Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Thần Điêu Đại Hiệp

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 212639 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thần Điêu Đại Hiệp
Kim Dung

Hồi 64
Mọi người nghe qua đều xúc động cúi đầu mặc niệm ba vị tiền bối, và trong lòng thầm nghĩ:
- Vương Trùng Dương là một vị tổ sư qua đời đã lâu, nhưng chí hào hùng trung nghĩa, không bao giờ chịu khuất phục một ai, uy danh còn vang động khắp thế gian. Mã Ngọc tính tình rất đôn hậu, còn Khưu xứ Cơ có tính nóng như lửa, trung nghĩa hơn người. Tất cả nghĩ đến đó đồng thanh nói:
- Khưu giáo chù ắt không chịu nhận đâu!
Triệu Chí Kính liền lớn tiếng:
- Nhưng bây giờ chưởng giáo là Doãn huynh, chứ không phải Khưu sư bá.
Doãn Chí Bình nói:
Tiểu đệ tài hèn đức mọn, không dám làm trái lời thầy dạy bảo. Vả lại, thân mang đại tội, chết còn chưa đáng...
Nói đến đây, Chí Bình cúi đầu làm thinh. Ngoài Triệu Chí Kính không ai hiểu được lời Doãn Chí Bình nói, chẳng biết có phải Doãn Chí Bình khiêm tốn hay không.
Triệu Chí Kính "hừ" một tiếng, nói:
- Như vậy là sư huynh không chịu sắc phong ư?
Doãn Chí Bình đanh thép nói:
- Thân hèn của tiểu đệ thật không đáng kể, nhưng danh dự của tôn giáo chúng ta không thể để xóa mờ.
Nói đến đây Doãn Chí Bình rất cảm khoái, hùng hồn nói tiếp:
- Ngày nay hào kiệt chiến sĩ khắp nơi đều đang rầm rộ khởi nghĩa chống ngoại xâm. Còn Toàn Chân phái được tôn là "Võ học chánh tông" nếu hàng với quân Mông Cổ thì ngày sau chúng ta còn mặt mũi nào thấy những anh hùng trên giang hồ nữa?
Các đạo hữu đều vỗ tay khen.
Vương chí Thản cũng lớn tiếng hoan hô nói:
- Lời của chưởng giáo sư huynh thật chí lý?
Triệu chí Kính giận dữ rũ áo đi ra khỏi phòng họp. Khi bước đến cửa, Chí Kính lại quay đầu cười nhạt nói:
- Chưởng giáo sư huynh, lời của sư huynh nghe xuôi tai lắm nhỉ! Nhưng hậu qủa việc này thế nào, ắt sư huynh đã thừa hiểu?
Nói xong, cất bước đi ra ngoài luôn. Các đạo sĩ xôn xao bàn luận, ai nấy đêu tán dương Doãn Chí Bình quyết đoán rất anh minh. Năm sáu người hùa theo tán thưởng ý kiến của Triệu chí Kính đều hổ thẹn, nên cũng âm thầm lẻn ra ngoài.
Doãn Chí Bình tuyên bố cho cuộc họp tạm ngưng, rồi tạm biệt trở về phòng riêng. Doãn Chí Bình nằm suy nghĩ một lúc rồi tự nhủ:
- Hôm nay Triệu Chí Kính thất bại như vậy, chắc không chịu bỏ cuộc. Hắn sẽ vạch trần những hành động xấu xa của mình trước công chúng. Nhưng khi mình tuyên bố không nhận sắc phong, là muốn tự vẫn rồi. Mấy tháng nay mình đáng lo âu sợ sệt, bây giờ mình chết được thì sạch mọi lo âu.
Nghĩ đến đây lòng Chí Bình cảm thấy thanh thản vô cùng, vội với tay lên vách, rút thanh trường kiếm, đặt thẳng vào yết hầu. Bất thình lình sau giá sách bỗng hiện ra một bóng người đưa phắt tay ra đoạt thanh kiếm. Doãn Chí Bình không chút phòng bị, trong chớp mắt bị người đoạt lấy thanh trường kiếm, hãi sợ quay đầu lại thấy người đoạt kiếm lại là Triệu Chí Kính.

***

Chỉ nghe hắn lạnh lùng nói:
- Xin mời Thiên sứ của Hoàng đế Mông Cổ!
Hai tiếng "Thiên sứ" vừa thốt ra miệng Chí Kính, Vương Chí Thản muốn lên tiếng nguyền rủa, nhưng Lý chí Thường vội nháy mắt bảo im.
Một hồi lâu, bốn tên đạo sĩ đã đưa tên quí quan Mông Cổ và Tiểu tương Tử đi vào đại điện. Triệu Chí Kính vội bước tới tươi cười nghinh đón:
- Xin mời Hoàng gia vào!
