Quang Vũ Đế Lưu Tú lập nước không lâu thì nhiều đại thần liên minh lại dâng tấu lên hoàng đế nói "Nhục hình cổ đại rất nặng, con người không chịu nổi nỗi đau xác thịt nên rất sợ hãi pháp lệnh. Pháp luật bây giờ, điều khoản nhiều nhưng cách xử lý còn quá nhẹ, vì vậy những việc phạm pháp mới ngày càng nhiều. Nên gia tăng nhiều hơn, nghiêm hơn các pháp lệnh, để nhổ tận rễ những hành vi phạm tội. Lưu Tú hạ chiếu đề nghị công khanh cùng nghị luận. Cách nhìn của Đỗ Lâm không đồng nhất, ông dâng tấu có đoạn viết:
"Lòng dân chịu thương tổn, phong khí chính nghĩa khó ngẩng đầu. Pháp luật quá phức tạp sẽ khiến cho các luồng gió lệch lạc có thể thông qua cửa ngõ bất chính là cầu xá miễn. Khổng Tử đề xướng dùng chính lệnh giáo dục, dùng pháp luật định tội đồng thời cũng dùng đức chính giáo dục, dùng lễ nghĩa định tội. Để phòng ngừa phạm tội mà làm cho người ta mất đi lòng xấu hổ, chỉ có làm người ta xấu hổ mới có thể phòng ngừa phạm tội".
Đỗ Lâm từ kinh nghiệm lịch sử cổ đại nhận ra rằng khi nhà Hán bắt đầu đã giản hóa không ít những điều lệ phức tạp của pháp luật nhà Tần, kết quả thiên hạ thái bình, lòng người yên ổn, dân phong khoan hậu, đức chính thịnh hành. Nhưng đến sau này các pháp lệnh lại phức tạp trở lại, từ những chuyện nhỏ như biếu quả dưa, mớ rau cũng phát triển thành ăn hối lộ phá kỷ cương, từ những chuyện xúc phạm nhỏ nhặt cũng phát triển thành cướp của giết người dùng đến cực hình. Từ đó nhà không còn phép tắc, nước không còn liêm khiết, không còn phẩm hạnh hoàn mỹ. Trong quan trường pháp luật cũng không thể cấm. Lệnh không thể cản được quan lại trên dưới bao che, dẫn đến những chuyện tổn hại do pháp luật gây nên ngày càng nhiều. Đỗ Lâm cho rằng chế định pháp luật không thể đảo ngược đầu đuôi.
Lưu Tú ghi nhận ý kiến của Đỗ Lâm.
Pháp chế vốn dĩ dựa vào con người mà chế định ra, dựa vào con người mà thi hành. Nếu có luật mà không theo, thì luật có tốt mấy chế định ra cũng chẳng có tác dụng. Làm không tốt thì pháp luật càng phức tạp, người phạm tội càng nhiều. Vì vậy Trung Quốc thời cổ lấy truyền thống trọng giáo dục, trọng giáo hóa là rất chính xác. Đỗ Lâm đề xuất là phải làm cho người ta vừa biết pháp luật, lại vừa hiểu lễ nghĩa, đức chính đó mới là biện pháp căn bản. Thực tiễn lịch sử chứng minh, biện pháp như vậy là đúng đắn. Tư tưởng trọng thị giáo dục là rất đáng tin dùng, học tập.
Các xí nghiệp cỡ lớn của Đức đều coi trọng chuyện giáo dục nhân công, giáo dục làm cho những xí nghiệp đó đứng vững được trong cạnh tranh thị trường.
Công ty Siemens từ khi thành lập đến nay đã có hơn 140 năm lịch sử. Nó đứng vào hàng thứ 17 của 500 xí nghiệp lớn nhất danh tiếng trên thế giới, và hàng thứ 3 của 100 xí nghiệp lớn nhất nước Đức. Trong khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỷ 20 và trong đại chiến thế giới lần thứ hai, công ty Siemens đã có thể trải qua những khảo nghiệm, mà không hề bị đánh bại, nguyên nhân căn bản do: một là dựa vào khoa học kỹ thuật, hai là dựa vào giáo dục. Khoa học kỹ thuật giúp cho sản phẩm phong phú, giáo dục giúp cho chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao.
Công ty Siemens coi việc huấn luyện giáo dục nhân công là một yếu tố thế mạnh trong cạnh tranh thị trường. Từ năm 1871 nó đã mở lớp đào tạo đầu tiên do những giáo viên kinh nghiệm phong phú đến bồi dưỡng có hệ thống cho các thợ học việc trẻ. Những năm 80 của thế kỷ 20, công ty Siemens bên cạnh chú trọng bồi dưỡng nhân tài kỹ thuật, cũng bắt đầu chú trọng nhân tài kinh doanh.
Tại đại hội kỷ niệm "100 năm thành tựu đào tạo nhân công công ty Siemens”, một vị chủ tịch quản lý nghiệp vụ đào tạo của công ty đã nói "Xí nghiệp tất yếu phải đầu tư vào đào tạo nhân công, nếu không, có đầu tư vào các lĩnh vực khác cũng không có hiệu quả". Quả thực như vậy, công ty Siemens từ năm 1903 thành lập xưởng đào tạo đầu tiên, năm 1906 mở trường dạy nghề đầu tiên, cho đến nay đã có hơn 10 vạn người được qua huấn luyện. Ngày nay, công ty đã phát triển được 11 trung tâm đào tạo tổng hợp với 700 các giáo sư chuyên ngành chuyên đào tạo nhân công cho các xí nghiệp lớn, còn thiết lập thêm 9 trung tâm đào tạo nữa ở 18 quốc gia. Chính bởi dựa vào lực lượng nhân công có trình độ kỹ thuật cao, chăm chỉ say mê công việc do chính mình đào tạo mà công ty Siemens mới vượt qua được mọi cửa ải khó khăn, đạt đến thành tựu to lớn như ngày nay.
Công ty ô tô Tazusi cũng là một xí nghiệp lớn của Đức. Họ cũng xem vấn đề đào tạo giáo dục nhân công là "đầu tư trước tiên" đối với xí nghiệp. Công ty đã xây dựng trung tâm đào tạo của mình trên một diện tích là 12.000 m2 với số vốn đầu tư đến hơn 10 triệu mac. Trong mỗi phòng học thí nghiệm đều trang bị các thiết bị và máy móc tinh xảo tiên tiến, như người máy, các dụng cụ điều khiển từ xa, bàn thí nghệm khí động thủy áp thiết bị đo lường truyền cảm điện tử, máy kỹ thuật số. Mỗi năm chi phí đào tạo nhân công lên tới 2.700 mac.