6.
Hai mươi năm trước Baldabiou là người vừa đặt chân đến cái thị trấn này thì đi ngay đến văn phòng viên thị trưởng., vào thẳng trong chẳng thèm loan báo , và đặt lên bàn giấy tấm khăn quàng bằng lụa màu hoàng hôn rồi hỏi viên thị trưởng.
- Ổng biết cái gì đây không ?
-Chuyện đàn bà.
-Sai. Chuyện đàn ông. Tiền.
Viên thị trưởng sai người tống cổ ông ra ngoài. Chẳng sao, ông cho dựng lên một nhà máy sợi ở phía dưới thị trấn gần bờ sông, một trại chăn tằm cạnh rừng và một nhà thờ nhỏ dành cho nữ thánh Agnès nằm ở ngã ba đường đi về Viviers. Ông thu dụng khoảng chục người thợ, gởi mua từ Ý về một cỗ máy bằng gỗ thông trông b1 hiểm, toàn bánh xe và guồng máy không à, và không nói gì thêm suốt bảy tháng. Rồi ông trở lại văn phòng viên thị trưởng, đặt ngay ngắn trên bàn giấy ba chục ngàn quan Pháp bằng những tờ giấy bạc lớn.
- Ông biết cái gì đây không ?
- Tiền.
- Sai . Đây là bằng chứng ông là một thằng ngu.
Rồi ông thu xếp lại các tờ giấy bạc, bỏ vào ví và làm bộ đi ra.
Viên thị trưởng chặn lại :
- Tôi phải làm cái quái gì đây ?
- Không gì cả : và ông sẽ là thị trưởng một thành phố nhỏ giàu có .
Năm năm sau, Lavilledieu có bảy nhà máy sợi và trở thành một trong những trung tâm hàng đầu châu Âu trong ngành chăn tăm và dệt lụa. KHông phải tất cả những nhà máy đó đều thuộc quyền sở hữu cũa Baldabiou đâu .Các chức sắc, thân hào và các điạ chủ trong vùng đã theo chân ông trên bước đường phiêu lưu công nghiệp lạ lùng này. Ông chẳng bao giờ giấu nghề, lúc nào cũng chia sẻ những bí mật với mọi người trong số bọn họ . Ông thấy vui thích làm như vậy hơn là làm ra tiền xúc không hết . Chỉ dạy. Va có những bí mật để kể ra . Ông ta như thế đó , cái ông Baldabiou này.
7 .
Baldabiou cũng là người mà tám năm về trước đã làm thay đổi cuộc đời Hervé Joncour. Đó là vào thời kỳ những trận dịch bệnh đầu tiên phát khởi những đợt tấn công vào công cuộc chăn tằm ở châu Ấu. KHông tỏ ra bối rối chút nào, Baldabiou để tâm xem xét tình hình và rút ra kết luận là không thể giải quyết vấn đề này , chỉ còn cách đi vòng tránh nó thôi . Ông có ý nhưng thiếu người, một người . Khi trong thấy Hervé Joncour đi ngang trước quán cà phê Verdun, lịch sự trong bộ quân phụ thiếu uý bộ binh, đĩnh đạc với tượng bộ một quân nhân đang nghỉ phép, ông biết mình đã tìm ra người đó . Lúc đó Hervé Joncour được hai mươi bốn tuổi. Baldabiou mời anh về nhà, mở rộng dưới mắt anh một tập bản đồ địa lý mang đầy những tên ngoại lai xa lạ và nói :
- Chúc mừng cậu. Rốt cuộc cậu cũng tìm ra một công việc đứng đắn.
Hervé Joncour ngôi nghe một hồi cái chuyện dài lắm về tằm, về trứng ,về những Kim Tự Tháp và những chuyến hải hành. Rồi anh nói “
- Tôi không thể làm được
- Tại sao ?
- VÌ hai hôm nũa hết hạn nghỉ phép, tôi phải lên lại Paris/
- Nghề lính ?
- Dạ phải . Cha tôi đã quyết định như thế.
- Chuyện dễ.
Ông dẫn Hervé Joncour đi thẳng tới nhà cha anh.
- Ông biết ai đây không ?
- Thằng con tôi .
- Nhìn kỹ hơn đi.
Viên thi trưởng thả người vào lưng ghế bành bằng da, và bắt đầu đổ mồ hôi.
