Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Người từ miền đất lạnh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 15069 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người từ miền đất lạnh
John Le Carré

Chương 3

Không ai ngạc nhiên nhiều khi thấy người ta cho Leamas về vườn. Đại khái họ với công việc ở Berlin trong nhiều năm qua chỉ toàn thất bại, và phải có một kẻ gánh chịu hậu quả. Hơn nữa, chàng già rồi không lo chuyện hành động được nữa, những công việc cần đến các phản ứng nhanh như một tay quần vợt nhà nghề. Leamas đã rất được việc trong thời chiến, ai cũng biết vậy. Ở Nauy và Hà lan, chàng đã làm thế nào đó mà vẫn sống nhăn và sau cùng người ta gắn huy chương và cho chàng giải ngũ. Sau đó, dĩ nhiên người ta lôi chàng trở lại. Thật tệ, số tiền cấp dưỡng của chàng hiển nhiên quá tồi. Phòng kế toán đã để lộ ra, qua miệng cô nàng Elsie. Elsie nói trong phòng ăn rằng anh chàng Alec Leamas đáng thương chỉ được 400 Anh kim mỗi năm để sống vì công vụ không liên tục. Elsie cho đó là một luật lệ phải thay đổi : dầu sao, ông Leamas cũng đã thi hành nhiệm vụ mà? Nhưng họ còn có cơ quan tài chánh sau lưng, không giống xưa tí nào, và thế thì họ biết làm sao được? Ngay cả vào thời tệ hại còn Maston, họ cũng đã xoay xở công việc khá hơn.
Những nhân viên mới nghe nói Leamas thuộc lớp già, là hạng người nhiệt tình, gan dạ, thích chơi côn cầu, học trường Pháp. Trong trường hợp Leamas, điều này không đúng, vì chàng nói được 2 thứ tiếng Anh và Đức, và tiếng Đức thuộc loại giỏi, chàng lại ghét côn cầu. nhưng quả thật chàng chẳng có lấy mảnh bằng cấp nào.
Hợp đồng của Leamas còn vài tháng mới hết, và họ chuyển chàng qua làm ở ban ngân sách trong những ngày còn lại. Ban ngân sách khác ban kế toán, nó lo việc trả tiền tại ngoại quốc, chi tiền cho các công tác và các điệp viên. Phần lớn công việc ở Ban ngân sách lẽ ra có thể để một cậu bé con làm cũng được nếu không vì tính cách tối mật của nó, và do đó ban ngày trong cơ quan được xem như một chỗ nằm nghỉ ngơi cho các nhân vật sắp sửa bị cho về vườn.
Leamas trở nên tàn tạ.
Thường thường con đường tàn tạ vẫn được xem là khá dài và từ từ, nhưng trường hợp Leamas thì không thế. Trước mắt các đồng nghiệp, chàng biến đổi từ một người bị cho về một cách vinh dự thành một gã say sưa tồi tàn. Và tất cả chỉ trong vài tháng. Có một thứ ngu độn nơi các anh nghiện rượu, nhất là khi họ tỉnh táo, đó là thái độ tách biệt khỏi cuộc đời mà những người không tinh ý sẽ cho là thái độ mập mờ và Leamas đã có thái độ này mau một cách khác thường. Chàng bắt đầu lưu manh vặt, mượn các cô thư ký những món tiền nhỏ và quên trả, đi trễ về sớm với những duyên cớ không chính đáng. Thoạt tiên, các đồng nghiệp đối xử với chàng bằng sự khoan thứ. Có lẽ sự xuống dốc của chàng khiến họ sợ cũng như mình vẫn thường sợ những người què quặt, hành khát hay tê liệt bởi vì mình sợ rằng mình có thể như họ. Nhưng sau cùng, sự bê bối và tính vô liêm sỉ vô lý của chàng làm mọi người lánh xa chàng.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là Leamas lại không có vẻ quan tâm gì đến chuyện mình bị thất sủng. Ý chí của chàng hình như bất thần bị suy sụp. các viên thư ký mới, vẫn muốn tin rằng Cơ quan tình báo gồm toàn những con người bạt mạng, đều sửng sốt khi thấy Leamas hư hỏng rõ rệt. Chàng ít săn sóc đến diện mạo và ít chú ý đến ngoại cảnh, chàng ăn trưa ngay trong phạm điếm thường dành cho nhân viên cấp dưới, và rõ ràng là chàng uống rượu. Chàng trở nên cô độc, thuộc về giai cấp thảm thương của những người ham hoạt động mà lại bị đình chỉ công tác quá sớm, những tay bơi lội bị cấm xuống nước, hoặc diễn viên bị loại khỏi sân khấu.