Viên quan Mông Cổ chờ đợi đã lâu nên trong lòng không vui, lại không thấy Doãn Chí Bình ra đón, nét mặt lại càng căm giận. Một tên đạo sĩ giữ việc tiếp tân, biết ý ông không vui, hắn bèn cười nói:
- Thưa thiên sứ ngôi chưởng giáo của bổn giáo, kể từ hôm nay do vị Triệu Chân nhân tiếp nhiệm.
Vị quý quan hết sức ngạc nhiên, rồi nói:
- Hay quá như vậy! Tôi xin tỏ lời chia mửng.
Nói xong, viên quan Mông Cổ chắp tay thi lễ, còn Tiêu tương Tử đứng sau lưng hắn, nét mặt vẫn lạnh nhạt không lộ vui buồn gì cả. Triệu Chí Kính nghiêng mình chào viên quan Mông Cổ và mời vào đại điện nói:
- Xin đại nhân đọc thánh chỉ.
Vị quan Mông Cổ mỉm cười, thò tay vào túi lấy ra thánh chỉ, Triệu Chí Kính vội cúi xuống đất, viên quan bèn đọc lớn:
- Sắc phong chưởng giáo của phái Toàn Châ n làm...
Lý Chí Thường, Vương chí Thản cùng mấy người thấy Triệu Chí Kính lại dám nhận lãnh sắc phong của vua Mông Cổ, bèn nháy mắt nhau làm hiệu. Bỗng nghe "soạt soạt" mấy tiếng, liền thấy những ánh thép lập loè.
Trên tay ai nấy đều giơ thẳng trường kiếm lên.
Vương chí Thản và Tống đức Phương bước thẳng tới, tay vung lên, hai mảnh trường kiếm dí thẳng vào lưng Triệu Chí Kính, Lý chí Thường lớn tiếng nói:
- Bổn giáo lấy trung nghĩa làm đầu, quyết không hàng giặc Mông Cổ, Triệu Chí Kính là kẻ bội tổ diệt tông, tội đã đáng chết, không thể làm chưởng giáo của Toàn Chân giáo chúng ta được nữa!
Còn mặt khác lại có bốn đại đệ tử cùng vung trường kiếm bao vây vị quan Mông Cổ và Tiêu tương Tử. Biến cố này xảy ra quá đột ngột, Triệu Chí Kính tuy biết bọn Lý chí Thường bất phục, nhưng y lại uy quyền của chưởng giáo rất nghiêm trị, xưa nay không ai dám chống lại, mà hắn đã được nhậm chức này, tức là vị lãnh tụ tối cao của môn phái nên chi pháp chỉ đã truyền, dù cho năm vị sư trưởng khai quang, cũng không thể phản đối được. Nhưng không ngờ bọn người này lại vô lễ với chưởng giáo. Giờ đây người hắn bị hai mũi kiếm lạnh ngắt dí sát vào, vừa kinh hãi vừa nóng giận, liền quát lớn:
- Lũ khốn này dám cả gan phạm thượng phải không?
Vương chí Thản quát lại:
- Quân gian tặc. Nếu dám cục cựa là rơi đầu khỏi cổ lập tức!
Võ công của Triệu Chí Kính vốn cao hơn Vương Chí Thản, nhưng Triệu Chí Kính lúc này không phòng bị lại đang quỳ dưới đất, hoàn toàn rơi vào thế bí. Còn mười mấy tên thân tín của hắn đứng hai bên hộ vệ, tuy trong mình có mang đao kiếm, nhưng bọ Lý chí Thường, Vương chí Thản đều là đệ tử thân truyền của Khưu xứ Cơ nên xưa nay rất có danh vọng trong giáo phái Toàn Chân. Nay lại đột nhiên họ ra tay một lượt, làm bọn tâm phúc Triệu chí Kính đều không dám ra tay. Chỉ có bốn người toan chống cự, liền bị Vương Chí Thản đưa tay điểm huyệt đến đờ người ra cả.
Lý chí Thường dõng dạc nói với quan Mông Cổ:
- Hôm nay Mông Cổ và Đại Tống đã trở thành hai nước thù địch, chúng tôi là thần dân Đại Tống, đâu có thể nhận sắc phong của Mông Cổ? Vậy xin hai người vui lòng về đi, ngày sau chúng ta sẽ gặp mặt nhau trên sa trường, chừng ấy ta sẽ phân cao thấp với nhau.