- Thằng con trai tôi, Hervé, hai ngày nữa trở lên Paris, một tiền đồ sáng giá trong quân đội chúng ta đang chờ đón nó , nếu Thượng Đế và nữ thánh Agnès muốn thế .
- Đúng. Có điều, Thượng Đế thì bận rộn chỗ khác và thánh Agnès không ngửi được lính tráng.
Một tháng sau , Hervé Joncour lên đường đi Ai Cập . Anh đi biển trên con tàu mang tên Adel . Trong các cabin mùi nấu nướng bay từ bếp vào, có một người Anh khoe mình đã từng đánh nhau trong trận Waterloo , chiều tối ngày thứ bảy của chuyến đi người ta thấy những con cá heo sáng loé ở chân trời như những con sóng say , ở bàn có quay con số mười sáu cứ ra hoài.
Anh trở lại nhà hai tháng sau – ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư, vừa kịp dự lễ cả-với hàng ngàn trứng tằm gói trong bông đặt trong hai hộp lớn bằng gỗ. Anh có hàng lô chuyện để kể. Nhưng khi chỉ có Baldabiou và anh ngồi lại với nhau, điều ông ta muốn nghe là :
- Cậu kể tôi nghe về những con cá heo.
- Cá heo ?
- Cái lần mà cậu thấy chúng nó.
Baldabiou, ông ta như thế đó.
Chẳng ai biết được tuổi thật của ông.
8.
- Không phải khắp mặt đất đâu, Baldabiou nói nhẹ nhàng, không khắp đâu , và rót một chút nước lạnh vào ly rượu anizét của mình.
Đêm tháng tám, hơn nửa đêm rồi . Vào giờ này, Verdun đã đóng quán từ lâu theo thường lệ. Ghế được lật ngửa, đặt ngay ngắn trên bàn. Cái quầy rượu , ông đã lau chùi , và những chỗ còn lại cũng vậy. Chỉ còn tắt đèn rồi đóng cửa . Nhưng Verdun đợi : Baldabiou đang nói chuyện.
Hervé Joncour ngồi bất động trước mặt ông, điếu thuốc tắt ngấm trên môi, lắng nghe. Giống như tám năm trứơc anh để cái ông này ung dung viết lại số mệnh của mình. Tiếng nói ông đến tai anh nhỏ nhẹ và rõ ràng, bắt nhịp theo từng ngụm rượu anizét đều đặn. Không ngừng nghỉ, tiếng nói kéo dài một lèo nhiều phút. Điều cuối cùng nói ra là :
- Không có lựa chọn nào cả. Nếu ta muốn tiếp tục sống phải đi xuống đó.
Im lặng.
Verdun chống cùi chỏ lên quầy rượu , giương mắt nhìn hai người kia.
Baldabiou tìm cách uống thêm một ngụm rượu anizét nữa, từ đáy cốc.
Hervé Joncour đặt điếu thuốc lá lên mép bàn trước khi nói.
- Và cái xứ Nhật ấy , nó nằm ở đâu, nói cho chính xác ?
Baldabiou giơ cây gậy bằng gỗ song lên trời, chỉ về hướng bên kia mái nhà thờ Saint-Auguste.
- Ngả đó, thẳng một đường.
Ông nói :
-Tận chân mây cuối trời.
9.
Vào thời điểm đó, nước Nhật thực sự ở tận chân mây cuối trời. Đó là một đảo quốc hợp thành từ nhiều đảo và từ hai trăm năm sống hoàn toàn biệt lập với phần còn lại của loài người , từ chối giao tiếp với lục địa và nghiêm cấm người ngoại quốc vào nước mình. Bờ biển Tàu chỉ cách gần hai trăm hải lý nhưng một sắc chỉ ban ra làm cho nó càng xa thêm bằng cách cấm cản trên toàn đảo quốc đóng thuyến quá một cột buồm. Theo một logic sáng suốt. theo kiểu của nó, luật pháp kể ra không ngăn cấm những ai muốn rời khỏi đất nước: nhưng lên án tử hình những ai tìm cách trở về. Những tay buôn Tàu, Hà Lan, Anh đã nhiều lần tìm cách phá bỏ sự cô lập phi lý này nhưng cuối cùng họ chỉ dựng được một mạng lưới buôn lậu bấp bênh và đầy nguy hiểm. Họ kiếm chác chẳng được bao nhiêu tiền , chịu đừng nhiều phiền toái và chỉ tạo ra đựơc một vài huyền thoại buổi tối đem ra đổi vài ly trong các quán rượu ở bên tàu cho vui anh, vui em. Họ thất bại, nhưng người Mỹ đã thành công bằng cách cho vũ khí nói chuyện. Vào thàng 7 năm 1853, viên đề đốc Matthew C. Perry dẫn đầu một hạm đội hiện đại gồm các tàu chiến chạy bằng hơi nước tiến sâu vào vịnh Hoành Tân và trao cho người Nhật một tối hậu thư bày tỏ “ lòng mong ước” đảo quốc mở cửa thông thương.
