Trong thời Sở, Hán giao tranh Lưu Bang phong một loạt cho những người khác họ mình làm Vương như Hàn Tín, Cổ Việt... Sau khi lập triều Hán điều này về cơ bản bị bãi bỏ, mà vua phong vương cho người trong họ Lưu. Như vậy tồn tại các nước chư hầu bên cạnh triều đình. Lưu Bang trước đây có thề rằng "Những vương không mang họ Lưu sẽ bị cả thiên hạ tiêu diệt" và muốn các vương họ Lưu là lực lượng bảo vệ vương triều. Thế nhưng sau khi Lưu Bang qua đời, thực lực của các vương hầu ngày một mạnh lên, triều đình rất khó khống chế được họ. Thời Hán Văn Đế, chính luận gia trong cung thượng thư chỉ ra rằng: "Hiện nay quan hệ giữa triều đình và chư hầu như là người mắc bệnh vậy. Đùi của nó sưng phù như eo, mà bắp chân thì to như đùi vậy. Loại bệnh này để lâu sẽ sinh nguy. Sau đó, ông đưa ra kế sách là phân nhỏ các quốc vương, để làm suy giảm lực lượng. Hán Đế cho là đúng bèn đem nước Tề phân làm sáu, phong vương cho sáu người con của Tề Vương Lưu Phì, lại đem Hoài Nam Quốc phân làm ba, phong vương cho ba người con của Hoài Nam Vương. Đáng tiếc là ông không thực hiện như vậy với số đông hầu vương khác. Thời Hán Cảnh Đế, mâu thuẫn giữa triều đình và chư hầu ngày một sâu sắc. Ngư sử đại phu Triều Thác sau khi làm Thượng thư chủ trương nhân cơ hội các chư hầu phạm sai sót cắt đất phong của họ. Hán Cảnh Đế dùng chính sách này cắt đất phong của Triệu Vương, Sở Vương.... Do đó mâu thuẫn lại gay gắt hơn, kết quả là cuộc nổi loạn của bảy nước chư hầu do Ngô Vương đứng đầu. Lúc đầu chúng lấy cớ trừng phạt Triều Thác để khởi binh. Sau khi Triều Thác bị giết, phản quân vẫn không rút. Hán Cảnh Đế hạ quyết tâm phái thái úy Chu Á Phu đi chinh phạt, loạn quân mới hết. Tuy vậy vấn đề chư hầu vẫn còn tồn tại.
Sau loạn bảy nước, lực lượng của chư hầu có suy yếu đi, nhưng nhiều hoàng tôn, hoàng tử vẫn còn có hành vi coi thường pháp luật. Đến thời Hán Vũ Đế, quan Thượng thư đương thời đưa ra kế sách: sau khi chư hầu vương chết, chỉ có vợ và con trưởng được kế thừa ngôi vương, còn lại cắt nhỏ đất của chư hầu vương đó phân cho các con em thân thích còn lại và phong là Liệt Vương. Liệt Vương phải tuân phục triều đình không được theo chế ước của Hầu Vương. Vua chấp nhận kế sách đó, đất của quốc vương ngày càng nhỏ, lực lượng ngày càng yếu.
Vào thời điểm đó Hoàn Nam Vương Lưu An và Lưu Tú Vương âm mưu làm loạn. Hán Vũ Đế hạ lệnh tiêu diệt bọn họ và giết cả vạn người có liên quan. Sau này lấy cớ phạm các loại tội mà trừ đi không ít các hầu quốc khác.
Như vậy, mâu thuẫn giữa trung ương và chư hầu thời đầu Hán cơ bản được giải quyết xong. Từ thời lịch sử này xem lại thấy chủ trương của quan thượng thư có hiệu nghiệm. Ông phân to thành nhỏ, làm suy yếu lực lượng, làm mất đi điều kiện, cơ sở để gây loạn của chư hầu. Biện pháp này tốt. Còn cách của Triều Thác dễ kích động mâu thuẫn, không những không giải quyết được vấn đề mà còn mất mạng. Từ đó thấy rằng để giải quyết một vấn đề lớn, phức tạp, không nên vội vàng. Muốn nhanh mà không đạt, nhanh ẩu, không bằng chậm chắc, phải đợi khi điều kiện chín muồi mới giải quyết có hiệu quả được.