Mấy lời ấy thật thống khoái, nên vừa dứt lời trong đại điện vang những tiếng hoan hô. Viên quan đứng trong vòng kiếm pháp mà vẫn thản nhiên, cười nhạt nói:
- Các vị hôm nay bạo động như vậy, thật là không thức thời, làm cho cơ nghiệp vĩ đại của Toàn Chân giáo phải bị diệt vong, thật đáng tiếc quá!
Lý chí Thường cười ha hả, nói:
- Cả một giang sơn gấm vóc đã bị tàn phá, thì một môn phái nhò nhoi như chúng tôi có gì đáng kể! Nếu ngài không chịu đi, phỏng gặp điều gì vô lễ, tiểu đạo chẳng dám bảo đảm đâu!
Tiêu tương Tử bỗng nhiên hỏi xen vào:
- Vô lễ cách nào? Tôi muốn thấy nó vô lễ ra sao?
Thình lình hắn đưa đôi cánh tay dài thườn thượt vung ra, hai thanh trường kiếm trên tay Vương Chí Thản và Tống đức Phương đều bị Tiêu tương Tử đoạt cả. Triệu Chí Kính đứng phắt dậy, đôi tay dùng thế "Bạch vân xuất trục", lòn ra đứng sau lưng viên quan. Tiêu tương Tử liền trao thanh kiếm trên tay trái cho viên quan ấy, còn tay mặt thì vung kiếm đâm thẳng vào ngực Lý chí Thường. Lý chí Thường vội tung kiếm gạt mạnh, thì cảm thấy bàn tay mặt bỗng tê buốt. Lý chí Thường biết lâm nguy, nên cố sức vận nội công chống lại liền nghe "keng" một tiếng chát chúa, thanh kiếm của Chí Thường đã gãy hai rồi! Tiếp theo đó, Tiêu Tương Tử phất nhanh tay áo, song chưởng đẩy thẳng ra, bốn thanh trường kiếm của bốn đại dệ tử đều bị lật ngược trở ra. Hắn bèn dùng tiếp ba thế, là đã đánh bại hết bảy tên cao thủ trong Toàn Chân phái. Trong đại điện mấy trăm đạo sĩ thấy vậy đều sợ hãi, thầm thán phục, nói nhỏ:
- Xem tướng mạo như một thây ma đó mà võ công lại cao siêu như vậy.
Triệu Chí Kính xưa nay vẫn hằng khinh rẻ võ công của Vương Chí Thản, Tống đức Phương, nay trước hàng ngàn con mắt lại bị hai người nầy áp đảo quỳ xuống dưới đất không dám ngước cổ lên, nên trong lòng vô cùng uất hận, thừa lúc có kiếm trong tay liền bổ mạnh một phát vào mình Vương chí Thản. Đánh thế này gọi là thế "Đại giang đông khứ", một phép tuyệt luân nhất trong Toàn Chân kiếm pháp, mũi kiếm xé gió đánh thẳng vào bụng Vương chí Thản. Vương chí Thản vội nhảy lùi lại, Triệu chí Kính không chút thương tình, quyết tâm lấy mạng đối phương, tính tay đưa lưỡi kiếm vút thẳng tới hơn hai thước nữa. Lúc này, Vương chí Thản bí đường không còn cách thoát được. Mọi người trên đại điện đều lo sợ cho chàng và nín thở. Bỗng nhiên, bên trái Chí Thản có một tay áo vung ra, cuốn phăng lưỡi kiếm, giật mạnh một cái, nghe một tiếng, tay áo bị cắt đứt. Nhờ sự cản trở ấy mà Vương chí Thản kịp thời tránh khỏi mũi kiếm ác độc của Triệu Chí Kính.

Bỗng lúc ấy, liền có hai thanh kiếm đưa ra giật mạnh mũi kiếm Triệu Chí Kính. Nhìn lại người bị cắt đứt tay áo lại là Doãn Chí Bình. Triệu Chí Kính giận run lên, trỏ tay vào mặt Doãn Chí Bình quát to:
- Mi... Mi... đã dám cả gan làm như thế!
Doãn Chí Bình nói:
- Triệu sư huynh. Sư huynh đã hứa không nhận sắc phong của quân Mông Cổ, tôi mới nhường ngôi chưởng giáo cho sư huynh, sao lại chỉ trong nháy mắt sư huynh đã vội nuốt lời?
Lý chí Thường giật một thanh trường kiếm trên tay một đệ tử, lớn tiếng nói:
- Tất cả anh em trong Toàn Chân giáo chúng ta quyết ủng hộ Doãn chân nhân là chưởng giáo và lập tức bắt sống tên Triệu này để nạp cho chưởng giáo định đoạt.