Người Nhật, tới lúc đó , chưa bao giờ thấy tận mắt những chiếc tàu đi biển ngược gió.
Bảy tháng sau khi Perry trở lại để nhận câu trả lời cho tối hậu thư của mình, chính quyền Mạc Phủ của đảo quốc chịu nhún mình ký vào một thoả ước mở hai cửa khẩu ở miền bắc cho người ngoại quốc vào buôn bán và thiết lập một cách thận trọng một vài quan hệ thương mại đầu tiên. Vùng biển bao quanh đảo này – viên đề đốc tuyên bố trịnh trong- bớt sâu đi nhiều lắm từ nay về sau.
10.
Baldabiou biết tất cả mấy chuyện này. Nhất là ông biết được một huyền thoại lúc nào cũng trở đi trở lại trên miệng những người đã đi tới đó. Họ kể rằng cái đảo đó sản xuất ra lụa đẹp nhất thế gian. Lụa được làm từ hơn ngàn năm nay, theo những nghi thức và những bí mật đạt tới mức độ chính xác thần kỳ. Baldabiou, chính ông ấy, nghĩ rằng đây không phải là một huyền thoại mà là một sự thật không hơn không kém. Một hôm, ông nắm được trong tay một cái khăn phủ dệt bằng sợi lụa Nhật. Nó nhẹ như thể không có gì giữa những ngón tay. Như thể, khi mọi sự tưởng như trôi theo dòng nước vì nạn dịch tằm gai và trứng lây nhiễm, ông nghĩ ra ý này:
- Cái đảo này có đầy tằm. Và một cái đảo mà suốt hai trăm năm chẳng có tên lái buôn Tàu hay tên bán bảo hiểm Anh vào được thì cũng chẳng bao giờ có bệnh dịch nào vào.
Ông đâu bằng lòng chỉ biết ngẫm nghĩ một mình thôi, ông đem ý này nói ra với tất cả những nhà sản xuất tơ lụa ở thị trấn Lavilledieu sau khi tập hợp họ ở quán cà phê Verdun. Tới bây giờ, không ai trong bọn họ đã nghe nói đến nước Nhật .
- Chúng ta phải đi xuyên qua cả mặt đất để tìm mua những trứng tằm theo ý Thượng Đế, ở một nơi chốn mà khi bắt gặp một tên ngoại quốc thì họ xách cổ treo lên ?
- Trước kia thì thế, bây giờ hết rồi, Baldabiou nói cho chính xác .
Họ chẳng biết nghĩ tới, nghĩ lui ra sao. Một ý bắc bẻ hiện ra trong đầu một người trong bọn họ .
- Không ai trên thế gian nghĩ ra chuyện đi xuống đó tìm mua trứng, vậy phải có lý do chứ bộ không à ?
Baldabiou có thể "đại ngôn" với họ, rằng trên thế gian này không có một Baldabiou thứ hai. Nhưng ông thích nói thẳng vào thực tế hơn .
- Người Nhật đành cam chịu bán lụa. Nhưng trứng tằm, không bao giờ. Họ giữ lại riêng cho họ. Và ai tìm cách đem trứng ra khỏi đảo sẽ bị khép tội .
Những nhà sản xuất tơ lụa ở Lavilledieu, ít hay nhiều, là những nhà quân tử, không bao giờ họ có ý nghĩ vi phạm một luật lệ nào ở trong nước mình. Nhưng ý tưởng là họ sẽ phạm luật của một nước ở tít mù cuối trời thì có vẻ hợp lý, hợp lẽ lắm đối với họ .