Những năm cuối đời của Tần Thủy Hoàng rất vô vị buồn chán, ông ta đi du lãm khắp nơi. Hôm đó, đoàn xe đi vào huyện Dương Võ, chỉ nhìn thấy con đường rộng mênh mông, hàng thông hai bên đường rậm rạp xanh tươi.
Lúc đoàn xe đi qua Bác Lãng Sa, bỗng nhiên có một tiếng động lớn vọng lại, nhanh như chớp một chiếc trùy sắt lao đến, chỉ nhìn thấy chiếc trùy sắt bay sượt qua ngự giá. Cuối cùng, chiếc xe phụ bị đâm trúng, chiếc trùy nặng trịch đó làm cho chiếc xe lung lay lắc lư.
Tần Thủy Hoàng đang nhắm mắt nghỉ ngơi trên xe ngự giá, nghe thấy tiếng động lớn liền giật mình sợ hãi. Các võ sĩ tùy tùng vội vàng vây lại, một người cầm chiếc trùy sắt lên bẩm báo với ông ta. Tần Thủy Hoàng hầm hầm tức giận, lập tức hạ lệnh truy bắt. Nhưng đã 10 ngày trôi qua, mà bóng dáng tên thích khách vẫn không thấy đâu.
Kẻ mưu sát là Trương Lương - mưu sĩ quan trọng của Hán Vương Lưu Bang trong thời kỳ Hán Sở tranh hùng - một nhân vật làm mưa làm gió sau này.
Trương Lương xuất thân từ tầng lớp quý tộc của nước Hàn. Lúc Tần diệt Hàn, ông ta vẫn còn là một thiếu niên. Một Trương Lương tinh lực đang mạnh một lòng muốn trả mối thù diệt Hàn. Ở Hoài Dương, một người hào hiệp tên là Thương Hải Quân đã tìm cho ông ta một đại lực sĩ và bí mật đúc một chiết trùy sắt nặng 120 cân. Khi ông ta nghe được tin đoàn xe của Tần Thủy Hoàng sẽ đi qua nơi này, liền cùng với đại lực sĩ mai phục ở bên đường cái của Bác Lãng Sa. Lúc đoàn xe đi qua, đại lực sĩ gắng sức phóng chiếc trùy đi. Không ngờ, lực phóng đi quá mạnh, chiếc trùy lại đâm nhầm vào xe phụ.
Trương Lương báo thù không thành, đành mai danh ẩn tích, lưu lạc giang hồ.
Một hôm, Trương Lương đi lên một chiếc cầu. Có một cụ già khoảng 70 - 80 tuổi tiến lại gần ông ta, thủng thẳng nói: "Này cậu, vớt hộ tôi chiếc giày". Hóa ra giày của cụ già rơi xuống nước. Trương Lương định nổi cáu nhưng ông ta lại kìm lại. Cụ già nói tiếp: "Cậu giúp tôi đi giày". Trương Lương vớt giày cho ông già rồi lại giúp ông đi giày. Cụ già đã không cảm ơn cũng không xin lỗi Trương Lương mà xuống cầu đi thẳng. Đi được hơn một dặm, cụ già quay lại nhìn Trương Lương vẫn đang dõi theo, cười và nói rằng "Cậu này có thể dạy được! Năm ngày sau cậu hãy đến đây".
Đúng năm hôm sau, Trương Lương đi đến chỗ hẹn, cụ già đã đến từ trước rồi, mặt cụ có vẻ giận dữ. Cụ già nói rằng: "Hẹn với người già nên đến sớm! Cậu hãy về đi năm hôm nữa lại đến đây". Năm hôm sau, Trương Lương đến nhưng cụ già lần này cũng đến trước ông ta. Năm ngày nữa trôi qua, Trương Lương đến đó đợi cả đêm. Lần này cụ già tỏ vẻ vui mừng: "Cậu này có thể dạy được, nên làm như thế”. Nói rồi rút từ trong tay áo ra một quyển sách đưa cho Trương Lương và dặn dò: "Cậu hãy đọc quyển sách này, sau này có thể phò tá cho vua".
Quyển sách này là "Binh pháp Thái Công" nghe nói là do Khương Tử Nha đời Chu viết ra. Trương Lương ngày đêm chăm chỉ, đọc đi đọc lại, cuối cùng hiểu ra chân lý trong đó. Sau này ông ta quả thật trở thành một nhà chính trị lớn phò tá nhà vua.
Xem ra, Trương Lương mưu sát Tần Thủy Hoàng không thành khiến mọi người cảm thấy tiếc nuối, uất ức. Song không phải như vậy. Ông ta tại sao lại lưu lạc nơi đất khách quê người, tại sao lại gặp được cụ già thần bí đó, tại sao lại trở thành thầy của vua? Có lúc xem ra là lùi nhưng thực ra thế giới nhờ nó mà có rộng lớn biết bao nhiêu. Trong cuộc sống chỗ nào cũng vậy. Thời xưa cũng vậy và thời nay cũng vậy.