Nói xong, vung kiếm xông đến, đánh kịch liệt với bọn Triệu Chí Kính. Vương chí Thản và Tống đức Phương cùng với năm tên đại đệ tử khác kết thành trận pháp "Thiên cang bắc đẩu". Lập tức vây đánh Tiêu Tương Tử. Tiêu Tương Tử võ công tuy cao, nhưng trận pháp sức mạnh khôn lường được. Tiêu tương Tử vội thò tay vào túi rút phăng cây côn phép ra chống đỡ, thì trận pháp lại càng ác liệt thêm lên. Bảy tên Toàn Chân đạo sĩ tả xung hữu đột, những đường kiếm biến hoá không ngừng bao vây địch thủ hết đường trốn thoát.
Tiêu tương Tử đôi mắt hoa lên, vô phương chống đỡ!
Viên quan Mông Cổ lùi lại trong góc đại điện, nhận thấy tình thế quá nguy hiểm, bèn thò tay vào túi lấy ra một chiếc còi thổi "toe toe" mấy tiếng. Doãn Chí Bình giật mình, biết hắn đang kêu cứu viện trong lúc nguy cấp, liền gọi Kỳ chí Thành:
- Kỳ chí Thành! hãy giữ tên quan Mông Cổ này. Vu đạo Hiền sư huynh! Vương chí Cẩn sư huynh hãy dẫn thêm ba vị sư huynh nữa đến sau núi Ngọc Hư động giúp cho tôn sư huynh phòng thủ, để phòng ngoại xâm làm náo loạn sự tĩnh tu của năm vị sư trưởng. Trần chí ích sư đệ hãy dẫn thêm sáu người nữa phòng thủ phía trước. Phùng Chí Khôi sư đệ dẫn thêm sáu người giữ bên cửa. Đông Lưu đạo Ninh dẫn thêm sáu người trấn giữ cửa Tây.
Trong giây lát đã phân phối người phòng giữ các nơi hiểm yếu. Nếu quân tiếp viện dù có đại đội quân mã đến, cũng khó đánh vào đại điện Chung Nam Sơn.
Các đệ tử đều một lòng tuân theo lệnh oai nghiêm của Doãn Chí Bình vừa truyền ra, mọi người đều hăng hái nhận nhiệm vụ, về vị trí chỉ định phòng giữ. Bỗng nhiên nghe ngoài đầu tường có một tiếng còi lanh lảnh rú lên. Liền đó có mấy người lẹ như tên nhảy vụt vào. Phía đông là Doãn Khắc Tây cầm đầu, phía Tây là Ni Ma Tinh hướng dẫn, còn mặt chính là Mã Quang Tổ lãnh đạo, dẫn thêm mấy mươi người. Những tay này đều là cao thủ của phái Toàn Chân.
Chính là Hốt Tất Liệt tập trung đại binh tấn công thành Tương Dương nhưng hơn tháng trời mà không hạ nổi thành ấy, còn trong quân đội lại bị bệnh dịch lan tràn. Đành phải lập tức lui binh.
Hốt Tất Liệt liền nghĩ mưu:
- Thành Tương Dương không hạ được là nước Tống không hàng phục, liền xin sắc phong vua Mông Cổ, sai người sang mua chuộc hào kiệt đất Trung Nguyên bằng cách liên lạc với phái Toàn Chân giáo.
Nhân cơ hội đại binh chưa lui hẳn, Hốt Tất Liệt sai Kim Luân pháp Vương dẫn đại đội cao thủ võ lâm đến phục ngoài Chung Nam Sơn, nếu Toàn Chân giáo kháng cự lại sắc chỉ của nhà vua thì sẽ dùng vũ lực để trấn áp. Chung nam Sơn phòng thủ vốn cẩn thận nhưng trong một ngày hai lần thay đổi chưởng giáo Trùng Dương Cung bị rối loạn, nên các đạo sĩ được phái để canh gác phía ngoài đều phải kéo về dự lễ lập trưởng giáo. Bởi thế, khi Doãn Khắc Tây và Ni Ma Tinh tới đã sát đầu tường Trùng Dương Cung mà mọi người trong Toàn Chân giáo vẫn chưa hay biết gì cả. Đến khi trong cung đồ đệ Toàn Chân bao vây viên quan Mông Cổ và Tiêu Tương Tử, viên quan ấy vội thổi còi báo tin, tức thì quân Mông Cổ xông vào tiếp viện.
Bấy giờ đối phương xuất hiện tiến vào cung rất dễ, vì các đồ đệ Toàn Chân phải đi phòng giữ bên ngoài, khi ra chưa khỏi cung, thì đã thấy xung quanh đều là ngoại địch. Toàn chân giáo người tuy đông, nhưng chưa kịp phòng thủ, mà đã bị đối phương bao vây dồn vào giữa, nên đành bó tay chỉ trận để mặc cho họ muốn làm gì thì làm.