Có người cho rằng chàng đã phạm phải lỗi lầm ở Berlin, và đó là lý do mạng lưới của chàng đã bị tiêu hủy, không ai thật sự biết chắc. hết thảy đều đồng ý chàng đang bị bạc đãi một cách khác thường dù bởi một nha nhân viên nổi tiếng chẳng nhân ái gì. Người ta thường chỉ vào chàng một cách kín đáo mỗi khi chàng đi ngang, như thường học chỉ trỏ một cựu lực sỹ và nói với nhau “Đó là Leamas. Y đã phạm tội ở Berlin. Thật đáng thương cho y đã xuống dốc một cách thảm hại như vậy”
Thế rồi, một hôm chàng biến mất. Chàng không từ biệt một ai, hình như cả với Control. Sự việc tự nó không có gì đáng ngạc nhiên. Bản chất của nghề nghiệp gạt bỏ những lối chào hỏi rườm rà và trình diễn xôm tụ, nhưng dù thế nào đi nữa sự ra đi của Leamas vẫn có vẻ đột ngột. Theo người ta ước đoán, sự ra đi xảy đến trước thời gian chính thức mãn hạn giao kèo. Elsie thuộc ban kế toán tiết lộ một vài mẩu tin tức : Leamas đã lãnh hết tiền trong trương mục của chàng và theo chỗ Elsie biết, chàng đang gặp rắc rối với ban ngân sách. Tiền trợ cấp thôi việc sẽ được lãnh vào cuối tháng. Elsie không thể biết rõ bao nhiêu nhưng chắc không quá bốn con số, thật đáng tội nghiệp. Thẻ bảo hiểm quốc gia của chàng đã được gửi đi. Nha nhân viên có địa chỉ của chàng. Elsie nói với một cái bĩu môi, nhưng dĩ nhiên họ không chịu tiết lộ.
Rồi có chuyện tiền bạc. Không ai biết từ đâu, có nguồn tin tiết lộ rằng sự ra đi bất ngờ của Leamas có liên hệ với những sai biệt trong giấy tờ kế toán tại ban ngân sách. Một số tiền khá lớn đã bị thiếu (lên tới hàng ngàn Anh kim, theo lời 1 bà tóc xanh làm trong phòng điện thoại), họ đã thu lại được gàn hế, và số còn thiếu sẽ được khấu trừ vào tiền cấp dưỡng. Những người khác tỏ ý không tin : họ cho rằng nếu Alee đã muốn thụt két, chàng thừa biết nhiều phương pháp khác hay hơn là đụng tới các trương mục của Tổng Hành Dinh. Không phải vì chàng không có khả năng làm thế-chàng có thể làm hay hơn nữa là đằng khác. Nhưng những người không tin bản chất tội lỗi tiềm tàng trong chàng nói đến số rượu lớn lao mà chàng uống, đến tổn phí của một căn nhà riêng, với sự cách biệt trầm trọng giữa lương ở nhà và phụ cấp ở ngoại quốc, và nhất là những cám dỗ đối với một người hằng ngày vẫn nắm trong tay những món tiền lớn mờ ám mà lại biết mình sắp nghỉ việc đến nơi. Mọi người đồng ý rằng nếu Alec đã nhúng tay vào việc này thì kể như tàn đời đến chết. Cơ quan tìm việc sẽ không ngó ngàng tới chàng và Nha nhân viên sẽ không cấp phát chứng chỉ - chỉ cho một mảnh giấy vô vị mà một ông chủ nhiệt tâm nhất cũng phải rùng mình khi trông thấy. Biển thủ là một tội mà Nha nhân viên sẽ không bao giờ quên. Nếu thật đúng Alec đã trộm tiền của cơ quan, chàng sẽ phải gánh cơn thịnh nộ của Sở xuống mồ, và Nha nhân viên sẽ không trả tiền phúng điếu.
Sau khi chàng ra đi chừng một hai tuần, vài người tự hỏi chàng ra sao, nhưng các bạn cũ của chàng đã cố không dính líu gì đến chàng. Chàng đã trở thành một con người cay cú, ai cũng chán ngán, luôn miệng chỉ trích cơ quan và các cấp điều hành, cùng những người mà chàng gọi là bọn kỵ binh vì cho rằng họ làm việc như đây là một câu lạc bộ của quân đoàn. Chàng không bỏ lỡ cơ hội nào mạt sát người Mỹ và các cơ quan tình báo của họ. Chàng có vẻ ghét họ hơn cả họ. Abteiling, những kẻ mà chàng rất ít khi đề cập đến. Chàng thường nói xa xôi rằng chính họ đã làm hư mạng lưới của chàng, điều này hình như không ngừng ám ảnh chàng, và an ủi chàng đã chẳng có kết quả bao nhiêu mà còn làm chàng thành khó ưa hơn, vì vậy những ai biết chuyện và dù có ngầm thích chàng đi nữa, đều phải chừa giao du với chàng. Sự ra đi của Leamas chỉ gây một lằn gợn trên mặt nước, rồi mọi người cùng quên lãng ngay sau đó.