Ngày nay ở Trung Quốc có 505 túi nguyên khí thần công rất nổi tiếng thế giới. Từ khi nó được phát minh thành công lập tức làm cho từng trận gió xoáy nổi lên ở vùng đất Tam Tần, trong và ngoài Vạn Lý Trường Thành, thậm chí ảnh hưởng cả đến những quốc gia khác, đến tận năm châu bốn bể. Trong vòng vài năm ngắn ngủi, nó đã giành được tiếng tăm lớn nhờ vào sức hấp dẫn kỳ lạ độc đáo, liên tiếp đoạt được những giải thưởng có giá trị ở trong nước và quốc tế.
Nhưng, bạn có thể đã biết người phát minh ra 505 túi nguyên khí thần công - ông Lai Huy Vũ - vốn không phải là người xuất thân từ trường lớp y dược. Quá trình từ lúc ông bỏ quan theo nghề y, bỏ quan theo nghề dược, bỏ quan dấn thân vào thương trường có thể chứng minh rõ ràng đạo lý "Lùi một bước, trời đất mênh mông" chính xác như thế nào.
Lai Huy Vũ từng là cán bộ thanh niên. Ông đã từng mở xưởng sửa chữa cho trường học, từng làm bí thư huyện ủy. Bất kể ở trên cương vị nào ông cũng đều làm nghề nào yêu nghề ấy, hết lòng hết dạ, dốc hết tâm huyết, tận tụy vì công việc. Song số phận lại không công bằng với ông. Năm 1986 sau khi tốt nghiệp trường Đảng trở về, không những ông không nhận được sự trọng dụng đáng có, thậm chí ngay cả vị trí ban đầu cũng bị người khác thế chỗ.
Lai Huy Vũ trở thành "người nhàn rỗi" nhưng ông không chịu ngồi yên. Thế là ông lại chịu khó cố gắng đọc sách. Một hôm, đang lúc đọc về Lão Tử, ông bỗng nhiên nhớ lại, nghe nói Lão Tử đã từng từ Hà Nam đến Thiểm Tây, Lầu Quan Đài truyền kinh giảng đạo. Lầu Quan Đài cách đây không xa, sao không đi chiêm ngưỡng một lần?
Lai Huy Vũ đi đến Lầu Quan Đài, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Lão Tử tìm thăm dấu chân của nhà hiền triết thời xưa. Lúc xuống núi, ông gặp một vị đạo nhân 80 tuổi, thấy cụ già này khí phách thần tiên, tinh thần thoải mái. Trong lúc cùng cụ già đàm đạo, Lai Huy Vũ được biết vị đạo nhân này thời trẻ từng tham gia cách mạng, mấy năm gần đây mới lên núi, ở trong một cái nhà hầm bị hỏng. Lai Huy Vũ cùng cụ già đi vào trong nhà hầm chỉ thấy ở đây chứa đầy những hộp dễ di chuyển đủ các màu, bên trong hộp là những loại thuốc nói là để nghiên cứu trị bệnh ung thư. Cụ già tấm lòng trong sáng như gương, tự mình cam chịu cuộc sống đạm bạc mà sung sướng đắc ý.
Không dám nói thẳng là thông cảm hay thương hại, Lai Huy Vũ nói: "Hôm nay cháu lên núi không mang thứ gì ngon cả xin biếu bác một ít tiền".
Vị đạo nhân lắc đầu, xua tay, nhìn chăm chú bức thái cực đồ treo ở trên tường và nói: "Ta không thiếu, cái gì cũng không thiếu. Chỉ là... chỉ là thiếu đức".
"Thiếu đức?" Lai Huy Vũ sững sờ cả người, ông bị lời nói của vị đạo nhân làm cho sợ hãi. Trên đường về nhà, ông nghĩ rất nhiều. Trước đây tại sao mình cứ cảm thấy bị oan ức, tại sao không vui, cả ngày không làm nổi việc gì, nói đi nói lại chẳng phải là vì tư lợi cá nhân ư? Đây chính là "thiếu đức". Làm sao mới được coi là không "thiếu đức" đây? Đó là phải vứt bỏ tư lợi cá nhân, lo trước cái lo của mọi người, vui sau cái vui của thiên hạ, đây mới là có đức, là đại đức.
Lai Huy Vũ cảm thấy mình được thanh thản. Ông ta quyết định không chút do dự, bắt đầu từ nay không nghi hoặc gì nữa, ông sẽ bỏ quan theo ngành y, từ quan theo ngành dược, đi theo con đường đại đức chữa bệnh cho người. 505 túi nguyên khí thần công chính là kết tinh của việc chuyên tâm nghiên cứu. Nếu như năm đó không thông suốt, không tỉnh ngộ, Lai Huy Vũ sẽ không hiểu được đạo lý "Lùi một bước, trời đất mênh mông", có lẽ bây giờ vẫn còn bôn ba trên con đường quan lộ.