Viên quan Mông Cổ đã bị Kỳ Chí Thành bắt giữ, bây giờ liền lớn tiếng quát:
- Các vị đạo trưởng Toàn Chân giáo, hãy mau buông binh khí xuống, để chờ lệnh định đoạt của chưởng giáo Triệu chân nhân.
Doãn Chí Bình quát lớn:
- Triệu Chí Kính bội tổ, phản sư, đầu hàng ngoại địch, thân mang tội trọng, không phải là chưởng giáo của Toàn Chân nữa.
Doãn Chí Bình thấy tình thế cực kỳ nghiêm trọng, nên quyết lòng liều chết chống lại, bèn chỉ huy mọi người chia nhau chống với giặc. Nhưng khốn thay! Các đạo sĩ đều thất thủ, đánh nhau không bao lâu, đã có mười mấy người ngã thây xuống đất. Kế đó, bọn Doãn Chí Bình, Lý Chí Thường, Vương Chí Thản, Tống đức Phương đều bị rơi kiếm, lớp thụ thương, lớp bị điểm huyệt hết cả. Những người còn lại như rắn mất đầu, bị bọn Doãn Khác Tây dồn vào một góc, hết phương chống chọi được nữa.
Viên quan Mông Cổ tuy võ công tầm thường, nhưng cấp rất cao nên Doãn Khắc Tây, Tiêu Tương Tử đều phải nghe hiệu lệnh của hắn, mà tấn công rất ác liệt. Viên quan ấy thấy quân hắn toàn thắng, liền quay lại nói với Triệu Chí Kính:
- Triệu chân nhân, tôi nể mặt người, nên việc Toàn Chân giáo kháng lại chiếu chỉ tôi có thể bỏ qua, không tâu lại với hoàng thượng.
Triệu Chí Kính liền cúi đầu cảm tạ:
- Tiểu đệ xin đội ơn rộng lượng của thiên sứ đã hết lòng che chở cho tiểu đệ...
Rồi hắn bèn hạ giọng cầu xin Tiêu Tương Tử:
- Còn một việc lớn này cần nhờ tiên bối giúp một tay. Vì sư phụ và sư bá tôi còn đang tĩnh tu ở sau núi, nếu họ hay tin mà về thì khó lòng cho Triệu Chí Kính này.
Tiêu Tương Tử cười nói:
- Về thì về chớ, để việc đó cho ta xử!
Triệu Chí Kính không dám nói gì nữa, trong lòng rất lo sợ. Nếu sư phụ và sư bá mình hay tin về đây thì bọn người này khó mà chống nổi. Rồi tánh mạng ta cũng không an toàn. Viên quan ấy nói:
- Triệu chân nhân! Hãy an lòng đi để nghe sắc phong của Hoàng đế đã rồi sẽ nghiêm trị bọn này sau.
Triệu chí Kính cúi đầu nói:
- Tiểu đệ xin tuân lệnh thiên sư.
Rồi hắn quỳ xuống nghe chiếu chỉ.
Bọn Doãn Chí Bình, Vương chí Thản đều bị trói cả tay chân, tai nghe tên quý qua, mắt thấy Triệu chí Kính dập đầu tạ ơn, trong lòng họ nóng như lửa đốt. Tống đức Phương ngồi bên Lý chí Trung liền ghé tai nói nhỏ:
- Lý sư huynh! Mở trói dùm cho tôi, để tôi ra tin cho sư trưởng hay.
Hai người liền đấu lưng vào nhau. Lý chí Trung lén vận nội công vào các đầu ngón tay, dùng sức mở dây buộc trên mình Tống đức Phương rồi âm thầm căn dặn:
- Em phải cẩn thận! đừng có làm tổn thương năm vị sư trưởng.
Tống đức Phương gật đầu tỏ vẻ hiểu biết.
Sự thật người đang nhập định luyện công kỵ nhất là bị người ngoài nhiễu loạn vì bất cứ sự xáo trộn nào đều dễ làm cho người đang tu luyện xúc động tinh thần mà loạn. Cho nên Toàn Chân ngũ tử trong lúc bế quan tu luyện thần công cố nhiên cũng không thể bị xúc động tinh thần. Nhưng Toàn Chân giáo đang lâm đại hoạ hết phương giải nguy nên Lý Chí Trung buộc lòng phải đồng ý cho Tống Đức Phương tìm cách ôn hòa để báo tin với năm vị sư trưởng.
Chiếu chỉ vừa đọc xong, Triệu Chí Kính đứng dậy, viên quan Mông Cổ và Tiêu Tương Tử lại đứng bên hắn để chúc tụng thân mật.