Căn phòng chàng nhỏ và tồi tàn, quét sơn nâu và gắn các bức hình của Clovelly. Nó nằm ở ngay mặt sau của ba nhà kho bằng đá xám, với những khung cửa sổ, vì lý do mỹ thuật, được sơn dầu mộc du. Phía trên nhà kho là một gia đình người Ý, tối thì cãi nhau và sáng thì đập thảm. Leamas ít có vật dụng để làm sáng sủa căn phòng. Chàng mua vải chụp đèn và cặp ra để thay những tấm vải ô vuông của chủ nhà. Còn thì Leamas mặc kệ, những bức màn bằng vải hoa, không viền không nẹp, những tấm thảm màu xơ xác và đồ đạc bằng gỗ đen sì, như ở một lữ quán của bọn thủy thủ. Mỗi lần lấy nước nóng từ một máy đun cũ chàng phải mất một shilling.
Chàng cần một việc làm, chàng không có tiền, sạch nhẵn. Nên có lẽ cái chuyện biển thủ là thật. Những đề nghị tìm việc của Sở đã khiến Leamas ấm lòng và cũng cho thấy chàng “không xài được”. Thoạt tiên chàng cố xin một việc trong thương trường. Một hãng chế tạo keo kỹ nghệ có ý muốn thu dụng chàng làm phụ tá giám đốc đặc trách nhân viên. Bất cần sự giới thiệu khiếm khuyết của Sở, họ không đòi điều kiện và đề nghị số lương 600 Anh kim mỗi năm. Chàng làm được một tuần, trong thời gian đó mùi hôi của dầu cá đã thâm nhiễm vào quần áo và tóc chàng, còn vương mãi nơi khứu giác như mùi người chết. Rửa cách mấy cũng không hết, nên sau cùng Leamas phải cắt tóc ngắn đến da đầu và liệng đi 2 bộ đồ tốt nhất. Chàng mất thêm một tuần nữa cố đi bán tự điển bách khoa cho các bà nội trợ ở ngoại ô, nhưng chàng không phải là một người mà các bà nội trợ thích hoặc thông hiểu; họ không muốn thấy Leamas, chứ đừng nói gì đến tự điển của chàng. Mỗi tối chàng uể oải trở về phòng, cuốn tự điển làm mẫu trông thật lố bịch dưới cánh tay. Cuối tuần chàng điện thoại đến công ty và cho họ hay chàng không bán gì được hết. không tỏ vẻ ngạc nhiên, họ nhắc nhở chàng có bổn phận trả lại cuốn tự điển mẫu nếu không làm việc cho họ nữa và cúp máy. Leamas bước vội khỏi phòng điện thoại trong cơn phẫn nộ, bỏ quên cả cuốn tự điển mẫu trong đó, đến quán rượu và uống say mèm mất 25 shilling, số tiền đáng lẽ chàng không nên xài phí. Họ liệng chàng ra khỏi quán vì chàng đã la lối một người đàn bà cố lay tỉnh chàng. Họ bảo chàng đừng bao giờ trở lại, nhưng rồi tuần sau họ quên hết mọi chuyện. Dân ở đây bắt đầu biết đến Leamas.
Người ta bắt đầu biết chàng ở chỗ khác nữa, cái hình dáng màu xám thất thểu đi ra từ khu chung cư. Chàng nói thừa một tiếng, không có một người bạn dù là đàn ông hay đàn bà hay là một con vật nào. Họ đoán chàng đang gặp chuyện rắc rối, có thể là trốn vợ. Chàng không biết giá cả bất cứ vật gì, người ta có cho hay cũng không nhớ, chàng phải vỗ khắp các túi mỗi khi tìm tiền lẻ, không bao giờ nhớ mang một cái gỉo, luôn luôn mua hàng đực trong bao. Người trong vùng không ưa gì chàng, mà chỉ gần như thương hại chàng. Họ lại còn cho rằng chàng dơ dáy, vì chàng không cạo râu mỗi cuối tuần và sơ mi thì nhàu nát. Một bà tên McCaird ở đại lộ Sudbury dọn phòng cho chàng được một tuần, nhưng vì không nhận được một lời lịch thiệp nào của chàng, nên bà ta nghỉ làm. Bà ta là một nguồn tin tức cho cả khu phố, nơi mà các tay buôn bán bảo nhau những điều họ cần biết phòng khi chàng xin mua chịu. Bà McCaird khuyên đừng cho chàng mua chịu. Leamas không hề có một bức thư, bà ta nói vậy, và họ đồng ý rằng đó là chuyện nghiêm trọng. Chàng không có hình ảnh và chỉ có vài quyển sách ; bà ta cho rằng có cuốn thuộc loại dâm ô nhưng không thể chắc được vì nó được viết bằng ngoại ngữ. Theo ý bà ta chàng chỉ có một chút ít tiền để sống, và chút ít đó đó đã sắp cạn. Bà biết chàng lãnh tiền vào mỗi thứ năm. Cả con đường Bayswater đều được khuyến cáo và không cần sự cảnh cáo nào thêm nữa. Họ nghe bà McCaird kể lại rằng chàng uống như hũ chìm, anh đứng bán ở quầy rượu xác nhận điều này . Nhân viên bán rượu và người làm mướn đều không quen để khách hàng thiếu chịu tiền, nhưng những ai có nghề thường cho khách mua chịu đều nhớ nằm lòng những tin tức trên.

<< Chương 2 | Chương 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 600

Return to top