Trên thương trường ngày nay, kinh doanh có nhiều mặt, phương diện, nhất là những mặt hoặc lĩnh vực nhỏ nhưng có quan hệ mật thiết tới cuộc sống, đừng nên hy vọng chốc lát kiếm được một đống tiền mà nên chủ trương lợi ít, tiêu thụ nhiều, tạo nên uy tín tốt, dùng cách đi chậm, chắc phát triển dần lên. Điều này cũng giống như muốn nhanh nhưng không được nhanh ẩu không bằng chậm chắc. Điều này nói thì có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng làm được.
Công ty A&B của Mỹ là một hệ thống cửa hàng có qui mô lớn, chủ yếu kinh doanh đồ ăn, khi làm ăn phát đạt mức kinh doanh đạt 5,4 tỉ đô la một năm, lợi nhuận đạt hơn 50 triệu đô la, đứng thứ bảy trong số các doanh nghiệp lớn ở Mỹ được mệnh danh là cha đẻ của công ty liên hoàn thế giới.
Bí quyết thành công của công ty là: thực hiện một người một công ty, lợi nhuận không vượt quá 1%. Công ty thành lập vào 1859, lúc ấy chỉ là tiệm bán trà nhỏ. Trong kinh doanh những người trong công ty nhận thấy nhập hàng từ các công ty trung gian đắt hơn nhiều so với nhập từ nơi sản xuất. Giá rẻ thì khách hàng sẽ đông. Bằng cách đó công ty đã bán sản phẩm với giá chỉ bằng 50% của các cửa hàng khác. Ví dụ hồng trà nơi khác bán là 1 đô la, công ty bán với giá 0,5 đô la, và lợi nhuận của công ty cũng tăng nhanh.
Biện pháp này khiến cho công ty vừa kiếm được tiền lại vừa thu hút khách hàng. Sáu năm sau, công ty mở thêm 25 cửa hàng bán lẻ. Mặt hàng không chỉ có trà mà thêm bánh bao, cà phê... Khi công ty A&B phát triển thì từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương có thể thông xe. Công ty quyết định nhân cơ hội này phát triển cửa hàng liên hoàn, phân bố khắp nước Mỹ. Đến 1900 công ty có 200 cửa hàng kiểu này. Trong thực tế kinh doanh, lãnh đạo công ty phát hiện cửa hàng kinh doanh một người có nhiều ưu điểm về kinh tế và tiết kiệm nhất. Thông qua nửa năm thử nghiệm phương pháp này đã thành công. Cửa hàng một người tuy diện tích nhỏ, nhưng loại sản phẩm phong phú, chi phí cho kinh doanh thấp, có nhiều tính ưu việt. Sau đó công ty lại qui định để triệt để phương châm bán nhiều hàng, lợi nhuận không cần nhiều, công ty đưa ra qui định mức lợi nhuận không vượt 1%, nếu không sẽ bị sa thải. Sách lược này tăng danh tiếng cho công ty, khiến công ty phát triển nhanh hơn. Từ năm 1912 đến 1922, trong vòng 10 năm, cửa hàng liên hoàn tăng từ 480 lên 7.350. Đến năm 1930 tăng lên 15.737.
Toàn bộ bí quyết thành công của A&B công ty là ở chỗ chủ trương cửa hàng một người và lợi nhuận không vượt quá 1%. Nếu công ty vội vã nhìn những cái lợi lớn trước mắt mà không nghĩ đến lợi lâu dài, thì ắt hẳn không có thành công rực rỡ như ngày nay.