Tống Đức Phương liền lẻn tránh đi, không ai chú ý đến. Chàng liền tung mình nhảy vọt ra sau lưng bức tường Tam Thanh Quang.
Ni Ma Tinh bỗng quát to:
- Hãy đứng lại!
Tống Đức Phương thất kinh co giò chạy nhanh hơn. Ni Ma Tinh đôi chân đã mất nên không thể rượt theo, tay trái liền vụt gươm lên, tung một hòn ám khí hình con rắn bay véo tới "phập" một cái đã cắm trúng đùi phía trái của Tống Đức Phương. Ni Ma Tinh quát ầm lên:
- Ngã xuống! Hay lắm! Tiến tới bắt ngay!
Nhưng Tống đức Phương chỉ thấy hơi rung động, mà không ngã xuống. Chàng vẫn cắn răng chịu đau chạy tuốt. Nhà cửa trong Trùng Dương cung trùng trùng điệp điệp, chàng quanh quẹo một lúc đã bỏ rơi đám võ sĩ Mông Cổ đang đuổi theo.
Tống đức Phương chạy đến chỗ hẻo lánh, cắn răng nhổ mũi tiêu còn dính ở đùi ra, buộc lại vết thương rồi tới đơn phòng lấy một thanh kiếm để hộ thân. Đoạn chàng chạy thẳng đến Ngọc hư Động. Lúc mới chạy tới sau hàng tùng, nhìn sang Ngọc Hư động thì trong lòng vô cùng kinh hãi vì chàng thấy ở đây đã có hơn hai mươi tên võ sĩ Mông Cổ đang hì hục vác đá, lấp kín cửa động, tuân theo lệnh của một tên thầy chùa Tây tạng cao lêu nghêu. Lại có hai người đang múa tay, chân chỉ huy. Tống Đức Phưong nhận rõ là Đạt Nhĩ Ba và Hoắc Đô Hoàng Tử, còn lão tạng tăng đó thì võ công và chức vụ cao hơn hai người kia.
Chàng thấy tình cảnh qúa nguy biến, thầm lo nghĩ:
- Cửa động đã bị lấp thế này rồi! Không biết tính mạng của năm vị sư trưởng ra sao?

Chàng nghĩ như thế, lòng đau như cắt, liền xách kiếm đi lên sau hàng tùng bất thần nhảy vọt ra, chém thẳng kiếm vào người lão tăng. Mũi kiếm chàng chỉ cách lưng lão không đầy một thước, thấy lão không hề hay biết, lòng phấn khởi vô cùng.
Chàng vội đâm mạnh vào lưng lão một cái, bỗng nhiên một luồng sáng chớp nhanh qua mặt, chỉ nghe "keng" một tiếng thì vòng tròn trên tay lão đã cản ngay thanh kiếm của Tống Đức Phương. Chàng thấy kiếm đã bay mất mà bàn tay đau buốt lên! Chỉ một cái lay động của vòng tròn mà chấn động đến chân khí của chàng. Chàng phun ra một ngụm máu tươi rồi té xuống đất bất tỉnh, bên tai còn văng vẳng nghe trên đại điện có tiếng người vọng lại, không biết có việc gì xẩy ra. Lòng chàng càng thêm nỗi lo lắng, trước khi bị ngất lịm!
Tên tạng tăng này là Kim Luân Pháp Vương cũng nghe rõ tiếng kêu trên đại điện, nhưng lão thầm đoán:
- Có bọn cao thủ Tiêu tương Tử ở đó, thì lũ đệ tử đời thứ ba của Toàn Chân giáo có đông cũng không làm nên trò trống gì. Ta không cần quan tâm đến. Chỉ có những tay lợi hại nầy là Khưu Xứ Cơ mà ta lấp động rồi!
Lão nghĩ thế liền hối thúc bọn võ sĩ vác đá lấp hang đá thật kỹ lưỡng.
Sau lúc Tống đức Phương đi rồi, trên đại điện có biến cố xảy ra. Viên quan Mông Cổ hỏi Triệu Chí Kính:
- Triệu chân nhân! Số người phạm thượng của quý phái quá đông, tôi xem chưởng giáo của chân nhân thật khó lòng!
Triệu chí Kính cũng biết các đạo sĩ của Toàn chân giáo không phục hắn. Nếu Tiêu Tương Tử đi khỏi, là tính mạng của hắn cũng không còn! Triệu Chí Kính lớn tiếng nói:
- Chiếu theo giáo quy của bổn giáo, những người phản giáo phạm thượng sẽ lãnh tội gì?
Ai nấy đều làm thinh nhưng trong lòng đều thầm nói:
- Chính mi mới đúng là kẻ phản giáo, phạm thượng!
