các sự kiện nhỏ lại vớin nhau.
Lúc này Peters viết không ngừng, Lesmas đoán có một máy ghi âm giấu đâu đó trong phòng , nhưng nếu để sau mới ghi lại thì sẽ mất nhiều thì giờ. Những gì Peters ghi bây giờ sẽ là nội dung của bức điện tín gửi về Mạc Tư Khoa tối nay, trong khi đó ở Tòa Đại sứ Nga tại La Haye các nữ nhân viên sẽ thức suốt đêm để đánh điện toàn thể những lời do cuốn băng ghi lại, theo một thời biểu đã ước định.
Peters chợy bảo:
- Anh hãy cho tôi biết điều này. Đây là những món tiền lớn. Những xếp đặt để trả tiền rất cầu kỳ và tốn kém. Anh đã nghĩ sao về chuyện đó.
Leamas nhún vai :
- Tôi đã nghĩ sao à? Tôi đã nghĩ là Control chắc phải có một nguồn cung cấp tin thật quý giá, nhưng vì tôi chưa hề được thấy các tài liệu nên tôi không biết. Tôi không thích cách làm việc như thế, nó quá cao siêu, quá phức tạp, quá tinh vi. Sao họ không thể chỉ cần gặp y và đưa ngay tiền mặt cho y? Có thật y dùng sổ thông hành của chính y để qua biên giới và mang thêm trong mình một thông hành giả? Tôi nghi lắm.
Leamas nghĩ đã đến lúc phải tung hỏa mù và để cho Peters săn một con thỏ.
- Anh nói thế là sao?
- Nghĩa là theo chổ tôi biết tiền không hề được rút khỏi ngân hàng. Giả thử là một nhân viên cao cấp bên kia Bức Màn Sắt- tiền sẽ sẵn sàng gởi sẵn cho y lúc nào lấy được thì lấy. Dù sao đây chỉ là điều tôi phỏng đoán. Hồi ấy tôi không suy nghĩ nhiều về việc này như thế. tại sao lại phải suy nghĩ? Công việc của mình chỉ là biết từng phần nhỏ của toan kế hoạch. Anh dư hiểu điều đó mà. Nếu anh quá tò mò , chỉ có Trời giúp anh được.
- Nếu theo như anh nghĩ, tiền không được lãnh ra, thì việc gì phải vẽ vời nhiều chuyện về mấy cuốn sổ thông hành?
- Khi tôi ở Bá Linh. Chúng tôi đã xếp đặt cho Karl Riemeck phòng khi anh ta cần trốn mà không liên lạc được với chúng tôi. Chúng tôi giữ cho anh ta một thông hành Tây Đức giả tại một địc chỉ ở Dussldorf. Anh ta có thể đến lấy bất cứ lúc nào bằng cách theo một thủ tục định trước. Thông hành không bao giờ quá hạn - Ban Chuyển Đặc Biệt sẽ xin tái gia hạn thông hành và chiếu khán khi cần. Có lẽ Control đã theo cùng một kỹ thuật như vậy với điệp viên này. Tôi không biết rõ - chỉ đoán thế thôi.
- Tại sao anh biết chắc là có những Ban Ngân Sách và Ban Di Chuyển Đặc Biệt. Ban Di Chuyển Đạc Biệt là ban làm giả những giấy tờ cá nhân và chiếu khán giả.
- Tôi hiểu rồi.
- Peters suy nghĩ một lát rồi hỏi tiếp:
- Anh đã dùng những tên gì ở Copenhagen và Helsinki.
- Robert Lang, kỹ sư điện ở Derby, đó là tại Copenhagen.
- Anh ở Corpenhagen vào đúng ngày nào?
- Tôi đã nói rồi, ngày 15 tháng 6. Tôi đến đó vào buổi sáng khoảng mười một giờ rưỡi.
- Anh dùng ngân hàng nào?
Leamas bỗng nhiên nỗi giận:
- Trời ơi, Peters, Ngân hàng Hoàng Gia Bắc Âu. Anh đã viết vào giấy rồi mà.
Peters trả lời thản nhiên, tay vẫn viết:
- Tôi muốn thử cho chắc. Và lúc đi Helsinki, anh mang tên gì?
- Stéphen Bennett, kỹ sư hải dương học ở Plymouth. Chàng tiếp một cách mỉa mai:
- Tôi đã ở đó vào cuối tháng 9.
- Anh lại ngân hàng ngay vào ngày anh đến?
- Phải. Đó là ngày 24 hoặc 25 gì đó, tôi không chắc, như tôi đã nói với anh.
- Anh mang tiền theo từ Anh Quốc?
- Dĩ nhiên là không. Chúng tôi chỉ chuyển tiền đến trương mục của Thường Trú Viên trong mọi trường họp. Người này sẽ rút tiền ra, gặp tôi ở phi trường với số tiền trong một cái cặp và tôi sẽ mang nó đến ngân hàng.
- Ai là Thường Trú Viên ở Corpenhagen?
- Peter Jensen, một gã bán sách tại nhà sách Đại Học.
- Điệp viên mang tên gì?
- Horst Karadorf ở Copenhagen Hình như thế, đúng vậy, tôi nhớ ra rồi. Karlsdorf. Tôi vẫn muốn gọi là Karlshorf.
- Nghề nghiệp?
- Giám đốc, gốc Klagenfurt ở Áo.
- Còn người kia, tên ở Helsinki?
- Fechtmann. Adof Fechimann ở St. Gallen, Thụy sĩ. Y có một tước vị- Phải, đúng thế: Tiến sĩ Fechtmann, tại Sở Văn Khố.
- Tôi hiểu rồi; cả hai đều nói tiếng Đức.
- Tại sao không?
- Tôi đã chỉ huy hệ thống Bá Linh mà? Tôi đã dính vào chuyện đó. Bất cứ một nhân viên cao cấp nào ở Đông Đức cũng phải điều động từ Bá Linh. Tôi^phải biết chuyện đó.
Leamas đứng dậy, tiến lại kệ rót whisky uống. Chàng không để ý gì đến Peters.
- Chính anh nói rằng có những biện pháp đề phòng, những thủ tục đặc biệt trong vụ này. Có lẽ họ không nghĩ rằng anh cần biết.
Leamas cãi một cách cộc lốc:
- Anh đừng có đoán bậy. Dĩ nhiên tôi phải biết.
Đây chính là điểm y phải bám vào thật chặt. Nó sẽ khiến bọn chúng tưởng rằng chúng biết rõ hơn, và tin nhiều chuyện ngoài những gì chàng đã nói. Control đã bảo rằng: " Chúng sẽ muốn tự suy luận lấy bất cần anh . Ta phải cho chúng chất liệu và cứ tiếp tục hoài nghi những kết luận của chúng. Hãy dựa trên óc thông minh và lòng kiêu hãnh của chúng, dựa trên sự nghi kỵ giữa chúng với nhau - đó là những gì ta phải làm "
Peters gật gù như đang xác nhận một sự thực u buồn. Và một lần nữa y nhận xét:
- Leamas, anh quả thật là một người rất kiêu hãnh.
Ngay sau đó Peters bỏ đi. Y chúc Leamas vui và bước xuống con đường dọc bãi biển. Lúc đó vừa tới giờ ăn chưa.
Chú thích:
1- Trò chơi chữ : Thứ Năm và Thứ Sáu
2- Đà Lăn

<< Chương 8 (2) | Chương 10 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 579

Return to top