Triệu Chí Kính thấy không ai nói gì cả, liền lặp lại một lần nữa và đưa mắt nhìn đứa đệ tử của hắn là Trịnh quan có ý bảo trả lời.
Trịnh Quan là tên đạo sĩ mập khi xưa đã hiếp đáp Dương Qua. Hắn vội há mồm trả lời:
- Những kẻ ấy phải tự kết liễu cuộc đời trước tượng Tam Thanh giáo chủ!
Triệu chí Kính nói:
- Đúng vậy Doãn chí Bình! mi đã biết tội chưa? Trong lòng có phục ta không?
Doãn Chí Bình quả quyết nói:
- Ta không bao giờ khuất phục con người bội tổ phản sư.
Triệu Chí Kính quắc mắt nói:
- Hay lắm? Đưa hắn qua đây!
Trịnh Quan liền lôi Doãn Chí Bình tới đứng trước tượng Tam Thanh.
Triệu Chí Kính lại liên tiếp hỏi bọn Lý Chí Thường, Vương Chí Thản, ai nấy đều lớn tiếng trả lời:
- Chúng tôi vẫn một lòng không phục!
Hắn hỏi mãi đến hết số đạo sĩ, mà chỉ có ba tên sợ sệt xin tha.
Triệu Chí Kính liền ra lệnh tha cho ba tên ấy còn hai mươi bốn người kia cương quyết bất khuất. Bọn nóng tính như Vương chí Thản hô to những lời nguyền rủa ầm lên.
Triệu Chí Kính nói:
- Lũ bây ương ngạnh như vậy, ta dù có lòng hiếu sinh, cũng hết phương dung thứ cho bọn bay được.
Hắn liền ra lệnh:
- Trịnh Quan, hãy hành pháp cho tổ sư đi.
Trịnh Quan cúi đầu tuân lệnh xách thanh trường kiếm lên vung lên một nhát, người trước tiên là Vu Đạo Hiền đầu bị rơi xuống đất. Vu Đạo Hiền xưa nay tính tình rất hòa nhã, trung thực ai nấy đều yêu mến. Thấy người chết một cách thê thảm như vậy, họ đều kêu ầm lên. Doãn Khắc Tây liền vẫy tay một cái, mấy chục tên võ sĩ xách đao và kiếm đứng giữa trước mặt các đạo sĩ Toàn Chân giáo.
Trịnh Quan là người hùa mạnh hiếp yếu, khi nghe mọi người kêu la như vậy, trong lòng hắn quá lo sợ, nên không dám ra tay nữa. Triệu Chí Kính vội giục:
- Xuống tay mau lên, sao chậm tay như thế?
Trịnh Quan liền tung kiếm giết thêm người thứ hai nữa. Tiếp đến người thứ tư là Doãn Chí Bình, Trịnh Quan giơ kiếm lên hạ thủ bỗng nghe có giọng nói đàn bà thét lên:
- Khoan! Nhà ngươi không được xuống tay.
Hắn vội quay đầu lại, thấy một cô gái áo trắng đã đến sau lưng hắn. Cô gái ấy liền nói:
- Mi hãy tránh qua một bên. Người nầy để cho ta giết!
Triệu chí Kính thấy Tiểu Long Nữ lại xuất hiện trong giờ phút này, lòng mừng khấp khởi, thầm nghĩ:
- Trên đường bị hắn rượt mình thở không ra hơi, bây giờ ở đây tập trung toàn là những tay cao thủ, như thế là hắn tự dấn thân vào cái chết! Thật là trời cao có mắt!
Triệu Chí Kính nghĩ như thế liền quát to:
- Người con gái này không phải là người tốt, các đạo sĩ hãy bắt lấy nó lại cho ta! Võ sĩ Mông Cổ đều đứng yên, vì không nghe lệnh của hắn.
Triệu Chí Kính liền quắc mắt nhìn mấy tên đệ tử của hắn, chỉ có hai tên vâng lệnh sư phụ của hắn bước tới bắt Tiểu Long Nữ.
Tiểu Long Nữ ở trên đại điện nhìn xem Toàn Chân giáo nổi loạn tàn sát lẫn nhau. Lại có võ sĩ Mông Cổ hùa nhau tấn công, đến khi thấy Trịnh Quan đưa kiếm toan giết Doãn Chí Bình, lập tức bước ra cản lại.
Hai tên đệ tử của Triệu Chí Kính chưa kịp chạm đến tay áo của nàng, bỗng ánh thép loáng qua trước mặt, cánh tay của hai người cảm thấy đau nhói lên, lập tức nhảy lui ra. Chính ra hai thanh kiếm của hai đệ tử đã bị Tiểu Long Nữ rút phăng đi khi còn ở trong bao. Trong nháy mắt cánh tay hai người đã bị nàng cho một nhát kiếm, xương tay đã lìa ra một nửa. Tuy xương chưa đứt hẳn, nhưng hai người ấy không thể cử động được. Mấy tên tâm phúc của Triệu Chí Kính thấy tình thế này đều kinh ngạc. Trịnh Quan liền quát lớn:
- Anh em hãy cùng tiến vào một lượt nào! Chúng ta đông người thế này mà sợ con yêu nữ này sao?
Bọn Trịnh quan cho rằng võ nghệ Tiểu Long Nữ có cao, nhưng bọn hắn đông người ắt không thể thua, nên liền ùa nhau vung kiếm chém thẳng vào Tiểu long Nữ.
Tiểu Long Nữ liền đưa thẳng hai tay, vung hai thanh kiếm, chỉ nghe "vo vo" chứ không tài nào thấy được những đường ác liệt ấy. Bọn đệ tử Triệu Chí Kính đã mệt lả người, mà không thể nào tiến sát vào địch thủ được. Tiểu Long nữ đưa kiếm loáng qua một tên thù địch tiến gần, thì đôi tay đôi chân của Trịnh Quan đã bị nhát kiếm của nàng phập vào, hắn gầm lên một tiếng rồi ngã lăn xuống đất. Bốn nhát kiếm này lẹ làng vô kể, cả những tráng sĩ cao thủ như Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây, đều nhìn nhau thất sắc. Họ đã từng thấy nàng đấu với Công Tôn Chỉ lúc ở Tuyệt tình Cốc nhưng lúc ấy kiếm pháp đâu có tinh vi như hôm nay?
Tương Tư thầm nghĩ:
- Bốn nhát kiếm này xưa nay mình vẫn chưa thấy qua. Ngày xưa ở Tuyệt tình cốc nếu nàng dùng thuật kiếm này, dù không có Dương Qua giúp sức, thì Công Tôn Chỉ cũng chưa chắc địch lại. Không lẽ lúc đó nàng vị nể Công tôn Chỉ mà không dùng đến?
Nhưng thật ra, khi ở thạch động Tiểu Long Nữ được Châu Bá Thông truyền cho thuật "Phân tâm nhị dung" và hai tay đánh nhau nên võ công tiến lên một mức rất dồi dào. Khi nàng cùng Dương Qua dùng "Song kiếm hợp bích", xử thế "Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp", thiên hạ đã không ai chống nổi bây giờ một mình nàng dùng hai kiếm, oai lực còn tăng mạnh hơn lúc hợp với Dương Qua. Tiểu Long Nữ mải theo dõi Doãn chí Bình và Triệu Chí Kính suốt mấy ngày đêm, nhưng trong lòng buồn bã không muốn trả thù, bây giờ lại thấy Toàn Chân đạo sĩ ra tay đánh trước. Nàng bèn thừa lúc tránh đòn, thanh kiếm nàng dính máu, thì nỗi buồn trong lòng đã vơi hết. Lúc nầy chỉ thấy tà áo trắng phất phơ, ánh thép loang loáng, hai thanh kiếm như cặp rắn bạc quay lượn khắp đại điện, đi đến đâu đều nghe tiếng "leng keng" và tiếng "chết tôi". Những tiếng thất thanh nổi lên trong khoảnh khắc, trường kiếm của bọn đệ tử Triệu Chí Kính đã rơi đầy trên mặt đất, và cánh tay mặt của người nào cũng bị nàng chém cho một nhát.
Có một thuật lạ ở chỗ nàng chỉ có dùng một thế "tay ngà xuyên ngọc" mà các cánh tay của các đạo sĩ đều đau nhói lên trước, rồi mới thấy ánh kiếm loáng qua trước mặt. May thay là nàng chỉ chém cánh tay cho họ bị thương thôi chứ như đâm thẳng vào yết hầu, ngực, bụng thì bọn đạo sĩ của Triệu Chí Kính đã ngã gục chết hết cả.
Sau khi bị thương ai nấy đều sợ sệt trốn đi hết. Trước thần tượng Tam Thanh chỉ còn có bọn Doãn Chí Bình bị trói lại đó. Nhưng Tiểu Long Nữ thấy họ không gây hấn gì với nàng, nên cũng không ra tay giết họ. Từ khi nàng học được thuật "hai tay đánh nhau" đến nay, chỉ có mấy ngày tập luyện ở sơn động thôi, ngoài ral nàng chưa hề giao đấu với ai. Hôm nay nàng mới dùng thử, không ngờ lại có uy lực như vậy, trong lòng cũng bất giác kinh ngạc.

<< Hồi 64 | Hồi 66 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 783

Return to top